1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Đặc điểm ngôn ngữ ca dao Nam Bộ

141 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm ngôn ngữ ca dao Nam Bộ
Tác giả Tô Thành Luân
Người hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Sâm, PGS.TS. Dư Ngọc Ngân
Trường học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 32,64 MB

Nội dung

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỊ CHÍ MINH Tơ Thành Luân DAC DIEM NGON NGU CA DAO NAM BO Chuyên ngành: Ngơn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HỌC:

PGS.TS TRỊNH SÂM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017

Trang 3

Xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với sự hướng dẫn khoa học, hỗ trợ

tài liệu cùng những chỉ dạy tận tình của PGS.TS TRỊNH SÂM trong suốt quá trình tơi thực hiện luận văn

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những thầy cơ đã dìu dắt, giúp tơi hồn thành các chuyên đề trong chương trình cao học Đặc biệt, xin gửi lời tri ân đến

PGS.TS DƯ NGỌC NGÂN - người đã chỉ dẫn, giúp đỡ tơi rất nhiều trong thời gian

qua

Xin trân trọng cảm ơn Phịng Sau đại học và Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Cuối cùng, xin được gửi đến gia đình và bạn bè ~ những người đã luơn khích lệ, động viên tơi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, lịng biết ơn vơ cùng

Trang 4

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bồ trong bắt kỳ cơng

trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 5

Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỤCLỤC - eerie 5 Chương 1 NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG

1.1 Khái quát về ca đao và ca dao Nam bộ 7

1.1.1 Khái quát về ca dao 7

1.1.2 Khái quát về ca dao Nam bộ 24

1.2 Phương ngữ tiếng Việt và phương ngữ Nam bộ, 4

1.2.1 Phương ngữ tiếng Việt 44 1.2.2 Phương ngữ Nam bộ 31 Tiểu kết chương 1 53 Chương 2 KHẢO SÁT MOT SO DAC DIEM NGON NG THE HIEN TRONG CA DAO NAM BO 2.1 Đặc điểm về từ vựng 54

2.1.1 Đặc điểm của từ ngữ về nghề nghiệp 56 2.1.2 Đặc điểm của biến thê ngữ âm 63 2.1.3 Đặc điểm của từ ngữ địa phương 67 2.1.4 Đặc điểm của từ ngữ khẩu ngữ T1

2.1.5 Từ ngữ điển tích 79

2.1.6 Đặc điểm của từ ngữ láy 87

2.1.6 Đặc điểm của từ ngữ Hán Việt và từ ngữ vay mượn khác 94

Trang 7

1.0 | Bảng tĩm tất những vẫn đễ chung 7

2.1 | Bang tom tit cdc dic điêm ngơn ngữ thề hiện trong ca dao Nam bộ 34 2 2 | Đăng thống kẻ, phân loại các lớp từ vựng được vận dung trong ea dao]

Nam bộ

2 ; | Đăng thống k, phân loại từ ngữ về nghề nghiệp được sir dung trong ea | đao Nam bộ

2.4 | Bảng thơng kế các nơng cụ trong nơng nghiệp 60 2.5 | Bang thong ké, phân loại biến thể ngữ âm trong ca dao Nam bộ 6 2.6 | Bảng thơng kê, phân loại từ ngữ địa phương trong ca dao Nam bộ 68 2.7 Bảng thơng kê, phân loại từ ngữ xưng hơ trong ca dao Nam bộ 70

2.8 | Bảng thơng kê tên địa danh Nam bội 74

Trang 8

STT Tên biểu đỗ Trang

2 ¡_| Điều đồ thể hiện t ệ các lớp từ vựng được van dung trong ca dao Nam | bộ

2 2_| Điều đồ thể hiện t lệ các loại từ ngữ về nghề nghiệp trong ca dao Nam | bộ

2.3 [ Biểu đỗ thê hiện tỉ lệ các loại biển thê ngữ âm trong ca dao Nam bộ 64 24 | Biéu dd thé hiện tỉ lệ các loại từ ngữ địa phương trong ca dao Nam bộ |_ 68 2.5 [ Biểu đỗ thê hiện tỉ lệ của lớp từ ngữ xưng hơ trong ca dao Nam bộ 70

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nam bộ là vùng đất được khai phá trễ hơn cả so với Bắc bộ và Trung bộ Tuy nhiên, đây là nơi rất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tiềm năng, giúp phát triển tốt

các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, giao thơng Nơi đây điều kiện thuận lợi vượt trội

hơn cả Bắc bộ và Trung bộ Con người ở vùng đất đầy hứa hẹn này đều là những nơng dân cần cù, chất phác, chịu khĩ Hồn cảnh sống mới mẻ đã giúp họ phát huy những tính cách tốt đẹp của người nơng dân Việt Nam, đồng thời hình thành cho bản thân

một số tính cách mới phủ hợp với hồn cảnh xã hội hiện tại như việc ứng xử giữa con người với con người; giữa con người với thiên nhiên; giữa con người với cơng việc lao động sản xuất

“Trong cơng cuộc khai khân, lao động sản xuất nhằm kiến thiết cuộc sống mới, ở giai đoạn đầu, tồn tại nhiều khĩ khăn gian khổ, nhiều va vấp mệt mỏi Nhu cầu vui chơi giải trí của người dân, đặc biệt là về phương diện tỉnh thần, vì thế, trở nên rất cấp thiết Bên cạnh những câu chuyện cười hay những câu tục ngữ quen thuộc, ca dao

cũng là một yếu tố quan trọng gĩp phần làm phong phú thêm loại hình sinh hoạt tỉnh

thần của người dân Việt Nam nĩi chung, người dân Nam bộ nĩi riêng

Ca dao Nam bộ giúp xoa dịu tâm hồn người dân xa xứ, làm vơi đi nỗi nhớ quê;

giảm đi mệt nhọc sau những giờ lao động vắt vả; giúp cho những người vốn xa lạ xích lại gần nhau, thấu hiểu nhau và quý mến nhau nhiều hơn

Ca dao Nam bộ khơng những phản ánh cách phân cắt hiện thực của người Nam

bộ mà nĩ cịn mang những nét văn hố rất đặc trưng của vùng đất mới Đây là nguồn đề tài hấp dẫn, là vùng đất màu mỡ cho các nghiên cứu tìm tịi, khám phá Ngơn ngữ học cũng khơng phải là ngoại lệ Việc chỉ ra đặc điểm của ca dao Nam bộ, ở các cấp

độ khác nhau như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tuy khơng quá mới mẻ, nhưng lại là việc làm cần thiết, đặc biệt là bước quan trọng hàng đầu khi tìm hiễu về thể loại ca dao này Cụ thể, những bài ca dao ấy cĩ đặc điểm gì; được cấu tạo từ những yếu tố nào; về văn bản cĩ gì đặc biệt

Với những lý do trên, chúng tơi chọn tiếp cận các bài ca dao Nam bộ trên

phương diện đặc điểm ngơn ngữ qua đề tài “Đặc điềm ngơn ngữ ca dao Nam bộ” với

Trang 10

văn học viết, văn học dân gian chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng Tuy nhiên, đến

khi văn học viết ra đời, khơng vì thế mà văn học dân gian mắt đi vị thế vốn cĩ của nĩ Nĩ vẫn tồn tại, phát triển song song bên cạnh văn học viết

'Văn học dân gian từ lâu đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm khai thác, từ rất nhiều gĩc độ khác nhau, và hầu hết đều đưa đến những giá trị nhất định Các nghiên cứu về văn học dân gian đạt đến một số lượng khá lớn, nhưng do yêu cầu của để tài, nên dưới đây, chúng tơi chỉ điểm qua các cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan

trực tiếp đến ca dao Nam bộ - đối tượng chính mà luận văn hướng đến

Trong quyển “Văn học dân gian - Những cơng trình nghiên cứu " [45], các tác

giả đã khẳng định, ngồi những bài ca dao - dân ca sưu tầm ở Nam bộ nằm trong

khung phân loại bao gồm: Thơ ca nghỉ lễ, dân ca lao động và ca dao dân ca trữ tình,

tố nhằm thê hiện rõ hơn tính địa phương: cảm nghĩ về

cịn bơ sung thêm một số

quê hương, đất nước; tình cảm yêu đương của nam nữ thanh niên lao động; tiếng ca

tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình; cảm nghĩ của nhân dân trong các mối quan hệ xã hội khác

Trong quyển “Văn học dân gian Bạc Liêu ” và “Văn học dân gian Sĩc Trăng” [12], [13], Chu Xuân Diên liệt kê các thể loại của văn học dân gian, trong đĩ cĩ phần nghiên cứu về ca dao - dân ca của người Khmer thuộc vùng Bạc Liêu và Sĩc Trăng

Trong “Văn học dân gian Đơng bằng sơng Cửu Long” [63], nhĩm tác giả trình

bày về các thể loại của văn học dân gian, trong đĩ cĩ ca dao - dân ca của khu vực này, cụ thể qua các đề tài: Quê hương đất nước, lao động sản xuất, đời sống tình cảm, phong tục tập quán và tâm lí xã hội

Trong Ca đao dân ca Nam bộ, Bảo Định Giang, Nguyễn Tan Phat, Tran Tan Vinh, Bùi Mạnh Nhị chia quyền này thành hai phần Phần đầu gồm những tiêu luận:

Trang 11

ca trữ tình, các tác giả trình bày một vài điểm như: Những cảm nghĩ về quê hương đất

nước, quan hệ yêu đương và những suy tư của nam nữ thanh niên lao động, tiếng ca tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình, những cảm nghĩ của nhân dân trong các mối quan hệ xã hội khác.), một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao - dân ca Nam bộ (phương diện nghệ thuật của ca dao - dân ca Nam bộ biểu hiện rất rõ và rất

sinh động các mối quan hệ thống nhất nhưng đa dạng, đa dạng nhưng thống nhất của

kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam.), ca dao - dân ca Nam bộ, những biểu hiện sắc thái

