1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính nhà nước đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh

104 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Kinh Phí Ngân Sách Địa Phương Tại Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước, Đơn Vị Sự Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Vũ Hoài Nam
Người hướng dẫn PGS. TS: Nguyễn Văn Luận
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Học
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2007
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 3,74 MB

Nội dung

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHI MINH KHOA KINH TE VŨ HOÀI NAM

NÂNG CAO HIỆU QUA SU DUNG KINH PHI NGAN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ

SỰ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THANH PHO HO CHI MINH CHUYỂN NGÀNH: KINH TE HỌC

MÃ SỐ: 60 31 03

LUẬN VĂN _ THAC SY KINH TE

NGƯỜI HƯỚNG ĐÀN KHOA HOC

PGS ~ TS: NGUYÊN VĂN LUẬN

Trang 2

LOI CAM BOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiền cứu độc lập của tôi Các tư liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn này có nguồn dẫn rõ ràng

Tác giá luận văn

Trang 3

MUC LUC

| CHUONG 1 LY LUAN CHUNG VE NSNN, CO QUAN HANH CHINH | NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP _ ke _

1.1 Lý luận chung về Ngân sách nhà nước se t1 1tr

1.1.1 Khải mệm Ngân sách nhà nước C14911 v2 x2 K11911 115553 gà

1.1.2 Bản chất của Ngân sách nhà nước ¬

1.1.3 Vai trò của Ngân sách nhà nước TH 131 k1 ng 40996 3x13 xxrerrrvve

| 1.1.4 Hệ thống Ngân sách nhà nước -. s ăccc co cieerkrrcree

| 1,2, Hệ thông ngân sách nhà nước ở Việt Nam eeieeereo

1.2.1, Quá trình hình thành và phát triển HA

1.2.2 Vai trò của các cấp ngân sách ở Việt Nam _

| 1.3 Cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập _- hs | 1.3,1 Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước KH 9 x26

1.3.2 Những đặc điểm cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước _

1.3.3 Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cecsrrrreecee

1.3.4, Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập - — 1.4 Nguyên tắc chưng về quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách đối với cơ

| quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập eenerrrrie

| Kết luận chương 1 ¬- "¬

| CHƯƠNG 2 QUẦN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH DIA PHƯƠNG TẠI

COHC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Ở TP HÒ CHÍ MINH TRONG NHŨNG

| NẴM QUA M ven ¬ _— HH

| 2.1 Quản lý và sử dụng ngần sách địa phương tại cơ quan hành chính, | don vi sy nghiệp ở TP.HCM trước khi có Luật Ngân sách 4

: 2.1.1 Lập và phê duyệt dự toán " "

2.1.2 Chấp hành dự tốn _¬ treo _— _ "

2.1.3 Quyết toán chỉ ngân sách c ce "¬

2.2 Quản lý và sử dụng ngần sách địa phương tại cơ quan hành chính,

| don vị sự nghiệp ở TP.HCM sau khi có Luật Ngân sách

2.2.1 Công tác lập và giao dự toán V191 1x54 x33 sasassaseneneenansees

2.2.2 Cấp phát, thanh toán và sử dụng ngân sách eeeeeee

Trang 4

2.2.4 Quân lý và sử dụng kinh phí ngân sách đỗi với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ngân sách TP.HCM LH xe ve

2.2.5 Quán lý chỉ đối với ngân sách cấp xã, phudng ( /////////////0// 1£ |2.3 Đánh giá những kết quá và tồn tại trong quản lý chỉ tiêu ngần sách | địa phương cho các cơ quan, ĐVSN ở thành phố Hà Chí Minh 2.3.1 Những kết quả đạt được KH c9 0 69m 441393935 _ 2.3.2 Những bạn chế, tồn tại cần khắc phục c c.erierrerre Kết luận chương 2 Là HH HH 1011101211701 1x11 rrerkrrời CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ SỬ DUNG KINH PHI NGAN SACH DJA PHUONG TAI CAC CQHC, DON VỊ SỰ NGHIỆP

TREN DIA BAN THÀNH PHĨ HỖ CHÍ MINH ¬—

3.1 Mục tiêu, định hướng ch xrrrrvee KH S449 159811 x ta xxx

| 3.2 Những biện pháp hoàn thiện Ă ii _— | 3.2.1 Đỗi mới việc lập, phân bố dự toán chỉ ngân sach ty tren

3.2.2 Hướng tới lập dự toán ngân sách trung hạn, quản lý ngân sách

theo đầu ra DAKRAKAMESEHTSEEE SREP RARAKHAAAAKAHEESESCESE TSH ES EPS APARPANKKAECEE HEE OPPO OR MEN X4€44444222evxwysvvvd®+dvwewwese = 3.2.3 Cai tién hình thức cấp phát, thanh toán các khoản chí NS

3.2.4 Cải tiến nội dung, phương thức lập và phê duyệt quyết toán chỉ

ngần sácCh cá TH HT xe rcree — ¬

3.2.5, Cai tiến công tác giám sát chỉ tiêu ngân sách - “ 3.2.6 Phân định trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan trong chu

trình Ngân SÁCH ukHHH» HH ng như K1 ky key eee

3.2.7 Hồn thiện hệ thơng kế toán nhà nước _—

Trang 5

DANH MUC CAC KY HIEU, CHU’ VIET TAT Viết tắt CCHC CQHC CQOTC DTNS ĐVSN GDP GNP HCNN HĐND KBNN KT-XH MLNS NSNN NS TP.HCM UBND + + aos Diễn giải Cải cách hành chính Cơ quan hành chính Cơ quan tải chính - Dự toán ngân sách Đơn vị sự nghiệp

Trang 6

DANH MUC CAC BANG, BIEU, HINH VE Nội dung Tén bang | Trang

Sơ đồ 1.1 | Hệ thông ngân sách nhà nước ở Việt Nam 1A

Sơ đồ 1.2 | Hệ thông cơ quan hành chính nhà nước Việt | 19

Nam

Bang 2.1 | Dự toán chí NŠ địa phương tại TP.HCM 32

Biểu đơ 1 | Dự tốn chỉ NS địa phương TP.HCM 33

Bang 2.2 | Quyết toán chỉ NS địa phương TP.HCM 48-

Biêu đồ 2 | Quyết toán chỉ NS địa phương TP.HCM 50

Bang 2.3 | Kết quả thực hiện Nghị Định 130/CP 52

Bảng 2.4 | Kết quả thực hiện Nghị định 43/CP _ ĐÓ

Biểu đỗ 3 | Tình hình thực hiện chí NSNN tại TP.HCM | 64

Biêu đồ 4 | Tình hình thực hiện chỉ thường xuyên ngân

sách thành phố HCM

64

Trang 7

-j-

| MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài |

Quan ly HCNN va hoat déng sự nghiệp có vị trí quan trọng đặc biệt

trong nên kinh tế quốc dân Thời gian qua, các cơ quan HCNN và ĐVSN công lập ở trung ương và địa phương đã có nhiều đóng góp cho sự ốn định và phát triển KT-XH của đất nước Chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối

với các cơ quan HƠNN và ĐVSN công là một trong những chương trình hành

động trọng điểm từ 2001 đến 2010, xác định: phân bễ ngân sách cho cơ quan

HƠNN theo kết quả đầu ra và chất lượng hoạt động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện chế độ khoán chỉ trong co quan HCNN; xay dựng cơ

chế tài chính phù hợp với các tổ chức thực hiện chức năng dịch vụ công và

PVSN, tạo tính tự chủ của các tổ chức này, giảm dần chỉ từ NSNN tiến tới

thực hiện chế độ tự quản tài chính |

Trong những năm qua, TP.HCM đã đạt được những chuyển biến tích

cực trong phương thức quản lý chỉ tiêu, được Chính phủ đánh giá cao về

phương thức thực hiện khoản chỉ và cho nhân rộng ra toàn quốc Là địa

phương đi đầu, thành phố vừa cải tiến mạnh mẽ, vừa kết hợp duy trì quy trình

cũ Chính vì vậy tuy có nhiều thành công nhưng TP.HCM cũng còn những hạn chế trong khâu tổ chức lập, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân

sách; Chỉ tiêu ngân sách còn sai chế độ, ling phi trong lĩnh vực sử dụng trụ sở

làm việc như xây vượt định mức tiêu chuẩn cho phép; sử dụng trụ sở sai mục

đích như cho thuê các hoạt động dịch vụ kinh đoanh; còn lãng phí mua sắm ô_

tô vượt định mức quy định, sử dụng sai mục đích; Ý thức trách nhiệm của _

người đứng đầu trong các CQHC, ĐVSN sử dụng kinh phí ngân sách chưa

cao Đây là vẫn để được xã hội hết sức quan tâm Chính vì vậy, tôi chọn vẫn dé: “Nang cao hiệu quả sử dụng kinh phí Ngân sách địa phương tại các cơ

quan hành chữnh nhà nước, đơn vị sự nghiệp ở thành phố HCM" làm luận văn

Trang 8

-2~-

_2, Tông quan tình hình nghiên cứu đề tài

Một số tác giả đã có những nghiên cứu về vấn đề này làm luận văn thạc

sĩ và các bài đăng trên các tạp chí như sau:

