TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ............................... BÀI TẬP NHÓM MÔN MARKETING CƠ BẢN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING HIỆN ĐẠIGiảng viên hướng dẫn: Ths. DƯƠNG TUẤN ANHNhóm thực hiện :Nhóm 1HÀ NỘI:Tháng 112010LỜI MỞ ĐẦUHiện nay, định nghĩa về mạng xã hội không còn xa lạ với mỗi người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các mạng xã hội như MySpace, Facebook hay Linkedln đang đóng một vai trò không thể thiếu đối với nhu cầu kết nối của công chúng. Mạng xã hội rất đa dạng về hình dáng kích thước, từ các hệ thống được “đánh bóng” cẩn thận như MySpace đến các hệ thống thiên về kinh doanh như Linkedln. Ngày nay, thế hệ trẻ chính là dấu hiệu tốt nhất dự báo các hành vi trong tương lai. Hàng triệu Blog được tạo ra, hàng triệu đoạn phim ngắn, hàng triệu hình ảnh, bài viết … được chia sẻ mỗi tháng. Từ đây một cấp số nhân các mối liên kết tạo nên một cộng đồng, một xã hội trên Internet. Đó chính là Mạng xã hội (Social Network). Với sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng này, ngày nay Internet không còn được coi như là thế giới ảo nữa, nó đã trở thành một phần cuộc sống thực của hàng tỷ người trên hành tinh. Với khả năng truyền thông và lượng truy cập lớn như hiện nay thì mạng xã hội đã trở thành một lựa chọn không thể thiếu trong hoạt động Marketing của mỗi doanh nghiệp. Với tính cấp thiết như hiện nay nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài : “ Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại”. Vì kiến thức và điều kiện tìm hiểu còn hạn chế nên trong bài làm của chúng em còn có nhiều thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự góp ý của thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầySinh viên thực hiên:Nhóm 1I TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ MARKETING HIỆN ĐẠI1. Tổng quan về mạng xã hội1.1. Định nghĩa Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ******* BÀI TẬP NHÓM MÔN MARKETING CƠ BẢN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING HIỆN ĐẠI Giảng viên hướng dẫn: Ths. DƯƠNG TUẤN ANH Nhóm thực hiện :Nhóm 1 HÀ NỘI:Tháng 11/2010 Nhóm 1 Page 1 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, định nghĩa về mạng xã hội không còn xa lạ với mỗi người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các mạng xã hội như MySpace, Facebook hay Linkedln đang đóng một vai trò không thể thiếu đối với nhu cầu kết nối của công chúng. Mạng xã hội rất đa dạng về hình dáng kích thước, từ các hệ thống được “đánh bóng” cẩn thận như MySpace đến các hệ thống thiên về kinh doanh như Linkedln. Ngày nay, thế hệ trẻ chính là dấu hiệu tốt nhất dự báo các hành vi trong tương lai. Hàng triệu Blog được tạo ra, hàng triệu đoạn phim ngắn, hàng triệu hình ảnh, bài viết … được chia sẻ mỗi tháng. Từ đây một cấp số nhân các mối liên kết tạo nên một cộng đồng, một xã hội trên Internet. Đó chính là Mạng xã hội (Social Network). Với sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng này, ngày nay Internet không còn được coi như là thế giới ảo nữa, nó đã trở thành một phần cuộc sống thực của hàng tỷ người trên hành tinh. Với khả năng truyền thông và lượng truy cập lớn như hiện nay thì mạng xã hội đã trở thành một lựa chọn không thể thiếu trong hoạt động Marketing của mỗi doanh nghiệp. Với tính cấp thiết như hiện nay nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài : “ Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại”. Vì kiến thức và điều kiện tìm hiểu còn hạn chế nên trong bài làm của chúng em còn có nhiều thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự góp ý của thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! Sinh viên thực hiên: Nhóm 1 I/ TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ MARKETING HIỆN ĐẠI 1. Tổng quan về mạng xã hội Nhóm 1 Page 2 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại 1.1. Định nghĩa Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Về bản chất mạng xã hội