địa phương (trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, cĩ người ở nhiều địa phương khác

nhau, do điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, nên ở mỗi miền cũng cĩ những sắc thái khác nhau, từ cảnh trí, đặc sản, đấu tranh xã hội, phương thức sản xuất, phong tục

tập quán Hồn cảnh thiên nhiên và lịch sử địa phương lại tác động đến nếp sống, tính cách con người Cũng chính vì thế ca dao của mỗi vùng đều mang đặc trưng riêng của vùng đất mình.) Phần hai gồm bĩn chủ đề chính: Tình yêu quê hương đất nước, tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình, các mối quan hệ xã hội khác Trong phần hai này, các tác giả đã sưu tầm các văn bản ca dao thuộc bĩn chủ đề ở trên, trình bày rõ ràng thuận

lợi cho việc nghiên cứu [18] Chúng tơi dựa vào cơng trình này làm tư liệu chính để thực hiện luận văn

Với luận văn “Khảo sát ca dao - dan ca Bén Tre” [14], tác giả chọn hướng nghiên cứu khai thác về đặc điểm nội dung (ca dao - dân ca phản ánh sinh động cảnh quan thiên nhiên; ca dao - dân ca phản ánh đậm nét chân dung con người Bến Tre; ca dao - dan ca phản ánh những sự kiện lịch sử lẫn sự kiện trong đời sống thường ngày)

Với luận văn “Màu sắc địa phương trong ngơn ngữ ca dao dân ca Nam bộ”

[36], tác giả nghiên cứu về sự phong phú và đa dạng của lớp từ ngữ mang màu sắc địa phương; những mã cơng thức từ ngữ mang màu sắc địa phương trong ca dao dân ca

Nam bộ

Trong bài viết “Ca đao Nam bộ - ca dao của vùng đất mới” [40], Trần Văn

Nam đề cập đến một số vấn đề: Vẻ hoang vu của thiên nhiên - một dấu ấn trong những

bài ca của thiên nhiên đất nước; hình ảnh người đi khai hoang; ca dao Nam bộ - ca dao

vùng sơng nước Tác giả cho rằng, ca dao Nam bộ đã ghi lại rất rõ nét hình ảnh của

con người đi khai phá đất mới; đồng thời ca dao Nam bộ cũng gắn chặt với mơi trường

Trang 12

Trong bài viết “Phương ngữ Nam bộ trong ca dao về tình yêu” [65], Trần

Phỏng Diều minh chứng luận điểm: “Phương ngữ Nam bộ khơng chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của người Nam bộ mà nĩ đã bước vào văn học nghệ thuật với một tư thế rất đường hồng ”

Trong bài viết “Cách nĩi của người miễn Tây Nam bộ qua ca dao" [66], Trần Minh Thương đề cao giá trị của lời nĩi thơng qua việc khảo sát về mặt ngữ âm, ngữ

nghĩa và chức năng của lời nĩi trong ca dao

“Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu kể trên, tuy nhiên vẫn muốn đưa ra

những kết luận mới mẻ sau tìm hiễu, chúng tơi lựa chọn hướng nghiên cứu đề tài “Đặc

đề về hình

điểm ngơn ngữ ca dao Nam bộ” chủ yêu tập trung xoay quanh những vắt

thức Tuy cách định hướng này khơng quá mới nhưng vẫn tạm giải quyết vấn đề theo hướng tương đối khác biệt so với những cơng trình đi trước Chúng tơi hy vọng kết

quả nghiên cứu này, với tư cách là tài liệu tham khảo, cĩ thể giúp ích cho những ai

quan tâm đến đề tài

3 Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu # Đối tượng nghiên cứu

Chúng tơi xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là: Đặc điểm ngơn

ngữ của ca dao Nam bộ trong 4 nhĩm đề tài: Tình yêu quê hương đắt nước; tình yêu

nam nữ; tình cảm gia đình; và các mối quan hệ xã hội khác

## Nguồn ngữ

Chúng tơi tiến hành khảo sát ngơn ngữ ở những bài ca dao của vùng đất Nam

bộ trong: “Ca đao đân ca Nam bộ” (1984), Bảo Định Giang - Nguyễn Tắn Phát - Trần Tan Vĩnh - Bùi Mạnh Nhị, Nxb Thành phĩ Hồ Chí Minh

Cụ thể, chúng tơi sử dụng 1000 văn bản ca dao để nghiên cứu, xoay quanh bốn đề tài: Tình yêu quê hương đất nước (150 văn bản); tình yêu nam nữ (500 văn bản); tình cảm gia đình (200 văn bản); các mối quan hệ xã hội khác (150 văn bản) được lựa

chọn ngẫu nhiên theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt nhằm tìm ra đặc điểm ngơn ngữ

diễn đạt trong ca dao Nam bộ

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1ð Mục đích nghiên cứu

Đến với đề tài này, mục đích của luận văn là đi vào tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ

Trang 13

khảo sát, tìm hiểu hoặc so sánh ngơn ngữ trong ca dao Nam bộ với ca dao các vùng

khác; đồng thời, cũng giúp ích trong cơng tác giảng dạy mảng ca dao - dân ca trong nhà trường

+ Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện nhiệm vụ khảo sát ngơn ngữ

trong ca dao của Nam bộ nhằm tìm ra đặc điểm về phương diện ngơn ngữ của các bài

ca dao được khảo sát nĩi riêng, ca dao Nam bộ nĩi chung 5 Phương pháp nghiên cứu

Đối với đề tài “Đặc điểm ngơn ngữ ca dao Nam bộ”, chúng tơi sử dụng một

phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chính như sau:

4 Phuong phap phân tích - tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp được dùng để nhận diện các đặc điểm về

ngơn ngữ trong các bài ca dao Nam bộ được khảo sát; đồng thời được sử dụng để phân tích các dẫn chứng tiêu biểu

4 Phuong pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả được dùng để miêu tả các ngữ liệu nhằm tìm ra đặc điểm của các từ, ngữ được vận dụng trong ca dao Nam bộ

1# Phương pháp phân tích diễn ngơn

Phương pháp phân tích diễn ngơn được dùng để phân tích các ngữ cảnh ngơn

ngữ và ngữ cảnh sử dụng, xem xét các yếu tố ngơn ngữ cĩ vai trị như thế nào trong giao tiếp nghệ thuật

Ấ# Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được dùng vào việc so sánh ca dao Nam bộ với ca dao Bắc bộ, nhằm nhấn mạnh, làm rõ những đặc điểm của ca dao Nam bộ

‡# Thủ pháp phân loại và hệ thống hĩa

Thủ pháp phân loại và hệ thống hĩa được dùng đề sắp xếp các kiểu loại từ ngữ

được sử dụng trong ca dao Nam bộ thành từng nhĩm Kết quả của sự phân chia này được dùng làm cơ sở cho việc thống kê, phân tích những đặc trưng của ca dao Nam bộ

Trang 14

tỷ lệ phần trăm của các từ ngữ được sử dụng tạo nên đặc trưng của ca dao Nam bộ Kết

qua nay là cơ sở cho các phân tích, so sánh để rút ra những đặc trưng quan trọng

6 Bố

ục của luận văn

Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được triển khai thành hai chương:

Chương 1 Những vấn đề chung

Trong chương này, chúng tơi trình bày hai vấn đề cơ bản như sau: (1) Khái quát về ca dao và ca dao Nam bộ; (2) Phương ngữ và phương ngữ tiếng Việt Hai nội dung

khai

này chính là cơ sở lý thuyết quan trọng mà chúng tơi xem là nền tảng để t

những nghiên cứu tiếp theo

Chương 2 Khảo sát một số đặc điểm ngơn ngữ thể hiện trong ca dao Nam

bộ

Trong chương này, chúng tơi trình bày bốn vấn đề quan trọng: (1) Đặc điểm về

từ vựng; (2) Đặc điểm về biểu thức ngơn từ; (3) Đặc điềm về câu; (4) Đặc điểm về tơ

chức văn bản Chúng tơi sẽ tiến hành tìm hiểu và phân tích những nội dung này nhằm

Trang 15

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG

Đối với việc nghiên cứu khơng riêng bất cứ một chuyên ngành nào, điều bắt buộc là phải dựa vào một nguồn ngữ liệu đáng tin cậy Thơng qua nguồn ngữ liệu đĩ, chúng ta mới cĩ cơ sở đề tiến hành nghiên cứu vấn đề Trong chương này, chúng tơi tiến hành tập hợp, sắp xếp thành một khung lý thuyết, chủ yếu là dựa vào các cơng

trình của những người đi trước

Chúng tơi sẽ đi vào trình bày những vấn đề sau: Bang 1 Bảng tĩm tắt những vấn đề chung Khải niệm

Khái quát về | Khái quát về ca dao Phân loại

ca dao và ca Thi pháp ca dao

NHỮNG | dao Nam bộ _ | Khái quát về ca đao Nam bộ Khái niệm

VAN Đặc điểm

ĐÈ | Phươngngữ Khái niệm CHUNG | tiếng Việt và | Phương ngữ tiếng Việt Phân vùng

phương ngữ Đặc điểm

Nam bộ Phương ngữ Nam bộ

1.1 Khái quát về ca dao và ca dao Nam bộ

1.1.1 Khái quát về ca dao

1.1.1.1 Khái niệm

Từ lâu, đời sống tinh thần của con người ngày càng được quan tâm, chú trọng Do vậy, rất nhiều hình thức giải trí khác nhau đã ra đời Văn học là một trong những hình thức giải trí cĩ tính chất “bác học ” khơng thê khơng nhắc đến

