Trang 2 MỤC TIÊU - Biết được các loại phụ gia thực phẩm, phân loại các loại phụ gia thực phẩm - Liệt kê được các chất tạo màu trong thực phẩm - Liệt kê được các chất bảo quản trong thực
Trang 1KIỂM NGHIỆM CHẤT MÀU
Trang 2MỤC TIÊU
- Biết được các loại phụ gia thực phẩm, phân loại các loại phụ gia thực phẩm
- Liệt kê được các chất tạo màu trong thực phẩm
- Liệt kê được các chất bảo quản trong thực phẩm
- Kể được các phương pháp kiểm nghiệm chất tạo màu và chất bảo quản thực phẩm thông dụng
- Biết được một số loại phụ gia thực phẩm độc hại
có mặt trái phép trong thực phẩm
2
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 3NỘI DUNG
I Phụ gia thực phẩm: Khái niệm, phân loại các
loại phụ gia thực phẩm Mã hóa tên gọi phụ gia
Trang 4I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm mục đích giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm
Con người đã biết sử dụng phụ gia thực phẩm từ thời xa xưa, ví dụ: thịt muối, cá muối, gia vị, rau thơm …
Công nghệ chế biến hiện đại, nhiều yêu cầu về chất lượng sản phẩm→ sử dụng nhiều loại phụ gia thực phẩm
4
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 5I PHỤ GIA THỰC PHẨM
5
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 6- Có đầy đủ tài liệu nghiên cứu về độc tố học:
Thử độc tính trên ít nhất 2 loại sinh vật, một trong hai loại ko phải loài gặm nhấm và có tính năng chuyển hóa gần giống như người
Liều thử độc phải lớn hơn liều mà người có thể hấp thụ vào cơ thể khi sử dụng thực phẩm
- Có đầy đủ tài liệu về phương pháp phân tích để xác định hàm lượng trong thực phẩm
6
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 7I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Sử dụng chất phụ gia mới phải trình cho Hội đồng ATTP thuộc Bộ Y Tế để xin phép Hồ sơ phải bao gồm:
- Tên chất, các tính chất lý, hóa, sinh học
Trang 8I PHỤ GIA THỰC PHẨM
PHÂN LOẠI:
1 Phẩm màu (chất tạo màu): Làm cho sản phẩm
trở nên bắt mắt, bổ sung lượng màu bị tổn thất
2 Chất bảo quản: Kéo dài thời gian sử dụng của
sản phẩm
3 Chất chống oxy hóa: Ngăn ngừa chất béo trong
sản phẩm thực phẩm bị oxi hoá dẫn đến sản phẩm bị ôi, thiu hoặc mất màu
Ví dụ: nguồn gốc tự nhiên như vitamin C (E200), vitamin E, tổng hợp như BHA(butylhydroxyanisol), BHT(butylhydroxytoluen)
8
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 9I PHỤ GIA THỰC PHẨM
PHÂN LOẠI:
4 Chất tạo vị ngọt: Tạo sự hài lòng đối với
người tiêu dùng khi lựa chọn đồ uống hoặc thức ăn, ví dụ sorbitol (E420), saccharin (E954)
5 Chất nhũ hóa: Kết hợp các chất vốn không
thể liên kết được lại với nhau, ví dụ lecithin (E322) trong chế biến sữa, sốt mayonaise
6 Chất ổn định: Ngăn sản phẩm không bị phân
lớp, kết tủa Ví dụ: gôm đậu carob (E410) trong chế biến kem
9
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 10I PHỤ GIA THỰC PHẨM
PHÂN LOẠI:
7 Chất tạo gel, chất làm đặc: làm tăng độ thống
nhất, độ đặc cho sản phẩm Ví dụ: pectin (E440) trong sản xuất mứt quả, alginat, agar agar dùng trong sản xuất kem, bánh kẹo, sữa đông, sữa chocolat, tinh bột dùng bổ sung vào nước sốt cà chua
8 Chất điều vị: tăng độ ngon, ngọt cho sản phẩm
Ví dụ monosodium glutamat (mì chính-E621)
9 Chất điều hương: tăng hương thơm cho sản
phẩm: Ví dụ các tinh dầu, vanilin
10
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 11I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Codex:
http://www.codexalimentarius.net/gsfaonline/ docs/CXS_192e.pdf
Hệ thống mã số quốc tế - INS, để mã hoá phụ gia thực phẩm nhằm mục đích thay thế cho tên gọi thông thường;
Ví dụ:100(i)– Curcumin– phẩm màu
Phụ gia được mã hoá không liên quan đến việc
nó có được cho phép sử dụng hay không
Ví dụ :103– Alkanet – không được phép sử dụng
11
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 13 Không sử dụng các phụ gia thực phẩm không có trong danh mục
Phụ gia được bổ sung phải được ghi vào thành phần của sản phẩm
Phụ gia có thể ghi dưới dạng tên đầy đủ or mã số E
Ví dụ: acid ascorbic hoặc E200; Curcumin hoặc E100
13