là các thể loại online media, nơi mà mọi người có thể nói chuyện, tham gia, chia sẽ, liên kết…. Điểm chung của các mạng xã hội là đều có hệ thống discussion, feedback, comment, vote. Theo các phương tiện truyền thông bình thường thì chúng ta có không quá hai cách để có thể giao tiếp với nhau (các điện thoại giờ đây đã có thể vừa nghe vừa thấy nhau) nhưng với mạng xã hội thì chúng ta có khá nhiều cách giao tiếp với nhau cùng một lúc. Trước hết chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa Social Network và Social Media: Social Media: Truyền Thông Xã Xội Social Network: Mạng Xã Hội Nếu xét về mặt ngữ nghĩa thì đây là hai từ khác nhau. Tuy nhiên đôi khi bạn sẽ cảm thấy băn khoăn không biết sử dụng thuật ngữ nào cho hợp lý trong từng trường hợp cụ thể. Rất nhiều người cũng có cùng kinh nghiệm như thế. Có thể giải thích một cách đơn giản như sau: Social Media có thể được xem là một chiến lược để truyền thông, còn Social Network là một công cụ dùng để kết nối mọi người với nhau trong cùng một cộng đồng. Sự khác biệt này không chỉ về ngữ nghĩa mà còn ở đặc điểm và chức năng và cách chúng được sử dụng. Ngoài ra bạn sẽ tự hỏi: cái nào có trước? Có thể nói là Social Network ra đời trước và sau đó được phát triển lên thành Social Media. Thế làm sao để phân biệt được trang nào là Social Media? Và trang nào là Social Networks? Ví dụ: Facbook, Twitter, Youtube Cả Facebook và Twitter đều là websites 2.0 với đầy đủ tất cả các chứ năng như kết nối bạn bè, chia sẽ bài viết, thông tin, dữ liệu, hình ảnh, video… Cả hai trang web đều nằm ở giữa của hai thuật ngữ này. Đầu tiên cả Facebook và Twitter đều là Social Network và dần tiến hóa và trở Nhóm 1 Page 3 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại thành Social Media. Bạn có thể sử dụng Facebook để quảng bá cho các sản phẩm mới tới những cộng đồng hàng chục triệu người có cùng sở thích. Còn Youtube là kênh Social Media nơi bạn có thể upload, chia sẽ các video clip hay, các đoạn phim quảng cáo hấp dẫn. Bạn có thể dùng Social Media để dễ dàng kết nối với Network của riêng bạn. Hoặc dựa vào Network để làm đòn bẩy cho các chiến lược Social Media. 1.2 Phân loại các kênh Social media • Social News: Digg, Sphinn, Newsvine chúng ta có thể đọc tin từ các topic sau đó có thể vote hoặc comment • Social Sharing: Flickr, Snapfish, YouTube chúng ta có thể tạo, chia sẽ các hình ảnh, video cho tất cả mọi người • Social Networks: Facebook, LinkedIn, MySpace, và Twitter là những đại diện rõ ràng nhất cho loại hình này cho phép bạn bè có thể tìm thấy và chia sẽ với nhau. Chắc hẳn Microlink không cần phải nói quá nhiều về loại hình này rồi nhỉ • Social Bookmarking: Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và Diigo là nơi chúng ta có thể chia sẽ hoặc bookmark các site quan tâm. 1.3. Các lợi ích từ mạng xã hội Vậy rốt cuộc các mạng xã hội này mang lại lợi ích gì cho chúng ta? Có phải chỉ để thỏa mãn các yêu cầu cơ bản khi online? Nói đến đây chắc trong đầu mỗi chúng ta đều đã có câu trả lời riêng cho mình nên Microlink sẽ đưa ra các câu hỏi để bạn có thể thấy rõ các lợi ích hơn. • Bạn có biết cứ trong 10 website có tốc độ phát triển nhanh nhất thì trong đó có 5 website được người dùng tương tác nhiều nhất qua content? (số liệu được Microlink tổng hợp qua Google Analytics) Vậy bạn nghĩ sao nếu các nội dung này được tương tác trên các mạng xã hội nhiều hơn? • Bạn có biết 67% các nhà kinh doanh cho biết rằng các lời khuyên, phản hồi trên các sản phẩm, dịch vụ đến từ khách hàng? (số liệu được Microlink tổng hợp từ Google) Sản phẩm, dịch vụ này nếu được tương tác với mạng xã hội thì con số % còn tăng bao nhiêu nữa? • Bạn có biết 45% người dùng Internet thương xuyên tạo các content online (viết blog, chia sẽ comment…)? (số liệu được Microlink tổng hợp từ Google) • Bạn có biết có hơn 1.2 tỉ bài viết trên các blog mỗi ngày? (có tổng hợp từ số liệu của wordpress) Với những câu hỏi trên cũng gần như là câu trả lời thì chúng ta thấy