Nĩi tới văn học, khơng thể bỏ qua một bộ phận vơ cùng quan trọng và đã xuất hiện từ rất xưa: Văn học dân gian (bao gồm các thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cơ tích, ngụ ngơn, truyện cười, tục ngữ, ca dao, câu đĩ, vè, truyện thơ, chèo)

Ca dao là một thuật ngữ rất quen thuộc với giới nghiên cứu về lĩnh vực văn học

Trang 16

dao lại là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm, tìm tịi, nghiên cứu

nhất

Mặc dù rất được chú ý khai thác, và cĩ lẽ cũng vì cĩ quá nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm đến lĩnh vực này, song mỗi người lại cĩ một quan điểm khác nhau, thế nên, đến nay, vẫn chưa cĩ một khái niệm thống nhất về ca dao Sau đây là một số khái niệm, cách hiểu khá tiêu biểu:

được truyền Theo cách hiểu thơng thường thì ca dao là câu, là bài hát ngắi

miệng từ người này sang người kia, từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng những lời văn

giản dị Tuy nhiên, cũng cĩ cách hiểu khác: Ca dao là câu hát phổ thơng trong dân gian; chữ ca cĩ nghĩa là ngân giọng dài ra; dao là hát trơn khơng cần đệm

“Tục ngữ ca dao đân ca Việt Nam” [46] cĩ đoạn: “Người xưa gọi ca dao là phong đao vì cĩ những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại ” [46, tr.140] Vì vậy, dần dần tên gọi phong dao ít được sử dụng, nhường chỗ cho khái niệm ca dao

Trong “7ổng rập văn học dân gian người Việt” [33], tác giả nhận định: “Ca đao được hình thành từ dân ca Khi nĩi đến ca dao người ta thường nghĩ đến lời ca” [33, tr.20] Các tác giả cũng trình bày một số luận điểm khác nhằm tìm ra một khái

niệm chung nhất về ca dao Họ cho rằng: “Ca đao là thơ dân gian, cĩ nội dụng trữ tình và trào phúng, bao gém hàng loạt những lời Người ta cĩ thẻ hát, ngâm, đọc (và cả xem bằng mắt sau khi ca dao đã được ghỉ chép lại) " [33, tr.23]

“Từ điển thuật ngữ văn học ” [24] cĩ viết: “Ca dao là danh từ ghép chỉ chung tồn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian cĩ hoặc khơng cĩ khúc điệu Trong trường hợp này ca dao đằng nghĩa với dân ca.” [24, tr.22-23]

Trong “Thi pháp ca dao”, các tác giả quan niệm: “Khơng phải tồn bộ những

câu hát của một loại dân ca nào đĩ cứ tước bới tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi

thì sẽ déu là ca dao Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biễn rộng rài,

được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về

phong cách Và ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian ” [34, tr.56]

Trang 17

sáng tác bằng thể văn vân dân tộc (thường là lục bát), đề miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn

dat tình cảm " [43, tr.3]

Như đã đề cập ở trên, khái niệm ca dao vẫn chưa cĩ sự thống nhất nhưng nhìn chung các cơng trình nghiên cứu đã đưa ra các quan điểm cĩ nhiều nét tương đồng “Tĩm lại, chúng tơi nghĩ rằng, ca dao là một thể loại quan trọng văn học dân gian, được hiểu là những sáng tác cĩ chương khúc, được hình thành bằng thể văn vần nhằm tự sự,

miêu tả hoặc đề biểu đạt tình cảm, cảm xúc Nĩ là sự kết hợp các tỉnh túy nghệ thuật để rồi trở thành truyền thống cho việc biểu hiện nguồn thơ dân gian Qua đĩ, ta cĩ thể hiểu đơn giản: “Ca dao là bài hát ngắn cĩ hoặc khơng cĩ giai điệu, chương khúc ”

1.1.1.2 Phân loại

Đồng dao: Là một loại thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam Đồng dao ở các vùng miền khá giống nhau về

ội dung, chỉ khác nhau do mỗi vùng sẽ

sử dụng những từ ngữ riêng thuộc tiếng địa phương Nĩ bao gồm nhiều thê loại: Các

bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trị chơi, bài hát ru em Trước kia, đồng dao

rất phổ biến nhưng ngày nay nĩ khơng cịn được quan tâm như trước nữa Dưới đây, chúng tơi xin giới thiệu bài đồng dao về đề tài “kéo cưa”: Ở miền Nam “Kéo cưa kéo ít Làm ít ăn nhiều Đụng đâu ngủ đĩ Nỡ lấy mắt cưa Lấy gì mà kéo.” Ở miền Bắc:

“Kéo cưa lừa xẻ Ơng thợ nào khỏe

Thì ăn cơm vua Ơng thợ nào thua

Về bú tí mẹ.”

Ca dao lao động: Những bài ca dao thuộc nhĩm này thường tái hiện lại quá

trình lao động sản xuất, niềm vui, nỗi buồn, cảm giác hoang mang, lo lắng trong lúc đối mặt với hồn cảnh khĩ khăn ở nơi mà họ phải vất vả mới cĩ được cuộc sống tốt

Trang 18

*Bao giờ cho đến tháng hai,

Con gái làm cĩ, con trai be bờ

Gái thì kế phú ngâm thơ,

Trai thì be bờ kể chuyện bài bây."

Ca dao ru con: Con cái là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cha mẹ Sức khỏe, sự bình yên của con hẳn luơn được các đắng sinh thành đặt lên vị trí hang

đầu Một giấc ngủ ngon cĩ lẽ luơn là điều mà người cha người mẹ nào cũng muốn

mang lại cho con cái Bài hát ru, vì lẽ đĩ, dường như là một yếu tố khơng thê vắng mặt trong mỗi gia đình:

“Ru con con ngti cho lành Cho mẹ gánh nước rửa bành cho voi

Muốn coi lên núi mà cọ

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cơng."

Ca dao nghỉ lễ, phong tục: Những bài ca dao thuộc nhĩm này thường được

dùng để tế thần, tế những người khuất mặt mà con người cho rằng cĩ thể phù hộ cho

mình làm ăn thuận lợi, chống lại bệnh tật, hoa trái được mùa hoặc những bài ca dao

này nĩi về những ngày trọng đại như lễ tết, lễ hội của địa phương

*Dù ai đi ngược về xuơi

"Nhớ ngày giỗ tơ mơng mười tháng ba Dit ai buén ban gan xa

Nhé ngay gié T6 thang ba mong mudi.”

Ca dao trào phúng bơng đùa: Những bài ca dao thuộc nhĩm này thường thể hiện sự châm biếm, mia mai hoặc cĩ cả sự yêu thương, quý trọng, đơi khi xen lẫn tự hào dưới những cách nĩi hĩm hinh:

“Lỗ mũi mười tám gánh lơng

Chơng yêu chẳng bảo râu rơng trời cho Đêm nằm thì ngáy o ư

Chẳng yêu chơng bảo ngáy cho vui nhà

Đi chợ thi hay ăn qua

Trang 19

Ca dao trữ tình: Trong cuộc sống, khơng thể nào khơng tồn tại tình yêu: Yêu

quê hương đất nước, yêu gia đình, yêu bạn bè, yêu thiên nhiên, yêu động v: inh yéu nam nữ Tình yêu khiến cho con người trưởng thành và hồn thiện bản thân nhanh hơn: “Duong xa thi thật là xa

Muon người làm mối cho ta một người

Một người mười chín đơi mươi Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.”

Bên cạnh những tiểu loại chúng tơi vừa trình bày, ca dao cịn cĩ thê được phân

thành một số tiểu loại nhỏ hơn, dựa trên một số tiêu chí khác (ca dao san vat, ca dao biết tên tác giả ) Tuy nhiên, do cĩ giới hạn của luận văn, và do đối tượng luận văn

lựa chọn nghiên cứu, những thể loại này khơng tác động trực tiếp đến đề tài, chúng tơi xin phép khơng nhắc đến

1.1.1.3 Thi pháp ca dao ' Khái niệm thi pháp

Trong “7i pháp ca dao” [34], Nguyễn Xuân Kính nhận định: “Ngày nay,

chúng ta hiểu thi pháp là tổ hợp những đặc tính thẩm mĩ - nghệ thuật và phong cách

của một hiện tượng văn học, là cấu trúc bên trong của nĩ, là hệ thống đặc trưng của các thành tố nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng Thuật ngữ khoa học thường cĩ

tính chất ước lệ Chữ thi ở trong thi pháp là chỉ tồn bộ văn học, dấu ấn của một thời

xa xưa, khi khơng chỉ thơ trữ tình, mà cả sử thỉ, kịch đều viết bằng lời tho.” [34, tr.15] “C6 người quan niệm thi pháp là sự tổng hợp các thành tố (hoặc các cấp độ) của hình thức nghệ thuật của tác phẩm ngơn từ: cốt truyện, kết cấu, các hiện tượng ngơn ngữ nghệ thuật, nhịp và vẫn Cịn đối với người hiểu theo nghĩa rộng, thi pháp khơng chỉ cĩ những thành tố kế trên mà cịn bao gồm cả những vấn đề loại hình, thể

tài, những nguyên tắc và phương pháp phản ánh thực tại và các phạm trù: khơng gian

nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của tác giả về thế giới và con

người " [34, tr.15]

“Dù cĩ quan niệm rộng hẹp khác nhau như thế nào vẻ thi pháp, các học giả đều gặp nhau ở sự khang định: nghiên cứu thi pháp văn học là nhắn mạnh bản chat

Trang 20

Từ khoảng những năm 80 của thế ki XX đến nay, thuật ngữ “?h¡ pháp văn học

dân gian " mới dần được chú ý, tuy nhiên, vẫn chưa phát triển rộng rãi

Chu Xuân Diên trong bài viết “VẺ việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian” [11] đã nhận định: “hi pháp văn học dân gian là tồn bộ các đặc điểm về hình thức

nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp miêu tả, biểu hiện, vẻ cách cấu tạo đê tài, cốt

truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người Việc nghiên cứu thi pháp

văn học dân gian bao gồm từ việc khảo sát những yếu tổ thi pháp riêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ, các mợip và cách cấu tạo cốt truyện, cách mơ

tả diện mạo bên ngồi và tâm lí bên trong của nhân vật đến việc khảo sát những đặc

điểm thi pháp chung của từng thể loại, và cuối cùng là việc nêu lên những đặc điểm

phổ thơng và những đặc điểm dân tộc của thỉ pháp văn học dân gian nĩi chưng Nghiên cứu thi pháp văn học dân gian cịn bao gầm cả những việc khảo sát những đặc

điểm phong cách cá nhân của người sáng tạo và diễn xướng trong mối quan hệ với những đặc điểm thi pháp truyền thống ” [11, tr.39]

Tác giả cịn khẳng định thêm: “Thi pháp khơng đơn thuân là những yếu tố hình thức, cần hết sức coi trọng ý nghĩa nội dung của thỉ pháp văn học dân gian.”

