1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 6 dạy thêm văn 8 kttt

96 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chân Dung Cuộc Sống
Chuyên ngành Văn
Thể loại Tài Liệu Dạy Thêm
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Trang 1 LỜI NGỎMỤC LỤC TRA CỨU TÀI LIỆU DẠY THÊM BỘ VĂN 8 KÌ II KẾTNỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNGSTTNỘI DUNGTRANG1HỌC KÌ IIBÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNG- Ôn tập văn bản: Mắt sói- Ôn tập văn bản

Trang 1

LỜI NGỎ

MỤC LỤC TRA CỨU TÀI LIỆU DẠY THÊM BỘ VĂN 8 KÌ II KẾT

NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

BÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

- Ôn tập văn bản: Mắt sói

- Ôn tập văn bản: Lặng lẽ Sa Pa

- Thực hành tiếng Việt: Trợ từ - Thán từ - Các biện pháp tu từ

- Ôn tập văn bản: Bếp lửa

- Rèn kĩ năng viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện

- Nói và nghe: Giới thiệu về một cuốn sách (truyện)

- Thực hành đọc: Chiếc lá cuối cùng

(Các văn bản Đọc - Hiểu bổ sung nhiều Phiếu học tập với các ngữ

liệu trong và ngoài SGK theo cấu trúc chuẩn nhất của Bộ GD gồm 8

câu hỏi trắc nghiệm + Kết hợp với hai câu tự luận)

- Ôn tập văn bản: Đồng Chí

- Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ - Nghĩa của từ ngữ

- Ôn tập văn bản: Lá đỏ

- Ôn tập văn bản: Những ngôi sao xa xôi

- Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ

- Tập làm thơ tự do

- Nói và nghe: Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với

lứa tuổi (Được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)

- Thực hành đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

(Các văn bản Đọc - Hiểu bổ sung nhiều Phiếu học tập với các ngữ

liệu trong và ngoài SGK theo cấu trúc chuẩn nhất của Bộ GD gồm 8

câu hỏi trắc nghiệm + Kết hợp với hai câu tự luận)

- Ôn tập văn bản: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

- Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập

- Ôn tập văn bản: Đọc văn cuộc chơi tìm ý nghĩa

- Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập

- Ôn tập văn bản: Xe đêm

- Rèn kĩ năng viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện

- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (Văn học trong

đời sống hiện nay)

- Thực hành đọc: Nắng mới sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ

mộng

Trang 2

(Các văn bản Đọc - Hiểu bổ sung nhiều Phiếu học tập với các ngữ

liệu trong và ngoài SGK theo cấu trúc chuẩn nhất của Bộ GD gồm 8

câu hỏi trắc nghiệm + Kết hợp với hai câu tự luận)

ÔN TẬP GIỮA KÌ I

- Ôn tập văn bản: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ

sống chung sang chào đón lũ

- Thực hành tiếng Việt: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

- Ôn tập văn bản: Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt

phim Hành tinh của chúng ta

- Ôn tập văn bản: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-Tơn

- Thực hành tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định

- Rèn kĩ năng viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự

nhiên, viết văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống

- Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với

lứa tuổi (Tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân)

- Thực hành đọc: “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp

từ trái đất

(Các văn bản Đọc - Hiểu bổ sung nhiều Phiếu học tập với các ngữ

liệu trong và ngoài SGK theo cấu trúc chuẩn nhất của Bộ GD gồm 8

câu hỏi trắc nghiệm + Kết hợp với hai câu tự luận)

- Thách thức đầu tiên

- Ôn tập văn bản: Lời giới thiệu cuốn sách Nhóc Ni-cô-la những

chuyện chưa kể

- Viết: Thách thức thứ hai kết nối cộng động người đọc

- Nói và nghe: Về đích ngày hội đọc sách

- (Các văn bản Đọc - Hiểu bổ sung nhiều Phiếu học tập với các ngữ

liệu trong và ngoài SGK theo cấu trúc chuẩn nhất của Bộ GD gồm 8

câu hỏi trắc nghiệm + Kết hợp với hai câu tự luận)

- Rèn kĩ năng làm đề (Theo cấu trúc đề mới nhất năm 2022 Bao gồm:

Ma trận đề kiểm tra, Bảng đặc tả đề kiểm tra, Đề kiểm tra bao gồm 2

phần: Phần đọc hiểu có câu hỏi Trắc nghiệm kết hợp phần viết)

Trang 3

BÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNGMỤC TIÊU CHUNG BÀI 6

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong chính tính chínhthể của tác phẩm văn học

- Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện

- Nêu những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọcxong tác phẩm văn học

- Nhận biết được đặc điểm của trợ từ, thán từ và hiểu được chức năng của các từ loại này

để sử dụng đúng và hiệu quả

- Viết được bàn văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tíchđược tác dụng của một vài nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được dùng trong tácphẩm

- Biết trình bày ngắn gọn về một cuốn sách

- Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm

BÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

- Ôn tập văn bản: Mắt sói

- Ôn tập văn bản: Lặng lẽ Sa Pa

- Thực hành tiếng Việt: Trợ từ - Thán từ - Các biện pháp tu từ

- Ôn tập văn bản: Bếp lửa

- Rèn kĩ năng viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện

- Nói và nghe: Giới thiệu về một cuốn sách (truyện)

- Thực hành đọc: Chiếc lá cuối cùng

(Các văn bản Đọc - Hiểu bổ sung nhiều Phiếu học tập với các ngữ liệu trong và ngoàiSGK theo cấu trúc chuẩn nhất của Bộ GD gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm + Kết hợp với haicâu tự luận)

BÀI 6: ÔN TẬP VĂN BẢN MẮT SÓI

- Học sinh nhận biết và phân tích được cốt truyện đa tuyến trong văn bản Mắt sói

Học sinh nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thânsau khi đọc Mắt sói

2 Năng lực

a Năng lực chung

- Giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

Trang 4

b Năng lực riêng

- Thu thập thông tin liên quan đến văn bản Mắt sói

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mắt sói

- Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác cócùng chủ đề

- Ông thành công với nhiều thể loại: Tiểu luận, tự

truyện, tiểu thuyết …

- Một số tác phẩm nổi tiếng viết về thiếu nhi của ông

đã được dịch sang tiếng Việt: Cún bụi đời (1982), Mắt

sói (1984), Nỗi buồn thời cắp sách (2007)

2 Tác phẩm

- Thể loại: Truyện ngắn

- Mắt sói là một trong những tác phẩm kinh điển của

văn học thiếu nhi Pháp và đã được dịch ra nhiều thứ

tiếng trên thế giới

2 Cốt truyện đa tuyến

- Cốt truyện đa tuyến là kiểu cốt truyện tồn tại đồng

thời ít nhất hai mạch sự kiện

- Trong cốt truyện đa tuyến, hệ thống sự kiện thường

phức tạp, chồng chéo, tái hiện nhiều bình diện của đời

sống gắn với số phận các nhân vật chính của tác phẩm

I Cốt truyện, mạch truyện và tình huống truyện

a Cốt truyện và mạch truyện

+ Chương 1: Mạch truyện về nhân vật Sói Lam và Phi Châu; thời gian: hiện tại; khônggian: vườn bách thú; nội dung: cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam, con sói

và cậu bé nhìn nhau bằng một mắt trong vườn thú

+ Chương 2: Mạch truyện về nhân vật Sói Lam, thời gian: quá khứ, không gian: Bắc Cực

xa xôi, lạnh giá, hùng vĩ; nội dung câu chuyện: những cuộc trốn chạy các toán đi săn củagia đình nhà sói

Trang 5

+ Chương 3: Mạch kể chuyện về nhân vật Phi Châu, thời gian: quá khứ; không gian: bamiền châu Phi rộng lớn; nội dung câu chuyện: hành trình mưu sinh nhọc nhằn trên khắpchâu Phi của cậu bé Phi Châu

=> Phi Châu và Sói Lam xích lại và đồng cảm với nhau vì giữa hai nhân vật có nhiều điểmtương đồng Cả hai đều sinh ra trong hoàn cảnh khốc liệt, đều bị bán và tạm thời sống sót

từ Bắc Cực và châu Phi xa xôi – những nơi đang bị con người tàn phá

b Tình huống truyện

- Tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé tên là Phi Châu và Sói Lam.Sói Lam chỉ có một mắt Con mắt kia của nó đã bị mất trong một cuộc giao tranh với conngười Cậu bé Phi Châu nhìn sâu vào mắt Sói Lam và câu chuyện của gia đình nhà sói đãhiện lên qua con mắt ấy Câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba nhưng có lúc được chuyểnsang ngôi thứ nhất qua lời của nhân vật Sói Lam Sói Lam kể về những cuộc trốn chạy củagia đình nhà sói nơi Bắc Cực xa xôi, lạnh giá Tiếp đó, Sói Lam nhìn sâu vào mắt PhiChâu và câu chuyện của cậu bé đã hiện ra với hành trình mưu sinh nhọc nhằn Sau một vài

sự cố gia đình Phi Châu đã chuyển đến thành phố và cha cậu được làm việc trong sở thú Ởvườn thú, Phi Châu đã được gặp lại những người bạn thân thiết

* Nội dung chính: "Mắt sói" là một tiểu thuyết ngắn với bốn chương Chương 1 mô tả

cuộc gặp gỡ đầy kỳ lạ giữa Phi Châu, cậu bé, và Sói Lam trong khu vườn bách thủ Dướiánh mắt duy nhất, con sói và cậu bé liếc nhau trong khu vườn yên tĩnh và hoang dại.Chương 2 là câu chuyện về Sói Lam và lịch sử gia đình sói được hiện lên qua ánh mắt của

nó khi Phi Châu nhìn sâu vào đó Câu chuyện được kể từ ngôi thứ ba, nhưng đôi khichuyển sang ngôi thứ nhất qua lời kể của Sói Lam Sói Lam kể về những cuộc trốn chạykhỏi cuộc săn đuổi của gia đình sói tại vùng Bắc Cực lạnh giá và xa xôi Chương 3 xoayquanh Phi Châu và cuộc hành trình gian khổ trên châu Phi khi Sói Lam nhìn sâu vào mắtcậu bé và câu chuyện của nó hiện ra Sau một vụ tai nạn xe buýt, Phi Châu được mẹ Bia vàcha Bia cứu sống, chăm sóc và sống cùng họ ở Châu Phi Xanh Cuối cùng, chương 4 kể vềviệc gia đình Phi Châu chuyển đến thành phố và gặp lại những người bạn tại sở thú

II Tìm hiểu chi tiết

1 Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam

- Các chi tiết miêu tả mắt sói: Con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươimàu đen, con mắt không chớp bao giờ, to, tròn, hệt như một ngọn đèn trong đêm, như mộttuần trăng úa trên bầu trời trống trải, xuất hiện những điểm màu khác nhau, con ngươicháy lên như một đám lửa thực sự …

- Những hình ảnh so sánh, liên tưởng với hình ảnh mắt sói: hệt như ngọn đèn trong đêm,như một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải

- Những chi tiết này cho thấy cậu bé cảm nhận được trong mắt sói chất chứa nỗi buồnthẳm sâu, sự u uất, cô đơn, trống trải Điểm nhấn đặc biệt trong đôi mắt sói là con ngươi

“có sự sống” Trong con ngươi của sói là một bức tranh đa sắc màu: “màu lông của nămcon sói con hệt quầng hung đỏ của cầu vồng’’

- Câu chuyện hiện lên trong mắt sói là hồi ức về gia đình nhà sói Nhìn vào trong con mắthiện lên một mái ấm gia đình từng hạnh phúc của sói Lam và tình yêu thương sự gan dạcủa sói Lam đã xả thân cứu người em của mình là Ánh Vàng

2 Những cuộc trốn chạy các toán đi săn của gia đình nhà sói

Trang 6

+ Sói Lam cứu sói Ánh Vàng:

- Ánh Vàng bị nhốt trong lưới, bộ lông lấp lánh những ánh chớp vàng trong màn đêm

- Sói Lam nghĩ ra kế hoạch cứu Ánh Vàng: Phải nhảy qua ngọn lửa Một việc chẳng hay

ho gì với một con sói Nhưng chỉ có cách làm vật và phải thật nhanh Không còn thời gian

mà sợ hãi “Tấn công bất ngờ, đó là cơ may duy nhất của ta!”