- Lương Ngọc Tuyền (2005), Hồn thiện cơng tác kiêm soát chỉ thường

xuyên của NSNN qua KBNN; Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM,

- Trần Hồng Hà (2006); Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu

tại tỉnh Bình Thuận; Luận văn Thạc sĩ, Dai học Kinh tế TP.HCM

- Sử Đình Thành (2004), Luận bàn vê phương thức quản lý ngân sách

theo đầu ra, Tạp chí Phát triển kinh tế, Sẽ 170

- Đặng Văn Thanh (2005), Khoản chỉ hành chính - kết quả bước đầu và

những vẫn để đặt rư, Tạp chí Quân lý nhà nước, Sẽ 8

- Sử Đình Thành (2005), Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết

qua dau ra trong quan by chỉ tiêu công của Việt Nam, Tẹp chí Phát triền kinh

tế, Số 172

- Lê Văn Hoạt (2006), Quy trình lập dự toán NSNN ở các tình, thành phổ trực thuộc Trung ương và vai trò của Kiểm toán nhà nước; Tạp chí Kiểm

toán, Số 4 |

- Nguyén Sinh Hing (2005), Quan ip va siz dung NSNN trong tién trình

cải cách tài chính công; Tạp chí Cộng sản, Số 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu quy trình quản lý chỉ tiêu ngân sách địa phương; việc sử dụng kinh phí NŠS của các cơ quan HCNN, ĐVSN

trên địa bàn TP.HCM bao gồm các cơ quan, Sở, ban ngành và đơn vị trực thuộc sử dụng kinh phí ngân sách thành phố; các cơ quan và đơn vị thuộc khối quận, huyện sử dụng kinh phí ngân sách quận, huyện; ngân sách xã -

Để sơ sánh, phân tích thêm các biện pháp thực hiện, dé tài đề cập đến

Trang 9

4 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài luận văn trình bảy một cách rõ nét cơ sở lý luận về NSNN, CQHC nhà nước và ĐVSN trong nền kinh tế thị trường; phân tích và đánh giá

tình hình quản lý và sử dụng NŠ địa phương ở TP.HCM trên cơ sở đó, kiến

nghị chính quyền thành phố trong thâm quyền của mình, cần thay đổi một số

cơ chế hiện hành về quản lý chỉ tiêu NS; các vẫn để vượt thậm quyền, cần tiếp

tục kiến nghị các bộ ngành và Chính Phú sửa đổi

5 Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài

Tác giả luận văn sử dụng phương pháp duy vật biến chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài; sử dụng phương pháp kháo sát điều

tra thực tế kết hợp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê kinh tế,

phương pháp lôgic biện chứng Nguồn số liệu sơ cấp qua việc trực tiếp thu

thập từ các đơn vị, một số nguồn thứ cấp từ các báo cáo quyết toán Ngân sách

trình HĐND thành phó, Bộ tài chính

6 Y nghĩa lý hiận và thực tiễn của đề tài

Cải cách hành chính ở Việt Nam được tiến hành nhiều năm nay với

những bước đi, lộ trình khác nhau từ thấp tới cao Bắt đầu là việc cải cách một

bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ

chức, đến cải cách một bước nên HCNN với bốn nội dung: cải cách thể chế

hành chính; cải cách bộ máy HCNN; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công Trong đó nâng cao hiệu quả sử dụng kính phí ngân sách tại các CQHC, ĐVSN là một khâu quan trọng trong công tác cải cách tài -

chính công -

TP.HCM đã có nhiều thành công nhất định trong việc nâng cao hiệu quả

sử dụng kinh phí ngân sách trong các cơ quan HCNN, ĐVSN cụ thể trong các mặt: Phục vụ người dân trong quy trình giao dịch một cửa, nâng cao năng lực

và trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức Trong lĩnh vực khoán chỉ, các đơn

vị khoán được chủ động trong phân phối thu nhập cũng như xét duyệt định

Trang 10

-4-

động quyết định trên cơ sở bàn bạc tập thể một cách công khai, dân chủ, thực hiện được sự công bằng trong phân phối thu nhập và khen thưởng |

Nâng cao hiệu quá sử dụng kinh phí Ngân sách băng hình thức khoán

chi đã đạt được một số mặt nhất định, tuy nhiên thành phố cũng còn một số mặt cần tiếp tục đối mới Đề tài kiến nghị các nhà hoạch định chính sách cần

quan tâm đổi mới các mặt sau: |

~ Đổi mới trong khâu tô chức lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách

- Chồng lãng phí trong việc chỉ tiêu thường xuyên và xây dựng, sử dụng

trụ sở làm việc bao gồm xây mới vượt định mức tiêu chuẩn cho phép; sử dụng trụ sở không đúng mục đích như cho thuê các hoạt động dịch vụ kinh doanh; - chống lãng phí mua sắm ô tô vượt định mức do chính phủ quy định, sử dụng

sai mục đích :

- Can chan chỉnh ký luật tài chính, tăng cường ý thức trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan HƠNN, ÐVSN sử dụng kinh phí ngân sách

7, Két cau ludn van |

Mở dau |

Chương 1 Lý luận chung về NSNN, cơ quan Hành chính nhà nước và

ổơn vị sự nghiệp | |

Chương 2 Quản lý và sử dụng Ngân sách địa phương tại Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở TP.HCM trong những năm qua

Chương 3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách

địa phương tại các CQHC, don vi su nghiệp trên địa bản TP.HCM

Kết luận

Trang 11

-Ñ~

CHƯƠNG 1 |

LY LUAN CHUNG VE NGAN SACH NHA NUGC,

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

1.1 Lý luận chung về Ngân sách nhà nước 1.1.1 Khái niệm Ngân sách nhà nước

Theo khái niệm chung thì NSNN là dự toán thu - chỉ bằng tiền của Nhà

nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm Như vậy,

NSNN là một kế hoạch tài chính cơ bán của quốc gia, trong đó gồm có kế

hoạch thu, kế hoạch chỉ và được lập theo phương pháp cân đối: thu phải đủ

chị, chỉ không vượt thu

Theo Luật NSNN Việt Nam thì: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thấm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm đề bảo đâm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Năm NS hay con gọi là năm tài chính, là giai đoạn mà trong đó, dự toán thu - chỉ tài chính đã được phê chuẩn của Quốc hội có hiệu lực thi hành Ở tất

cả các nước, năm NS đều có thời hạn bằng một năm dương lịch, nhưng thời

điểm bắt đầu và kết thúc ở mỗi nước có khác nhau Ở đa số các nước, năm NS

trùng với năm dương lịch, bắt đầu ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12, như: Pháp, Bí, Hà Lan, Trung Quốc, Philippine, Ở các nước khác, thời điểm bắt đầu và kết thúc năm NS thường rơi vào tháng 3, 4, 6 hoặc 7 hàng năm Cụ thể là: Anh, Nhật, Canada, Singapore có năm NS bắt đầu vào ngày 1⁄4 năm

trước và kết thúc vào ngày 31/3 năm sau; Ý, Na Uy, Dai Loan, Úc có năm

NS bắt đầu vào ngày 1/7 năm trước và kết thúc vào ngày 30/6 năm sau; Mỹ có năm NS bắt đầu vào ngày 1/10 năm trước và kết thúc vào ngày 30/9 năm sau

Trang 12

-6-

- Đặc điểm hoạt động của nên kinh tế có liên quan đến nguồn thu của

NSNN: chế độ kế toán, thống kê; tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp

- Đặc điểm hoạt động của cơ quan lập pháp: các kỳ họp của Quốc Hội

để phê chuẩn NSNN |

Ở Việt Nam, năm NS bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12

hàng năm Điều này phù hợp với các kỳ họp của Quốc Hội ˆ

1.1.2, Bản chất của Ngân sách nhà nước

NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước Các quan hệ

kinh tế này bao gồm:

| - Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất kinh

đoanh |

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính sự nghiệp

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN và thị trường tài chính

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với hoạt động tải chính đối ngoại 1.1.3 Vai trò của Ngân sách nhà nước

1.1.3.1 Công cụ buy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu

chỉ tiêu của nhà nước |

Đây là vai trò lịch sử của NSNN mà trong cơ chế nào và trong thời đại

nào NSNN cũng phải thực hiện Vai trò này của NSNN được xác định trên cơ

sở bản chất kinh tế của NSNN Sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực

chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chỉ tiêu cho những mục đích xác định Các nhu cầu chí tiêu của nhà nước phải được |

thỏa mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế

Việc huy động nguồn thu vào tay nhà nước để đảm bảo các yêu cầu chỉ

am a › F4 at vr * Ề A x

Trang 13

-7-

- Mức động viên vào NSNN đối với các thành viên trong xã hội qua thuế và các khoản thu khác có liên quan phải hợp lý Mức động viên cao hay

thấp đều có tác dụng tiêu cực

- Tỉ lệ động viên vào NSNN đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vừa