[I, tr39]

Nĩi tĩm lại, thi pháp văn học dân gian là tồn bộ những đặc điểm về hình thức

:Š phương thức và thủ thuật miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt

nghệ thuật

truyện về phương pháp xây dựng hình tượng con người hay sự vật

+ Dac trung

Trong phần này, chúng tơi chủ yếu là khái quát lại vài đặc trưng quan trọng về

thi pháp ca dao của tác giả Nguyễn Xuân Kính Bởi lẽ, chúng tơi nhận thấy, tác giả đã

trình bày khá chỉ tiết và đầy đủ những vấn đề trọng tâm của thi pháp ca dao

~_ Cái tơi trữ tình trong ca dao, tính tập thé, tính truyền miệng

Thơng thường, bất cứ một tác phâm nghệ thuật nào cũng đều cĩ nhân vật trữ

tình Tuy nhiên, nhân vật trữ tình trong tác phẩm trữ tình sẽ khơng cĩ diện mạo, hành động, lời nĩi, quan hệ cụ thể như các nhân vật trong các sáng tác tự sự hay kịch Tuy nhiên, lưu ý, đặc điểm của nhân vật trữ tình là loại nhân vật cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ Đĩ được gọi là cái tơi trữ tình

Cũng như tục ngữ và dân ca, ca dao là những bài văn vẫn do nhân dân sáng tác

Trang 21

những tác phẩm văn học dân gian ngay từ nguồn gốc đã là sáng tác cá nhân nhưng được lưu truyền bằng trí nhớ Trong quá trình lưu truyền và diễn xướng, các sáng tác này ít nhiều cĩ sự thay đồi về câu chữ, cứ thế dần dần từ người này sang người khác, từ địa phương nay sang địa phương khác Những câu ca dao từ ấy cũng được biến đơi

liên tục Và do vậy, những sáng tác này khơng cịn là sáng tác của cá nhân nữa mà đã là sản phẩm của tập thể

Trong số những tính chất chung của văn học dân gian (trong đĩ cĩ tục ngữ, ca

dao va dan ca) như tính nhân dân, tính hiện thực, tính lãng mạn, tinh phé biến rộng rãi,

tính khuyết danh, tính truyền miệng, tính tập thể thì tính tập thể là tính chất cơ bản

nhất làm cho văn học dân gian khác với văn học cĩ tác giả Chỉ riêng với văn học dân

gian, từ khi xã hội chưa cĩ giai cấp cho đến ngày nay, tắt cả đều là những sáng tác tập

thể, đều là những sáng tác được sửa chữa từ vùng này sang vùng khác, từ nước này

ế hệ này sang thế hệ khác cho đến khi thật hồn chỉnh

Van học truyền miệng ra đời từ khi chưa cĩ chữ viết Về sau, khi xuất hiện chữ sang nước khác, từ t viết, văn học dân gian vẫn tiếp tục phát triển Bởi trong thời gian đĩ, do người dân khơng cĩ điều kiện học tập; mặt khác, do văn học viết khơng thê truyền đạt hết đầy đủ

tư tưởng, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Vì thế, tuy ngày nay, trình độ của người dân đang càng được nâng cao nhưng con người vẫn khơng bỏ quên hay xem nhẹ vị trí, vai trị của văn học truyền miệng

Ca dao là loại thơ trữ tình dân gian, là tiếng nĩi của tư tưởng, tình cảm và ước mơ, khát vọng của người bình dân Vì lẽ đĩ, khi những câu ca dao được ra đời và

truyền đi trong cộng đồng, cái tơi trữ tình trong sáng tác của một cá nhân dần phai nhạt, và sau đĩ được sửa đổi dần và cuối cùng trở thành sản phẩm của cả cộng đồng

Cĩ lẽ do vậy mà qua những bài ca dao, ta thường cảm nhận được tâm tư, tình cảm của

người bình dân với tất cả sự ấm áp, ngọt ngào cùng tình yêu thương, lịng lạc quan,

nghị lực, ý chí phi thường vượt lên mọi khổ cực của cuộc sống - Thời gian và khơng gian

Tác giả Nguyễn Xuân Kính trong quyền “7i pháp ca dao” [34] cĩ viết rằng:

“Thời gian và khơng gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ảnh

trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm Thời gian nghệ thuật,

Trang 22

tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống

nghệ thuật ” [34, tr.289]

a Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật Thời gian trong

văn học dân gian khơng giống với thời gian trong văn học thành văn, và đặc biệt thời gian nghệ thuật trong ca dao cũng khác biệt rất nhiều so với các tiểu loại khác của văn

học dân gian, bởi thời gian trong ca dao là thời gian diễn xướng mà một số thê loại

khác khơng cĩ:

“Bây giờ anh bắt gặp nàng

Hỏi sao lá ngọc cành vàng xa nhau Xa nhau ta mới xa nhau Khi xưa ta vẫn ăn trầu một cơi”

“Bay gid ta gặp nhau đây Như con cá cạn gặp ngày trời mua.”

Cĩ trường hợp, ca dao sử dụng từ láy chỉ thời gian nhằm diễn tả quá trình của sự việc, hiện tượng:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngo vé qué me, ruột đau chín chiều.”

“Dém đêm vuốt bụng thở dài

Thở ngắn bằng chạch, thở dài bằng lươn.”

“Ngày ngày ra đứng cơng làng

Bâng khuâng như mắt nhẫn vàng trên tay.”

Thời gian nghệ thuật khơng chỉ nĩi đến hiện tại mà cịn ở quá khứ, và thường là

một quá khứ gần với hiện tại:

“Tìm em đã tám hơm nay Hơm qua là tám, hơm nay là mười

Đêm qua dồn dập mưa mau Giĩ rung cành ngọc cho đau lá vàng

Trang 23

Ngơ đơng nỡ để phượng hồng ngẫn ngơ Biết nhau từ bấy đến giờ

Đã cho bướm đậu thì chừa sâu ra.”

Ngồi ra, cũng cĩ những câu ca dao khơng sử dụng từ ngữ chỉ thời gian nhưng dựa vào nội dung thể hiện cĩ thể nhận thấy được sự hiện hữu của thời gian Đĩ được gọi là thời gian diễn xướng:

“Nuơi con mới biết sự tình

Thảm thương cha mẹ nuơi mình khi xưa.”

“Nước rịng chảy đến Tam Giang

Sầu đâu chín rụng sao chàng biệt tin?”

Thời gian nghệ thuật trong ca dao cĩ thé là thời gian hiện tại và cũng cĩ thể là thời gian diễn xướng Khơng ít trường hợp, trong đĩ, thời gian được miêu tả cĩ tính chất cơng thức, ước lệ; thời gian khách quan, thời gian cá thể của “cái 161” tac gid, thời gian xã hội bị mờ nhạt Từ đĩ, làm xuất hiện ở người đọc cảm giác về sự thay đơi, vận động của dịng thời gian

b Khơng gian nghệ thuật

Khơng gian trong ca dao là khơng gian của đồng quê Việt Nam, gắn liền với những hình tượng rất gần gũi với người bình dân: “Cây đa”, “bốn nước”, “con đỏ”,

“làng quê”, “mái đình ", “cánh đồng”, “ngồi đường”, “trong ngỡ” “Qua sơng em đứng em chờ

Qua câu em đứng ngắn ngơ vì cầu."

ng sâu

ìng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.” “Trên đơng can, dưới

lở

Những câu ca dao viết về miền quê, địa danh cụ thể - khơng gian địa lí xuất

hiện khá phơ biến

“Làm trai cho đắng thân trai

Phú Xuân đã trải, Đằng Nai đã từng.”

“Đường vơ xứ Huế quanh quanh

Trang 24

Cụ thể hơn, khơng gian trong ca dao cịn được chia ra thành nhĩm khác nhau,

mỗi nhĩm mang một ý nghĩa nhất định: Khơng gian thề nguyền, khơng gian xã hội, khơng gian vật lý, khơng gian phiém chi

Đơi khi, cĩ những câu ca dao rất khĩ xác định được khơng gian cụ thê:

“Giĩ mùa thụ mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm.”