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 14I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Phân loại nhóm phụ gia thực phẩm của EU
E100–E199: phẩm màu
E200–E299: chất bảo quản
E300–E399: chất chống oxi hoá
Trang 15I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Việc sử dụng mã số E trên thế giới
EU - Úc - Newzeland - Israel - Gần đây ở bắc
Trang 16I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Qui định của FDA về phụ gia thực phẩm và ghi nhãn
Tại USA, quản lý chất phụ gia thực phẩm thuộc về
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA)
Qui định về sử dụng phụ gia thực phẩm được luật hoá thành đạo Luật liên bang N21
http://www.fda.gov/Food/IngredientsPackagingLabeling/FoodAdditivesIngredients/
16
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 17Ví dụ: FD&C Blue No 1, hoặc viết tắt Blue 1
17
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 18Ví dụ về ghi nhãn thực phẩm tại EU và USA
I PHỤ GIA THỰC PHẨM
18
Trang 19 Cấm sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục
Cấm sử dụng phụ gia thực phẩm quá giới hạn cho phép, không đúng đối tượng thực phẩm
Cấm sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng
19
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 20I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Qui định của Việt Nam về phụ gia thực phẩm
và ghi nhãn
Nghị định 89/NĐ-CP qui định về ghi nhãn thành phần nguyên liệu kể cả chất phụ gia:
Phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia, mã số quốc tế
Phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu phải ghi thêm chất tự nhiên hay tổng hợp
Ví dụ: Chất nhũ hoá (acid béo mono and di glycerid, 471)
http://tracuuphugia.vfa.gov.vn
20
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 21I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Dù còn có tranh cãi về việc sử dụng phụ gia thực phẩm, phụ gia cũng đã mang lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất và người tiêu dùng
Một chất phụ gia nếu đã được cho phép sử dụng đồng nghĩa nó an toàn cho người sử dụng
Một phụ gia thực phẩm dù đã được phép sử dụng vẫn phải tiếp tục chịu sự giám sát và luôn được cập nhật mức độ an toàn cho người sử dụng
21
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 22I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm nói chung:
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Về việc ban hành «Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm» số:
3742/2001/QĐ-BYT (file PDF đính kèm)
Một số quy chuẩn kỹ thuật được Bộ Y tế ban hành cho từng loại phụ gia thực phẩm và yêu cầu kỹ thuật cho từng chất phụ gia thực phẩm Phạm vi áp dụng của các quy chuẩn là các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các phụ gia thực phẩm và cơ quan nhà nước có liên quan Có thể
kể đến các Quy chuẩn Việt Nam sau:
22
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 23I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm nói chung:
QCVN 4-1/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất điều vị
QCVN 4-2/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất làm ẩm
QCVN 4-3/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất tạo xốp
QCVN 4-4/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất chống đóng vón
QCVN 4-5/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất giữ màu
23
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 24I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm nói chung:
QCVN 4-6/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất chống oxy hóa
QCVN 4-7/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất chống tạo bọt
QCVN 4-8/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất ngọt tổng hợp
QCVN 4-9/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất làm rắn
QCVN 4-10/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – phẩm màu
24
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 25I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm nói chung:
QCVN 4-11/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất điều chỉnh độ acid
QCVN 4-12/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất bảo quản