nếu tương tác tốt với mạng xã hội thì sẽ như thế nào? Hiện tại ở Việt Nam các công ty cũng đã bắt đầu chú ý tới mạng(có nhưng chưa nhiều) dể thấy nhất là thông qua facebook - số lượng Ads của các công ty, doanh nghiệp đang ngày một tăng, số lượng các bạn trẻ tận dụng kênh này để buôn bán rất nhiều. Điều mà chúng ta cần chú ý đến mạng đầu tiên đó là chi phí rất rẻ có biết tận dụng thì có khi chi phí chỉ gần bằng 0.Vấn đề này sẽ được đề cập rõ hơn ở phần 2 của bài tiểu luận. 1.4. Tác động của Social Media Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét 3 khía cạnh sau: Nhóm 1 Page 4 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại • Tác động tới hành vi khách hàng. • Tác động tới hành vi của doanh nghiệp. • Tác động tới hành vi các Marketer. a/ Tác động tới hành vi khách hàng. Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn mô hình AISAS do Dentsu phát triển về sự thay đổi trong hành vi của khách hàng tuỳ theo điều kiện Marketing. Trước tiên là sơ đồ thể hiện tư duy và hành động của khách hàng với hình thức marketing truyền thống: người tiêu dùng đơn lẻ tiếp nhận một thông điệp Marketing qua Mass Media sẽ qua các giai đoạn: Chú ý >Thích thú > Mong muốn > Nhớ lại > Hành động (mua hàng). Và tiếp theo là mô hình phản ánh sự thay đổi trong hành vi của khách hàng thời Social Media: Họ lên mạng tìm và so sánh món hàng họ muốn mua, từ đó đưa ra quyết định mua hàng, và sau khi đã sử dụng, với Social Media, họ sẽ chia sẻ trải nghiệm của mình với cộng đồng. Tìm kiếm và Chia sẻ là hai hành vi phổ biến của người dùng Internet được ghi nhận trong mô hình này. Đây là 2 chữ S quan trọng nhất trong Internet Marketing (Search và Share). Thực tế hiện nay cho thấy được một nét sinh hoạt mới của giới trẻ: sở hữu một trang cá nhân, làm thành viên một mạng xã hội (Social Network). Có thể nói Blog đã trở thành “một phần của cuộc sống” trong xã hội hiện nay. (Theo Technorati, số lượng Blog đã vượt qua con số 72 triệu từ năm 2007. Cứ 2 giây lại có 3 weblog mới ra đời, tương đương với con số 120.000 Weblog/ngày). Truyền thông mạng xã hội (SM) đem đến cho khách hàng (ở đây đồng thời là người sử dụng mạng xã hội) một sự tự tin, tự tin được cập nhật, tự tin được phát biểu cũng như bày tỏ chính kiến và tự tin cùng nhau hành động. Thành công rực rỡ đầu tiên của SM phải kể tới là thành công của chiến dịch tranh cử tổng thống Obama. Ông Obama đã xuất hiện trên 16 mạng liên kết, riêng facebook đã có 2 triệu “fans”… trang web cá nhân của ông đã thu hút được 1,5 triệu nhà tài trợ. Các khách hàng – đồng thời là các fan hay các guest trên các mạng xã hội có sự có mặt của nhân vật “2.0” này đã thực sự tự tin cùng nhau hành động - quyên góp tranh cử qua mạng xã hội, và từ những khoản nhỏ trong cộng đồng mạng số tiền lên đến 600 triệu USD. Số tiền này lớn hơn nhiều so với số tiền ủng hộ ông Mc Cain quyên góp bằng con đường Marketing chính diện. b/ Tác động tới hành vi của doanh nghiệp: Nhóm 1 Page 5 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại Với các cách thức tiếp thị truyền thống, chúng ta có lẽ đã quá quen với các chiến dịch tiếp thị; phát tời rơi, tổ chức sự kiện ầm ĩ …. Với Social Media , nhẹ nhàng hơn, các doanh nghiệp đã thay đổi cách tiếp cận này với một cách thức tự nhiên hơn: sử dụng tiện ích 2.0, quảng cáo mạng xã hội. Với trang blog về sản phẩm của mình, doanh nghiệp đã tiếp cận được với từng khách hàng của mình hết sức tự nhiên, khách hàng – blogger đã không “xù lông” với cách tiếp cận này. Friendlist chính là danh sách khách hàng, “comment” của friends chính là cách quảng bá sản phẩm đến cộng đồng thuyết phục nhất, những tranh luận sôi nổi về sản phẩm mà mục đích là lấy ý kiến khách hàng được chủ blog – công ty khơi nguồn và friends tham gia rất nhiệt tình… Tận dụng sự tiếp cận tự nhiên này, các doanh nghiệp đang hướng tới một sự tương tác sâu: ví như cách thức các báo điện tử lớn ở Mỹ đã sử dụng Social Media: đưa ra các chức năng tương tác độc giả trên site, tạo