Khơng gian nghệ thuật trong ca dao là mơi trường hoạt động của nhân vật trữ tình Dù xét ở bắt kỳ phương diện, khơng gian nghệ thuật trong ca dao cũng là khung

cảnh gần gũi thân thuộc mang đậm chất quê hương

“Tĩm lại, thời gian nghệ thuật là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng, cĩ

mối quan hệ mật thiết với khơng gian nghệ thuật Khơng gian nghệ thuật chủ yếu là

khơng gian trần thế, đời thường, bình dị, phiém chi với những nhân vật chưa được cá

thể hĩa, mang tâm trạng, tình cảm chung của nhiễu người "[34, tr.307] - Các hình ảnh, biểu trợng phổ biến

“Biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến cái khơng nhìn

thấy được Biểu tượng là vật mơi giới giúp ta tri giác cái bắt khả tri giác Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được cả cộng đồng dân tộc chấp nhận

và sử dụng rộng rãi trong một thời gian lâu dài Nghĩa của biểu tượng phong phú,

nhiều tằng bậc, ẩn kín bên trong, nhiều khi khĩ nắm bắt ” [34, tr.309]

Biểu tượng trong ca dao được xây dựng trên cơ sở quy ước chung của cả cộng đồng, cả dân tộc, cĩ tính chất tượng trưng Nĩ khơng chỉ thay thế cho cái được biểu hiện mà cịn tượng trưng cho quan điểm, tư tưởng của con người

“Trong ca dao, cĩ rất nhiều hình ảnh, biêu tượng xuất hiện: Các hiện tượng tự nhiên: “făng”, “sao”, “máy”, “giĩ” Thực vật: “Cĩ”, “cây”, “hoa”, “lá”

Lồi vật: “Chim”, “trâu”, “bị”, “cá” Đồ dùng cá nhân: “Khăn”, “lược”, “nĩn ”

Đồ dùng trong sinh hoạt: “Chén”, “jy”, “chiếu”, “giường ” Cơng cụ sản xuất: “Thuyên ”, “lưới”, “lở”

Cơng trình kiến trúc: “Nhả”, "câu ”, “đình”, “chùa”

Do giới hạn của luận văn, dưới đây, chúng tơi chỉ giới thiệu và phân tích những

Trang 25

a Trúc - mai

Theo quan niệm Nho gia, “ng”, “cúc”, “rrúc”, “mai” tượng trưng cho khí

tiết, đức tính, phâm chất sáng ngời của người quân tử Trong văn học dân gian, những loại cây này cũng được nhắc đến nhưng khơng dùng đề tả thực mà thường được đưa

vào các sáng tác với chức năng tượng trưng cho con người

Cĩ trường hợp “zrúc ” khi đứng một mình cũng cĩ thể tượng trưng cho vẻ đẹp

của người con gái, chẳng hạn:

“Trúc xinh trúc mọc đầu đình Eim xinh em đứng một mình cùng xinh."

Hoặc “đúc ”— “mai” đi cùng với nhau thê hiện sự quấn quít trong tình yêu:

“Hơm qua sum họp trúc mai

Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm nam.”

'Hoặc cũng cĩ khi là lời nhắn nhủ:

“Đợi chờ trúc ở với mai

Đợi chờ anh ở với ai chưa chẳng.” Cĩ khi là tâm trạng háo hức, mừng vui:

“Trâu này cúc, trúc, mai, đào Trâu này thục nữ anh hào sánh đơi."

Là niềm mơ ước:

“Bao giờ sum họp trúc mai Lịng nguyễn kết tĩc lâu dài trăm nam.” Là sự gửi gắm: “Cĩ long tac một chữ vàng Thiếp đưa duyên lại đơi đang cậy anh Tìm nơi trúc mại xanh: Tìm nơi bĩng cả lắm ngành dựa nương.” Là giận hờn, trách mĩc: “Những là lên miễu xuống nghè Đề tơi đánh trúc, đánh tre về trồng

Tướng rằng nên đạo vợ chẳng

Trang 26

“Chiều nay cĩ kẻ thất tình

Tựa mai, mai ngả, tựa đình, đình xiêu."

Nhìn chung, “zúc — mai” khi xuất hiện trong ca dao chủ yếu là tượng trưng

cho những người trẻ tuổi (xuất hiện đơn lẻ) hay tượng trưng cho tình cảm gái trai, tình

duyên đơi lứa (xuất hiện song song cùng nhau),

b Hoa nhai

“Hoa nhdi” 1a loai hoa cé huong thom nhẹ, màu trắng nhỏ, thường được sử

dụng để làm nước hoa hoặc ướp trà, mang lại cảm giác dễ chịu Với tính chất này,

“hoa nhài ” được sử dụng khá nhiều trong ca dao Một mặt, tượng trưng cho vẻ đẹp nhẹ nhàng của thiếu nữ; mặt khác thể hiện sự bình dị trong tâm hồn của người bình

dân

Dưới đây là một số ví dụ minh họa cụ thể

“Đơi ta lắm tắm hoa nhài Chéng đây vợ đấy kém ai trên đời.”

Câu ca dao trên dùng để miêu tả sự xứng lứa vừa đơi của cặp vợ chồng, hình

ảnh tượng trưng tuy bình dị, gần gũi nhưng cũng rất tao nhã, ngọt ngào

Ngồi ra, trong ca dao Nam bộ, hoa nhài cũng tượng trưng cho nụ cười đáng

“Em là con út nhất nhà Lời ăn tiếng nĩi thật là khoan thai

"Miệng em cười như cánh hoa nhài

Như nụ hoa quế, như tai hoa hồng Ước gì anh được làm chẳng Dé em lam vg, tơ hong tréi xe.”

Hoặc tượng trưng cho vẻ đẹp bên trong

“Càng thắm lại càng mau phai

Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu.” Hay tượng trưng cho sự cao quý:

“Chẳng thơm cũng thê hoa nhài

Trang 27

cĩ thê tượng trưng cho sự khiêm tốn:

“Chơi hoa cho biết mùi hoa

Thứ nhất hoa lí tht ba hoa nhai.”

c Con cị

“Con cỏ” là hình ảnh vơ cùng gần gũi quen thuộc đối với người dân Việt Nam

Và cũng từ rất lâu, “con cỏ” đã đi vào trong ca dao, trở thành biểu trưng quen thuộc cho sự cơ cực, vất vả của người nơng dân lao động:

“Troi mua qua dia veo vo

Con ốc

im co Con tơm đánh đáo Con cị kiếm an.” Con cị luơn chịu số phận hâm hiu:

“Con cị đậu cọc bờ ao

An sung sung chát, ăn đào đào chua."

Va, “con cị” cũng chính là biểu tượng được sử dụng nhiều nhất trong ca dao Nam bộ đề biểu trưng cho những người phụ nữ nghèo khĩ, lam lũ

“Con cị lặn nội bờ sơng

Gánh gạo đưa chơng tiếng khĩc nỉ non Nàng v nuơi cái cùng con Để anh đi trấy nước non Cao Bằng.”

Ngồi ra, con cị cũng là hình ảnh tượng trưng cho tắm lịng thành, sự trong sạch:

“Con cị mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ơng ơi ơng với tơi nao

Tơi cĩ lịng nào ơng hãy xáo măng Cĩ xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lịng cị con.”

Bên cạnh đĩ, cũng cĩ một số trường hợp, hình ảnh “con cỏ” cũng được dùng trong lời tỏ tình

“Con cị núp bụi lúa xanh

Trang 28

Con cị núp bụi lúa vàng

Chờ con cá đến như nàng chờ anh.”

~ Thể lục bát

“Lục bắt là thể thơ rất quen thuộc đối với mọi người Trong nền văn học dân

tộc thể thơ lục bát rất quan trọng Trên 90% ca dao được sáng tác bằng thể thơ lục

bát ” [33, tr.118]

“Trong văn học viết cĩ tới hàng chục tác phẩm được sáng tác theo thể lục bát dài trên ngàn câu, trong đĩ phải nhắc tới Truyện Kiều (3254 câu) Chính vì lé dé luc

bát là thể thơ được các nhà lý luận quan tâm nhiều nhất Hầu như các nhà nghiên cứu

đã đề cập hết mọi vấn đề về lý luận của thể lục bát như vẫn, nhịp, âm luật, các biến

thể " [16, tr.142]

Các nhà nghiên cứu hầu hết đều thống nhất ở quan điểm rằng, lục bát cĩ hai

vần: vần chân va van lung Do vay, dai da sé luc bat trong ca dao chỉ cĩ hai dịng câu Dưới gĩc độ thi pháp, cĩ thể thấy, thê lục bát mang đầy đủ dáng dap cia mét thé tho ố đặc thù cách luật với những hức âm thanh: gieo vần, ngắt nhịp

Một lí do nữa khiến cho thể lục bát trở thành thê thơ tiêu biểu nhất trong ca dao,

đĩ là vì thơ lục bát mang đến cảm giác bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nĩi của người

dân nên dễ nhớ, dễ thuộc

“Chữ rằng chỉ tử vu quy,

Làm thân con gái phải di theo chong.” “Cam vàng mà lội sang sơng,

Vàng rơi khơng tiếc, tiếc chơng thuở xưa." ~ Thể song thất và song thất lục bát

Thể song thất khơng xuất hiện trong các tác phẩm thơ bác học, xuất hiện hầu như rất ít ca dao nĩi chung, ca dao Nam bộ nĩi riêng, bởi đặc trưng của thể thơ này quy ước nĩ chỉ bao gồm hai câu bảy chữ Trong thơ bác học, ít nhất một khổ thơ cũng, phải gồm bĩn câu thơ (bĩn dịng thơ), thê song thất này khơng thể đáp ứng được yêu

cầu đĩ Ở ca dao, thể này mới được sử dụng và ca dao số dịng cĩ thề từ hai trở lên

Đối với thể bảy chữ này, khơng cĩ nhiều cơng trình nghiên cứu chuyên sâu: “Nắng báy lâu dây bau khơng héo,

Trang 29

“Khé voi chanh một lịng chua xĩt,

Mật với gừng một ngọt một cay.”