- Nhanh chóng thực hiện kế hoạch: Sói Lam tung người bay trên làn không khí bỏng rát,

nó dùng răng cắn đứt sợi dây, hét: “Chạy đi, Ánh Vàng!”; Đầu Sói Lam như nổ tung, SóiLam ngã xuống, ngã xuống, cứ xoay tròn và rơi mãi trong màn đêm đầy tia lửa…

- Sói Lam là một con sói dũng cảm và rất yêu thương gia đình, yêu thương đứa em bébỏng của mình Dù phải đối mặt với hiểm nguy trước mắt cũng không hề nao núng, vuimừng vì thấy em có thể chạy thoát

+ Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu

Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu và nhận ra: như một ánh sáng vụt tắt, như một đường hầm

bị sập dưới lòng đất - một đường hầm giống một cái hang cáo mà Sói Lam từng chui vào,càng vào sâu càng mờ mịt, tối om, không còn giọt nắng nào

- Trong mắt cậu bé, kí ức về tình bạn với lạc đà Hàng Xén, với Báo

III Tổng kết

1 Nghệ thuật:

+ Sử dụng đặc sắc nghệ thuật miêu tả nhân vật

+ Xây dựng cốt truyện thú vị, cuốn hút, có tính liên kết giữa các chương trong tác phẩm

2 Nội dung:

+ Cuộc đời của Sói Lam và Phi Châu bị đối xử tàn nhẫn bởi con người và tìm thấy tình yêu và sự đoàn kết trong nhau cũng như với các loài động vật khác

+ Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa Sói Lam và Phi Châu

+ Cảnh báo về tình trạng tàn ác, phân biệt đối xử của con người đối với các loài động vật

Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi Con ngươi màu đen!

- Mi đã muốn nhìn ta thì nhìn đi!

Dường nhưu con ngươi muốn nói Nó lóe lên một tia sáng khủng khiếp Hệt một ngọn lửa.

“Đúng rồi, cậu bé nghĩ: ngọn hắc hỏa!”

Và cậu trả lời

- Được rồi, Hắc Hỏa, ta nhìn đây Ta không sợ đâu.

Con ngươi như to hơn, choán hết cả con mắt, cháy lên như một đám lửa thực sự, cậu bé

Trang 7

không ngoảnh mặt đi Và khi mọi thứ trở nên tối sầm, đen thẫm, cậu phát hiện ra một điều mà trước cậu, chưa hề có ai nhìn thấy trong mắt sói: con ngươi có sự sống Con ngươi màu đen chính là một con sói cái đang nằm cuộn tròn giữa bầy con nhỏ của mình, nó vừa gầm gừ vừa nhìn cậu bé […]

Và chẳng thèm để ý tới cậu bé nữa, sói cái lướt nhìn một lượt bảy đứa con nhỏ của mình đang nằm vây quanh Chúng làm thành một quầng màu hung đỏ.

“Sắc cầu vồng, cậu bé nghĩ, quanh con ngươi có sắc cầu vồng”.

Phải rồi, màu lông của năm sói con hệt quầng hung đỏ của cầu vồng Bộ lông của con thứ sáu màu xanh lam, xanh như màu nước đóng băng dưới nền trời trong veo Sói Lam!

Con thứ bảy (một con sái cái màu vàng) trông như tia vàng Mỗi khi nhìn vào là phải nheo mắt Mấy cậu sói anh gọi nó là Ánh Vàng […]

(2)

Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được thấy những điều mới mẻ Cô muốn nhìn thấy con người Nhìn thật gần cơ Và chuyện xảy ra vào một đêm Vẫn toán đi săn mọi khi lùng sục theo gia đình sói Họ dựng trại ở một vùng trũng đầy cỏ, từ hang sói tới đó mất chừng

ba giờ đồng hồ Ánh Vàng ngửi thấy mùi khóc bốc lên từ đám lửa họ đốt Cô còn nghe thấy cả tiếng củi khô kêu lách tách.

“Ta phải tới đó xem sao”, cô tự nhủ.

“Ta sẽ trở về trước khi trời sáng”

“Cuối cùng ta cũng sẽ phải được biết họ giống ai chứ”

“Ta sẽ có chuyện kể cho mọi người, và cả nhà sẽ đỡ buồn hơn”

“Và hơn hết là vì họ đang săn lùng ta…”

Cô nghĩ như vậy là đủ lí do để trốn khỏi hang.

Và cô đi tới đó.

Khi Sói Lam tỉnh giấc vào đêm hôm đó (như có linh cảm), cô sói em đã đi cách đó một giờ đồng hồ Nó đoán ngay chuyện gì đã xảy ra Cô ấy đã lừa Sói Xám Em Họ gác đêm hôm đó (điều này cô ấy cũng làm được), và cô đã tới chỗ con người.

“Ta sẽ đuổi kịp em!”

Sói anh đã không làm được điều này.

(Theo Mắt sói - Đa-ni-en Pen-nắc)

Câu 1 Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Kể về sự việc gì?

Câu 2 Em hiểu cốt truyện đa tuyến trong truyện trên như thế nào?

Câu 3 Sói Lam đã cứu Ánh Vàng như thế nào Qua hành động đó, em hãy nhận xét về

tính cách nhân vật Sói Lam

Câu 4 Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi Châu Chỉ ra những chi tiết giúp em có cảm

nhận đó

Câu 5 Hình ảnh mắt sói, mắt người có ý nghĩa như thế nào trong nghệ thuật kể chuyện

của nhà văn?

GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1 Câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba nhưng có lúc được chuyển sang ngôi thứ nhất

qua lời của nhân vật Sói Lam Sói Lam kể về những cuộc trốn chạy của gia đình nhà sói nơi Bắc Cực xa xôi, lạnh giá

Câu 2 Cốt truyện đa tuyến của tác phẩm Mắt sói:

Trang 8

- Truyện được kể đa tuyến nhân vật, không cố định người kể chuyện.

- Điểm nhìn đa tuyến từ quá khứ - hiện tại - tương lai

- Nhiều cốt truyện đan xen với nhau Trong đó, cốt truyện chung là cuộc gặp gỡ của Sói Lam và Phi Châu Các cốt truyện riêng là câu chuyện cuộc đời của Phi Châu và Sói Lam thông qua cái nhìn và sự thấu hiểu của đối phương

Câu 3 Ánh Vàng bị nhốt trong lưới, bộ lông lấp lánh những ánh chớp vàng trong màn

đêm; Sói Lam tung người bay trên làn không khí bỏng rát, nó dùng răng cắn đứt sợi dây,hét: “Chạy đi, Ánh Vàng!”; Đầu Sói Lam như nổ tung, Sói Lam ngã xuống, ngã xuống, cứxoay tròn và rơi mãi trong màn đêm đầy tia lửa

=> Qua hành động trên, có thể thấy Sói Lam là một con sói dũng cảm và rất yêu gia đình,yêu thương đứa em gái bé bỏng Khi biết em bị nạn, nó đã không chút do dự lao đến cứu

em, không màng đến mạng sống và sự an nguy của bản thân - một con sói không bao giờđùa, “nghiêm túc”, “uyên bác”, tính cách “vô cùng là sói”

Câu 4 Phi Châu là một cậu bé có tâm hồn trong sáng, sâu sắc, tinh tế, có tấm lòng nhân

hậu, trân trọng tình bạn, yêu thương loài vật, tôn trọng thiên nhiên Điều đó được thể hiệnqua chi tiết Phi Châu “mất hàng giờ” để tìm lạc đà Hàng Xén - người bạn đầu tiên của cậu

bé Hay chi tiết Phi Châu suy nghĩ về các loài động vật trong thế giới tự nhiên bằng sựđồng cảm, thấu hiểu, tôn trọng: “Cậu là một người chăn cừu tốt, chỉ có vậy thôi Cậu đãhiểu ra một điều rất đơn giản: Đàn cừu và dê không có kẻ thù Nếu thi thoảng có sư tử haybáo ăn thịt một con dê cái thì chỉ vì nó đói” Hoặc chi tiết Phi Châu kết bạn với Báo bằngtâm hồn tinh tế, tĩnh lặng, sự thấu cảm sâu sắc

Câu 5 Mắt sói được đánh giá là “Một cuộc gặp gỡ kì lạ, được kể lại một cách xuất sắc”

(Astrapi) Trong tác phẩm, câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba nhưng có lúc đượcchuyển sang ngôi thứ nhất qua lời của nhân vật Ở đoạn trích, câu chuyện được kể bằng lờingôi thứ ba nhưng chủ yếu theo điểm nhìn bên trong (kể qua cảm nhận của nhân vật) Nhàvăn Pennac đã xây dựng câu chuyện với cốt truyện đa tuyến mới lạ và đầy tính sáng tạo,truyện lồng truyện Đan xen trong cốt truyện chính kể về cuộc gặp gỡ của Phi Châu và SóiLam là cốt truyện riêng về cuộc đời của từng nhân vật Lời kể của nhiều nhân vật tạo nênnhững góc nhìn đa chiều, gợi sự tò mò và hứng thú nơi người đọc Ngôn ngữ kể chuyệntrong sáng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ thơ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi chợt nảy ra một ý nghĩ bất ngờ.

- Này các cậu ơi- tôi gọi cho các bạn- ta đổ ki-giắc vào trường đi, đến mùa đông sẽ có nhiều cái đốt sưởi hơn.

- Thế về nhà tay không à? Chà, khôn đấy nhỉ!

- Nhưng ta sẽ quay lại nhặt thêm nữa.

- Thôi muộn mất, về nhà lại phải mắng đấy.

- Và bọn con gái không chờ tôi, cứ rảo cẳng về nhà.

Cho đến nay tôi vẫn không hiểu hôm ấy cái gì xui khiến tôi dám làm một việc như thế Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc

Trang 9

gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp […] Khi các bạn bỏ tôi lại, tôi chạy trở về trường Đuy-sen, trút bao ki-giắc xuống dưới cửa và cắm đầu chạy men theo các khe rãnh, các hẻm đá ở chân núi nhặt ki-giắc Tôi cứ chạy mãi, không còn biết mình đi đâu nữa, như thể vì quá dư sức mà tim tôi sung sướng đập rộn ràng trong lồng ngực, tựa hồ như tôi đã làm nên công trạng gì vô cùng

to lớn Và cả mặt trời cũng biết rõ vì đâu tôi sung sướng đến thế Phải, tôi tin rằng mặt trời cũng biết vì đâu tôi lại chạy tung tăng nhẹ nhàng như thế Bởi vì tôi đã làm được một việc nhỏ hữu ích.

Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi, mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè Mặt trời rọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên những tấm áo đầy mụn vá tôi mặc

Và tôi cứ chạy đi, trong lòng hoan hỉ nói với đất trời, với gió mây: “Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn các bạn khác đến! ”

(Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp, Gia-mi-li-a (Jaymilya) - Truyện núi đồi và thảo nguyên, Phạm Mạnh Hùng – Nguyễn Ngọc Bằng – Cao Xuân Hạo – Bồ Xuân Tiền dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019, tr 369-371)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 Theo đoạn trích, vì sao nhân vật “tôi” (An-tư-nai) quyết định trút lại bao ki-giắc ở

trường Đuy-sen?

Câu 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:

“Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi, mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè.”

Câu 4 Xác định và nêu ý nghĩa của phó từ được sử dụng trong câu văn sau:

“Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn các bạn khác đến!”

Câu 5 Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai sau khi trút lại bao ki-giắc ở trường.Theo em, điều gì khiến An-tư-nai có cảm xúc như vậy?

Câu 6 Dựa vào các chi tiết miêu tả hành động, cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai trong đoạn trích trên, hãy khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật

Gợi ý làm bài

Câu 1 PTBĐ chính: Tự sự.

Câu 2 Nhân vật “tôi” (An-tư-nai) quyết định trút lại bao ki-giắc ở trường Đuy-sen: khôngbiết vì An-tư-nai giận các bạn đã không nghe mình nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từthuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của An-tư-nai đều bị chôn vùi dưới những lời mắngchửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là nhân vật “tôi” vẫn thấy

muốn làm việc gì để cảm ơn người thầy của mình – “con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp.”

Trang 10

Câu 3 HS có thể chỉ ra một trong các biện pháp tu từ sau:

- Nhân hoá: mặt trời dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi.

- So sánh: Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè.

=>Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên vùng đồi núi khi về chiều muôn

+ Cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên, niềm vui sướng, hân hoan trong lòng của An-tư-naikhi làm được việc tốt Tài liệu của Nhung tây

+ Làm cho cách diễn đạt giàu hình ảnh, sinh động, gợi cảm hơn.

Câu 4:

Câu văn Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn các bạn khác đến!”

- Phó từ sẽ bổ sung cho động từ “đến”, “dẫn” ý nghĩa thời gian tương lai.

Câu 5 Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai sau khi trút lại bao ki-giắc ở trường: An-tư-naikhông hề lo lắng, sợ hãi dù không còn ki-giắc để mang về nhà; trái lại, An-tư-nai cảm thấyvui sướng, hân hoan vì lần đầu tiên được tự mình làm một việc hữu ích Cô bé vừa tự hào,vừa kiêu hãnh về bản thân, vừa tràn đầy hi vọng mình sẽ được đi học ở trường của thầyĐuy-sen Tài liệu của Nhung tây

Câu 6 Qua những chi tiết miêu tả hành động, cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai trong đoạntrích trên, ta có thể thấy An-tư-nai là một cô bé nhạy cảm, tinh tế; biết quan tâm và giúp đỡmọi người; biết cảm nhận và trân trọng tình yêu thương của thầy Đuy-sen Em cũng là mộtngười hiếu học

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

[…] Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn

- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực

Về sau, khi nhiều năm đã trôi qua, tôi mới hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón lấy mọi làn gió nhẹ thoáng qua.