đảm bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vừa đảm bảo cho đơn

vị cơ sở có điều kiện tích tụ vốn để tái sản xuất mở rộng

- Các công cụ kinh tế được sử đụng tạo nguồn thu cho NSNN và thực

hiện các khoản chỉ tiêu của NSNN |

1.1.3.2 Công cụ điều tiết vĩ mô nền KT-XH cña nhà nước

Khi để cập đến các công cụ tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ mô

nên KT-XH, nhà nước không thể không sử dụng một công cụ rất quan trọng, đó là NSNN Bởi lẽ, phạm vi phát huy vai trò của NSNN rất rộng và trên một |

mức độ lớn, nó tương đồng với phạm vi phát huy chức năng và nhiệm vụ của

nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH Hay nói cách khác, do cơ

chế thị trường cần thiết phải có sự điều chính vĩ mô từ phía nhà nước Song,

nhà nước cũng chỉ có thể thực hiện điêu chỉnh thành công khi có nguồn tài

chính đảm bảo, tức là khi sử dụng triệt để và có hiệu quả công cụ NSNN Vai trò điêu tiết vĩ mô nên KT-XH của NSNN có thể được khái quát hóa trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và thị trường như sau:

Về mặt kinh tỄ |

NSNN có vai trò rat quan trọng trong việc định hướng hình thành cơ câu

kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền NSNN cung cấp nguồn kinh phí để nhà nước đầu tư cho cơ sở kết cầu

hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, để trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác

Việc hình thành các doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tỉnh

Trang 14

-8-

Hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong những trường hợp cần thiết đảm báo cho sự ổn định về cơ cầu hoặc chuẩn bị chuyển đỗi sang cơ

cầu mdi, cao hon |

Thông qua các khoản thuế và chính sách thuê sẽ đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc bạn chế sản xuất kinh doanh

Các nguồn vay nợ từ nước ngoài và trong nước sẽ tạo thêm nguồn vốn

cho nền kinh tế Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay nợ của nhà nước cũng là một vấn dé can phải xem xét thận trọng khi quyết định thực hiện

các biện pháp huy động tiền vay

VỀ mặt xã hội

Đầu tư của NS để thực hiện các chính sách xã hội: chỉ Giáo dục - đào

tạo, y tế, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, thể thao, truyền thanh, chỉ bảo đảm

xã hội, sắp xếp lao động và việc làm, trợ giá mặt hàng

Thông qua thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm điều tiết thu nhập để phân phối lại cho các đối tượng có thu nhập thấp

Thông qua thuế gián thu nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm Tuy nhiên, vấn đề sử đụng công cụ NSNN để điều chỉnh các vấn đề xã hội

không đơn giản, đòi hỏi phải được nghiên cứu đầy đủ và phải có sự thống nhất

giữa chính sách và biện pháp Chẳng hạn: Khi trợ giá điện, xăng dầu, địch vụ

truyền hình thì những đối tượng được hưởng không phải là người nghèo, mà chính là những người có thu nhập trung bình hoặc cao |

Về mặt thị trường

NSNN có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách về én

định giá cả, thị trường và chống lạm phát Bằng công cụ thuế, phí, lệ phí, vay

Trang 15

29

Viéc huy déng ctia NSNN dudi cdc hình thức thuế, phí, lệ phí, vay và kế cả bảo hiểm xã hội trên GDP và GNP chiếm tỉ trọng cao thì sự cung ứng vốn

đầu tư dài hạn, vốn tiền tệ ngắn hạn của các nhà đầu tư và đầu tư của dân sẽ giảm, vốn tự đầu tư sẽ khan hiểm hơn Mặt khác, nó sẽ làm cho cầu về hàng

hóa, địch vụ của dân cư giảm xuống, nhưng NSNN lại có điều kiện để tăng cầu với quy mô lớn và chỉ cho đầu tư lớn sẽ kích thích tăng cung

Ngược lại, nếu NSNN huy động trên GDP va GNP chiếm tỉ trọng thấp thì nguồn tự đầu tư tăng lên, thúc đây tăng cung, đồng thời kích thích tăng cầu về hàng hóa, dịch vụ, nhưng NS lại không có điều kiện để tăng cầu và chỉ cho

đầu tư

Trên thị trường tài chính, nhà nước vay vốn với lãi suất cao sẽ có tác động tăng cung ứng vốn từ phía các nhà đầu tư và tiết kiệm tiêu dùng để dành cho tương lai, đồng thời làm giảm lượng cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp thuộc các thành phân kinh tế Ngược lại, khi lãi suất các khoản vay của nhà

nước giảm xuống dưới mức lợi tức bình quân toàn xã hội, các nhà đầu tư sẽ

tìm môi trường đầu tư vào sản xuất kinh đoanh hàng hóa, dịch vụ mà không

muốn cho nhà nước vay Mặt khác, lãi suất các khoản vay của nhà nước có vị trí quan trọng trên thị trường chứng khoán, có thể tham gia điều tiết quan hệ

cung cầu trên thị trường chứng khoán

Vấn đề dự trữ nhà nước, trong cơ chế thị trường, nhà nước không thể bắt

buộc các doanh nghiệp bán hàng theo giá cả quy định, mà ngược lại, giá cả là

‘do thị trường quyết định, phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu và các yếu tố khác

Trong quá trình biến đổi của mình, sẽ có lúc giá cả lên cao, gây ra những cơn

sốt nhất thời và có lúc giá cả lại xuống quá thấp Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và kích thích sản xuất phát triển, nhà nước cần phải theo dõi sự biến động của giá cả trên thị trường và phải có nguồn dự trữ về hàng hóa và tài chính đề điều chỉnh kịp thời Ngưền dự trữ này được hình thành từ kinh phí

Trang 16

~10-

Chống lạm phát là một nội dung quan trong trong qua trinh diéu chinh

thị trường Nguyên nhân gây ra và thúc đây lạm phát có nhiều và xuất phát từ

nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thu, chỉ tài chính của Nhà nước

Khi đồng vốn NS được sử dụng hợp lý và có hiệu quả thì tác dụng tích cực của nó rất lớn, ngược lại sẽ gây ra bất ôn định trên thị trường, thúc đây lạm phát tăng lên

Phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt NS là nguyên nhân trực tiếp của

tỉnh trạng lạm phát gia tăng

Mặt khác, NSNN có can bằng hay không sẽ tác động sâu sắc đến sự cân

bằng của cán cân thanh toán quốc tế, bởi vì:

- Cân bằng của NS tác động trực c tiếp đến sự cân bằng của cán cân

thương mại

Cân bằng của NS thực hiện được hay không nói lên khả năng trả nợ đến

-hạn các khoản vay nước ngoài có thực hiện được hay không

1.1.4 Hệ thông Ngân sách nhà nước

1.1.4.1 Khái niệm hệ thống ngân sách nhà nước

Hệ thông NSNN là tổng thể các cấp NS, giữa chúng có mỗi quan hệ hữu cơ với nhau đã được xác định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế - chính trị,

bởi pháp chế và các nguyên tắc tổ chức của Nhà nước |

Các nước có nền kinh tế thị trường, hệ thông NSNN được tô chức phù

hợp với hệ thống hành chính Có hai mô hình tổ chức hệ thống hành chính đó

là: Mô hình nhà nước liên bang: Mô hình nhà nước thông nhất hay phi liên

bang | |

Xuất phát từ đó cũng tồn tai hai mô hình tế chức hệ thống NSNN Ở các

nước có mô hình tổ chức hành chính theo thể chế nhà nước liên bang như: Mỹ, Đức, Canada, Thụy Sĩ, Malaysia, hệ thống NSNN duoc tổ chức theo 3 cấp:

Trang 17

- 1] ~

Hệ thống NSNN ở các nước có mô hình tổ chức hành chính theo thể chế

nhà nước thống nhất hay phi liên bang như: Anh, Pháp, Ý, Nhe bao gém 2 cap NS: NS trung uong; NS địa phương

1.1.4.2 Những nguyên tắc quần lý ngân sách nhà nước

NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc khá chặt chẽ, trong đó nỗi bật lên những nguyên tắc cơ bản

sau: | | |

Thứ nhất, là nguyên tắc thông nhất: Nhà nước chỉ có một NS tập hợp tat

cả các khoản thu và các khoản chi Sự thống nhất của NS còn thé hiện trong sự

thống nhất về hệ thống NS, về các báo biếu, mẫu biểu tài chính Nguyên tắc thông nhất đảm bảo cho yêu cầu kiểm tra từ phía nghị viện đối với hoạt động

tài chính của chính phủ |

Thứ hai, là nguyên tắc về sự đầy đủ và toàn bộ của NSNN: Nguyên tắc

này được đưa ra nhằm chống lại tình trạng để ngoài NS các khoản thu hoặc chỉ thuộc NSNN, dẫn đến tình trạng lãng phí trong quá trình chỉ tiêu của chính

pho | |

Thứ ba, là nguyên tắc trung thực: Tính trung thực đòi hỏi phải thể hiện

chỉnh xác trong NS các nghiệp vụ tài chính của chính phủ; tính chất của mỗi

khoản thu, chỉ; sự phù hợp giữa dự toán đã phê chuẩn và thực tế chấp hành

Nghiêm trị mọi hành vi man trá trong hạch toán thu - chỉ NSNN

Thứ tư, là nguyên tắc công khai: Chính phú phải công bố công khai trên

báo chí và các phương tiện thông tin khác về NSNN, bao gồm: nội dung khối lượng các khoản thu, chỉ chủ yếu