QCVN 4-13/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất ổn định
QCVN 4-14/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất tạo phức kim loại
QCVN 4-15/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất xử lý bột
25
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 26I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm nói chung:
QCVN 4-16/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất độn
QCVN 4-17/2010: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất khí đẩy
QCVN 4-18/2011: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chế phẩm tinh bột
QCVN 4-19/2011: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – Enzym
QCVN 4-20/2011: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất làm bóng
26
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 27I PHỤ GIA THỰC PHẨM
Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm nói chung:
QCVN 4-21/2011: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất làm dày
QCVN 4-22/2011: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất nhũ hóa
QCVN 4-23/2011: Quy chuẩn Quốc Gia về phụ gia thực phẩm – chất tạo bọt
Các quy chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với từng chất phụ gia cụ thể
27
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 28II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chất màu thực phẩm là những chất có nguồn gốc từ
tự nhiên hay tổng hợp hóa học, được bổ sung vào thực phẩm nhằm tạo màu sắc hấp dẫn cho sản phẩm
PHÂN LOẠI:
- Chất màu tự nhiên: Thường gặp trong các
nguyên liệu thực vật, chia làm 3 nhóm chính:
Trang 29II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Antoxian: Có màu đỏ và màu xanh lam
Có bốn loại antoxian là pelacgonidin, xianidin, denfinidin và apigenidin Màu đỏ, xanh lam và các màu khác tương tự khác của rau quả là do este metyl của các antoxianidin này Các sắc tố của antoxian rất nhạy cảm với các tác động của môi trường đặc biệt là pH và nhiệt độ Do đó khi tách chiết cũng như bổ sung antoxian vào thực phẩm cần hạn chế sự biến đổi tính chất của chúng
Liều dùng 0,1 mg/kg khối lượng cơ thể
29
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 30II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Carotenoid: Có màu vàng, nhóm này gồm 60 –
70 sắc tố tự nhiên, tiêu biểu là caroten, xanthophyll, capsanthin, licopen… Các chất này
có nhiều trong cà chua, cà rốt, gấc hay vỏ giáp xác…có đặc tính tan trong dầu, không tan trong nước và khá bền với nhiệt nên trong chế biến ít khi biến đổi màu
30
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 31II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chlorophyll: Có màu xanh lá cây, gồm hai dạng
là chlorophyll A (C55H72O5N4Mg) và chlorophyll
B (C55H70O6N4Mg) Chlorophyll không bền với nhiệt độ và pH thấp, khi biến đổi sẽ trở thành màu nâu, do đó thường sử dụng dung dịch chlorophylin bền màu hơn (chiết trong môi trường kiềm các lá thực vật màu xanh) Chlorophyll ứng dụng nhiều trong sản xuất bánh kẹo, đồ uống hay đồ hộp rau quả…
Liều dùng 15 mg/kg khối lượng cơ thể
31
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 32II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Một số nhóm chất màu tự nhiên khác
Caramel: có màu nâu đen, thu được bằng cách nấu đường sacaroza ở nhiệt độ cao Caramel được dùng cho các sản phẩm dấm, rượu vang, bia, rượu táo, thịt, cá, đậu phụ
Liều dùng 100 mg/kg khối lượng cơ thể
Curcumin: có màu vàng cam, chiết từ củ nghệ, dùng trong sản xuất bột cari, nước dùng, mù tạt
Liều dùng 0,1 mg/kg khối lượng cơ thể
32
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 33II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chất màu nhân tạo
Hàng năm có khoảng 7000 tấn chất màu dùng trong thực phẩm, sản lượng chất màu tự nhiên
chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu sử dụng → sử dụng chất màu nhân tạo, rẻ hơn, bền màu trong quá trình chế biến
33
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 34II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chất màu nhân tạo
