PHẦN I : TỔNG QUAN THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Mọi tài sản, dù là tài chính hay phi tài chính, đều có giá trị riêng của nó. Bất cứ tài sản nào cũng có thể định giá được nhưng tùy vào từng trường hợp mà mức độ khó dễ và chi tiết của quá trình định giá sẽ khác nhau. Do vậy, việc định giá bất động sản đòi hỏi những thông tin khác và tuân theo các bước khác so với việc định giá doanh nghiệp. Trong thực tiễn, các nhà phân tích sử dụng nhiều loại mô hình định giá, từ đơn giản đến phức tạp. Các giả định trong những mô hình này thường rất khác nhau nhưng vẫn có một số đặc điểm chung và có thể được phân loại thành từng nhóm. Nhờ vậy, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được những vấn đề sau: vị trí phù hợp của từng mô hình trong toàn cảnh lĩnh vực định giá, tại sao chúng cho ra kết quả khác nhau và khi nào thì các mô hình này tồn tại những sai sót cơ bản về logic. I – TỔNG QUAN THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm Khái niệm doanh nghiệp: là một tổ chức thương mại, công nghiệp, dịch vụ hay đầu tư đang theo đuổi một hoạt động kinh tế. Thẩm định giá trị doanh nghiệp: là hoạt động hay quá trình thực hiện để đạt được việc đánh giá hay ước tính giá trị của doanh nghiệp, công việc kinh doanh hay các khoản lợi ích của chúng. Thẩm định viên doanh nghiệp: là người được đào tạo, huấn luyện và có kinh nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn để thực hiện việc thẩm định giá doanh nghiệp, lợi ích sở hữu doanh nghiệp. chứng khoán hoặc các tài sản vô hình. Mặc dù những nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật thẩm định giá trị doanh nghiệp tương tự so với những lĩnh vực khác trong ngành thẩm định giá, nhưng thẩm định giá trị doanh nghiệp vẫn đòi hỏi có sự đào tạo, có những kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn riêng. 2. Vai trò của thẩm định giá trị doanh nghiệp Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động ở các cấp độ khác nhau, cùng với trào lưu hợp nhất, sát nhập, thôn tính, tiếp quản… thì thẩm định giá trị doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó cung cấp bức tranh tổng quát về giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ cho quá trình đưa ra quyết định đầu tư, tín dụng… Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì thẩm định giá có những vai trò khác nhau và cũng có những phương pháp tiếp cận hết sức khác nhau. 3. Mục đích thẩm định giá trị doanh nghiệp Kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động sát nhập, mua lại, hợp nhất, giải thể, thanh lý tài sản hay thành lập các liên doanh, cổ phần hóa... Kết quả thẩm định giá nhằm giúp doanh nghiệp có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các kết quả thẩm định giá cũng là cơ sở cho các tổ chức, các cá nhân và công chúng đầu tư ra quyết định đầu tư vào các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính.
Ths. Ngô Thảo PHẦN I : TỔNG QUAN THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Mọi tài sản, dù là tài chính hay phi tài chính, đều có giá trị riêng của nó. Bất cứ tài sản nào cũng có thể định giá được nhưng tùy vào từng trường hợp mà mức độ khó dễ và chi tiết của quá trình định giá sẽ khác nhau. Do vậy, việc định giá bất động sản đòi hỏi những thông tin khác và tuân theo các bước khác so với việc định giá doanh nghiệp. Trong thực tiễn, các nhà phân tích sử dụng nhiều loại mô hình định giá, từ đơn giản đến phức tạp. Các giả định trong những mô hình này thường rất khác nhau nhưng vẫn có một số đặc điểm chung và có thể được phân loại thành từng nhóm. Nhờ vậy, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được những vấn đề sau: vị trí phù hợp của từng mô hình trong toàn cảnh lĩnh vực định giá, tại sao chúng cho ra kết quả khác nhau và khi nào thì các mô hình này tồn tại những sai sót cơ bản về logic. I – TỔNG QUAN THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm Khái niệm doanh nghiệp: là một tổ chức thương mại, công nghiệp, dịch vụ hay đầu tư đang theo đuổi một hoạt động kinh tế. Thẩm định giá trị doanh nghiệp: là hoạt động hay quá trình thực hiện để đạt được việc đánh giá hay ước tính giá trị của doanh nghiệp, công việc kinh doanh hay các khoản lợi ích của chúng. Thẩm định viên doanh nghiệp: là người được đào tạo, huấn luyện và có kinh nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn để thực hiện việc thẩm định giá doanh nghiệp, lợi ích sở hữu doanh nghiệp. chứng khoán hoặc các tài sản vô hình. Mặc dù những nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật thẩm định giá trị doanh nghiệp tương tự so với những lĩnh vực khác trong ngành thẩm định giá, nhưng thẩm định giá trị doanh nghiệp vẫn đòi hỏi có sự đào tạo, có những kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn riêng. 2. Vai trò của thẩm định giá trị doanh nghiệp Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động ở các cấp độ khác nhau, cùng với trào lưu hợp nhất, sát nhập, thôn tính, tiếp quản… thì thẩm định giá trị doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó cung cấp bức tranh tổng quát về giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ cho quá trình đưa ra quyết định đầu tư, tín dụng… Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì thẩm định giá có những vai trò khác nhau và cũng có những phương pháp tiếp cận hết sức khác nhau. 3. Mục đích thẩm định giá trị doanh nghiệp Kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động sát nhập, mua lại, hợp nhất, giải thể, thanh lý tài sản hay thành lập các liên doanh, cổ phần hóa Kết quả thẩm định giá nhằm giúp doanh nghiệp có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các kết quả thẩm định giá cũng là cơ sở cho các tổ chức, các cá nhân và công chúng đầu tư ra quyết định đầu tư vào các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính. Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 1 Ths. Ngô Thảo 4. Ý nghĩa của thẩm định giá trị doanh nghiệp Một trong những nguyên nhân thúc đẩy các hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ là do những lợi ích mà chúng đem lại cho nền kinh tế, các doanh nghiệp và các nhóm có quyền lợi trong doanh nghiệp. 4.1. Đối với Chính Phủ. Chính Phủ có thể sử dụng các kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp để đánh giá năng lực quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. Trên cơ sở đó, Chính Phủ có thể quyết định cổ phần hóa, sát nhập hay giải thể doanh nghiệp. 4.2. Đối với các doanh nghiệp. - Thẩm định giá trị doanh nghiệp là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp cải tiến liên tục, nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần ổn định môi trường kinh doanh và hạn chế các rủi ro kinh doanh. - Thẩm định giá trị doanh nghiệp là công cụ cho phép doanh nghiệp đánh giá khả năng cạnh tranh của chính nó và các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những quyết định thích hợp. Doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc có vị trí địa lý thuận lợi phải thuê các tổ chức có chức năng định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp. Các tổ chức tư vấn định giá trong nước, nước ngoài muốn tham gia thực hiện dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Tài chính. 4.3. Đối với các định chế tài chính và công chúng đầu tư. Thẩm định giá trị doanh nghiệp có thể giúp công chúng đầu tư hạn chế rủi ro khi đầu tư hay hùn vốn vào các doanh nghiệp. Dựa vào các kết quả thẩm định giá, công chúng đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào các loại cổ phiếu công ty hay hùn vốn vào các doanh nghiệp với mức rủi ro hợp lý. II - THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH GIÁ QUỐC TẾ 1. Một số khái niệm. Tài sản ròng (Net Assets): là tổng tài sản trừ tổng nợ. Thu nhập ròng (Net Income): là doanh thu trừ các chi phí, bao gồm các khoản thuế. Dòng tiền (Cash flow): là thu nhập ròng cộng (+) khấu hao và các chi phí không phải là tiền mặt khác. Dòng tiền vốn sở hữu (FCFE): gồm thu nhập ròng sau thuế, cộng khấu hao và trừ khoản tăng vốn hoạt động, trừ chi vốn, trừ khoản giảm nợ gốc vốn đầu tư, cộng khoản nợ gốc tăng vốn đầu tư. Dòng tiền vốn đầu tư (FCFF): dòng tiền vốn sở hữu, cộng khoản thanh toán lãi sau khi điều chỉnh thuế, trừ khoản tăng nợ gốc vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn hóa (Capitalisation rate): thường là tỷ lệ phần trăm dùng để chuyển đổi thu nhập thành giá trị. Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 2 Ths. Ngô Thảo Tỷ suất chiết khấu (Discounted rate): là tỷ suất thu hồi được sử dụng để chuyển đổi khoản tiền phải thu hay phải trả trong tương lai về giá trị hiện tại. Uy tín (goodwill): là tài sản vô hình phát sinh do danh tiếng, uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng, địa điểm, sản phẩm và các nhân tố tương tự mang lại các lợi ích kinh tế. Phương pháp thẩm định giá (Valuation Approach): là phương pháp ước tính giá trị dùng một hoặc nhiều phương pháp thẩm định giá cụ thể (phương pháp tài sản, phương pháp thị trường và phương pháp vốn hóa thu nhập). Phương pháp tài sản (Asset-Based Appoach): là phương pháp ước tính giá trị của một doanh nghiệp dùng các phương pháp dựa trên giá trị thị trường của tổng tài sản của doanh nghiệp trừ (-) các khoản nợ. Phương pháp thị trường (Market Approach): là phương pháp ước tính giá trị của một doanh nghiệp, lợi ích thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc chứng khoán; sử dụng một hoặc nhiều phương pháp so sánh với các doanh nghiệp, các lợi ích thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc các chứng khoán tương tự đã được bán. Phương pháp vốn hóa thu nhập (Income capitalisation Approach): là phương pháp ước tính giá trị của một doanh nghiệp, lợi ích thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc chứng khoán; sử dụng một hay nhiều phương pháp để ước tính giá trị bằng cách chuyển đổi các lợi ích dự đoán thành giá trị vốn. Giá trị sổ sách kế toán ( Book Value): Đối với doanh nghiệp, giá trị sổ sách kế toán là chênh lệch giữa tổng tài sản “ Có” và tổng tài sản “Nợ” trên bảng tổng kết tài sản. Giá trị sổ sách điều chỉnh ( Adjusted book value): là giá trị sổ sách sau khi các giá trị tài sản “Có” hay tài sản “Nợ” được cộng vào, trừ đi hay thay đổi từ giá trị sổ sách đã báo cáo. 2. Cơ sở thẩm định giá Theo Hướng dẫn thẩm định giá quốc tế: Thẩm định giá trị doanh nghiệp thường được thực hiện dựa trên cơ sở giá trị thị trường, áp dụng những quy định của Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế số 1 (IVS 1). Những cơ sở thẩm định giá khác với sự giải thích và trình bày thích hợp thì áp dụng những quy định của Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế số 2 (IVS 2). 3. Nội dung 3.1. Thẩm định giá doanh nghiệp được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm việc thâu tóm, nhượng bán, sát nhập, thẩm định giá quyền sở hữu của cổ đông. Khi mục đích thẩm định giá yêu cầu ước tính theo giá trị thị trường, thẩm định viên sẽ áp dụng các định nghĩa, quy trình và phương pháp liên quan đến giá trị thị trường. Khi cam kết thực hiện trên giá trị khác giá trị thị trường, thẩm định viên phải nhận dạng rõ loại giá trị được sử dụng, định nghĩa chúng và thực hiện các bước cần thiết để phân biệt giá trị ước tính và giá trị thị trường ước tính. 3.2. Thẩm định viên phải thực hiện các bước để bảo đảm tất cả các nguồn dữ liệu liên quan là đáng tin cậy và phù hợp để thực hiện việc thẩm định giá. Thẩm định viên phải thường xuyên dựa vào các dịch vụ của các thẩm định viên và các chuyên gia khác. 3.3. Trong quá trình thực hiện, thẩm định viên cần xem xét những yếu tố sau: Thẩm định viên phải thực hiện các bước để bảo đảm tất cả các nguồn dữ liệu liên quan là đáng tin cậy và phù hợp để thực hiện việc thẩm định giá. Thẩm định viên phải thường xuyên dựa Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 3 Ths. Ngô Thảo vào các dịch vụ của các thẩm định viên và các chuyên gia khác. Thẩm định viên cần phải xem xét: 3.3.1. Các quyền, đặc quyền hay điều kiện gắn liền với quyền sở hữu trong công ty cổ phần, công ty hợp danh hay công ty tư nhân. 3.3.2. Bản chất và lịch sử hoạt động của doanh nghiệp. 3.3.3. Viễn cảnh kinh tế có tác động đến doanh nghiệp yêu cầu thẩm định giá. Điều kiện, viễn cảnh của ngành công nghiệp riêng biệt đang hoạt động có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. 3.3.4. Các điều kiện tài chính của doanh nghiệp: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các điều kiện tài chính khác. Các khoản thu nhập và khả năng thanh toán cổ tức của doanh nghiệp. 3.3.5. Doanh nghiệp có tài sản vô hình hay không Tài sản vô hình có thể nhận dạng được như: bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền, nhãn hiệu, bí quyết sản xuất, cơ sở dữ liệu. Tài sản vô hình cũng có thể không phân định được như lợi thế thương mại. Lợi thế thương mại được xem là giá trị dôi ra sau khi tất cả các loại tài sản khác đã được đưa vào tính toán. 3.3.6. Các giao dịch ưu tiên trong các quyền sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Các mức độ khác nhau về quyền kiểm soát doanh nghiệp do quy mô quyền sở hữu trong doanh nghiệp quyết định. Thẩm định viên cần phải nhận biết các hạn chế và điều kiện pháp lý nảy sinh theo pháp luật tại quốc gia mà doanh nghiệp đang hoạt động. 3.3.7. Các dữ liệu thị trường khác như tỷ suất thu hồi vốn trên các khoản đầu tư, lợi thế kiểm soát, bất lợi do thiếu tính thanh khoản và bất cứ thông tin nào có liên quan. 3.4. Sử dụng báo cáo tài chính 3.4.1. Mục tiêu của việc điều chỉnh và phân tích báo cáo tài chính Nắm rõ mối liên hệ trong báo cáo Lãi lỗ và bảng Cân đối kế toán để ước định rủi ro gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp và triển vọng tương lai. So sánh với doanh nghiệp tương tự để ước tính các thông số rủi ro và giá trị doanh nghiệp. Điều chỉnh các báo cáo tài chính trong quá khứ để ước tính khả năng kinh tế và triển vọng của doanh nghiệp Các báo cáo tài chính phải được phân tích theo: số tiền, số phần trăm và chỉ số tài chính: Phân tích theo tiêu chí số tiền: dùng để xây dựng các chiều hướng và mối quan hệ giữa các tài khoản thu nhập và chi phí thro thời gian và ước tính dòng thu nhập mong đợi trong tương lai Phân tích theo tiêu chí số phần trăm: so sánh các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh với doanh thu, các khoản mục trong bảng Cân đối kế toán với tổng tài sản. Phân tích này được sử dụng để so sánh các chiều hướng và mối quan hệ giữa các khoản mục trên Bảng Kết quả kinh doanh và trên Bảng Cân đối kế toán theo thời gian và theo các doanh nghiệp tương tự. Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 4 Ths. Ngô Thảo Phân tích chỉ số tài chính: được sử dụng để so sánh các rủi ro liên quan theo thời gian của doanh nghiệp cần thẩm định giá với các doanh nghiệp tương tự. 3.4.2. Để ước tính giá trị thị trường của một doanh nghiệp, các điều chỉnh thông thường trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thực hiện để phù hợp với hoạt động thực tế trên cà dòng thu nhập lẫn trên bảng cân đối kế toán. Các điều chỉnh thực hiện theo các nguyên nhân sau: Điều chỉnh doanh thu và chi phí thể hiện hợp lý các hoạt động liên tục kỳ vọng. Dữ liệu tài chính của doanh nghiệp cần thẩm định giá và doanh nghiệp so sánh trên cùng cơ sở thống nhất. Điều chỉnh các giá trị ghi sổ thành giá trị thị trường. Điều chỉnh các tài sản phi hoạt động, các doanh thu và chi phí phi kinh tế. Loại trừ các khoản mục không hoạt động trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh như: nhân sự không cần thiết, tài sản không thiết yếu, tài sản dư thừa, trích khấu hao quá mức, phương pháp hạch toán hàng tồn kho 3.4.3. Các điều chỉnh được thực hiện phải được mô tả và dẫn chứng đầy đủ. Thẩm định viên phải hết sức cẩn trọng trong việc điều chỉnh các báo cáo quá khứ. Thẩm định viên chỉ thực hiện điều chỉnh sau khi tiếp cận doanh nghiệp một cách hiệu quả để chứng minh tính chất hợp lệ, hợp lý của việc điều chỉnh. 3.5. Các cách tiếp cận giá trị doanh nghiệp 3.5.1. Cách tiếp cận dựa trên tài sản Cách tiếp cận giá trị doanh nghiệp dựa trên tài sản tương tự như phương pháp chi phí được sử dụng để thẩm định giá các loại tài sản khác. Cách tiếp cận này dựa trên nguyên tắc thay thế, nghĩa là một tài sản có giá trị không lớn hơn chi phí thay thế cho tất cả các bộ phận cấu thành của nó. Các khoản mục trên bảng Cân đối kế toán được thay thế bằng các khoản mục được tính theo giá trị thị trường hoặc giá trị hiện tại phù hợp. Cách tiếp cận này được sử dụng trong thẩm định giá lợi ích kiểm soát doanh nghiệp của công ty đầu tư hay công ty giữ vốn (cổ phần hóa doanh nghiệp) và được định giá dựa trên cơ sở hoạt động liên tục. Nếu định giá doanh nghiệp không dựa trên cơ sở hoạt động liên tục thì tài sản phải được thẩm định giá trên cơ sở giá trị thị trường và chi phí bán phải được tính đến. 3.5.2. Cách tiếp cận dựa trên thu nhập Ước tính giá trị doanh nghiệp bằng cách tính giá trị hiện tại của các lợi ích có thể dự đoán được trong tương lai. Hai phương pháp tiếp cận thường được sử dụng nhất là phương pháp vốn hóa thu nhập và phương pháp dòng tiền chiết khấu (phương pháp cổ tức) Trong phương pháp vốn hóa thu nhập, thu nhập được chia cho tỷ suất vốn hóa hay nhân với bội số thu nhập để chuyển đổi thu nhập thành giá trị. Ví dụ như mô hình Gordon, ước tính giá trị vốn cổ phần thông qua cổ tức. Trong phương pháp dòng tiền chiết khấu, dòng tiền được ước tính cho mỗi giai đoạn trong tương lai. Các khoản thu nhập trong từng giai đoạn được chuyển đổi thành giá trị bằng cách chuyển áp dụng tỷ suất chiết khấu để chuyển đổi giá trị tương lai thành giá trị hiện tại. Tỷ suất chiết khấu phải phù hợp với dòng tiền được sử dụng. Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 5 Ths. Ngô Thảo 3.5.3. Cách tiếp cận dựa trên thị trường Cách tiếp cận thị trường so sánh đối tượng thẩm định giá với doanh nghiệp, lợi ích quyền sở hữu doanh nghiệp và chứng khoán tương tự đã được bàn trên thị trường. Ba nguồn thông tin thường được sử dụng trong cách tiếp cận là thị trường chứng khoán; thị trường mua bán doanh nghiệp và các giao dịch trước đó về quyền sở hữu của doanh nghiệp được thẩm định giá. Phải có cơ sở hợp lý dùng cho việc so sánh với các doanh nghiệp tương tự. Tương tự về mặt định tính và định lượng. Doanh nghiệp tương tự này phải cùng ngành hay có cùng các đặc điểm với doanh nghiệp thẩm định giá. Các dữ liệu của doanh nghiệp tương tự phải kiểm tra được. Giá giao dịch của doanh nghiệp tương tự có khách quan không. 4. Quy trình thẩm định giá Nhìn chung, quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp tương tự như quy trình thẩm định giá các tài sản khác, nhưng nội dung cụ thể của các bước cần được điều chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá trị doanh nghiệp. 4.1. Xác định vấn đề Trong bước này cần chú ý các vấn đề sau: - Thiết lập mục tiêu thẩm định giá - Nhận dạng sơ bộ doanh nghiệp cần thẩm định giá: pháp lý, loại hình, quy mô, địa điểm, các cơ sở, chi nhánh, tài sản, sản phẩm, thương hiệu, thị trường,… - Xác định cơ sở giá trị cũa thẩm định giá Xác dịnh tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá 4.2. Lên kế hoạch Tương tự như thẩm định giá các tài sản khác 4.3. Tìm hiểu doanh nghiệp và thu thập tài liệu Trong bước này cần lưu ý: - Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế - Thu thập thông tin trước hết là các thông tin, tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp: tư liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính – kế toán – kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân,… Ngoài ra còn chú ý thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước, Thẩm định viên cần tiến hành những bước cần thiết để bảo đảm rằng tất cả nguồn dữ liệu làm căn cứ đều đáng tin cậy và phù hợp với việc thẩm định giá. Việc thẩm định viên tiến hành các bước hợp lý để thẩm tra sự chính xác và hợp lý của các nguồn tư liệu là thông lệ trên thị trường. 4.4. Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên các mặt: sản xuất kinh doanh, thiết bị công nghệ, tay nghề người lao động, bộ máy quản lý và năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, môi trường kinh doanh. Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 6 Ths. Ngô Thảo 4.5. Xác định phương pháp thẩm định giá Xác định phương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu, tư liệu, và thực hiện thẩm định giá. Thẩm định viên giá trị doanh nghiệp dựa vào ý kiến, kết quả công việc của thẩm định viên khác hay các nhà chuyên môn khác là điều bình thường trong thẩm định giá trị doanh nghiệp. Một ví dụ thường thấy là dựa vào kết quả thẩm định giá bất động sản để thẩm định giá các thành phần bất động sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi dựa vào ý kiến, kết quả của thẩm định viên khác hoặc các chuyên gia khác, thẩm định viên giá trị doanh nghiệp cần tiến hành các bước thẩm tra để bảo đảm rằng những dịch vụ đó được thực hiện một cách chuyên nghiệp, các kết luận hợp lý và đáng tin cậy. 4.6. Báo cáo thẩm định giá và cấp chứng thư. Phần chuẩn bị báo cáo và báo cáo thẩm định giá tương tự như các tài sản khác. 5. Báo cáo thẩm định giá trị doanh nghiệp: Báo cáo kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp phải nêu rõ: 1) Mục đích thẩm định giá 2) Đối tượng thẩm định giá phải được mô tả rõ. Cần nêu rõ đối tượng thẩm định là toàn bộ doanh nghiệp, lợi ích doanh nghiệp hay một phần lợi ích doanh nghiệp, lợi ích đó thuộc về toàn bộ doanh nghiệp hay nằm trong tài sản cá biệt do doanh nghiệp sở hữu. Mô tả doanh nghiệp thẩm định giá, bao gồm những nội dung sau: − Loại hình tổ chức doanh nghiệp − Lịch sử doanh nghiệp − Triển vọng đối với nền kinh tế và của ngành − Sản phẩm, dịch vụ, thị trường và khách hàng. − Sự nhạy cảm đối với các yếu tố thời vụ hay chu kỳ − Sự cạnh tranh − Nhà cung cấp − Phương tiện gồm tài sản hữu hình và vô hình − Nhân lực − Quản lý − Sở hữu − Triển vọng đối với doanh nghiệp − Những giao dịch quá khứ của các lợi ích sở hữu tương tự trong doanh nghiệp. 3) Cơ sở giá trị của thẩm định giá: định nghĩa giá trị phải được nêu và xác định. 4) Phương pháp thẩm định giá: Các phương pháp thẩm định giá và lý do áp dụng các phương pháp này; những tính toán và logic trong quá trình áp dụng một hay nhiều phương pháp thẩm định giá; xuất phát của các biến số như các tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ vốn hoá hay các yếu tố thẩm định khác; những lập luận khi tổng hợp những kết quả thẩm định giá khác nhau để có kết quả giá trị duy nhất. 5) Những giả thiết và những điều kiện hạn chế khi thẩm định gía, những tiền đề và giả thiết quan trọng đối với giá trị phải được nêu rõ. 6) Nếu có một khía cạnh nhất định của công việc thẩm định giá cần sự vận dụng so với những quy định của những tiêu chuẩn hay hướng dẩn mà sự vận dụng đó xét thấy là cần thiết và thích hợp thì nội dung, những lý do vận dụng cần được nêu rõ trong báo cáo. 7) Phân tích tài chính: Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 7 Ths. Ngô Thảo - Tóm lược bảng tổng kết tài sản và bản báo cáo thu nhập trong một giai đoạn nhất định phù hợp với mục đích thẩm định giá và đặc điểm của doanh nghiệp. - Những điều chỉnh đối với các dữ liệu tài chính gốc (nếu có). - Những giả thiết cơ bản để hình thành bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập. - Tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua thời gian và sự so sánh với các doanh nghiệp tương tự. 8) Kết quả thẩm định giá. 9) Phạm vi và thời hạn thẩm định giá. 10) Chữ ký và xác nhận: thẩm định viên, người ký vào báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá chịu trách nhiệm đối với những nội dung thực hiện trong báo cáo và chứng thư thẩm định giá. PHẦN II : CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP A- CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DN I - MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA DOANH NGHIỆP Nghiên cứu về môi trường vĩ mô nhằm đánh giá quy mô và tiềm năng thị trường của doanh nghiệp và sự tác động của các tác lực môi trường như chính trị, kinh tế, xã hội, … đối với doanh nghiệp. 1. Môi trường văn hóa xã hội Khi đánh giá môi trường hoạt động của doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố cơ cấu dân cư, tuổi thọ, mức sống, phong cách sống, phong cách tiêu dùng và những tác động hoặc các giá trị xã hội, các nhân tố văn hóa đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Môi trường chính trị pháp luật Khi đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, cần xem xét sự ổn định về chính trị của khu vực thị trường mà DN đang hoạt động. Do đó, cần xem xét những tác động của các yếu tố chính trị và luật pháp đối với đối tượng đánh giá ở thời điểm hiện tại và khuynh hướng thay đổi trong tương lai. Dựa trên sự xem xét này có thể nhận biết những cơ hội và nguy cơ do môi trường chính trị và pháp luật mang lại cho doanh nghiệp. Đồng thời, cần xem xét những đối sách mà doanh nghiệp dự kiến sẽ áp dụng khi các yếu tố môi trường chính trị xã hội thay đổi. 3. Môi trường công nghệ Những tiến bộ về công nghệ có tác động rất mạnh mẽ và có thể đem lại nhiều nguy cơ và thách thức cho doanh nghiệp. Do đó, khi đánh giá một doanh nghiệp, cần xem xét những tác động, những đe dọa do sự thay đổi môi trường công nghệ đối với doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp đang hoạt động trong những ngành có tốc độ thay đổi công nghệ diễn ra càng nhanh thì mức độ rủi ro đối với chúng càng cao. Đồng thời, cũng cần xem xét những hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) của doanh nghiệp và những giải pháp đối phó với sự thay đổi của môi trường công nghệ mà doanh nghiệp đang hoạt động. 4. Môi trường kinh tế Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 8 Ths. Ngô Thảo Khi nền kinh tế phát triển tốt thì doanh nghiệp có xu hướng đi lên và ngược lại khi kinh tế giảm sút thì doanh nghiệp đi xuống. Như vậy, nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triển chung của doanh nghiệp. Khi đánh giá môi trường kinh tế cần quan tâm đến các mặt sau: Tăng trưởng kinh tế. Lãi suất. Tỷ giá hối đoái. Lạm phát. II- MÔI TRƯỜNG NGÀNH Khi đánh giá môi trường ngành của doanh nghiệp, cần phân tích những nội dung cụ thể sau: 1. Chu kỳ kinh doanh. 2. Triển vọng tăng trưởng của ngành. 3. Phân tích về cạnh tranh trong ngành. 4. Các nguồn cung ứng trong ngành. 5. Áp lực cạnh tranh tiềm tàng. III. ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Ý nghĩa của việc đánh giá địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp Địa điểm của doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng do nó có thể đem lại cho doanh nghiệp lợi thế thương mại hoặc cũng có thể đem lại những nguy cơ cho doanh nghiệp. 2. Phân tích địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của địa điểm doanh nghiệp trên các mặt: • Về mặt kinh tế. • Về mặt chính trị. • Về mặt xã hội. • Về mặt tự nhiên. • Các mặt khác. B- CÁC YẾU TỐ VỀ SẢN PHẨM, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1. Tầm quan trọng của sản phẩm Nếu sản phẩm giữ vai trò chiến lược trong nền kinh tế và xã hội thì thường được Nhà nước rất quan tâm và khi cần thiết Nhà nước có thể can thiệp nhằm tạo sự ổn định thị trường. Sự can thiệp này có thể đem lại những thuận lợi hoặc những bất lợi cho doanh nghiệp. 2. Tính hữu dụng của sản phẩm - Những sản phẩm có tính thiết yếu thường có mức độ co giãn về cầu thấp và có thể đem lại mức độ rủi ro thấp cho doanh nghiệp. - Ngược lại, những sản phẩm không có tính thiết yếu thường có mức độ co giãn cao và mức độ rủi ro cao. 3. Đánh giá chu kỳ đời sống của sản phẩm - Chu kỳ sống của một sản phẩm có thể được chia làm bốn (4) giai đoạn sau: 1. Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường. Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 9 Ths. Ngô Thảo 2. Giai đoạn phát triển. 3. Giai đoạn chín muồi. 4. Giai đoạn suy thoái. - Khi đánh giá, cần xem xét là sản phẩm của doanh nghiệp hiện đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ đời sống của nó và ý nghĩa đối với doanh nghiệp. 4. Đánh giá thương hiệu Khi đánh giá, cần phải xem xét vấn đề liên quan đến những công ty lớn đã gây dựng tiền đồ hàng chục, hàng trăm năm thì thương hiệu của họ có điểm gì đó được thừa kế. Còn những công ty khác, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ thì trước hết phải có được một cái tên, rồi đi từ cái tên đến một thương hiệu, và từ một thương hiệu đến một thương hiệu mạnh. II. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP Đánh giá mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường trong nước, nước ngoài; phần nào chiếm tỷ trọng lớn hơn từ đó đánh giá được thị phần, thị trường của doanh nghiệp trên thương trường trong nước và quốc tế. III- ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Cụ thể là cần đánh giá trên các mặt sau: − Chất lượng sản phẩm. − Chiến lược giá. − Chiến lược phân phối. − Chiến lược chiêu thị C- CÁC YẾU TỐ VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP I- ĐÁNH GIÁ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 1. Doanh nghiệp nhà nước: (theo Luật DNNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2004). Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. 2. Doanh nghiệp tư nhân: (theo Luật DN số 13/1999/QH 10 ngày 12/06/1999). Là loại doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu và người chủ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính. 3. Công ty hợp danh: (theo Luật DN số 13/1999/QH 10 ngày 12/06/1999). Công ty hợp danh có 2 hình thức: - Công ty hợp danh trách nhiệm vô hạn: là loại doanh nghiệp mà các chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của họ. - Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn: là loại doanh nghiệp mà các chủ sở hữu bao gồm một hay nhiều bên chịu trách nhiệm hữu hạn và một số hay nhiều bên chịu trách nhiệm vô hạn. 4. Công ty trách nhiệm hữu hạn: (theo Luật DN số 13/1999/QH 10 ngày 12/06/1999). - Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp trong đó: + Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; + Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định, + Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. + Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu. Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 10 [...]... định thu nhập của doanh nghiệp không đúng với bản chất của nó Chẳng hạn như việc áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đã làm cho lợi nhuận của những năm đầu rất ít hoặc không có, điều này không hẳn do doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 18 Ths Ngô Thảo PHẦN IV: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Xác định giá trị doanh nghiệp hay còn gọi là định giá doanh. .. thẩm định giá khác nhau từ đơn giản đến phức tạp để ước tính giá trị doanh nghiệp Các mô hình này dựa trên nhiều giả định khác nhau và cho ra các kết quả khác nhau 1 Nguyên tắc: Phương pháp tài sản ước tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của các loại tài sản của doanh nghiệp 2 Phương pháp xác định a- Công thức tính: V = VA – VD Với V : giá trị thị trường của doanh nghiệp VA: giá trị. .. 2,35 IV PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG LỢI THẾ THƯƠNG MẠI 1) Khái niệm Đây là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp Theo phương pháp này giá trị doanh nghiệp được tính bằng giá trị của các tài sản thuần đánh giá lại theo phương pháp tài sản cộng với giá trị lợi thế thương mại Giá trị lợi thế thương mại của doanh nghiệp được tính bằng hiện giá của các khoản... thương mại (tài sản vô hình không phân định cụ thể được) của doanh nghiệp tạo ra 2) Công thức tính V0 = A + VGW Trong đó: V0 : Giá trị doanh nghiệp A : Giá trị tài sản của doanh nghiệp VGW : Giá trị lợi thế thương mại và được xác định như sau n VGW = ∑ t =1 Rt − r At (1 + i ) t Với: Rt : lợi nhuận năm t At : giá trị tài sản năm t Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 31 Ths Ngô Thảo r : tỷ suất lợi... sở đánh giá giá trị thực tế tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị 2/ Giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có) 3/ Khi cổ phần hóa toàn bộ tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì giá trị vốn nhà nước là giá trị thực... trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp - Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa từ 3 đến 5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần - Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao 3 Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đuợc xác định như sau: n Dj Pn Giá trị thực tế phần Chênh lệch về giá trị quyền + = ∑ j n ± vốn Nhà nước... cố định III .Giá trị lợi thế kinh doanh IV .Giá trị thực tế của Công ty V Các khoản giảm trừ - Nợ phải trả - Số dư Quỹ khen thưởng, phúc lợi VI .Giá trị vốn Nhà nước Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp Đvt: triệu đồng Giá trị sổ sách Đánh giá lại 10.500 10.000 20.000 20.900 0 1.452 30.500 32.352 8.000 500 22.000 8.000 500 23.852 Chênh lệch - 500 + 900 + 1.452 + 1.852 0 0 + 1.852 34 Ths Ngô Thảo Giá. .. các năm tương lai 5 Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phương pháp DCF được xác định như sau: Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế phần Nợ thực tế + + vốn nhà nước phải trả Số dư quỹ KT, PL + Nguồn kinh phí sự nghiệp Trong đó: Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán trừ (-) Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán cộng (+) Giá trị quyền sử dụng đất... có giá trị kế toán là 1.800 tr đồng và giá trị thị trường là 1.600 trđ - Hàng hóa tồn kho có giá trị kế toán là 50 tr đồng và bán thanh lý được 10tr đồng - Công ty có một số khoản nợ khó đòi giá trị kế toán là 300 tr đồng Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 19 Ths Ngô Thảo Để hoàn thành bảng cân đối tài sản của công ty theo giá thị trường, cần tính toán phần thu nhập do sự chênh lệch giữa giá trị. .. pháp giá trị tài sản thuần và vốn hoá thu nhập nên nó cũng mang tính hạn chế của các phương pháp này - Giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào các tham số r, At , Rt Vì vậy nếu thiếu cân nhắc kỹ lưỡng trong chọn lựa cũng như xác định không chính xác các tham số này sẽ dẫn đến kết luận sai lầm hoặc chủ quan về giá trị doanh nghiệp Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp . kinh doanh. Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 6 Ths. Ngô Thảo 4.5. Xác định phương pháp thẩm định giá Xác định phương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu, tư liệu, và thực hiện thẩm định. không hẳn do doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Chuyên đề Thẩm định Giá trị Doanh Nghiệp 18 Ths. Ngô Thảo PHẦN IV: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Xác định giá trị doanh nghiệp hay. thẩm định giá tương tự như các tài sản khác. 5. Báo cáo thẩm định giá trị doanh nghiệp: Báo cáo kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp phải nêu rõ: 1) Mục đích thẩm định giá 2) Đối tượng thẩm