Nhưng việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ tới tận ngày nay Và cho đến tận ngày nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động, khác thường Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như những mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh (Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp, Gia-mi-li-a (Jaymilya) – Truyện núi đồi và thảo nguyên, Phạm Mạnh Hùng – Nguyễn Ngọc Bằng – Cao Xuân Hạo – Bồ Xuân Tiền dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019)

Câu 1 Chỉ ra và nêu tác dụng của ngôi kể trong đoạn trích.

Câu 2.Tìm ít nhất hai từ miêu tả âm thanh thanh và hai từ miêu tả hình ảnh của những cây

Trang 11

phong trong đoạn trích Nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.

Câu 3 Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu văn sau:

“Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào.”

Câu 4 Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về tình cảm của người viết dành cho hai cây

phong?

Câu 5 Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với tuổi thơ mỗi người?

Câu 6 Viết đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) chia sẻ về một hình ảnh thiên nhiên đã gắn bó với

tuổi thơ của em Tài liệu của Nhung tây

Gợi ý làm bài

Câu 1:

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (người kể xưng “tôi”)

- Tác dụng của ngôi kể thứ nhất:

+ Giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, hấp dẫn

+ Giúp câu chuyện giàu cảm xúc hơn

Câu 2:

- Từ miêu tả âm thanh của hai cây phong: rì rào, vù vù, thì thầm

- Từ miêu tả hình ảnh của hai cây phong: dẻo dai, nghiêng ngả

- Tác dụng;

+ Hình ảnh hai cây phong hiện lên sinh động, hấp dẫn

+ Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn đa dạng, phong phú của hai cây phong qua cảm nhận củanhân vật “tôi”

Câu 3: Câu văn: “Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi

cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào.”

- Phép so sánh: Âm thanh của hai cây phong được so sánh với:

+ một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát

+ một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình + âm thanh im bặt như thương tiếc người nào

- Tác dung:

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp đa dạng của cây phong, cây phong như có hồn người, có tâm hồn riêng và tiếng nói riêng.

+ Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm.

Câu 4: Học sinh đưa ra nhận xét về tình cảm của người viết.

Gợi ý: Hai cây phong được miêu tả không chỉ bằng ngòi bút tinh tế mà còn bằng một trái tim yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc Tình yêu tha thiết dành cho hai cây phong tuôn chảy không ngừng dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn đã mang lại cho hai cây phong đòi sống tâm hồn phong phú như con người Người viết đã phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc say mê nồng nhiệt của mình vào việc thể hiện vẻ đẹp lạ thường của hai cây phong

Trang 12

Câu 5: Gợi ý

- Thiên nhiên là người bạn gắn bó với con người từ ấu thơ đến khi trưởng thành Thiên

nhiên lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của tuổi thơ, gắn với những kỉ niệm ấu thơ bên bạn bè, người thân

- Thiên nhiên bồi đắp nên sự phong phú trong tâm hồn mỗi người, nuôi dướng những tình cảm cao đẹp (tình yêu quê hương, bạn bè, tình yêu gia đình)

+ Nêu đặc điểm của hình ảnh thiên nhiên

+ Sự gắn bó của em với hình ảnh thiên nhiên: hình ảnh thiên nhiên đó gắn với những kỉniệm nào của em? Tình cảm của em dành cho hình ảnh thiên nhiên đó?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…

[…] Thầy ăn mặc theo kiểu xưa: bộ com-lê đen đã cũ lắm, nhưng chiếc ca-vát vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ Thầy thường đội mũ nồi, bộ râu mép rậm lấm tấm bạc, đôi giày cũ và chiếc cặp da nâu cũng đã sờn rách.

Thầy luôn đăm chiêu nhưng hiền hậu Chẳng bao giờ thầy cái giận, gắt gỏng với chúng tôi Cũng chẳng bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kể cả những hôm thầy yếu mệt, sốt cao, giọng run run.

Các cô giáo, thầy giáo trong trường kể rằng thầy là một trong số những hoạ sĩ học khoá đầu tiên của TrườngCao đẳng Mĩ thuật Đông Dương Bạn học của thầy, hầu hết đều đã trở thành những hoạ sĩ tên tuổi, có người nổi tiếng cả ở nước ngoài, riêng thầy Bản chỉ là một giáo viên dạy vẽ bình thường ở một trường cấp hai.

Thầy dạy chúng tôi kẻ chữ, vẽ cái sọt giấy, lọ mực, viên gạch, thỉnh thoảng mới có một bài “vẽ tự do”: cảnh chùa hoặc cảnh lao động ở vườn trường Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ Nhưng thú vị hon cả là những câu chuyện của thầy Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội hoạ, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kì lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ Có những lần, thầy đưa chúng tôi về nhà thầy chơi, về gian gác xếp đầy sách vở và tranh ảnh Thầy đưa chúng tôi xem những quyển sách của các bậc danh hoạ Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm… Thầy vẽ chậm, vẽ kĩ, không hiểu có đẹp không, nhưng tranh của thầy ít được mọi người chú ý Chúng tôi có đi hỏi nhưng chẳng mấy ai biết tên hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản.

(Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi, Trần Hoài Dương tuyển chọn, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 5, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2016, tr 178 –

Trang 13

Câu 1 Xác định ngôi kể của đoạn trích.

Câu 2 Tìm một số chi tiết miêu tả trang phục của thầy giáo dạy vẽ Những chi tiết đó cho

em cảm nhận gì về nhân vật?

Câu 3 Tìm số từ trong câu sau và giải thích ý nghĩa của số từ đó:

Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…

Câu 4 Nhân vật “tôi” có cảm nhận như thế nào vè tính cách của thầy giáo dạy vẽ? Qua đó,

em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật “tôi” dành cho thầy giáo dạy vẽ của mình?

- Qua những chi tiết đó, có thể thấy thầy giáo dạy vẽ là một thầy giáo nghèo, giản dị nhưngrất nghiêm túc, cẩn thận

Câu 3: Câu văn: “Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học

lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ”

- Số từ mười bảy (mười bảy năm) chỉ số lượng xác định; số từ Năm (lớp Năm) chỉ thứ tự

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một cô gái trẻ chuyển đến nhà mới Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột Mọi người phải dùng nến để thắp sáng.Một lát sau, có tiếng gõ cửa Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?” Tài liệu của Nhung tây Cô gái trẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo khổ đến mức nến cũng không có mà dùng ư?

Trang 14

Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!” Thế là cô gái gằn giọng:

“Không có!”Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói:

“Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!” Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm.”

(Những câu chuyện cuộc sống)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

Câu 2: Xác định các thành phần chính trong câu sau: “Một cô gái trẻ chuyển đến nhà

mới”

Câu 3: Chủ ngữ của câu trên được cấu tạo bởi từ loại hay cụm từ nào?

Câu 4: Đoạn trích trên muốn gửi gắm đến chúng ta những điều gì trong cuộc sống?

Gợi ý trả lời Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2: - Chủ ngữ: Một cô gái trẻ

- Vị ngữ: chuyển đến nhà mới

Câu 3: Cấu tạo của chủ ngữ: là một cụm danh từ

Câu 4: Không nên nhìn hình thức bên ngoài mà đánh giá người khác

Phải biết giúp đỡ lẫn nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn

2 Dạng đề Đọc hiểu cấu trúc mới

ĐỀ 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi

Cuộc đua ma ra tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng” Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng” Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

(Theo người chạy chốn cuối cùng - Theo John Ruskin)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?

Câu 3: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

Trang 15

A Đi thi chạy B Đi diễu hành.

Câu 4: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?

C Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền

D Là một người đàn ông mập mạp

Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có công dụng gì: Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải

tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”

A Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa hàm ý mỉa mai

D Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”?

Câu 7: Đoạn văn sau có mấy câu ghép:

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Câu 8: Nội dung chính của văn bản là:

A Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi

B Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy

C Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ

D.Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ

Câu 9: Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả

Câu 9 - Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi.

(Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)

Câu 10 - Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản

thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn chođiểm tối đa)

ĐỀ 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi

“Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa, En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông

Trang 16

chừng hơi thở hổn hển[3] của con, quằn quại[4] vì nỗi lo sợ khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền Dù có hối hận[5], có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi Lương tâm[6] con sẽ không một phút nào yên tĩnh Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình[7] En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu

(Trích Những tấm lòng cao cả - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

Câu 1: Đoạn trích “Mẹ tôi” được trích trong tác phẩm nào?

A Cuộc đời các chiến binh B Những tấm lòng cao cả

C Cuốn truyện của người thầy D Giữa trường và nhà

Câu 2: Tâm trạng, thái độ nào không đúng với nhân vật người bố?

Câu 3: Nhân vật En-ri-cô mắc lỗi gì trước mẹ?

Câu 4: Bố En-ri-cô đã tìm cách nào để bày tỏ quan điểm của mình trước sự thiếu lễ độ của

En-ri-cô?

A Nói trực tiếp trước mặt En-ri-cô B Viết thư cho En-ri-cô

C Nhờ cô giáo nhắn nhủ En-ri-cô D Ngồi tâm sự với En-ri-cô

Câu 5: Tại sao tác giả lại đặt tên nhan đề là Mẹ tôi nhưng nội dung lại là bức thư gửi

người bố gửi tới con trai?

A Nội dung mà bức thư đề cập đến là người mẹ và đó là hình ảnh trung tâm của câu

chuyện

B Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ

C Nội dung bức thư là người bố muôn En - ri - cô hiểu được khi cậu trót vô lễ với mẹ

D Tất cả đều đúng

Câu 6: Qua những chi tiết nói về mẹ En-ri-cô, em thấy mẹ En-ri-cô là người như thế nào?

A Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau khổ

B Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con

C Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng

D Là người mẹ nhân hậu, bao dung, hết lòng yêu thương con

Trang 17

Câu 7: Thông qua các hình ảnh, chi tiết trong truyện, em hiểu mẹ của En- ri- cô là người

như thế nào?

A Dịu dàng, hiền từ B Lo lắng, quan tâm con

Câu 8 Theo em, điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư của bố?

A Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô B Vì En-ri-cô sợ bố

C Vì En-ri-cô thấy xấu hổ trước lời nói chân tình của bố D Cả A và B đều đúng Câu 9 Đoạn trích “Mẹ tôi” để lại trong em điều gì thấm thía và sâu sắc?

Câu 10 Thái độ của người bố đối với En-ri-cô đã được thể hiện như thế nào trong văn bản

“Mẹ tôi”? Lí do gì đã khiến ông có thái độ ấy?

GỢI Ý TRẢ LỜI

Mỗi ý trả lời đúng được 0.5 điểm, Câu 9-10 đươc 1 điểm

Câu 9 Bài học: tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi con người chúng

ta, người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình vì thế cho nên tình yêu thương, sự kínhtrọng mẹ là điều cần thiết đối với mỗi người con Và cần phải biết giữ gìn, trân trọng tìnhcảm gia đình hạnh phúc ấy

Câu 10 Bố của En - ri - cô đã cảm thấy rất buồn bã, tức giận và ông tỏ ra nghiêm khắc với

con Lí do để người bố có thái độ như vậy vì:

- “Bố để ý sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu

lễ độ” và điều đó:

- “Giống như một nhát dao đâm vào tim bố”

- Là một sự xấu hộ, nhục nhã, dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa

⇒ Điều này cho thấy ông là một người bố rất yêu con, xem con cái là niềm hy vọng thathiết nhất của cuộc đời

ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

“Cuộc sống của mình thật đơn điệu Mình săn gà, con người săn mình Mọi con gà đều giống nhau Mọi con người đều giống nhau Cho nên mình hơi chán Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác Những bước chân khác chỉ khiến mình chốn vào lòng đất Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc Và nhìn xem! Bạn thấy không, cách đồng lúa mì đằng kia? Mình không ăn bánh mì Lúa mì chả có ích gì cho mình Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả Mà như vậy thì buồn quá! Nhưng bạn có mái tóc vàng óng Nếu bạn cảm hóa mình thì thật là tuyệt vời! Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn Và mình sẽ thích tiếng gió trên đồng lúa mì ”

(Hoàng tử bé, Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2: Hoàng tử bé đến từ đâu?

Trang 18

C Hành tinh khác D Dải ngân hà

Câu 3: Tác giả của Hoàng tử bé là ai?

C Nguyễn Thế Hoàng Linh D An-đéc-xen

Câu 4: Ai/Điều gì đã cảm hóa hoàng tử bé?

Câu 5: “Cảm hóa” trong đoạn trích trên mang nghĩa nào?

A Làm cho cảm động B Làm thay đổi, trở nên gần gũi hơn

Câu 6: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

A Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

B Xây dựng hình tượng nhân vật phù hợp với tâm lý, suy nghĩ của trẻ thơ

C Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc

D Cả, A, B, C.

Câu 7: Đoạn trích trên thuộc tiểu thuyết Đúng hay sai?

Câu 8 Nghĩa của từ “đơn điệu” được dùng trong đoạn văn trên là gì?

A Chỉ có một sự lặp đi lặp lại, ít thay đổi Cuộc sống đơn điệu

B Chỉ cuộc sống đầy ý nghĩa và vui tươi

C Chỉ cuộc sống đơn điệu chán chường

D Cả ba nội dung trên

Câu 9: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn “Còn bước chân

của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”

Câu 10: Từ đoạn văn và trải nghiệm thực tế của bản thân, theo em cần làm gì để có một

tình bạn đẹp Tài liệu của Nhung tây

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Mỗi ý trả lời đúng được 0.5 điểm, câu 9-10 được 1 điểm

Câu 9 - Phép tu từ so sánh: tiếng bước chân của hoàng tử bé với tiếng nhạc một âm

thanh du dương, mang cảm xúc

Tác dụng:

+ So sánh như vậy để thấy được tiếng bước chân của hoàng tử bé gần gũi, ấm áp, quenthuộc với cáo Như vậy nhờ sự gắn bó yêu thương , những điều tưởng như nhạt nhẽo “aicũng giống ai” lại trở nên đặc biệt và đầy ý nghĩa

+ Làm cho câu văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm

+ Tác giả muốn ca ngợi ý nghĩa của tình bạn: có tình bạn thế giới xung quanh cáo trởnên rực rỡ, tỏa sáng, ấm áp, rộng mở, đáng yêu Nhấn mạnh vẻ đẹp của nhân vật concáo: hiểu biết, giàu tình cảm, chân thành, khao khát được gần gũi, yêu thương và luônhoàn thiện bản thân Tài liệu của Nhung tây

Câu 10

Đế có một tình bạn đẹp, mỗi chúng ta cần:

- Phải hiểu và cảm thông, chia sẻ trong mọi vui buồn của cuộc sống

Trang 19

- Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Tin tưởng nhau, có thể hi sinh vì nhau

Đề 4 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“TẶNG MỘT VẦNG TRĂNG SÁNG”

( Lâm Thanh Huyền)

Một vị thiền sư tu trong nhà tranh trên núi, một hôm, nhân một buổi tối đi dạo trong rừng, dưới ánh trăng vằng vặc, đột nhiên ngài ngộ ra trí tuệ của mình.

Ngài vui mừng trở về nơi ở, nhìn nhà tranh của mình bị kẻ cắp lục lọi, kẻ cắp tìm không ra của cải gì, lúc sắp sửa bỏ đi thì gặp Thiền sư ở cổng Thì ra, sợ kẻ trộm giật mình, Thiền

sư từ nãy đến giờ cứ đứng đợi ở cổng Ngài biết chắc kẻ trộm không tìm được bất cứ đồ đạc gì đáng giá, liền cởi chiếc áo ngoài của mình cầm trong tay từ trước.

Kẻ cắp gặp Thiền sư, đang trong lúc kinh ngạc bối rối, thì Thiền sư nói:

-Từ đường rừng núi xa xôi, cậu đến thăm tôi, dù thế nào đi nữa cũng không thể để cậu ra về tay không! Đêm lạnh, cậu hãy mang theo chiếc áo này!

Vừa nói, ngài vừa khoác chiếc áo lên người kẻ cắp Kẻ cắp lúng túng không biết làm thế nào, cúi đầu chuồn thẳng.

Nhìn theo bóng kẻ cắp đi dưới ánh trăng vằng vặc, rồi mất hút trong rừng núi, Thiền sư không khỏi thương cảm, liền khẳng khái thốt lên:

- Hỡi con người đáng thương kia, ta chỉ mong được tặng cậu một vầng trăng sáng.

Sau khi tiễn kẻ cắp bằng ánh mắt, Thiền sư đi vào nhà tranh để trần ngồi thiền, ngài nhìn trăng sáng ngoài cửa sổ rọi vào khoảng không trong nhà.

Hôm sau dưới sự vuốt ve dịu dàng, ấm áp của ánh trăng, từ trong buồng thiền sâu thẳm, ngài mở mắt ra, nhìn thấy chiếc áo ngoài ngài khoác lên người kẻ cắp được gấp gọn gàng, tử tế, đặt ở cửa Vô cùng vui sướng, Thiền sư lẩm bẩm nói:

- Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng.

( Tặng một vầng trăng sáng - Truyện cực ngắn, Vũ Công Hoan dịch, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr.7-8)

* Chú thích:

Tuyển tập truyện cực ngắn Trung Quốc có tiêu đề chung "Tặng một vầng trăng sáng" do nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành Tuyển tập truyện này bao gồm 141 truyện cực ngắn của nhiều tên tuổi nhà văn Trung Quốc do dịch giả Vũ Công Hoan biên dịch Điểm nổi bật của tập truyện này là sự ngắn gọn, súc tích, nhiều tầng lớp ý nghĩa gói gọn trong một số lượng câu chữ ít ỏi Truyện ngắn nhất chỉ có hơn

200 chữ, truyện dài nhất chỉ tương đương một truyện ngắn thông thường Lồng trong từng câu chuyện là những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đất nước Trung Quốc, đặc biệt là những quan niệm xã hội của Nho giáo và lòng từ bi trắc ẩn của đạo Phật Điều thú vị ở cuốn sách này là những câu chuyện dù xảy ra trong xã hội Trung Quốc nhưng đọc lên lại thấy rất gần gũi với xã hội Việt Nam, con người Việt Nam

Câu 1 Xác định nhân vật chính trong văn bản?

A Tên trộm B “Vầng trăng” C Thiền sư D Người kể chuyện

Câu 2: Trong văn bản, không gian nào đã giúp Thiền sư “ngộ ra trí tuệ của mình”?

A Trong rừng, dưới ánh trăng vằng vặc B Một ngôi nhà tranh trên đỉnh núi

C Đường rừng núi xa xôi D Trăng sáng ngoài cửa sổ

Câu 3 Câu nói “Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng” là lời của ai?

Trang 20

A Lời của người kể chuyện B Lời của tác giả

C Lời của tên trộm D Lời của thiền sư

Câu 4 Dựa vào văn bản hãy xác định diễn biến cảm xúc của nhân vật Thiền sư?

A Vui mừng; kinh ngạc, bối rối; lúng túng; thương cảm

B Vui mừng; lúng túng; vui sướng; dịu dàng, ấm áp

C Vui mừng; thương cảm; vui sướng

D Vui mừng; kinh ngạc; thương cảm; vui sướng

Câu 5: Nhân vật Thiền sư hiện lên trong văn bản là một con người có tính cách như thế nào?

A Dùng hành động tốt để cảm hóa con người

B Là người thiện tính, coi trọng con người

C Khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác

D Dùng đạo lý để khuyên răn con người

Câu 6 Anh/ chị hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “ vầng trăng” trong văn bản?

A Là phẩm chất tốt đẹp của con người được lộ ra trong hoàn cảnh khác thường

B Là biểu tượng cho sự kì diệu của Phật pháp, cái đẹp trong thiên tính của con người

C Hành động cao đẹp của Thiền sư đã cảm hóa tên trộm khiến anh ta thay đổi

D Là cái nhìn tích cực về lẽ sống, lẽ đời mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc

Câu 7: Anh / chị hãy tìm điểm khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản truyện cực ngắn trên?

A Ngôn ngữ trong truyện phát huy tối đa khả năng thông tin, khả năng biểu hiện ý nghĩa

B Ngôn ngữ trong truyện mang nhiều dấu hiệu đổi mới, táo bạo đáng ghi nhận

C Ngôn ngữ được “chưng cất”, giọt giũa đến mức tối đa, mang tính đa nghĩa cho văn bản

D Ngôn ngữ thể hiện cá tính sáng tạo và dấu ấn nghệ thuật của người nghệ sĩ ngôn từ

Câu 8 Vì sao Thiền sư tin rằng ông đã tặng được cho tên trộm “ một vầng trăng sáng”?

A Khi tên trộm đã ngộ ra về hành động sai trái của mình và đem lại trả áo, tức là tên trộm

đã lấy lại được thiên lương trong sáng

B Tính thiện của con người luôn ẩn giấu trong tâm hồn mỗi người, chỉ cần chúng ta tin tưởng

C Khoan dung với họ thì sẽ nhận lại những điều tốt đẹp

D Cả ba đáp án trên

Câu 9 Bài học mà anh/ chị rút ra được từ văn bản trên?

Câu 10 Từ nội dung văn bản, anh/chị có chia sẻ gì về cảm nhận của bản thân sau khi đọc

một truyện cực ngắn như trên?

Trang 21

tĩnh như vậy thì dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù có gặp kẻ xấu xa đến đâu cũng

không thể làm ta nao núng

Câu 10

- Độc giả sẽ cảm thấy thêm yêu đời, yêu người và nhìn cuộc sống bằng con mắt hiềnhòa, tươi sáng hơn sau khi đọc xong truyện

- Truyện mang đậm chất triết lý, sâu sắc và có ý nghĩa giáo dục, hướng thiện

- Truyện gần gũi với đời sống, có tính thời sự ( cuộc sống vẫn còn hiện tượng chưa tốtnhưng con người không bao giờ mất niềm tin về xã hội tốt đẹp)

Đề 5 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên Tới thượng tuần tháng 6, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợn một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình

mẹ con.”

(Trích” Đất vỡ hoang”- sôlôkhôp)

Câu 1 Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

A Biểu cảm B Miêu tả C Nghị luận D Tự sự

Câu 2: Câu văn “Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra

thành một lớp khói lam mịn màng” Sử dụng biện pháp tu từ gì?

A Ẩn dụ B Nhân hoá C So sánh D Nói quá

Câu 3 Xác định thành phần câu của câu văn “Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn

đầu gối”?

A Chủ ngữ B Vị ngữ C Trạng ngữ D Câu đặc biệt

Câu 4 “Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói

lọi và tỏa ra một làn khói lam.” – câu văn có mấy từ láy?

A 2 từ B 3 từ C 4 từ D 1 từ

Câu 5 Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

A Vẻ đẹp của thảo nguyên vào mỗi buổi sớm bình minh và sau những trận mưa vàothượng tuần tháng 6

B Vẻ đẹp của thảo nguyên vào mùa hè

C Vẻ đẹp của thảo nguyên vào buổi sáng tinh khôi

D Vẻ đẹp của thảo nguyên vào đêm trăng rằm

Câu 6 Tới thượng tuần tháng 6, thảo nguyên được so sánh với hình ảnh nào

A Như cô gái vừa lớn còn ngại ngùng, e ấp

Trang 22

B Như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệtmỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.

C Như thiếu nữ tuổi trăng tròn

D Như nàng tiên vừa giáng thế

Câu 7 Cụm từ “những hạt đạn ghém đỏ rực” là loại cụm từ nào?

A Cụm tính từ B Cụm danh từ

C Cụm động từ D Không thuộc cụm từ nào trong ba cụm trên

Câu 8 Tình cảm của nhà văn dành cho vùng đất thảo nguyên – quê hương dấu yêu như

Câu 9 Trong đoạn trích trên, nhà văn đã sử dụng biện pháp nhân hoá thật đặc sắc Hãy chỉ

ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá?

Câu 10 Từ văn bản trên viết đoạn văn (7 – 9 câu) cảm nhận của em về vẻ đẹp của vùng

+ Sương - lao ra ngoài đồi núi Thảo Nguyên

+ Thảo nguyên - phơi mình lộng lẫy xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệtmỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con

Với biện pháp nhân hoá đặc sắc đã làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt đồngthời làm cho hình ảnh thiên nhiên thảo nguyên bao la hiện lên cụ thể đẹp đẽ, lung linh,sống động, có tâm hồn, có tri giác và mang đậm hơi thở ấm áp của con người Qua đó tathấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu mến, trân trọng, ngợi ca vùng đất quêhương mình của nhà văn

Câu 10

Th o nguyên xanh trong trang v n ảo nguyên xanh trong trang văn ăn trích “Đất vỡ hoang” ỡ hoang”t v hoang” c a nh Sô lô kh p ãủa nhà Sô lô khốp đã à Sô lô khốp đã ốp đã đã

l i n t ng sâu s c khó phai trong lòng c gi v m t vùng t bao la r ng

đã ất vỡ hoang” ư ắc khó phai trong lòng độc giả về một vùng đất bao la rộng đãộc giả về một vùng đất bao la rộng ảo nguyên xanh trong trang văn ề một vùng đất bao la rộng ộc giả về một vùng đất bao la rộng đãất vỡ hoang” ộc giả về một vùng đất bao la rộng

l n v i bi t bao v ết bao vẻ đẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, ẻ đẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, đãẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, ươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi,p t i mát, đãặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi,c bi t l v d u d ng, tinh khôi,ệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, à Sô lô khốp đã ẻ đẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, ịu dàng, tinh khôi, à Sô lô khốp đã v o m i bu ià Sô lô khốp đã ỗi buổi ổi

s m bình minh v sau nh ng tr n m a v o thà Sô lô khốp đã ững trận mưa vào thượng tuần tháng 6 Với ngôn từ trong ận mưa vào thượng tuần tháng 6 Với ngôn từ trong ư à Sô lô khốp đã ư ng tu n tháng 6 V i ngôn t trongần tháng 6 Với ngôn từ trong ừ trongsáng, cùng bi n pháp so sánh ệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, đãặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, ắc khó phai trong lòng độc giả về một vùng đất bao la rộngc s c “Sươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi,ng trôi nh sóng, nh ng gi t sư ững trận mưa vào thượng tuần tháng 6 Với ngôn từ trong ọt sương lặn ươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi,ng l nặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi,non nh nh ng h t ư ững trận mưa vào thượng tuần tháng 6 Với ngôn từ trong đã n ghém đãỏ rực, lúa vụ đông như bức tường thành xanh biếc, ực, lúa vụ đông như bức tường thành xanh biếc, r c, lúa v ông nh b c tụ đông như bức tường thành xanh biếc, đã ư ức tường thành xanh biếc, ường thành xanh biếc,ng th nh xanh bi c,à Sô lô khốp đã ết bao vẻ đẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi,

nh ng ng n ngô non nh muôn ng n m i tên, th o nguyên nh m t thi u ph angững trận mưa vào thượng tuần tháng 6 Với ngôn từ trong ọt sương lặn ư à Sô lô khốp đã ũi tên, thảo nguyên như một thiếu phụ đang ảo nguyên xanh trong trang văn ư ộc giả về một vùng đất bao la rộng ết bao vẻ đẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, ụ đông như bức tường thành xanh biếc, đãcho con bú…” cùng biện pháp nhân hóa “ Đất -” cùng bi n pháp nhân hóa “ ệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, Đất vỡ hoang” ngây ng t dt - ất vỡ hoang” ư i ánh n ng, sắc khó phai trong lòng độc giả về một vùng đất bao la rộng ươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi,ng lao

ra ngo i à Sô lô khốp đã đãồi núi thảo nguyên, thảo nguyên -i núi th o nguyên, th o nguyên -ảo nguyên xanh trong trang văn ảo nguyên xanh trong trang văn ph i mình l ng l y xinh ơi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, ộc giả về một vùng đất bao la rộng ẫy xinh đẹp lạ đãẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi,p l

thường thành xanh biếc,ng, m t v ộc giả về một vùng đất bao la rộng ẻ đẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, đãẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, l ng d u, h i m t m i v r ng r , n cp ắc khó phai trong lòng độc giả về một vùng đất bao la rộng ịu dàng, tinh khôi, ơi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, ệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, ỏ rực, lúa vụ đông như bức tường thành xanh biếc, à Sô lô khốp đã ỡ hoang” ụ đông như bức tường thành xanh biếc, ường thành xanh biếc,i xinh tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi,i h nh phúc

v trong sáng c a tình m con” v tình yêu vùng à Sô lô khốp đã ủa nhà Sô lô khốp đã ẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, à Sô lô khốp đã đãất vỡ hoang”t quê hươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi,ng tha thi t, tác gi ãết bao vẻ đẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, ảo nguyên xanh trong trang văn đã

l m hi n ra m t vùng th o nguyên v i không gian bao la, r ng l n tà Sô lô khốp đã ệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, ộc giả về một vùng đất bao la rộng ảo nguyên xanh trong trang văn ộc giả về một vùng đất bao la rộng ươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi,i mát đãần tháng 6 Với ngôn từ trong ức tường thành xanh biếc,y s c

s ng mãnh li t, s c s ng c a ốp đã ệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, ức tường thành xanh biếc, ốp đã ủa nhà Sô lô khốp đã đãất vỡ hoang” đã đãt ai ang h i sinh, ta nghe nh nh p th c a ồi núi thảo nguyên, thảo nguyên - ư ịu dàng, tinh khôi, ở của đất ủa nhà Sô lô khốp đã đãất vỡ hoang”t

Trang 23

m ẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, đãề một vùng đất bao la rộng đãề một vùng đất bao la rộng đãu u ang l m cho c cây, hoa trái sinh sôi n y n trên m nh à Sô lô khốp đã ỏ rực, lúa vụ đông như bức tường thành xanh biếc, ảo nguyên xanh trong trang văn ở của đất ảo nguyên xanh trong trang văn đãất vỡ hoang” ất vỡ hoang”t d u yêu

c a vùng ủa nhà Sô lô khốp đã đãất vỡ hoang”t Nga xinh đãẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi,p Qua ó ta th y đã ất vỡ hoang” đãư c ni m t h o bi t bao v n i ãề một vùng đất bao la rộng ực, lúa vụ đông như bức tường thành xanh biếc, à Sô lô khốp đã ết bao vẻ đẹp tươi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, ề một vùng đất bao la rộng ơi mát, đặc biệt là vẻ dịu dàng, tinh khôi, đãnuôi dưỡ hoang”ng tâm h n nh y c m c a nh v n Sô lô kh p.ồi núi thảo nguyên, thảo nguyên - ảo nguyên xanh trong trang văn ủa nhà Sô lô khốp đã à Sô lô khốp đã ăn ốp đã

3 Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn khoảng (7 - 9 câu) kể lại sự kiện “Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thânthiết

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Từ một con Báo đang muốn đi rình mồi thì nghe thấy tiếng gọi của Phi Châu Haingười bạn trò chuyện với nhau về những vấn đề khác nhau Phi Châu khen ngợi về tàinăng và năng khiếu của Báo Họ chia sẻ cho nhau nghe những câu chuyện từ trước cho tớihiện tại Vì sao lại có thể nghe rõ như vậy vì trước đây từng ở châu phi nên nơi đó rất yêntĩnh và từ đó trở lên thính tai hơn Phi Châu đã đưa lời đề nghị để cùng nhau trở thành đôibạn phần vì cậy không muốn cô đơn mà hai người đều muốn nương tựa với nhau trongcuộc sống này

BÀI 6: ÔN TẬP VĂN BẢN LẶNG LẼ SA PA

( Nguyễn Thành Long)

A MỤC TIÊU

1 Mức độ yêu cầu cần đạt

- Học sinh nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm (đề tài về những người lao động đảm nhận công viêjc thầm lặng; câu chuyện về anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn; các chi tiết

tiêu biểu trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa)

- Học sinh nhận biết và phân tích được cốt truyện đa tuyến trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa

- Học sinh nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân

sau khi đọc Lặng lẽ Sa Pa

- Thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lặng lẽ Sa Pa

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lặng lẽ Sa Pa

- Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

Trang 24

Nội dung Kiến thức

1 Tiểu sử - Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh

Quảng Nam Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)hoạt động văn nghệ ở liên khu V, sau 1954 ông tập kết ra Bắc,chuyên sáng tác

2 Vị trí - Là cây bút tiêu biểu trong nền văn học hiện đại Việt Nam

3 Đề tài - Ông là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những

năm 1960 - 1970, chỉ chuyên viết truyện ngắn và ký Đề tài hướngvào cuộc sống sinh hoạt, lao động đời thường

4 Phong cách - Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên

vẻ đẹp con người, mang ý nghĩa sâu sắc Truyện của ông thườngmang chất ký, mang vẻ đẹp thơ mộng trong trẻo

5 Các tác phẩm

chính

- Ông viết nhiều, đó cho in hàng chục tập truyện ngắn và ký Tácphẩm chính: Bát cơm cụ Hồ (1955), Gió bấc gió nồm (1956), Chuyệnnhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Những tiếng vỗcánh (1967), Giữa trong xanh (1972) , Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sángmai nào, xế chiều nào (1984)

2 Tác phẩm.

a Hoàn cảnh sáng tác:

- Truyện được viết năm 1970, là kết quả của

chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả Truyện

rút từ tập Giữa trong xanh xuất bản năm1972.

xe giới thiệu với ông hoạ sĩ và cô gái về một người cô độc nhất thế gian Đó là anh thanhniên 27 tuổi, làm công tác vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m Anh mời hai ngườilên nhà chơi, sau đấy họ nói chuyện với nhau khoảng 30 phút Anh kể chuyện mình sống

và làm việc tại đây Anh rất yêu và gắn bó với công việc của mình Anh còn thích đọcsách, trồng cây thuốc, trồng hoa, nuôi gà Nơi anh ở ngăn nắp, gọn gàng Nói chuyện vớianh, ông hoạ sĩ đó vẽ anh Nhưng anh đó giới thiệu với ông hoạ sĩ về ông kĩ sư dưới vườnrau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét - những người cũng giống như anh, say mêlàm việc, cống hiến tuổi trẻ, trí tuệ, hạnh phúc cá nhân cho đất nước Cô kĩ sư sau khi nóichuyện với anh TN nhận thấy bàng hoàng mối tình đầu nhạt nhẽo của mình từ bỏ là đúng

Trang 25

đắn và yên tâm với quyết định nhận công tác miền núi Sau 30 phút nói chuyện, đến giờ

ốp, anh TN phải chia tay mọi người trong sự bịn rịn và quyến luyến Anh không quên tặnghai người một làn trứng, tặng cô gái một bó hoa thật đẹp

II Tìm hiểu chi tiết

1 Nhân vật anh thanh niên

a Hoàn cảnh

- Anh thanh niên là một chàng trai 27 tuổi làm công tác

khí tượng kiêm Vật lý địa cầu

- Anh sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m chỉ

có một mình

=> Hoàn cảnh sống và làm việc của anh gian khổ và đặc

biệt khó khăn nhất là anh sống và làm việc cô đơn chỉ có

một mình

a Lòng yêu nghề tận tụy và đam mê với nghề

- Chúng ta đều biết ở độ tuổi thanh niên như anh anh việc được sống hòa bình với tập thể,được làm việc với mọi người là một nhu cầu tất yếu Tuy nhiên, anh thanh niên lại chấpnhận cuộc sống một mình nơi đèo heo, gió hút vì công việc của anh đòi hỏi anh phải chấpnhận như thế Điều này chứng tỏ anh là người có lòng yêu nghề

- Công việc không đòi hỏi sự gan dạ, dũng cảm như những chiến sĩ trên chiến trường,nhưng lại đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại Hơn thế công việc của anh lặp đi lặp lạihàng ngày xong đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối Với độ tuổi thanh niên công việc ấy dễkhiến người ta cảm thấy nhàm chán và tẻ nhạt vậy mà với anh, anh miệt mài với công việc.Gắn bó với nó được 4 năm và chắc chắn sẽ là sự gắn bó lâu dài

- Công việc của anh không đi qua ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết nhưngcũng phải đối mặt với thời tiết vô cùng khắc nghiệt Đó là những hôm bão tuyết “ Gió thìgiống những nhát chổi lớn ăn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung” nhưng anh vẫn phải

ốp đúng thời gian 4 giờ, 11h, 19 giờ, 1 giờ sáng…

=> Rõ ràng để làm việc cho một môi trường như vậy thì không chỉ có lòng yêu nghề, màcòn có cả sự đam mê tận tụy với nghề

b Anh thanh niên còn là người có tinh thần trách nhiệm với công việc

- Công việc của anh yêu cầu của chính xác tuyệt đối, ngày nắng, cũng như ngày mưa đềuphải lấy số liệu cụ thể để báo về Đảm bảo những dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ sảnxuất, phục vụ chiến đấu Nhận thức được sự quan trọng của công việc nên anh luôn hoànthành xuất sắc Người thanh niên ấy làm việc bằng tất cả thái độ và tinh thần trách nhiệm

c Anh thanh niên có những quan niệm, những suy nghĩ vô cũng đúng đắn về công việc, về cuộc sống.

- Về công việc, anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kỹ sư: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh

em đồng chí dưới kia” Theo lẽ thường người ta coi công việc là công cụ để kiếm sống để

đạt được địa vị danh vọng và tiền tài Còn anh coi công việc là bạn Công việc là lẽ sống

Trang 26

và mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho anh Nhờ công việc mà anh được giao lưu kếtnối với mọi người Người đọc vô cùng xúc động trước những suy nghĩ chân thực của anh

“Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”

- Về cuộc sống: Anh cũng bộc lộ những suy nghĩ vô cùng cao đẹp: “Mình sinh ra là gì? mình đẻ ở đâu? Mình vì ai làm việc” Nghĩa là xác định rõ lẽ sống mình vì mọi người.