điều kiện cho độc giả, blogger tham gia đưa tin như CNN iReport, việc sử dụng Facebook FanPage, Twitter account, hoặc các section blogging dành cho độc giả. Điều này có nghĩa : Khách hàng đang nói về thương hiệu của bạn, đánh giá sản phẩm của bạn, tin tưởng lời giới thiệu/đánh giá hơn quảng cáo. c/ Tác động tới hành vi các Marketer. Cuối cùng chúng ta sẽ cùng nhau xem xét tác động của Social Media lên tư duy của những người làm Marketing. Marketer + IT. Social Media được xây dựng dựa trên nền tảng Internet và công nghệ phần mềm, nên ít nhiều nó sẽ sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. Vì thế sẽ không khó hiểu khi các Marketer bắt đầu chú ý tìm tòi tới lĩnh vực vốn trước giờ không phải mảnh đất của họ: công nghệ thông tin – không phải tìm tòi để trở thành dân IT nhưng chính xác để tiếp cận và áp dụng cho công việc. Ngoài ra, cũng tôt khi mà ngoài những kỹ năng tin học văn phòng, các marketer có thể xử lý, chỉnh sửa hình ảnh, rèn luyện kỹ năng viết lách và trình bày văn bản, sử dụng Internet một cách thành thạo xem tin, tìm kiếm, đăng ký thành viên, download, upload…. Marketer = thành viên của mạng xã hội: Cũng sẽ không bất ngờ khi một marketer cúng là một thành viên của Facebook , cũng có một Blog riêng để viết bài, có mặt trên Flikr chia sẻ hình ảnh hay có một account trên Youtube chia sẻ những đoạn film thú vị…Đây chính là cách sống hòa đồng với mạng xã hội. Tuy nhiên các Marketer luôn có cách tiếp cận của riêng họ và luôn không quên công việc của họ : markerting. Thú thật, những trải nghiệm thực tế của cá nhân và đặc biệt các mối quan hệ trên cộng đồng này sẽ giúp ích cho công việc Marketing trong môi trường SM rất nhiều về sau. Marketer + tư duy mới : Tim O’Reilly (O’Reilly Media) nói: “Social Media không phải để nói về bạn, về sản phẩm hay câu chuyện của bạn. Nó phải là việc tạo ra những giá trị cho cộng đồng mà có bạn trong đó. Nếu bạn muốn tạo ra những ảnh hưởng tích cực, hãy quên đi việc sẽ nhận được gì từ Social Media mà hãy nghĩ đến việc ta có thể mang lại điều gì cho cộng đồng. Càng nhiều giá trị bạn mang lại cho cộng đồng, thì sẽ càng nhiều lợi ích cộng đồng mang đến cho bạn”. Đây chính là tư duy của các Social Media Marketer. 2.Tổng quan về Marketing hiện đại: Song song với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, là sự ra đời của các loại hoạt động Marketing. Nếu như xưa kia, Marketing truyền thống phù hợp với giai đoạn thị trường: thị trường của người bán (nhà sản xuất), thì ngày nay, Marketing hiện đại phù hợp với giai đoạn thị trường: thị trường người mua (người tiêu dùng). Nhóm 1 Page 6 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại Marketing hiện đại ra đời, để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Ngày nay, khách hàng có quyền lực hơn bao giờ hết, họ có thể kiểm soát việc sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ ở đâu,vào lúc nào, như thế nào, đồng nghĩa với nó là họ sẽ có nhiều sự lựa chọn, họ ít khi trung thành với một nhãn hiệu nào đó. 2.1. Khái niệm của Marketing hiện đại: Marketing hiện đại (Modern Marketing) là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinhdoanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm cụ thế, dẫn đến việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu (bán cái thị trường cần chứ không phải là bán cái có sẵn, xuất phát từ lợiích người mua, coi trọng khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu cầu thịtrường cùng với sự thay đổi thường xuyên về cả số lượng vàchất lượng cần thỏa mãn). 