Tuy nhiên, trên thực tế, ở mỗi nước và trong từng giai đoạn, vì lợi ích

giai cấp và vì các lý đo khác, nhiều khi những nguyên tắc cơ bản cũng bị vi ˆ

phạm hoặc chỉ được chấp nhận một cách hình thức Đó cũng là nguyễn nhân điển ra các cuộc đầu tranh gay gắt giữa nghị viện và chính phủ, giữa nhân dân

Trang 18

-12-

| GO Viét Nam, NSNN được quản lý thông nhất theo nguyên tắc tập trung

dân chủ, công khai có phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp, Quốc Hội quyết định dự toán NSNN, phân bề

NSNN; phê chuẩn quyết toán NSNN,

1.2 Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam 1.2.1, Quá trình hình thành và phát triển

Ở Việt Nam, NSNN xuất hiện và tỐn tại từ lâu, song các hoạt động của

nó chỉ nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu hưởng thụ của vua chúa và nuôi dưỡng quân đội

Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước ta đã thực hiện quyền

lực về NSNN và đã có những chính sách mang tính chất cách mạng triệt dé, làm nức lòng đân, như sắc lệnh về việc bãi bỏ thuế thân, hình thành hệ thống

thuế mới với quan điểm giảm bớt gánh nặng thuế khóa cho dân nghèo Tiếp theo đó là hàng loạt các biện pháp nhằm khẳng định quyền lực về tài chính và

cúng cố NS của nhà nước Việt Nam, như phát hành tiền kim khí (ngày

1/12/1946) và giấy bạc Việt Nam (ngày 3/2/1946); đặt ra "Quỹ độc lập" nhằm

huy động vốn cho NSNN Nói chung, trong giai đoạn kháng chiến (1946 -

1954) mọi vẫn đề huy động và chỉ tiêu của NSNN đều nhằm mục đích phục vụ

kháng chiến thắng lợi a

Đến năm 1967 chế độ phân cấp quản lý NS ra đời Hệ thống NSNN bao

gồm: NS trung ương và NS địa phương các tỉnh, thành phố ở miền Bắc

Năm 1978, chính phủ ra quyết định số 108/CP, NS địa phương được

phân thành hai cấp: NS tinh, thanh phố; NS huyện, Quận, thị xã trực thuộc

tỉnh |

Với Nghị quyết 138/HĐBT ngày 19/11/1993, NS xã được tổng hợp vào

NSNN và hệ thống NSNN bao gồm 4 cấp: NS trung ương; NS tính, thành phố;

NS huyện (quận, thị xã ); NS xã (phường, thi tran)

Trang 19

-l3-

một phương án phân cấp phù hợp với tình hình thực tế mới, đáp ứng được yêu

cầu của chính quyền nhà nước các cấp bắt đầu được đặt ra Đã có nhiều phương án được đề xuất Mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm riêng của nó

Sau nhiều lần thảo luận, cuối cùng trong kỳ họp Quốc Hội thứ 9, khóa IX từ

ngày 02/03/1996 đến ngày 20/3/1996) đã thông qua Luật NSNN ngày

20/3/1996 Luật này có hiệu lực thi hành từ năm NS 1997 và được sửa đôi vào

kỳ hợp thứ hai, Quốc Hội khoá XI từ 12/11/ đến 16/12/2002 Theo luật NSNN,

hệ thông NS ở nước ta bao gồm 4 cấp: NS trung ương, NS cấp tinh, NS cấp

huyện và NS cấp xã Điều này có thể được khái quát hóa bằng so dé sau: Sơ đồ 1.1: Hệ thông ngân sách nhà nước ở Việt Nam Ngân sách Nha Nude

Ngan sach : Ngân sách

Trung ương | dia phuong Ngân sách || Ngân sách || Ngân sách tỉnh huyện | xã

Quan hệ giữa NS các cấp được thực hiện theo các nguyên lắc sau:

- NS trung ương và NS mỗi cấp chính quyền địa phương được phân

định nguồn thu và nhiệm vụ chỉ cụ thể; thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa NS các cấp NS;

- Thực hiện việc bể sung từ NS cấp trên cho NS cấp dưới để bảo đảm

công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương Số bổ sung này

là khoản thu của NS cấp dưới; |

- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bố sung cân đối từ

NS cấp trên cho NS cấp dưới, được ổn định từ 3 đến 5 năm gợi chung là thời

Trang 20

- 14-

NS trung ương và NS địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định thời kỳ ỗn định NS giữa các cấp ở địa phương:

- Nhiệm vụ chỉ thuộc NS cấp nào do NS cấp đó bảo đảm; Trường hợp cân ban hành chính sách, chế độ mới làm tang chi NS sau khi dự toán đã được

cấp có thâm quyền quyết định thì phải có giải pháp bảo đám nguồn tài chính

phù hợp với khả năng cân đối của NS từng cấp;

+ Trong thời kỳ ôn định NS, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu NS hàng năm, phần NS địa phương được hưởng đề chí cho các nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định NS, phải tăng khả

năng tự cân đối, phát triển NS địa phương, thực hiện giám dan sé bé sung tir

NS cấp trên đối với địa phương nhận bỗ sung từ NS cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về NS cấp trên đối với những địa phương

có điều tiết về NS cấp trên;

- Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan

quản lý Nhà nước cấp đưới thực hiện nhiệm vụ chỉ thuộc chức năng của mình, thì phải chuyến kinh phi từ NS cấp trên cho cấp dưới để thực hiện

nhiệm vụ đó; |

- Ngoài việc bỗ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chỉ như

trên, không được dùng NS của cấp này để chỉ cho nhiệm vụ của cấp khác

- UBND các cấp được sử dụng NS cấp mình để hỗ trợ cho các đơn vị đo

cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong các trường hợp:

+ Khi xảy ra thiên tai và các trường hợp cấp thiết khác mà địa phương cần

khẩn trương huy động lực lượng dé bao dam Ổn định tình hình KT-XH;

+ Các đơn vị do cấp trên quản lý khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới

1.2.2 Vai trò của các cấp ngân sách ở Việt Nam

Trang 21

-15-

NS trung ương được hợp thành từ các kế hoạch tài chính các ngành kính

tế quốc dân và các dự toán kinh phí của Bộ, các cơ quan trực thuộc chính phủ

NS trung ương phan ánh sự lãnh đạo tập trung kinh tế theo ngành.Trong hệ

thống NSNN, NS trung ương là khâu trung tâm và giữ vai trò chủ đạo NŠ

trung ương có vai trò: cóc |

- Tác động có tính tổ chức và xác định phương hướng hoạt động đối với các cấp trong tồn bộ hệ thơng NS

- NS trung ương tập trung phần lớn Các nguồn thu và bảo đám nhu cầu

chỉ để thực hiện các nhiệm vụ KT-XH, quản lý nhà nước có tính chất toàn

quốc

- Thường xuyên điều hòa vốn cho các cấp NS địa phương nhằm tạo điều

kiện cho các cấp NS hoàn thành các mục tiêu KT-XH thông nhất của cả nước ai trò của NS địa phương

NS địa phương được hợp thành bởi các kế hoạch tài chính và đự toán

kinh phí của các ngành, các cơ quan trực thuộc các cấp chính quyền địa |

phuong NS dia phuong la céng cu tài chính của các cấp chính quyền tương

ứng và phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ KT-XH của các cấp chính quyền

đã được phân cấp quân lý NS địa phương có vai trò: 1¬

- Bảo đảm các nguồn vốn để thỏa mãn như cầu phát triển kinh tế, quản

lý nhà nước và các hoạt động văn hóa, xã hội trong địa phương

- Đảm bảo huy động, quản lý và giám đốc một phần vốn của NS trung

ương phát sinh trên địa bàn địa phương

- Điều hòa vốn về NS Trung ương trong những trường hợp cần thiết dé

cân đối hệ thống NS

1.3 Cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

1.3.1 Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước

Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ

Trang 22

= 16-

qua các cơ quan nhà nước đã được pháp luật trao cho những nhiệm vụ, quyên hạn cụ thể Bộ máy nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 1992 gồm bồn hệ thống cơ quan chính bao gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan

toà án và cơ quan kiểm sát, Luật Việt Nam đã đặt vai trò của cơ quan lập pháp

rất lớn, không chỉ thiết lập ra các hệ thống cơ quan khác mà còn là cơ quan chỉ

đạo, giám sát chung Tuy nhiên, cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính

phủ, là cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hành pháp Chính phủ có vai trò

rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước và thực thi các văn bản mà Quốc

hội ban hành Chính phủ thực hiện chức năng hành pháp, đồng thời là cơ quan

HCNN cao nhất

Với vị trí như vậy, Chính phú có hai tư cách: là cơ quan chấp hành của

Quốc hội, Chính phủ phải chấp hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc

Tội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch

nước và tổ chức thực hiện các văn bán đó; là cơ quan HCNN cao nhất, Chính

phủ có toản quyền giải quyết các vẫn đề quản lý nhà nước trên phạm vi toàn

quốc, trừ những vấn đề thuộc thấm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ

Quốc hội và Chủ tịch nước Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các

nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại

của Nhà nước Chính phủ chỉ đạo tập trung thống nhất các cơ quan trực thuộc

từ trung ương đến địa phương bao gốm các Bộ, cơ quan ngang bộ, các cấp

chính quyền địa phương và được gọi chung là cơ quan HƠNN

"Như vậy cơ quan HƠNN là một bộ phận cầu thành của bộ máy nhà nước

được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyên lực nhà nước, có chức năng quân lý HCNN trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, KT-XH

1.3.2 Những đặc điểm cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan HƠNN có các đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước

bao gồm: |

- Co quan HCNN hoat động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ

Trang 23

- 17~

thể hiện ở chỗ: Cơ quan HCNN là một bộ phận của bộ máy nhà nước, nhân

danh nhà nước để hoạt động,

- Mỗi cơ quan HƠNN đều có một thấm quyền nhất định, thấm quyền này do pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thế mang tính quyên lực, được nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức

năng của mình, cụ thể: Các cơ quan HCNN tổ chức và hoạt động trên cơ sở

pháp hiật và để thực hiện pháp luật Trong quá trình hoạt động, các cơ quan

HCNN có quyền ban hành các quyết định hành chính thé hiện dưới hình thức

là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt Cơ quan HCNN được thành

lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ

quan HƠNN cấp trên; được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyên lực nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà | nước cùng cấp Cơ quan HƠNN có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp

điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực

phục tùng, |

- Về mặt thẩm quyền thì co quan HCNN duge quyén don phuong ban

hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt

buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan HƠNN có quyền áp dụng các

biện pháp cưỡng chế đổi với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ

quan HCNN, |

Về đặc thù, cơ quan HƠNN có những đặc điểm sau:

- Cơ quan HƠNN có chức năng quản lý HƠNN, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sông xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vị, lĩnh

vực nhất định :

- Cơ quan HƠNN nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ

quan quyền lực nhà nước Thẩm quyền của các cơ quan HƠNN chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành Điều đó có nghĩa là cơ quan

Trang 24

-18-

nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm ví hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước Các cơ quan HCNN đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sat, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước cấp tương ứng và chịu trách

nhiệm báo cáo trước cơ quan đó Các cơ quan HƠNN có quyền thành lập ra

các cơ quan chuyên môn để giúp cho cơ quan HƠNN hoàn thành nhiệm vu - Co quan HCNN là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt và có đối

tượng quản lý rộng lớn Đó là hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tông

công ty, nhà máy, xi nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế Trong lĩnh vực giáo dục có trường học, lĩnh vực y tế có bệnh viện Hoạt ddéng cua co quan HCNN mang

tinh thường xuyên, liên tục và tương đối Sn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sống Tắt cả các cơ quan HCNN có mỗi quan hệ

chặt chế với nhau, đó là mỗi quan hệ trực thuộc trên-dưới, trực thuộc ngang-:

đọc, quan hệ chéo tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là

Chính phủ

- Cơ quan HCNN có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là

ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bán của các cơ quan HCNN cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm

tra hoạt động của các cơ quan HCNN dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực

thuộc của mình | |

- Co quan HCNN là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành

chính | | |

1.3.3 Hé théng co quan hành chính nhà nước

Sự hình thành và phát triển của các cơ quan HƠNN phụ thuộc vào nhiều yếu tố Trong đó, quan trọng nhất là đặc điểm tô chức quyền lực nhà nước, đặc

Trang 25

-19-

nhau tao thành một hệ thống thống nhất, toàn vẹn Mỗi cơ quan HƠNN là một

'khâu không thể thiếu được trong chuỗi mắt xích của bộ máy Tính thống nhất

ấy thể hiện: Tính thống nhất ở sự bên chặt liên tục, thường xuyên hơn bất kỳ

hệ thống cơ quan nào trong bộ máy nhà nước; thống nhất về chức năng nghiệp

vụ quản lý nhà nước, chấp hành và điều hành; Chính phú là cơ quan trung tâm, chỉ đạo, điều khiến chung đối với các cơ quan HCNN Ở Việt Nam, theo Hiến pháp 1992, hệ thông HCNN gồm có các cơ quan HCNN ở trung ương, các cơ

quan HCNN 6 dia phương và các đơn vị trực thuộc cơ quan HỎNN hay còn gọi là ĐVSN công lập Sơ đồ 1.2: Hệ thông cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam Chính Phủ Các bộ, cơ quan trực — | Ủy ban nhân thuộc Chính đân tỉnh Tổng cục, Don vi Các Sở UBND

CQ thuộc bộ Su nghiệp ban, ngành Huyện

Donvi || UBND || Đơnvi

Sự nghiệp Xã Sự nghiệp

1.3.3.1 Chính Phủ và các cơ quan HCNN ỡ trung ương

Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, là một thiết chế: chính trị nắm quyền hành pháp, theo nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà

nước có sự phân công, phân cấp rành mạch giữa ba quyền: lập pháp, hành

pháp và tư pháp, Chính phủ có chức năng cụ thể là quyền lập qui để thực hiện

Trang 26

- 2Ô -

của nhà nước; có quyên tô chức bộ máy hành chính và quản lý bộ máy đó Trong phạm vi luật định, Chính phủ có quyền tham gia vào các dự luật, hỗ trợ

Quốc hội trong hoạt động lập pháp

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị,

kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước, đảm bảo hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở Là cơ quan điều

hành cao nhất, Chính phủ chí đạo tập trung, thông nhất các Bộ, cơ quan ngang

Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương Chính phủ có

toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước

trên phạm vi toàn quốc (Điều 112 Hiến pháp 1992 và Chương HH, Luật tô chức

Chính phủ công bố ngày 10/02/1992)

Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ và các thành viên của

Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và

báo cáo với Quốc hội Chính phủ phải trá lời chất vấn của đại biểu Quốc hội khi Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội có yêu cầu

— Trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan thành viên: Chính phủ do

Quốc hội lập ra trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội Quốc hội bầu

Thủ tướng Chính phú theo đề nghị của Chủ tịch nước, giao cho Thủ tướng Chính phủ đề nghị danh sách các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ

để Quốc hội phê chuẩn Điều này xác định ba yếu tô:

- Vai trò và trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội;

- Vai trò cá nhân của Thủ tướng Chính phủ trong việc lãnh đạo tồn bộ

cơng việc của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội Lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Chính phủ là Thủ tướng Chính phú Thủ tướng Chính phủ

chịu trách nhiệm trước Quốc hội, có quyền ra quyết định, chí thị, xác định vai

trò, trách nhiệm của các thành viên khác trong Chính phủ; xác định trách

nhiệm cá nhân của những thành viên này |

- Trách nhiệm cá nhân Bộ trưởng về lĩnh vực mình phụ trách -

Trang 27

-~ 21 -

Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi tắt là cơ quan cấp Bộ) là cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền chuyên môn ở trung ương; là cơ quan chuyên môn được

tổ chức theo chế độ thủ trưởng một người, đứng đầu là các Bộ trưởng hay Chủ

nhiệm ủy ban Các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quán lý nhà nước theo ngảnh (quản lý chức năng, quần lý liên ngành) hay đối với lĩnh vực (quản lý tổng hợp) trên phạm vi toàn quốc (Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ) Cụ thể như sau:

- Bộ quán lý theo lĩnh vực là cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực lớn, ví dụ như: kế hoạch, tài chính, khoa học, công nghệ, lao động, giá cả, nội vụ, ngoại giao, tổ chức và công vụ Các lĩnh vực này liên quan đến hoạt động tất

cả các Bộ, các cấp quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân

- BO quan lý theo lĩnh vực có những nhiệm vụ:

+ Giúp Chính phủ nghiên cứu và xây đựng chiến lược kinh tế-xã hội chung: | | | + Xây dựng các dự án kế hoạch tổng hợp và cân đối liên ngành; xây đựng các qui định chính sách, chế độ chung; + Kiểm tra và bảo đám sự chấp hành thống nhất pháp luật trong hoạt động của các Hộ và các cấp về lĩnh vực mình quản lý; + Phục vụ và tạo điều kiện cho các Bộ quản lý ngành hoàn thành nhiệm vụ ~

- Bộ quản lý ngành là cơ quan Nhà nước Trung ương của Chính phủ, có

trách nhiệm quản lý những ngành kinh tế-kỹ thuật, văn hoá, xã hội, ví dụ như:

nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại, văn hố

thơng tin, giáo đục, y tế Bộ quản lý ngành có thể tập hợp với nhau thành một

"hoặc một nhóm liên quan rộng: có trách nhiệm chỉ đạo toàn diện các cơ quan,

đơn vị hành chính sự nghiệp, kinh doanh đo mình quản lý về mặt nhà nước |

- Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ là thủ trường cao

Trang 28

-22-

- Bộ trưởng, một mặt là thành viên của Chính phủ, tham gia quyết định

những vấn đề thuộc thấm quyền chung của Chính phủ; mặt khác là thú trưởng người đứng đầu Bộ thực hiện quyền hành pháp, tức là người đứng đầu hệ

thống HƠNN đối với ngành hay lĩnh vực, để quản lý ngành hay lĩnh vực được giao trong pham vi ca nước

- Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính nhủ chịu sự lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành | mình phụ trách trên phạm vị cả nước, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong ngành, lĩnh vực; chị trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội _về lĩnh vực, ngành mình phụ trách

1.3.3.2 Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Cơ quan HCNN ở địa phương là những cơ quan HỎCNN thay mặt chính

quyền ở địa phương thực hiện điều hành các mặt đời sông xã hội Các cơ quan

HCNN ở địa phương được chia thành ba cấp:

- Cơ quan HƠNN cấp tỉnh: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Cơ quan HCNN cấp huyện: huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Cơ quan HƠNN cấp xã: xã, phường, thị trấn Nguyên tắc hoạt động

Khác với cơ quan HƠNN ở Trung ương và với các cơ quan nhà nước

khác, cơ quan HƠNN ở địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên

tắc song trùng trực thuộc: phụ thuộc theo chiều dọc và phụ thuộc theo chiều

ngang Cụ thê là: |

- UBND các cấp (cơ quan HCNN có thâm quyền chung), vừa phụ thuộc

cơ quan HƠNN có thâm quyền chung ở cấp trên vừa phụ thuộc vào HĐND

cùng cấp (cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp ở địa phương)

Trang 29

Ủy ban Nhân dân

UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan HCNN ở địa phương có chức năng và nhiệm vụ chấp hành hiến pháp, luật, các

văn bán của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp

Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND được quy định cụ thé trong Hiến pháp

1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND (Điều 42, Luật sửa đối); |

UBND là cơ quan HƠNN có thẩm quyền chung Nhiệm kỳ của UBND

theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp | |

UBND gồm có một Chủ tịch, một hay nhiều phó Chủ tịch và các ủy

viên Chủ tịch UBND phải là đại biểu HĐND, do HĐND cùng cấp bầu ra và

được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (nếu là cấp tỉnh thì phải

được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn)

UBND là một thiết chế tập thể trong đó Chủ tịch UBND là người trực tiếp lãnh đạo hoạt động của UBND Khi quyết định những vấn để quan trọng

của địa phương, UBND phải thao luận tập thể và quyết định theo đa số

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân |

Chủ tịch UBND có nhiệm vụ và quyền hạn riêng được quy định trong

pháp luật, phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình Chủ tịch UBND là: "Người lãnh đạo và điều hành công việc

của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn

của mình; cùng với UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước

HĐND cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên”

Tuy UBND làm việc theo chế độ tập thể, nhưng mỗi thành viễn của

UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước HĐND cùng cấp tương ứng Trong đó, Chủ tịch UBND là người đứng đầu, chỉ đạo và

phân công công tác cho các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND

Trang 30

- 24 ~

Các cơ quan có thâm quyền chuyên môn ở địa phương là các sở, phòng, | ban được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, hoạt

động theo chế độ thú trưởng một người, đứng đầu Giám đốc sở, phòng, ban

Các cơ quan này là cơ quan giúp việc cho UBND, quản lý nhà nước trong

phạm vỉ lãnh thổ của mình Người đứng đầu các cơ quan nảy do Chủ tịch

'UBND quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm |

Việc thành lập hay bãi bỏ những cơ quan này do UBND quyết định sau

khi tham khảo ý kiến của cơ quan chủ quản chuyên môn cấp trên 1.3.4, Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập

Các ĐVSN công lập là một bộ phận cầu thành cơ cầu tô chức của các cơ: quan HƠNN Các ĐVSN do cơ quan HƠNN có thâm quyền thành lập, có tư

cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ

quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, địch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật Các ĐVSN được Nhà nước đầu tư cơ sở vật

chất, báo đâm chỉ phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao Ngoài ra, đơn vị được phép thu một số khoản phí,

lệ phí theo quy định của Nhà nước, thu thông qua hoạt động sân xuất cung ứng

dịch vụ rất đa dạng và ở hầu hết các lĩnh vực Hiện nay, ĐVSN công được chia làm ba loại: ĐVSN có thu tự báo đâm toàn bộ chỉ phí hoạt động, ĐVSN có thu tự bảo đám một phần chỉ phí hoạt động, ĐVSN có nguồn thu thấp hoặc không cỏ thu

Sản phẩm địch vụ công

Về lý thuyết, địch vụ công được hiểu là những dịch vụ mang một trong hai đặc trưng cơ bản sau: một là, mọi người trong xã hội déu có thể sử dụng

chung với nhau cùng một lúc và hai là, việc sử dụng của người này khó hoặc

không thẻ loại trừ khả năng sử dụng của người khác Dịch vụ công hội đủ hai

đặc trưng cơ bán trên được gọi là dịch vụ công thuân tuý, thường là những

địch vụ công vô hình như an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, môi

Trang 31

~25

Dịch vụ công do các ĐVSN công lập cung cấp mà đề tài nghiên cứu đề

cập chủ yếu trong các lĩnh vực sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ, mỗi

trường, y tế, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ

việc làm Tuy nhiên ngoài các ĐVSN của nhà nước, các dịch vụ công còn

được các cá nhân, tổ chức không thuộc Nhà nước tham gia cung cấp tạo nên

tính xã hội hoá của việc cung cấp các dịch vụ này |

Tóm lại: Cơ quan HỎNN là bộ phận cầu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc giản tiếp, trong

phạm vi thâm quyền của mình thưc hiện hoạt động chấp hành - điều hành và

tham gia chính yếu vào hoạt động quản lý nhà nước Ngoài chức năng trên, cơ

quan HƠNN còn thực hiện nhiệm vụ quán lý nhà nước đối với các ĐVSN

công theo từng lĩnh vực | |

1.4 Nguyên tắc chung về quần lý, sử dụng kinh phí NS đối với cơ

quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập

Cơ quan HƠNN, ĐVSN công lập khi sử dụng kinh phí NSNN cho các hoạt động phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tất cả các khoản chỉ NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trinh cấp phát, thanh toán Các khoản chỉ phái có trong dự toán NSNN được phân bổ, đúng chế độ, tiêu chuân, định mức do cấp có thâm quyền quy định và

đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được uý quyền quyết

định chỉ So |

- Mọi khoản chỉ NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên

độ NS, cấp NS và mục lục NSNN Các khoản chỉ NSNN bằng ngoại tệ, hiện

vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo

ty giá ngoại (, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thắm quyền quy định

.~ Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chỉ NSNN các khoản

chỉ sai phải thu hồi Căn cứ vào quyết định của CQTC hoặc quyết định của cơ

Trang 32

- 26 -

Kết luận chương 1

Co quan HCNN được cấu tạo gồm một hệ thống và định chế theo thứ

bậc chặt chẽ và thông suốt từ trung ương đến các địa phương mà trong đó, cấp

dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường

xuyên của cấp trên Mỗi cấp mỗi cơ quan, mỗi công chức hoạt động trong

phạm vi thâm quyên được trao Cơ quan HCNN là công cụ của công quyền, hoạt động điều hành đất nước theo những quy tắc quy phạm pháp luật Hoạt động của cơ quan HƠNN và các ĐVSN công lập phần lớn cung cấp các dịch

vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân

NSNN đảm bảo toàn bộ chị phí cho hoạt động của các cơ quan HCNN

và đâm bảo phần lớn cho hoạt động của các ĐVSN công lập Với mục tiêu tiết

kiệm chỉ phí, nâng cao hiệu quá nền HƠNN thì cần có cơ chế phù hợp dé quan

lý chi tiêu một cách hiệu quá, công giúp cơ quan HCNN va DVSN công lập

chủ động điều hành công việc, tự quyết định và chịu trách nhiệm về tài chính,

tài sản của cơ quan, đơn vị mình, chủ động sắp xếp bộ máy tổ chức và đội ngũ

cần bộ, công chức, viên chức hợp lý, chất lượng, hiệu quả nhằm cung cấp các loại dịch vụ tốt nhất cho người đân và xã hội Tạo điều kiện cho DVSN phat trién, da đạng hóa các loại hình hoạt động, đa dạng hóa các nguồn tài chính,

thực hiện tiết kiệm trong chỉ tiêu, khai thác các nguồn thu sự nghiệp Phân

Trang 33

-37-

CHƯƠNG 2

QUAN LY VA SU DUNG NS DIA PHUONG TAI CO QUAN HANH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Ở THANH PHO HO CHi MINH

TRONG NHỮNG NĂM QUA

| 2.1 Quan lý và sử dụng N địa phương tại cơ quan hành chính, đơn

vị sự nghiệp ở TP Hồ Chí Minh trước khi có Luật Ngân sách ˆ

Khi luật NS chưa được ban hành, việc quản lý và sử dụng Nã ở

TP.HCM chưa có một trật tự nề nếp Sau khi Chính phủ ban hành cơ chế, Sở

tài chính căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính để tham mưu cho UBND

thành phế ban hành một số chế độ quản lý tài chính, chế độ chi tiều tạm đáp

ứng được nhu cầu quản lý và phát triển KT-XH trong từng thời kỳ Tuy nhiên

do không có một chuẩn mực thống nhất nên việc quản lý và sử dụng NS thời

gian này côn thiếu sự chặt chẽ, đôi khi mang tính xử lý tình huống Đặc biệt khi quỹ NS lại giao cho Ngân hàng Nhà nước quản lý đã khiến Chính quyền

địa phương luôn rơi vào tỉnh trạng bị động Bởi Ngân hàng không phân định

rõ ranh giới các nguồn nên quỹ NŠ cũng bị đem cho vay như nguồn tin dung

nhàn rỗi | |

Tháng 4 năm 1990 hệ thống KBNN ra đời, toàn bộ quỹ NSNN và các

quỹ tài chính được giao cho KBNN quản lý dưới sự điều hành của chính

quyển địa phương và CQTC nên đã tương đối chủ động được kế hoạch chỉ

tiêu Công tác quản lý ngân quỹ di vao nễ nếp hơn Tuy nhiên về cơ chế quản

lý điều hành NS thi vẫn thiếu tính khoa học chặt chẽ, các cấp chính quyền chưa có một công cụ quản lý tài chính thống nhất, hiệu quả Các CQHC, _

ĐVSN sử dụng kinh phí NS không thể chủ động được kế hoạch chỉ tiêu của

don vi minh ma phụ thuộc hoàn toàn vào sự phân phối nhé giot cha CQTC Quản lý và sử dụng NŠ trong thời kỳ nay thể hiện qua công tác lập, phê

đuyệt đự toán, chấp hành dự toán và Quyết toán chỉ NS

Trang 34

-28-

Lập dự toán là giai đoạn đầu tiên của đơn vị sử dụng kinh phí NS Khi xây đựng đự toán, cơ quan, đơn vị phải thực hiện hai lần Lần thứ nhất, lập sơ

bộ để gửi cơ quan chủ quán hoặc trực tiếp gửi CQTC Sau khi kiểm tra, CQTC hoặc chủ quản thực hiện thông báo số kiểm tra cho đơn vị sử dụng để lập dự |

toán chính thức lần thứ bai Yêu cầu của bản dự toán chính thức là phải khớp đúng với số thông báo kiểm tra để CQTC, cơ quan chủ quản phê duyệt dự toán

năm chính thức cho đơn vị |

Công tác lập và phê duyệt dự toán hầu như theo kinh nghiệm bởi chưa

có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ rõ ràng Số kinh phí được duyệt thường

căn cứ theo số thực tế năm trước nên không đảm bảo sự công bằng, đân chủ

trong việc phân phối nguôn tài chính, để dẫn đến cơ chế “xin cho” và xử lý tuỳ

tiện của cơ quan phê duyệt dự toán | |

2.1.2 Chấp hành dự toán

Trong quá trình chấp hành dự toán, các cơ quan, đơn vị được CQTC

phân bố kinh phí theo hình thức hạn mức, tức là mức kinh phí cao nhất được

phép sử dụng trong kỳ tháng hoặc quỷ Thường lệ, nếu số dư tổn quỹ NS

tương đối lớn thì CQTC mới phân bễ đủ số kinh phí theo nhu cau của đơn vị

“Trường hợp số dư tồn quỹ NS thấp thì đơn vị thụ hưởng không được bố trí đủ

kinh phí, bất luận nhu cầu như thế nào Vào những tháng cuối năm, khi số thu

NS đạt hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch thu được giao, lúc này tôn quỹ NS tương đối lớn, CQTC sẽ phân bỗ hạn mức kinh phí tương đối lớn so với những tháng

đầu năm Ở giai đoạn này thường xảy ra trường hợp cơ quan, đơn vị không kịp

sử dụng số kinh phí được phân bổ nên buộc phải chỉ “chạy kinh phí” bằng cách tranh thủ mua sắm nhanh và rút tiền mặt số còn lại Điều bất hợp lý nhất là du toán được cấp có thâm quyên phê duyệt chưa được xem là cơ sở pháp lý

cao nhất Nhiều khoản chỉ không có trong dự toán được duyệt ban đầu nhưng COTC van chấp thuận bổ sung cho đơn vị vào những tháng cuối năm bằng

Trang 35

-29-—

| ‘Hau nhu viée chi tigu NS chua duge thuc hién kiém soat Cac don vj st dụng kinh phí NS có xu hướng sử dụng tiền mặt là chủ yếu, KBNN hoàn tồn khơng thực biện việc kiểm soát nội dung, tính chất các khoản chỉ trước khi xuất quy NS

Một đơn vị nhưng thường có tới hai tài khoản cấp phát kinh phi NS

bằng hai phương thức: phân phối hạn mức kinh phí và cấp phát lệnh chỉ tiền, trong đó phương thức cấp phát lệnh chỉ tiền được CQTC áp dụng phố biến cho

các trường hợp chỉ tăng thêm so với dự toán ban đầu, chỉ đột xuất theo chỉ đạo

của chính quyền địa phương Theo số liệu chỉ NS thành phố năm 1996 thì cấp phát NS bằng phương thức lệnh chỉ tiền chiếm 28% trên tổng chỉ CQTC áp

dụng lệnh chỉ tiền để cấp phát cho cả các khoản chỉ tiêu thường xuyên của các

đơn vị dự toán

2.1.3 Quyết toán chỉ Ngân sách

Cuối niên độ NS, cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải lập

quyết toán gửi về CQTC hoặc cơ quan chủ quản để được kiểm tra và phê duyệt Trình tự phê duyệt quyết toán qua nhiều ngành, nhiều cấp mang tính

chất rằng buộc chặt chẽ Tuy nhiên, trong thực tế tại TP.HCM có đến hàng

ngàn đơn vị dự toán sử dụng kinh phí NS địa phương, khi nhận quyết toán do

đơn vị gửi đến CQTC không thể xem một cách cụ thể, chỉ tiết nội dung, tinh chất chỉ tiêu của từng đơn vị sử dụng NS Nhiều đơn vị số liệu quyết toán đã

có sự hợp thức hóa cho phù hợp với dự toán ban đầu, cũng có đơn vị sử dụng

kinh phí NS số thực chỉ có nội dung khác xa nhiều so với dự toán được duyệt,

Vi vậy thực chất công tác phê duyệt quyết toán của CQTC chỉ là tổng hợp số liệu quyết toán của các đơn vị dự toán thành tổng quyết toán để báo cáo về cơ

quan cấp trên,

Thời gian quyết toán không được chấp hành nghiêm túc cả về phía đơn vị sử dụng kinh phí NS và cơ quan có thầm quyền thực hiện phê duyệt Có

Trang 36

~30-

toán hành chính sự nghiệp không bố trí gây rất nhiều khó khăn cho công tác

kiểm tra, kiểm soát

“Tóm lại: Quản lý và sử dụng kinh phí NS tại các cơ quan, đơn vị giai đoạn trước khi có Luật NSNN ở TP.HCM đã phản ánh mội thực trạng yếu

kém chung của nên tài chính quốc gia Muốn cải thiện tình hình quản lý nền tài chính quốc gia nói chung và quản lý NSNN nói riêng, củng cd ky luật tài

chính, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, đòi hỏi phải có một khung pháp lý

điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực NSNN một cách đồng bộ, phù hợp với

thực tiễn phát triển kinh tế — xã hội của đất nước trong giai đoạn chuyển đổi ˆ

nên kinh tế, |

2.2 Quan lý và sử dụng NS địa phương tại cơ quan hành chính, đơn

vị sự nghiệp ở TP Hồ Chí Minh sau khi có luật Ngân sách

"Ngày 20/3/1996, tại kỳ bọp thứ 9, Quốc hội khố IX đã thơng qua Luật

NSNN, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997 Đây là văn bán pháp lý cao

nhất về quản lý NSNN ở Việt Nam từ trước đến nay Sau khi luật NSNN có

hiệu lực thí hành, Chính Phủ và Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định và các

Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Qua các lần sửa đổi vào năm 1998 va

năm 2003, các văn bản có hiệu lực hiện hành bao gồm Nghị định số

60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN: Thông tư số 59/2003/ TT- BTC ngày 23/6/2003 của

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60 /NĐ-CP; Thông tư số

79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính, Hướng dẫn chế độ quản

lý, cấp phát, thanh toán các khoản chỉ NSNN qua KBNN

Những chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí

NS ở cơ quan bành chính, đơn vị sự nghiệp ở TP.HCM sau khi có Luật NSNN

qua việc lập, giao dy toán, chấp hành dự toán và quyết toán chỉ NS,

2.2.1 Công tác lập và giao dự toán |

Vấn đề thay đổi quan trọng trong việc triển khai thực hiện luật NSNN là

Trang 37

-31-

duyét là điều kiện không thể thiếu, là căn cứ pháp lý để cấp phát MS và thực

hiện chỉ tiêu NS Các khoản chỉ không nằm trong dự toán được cấp có thâm quyền phê đuyệt là vi phạm pháp luật Việc chấp hành đự toán được kiểm tra chặt chẽ trước, trong và sau khi thực hiện Quy trình lập, phân bổ và phê duyệt dự toán cho các CQNHC, ĐVSN được thực hiện qua các bước như sau:

- Đơn vị sử dụng kinh phí NS căn cứ vào tình hình chí tiêu để thực hiện

nhiệm vụ năm trước; dự tính nhiệm vụ năm sau để lập dự toán chỉ gửi Cơ quan chủ quản hoặc CQTC đồng cấp Dự toán chỉ phải xây dựng theo MLNS nhà

nước phù hợp với cấp NS, tính chất hoạt động của đơn vị Tổng số tiền trong

dự toán phải phân thành 4 nhóm mục chủ yếu

- CQTC căn cứ vào số liệu kiếm tra về dự toán năm do Bộ tài chính thông báo để phân bổ dự toán chỉ cho từng đối tượng (gồm Sở, ngành, Quận,

Huyện và từng COHC, ĐVSN); đồng thời tô chức thảo luận nghe đơn vị trình bảy kế hoạch thực hiện dự toán phù hợp với nhiệm vụ được giao trong năm và

đi đến thống nhất số liệu về đự toán chỉ trước khi tổng hợp trình UBND

- UBND tổ chức báo cáo để HĐND thành phố thảo luận và quyết định

đự toán NS năm Yêu cầu dự toán chỉ tiết phải thể hiện nội đụng chỉ chủ yếu nhằm đảm báo những mục tiêu trọng tâm cần tập trung ưu tiên như chỉ đầu tư phát triển, chỉ sự nghiệp giáo dục đào tạo, chỉ sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học, hoặc cần phải thắt chat nhu chi quan yn hành chính, mua sắm phương tiện, xây dựng trụ sở làm việc

- Sau khi được HĐND chấp thuận dự toán NS năm, UBND thành phố

thực biện phê duyệt và giao dự toán chỉ cho từng Sở, Ngành của thành phố,

cho các Quận, Huyện hoặc giao trực tiếp cho một số đơn vị Đối với các Sở,

ngành được UBND thành phố ủy nhiệm sẽ thực hiện phân khai dự toán và

giao lại cho các đơn vị cấp đưới trực tiếp sử dụng kinh phí |

- KBNN là cơ quan quản lý và cấp phát quỹ NS Co sở để KBNN tiếp

nhận và nhập dự toán NS cho CQHC, ĐVSN là quyết định giao dự toán NS

* f £ x Ầ

Trang 38

~ 32 - Bang 2.1: Dy toan chi ngan sach dia phuong Don VE triệu tại thành phố Hồ Chí Minh (2003 - 2006) đồng CHÍ TIỂU 2003 2004 2005 - 2006 CHI CAN DOI NGAN SACH 7,240,440 | 10,188,653 | 12,253,427 | 14,524,422 1 | Chỉ thường xuyên 3,520,479 | 4,600,000 | 5.150.000| 6.678.608 | 1 Quéc phong 36,663 69,000 87,141 96,045 | 2 Anninh 55,000 51,387 80,000 90,000 - | 3 Sự nghiệp giáo dục, đào tạo 859,854 | 1,001428| 1,159,655 | 1,359,995 - Sự nghiệp giáo dục 706,819 | 833/724) 922,843} 1,082,051 - - Sự nghiệp đào tạo và đạy nghệ 153,035 167,704 | - 236,812| 277,944 14 Sự nghiệp y té 488.429| 543,645| 689,753 | 824.942

- | 3%, Sự nghiệp khoa học, công nghệ 71,605 75,629 110,857 172,260 - | 6 Sunghiép văn hóa théng tin 80,475 93,671) - 127453 105,025

| 7 Su nghiép phat thanh, truyền hình 10,000 11,000 13,000 14,000

| 8, Sự nghiệp thể dục thê thao 72,775 61,827 81,579 87,017

|9 Sự nghiệp đảm bảo xã hội 237,056| 300,212 361112) 374255

` - Quỹ khám chữa bệnh người nghèo 13,000 12,000 | 10 Sự nghiệp kinh tế 1,080,867 | 1,319,620) 1,324,889 | 1,510,984 - Sự nghiệp nông, lâm, thủy lợi 30,016 32,799 33,784 41,794 - - Sự nghiệp thủy sản 1,811 - Su nghiép giao théng 270,671 315,360 | 337,249} 358,249 - Su nghiép kién thiết địa chính 618,051 | 696,577 | 722,644] 732,761 - Sự nghiệp kinh tế khác | 162,129 | 274,884] 231,212} 376,369 | 11 Quản lý hành chính, Đảng, đoàn 257500) 523451I0| 572088| 766,527 - Quản lý nhà nước 160,328 | 3257032) 353990) 464220 - Hoạt động Đảng 46,863 88,939 95,886 | 150,656 - Hỗ trợ hội, đoàn thé, tổ chức $0,609 | 108,866] 122,212] 151,651 | 12 Trợ giá mặt hàng chỉnh sách 153,200 | 260,256| 213,000] 508,820 | 13 Chi khác ngân sách 116,755 | 288,785] 329,.474| 550,129

._ | 14, Chỉ tăng khối thu quận, huyện | | 188,609

2 | Chỉ đầu tư phát triển 2,777,860 | 2,750,000 | 4,388,483 | 4,700,000

| 1 Chỉ đầu tư xây dựng cơ bản 2,767,860 | 2,750,000 | 4,388,483 | 4,700,000

- ~ Giao dục đào tạo và dạy nghệ 1,019,000

- - Khoa học và công nghệ 240,000

| 1.1 Chi dau tu XDCB tap trung 1,746,610 | 2,750,000 | 2,388,783 | 1.2 Chi dau tư từ vốn nước ngoài 488,250

| 1.3 Chi dau te tir nguén huy dong

| 1.4, Chỉ đầu tư nguồn vượt thu

| 1.5 Chi dau tư nguôn sử dụng đất | 1,999,700

| 1,6, Chỉ đầu tư từ nguồn von khac 533,000

Trang 39

CHÍ TIỂU 2003 2004 2005 2006

~ | 2 HO tre von cho các doanh nghiệp 10,000

3 | Chỉ ang gic, lai buy đông đâu tư | _ 1,500,000 | 1,110,000 | 1,600,000

4 | Chi bé sung quỹ dự trữ tài chính 60,000 68.997) 70,000; 62.410 Š | Chỉ chuyên nguồn _ - & | Dự phòng ngân sách 330,000} 370000) 523/01) 692.990 + | Chỉ chương trình mục fiêu 52,101; 849.444; 511543, 201800 8 | Bồ sung chênh lệch ting lượng 500,000; 50.212; 590/000) 588614

Nguôn Sở tải chính thành phố Hồ Chí Minh

Biểu đồ 1: Dự toán chỉ NS địa phương tại TP.HCM (2003.2006)

@ Chi thudng xuyên 45,13%

M@ Chi diu tr phát triển 33,06% Chi trả nợ gốc, lãi huy động đầu tư 3,32% DÍChi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 0,59% Chí chuyên nguồn

tR Dự phòng ngân sách 434% %

Chi CTMT Quéc gia va nhiém vy khac sa

LIBồ sung chênh lệch tăng lương “ee

Trang 40

_34 -

Qua quy trình lập, giao dự toán, bảng 2.1 và biểu dé 1 (2003 — 2006)

cho thấy: |

- Quy trình lập, phân bố và phê đuyệt dự toán chỉ NS theo Luật NS đã có sự chuyển biến tích cực, hạn chế sự sai lệch giữa số liệu do đơn vị cơ sở lập

_so với số liệu dự toán được phê duyệt, đảm bảo chỉ NS cho các chương trình

mục tiều trọng điểm được Nhà nước hoạch định, đồng thời qua quá trình làm việc thảo luận về dự toán chỉ NS đã hạn chế được tính chủ quan, áp đặt của

CQTC đổi với việc phân bơ dự tốn chỉ NS

- Dự toán chỉ NS do UBND phê duyệt cụ thể đến từng Sở, Ngành và

từng đơn vị sử dụng NŠ tạo sự công khai, dân chủ, khắc phục tỉnh trạng bộ

sung một cách tùy tiện Đối với các sở, ngành được UBND thành phố phân -

cấp giao dự toán cho đơn vị cấp đưới sẽ chủ động được về thứ tự ưu tiên các

khoản chỉ có tính cấp bách, tính chiến lược cho dự phát triển của ngành

| - Dự toán NS được HĐND giám sát ngay từ khâu phân bổ Trong quá

trình điều hành, ƯBND các cấp phải tuân thủ Nghị quyết của HĐND về số chỉ

và cơ cầu chỉ Nếu có phát sinh các khoản chỉ đột xuất, UBND các cấp quyết định chỉ nhưng phải báo cáo HĐND trong kỳ họp gần nhất

Tổn tại lớn nhất trong giai đoạn này là thời gian phân bổ và phê duyệt dự toán chưa được thực hiện nghiêm túc Theo quy định của Luật NSNN chậm

nhất đến ngày 31/12 năm trước, các cơ quan có thâm quyền phải thực hiện xong việc phân bố và phê duyệt dự toán năm sau cho từng đơn vị str dung NS

làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chỉ NS ngay từ đầu năm sau Nhưng thực tế gần 10 năm thực hiện luật NSNN, hầu hết các đơn vị sử dụng NS trên địa

ban thành phố đều không được phê duyệt dự toán kịp thời ngay đầu năm Theo

thống kê của KBNN TP.HCM, giai đoạn 1997 — 2001, ngày 31/12 năm trước

Ngày đăng: 08/01/2024, 00:47

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w