Bên cạnh thê song thất, khơng thể khơng nhắc đến thể song thất lục bát Thể song thất lục bát là thể thơ được hình thành bằng kết hợp bởi thể song thất với thể lục bát, gồm cĩ bốn dịng, hai dịng đầu là bảy chữ, dịng thứ ba là sáu chữ, dịng thứ tư là tám chữ Thể này được dùng nhiều hơn song thất, tuy nhiên, trong ca dao nĩi chung, ca dao Nam bộ nĩi riêng, số lượng cũng tương đối hạn chế

“ên vên cứng, dành dành cũng cứng, Mù u trịn, trái nhẫn cũng trịn

Vang thau tuy trộn một bơn,

Anh là tay thợ lựa lịn phải ra.”

“Quân lúng đáy đi đâu xớ xĩ, Áo rách te nĩi chuyện bốc chày

Thế gian lắm chuyện khơi hài,

Hễ ăn được cá, tính bài bỏ nơm.”

- Thể hỗn hợp

Thể hỗn hợp khá phổ biến trong ca dao, với nhiều dạng thức khác nhau, tạo nên sự phong phú đa dạng trong hình thức thê hiện của thể loại này Dầu hiệu đề nhận biết

thê hỗn hợp như sau: Trong thê hỗn hợp bắt buộc phải cĩ sự xuất hiện của một cặp lục bát, nhưng khơng quy định thứ tự trong bài mà nĩ xuất hiện

+ Gồm ba dịng bốn chữ và một cặp lục bát:

“Thùng thùng cắc cắc, Chim đậu khơng bắt,

Trang 30

Cái tay em bung, Cái chân em bước,

Mái tĩc em xước, Cải lược em rơi Vừa ải vừa vái ơng trời,

Cho chồng mau mạnh sống đời với em."

1.1.1.4 Diễn xướng trong ca dao

Hồng Phê cho rằng: “Diễn xướng là trình bày sáng tác dân gian bằng động

tác, lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu ” [48, tr.344]

Diễn xướng cụ thể là sự biểu diễn, trình diễn mang tính nghệ thuật một tác

phẩm nhất định để tạo nên sự liên kết, gắn bĩ những người tham gia trong hồn cảnh

cụ thể, với những ý nghĩa, chức năng cụ thể Diễn xướng trong ca dao là sự tổng hợp những hình thức, cách thức khác nhau để diễn tả cĩ mục đích nội dung, hình thức lời

ca theo lề lối nhất định, trước người nghe (người xem) trong một mơi trường cụ thể Trong ý nghĩa đĩ, cĩ thê hiểu diễn xướng ca dao gồm tơng thê các phương thức

nghệ thuật (lời, nhạc, động tác, điệu bộ, lối hát ) để tạo nên sự hịa quyện giữa lời ca tiếng hát và hành động của con người trong những hồn cảnh, mơi trường cụ thể;

nhằm biểu hiện, diễn tả tình ý của cả người hát lẫn người nghe

Nghiên cứu khía cạnh diễn xướng của ngơn ngữ khơng phải là sự tập hợp, thậm

chí khơng phải là việc đi tìm hiểu những những đặc trưng biểu lộ của hình thức giao

tiếp ngơn ngữ đơn thuần, mà hơn thế, đĩ là việc trình bày sự phát ra của những biêu

tượng từ câu qua hình thức biểu diễn của hành động, lời nĩi

Như vậy, tìm hiểu khía cạnh diễn xướng của ngơn ngữ tức là tìm hiểu hành động của hình thức biểu diễn, bộc lộ cảm xúc của ngơn ngữ Ngơn ngữ diễn xướng trong ca dao được thể hiện qua một số hình thức sử dụng ngơn ngữ cơ bản (thơng qua một số thủ pháp nghệ thuật trong ca dao) Dưới đây là những phân tích và minh họa cụ

thé:

Sử dụng ngơn ngữ đối thoại và độc thoại

Trang 31

cách trực tiếp những ý nghĩ, tâm tư, tình cảm của các nhân vật trữ tình Ở dạng này,

ngơn ngữ mang tính tự sự:

“Cĩ chồng đi lính nghĩa bình

Dâu nghèo dầu cực vẫn thương mình, mình ơi Lấy chỉ cái lũ báo đời

Chuyên nghề bản nước, phá đời, hại dân.”

Hình thức ngơn ngữ ca dao mang tính chất đối thoại (hai về đối thoại) được sử

dụng rộng rãi trong lối đối đáp dân ca Đĩ là những bài ca mang hình thức đối thoại giữa hai nhân vật trữ tình Kiều hai về đối thoại là sự biểu hiện rõ rệt nhất mối quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm, đĩng vai trị quan trọng hàng đầu trong ca dao Kết cấu đối thoại thường cĩ hình thức câu hỏi - câu trả lời, lời đồ - lời đáp:

“Ai mà dựng cờ trên núi Ai mà bán muối chợ Đơng

Ai mà dâng áo cho chẳng Ai mà đối đặng, ma hong em ung

Trình Giáo Kim dựng cờ trên núi

Hà Nguyệt Cơ bán muối chợ Đơng Liễu Kim Huê dâng áo cho chẳng Anh đây đối đặng, má hẳng tính sao?”

Điểm đặc biệt của lối đối đáp trong ca dao là nhiều lời ca khơng phân biệt được

đâu là lời nĩi của bên nữ, đâu là lời của bên nam Do diễn xướng trong ca dao thường

là đối đáp trực tiếp nên nội dung của nĩ tuy rất sâu nhưng lại xa xơi, bĩng giĩ, thậm

chí

¡ nghĩa Ca dao thường được sử dụng trong đối thoại, đối đáp trực tiếp Trong đối

thoại trực tiếp, nĩi thăng ra nhiều khi rất khĩ nĩi, thậm chí cĩ thê thành vơ duyên, sé

sàng Đối thoại trực tiếp trong ca dao khiến người hát dùng cách nĩi gián tiếp, bĩng giĩ, hồn cảnh đối đáp sẽ nĩi thay, sẽ giải thích cụ thê cách nĩi đĩ Kiểu đối đáp hai về được sử dụng nhiều hơn trong bài ca về tình yêu đơi lứa

Sử dụng đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng trong ca dao dân ca chủ yếu ở ngơi thứ nhất và thứ hai như:

Trang 32

*Bớ chiếc thuyên loan, khoan khoan ngớt mái

Đăng đây tỏ một đơi lời phải, trái nghe chơi

Đây cũng muốn chờ:

Neat bong trăng lị, thêm đàng diệu voi

Thuyên lái em sẵn sàng, e đợi luồng cơng.”

Bài ca dao trên thể hiện rõ dấu ấn của lối kết cấu đối đáp mang đặc trưng bản chất của thể loại này Với lối trị chuyện đối đáp trực tiếp, đại từ nhân xưng trong ca

dao đã được sử dụng một cách linh hoạt, tự nhiên nhưng cũng rất độc đáo Và, cũng cần lưu ý, cách xưng hơ trong ca dao là một trong những thủ pháp nghệ thuật quan

trọng thê hiện rõ phương thức diễn xướng của thê loại

Phương thức diễn xướng của thể loại ca dao với cách thức sử dụng đại từ nhân xưng là sự thể hiện của phong cách ngẫu hứng trong sinh hoạt diễn xướng Đơi khi đĩ chỉ là những lời hát bâng quơ của những cặp trai gái bắt chợt gặp nhau trên đường, hay là những câu ca đối đáp của gái trai trong quá trình lao động, cũng cĩ khi đĩ là những

buơi hát hị giao duyên được tơ chức bài bản Xưng hơ trong ca dao đĩng vai trị quan

trọng nhằm diễn tả mọi sắc thái biêu cảm trong ngơn ngữ đối thoại của nhân vật Tính

phiếm chỉ nhưng khơng cá thể hĩa nhân vật là đặc điểm của văn học dân gian Việt

Nam Lối sử dụng đại từ nhân xưng là một trong những thủ pháp nghệ thuật nơi bật

làm tăng thêm giá trị diễn xướng của lời ca

Cĩ thể nĩi, ngơn ngữ ca dao thường mang những âm sắc, giai điệu đặc trưng;

với hình thức kí

đối đáp, và lối sử dụng đại từ nhân xưng mang dấu ấn riêng là những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị thâm mỹ cho thê loại này Là cơ sở (phần lời)

của những lời hát dân ca, ca dao trong sự liên kết với màu sắc, âm thanh, hình ảnh, động tác được diễn ra trong mơi trường sinh hoạt cụ thể (mang tính chất đặc trưng

vùng miền của sinh hoạt diễn xướng dân gian) đã thực sự đạt đến giá trị thâm mỹ trọn

vẹn hơn

1.1.2 Khái quát về ca dao Nam bộ

1.1.2.1 Khái niệm

Ca dao là sản phẩm của quần chúng nhân dân, là tiếng nĩi tâm tình của người lao động Ca dao được tiếp cận từ nhiều gĩc độ khác nhau nhưng cho đến nay vẫn

chưa cĩ sự thống nhất về khái niệm Vì thế, việc giới thiệu và lí giải về một số đặc

Trang 33

Ca dao Nam bộ cĩ lẽ được hình thành là từ những lưu dân ở các vùng miền khác nhau và do cả quá trình Nam tiến trước đây Những người này mang theo những

câu ca dao kế thừa từ truyền thống đến đây, rồi sáng tạo thêm để tạo ra những nét

riêng chỉ cĩ ở vùng đắt Nam bộ này Từ ấy đã hình thành nên thể loại tạm gọi là “cz đao Nam bộ”