2.2. Vai trò và vị trí của Marketing hiện đại trong kinh doanh: Marketing ngày nay đóng một vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới và sau đó định vị những sản phẩm này trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ mới là câu trả lời của các công ty trước sự thay đổi sở thích của khách hàng và cũng là động lực của sự cạnh tranh.Nhu cầu của khách hàng thay đổi, các công ty phải đổi mới để làm hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách. Vì vậy Marketing hiện đại có vai trò là: 1. Xác định nhu cầu của khách hàng, thiết lập và lãnh đạo tiến trình đổi mới. 2. Phối hợp với các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác để thúc đẩy tiến trình thực hiện các sản phẩm mới, và nó là nhân tố quan trọng nhất tác động đến thành công của một sản phẩm. 3. Giúp doanh nghiệp chỉ ra được những xu hướng mới, nhanh chóng trở thành đòn bẩy, biến chúng thành cơ hội, giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớn mạnh lâu bền của công ty. 2.3. Vấn đề của Marketing hiện đại: chiến thuật đổi dần chiến lược: Xác định chiến thuật cho một thương hiệu là rất quan trọng. Mộtkhi đã nghiên cứu kỹ và chọn được chiến thuật thì doanh nghiệp cố gắng theo đuổi chiến thuật đó đến cùng, không nên thay đổi giữa chừng. Nếu sự lựa chọn là sáng suốt vì dựa trên các kếtquả nghiên cứu Marketing chính xác thì chắc chắn thương hiệu đó sẽ đi đến thành công, nổi tiếng trong thời gian dài. Thí dụ cho sự nhất quán thương hiệu: Bột giặt Tide, khẩu hiệu là“trắng, sạch”, khẩu hiệu đó không hề thay đổi từ khi bắt đầu xuấthiện cho đến ngày nay. Kết quả là Tide dẫn đầu trên thị trườngbột giặt trong thời gian dài.Mercedes cũng có những sai lầm “Mua Mercedes Kitcheware để có thể tăng tốc phục vụ bữa ăn từ 0->66 km/h nhanh nhanh nhấtcó thể”. Thoạt nghe có vẻ đáng yêu, thậm chí là rất thú vị, nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì nó làm giảm sự tự hào của người chủ xe (vínhư anh bồi bàn) và làm giảm giá trị thương hiệu Mercedes, và may mắn câu khẩu hiệu này Mercedes chỉ sử dụng trong thờigian ngắn. 2.4. Bí kíp của Marketing hiện đại. Bí kíp của Marketing hiện đại là sáng tạo ra một chiến lược Marketing và lập ra một kế hoạch hoàn hảo. Đó là một suy nghĩ,một cách thức kinh doanh khác lạ, một chút khả năng cá nhân và rất nhiều sự nỗ lực để làm cho công việc kinh doanh có nhiều điểm lạ so với đối thủ cạnh tranh.Thành công đó sẽ làm cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường và không có một đối thủ cạnh tranh thực thụ. II/ VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG MARKETING HIỆN ĐẠI Nhóm 1 Page 7 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại Trong bảng xếp hạng của Miniwatts Marketing Group, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Việt Nam đứng thứ 17 trong top các quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất thế giới. Một điểm khá thú vị là Việt Nam có tốc độ tăng trưởng số người dùng Internet nhanh số 1 thế giới (giai đoạn 2000 - 2008), tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai Hiện tại tỷ lệ sử dụng Internet ở nước ta là 23.5% tương đương với số dân khoảng 20 triệu người. Với một số lượng đông đảo cộng đồng sử dụng Internet như vậy mạng xã hội (Social Network) và bao quát hơn là Truyền thông mạng xã hội (Social Media) đã trở thành xu hướng tất yếu không chỉ trong đời sống hàng ngày. Trên thế giới đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ứng dụng Truyền thông xã hội. Để đạt được những thành công đó, mạng xã hội đã có những cách thức tiếp cận và vai trò nhất định trong Marketing hiện đại. 1.Cách thức sử dụng mạng xã hội 1.1. Chi phí thấp, hiệu quả cao Tại Việt Nam, doanh nghiệp muốn có được 1 đoạn quảng cáo về công ty hay sản phẩm của mình trên truyền hình thì phải bỏ ra số tiền khá lớn. Cụ thể là để có 30s quảng cáo vào khung giờ 19h50 - 20h10 trên kênh VTV1 thì bạn phải trả cho TVAD (Công ty quảng cáo và dịch vụ truyền hình) số tiền là 40 triệu đồng. Con số này thậm chí còn lên đến 60 triệu đồng nếu bạn muốn đăng quảng cáo ở khung giờ 21h -22h10 trên kênh VTV3. Nhưng nếu đem số tiền này để thực hiện chiến dịch marketing trên mạng xã hội, doạnh nghiệp sẽ có thể làm nhiều hơn chứ không chỉ là một quảng cáo ngắn ngủi. Việc viết những đoạn giới thiệu sản phẩm hay quảng bá về công ty sẽ chẳng tốn bao nhiêu chi phí so với việc đầu tư một ê-kíp làm quảng cáo. Mà hiệu quả của nó mang lại đôi khi lại vượt trội hơn. Do đó, chi phí thật sự là một thế mạnh lớn của mạng xã hội so với các phương tiện truyền thông khác. 1.2. Tính tương tác cao a.Lòng tin của khách hàng đối với thông tin được đăng tải Trong truyền thông xã hội, doanh nghiệp đã nâng cao lòng tin trong khách hàng của mình nhờ cách tiếp cận dưới cả hai góc độ cá nhân và doanh nghiệp. Cá nhân, vì khách hàng có thể đưa ra được ý kiến của mình, và doanh nghiệp sẽ lắng nghe và phản hồi lại ý kiến đó với tư cách cá nhân. Doanh nghiệp sẽ nhận lại phản hồi từ đó tạo nên niềm tin của khách hàng vào tính xác thực của sản phẩm. Với hình thức truyền thông trao đổi thông tin dễ dàng, các doanh nghiệp từ đó cũng có thể chăm sóc và quan hệ với khách hàng rất thuận tiện, đưa mọi thông tin đến khách hàng một cách nhanh nhất. b.Phát triển sản phẩm Phạm vi của Truyền thông xã hội là rất rộng lớn, do có sự liên kết thành viên và sự ảnh hưởng lẫn nhau của các thành viên, nên với mỗi một nội dung chia sẻ sẽ có rất nhiều ý kiến theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đây chính là tính chất truyền thông đa chiều chỉ có ở Truyền thông xã hội. Đối với các doanh nghiệp, Truyền thông xã hội tạo thêm nhiều tác động tới hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là trong cách thức truyền thông. Nếu tin tức đưa ra hay và phù hợp với sự quan tâm của người sử dụng, họ sẽ lan truyền thông tin ấy. Đặc biệt, đứng từ phía người tiếp nhận thông tin, họ sẽ tin tưởng thông tin từ những người bạn hơn là nguồn tin từ truyền thông đại chúng truyền thống như báo, quảng cáo cách thức này là dựa trên sự kết nối giữa các khách hàng với nhau, người này truyền đến người khác và cứ như Nhóm 1 Page 8 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại vậy thông tin được truyền theo cấp số nhân. Bản thân khách hàng sẽ là người truyền tải thông điệp của sản phẩm. Do đó, tính tương tác giữa các thành viên trong truyền thông mạng xã hội được thể hiện rất rõ nét trong việc phát triển sản phẩm như được thể hiện trong hình vẽ 1.3. Tiềm năng lớn của mạng xã hội. Sở dĩ nói rằng truyền thông mạng xã hội có tiềm năng lớn bởi vì xét dưới các góc độ: a. a. Số lượng người tham gia: Số lượng người tham gia các hình thức của truyền thông mạng xã hội càng ngày càng lớn lên tới con số hàng tỉ người, cùng phần nào chứng minh được sự phát triển cũng như tiềm năng cho truyền thông xã hội. Sau đây là một vài con số đáng ngạc nhiên. Theo báo cáo mới nhất của Nielsen công bố ngày 24 tháng 9 năm 2009 cho thấy trong tháng 8 năm 2009 thời gian dành cho các mạng xã hội chiếm đến 17% tổng thời gian online của người dùng và đã tăng gấp 3 lần so với con số 6% của 1 năm trước đó và có xu hướng ngày càng tăng lên. Wikipedia – một mạng chia sẻ kiến thức mở, nơi mọi người có thể tham gia chia sẻ kiến thức của mình – hiện có hơn 4 triệu bài viết, nếu xét riêng Wikipedia Việt Nam, hiện có khoảng 60 ngàn bài với khoảng 90 ngàn thành viên. YouTube – một dịch vụ chia sẻ video cá nhân – hiện có khoảng 100 triệu đoạn clip, và cứ mỗi ngày có thêm khoảng 65 ngàn đoạn clip mới được tải lên. Hiện nay, trên toàn thế giới hiện có khoảng 200 triệu trang blog cá nhân, con số này ở Việt Nam là 3 triệu. Số người tham gia các mạng xã hội như Facebook, MySpace, Friendster… trên toàn thế giới đã vượt con số 1 tỉ người vào tháng 4 năm 2008. Những con số trên cho ta thấy tiềm năng của truyền thông xã hội là rất lớn. b. b. Thái độ người dùng Về phía người dùng, theo một số nghiên cứu trong tổng số 100% người sử dụng internet, chúng ta có: 73% đã từng đọc các bài viết trên blog 45% sở hữu một blog cá nhân 39% đăng ký nhận các bản tin RSS 57% tham gia các mạng xã hội 55% tham gia các trang chia sẻ hình ảnh. 83% đã từng xem các đoạn video được chia sẻ qua mạng. (Theo http://digitalmarketing.vn/social-media-marketing-%E2%80%93-ke-soan-ngoi-2.html ) Từ những số liệu trên, chúng phần nào thấy được sự ưu ái của người tiêu dùng với truyền thông xã hội. Sở dĩ như thế là vì, truyền thông mạng xã hội còn bộc lộ những ưu điểm nổi bật mà khó có hình thức nào có được đó chính là tính chất “cộng đồng chia sẻ và kết nối”. Tức là những người sử dụng các dịch vụ của truyền thông xã hội sẽ có cơ hội thể hiện được cái “tôi” của mình bằng cách chia sẻ, “tự khẳng định bản thân” qua tính chất cộng đồng và cuối cùng là có thêm cơ hội được mở rộng tầm giao tiếp của mình qua tính chất kết nối của truyền thông mạng xã hội. c.Tiềm năng các mạng xã hội trong tương lai Nhu cầu được kết nối, được trò chuyện, được chia sẻ và được tự khẳng định nằm trong nấc thứ 3 và nấc thứ 1 trong lý thuyết về thang nhu cầu của Maslow. Nhóm 1 Page 9 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại Do đó, những nhu cầu này là một trong những nhu cầu cao nhất của con người, tạo tiềm năng phát triển lâu dài cho mạng xã hội. Vì khi nào những nhu cầu này hết thì mới hết người tham gia mạng xã hội. Hơn nữa, mức độ phổ cập về Internet ngày càng lớn, nên tạo điều kiện cho truyền thông xã hội phát triển. Có thể thấy rằng thời kỳ bùng nổ của truyền thông mạng xã hội vẫn chưa thực sự đến, mà đã đạt được những thành công khá ấn tượng. Do đó, có thể thấy một viễn cảnh khả quan cho sự phát triển của truyền thông mạng xã hội trong tương lai. Sự phát triển của các phương tiện hỗ trợ cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội di động. Hiện nay, công nghệ smartphone, 3G hầu như không còn xa lạ đối với mỗi người. Chỉ bằng một chiếc di động được kết nối smartphone, 3G là bạn có thể truy cập internet, nghe nhạc, xem video trực tuyền mọi nơi mọi lúc. Hơn nữa, trong bối cảnh các nhà mạng chay đua giá cước thì việc sử dụng 3G ngày càng chứng tỏ được ưu điểm nổi bật của mình. Thêm vào đó, là sự phát triển của công nghê thông tin, các phần mềm ứng dụng Do đó, việc thiết kế giao diện cho, các dịch vụ ứng dụng cũng ngày càng đa dạng. Ví dụ facebook ngoài với chức năng là như 1 blog, thì còn thêm vào những ứng dụng như trò chơi nông trại vui vẻ, có dịch vụ bói đi kèm, tìm người yêu để facebook không chỉ là nơi mang đúng nghĩa là kết nối, chia sẻ và cộng đồng nữa mà còn là nơi có thể giải trí. Từ đó, làm phong phú thêm nội dung của truyền thông xã hội nên việc truy cập trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều. Từ đó có thể thấy rằng, với chi phí bỏ ra thấp nhưng hiệu quả thu về lại hết sức ấn tượng nên có thể thấy rằng Social Media đang dần trở thành một xu hướng và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Như PGS-TS Nguyễn Thanh Bình - Chủ nhiệm bộ môn marketing quốc tế (ĐH Ngoại thương) đã nói trong 1 cuộc phỏng vấn rằng: “Xác định đúng đối tượng hướng đến trong chiến lược kinh doanh rất quan trọng. Hiện Việt Nam có tỉ lệ dân số vàng rất lớn nên Social Media là lựa chọn nhiều tiềm năng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp”. Do đó, ở Việt Nam thì đây cũng là một phương thức hứa hẹn sẽ có nhiều triển vọng phát triển. 2. Vai trò của mạng xã hội trong hoạt động marketing Social Network site hay mạng xã hội là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng thông qua các tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng đó. Mọi thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn truyền Nhóm 1 Page 10 [...]... điểm của mình về vai trò của mạng xã hội đối vơi hoạt động Marketing hiện đại Dù chúng em đã cố hết sức để đưa ra cái nhìn toàn diện và khách quan nhất song không thể tránh khỏi những sai sót trong bài làm của mình Vì thế mà chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy và các bạn để có một bài hoàn thiện nhất! Nhóm 1 Page 20 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại TÀI... Nhóm 1 Page 19 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại III/ KẾT LUẬN Theo đà phát triển hiện tại của các công cụ trực tuyến, mạng xã hội không còn là một trong nhiều lựa chọn mà đã trở thành nhân tố tất yếu của hoạt động marketing Vì mạng xã hội tụ nhiều yếu tố mà những phương pháp quảng bá, kinh doanh truyền thông khác không có