=> Có thể nói suy nghĩ của anh về công việc, về cuộc sống là những suy nghĩ vô cùngđứng đắn tiến bộ thể hiện rõ lí tưởng sống cao đẹp của những anh thanh niên thời đại HồChí Minh trong công cuộc xây dựng miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội

d Tấm lòng cởi mở chân thành, yêu thương và quan tâm tới mọi người

- Với bác lái xe: Biết bác gái mới ốm dậy, anh gửi cho củ tam thất Ngay cả việc cách đểanh có cơ hội gặp gỡ và làm quen bác lái xe cũng vô cùng đáng yêu đủ để người đọc nhận

ra sự cởi mở, thân thiết của anh thanh niên: “Anh cố tình đầy khúc gỗ ra giữa đường để

xe của Bác dừng lại rồi cùng nhau đưa cây gỗ vào lề đường Nhờ đó anh trò chuyện nói chuyện với mọi người”

- Đối với ông họa sĩ và cô kỹ sư: Chúng ta đều biết cuộc gặp gỡ giữa anh và họ có thể làcuộc gặp gỡ duy nhất nhưng anh vẫn quan tâm trò chuyện hết sức thân mật chu đáo: Anhmời chè ông họa sĩ, hái hoa tặng cô kỹ sư Anh tâm sự về công việc, về cuộc sống củamình như thể họ là người thân của anh vậy Khi chia tay anh còn tặng hai người giỏ trứng

gà để ăn trưa Thông thường khi sống ở độ tuổi thanh niên là con trai thì khó hình thànhthói quen biết quan tâm và chăm sóc người khác Nhưng với anh hoàn toàn ngược lại, có lẽ

sự chu đáo ân cần, cởi mở với mọi người trở thành thói quen trong cuộc sống của anh.Phải chăng nét tính cách này cũng trở thành điều đặc biệt theo suy nghĩ của ông họa sĩ

e Anh thanh niên là người có tấm hồn lãng mạn, tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp và biết hướng tới cái đẹp.

- Mặc dù sống một mình nhưng anh luôn biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống một cách ngănnắp, biết trồng hoa, nuôi gà để làm đẹp cuộc sống của mình Điều này khiến ông họa sĩ và

cô kỹ sư ngỡ ngàng, ngạc nhiên

- Anh còn làm giàu đời sống tâm hồn bằng cách trồng hoa và nuôi gà và đặc biệt anh còn

có niềm đam mê đọc sách Chính anh cũng tâm sự rất chân thành với cô kỹ sư: “Và cô thấy đấy lúc nào tôi cũng có người trò chuyện là sách cách ấy mà”

g Anh thanh niên còn để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc bởi lòng khiêm tốn

- Khi ông họa sĩ muốn vẽ anh,anh từ chối với thái độ hết sức chân thành vì cảm thấy mìnhchưa xứng đáng Anh giới thiệu với nhà họa sĩ hai người bạn của mình mà theo anh họxứng đáng hơn Đó là bác kỹ sư nghiên cứu giống rau ở vườn rau Sapa và anh thanh niên

đo bản đồ sấm sét

=> Nhân vật anh thanh niên đại diện cho những con người lao động với sự đóng góp, hisinh thầm lặng mà vô cùng lớn lao Để rồi từ nhân vật anh thanh niên nhà văn giúp ngườiđọc thấm thía hơn về thế hệ trẻ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựngđất nước Bằng những con người mang lý tưởng sống cao đẹp, cống hiến hy sinh cho quêhương đất nước

2 Nhân vật ông họa sĩ

a Hoàn cảnh

Trang 27

- Ông họa sĩ là một người đã đạt được những thành công trong lĩnh vực hội họa Ông đãđến độ tuổi về hưu như vậy sự nghiệp và cuộc đời ông gần như đã hoàn thành trọn vẹn.

- Ông xuất hiện trên chuyến xe để đi thực tế về một tác phẩm cuối cùng trước khi nghỉhưu Để đi chuyến đi này ông đã từ chối buổi chia tay liên hoan do đồng nghiệp tổ chức

=> Qua hoàn cảnh xuất hiện trên chuyến xe của ông họa sĩ, nhà văn giúp người đọc cảmnhận được vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng của ông

b Lòng yêu nghề

- Chúng ta đều biết trong sự nghiệp hội họa của mình ông đã có đóng góp không nhỏ.Người họa sĩ ấy đều đã đạt được địa vị danh vọng Nhưng ông vẫn khao khát được vẽcống hiến cho nghệ thuật dù đã đến tuổi nghỉ ngơi Điều này là minh chứng sống động chotình yêu và niềm đam mê với nghệ thuật

c Ông cũng là người có ý thức trách nhiệm với cây bút vẽ của mình Thật ra với tài năng

và kinh nghiệm như ông vẽ chân dung một con người không phải là điều khó khăn Tuynhiên khi gặp anh thanh niên ông khao khát được vẽ anh nhưng ông vẫn trăn trở : “ Anhthanh niên này đáng yêu thật nhưng vẽ anh nhọc quá” Vì ông muốn vẽ anh để người xemtranh ngắm anh, chứ không phải ngắm một ngôi sao mà để ngắm vẻ đẹp tâm hồn của anh,nếu không phải là người có trách nhiệm với công việc thì ông không có những băn khoănđáng trọng đến như vậy

3 Nhân vật cô kĩ sư

a Hoàn cảnh

- Cô kỹ sư là một cô gái trẻ gốc Hà Nội vừa tốt nghiệp đại học

- Nhưng vẫn chấp nhận lên Lai Châu công tác vì ở đó cô mới được làm việc mình yêuthích

=> Có thể nói nơi cô sống và làm việc cũng chẳng khác gì so với anh thanh niên nhưng cốvấn lựa chọn và cảm thấy quyết định của mình là đúng Điều này chứng tỏ người con gái

ấy cũng là người rất yêu nghề

- Cô kỹ sư là người yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp “ Trò chuyện với anh thanh niên trong

cô trào dâng cảm xúc hàm ơn anh, bởi cô đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn của anh Côhiểu rằng hành trình mà cô lựa chọn là vất vả nhưng không đơn độc, được sống, được làmcông việc, được cống hiến là một điều hạnh phúc

- Với hành khách trên xe: Bác rất chân thành và thân thiện Bác giới thiệu cảnh sắc Sa Pavới mọi người để mọi người quên đi những vất vả trong cuộc hành trình một chuyến xeđường dài Có lẽ chính nhờ tấm lòng cởi mở của bác mà đã kết nối con người xa lạ trở nênthân thiết, bác chia sẻ đồng cảm yêu thương và quan tâm đến nhau

- Có hai nhân vật không xuất hiện trực tiếp, mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua lời kể của anhthanh niên nhưng cũng giúp người đọc hiểu hơn về con người lao động ở mảnh đất Sa Pa

* Ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa

Trang 28

- Ngày này, sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào rình xem cách ong lấy phần,thụ phấn cho củ su hào.Ông tự lấy một chiếc que mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoatung cánh, đi từng cây su hào làm hay cho ong Hàng vạn cây như vậy Để củ su hào nhândân toàn miền Bắc nước ta được ăn to hơn và ngọt hơn.

=> Ông là người yêu nghề hi sinh và có trách nhiệm với nghề của mình, làm việc vì nhândân, vì đất nước

* Anh thanh niên nghiên cứu bản đồ sấm sét

- Mười một năm không xa cơ quan một ngày nào, không đi đến được đâu mà tìm vợ Đồngchí cứ sợ nhỡ có sấm sét lại vắng mặt mình Đồng chí đang làm một cái bản đồ sấm sétcho riêng nước ta nhằm tránh thiên tai

=> Cũng là một người có tình yêu nghề, hi sinh vì công việc, vì lợi ích chung của đấtnước

=> Qua hai nhân vật cho ta hiểu thêm vẻ đẹp con người ở Sa Pa Họ đều là những conngười yêu nghề có tinh thần trách nhiệm, đặc biệt đáng khâm phục nhất của họ là lối sống

- Truyện đã khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu

là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao Qua đó truyệnkhẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng

IV LUYỆN TẬP

1 Đề Đọc Hiểu ngữ liệu trong và ngoài SGK

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

“ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe Giữa lúc đó, xe dừng sít lại Hai ba người kêu lên một lúc:

- Cái gì thế ?

Bác lái xe xướng to:

- Cho xe nghỉ một lúc lấy nước Luôn tiện bà con lót dạ Nửa tiếng, các ông, các bà nhé Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, người lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:

- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.”

(Trích Lặng lẽ Sa pa - Nguyễn Thành Long)

Trang 29

Câu 1 Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Đoạn trích được kể theo

ngôi thứ mấy?

Câu 2 Nhân vật được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" trong tác phẩm đó là

nhân vật nào? Vì sao nhân vật đó lại được giới thiệu là "cô độc nhất thế gian"?

Câu 3 Các lời thoại của bác lái xe trong đoạn trích là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Câu 4 Trong câu “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón

tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.”, từ “đầu” nào dùng theo nghĩa gốc và từ “đầu” nào

dùng theo nghĩa chuyển?

Câu 5 Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp

tu từ là:

Câu 6 Nhận xét về vai trò của thiên nhiên trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Câu 7 Từ bức tranh thiên nhiên Sa Pa, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống và

trong sáng tạo nghệ thuật?

GỢI Ý TRẢ LỜI:

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: miêu tả, biểu cảm.

- Ngôi kể: Ngôi thứ 3

Câu 2 Nhân vật được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" trong tác phẩm đó là nhân

vật Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu

- Sở dĩ anh được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" bởi: anh sống và làm việc mộtmình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có cây cối và mây mù bao phủ, đã bốnnăm anh chưa về nhà, anh "thèm người" đến nỗi có lần phải chặt cây chắn đường chặn xemong gặp người để trò chuyện

Câu 3

- Các lời thoại của nhân vật Bác lái xe trong đoạn văn trên là lời dẫn trực tiếp

Câu 4 - Từ "đầu" trong cụm từ "cao quá đầu" là từ nghĩa gốc

- Từ "đầu" trrong cụm từ "nhô cái đầu màu hoa cà" là từ ngữ nghĩa chuyển

Câu 5: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu

từ là:

- Nhân hoá: Những cây thông - rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc , những cây

tử kinh - nhô cái đầu màu hoa cà, nhìn bao che; nắng - xua mây

- Ẩn dụ: Nắng lan tới, đốt cháy rừng cây, cây tử kinh như thỉnh thoảng nhô cái đầu màutím hoa cà lên trên màu xanh của rừng

- Liệt kê: => Sự vật hiện lên sinh động, đầy sự sống và đồng thời thu hút, lôi cuốn ngườiđọc

Câu 6 Thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm đồng thời

thiên nhiên thơ mộng gợi vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình đầy chất thơ của Sa Pa Sa Pa mà chỉnghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người đang ngày đêmlàm việc âm thầm cống hiến cho đất nước"

Câu 7 Trong cuộc sống phải luôn sống gắn bó và gần gũi với thiên nhiên.

- Muốn sáng tạo trong nghệ thuật phải luôn gắn với thực tế cuộc sống, phải biết yêu cáiđẹp

Trang 30

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi.(….) Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu(…) Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về

“nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp” Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng Rét, bác ạ Ở đây có cả mưa tuyết đấy Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới Cái lặng im lúc đó mới thật

dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được”

(Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long )

Câu 1 Nêu ngắn gọn công việc của anh thanh niên? Nhận xét về công việc của anh.

Câu 2 Xét về cấu tạo, các câu văn “Ở đây có cả mưa tuyết đấy Nửa đêm đang nằm

trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi.” Trong đoạn trích trên thuộc

kiểu câu gì? Tại sao tác giả lại sử dụng kiểu câu đó?

Câu 3 Biện pháp tu từ chính nào được thể hiện trong các câu văn sau: "Xách đèn ra

vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy." Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 4 Em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích trên?

Gợi ý trả lời:

Câu 1 - Công việc: Làm công tác khí tg thủy văn kiêm vật lý địa cầu- một công việc thầm lặng

nhưng đòi hỏi sự kiên trì, tính chính xác và kỉ luật cao => Anh rất yêu nghề, sống có lý tưởng

Câu 2 - Câu đặc biệt

Câu 2 : Câu rút gọn chủ ngữ

Câu 3 - Biện pháp tu từ so sánh: “gió giống như những nhát chổi muốn quét đi tất cả…”

- Biện pháp nhân hóa: “ nó như bị chặt ra từng khúc ”

- Tác dụng: Khắc họa sâu sắc sự vất vả, cô đơn của anh thanh niên trong công việc

Câu 4 Cảm nhận được các vẻ đẹp sau của anh thanh niên:

- Nhiệt tình, hăm hở cống hiến

- Đóng góp tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

- Khiêm nhường, vô tư, hồn nhiên

- Tình cảm gia đình và tình cảm yêu nước hòa quyện, gắn bó

- Có quan niệm sống tích cực lí tưởng sống đẹp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Trang 31

“Một năm đi qua Mùa xuân thứ hai đã đến Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở khác của đất hoang… Một mảnh vải trắng làm rèm che cửa, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm như nhung ở mé hiên phía trước,bóng lá loáng mướt của rặng chuối, màu càng rực của khóm đu đủ, mấy con ngỗng bì bạch ở mé nhà, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng nặng nề của những chị có mang ở khu gia đình, những ngọn đèn le lói, mảng thuốc bay qua ánh đèn trông rõ từng sợi xanh Tiếng cười the thé, tiếng thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ con khóc Người ta làm việc, người ta yêu nhau, và làm cho nhau đau khổ Những nỗi niềm, những tâm sự, những mong ước Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”

(Mùa lạc - Nguyễn Khải)

Câu 1 Xác định ngôi kể trong đoạn trích?

Câu 2 Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

Câu 3 Thiên nhiên mùa xuân được tác giả miêu tả như thế nào?

Câu 4 Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng?

Câu 5 Nội dung của đoạn trích trên?

Câu 6 Qua đoạn trích trên, em hãy nêu cảm nhận của mình về sự hồi sinh của đất trời

những ngày đầu đất nước dành lại độc lập

GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1 Ngôi kể trong đoạn trích: ngôi thứ ba

Câu 2 Phương thức biểu đạt của đoạn trích: miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 3 Thiên nhiên mùa xuân được tác giả miêu tả: Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của

lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhởkhác của đất hoang, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm như nhung ở mé hiênphía trước, bóng lá loáng mướt của rặng chuối, màu càng rực của khóm đu đủ

Câu 4 Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn: so sánh (đỏ thắm

như nhung), liệt kê (thiên nhiên và hoạt động của con người), điệp

Tác dụng: Tái hiện sự hồi sinh của cảnh vật và cuộc sống con người

Câu 5 Đoạn văn nói về vấn đề: Miêu tả sự hồi sinh của mảnh đất Điện Biên vào mùa

xuân, cả thiên nhiên và con người đều bừng lên sức sống mới

Câu 6 Nêu cảm nhận của mình về sự hồi sinh của đất trời những ngày đầu đất nước dành

lại độc lập:

- Thiên nhiên tươi mới, tràn đày sức sống hơn

- Con người vui vẻ, hân hoan, tích cực tham gia lao động sản xuất

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Quê hương thứ nhất của chị ở mảnh đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất Ở đây trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.

Trang 32

(Trích Mùa lạc - Nguyễn Khải, NXB Văn học, 1960)

Câu 1 Xác định ngôi kể trong đoạn trích?

Câu 2 Trong đoạn trích, những món quà nào thường được tặng trong đám cưới?

Câu 3 Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn “Ở đây trong những buổi lễ

cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối tiệnđầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấygiá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằngruột dây dù rất óng”

Câu 4 Em hãy cho biết quan niệm về cuộc sống được tác giả nêu trong đoạn trích?

Câu 5 Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1 Ngôi kể trong đoạn trích: ngôi thứ ba

Câu 2 Trong đoạn trích, những món quà thường được tặng trong đám cưới: một quả mìn

nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa,một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu saunày, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng

Câu 3 Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê:

- Diễn tả hiện thực khó khăn và vẻ đẹp của tình người trong cuộc sống

- Tạo cho câu văn sinh động, phong phú

Câu 4 Nhận xét quan niệm về cuộc sống được tác giả nêu trong đoạn trích:

- Cuộc sống luôn có thử thách, khó khăn, con người cần phải vượt qua để vươn tới thànhcông

- Quan niệm sống tích cực, tiến bộ, thể hiện khuynh hướng lãng mạn của văn xuôi ViệtNam giai đoạn 1945 – 1975

Câu 5 Hạnh phúc sẽ đến nếu con người biết vươn lên Vì cuộc sống không cho không ai

cái gì và để có thể tồn tại trong cuộc sống ngoài đầy bão tố, phong ba thì bản thân mỗichúng ta phải tự biết vươn lên và nỗ lực phấn đấu tạo cho mình hạnh phúc của riêng

2 Dạng đề Đọc - Hiểu cấu trúc mới

ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này! Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm.

Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được Ông kiểm điểm từng người trong óc Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà Họ đã ở lại làng Quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!… Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa Ai người ta buôn bán mấy Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù

Trang 33

hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?

(Theo Làng - Kim Lân, Báo văn nghệ 1948)

Câu 1: Tác phẩm Làng của Kim Lân thuộc thể loại nào?

A Tiểu thuyết B Truyện ngắn C Truyện dài D Tùy bút

Câu 2: Nhân vật chính truyện Làng là ai?

Câu 3: Truyện ngắn Làng viết về đề tài gì?

Câu 4: Tác giả đặt nhân vật chính vào tình huống như thế nào?

A Ông Hai không biết chứ, phải đi nghe nhờ người khác đọc

B Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai

C Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư

D Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình

Câu 5: Nhận xét nào đúng về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước và kháng

chiến?

A Tình yêu mênh mông, rộng lớn

B Yêu tha thiết, sâu nặng và thuỷ chung son sắt.

C Gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước

D Nhớ nhung da diết không bao giờ thay đổi

Câu 6: Diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai được tác giả miêu tả bằng những yếu tố nào?

A Bằng hành động cử chỉ, bằng độc thoại, bằng đối thoại.

B Bằng hành động cử chỉ, bằng độc thoại, bằng đối thoại, biểu hiện ngoại hình

C Bằng hành động cử chỉ, băng suy nghĩ, bằng đối thoại

D Bằng hành động cử chỉ, bằng độc thoại, chiều sâu tâm trạng

Câu 7: Câu nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?

A Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn giặc Tây và Việt gian bán nước

B Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc

C Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc

D Cả B và C đều đúng

Câu 8: Tính cách của nhân vật ông Hai được thể hiện trong tác phẩm?

A Yêu và tự hào về làng quê của mình

B Căm thù giặc Tây, những kẻ theo Tây làm Việt gian

C Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ

D Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 9 Để khắc họa nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật, Kim Lân đã đặt

nhân vật chính vào một tình huống truyện như thế nào? Tác dụng của tình huống ấy ?

Câu 10 Nhận xét gì về tình yêu làng của nhân vật Ông Hai?

GỢI Ý TRẢ LỜI Mỗi ý trả lời đúng được 0.5 điểm, Câu 9-10 đươc 1 điểm

Trang 34

Đáp án B A B C B A D D

Câu 9 Để khắc họa nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật, Kim Lân đã đặt

nhân vật chính vào một tình huống truyện: Ông Hai là một người nông dân rất mực yêulàng, do hoàn cảnh phải phải đi tản cư xa làng nhưng ông vẫn luôn nghe ngóng những tintức, chiến công chống Tây của làng Chợ Dầu mà lòng tự hào ngập tràn Tuy nhiên, bỗngnhiên 1 ngày, ông nghe được 1 nguồn tin khá chắc chắn là làng ông theo Tây, phản CáchMạng Đây là 1 tình huống truyện rất đặc sắc, bất ngờ, gay cấn Ông là 1 người tin và yêulàng Cách mạng của mình nhưng lại nghe được tin sét đánh ngang tai là làng ông lập tềtheo giặc Hơn nữa, tin đó lại được từ chính những người đi từ phía làng chợ Dầu nói ra.Tình huống truyện này đã đặt ông vào 1 tình huống giằng xé, đấu tranh dữ dỗi giữa tìnhcảm cá nhân và trách nhiệm công dân, giữa tình yêu quê hương và lòng yêu đất nước

Câu 10 Ông Hai tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc

làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cáchmạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ

và hào Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàncảnh thử thách Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏithăm về Chợ Dầu.Khi nghe tin làng mình là Việt gian ông đau đớn tủi nhục như chính ông

là người có lỗi Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu,niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin vào Cụ Hồ và cuộc khángchiến không hề phai nhạt May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính.Ông Hai sung sướng như được sống lại Đó là một niềm vui kỳ lạ, thể hiện một cách đauxót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dânViệt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược

ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

BÍ ẨN CỦA LÀN NƯỚC

(Bảo Ninh) Các dòng sông trôi đi như thời gian, và cũng như thời gian, trên mặt nước các triền sông biết bao nhiêu là chuyện đời đã diễn ra Nhất là về đêm, trên làn nước của dòng sông quê hương tôi lấp lánh hằng hà (1) những đốm sáng bí ẩn, có cả điều bí ẩn của đời tôi Năm ấy, nhằm trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng tôi Dứt dây nổ của bom và tiếng gầm ghê rợn của máy bay cường kích là chuỗi ầm ầm long lở của dòng sông phá bung đê tràn ngang vào đồng ruộng.

Từ trên điếm canh (2) tôi chạy lao về làng Hồi chiều hay tin vợ ở nhà trở dạ nhưng tôi không thể rời vị trí hộ đê (3) Bây giờ giời đất sập rồi, trong tôi chỉ còn con tôi, vợ tôì Tôi dốc toàn lực bình sinh vào đôi chân Đằng sau, cơn đại hồng thủy (4) đuổi bén gót

Nước đã ngập làng Tôi về, kịp dìu vợ leo lên mái Mái nhà tranh của vợ chồng tôi bị lôi

đi trong đêm đen Đến khi mái rạ (5) sắp rã tan ra thì ơn trời nó vướng vào thân đa trước đình làng Đã cả một đám đông bám trên các cành Nhiều bàn tay chìa xuống giúp tôi đỡ vợ con trèo lên Vợ tôi ôm khư khư đứa con mới sinh, nhất định không để tôi bế đỡ.

- Con trai con trai mà , con trai Để yên em ẵm, anh vụng

Trang 35

Nhiều giờ trôi qua Mưa tuôn, gió thổi Mực nước không dâng cao hơn, nhưng chảy xiết hơn Cây đa đầy người hơn Tôi mỏi nhừ Tay ôm chặt vợ, tay níu mình vào chạc cây (6) Vợ tôi yếu lả, ướt lướt thướt, lạnh ngắt.

Khoảng gần sáng, bỗng có tiếng quẫy nước ngay dưới cành đa của vợ chồng tôì Một giọng nghẹn sặc với lên:

- Cứu mẹ con tôi mấy cứu mấy người ơi

Một bàn tay nhớt và lạnh như tay ma rờ (7) vào chân tôi đang buông thõng Tôi vội cúi xuống, đưa tay ra Nhưng bàn tay của người đàn bà dưới nước truội đi, chìm nghỉm Cành

đa kêu rắc, chao mạnh Vợ tôi ối kêu một tiếng thảng thốt, và "ùm", con trai tôi, đứa con sơ sinh tôi chưa được nhìn thấy mặt, tuột khỏi bọc ni lông trên tay mẹ nó, sa xuống làn nuớc tối tăm.

- Con tôi ! - Vợ tôi hét rú lên và lao ngay lập tức xuống nước hòng chụp lấy con.

Tôi phóng mình theo Nước lạnh, ngầu bùn, sâu hút và cuốn mạnh Tôi vớ kịp thằng con, nhao vội lên, trao nó cho những bàn tay đang chìa xuống, rồi lại lặn tiếp ngay để cứu vợ Nhiều người phi xuống theo để trợ sức tôi

Tôi tỉnh lại, thấy trời sáng rồi và đã tạnh mưa Tôi nằm trong khoang một ca nô cứu nạn đầy ắp ngườì Hồi đêm, tôi đã vật lộn điên dại quyết sống mái một phen với làn nước giết người, nhưng tôi đã thua cuộc Ứa ra cả máu tai máu mũi mà không những không cứu nổi vợ, đến thi thể cô ấy cũng bất lực không tìm thấy Khi ca nô quân đội tới, mọi người đã phải dùng sức để buộc tôi rời mặt nước Kiệt sức, tôi ngất đi Khổ đau, tôi tỉnh dậy, nước mắt nóng rực, tê nhói Một chị phụ nữ chen tới bên tôi, lên lời an ủi:

- Phận chị ấy đã vậy, thôi thì anh phải nén lòng lại, giữ sức khoẻ mà nuôi con Ơn trời, anh còn kịp cứu được cháu Chao ôi, vừa kịp khóc chào đời đã trải một cơn kinh hoàng hú vía Anh coi con anh này Cứ như không Đã bú, đã ngủ rồi đây này Ngoan chưa này Ôi chao, nó tè dầm rồi này.

Chị nựng nịu, và từ từ giở bọc chăn chiên đang ủ kín con tôì Chị thay tã cho nó Tôi nhìn, chết lặng.

- Con tôi - Tôi òa khóc, đỡ lấy bọc chăn - Con tôi!

Từ bấy tới nay, thời gian trôi qua và triền nước trôi đi, tôi đã có tuổi và con gái tôi đã thành một thiếu nữ Nó là đứa con của làn nước, mọi người đều nói thế bởi vì chuyện nó

sa xuống dòng nước lụt rồi được cha nó cứu lên thì cả làng ai cũng biết Nhưng điều bí mật kia thì không ai hay, kể cả con gái tôi nó cũng không thể biết Chỉ có dòng sông biết Có ngày nào mà tôi không ra đê ngắm làn nước trôi Vợ tôi, con trai tôi và người đàn bà

vô danh nhìn tôi từ đáy nước Thời gian, năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất thảy đều đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi vì ấy là một niềm đau không thể nói nên lời.

(Những Truyện Ngắn Bảo Ninh, NXB Trẻ, 2013, tr11-12)

Chú thích:

Nhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh năm 1952, tại Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Quê ông ở Xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình Bảo Ninh được biết tới với những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh và thời hậu chiến Ông là nhà văn có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc đổi mới văn xuôi Việt Nam hiện đại giai đoạn từ sau 1975 tới nay.