34
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 35II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chất màu nhân tạo
Nhóm chất màu vàng: Nhóm chất màu này thường được dùng nhiều trong sản xuất bánh kẹo, mứt, đồ uống, rượu, vỏ ngoài phomat, vỏ ngoài thịt chín…
Tartrazin (E102): là dẫn xuất của axit pyrazol carboxylic, có màu vàng chanh
Liều dùng 7,5 mg/kg khối lượng cơ thể
35
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 36II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chất màu nhân tạo
Nhóm chất màu vàng:
Quinolein vàng (E104): là muối Natri của axit monosulphonic và disulphonic của Quinophtalin và quinolyindanedion, có màu vàng
Liều dùng 2,5 mg/kg khối lượng cơ thể
Vàng da cam S (E110): là muối Na của axit Naphtol- sulphonic, có màu vàng da cam
Liều dùng 0,5 mg/kg khối lượng cơ thể
36
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 37II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chất màu nhân tạo
Nhóm chất màu đỏ
Azorubin (Carmoisin- E122): là muối Na của acid Naphtol- sulphonic, có màu đỏ Được dùng trong sản xuất mứt kẹo, sirô, nước giải khát
Liều dùng 0,5 mg/kg khối lượng cơ thể
Amaranth (E123): Là muối có 3 nguyên tử Na của acid Naphtol- disulphonic, có màu đỏ boóc đô Được dùng trong sản xuất trứng cá muối, nước quả, rượu nho
Liều dùng 0,75 mg/kg khối lượng cơ thể
37
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 38II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chất màu nhân tạo
Nhóm chất màu đỏ
Đỏ rệp: Là muối có 3 nguyên tử Na của acid Naphtol- disulphonic, có màu đỏ giống như màu đỏ của acid cacminic (chất màu tự nhiên), được dùng trong sản xuất bánh kẹo, đồ uống, rượu vang, kem…
Liều dùng 0,75 mg/kg khối lượng cơ thể
38
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 39II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chất màu nhân tạo
Nhóm chất màu đỏ
Erythrosin (E127): Là muối của fluorescin, có màu đỏ, được dùng trong sản xuất bánh kẹo, mứt, sirô…
Liều dùng 2,5 mg/kg khối lượng cơ thể
Ngoài ra còn một số chất có màu đỏ khác như: Ponceau 4R (E124), Carmin (E120), đỏ 2G (E128)…
39
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 40II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chất màu nhân tạo
Nhóm chất màu xanh
Màu xanh lơ V (E131): là muối canxi của dẫn xuất triphenylmetan, có màu xanh nhạt, được dùng trong sản xuất bánh kẹo, đồ uống, kem… Liều dùng 2,5 mg/kg khối lượng cơ thể
Indigo carmin (E132): là muối Na của acid indigodisulphonic, có màu xanh lam, được dùng trong sản xuất kem, bánh kẹo, mứt quả… Liều dùng 5,0 mg/kg khối lượng cơ thể
40
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 41II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chất màu nhân tạo
Nhóm chất màu xanh
Xanh lơ sáng FCF (E133): Có công thức
C 37 H 34 N 2 Na 2 O 9 S 3 là chất có màu xanh lơ sáng, được phép dùng ở Canada, Anh và Mỹ cho các sản phẩm bánh kẹo, sirô, đồ hộp…
Xanh lục sáng BS hay Green S (E142): Là muối Natri của dẫn xuất fusinic, có màu xanh lục sáng, được dùng trong sản xuất quả ngâm đường, sirô, nước giải khát, bánh kẹo… Liều dùng 5,0 mg/kg khối lượng cơ thể
41
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 42II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chất màu nhân tạo
Nhóm chất màu đen
Màu đen sáng BN (E151) : Là muối có 4 Na của acid tetrasulphonic, có màu đen sáng, được dùng trong sản xuất bánh kẹo, đồ uống…
Liều dùng 1,0 mg/kg khối lượng cơ thể
Nâu HT (E155): Một loại phẩm màu azo thường dùng trong bánh sô cô la, các sản phẩm sữa như sữa chua, phô mai, trong mứt hoa quả
Hay gây dị ứng
42
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Trang 43II CHẤT TẠO MÀU THỰC PHẨM
Chất màu nhân tạo
Chất màu vô cơ
Các chất màu vô cơ chủ yếu dùng để trang trí thực phẩm, sử dụng các loại bột nhẹ để chống dính ở bền mặt Ví dụ như sắt oxyd đen (172i), sắt oxyd đỏ (172ii) dùng để trang trí bề mặt thực phẩm như mứt, bánh kẹo, xúc xích… hay như vàng, đá quý đặt trên các loại bánh dành cho giới thượng lưu nhằm tạo ấn