1.1.2.2 Đặc điểm

a Noi dung

Thơng thường, ca dao nĩi chung, và cả ca dao Nam bộ nĩi riêng được chia thành ba nhĩm nhỏ: Ca dao nghỉ lễ, ca dao lao động và ca dao trữ tình

Ca dao nghỉ lễ: Ở Nam bộ, nhĩm này chưa được sưu tầm nghiên cứu thành hệ

thống Song, ngày nay, chúng ta vẫn cịn bắt gặp ở một số địa phương Chẳng hạn, tục

hát sắc bùa vào dịp năm mới ở Phú Lễ (huyện Ba Tri, Bến Tre); hay hát bả trạo (cịn

gọi là hị đưa linh) vốn được sử dụng trong đám ma nhưng cũng được dùng trong lễ tế

cá voi ở Vàm Láng (Gị Cơng)

Ca dao lao đơng: Được diễn xướng trong quá trình lao động với nhịp điệu, tiết

tấu, biểu cảm gắn liền với một cơng việc lao động cụ thể Những sáng tác thuộc

nhĩm này thường được ra đời một cách bắt ngờ, khơng định trước

Ca dao trữ tình: Là thể loại phơ biến nhất, cĩ thê xuất hiện trong nhiều hồn cảnh, chẳng hạn trong quá trình lao động sản xuất, trong cơng việc sinh hoạt hàng

„ trong lễ hội hay những dịp Tết nhất Hay nĩi cách khác, bất cứ nơi đâu và bắt

ngi

cứ khi nào, ca dao trữ tình cũng đều cĩ khả năng xuất hiện b Nghệ thuật

Mơi trường diễn xướng của ca dao ở Nam bộ rất đa dạng, khơng tuân theo bắt kỳ một quy luật nhất định nào Những câu hị, điệu lý đại đa số đều xuất phát từ ca

dao

Dưới đây, chúng tơi xin đưa ra một số mơi trường diễn xướng phơ biến:

Hị chèo ghe: Nam bộ là vùng đất cĩ hệ thống sơng ngịi dày đặc, do vậy, sự xuất hiện số lượng lớn ca dao về hoạt động liên quan đến sơng ngịi, kênh rạch là điều

dễ hiểu:

“Hoo

Trang 34

Trên bờ Triều Châu (ơ ø).”

Chỉ một câu hị ngắn ngủi nhưng đã thể hiện được tình cảm yêu mến thắm thiết của người con đối với quê hương

Hồ cấy: Cấy lúa là cơng việc khơng hề đơn giản, phải trải qua rất nhiều cơng

đoạn, diễn ra trong một thời gian dài, với sự tham gia của nhiều người Với tính chất

này, trong quá trình lao động, những câu hị được cất lên là điều dễ hiều, cĩ thể lý giải

Đề tài của những câu hị thuộc nhĩm khá đa dạng, phong phú, hướng đến nhiề

khác nhau như tỏ tình, trêu ghẹo, cổ vũ nhưng mục đích chung vẫn là hướng đến sự

giải trí nhằm giảm đi sự mỏi mệt, vất vả khi lao động:

Nam:

“Anh thay em cai go ma hong hong

Phải chỉ em đừng mắc cỡ thì anh bơng anh hén.”

“Chuyện vợ chong anh chớ khá bằn chơn

Anh thương em nên dé dat kéo thién hạ đồn khơng hay.”

Hát ru: Khơng chỉ đơn thuần là thê hiện truyền thống sinh hoạt của gia đình mà cịn là sự biểu hiện những nét độc đáo thuộc về phương diện văn hĩa:

“Vi ddu tình bậu muốn thơi

Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra Bậu ra bậu lấy ơng câu Bậu câu cá bồng ngất đầu kho tiêu

Kho tiêu kho mỡ kho hành Kho ba lạng thịt để dành em an.”

e Thể thơ:

Cũng như ca dao truyền thống, tức thường là sử dụng câu lục bát, song thất lục

bát, ca dao Nam bộ, ngồi ra, cịn cĩ xu hướng sử dụng thể thơ tổng hợp: “Cúc mọc dưới sơng kêu bằng cúc thủy

Chợ Sài Gịn xa, chợ Mỹ cũng xa Gởi thơ về thăm hết nội nhà

Trang 35

1.1.2.3 Giao tiếp trong ca dao Nam bộ

Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Giao điếp là sự trao đổi tư tưởng, thơng tin giữa hai hoặc hơn hai người Trong mỗi hành động giao tiếp thường cĩ ít nhất một

người nĩi hoặc người gửi, một thơng điệp được truyển đạt và một người hoặc những người tiếp nhận ” [22, tr.195-196]

Ta cĩ thể hiểu ngắn gọn, giao riếp là sự truyền đạt thơng tin từ người này đến

người khác với một mục đích nhất định nào đĩ

Giao tiếp được thực hiện nhờ hoạt động trao đổi thơng tin giữa hai hoặc hơn hai

người với nhau trong một bối cảnh nhất định và bằng một phương tiện giao tiếp chung Các kết quả nghiên cứu về sinh lý học và tâm lý học cho thấy rằng ở con người, nhu cầu giao tiếp dường như mang tinh bam sinh

Khi giao tiếp, người ta trao đơi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết với

nhau và tác động đến nhau Chính nhờ giao tiếp mà con người mới tập hợp với nhau thành cộng đồng xã hội, cĩ tơ chức và hoạt động của xã hội Nhờ giao tiếp mà những,

lệ khác

tư tưởng và trí tuệ của người này, thế hệ này mới truyềi tới người khác, thế

được

Những hoạt động được gọi là giao tiếp đĩ đã được thực hiện nhờ cơng cụ tốt nhất và cũng hiệu quả nhất là ngơn ngữ Nhờ nĩ mà con người cĩ khả năng hiểu biết

lẫn nhau Nĩ là một trong những động lực đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người

Tuy con người cịn cĩ những phương tiện giao tiếp khác như: “Cứ chỉ”, “&ý

hiệu ”, “dấu hiệu” khác nhau, những kết hợp âm thanh của âm nhạc, những kết hợp màu sắc của hội họa nhưng ngơn ngữ vẫn là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất So với ngơn ngữ thành tiếng, ngơn ngữ cử chỉ nghèo nàn và hạn chế Ngơn ngữ cử chỉ chỉ là một số rất ít những động tác đơn giản như: “Lắc đầu”, “gật đâu”, “nhún vai”, “nheo mắt”, “vẫy tay”, “chỉ tay” Và, lưu ý rằng, khơng phải ai cũng hiểu được các

cử chỉ như vậy Đơi khi các cử chỉ, trong những hồn cảnh khác nhau mang những ý

nghĩa khác nhau, và điều đĩ dẫn đến sự hiểu lầm giữa người tạo cử chỉ và người tiếp

thu cử chỉ

Bên cạnh đĩ, các ký hiệu cũng chỉ được sử dụng trong những phạm vi hạn chế

Trang 36

những cử chỉ và dấu hiệu, tín hiệu khác nhau chỉ là những phương tiện giao tiếp bổ

sung cho ngơn ngữ thành tiếng

Nhờ giao tiếp mà con người cĩ thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động Người ta cĩ thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm,

trạng thái, tâm tư, nguyện vọng của mình Thấu hiều lẫn nhau, con người mới cĩ thể

đồn kết để chinh phục thiên nhiên, chỉnh phục xã hội, khắc phục và vượt qua khĩ khăn, gian khơ

Ca dao là ngơn ngữ thành tiếng Nĩ là một trong những phương tiện giao tiếp

giúp cuộc sống con người trở nên đặc sắc, hồn hảo hơn Lao động và sản xuất là mơi

trường để con người thực hiện giao tiếp Ca dao do nhân dân sáng tác ra để thỏa mãn

nhu cầu của tình cảm Nhân dân ta dùng ca dao đề biểu lộ tình cảm của mình với

người khác, trao đổi tình cảm cho nhau Qua lao động và sản xuất, con người tiếp xúc

với nhau bằng lời ca tiếng hát Những lời ca tiếng hát này cĩ tác dụng điều chỉnh tiết

tấu của động tác, làm cho tinh thần con người phần khởi, quên đi mệt nhọc Ca dao là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người

Do cảm xúc là “nguyên liệu ” quan trọng cấu tạo nên lời ca, do vậy, người đọc

dé dàng đồng cảm với cảm xúc của nhân vật trữ tình, đồng thời cũng thấu rõ phim chất của những nhân vật này trong cơng cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên, trong

quá trình hịa mình vào sự phát triển xã hội Như một bức tranh họa về sự vất vả khi

đấu tranh cải tạo cuộc sống của chính mình, hào hứng khi thu được thắng lợi, căm hờn

và vùng lên trước những thế lực áp bức Ca dao, vì thế, khơng chỉ là phương tiện thê

hiện cảm xúc, tâm trạng của mỗi người, mỗi cộng đồng mà cịn là phương tiện giao

tiếp giữa con người với con người

Giao tiếp giữa con người với con người được thể hiện rõ trong quá trình lao

động, sản xuất Bức tranh sinh động nhất, nhưng cũng chân thật nhất chính là hình ảnh của những con người lao động cần cù, dù là cơng việc đơn giản thơi nhưng lại cĩ sức

hút kỳ lạ Trước hết, thơng qua đĩ, con người mới tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống; kế đến nhờ lao động mà con người cĩ được sức khỏe bền

vững; nhờ lao động mà con người xích lại gần nhau hơn, từ những người xa lạ đã trở nên thân thiết, thậm chí cịn trở thành người một nhà, một gia đình hạnh phúc, một

cộng đồng thân thiện; nhờ lao động mà con người biết quý trọng những thứ mình đang

Trang 37

Chính vì thế, cĩ thể nĩi rằng, lao động là một trong những yếu tố thể hiện rõ nét nhất

về tính cách, tâm tư, tình cảm của con người Vốn từ rất lâu các tác giả dân gian đã nhận thấy được giá trị của lao động cho nên trong các bài ca dao khơng thể nào thiếu

đi những câu từ ca ngợi lao động, ca ngợi con người lao động:

“Thân anh khĩ nhọc trăm phan, Sáng đi ruộng lúa, tối nằm ruộng dưa,

đi quên cả cơm trưa,

Ưội về quên cá trời mưa ướt đâu.”