Trang 36

(1) : Nhiều không đếm xuể

(2) : Nhà nhỏ làm nơi trông giữ đê điều, hoa màu

Câu 1: Trong văn bản trên, nhân vật người kể chuyện là ai?

C Người đàn bà D Người kể chuyện ngôi thứ ba

Câu 2: Xác định thể loại của văn bản trên:

Câu 3: Câu chuyện được kể diễn ra trong bối cảnh thời gian nào của nước ta?

A Cách mạng tháng Tám năm 1945 B Kháng chiến chống Pháp

C Kháng chiến chống Mỹ D Thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu 4: Vì sao sau khi cứu được từ dòng nước lũ, nhìn người phụ nữ thay tã cho con, nhân

vật tôi lại chết lặng?

A Đứa bé ấy không phải là con mình

B Vui mừng vì đứa con vẫn còn sống

C Đau khổ khi người vợ không còn

D Đau đớn tuyệt vọng khi mất hết người thân

Câu 5: Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của văn bản?

A Tình huống éo le, thử thách

B Điểm nhìn trần thuật từ bên trong, khiến tác phẩm chân thực, giàu chất trữ tình

C Nhịp điệu câu văn nhẹ nhàng, thư duỗi

D Cốt truyện nhiều biến cố bất ngờ, hấp dẫn

Câu 6: Dòng nào sau đây nêu được thông điệp quan trọng nhất của văn bản?

A Có những bí mật con người không được phép nói ra, phải giấu kĩ trong lòng

B Mỗi người có nỗi đau riêng nhưng cần biết nén nỗi đau, đem yêu thương cho ngườikhác

C Chiến tranh không chỉ gây ra những mất mát nơi tiền tuyến, chiến tranh còn gieo rắcđau thương ở cả hậu phương

D Trong cuộc sống, nhiều khi con người phải đối mặt với những tình huống rất khó khăn

Câu 7: Dòng nào sau đây đã sắp xếp các chi tiết, sự kiện theo đúng trình tự của cốt

truyện?

A Nhìn người phụ nữ thay tã cho con, nhân vật tôi chết lặng Bàn tay của người đàn bàdưới nước truội đi, chìm nghỉm Vợ, con trai và người đàn bà vô danh cứ nhìn nhân vật tôi

từ đáy nước Nhân vật tôi không cứu nổi vợ, đến thi thể cô ấy cũng bất lực không tìm thấy

B Nhân vật tôi không cứu nổi vợ, đến thi thể cô ấy cũng bất lực không tìm thấy Bàn taycủa người đàn bà dưới nước truội đi, chìm nghỉm Nhìn người phụ nữ thay tã cho con,nhân vật tôi chết lặng Vợ, con trai và người đàn bà vô danh cứ nhìn nhân vật tôi từ đáynước

Trang 37

C Bàn tay của người đàn bà dưới nước truội đi, chìm nghỉm Nhìn người phụ nữ thay tãcho con, nhân vật tôi chết lặng Vợ, con trai và người đàn bà vô danh cứ nhìn nhân vật tôi

từ đáy nước Nhân vật tôi không cứu nổi vợ, đến thi thể cô ấy cũng bất lực không tìm thấy

D Bàn tay của người đàn bà dưới nước truội đi, chìm nghỉm Nhân vật tôi không cứu nổi

vợ, đến thi thể cô ấy cũng bất lực không tìm thấy Nhìn người phụ nữ thay tã cho con,nhân vật tôi chết lặng Vợ, con trai và người đàn bà vô danh cứ nhìn nhân vật tôi từ đáynước

Câu 8: Chỉ ra điểm chung về cảnh ngộ của nhân vật tôi và em bé được cứu.

Câu 9: Theo anh/chị, nhân vật “tôi” nên giữ bí mật về sự việc suốt đời hay nên nói ra? Vì

sao?

Câu 10: Bài học sâu sắc nhất mà anh/chị nhận được sau khi đọc văn bản trên? (Viết về bài

học đó bằng đoạn văn khoảng 5 câu)

GỢI Ý TRẢ LỜI Mỗi ý trả lời đúng được 0.5 điểm, Câu 9-10 đươc 1 điểm

- Khuyên nhân vật “tôi” im lặng và giữ bí mật về sự việc suốt đời, vì

+ Sự mất mát người thân yêu là hoàn cảnh không thể nào thay đổi, cách tốt nhất là sốngtrọn vẹn với những gì đang có nên hãy để bí mật đó trôi theo dòng nước

+ Nếu nói ra, người con gái sẽ đau khổ Im lặng nghĩa là giữ lại hạnh phúc cho con…

- Khuyên nhân vật “tôi” nên nói ra vì:

+ Đứa trẻ đã lớn, cần được biết về sự thật

+ Nhân vật tôi là người đã hi sinh vì con, người con sẽ hiểu và yêu thương ông hơn

+ Khi giữ bí mật, nhưng trong nhân vật tôi luôn phải mang nỗi ám ảnh, day dứt Có thểviệc nói ra những bí mật sẽ giúp ông thanh thản, giải thoát khỏi những giằng xé nội tâmtrong suốt cuộc đời…

Câu 10

HS rút ra bài học sâu sắc nhất, bàn bạc về bài học bằng đoạn văn với dung lượng cho phép

Ví dụ:

- Bài học sâu sắc nhất là chỉ có tình thương mới có thể chữa lành vết thương

- Vì yêu thương giúp con người vượt qua được những mất mát, đau thương…

Trang 38

BỘ ĐỀ HỌC KÌ 2

ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Ngày mai cả nhà ông sẽ đi Bãi Yên Đó là đoạn sông rộng và êm chạy ven chân một dãy núi đá vôi ở dưới đáy khúc sông đó là mộ người vợ bất hạnh của ông Thế là đã hơn mười năm rồi Con sông đổ biết bao nhiêu nước ra biển cũng như ông có biết bao thay đổi trên đời.Vào mùa hè cách đây mười hai năm Đó là mùa hè đầy bệnh tật và đói kém Dọc hai bên bờ sông ông qua, ngày nào cũng vọng tiếng kèn đám ma thảm thiết và thấp thoáng sau những lùm tre gầy nhằng, úa vàng là những chiếc cờ tang vật vờ bay Rồi vợ ông cũng trở thành nạn nhân của mùa hè ghê rợn ấy Bà để lại cho ông ba đứa con Đứa con gái hồi đó mới hơn bốn tuổi Trong suốt ba ngày ròng rã, ông ngồi trên mui thuyền trước xác vợ Hai đứa con trai ông vừa chèo thuyền vừa dỗ đứa em gái của mình ốm yếu khóc ngặt nghẽo suốt ngày Ông cập thuyền vào những đám dân cư hai bên sông để xin được chôn cất vợ Nhưng không một nơi nào chấp thuận Họ xua đuổi gia đình ông như xua đuổi một thứ ma quỷ chuyên đi gieo rắc cái chết Họ sợ bị lây bệnh dịch Ông không còn biết về đâu Ông sinh ra trên chiếc thuyền này Ông chỉ biết con thuyền và dòng sông Đến tối ngày thứ ba, ông ôm xác vợ khóc Giữa dòng sông mênh mang, con thuyền vật vờ trôi với một ngọn đèn dầu héo hắt trên mui thuyền Cuối cùng chỉ còn lại dòng sông mở rộng lòng đón nhận mọi số phận Ông chôn vợ xuống đáy dòng sông ở chỗ khúc sông rộng và êm nhất Ông cùng hai đứa con dùng gàu sắt thường dùng để lấy cát đào một cái hố dưới đáy sông và để người đàn bà yên nghỉ ở đó Họ chở một thuyền đá xanh xếp lên thành chiếc mộ để tránh nước cuốn đi Đêm đó ông xõa tóc, đốt hương lễ thần sông Ông đổ hết một bầu rượu lớn xuống sông và nguyền rằng: tất cả những người trong gia đình ông sẽ không bao giờ đặt chân lên mặt đất Họ sẽ sống một cuộc đời trên sông Ông luôn luôn nói với con cái rằng: Nếu chúng nó để gót chân chạm vào mặt đất đôi bờ thì trái tim chúng sẽ biến thành trái tim quỷ, chúng sẽ trở thành những con thú độc ác Hằng năm cứ đến ngày giỗ vợ, dù công việc bận thế nào gia đình ông cũng nghỉ Ông sắm sửa lễ vật và khi mặt trời khuất núi thì cả gia đình chèo thuyền đến Bãi Yên Ông xõa tóc và mặc áo, đây là ngày duy nhất trong năm ông mặc áo trừ những ngày đông rét mướt Sau khi làm lễ ông cùng hai người con trai lặn xuống đáy sông sửa sang lại ngôi mộ Ít năm sau người con trai cả lấy vợ Cô dâu là con gái một bạn thuyền của ông Ngày cưới con, ông cho đứa con trai thứ hai bơi chiếc mủng nhỏ đi suốt mấy ngày dọc một bãi sông mời bạn thuyền Đám cưới được tổ chức ở Bãi Yên với hàng chục chiếc thuyền các loại kết lại thành một chiếc bè lớn.

(Trích truyện ngắn “Mùa hoa cải bên sông” trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Quang Thiều - Tập truyện do Phương Nam Book và NXB Hội Nhà văn phát hành quý IV năm 2012.)

Chú thích:

*Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 tại làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội; hiện sống tại thành phố Hà Đông Tốt nghiệp đại học ở Cuba Ông từng làm việc tại tuần báo Văn Nghệ, Tuần Việt Nam (tuanvietnam.vn thuộc báo điện

Trang 39

tử Vietnamnet.vn), ủy viên Hội đồng thơ và hiện đang là Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khoá 8.

Bắt đầu viết văn từ năm 1983, Nguyễn Quang Thiều là cây bút đa năng và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí Ông nhanh chóng nổi lên như một nhà thơ trẻ cách tân hàng đầu thế hệ mình Bên cạnh thơ, ông cũng ghi dấu ấn vể văn xuôi, tiểu luận, dịch thuật và góp phần quan trọng quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới Ngoài ra, ông còn viết kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh và hơn 500 bài báo, bút ký, ghi chép, tiểu luận với các bút danh như Trực Ngôn, Vương Thảo, Hạnh Nguyên, Hoàng Lê

*“Mùa Hoa Cải Bên Sông” Đây là tên của tuyển tập truyện ngắn, trong đó có Truyện

ngắn nổi tiếng “Mùa hoa cải bên sông” Tác phẩm này được viết cách đây 20 năm, đã được dựng thành phim “Lời nguyền của dòng sông” do Khải Hưng làm đạo điễn, từng đoạt giải vàng liên hoan phim truyền hình quốc tế tại Bỉ năm 1993.

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích?

Câu 2 Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?

A Nhân vật người đàn ông B Nhân vật người con trai

C Nhân vật người con gái D Nhân vật người con dâu

Câu 3 Người đàn ông trong văn bản trên cuối cùng đã quyết định an táng vợ mình ở đâu ?

A Trên triền sông nơi có những bãi cỏ mênh mông

B Đáy dòng sông ở chỗ khúc sông rộng và êm nhất

C Đáy dòng sông nơi có những con sóng dữ dội

D Đáy dòng sông ở chỗ có khúc sông bình lặng nhất

Câu 4 Trong đoạn trích, vì sao người dân hai bên bờ sông không cho nhân vật người đàn

ông chôn cất người vợ ở trên bờ?

A Ông là dân lưu tán B Họ sợ bị lây bệnh dịch

C Vì gia đình ông nghèo D Vì người dân kỳ thị gia đình ông

Câu 5 Vì sao “ông” nguyền rằng: “tất cả những người trong gia đình ông sẽ không bao

giờ đặt chân lên mặt đất”?

A Vì ông quen sống trên sông nước

B Vì những người trên bờ không cho ông chôn cất vợ của mình

C Vì ông có mối thù với dân làng

D Vì ông muốn sống gần vợ

Câu 6 Xác định biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Cuối cùng chỉ còn lại dòng sông mở

rộng lòng đón nhận mọi số phận”?

Câu 7 Ý nghĩa lời nguyền của nhân vật người đàn ông?

A Không cho phép các thành viên trong gia đình được đặt chân lên bờ

B Thái độ thù hận của nhân vật ông với người dân trên bờ

C Vì ông muốn gia đình gắn bó với nghề sông nước

D Vì ông muốn xa lánh cuộc sống trên bờ

Câu 8 Câu văn: “Trong suốt ba ngày ròng rã, ông ngồi trên mui thuyền trước xác vợ” thể

hiện tâm trạng gì của nhân vật ông?

Trang 40

A Thương vợ B Đau đớn

C Xót xa, trăn trở, uất hận D Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9 Em có nhận xét gì về việc dân làng không cho chôn cất người vợ của nhân vật ông

ở trên bờ?

Câu 10 Nêu 02 thông điệp rút ra từ đoạn trích trên?

GỢI Ý TRẢ LỜI Mỗi ý trả lời đúng được 0.5 điểm, Câu 9-10 đươc 1 điểm

Ngày đăng: 19/02/2024, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w