được nhờ tính tương tác cao với mạng lưới người... Định vị và khẳng định vị thế so với đối thủ cạnh tranh (Pepsi) Page 16 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại c Phương thức tiến hành các hoạt động social media của Coca- Cola: Các kênh social media đã sử dụng, mục đích và các hoạt động tiến hành kèm theo :Sự thực thì dường như Coca- cola đã và đang phủ sóng trên hầu hết các mạng xã hội phổ biến, các trang chia sẻ hình ảnh ,video... và định vị chiến lược - Cạnh tranh với các đối thủ khác - Thực hiện chiến dịch PR nhằm thu hút nhân tài - Truyền cảm hứng cho nhân viên Nhóm 1 Page 13 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại 2.2 Hiện trạng sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam a Mục đích các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay huớng tới trong ứng dụng truyền thông mạng xã hội • Sử dụng các kênh social media doanh nghiệp.. .Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại tải thông tin trong đó Về cơ bản, mạng xã hội giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau Mạng xã hội khác với trang web thông thường ở cách truyền tải thông tin và tích hợp ứng dụng Trang web thông thường cũng giống như truyền hình, cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin càng hấp dẫn càng tốt còn mạng xã hội tạo ra các. .. Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại o “Đám cưới của tôi” là cuộc thi ảnh đẹp thường niên do mạng xã hội Tamtay.vn nhằm tạo điều kiện cho các thành viên khác có điều kiện chiêm ngưỡng những bộ ảnh cưới đẹp trên mọi miền của Tổ quốc, giúp các đôi uyên ương lưu giữ, chia sẻ những khoảnh khắc đẹp nhất của đời người một cách dễ dàng và thuận tiện qua những công cụ hiện đại của. .. cuộc thi trong chuỗi hành trình này, đó là cuộc thi khởi động “Ăn mừng bất tận” với mục đích khuyến khích và đồng hành cùng các bạn Nhóm 1 Page 18 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại trẻ yêu bóng đá thể hiện cách ăn mừng chiến thắng của bản thân – hòa nhịp cùng không khí sôi động của FIFA WORLD CUP 2010 Thông điệp của cuộc thi: “Cùng Coca-Cola Ăn mừng chiến thắng & đến Nam... và hợp nhãn với giới trẻ Việt Nam hơn • Tamtay.vn với gần 1 triệu thành viên tích hợp nhiều chức năng như upload và chia sẻ hình ảnh, video, thảo luận, các cuộc thi lớn… • Linkhay.com: mạng xã hội chia sẻ tin tức • Các trang web chia sẻ video, hình ảnh nổi tiếng như youtube.com, clip.vn, flickr, anhso.net, photo.vn Nhóm 1 Page 14 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại • • •... nhất đối với sản phẩm doanh nghiệp và phát triển sản phẩm tập trung đáp ứng phân khúc thị trường đó Nhóm 1 Page 12 Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại Thứ hai là về khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu: Một cách đơn giản nhất có thể thấy rằng: Khi đã biết sản phẩm của mình phù hợp với phân khúc khách hàng nào, các nhà sản xuất sẽ biết cần phải giới thiệu sản phẩm của mình... luận… b Các kênh social media được ứng dụng Hiện nay, các kênh social media được doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều nhất đó là các mạng xã hội (social network), các trang web chia sẻ video, hình ảnh, các trang social bookmarks • Các mạng xã hội: Mạng xã hội là một kênh truyền thông hiệu quả vì mức độ phổ biến của nó Theo số liệu thống kê thì 70% người dùng Internet Việt Nam truy cập các mạng xã hội để . các ph ng ti n truy n th ng khác. 1.2. T nh t ng t c cao a.L ng tin của khách h ng đối với th ng tin được đ ng t i Trong truy n th ng xã h i, doanh nghi p đã n ng cao l ng tin trong khách h ng. vậy, nh ng th ng tin ph n h i tr n m ng xã h i thư ng được c ng đ ng m ng ph n t ch mổ xẻ với nhiều th ng tin h n nhiều so với h nh thức truy n th ng 1 chiều truy n th ng. Sau đây là m t minh ch ng. đang là s n ph m vô c ng n ng tr n thị trư ng. e. Thăm dò và định vị thị trư ng. T nh ng th ng tin ph n h i nh n được t cá nh n, doanh nghi p có thể nghi n cứu và t m ra được ph n khúc thị