Giao tiếp trong quá trình lao động trở thành phương tiện gắn kết con người Khi giao tiếp, họ thường dùng những câu ca dao gần gũi, dân dã Điều này đã gĩp phần

tăng thêm giá trị biểu đạt mang tính gần gũi, dễ cảm dễ thấu cho câu ca

Hầu như ai trong cuộc sống này cũng đã vài lần nếm thử vị ngọt tình yêu Điều này, ở bất cứ thời kỳ nào và bất cứ nơi đâu cũng cĩ thê dễ dàng tìm thấy Tình yêu

thường mang đến nhiều cung bậc cảm xúc: Cĩ vui, cĩ buồn, cĩ hạnh phúc, cĩ đau khơ,

cĩ cả chia ly nhưng sự xuất hiện của những trạng thái ấy, khơng vì thế mà làm giảm

bớt đi ý nghĩa thiêng liêng của tình yêu

Những câu ca dao thuộc đề tài tình yêu, chắc hän, đã xuất hiện với một

lượng khơng ít Với nhiều cảm xúc đan xen, những câu ca dao thuộc nhĩm này thường

mang vẻ đẹp thâm thúy, giúp tơ vẽ cho cuộc sống thêm sắc màu, giúp đời bớt khắc

nghiệt hơn, tỉnh thần con người thư thái hơn

“Anh muốn vãng lai, sợ nàng mang tai tiếng Giả khách qua đường, sớm viếng tối thăm.”'

Khi yêu, con trai miền Nam sẽ tìm mọi cách để được gặp người mình nhớ

đáo

thương Mặc dù liều lĩnh, ngang tàng nhưng vẫn suy nghĩ t

Người con trai phía Bắc thì lại cĩ phần kín đáo, dè đặt hơn nhưng tâm tư vẫn đầy tình yêu thương, cảm mến dành cho người con gái

*Đêm qua rĩt đĩa dầu hao Chờ trăng mặt bề, chờ sao giữa trời

Chờ em chẳng thấy em ơi Hết lên trên ghế lại ngồi xuống sân

Chờ em cơm chẳng buơn ăn

Trang 38

Lời thơ dạt dào tình ý, thể hiện tâm trạng bồi hồi khắc khoải nhớ thương

Chúng ta đều biết, trong tình yêu thường phải trải qua rất nhiều cung bậc cảm

xúc, vui cĩ, buồn cĩ, lo âu cĩ, khắc khoải mong chờ cũng cĩ Cho dù cĩ rơi vào cung bậc nảo đi chăng nữa, thì đĩ chỉ là phần gia vị thêm vào mĩn ăn tình yêu thêm

phan dam đà, hương sắc:

“Trăng lên định núi trăng tà Chàng yêu em thật hay là yêu chơi

Ta thương mình thắm thiết thiết tha Biết rằng mình cĩ thương ta hột nào

Tay vịn cành mận hái nắm hoa đào

Biết rằng mình cĩ lịng nào với ta.”

Cùng cảm giác lo âu khơng biết đối phương cĩ chú ý tới mình hay khơng, thì ca

dao miền Nam lại cĩ cách thể hiện khác Câu ca dao miền Bắc ở trên là sự suy đốn, nghĩ ngợi, bắt an; cịn cặp đơi sau đây lại là lời trách cứ bang quo:

“Anh thương em, em nào cĩ biết Em thương anh, anh chẳng cĩ hay

Đêm nằm trách bĩng đèn tây

Trơng cho mau sáng, giải khuây tắm lịng.”`

Nếu như nam nữ miền Bắc khi yêu nhau thường ít nĩi trực tiếp, chỉ giãi bày nỗi

lịng qua những hình ảnh xa xơi, sự quyết tâm thê hiện qua những lời thề non hẹn biểi

“Một lời đã quyết tương giao Dưới thì cĩ đất trên cao cĩ trời

Trang 39

Thức dậy thì thương.”

Cịn nhiều kiểu thể hiện tình cảm khác: “Thương quấn”, “thương quít”, “thương lịi phèo lịi phổi chĩ na đẩy đơng” thương bắt chấp mọi trở ngại dù cho “dao phay cĩ kẻ cơ”, “dù cha mẹ cĩ đánh trăm roi” nhưng “chết thì chịu chết chứ lìa

đơi khơng lì” Từ ngữ bạo dạn, mãnh liệt, dữ dội được vận dụng, tuy khi đọc cĩ gì đĩ

mang chút ngang tàng nhưng đều xuất phát từ thực tâm

Cách thể hiện tình cảm của người miền Bắc cĩ phần thụ động, trong khi đĩ ở miền Nam lại chủ động, cĩ pha chút vơ lý, nhưng rất gần gũi, dân dã, bình dị Và

thực chất, rất dễ đi vào lịng người

Miền Nam là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ơn hịa, thuận lợi,

khơng cần lo lắng nhiềt ›uộc sống mưu sinh Những đặc tính này đã hình thành nên ở những người dân nơi đây tính cách vui vẻ, hào phĩng, cởi mở Trong lúc đối đầu

với khĩ khăn, tính cách của con người được tơi luyện, trở nên thẳng thắng,

thậm chí ngang tàng Tùy theo hồn cảnh mà họ bộc lộ cá tính của riêng mình

Hoan cảnh sống thay đổi, tính cách con người thay đơi, dẫn đến phương thức

biểu đạt tình cảm cũng thay đổi Câu ca dao họ dùng khơng cịn câu nệ theo khuơn

khổ, khơng theo hình thức sáo mịn, mà đã cải biến, đem đến chút gì đĩ nghịch ngợm,

phá cách, ngang tàng; đồng thời, ca dao Nam bộ cũng khơng chú trọng lắm hình thức diễn đạt mà chỉ cần biết làm cách nào đề bày tỏ hết lịng mình:

*Phải chỉ cắt ruột đừng dau

Chiều nay tui cắt ruột, tri trao anh đem về ”'

Khơng dùng từ ngữ hoa lệ, gọt giữa, chỉ dùng những từ ngữ giản dị, gần gũi để

thê hiện nỗi lịng; đặc tính này đã cho biết được phần nào sự chân chat, thing thing của người nĩi, và cả phần nào cung cách ứng xử của người dân vùng đắt nơi đây

Với người miền Bắc, cách bày tỏ tình cảm khơng giống với người Nam bộ, bởi tư tưởng cũng như cách sống, sinh hoạt của họ cịn lệ thuộc nhiều vào phạm vi của lũy tre làng, phụ thuộc vào khuơn khơ nếp sống xưa cũ Mang nặng tư tưởng như vậy, do đĩ, xét về phương tiện diễn đạt, ca dao Bắc bộ thường hay trau chuốt bĩng bây, khơng tạo cảm giác gần gũi như ca dao Nam bộ Biểu hiện cụ thê của ca dao tình yêu nam nữ

Trang 40

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hơng đã cĩ ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hơng cĩ lỗi nhưng chưa ai vào.” “Thuyên về cĩ nhớ bến chăng Bén thi m6t da khang khang doi thuyén.”

Tinh ý, ta cĩ thể nhận thấy, trong cả hai bài ca dao trên khơng thấy xuất hiện

một từ yêu hay thương gì cả, nhưng vẫn cĩ thể hiểu đĩ chính là tình yêu

Nhu thế, cùng là những bài ca dao dùng để bày tỏ, bộc lộ tình cảm nhưng phía

Bắc và phía Nam lại cĩ cách diễn đạt khác nhau Mọi cung bậc tình cảm được thê hiện

trong ca dao miền Bắc, những yêu thương, giận hờn, nhớ nhung, ước vọng trong

tình yêu hịa quyện vào nhau tạo nên một thứ cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng Ca dao miền Nam cũng cĩ cung bậc tình cảm ấy, song nĩ luơn được đầy lên với mức độ cao nhất của trạng thái cảm xúc bằng cách thể hiện đơn giản nhất, mộc mạc nhất, do vậy, rất dễ đi vào lịng người Và, cũng chính nhờ đặc điểm đĩ, ta cĩ thể tạm phân biệt

được ca dao Nam hay Bắc Song, nĩi như vậy khơng cĩ nghĩa rằng, ở ca dao Nam bộ

khơng bao giờ sử dụng những từ ngữ, những câu trau chuốt bĩng bây; và ở Bắc bộ

khơng phải khơng cĩ những câu ca dao sử dụng từ ngữ giản dị, chân chất như ở phía Nam

Dù cách biểu hiện tình yêu cĩ khác nhau đi chăng nữa thì ca dao cả hai miễn,

thuộc đề tài này đều đạt đến giá trị thảm mỹ cao nhất thơng qua việc thực hiện chức năng giao tiếp Khơng chỉ trong tình yêu nam nữ đơn thuần, giao tiếp cịn đĩng vai trị quan trọng trong mối quan hệ gia đình

Khơng phải ai yêu nhau cũng đều đến được với nhau Và sự hy sinh cho người

mình yêu cũng là một thứ hạnh phúc Người ta thường nĩi, hạnh phúc thật sự trong tình yêu chính là làm cho người mình yêu được hạnh phúc Khi hai con người xa lạ

Ngày đăng: 14/01/2024, 09:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN