1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tp hồ chí minh

98 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 4,15 MB

Nội dung

Trang 1

ki+ v ** & % $ k +

PHÍ THỊ THANH HÀ

PHÁT TRIẾN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THUONG MAI TREN DIA BAN

THANH PHO HO CHi MINH

LUAN VAN THAC SY KINH TE

Trang 2

thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và

làm việc với tỉnh thần nghiêm túc Số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ

rang va dang tin cay

Tác giả luận văn

Trang 3

Danh mục các bảng, biều đồ

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỎNG QUAN VẺ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN THẺ 01 1.1 Tổng quan về thanh tốn khơng dùng tiền mặt 01

1.1.1 Khái niệm 01

1.1.2 Sự khác nhau giữa thanh toán tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng

02

1.1.3 Sự cần thiết của phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong xã

hội hiện đại 03

1.1.4 Vai trị của thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nên kinh tế 04 1.1.5 Các thể thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt 04

1.1.6 Tình hình thanh tốn khơng dùng tiên mặt ở Việt Nam những năm qua 05 1.1.7 Tình hình phát triển dịch vụ thanh toán trong dân cư ở một số nước phát triển 06 1.2 Tông quan về thé và nghiệp vụ thanh toán thế 07 1.2.1 Lịch sử phát triển thẻ — 07 1.2.2 Khái niệm về thẻ thanh toán 09 1.2.3 Phân loại thẻ 10

1.2.4 Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thẻ 1]

1.2.5 Vai trò của thẻ đối với các chủ thể 13

1.2.6 Các thiết bị sử dụng 14

1.2.7 Điều kiện phát hành và sử dụng thẻ 15

Trang 4

CHI MINH 25

2.1 Tổng quan về thị trường thế thanh toán tại Việt Nam 25

2.1.1 Cơ sở pháp lý cho việc phát hành và sử dụng thẻ tại Việt Nam 25

2.1.2 Quá trình hình thành thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam 25 2,2 Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại các ngần hàng thương mại

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 27

2.2.1 Đối với thẻ quốc tế 28

2.2.2 Đối với thẻ nội địa 3]

2.2.3 Mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ 35

2.2.4 Mạng lưới máy giao dịch tự động ATM 37

2.3 Đánh giá tình hình thanh toán thẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

trong thời gian qua 39 2.3.1 Những mặt tích cực trong hoạt động thẻ thanh toán 39 2.3.2 Nguyên nhân của những mặt đạt được 49 2.3.3 Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thẻ thanh toán 52 2.3.4 Nguyên nhân gây ra các khó khăn 56

Chương 3: PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI CÁC

NGAN HANG THUONG MAI TREN DIA BAN THANH PHO HO CHI

MINH 61

3.1 Định hướng phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ 61

Trang 5

3.2.2 Giải pháp hạn chế rúi ro trong nghiệp vụ thanh toán thẻ 3.3 Kiến nghị với các cơ quan hữu quan

3.3.1 Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 6

ATM BIDV CMND CNTT CSCNT DUTM DVCNT EAB EIB GDP NHNN NHNNVN NHPH NHTM NHTT POS Sacombank SCB TCPHT TCTD Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam Máy rút tiền tự động - 4ufomated Teller Machine

Ngân hàng Đâu tư và Phát triển Việt Nam Chứng minh nhân dân

Chị nhánh thanh toán

Co sé chap nhan thé - Merchant

Điểm ứng tiền mặt Don vi chap nhan the

Ngân hàng Đông Á — Eas#ern Asia Bank

Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Tổng sản phẩm trong nước

Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội - Habubank Ngân hàng TMCP Quân Đội

Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VN

Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bang Sông Cửu Long ~ Housing Bank of Mekong Delta

Ngan hang - Bank

Ngan hang Nha nue ~ State Bank

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng phát hành - Issuer

Ngan hang thuong mai - Commercial Bank

Ngân hàng thanh toan - Acquirer May ca the - Point of Sale

Ngan hang Sai Gon Thuong Tin Ngan hang TMCP Sai Gon

Tổ chức phát hành thẻ

Trang 7

TMCP TP TPHCM TT TIKDTM UBND VIB Bank VCB Vietinbank Thương mại cỗ phần Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh

Thanh toan - Payment

Thanh toán không dùng tiền mặt Ủy Ban Nhân Dân

Ngân hàng Quốc tế

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Trang 9

Ký hiệu Quy trình thanh toán thẻ đối với các giao dịch mua Hình 1.1 ` 18 bán hàng hoá, dịch vụ, rút tiên mặt

Trang 10

Chỉ cách đây hơn 10 năm — vào năm 1996 — khi Ngân hàng Ngoại

thương Việt Nam (VCB) kết hợp cùng Ngân hàng Nhà nước triển khai lắp đặt

2 chiếc máy rút tiền tự động (ATM) tại Hà Nội, ngay cả những người hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cũng đã đặt câu hỏi rằng: “sử dụng máy ATM

để làm gì, đâu tư như thế có hợp lý không?” Sự bùng nổ và phát triển nhanh

chóng của thẻ trong thời gian qua đã phân nào chứng minh được vai trò quan

trọng của nó trong nền kinh tế nước ta, thê hiện thành quả đáng khích lệ đối

với các ngân hàng

Mười năm về trước cho đến tận những năm 2000-2002, thẻ vẫn còn xa

lạ với người dân Giờ đây, thẻ đã thực sự xâm nhập vào cuộc sống người dân Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là trong lĩnh

vực tin học, phương tiện thanh toán băng thẻ đã ra đời và phát triển mạnh mẽ Sử dụng và thanh toán bằng thẻ hiện nay đã vượt ra khỏi phạm vi một nước

và được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tê

Việc đây mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là phát triển

nghiệp vụ thanh toán thẻ là một nhiệm vụ cấp thiết đối với các ngân hàng

thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào khu vực và thế giới, trong

đó có các ngân hàng thương mại trên địa bản Thành phố Hồ Chí Minh

Với mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu và góp phần hoàn thiện hơn

về nghiệp vụ thanh tốn thẻ, tơi đã chọn đề tài “Phái triển nghiệp vụ thanh

toán thẻ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hỗ Chí

Trang 11

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình nghiệp vụ thanh toán thẻ tại TPHCM, xác định những tồn tại và hạn chế từ đó tìm ra các giải pháp trong nghiệp vụ thanh toán thẻ, góp phân vào sự phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ

của các NHTM trên địa bàn TPHCM

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thông kê, chọn mẫu kết hợp với phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để thực hiện mục tiêu của đề

tài Đồng thời vận dụng thực tiễn kết hợp với lý luận để tổng hợp, nhận định

và đề xuất ý kiến

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phân mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ thanh toán thẻ

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại các NHTM trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ tại các NHTM trên địa bàn

Trang 12

1.1 TONG QUAN VE THANH TOAN KHONG DUNG TIEN MAT

1.1.1 Khai niém

Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh tốn khơng

thé thiếu ở bất cứ một quốc gia nào Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, có

rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra

đời mà không cần đến tiền mặt và được gọi chung là phương thức thanh tốn khơng dùng tiên mặt

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là thanh toán qua ngân hàng, là tổng hợp các mối quan hệ chỉ trả tiền tệ được thực hiện bằng cách trích chuyền từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác tại ngân hàng với sự kiểm soát của ngân hàng mà không cần dùng tiền mặt

Trong quá trình thanh tốn khơng dùng tiền mặt có vai trò của tô chức

cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh

toán tham gia

- TỔ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: có thê là các tÔ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước hoặc các tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước cấp phép

- TỔ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán: bao gồm các tổ chức

kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trong nên kinh tế Tóm lại là tất cả những déi

tượng có nhu câu sử dụng dịch vụ thanh toán dé chi tra tiền hàng hoá, dịch vụ

trong quan hệ mua bán, trao đổi Họ có thê là người trả tiền hoặc người nhận

Trang 13

thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa , có rất nhiều hình thức thanh

tốn khơng dùng tiên mặt tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụng pho biến ở

nhiều nước trên thế giới Phương tiện thanh tốn tiền mặt là khơng thể thiếu, song ngày nay, thanh tốn bằng tiền mặt khơng còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có

giá trị và khôi lượng lớn

Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách Xét trên nhiều góc

độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phố biến bằng tiền

mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thê dẫn đến một số

bắt lợi và rủi ro như: Chỉ phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phi cua Chính phủ cho việc in tiền; chỉ phí vận chuyên, bảo quản, kiểm,

đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh

toán) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với

khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế,

trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ

nợ; Vẫn đề an ninh trong thanh toán, báo quản, vận chuyển tiên mặt luôn tiềm

ân nhiều nguy hiểm Sử dụng nhiêu tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã

hội sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp

đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia

Các bất lợi và rủi ro trên đây là vẫn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phố biến trong xã

Trang 14

mô, nó tác động đến sự tăng giảm nguồn tài nguyên khá dụng của ngân hàng và sự khai thác của nguồn tài nguyên đó

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ giảm lượng tiên lưu thông trong nền kinh tế góp phần giảm chỉ phí cho xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế, góp phần hạn chế các giao dịch không hợp pháp, tăng cường

sự quản lý nhà nước đối với các chỉ tiêu tài chính từ ngân sách và vốn Nhà

nước

1.1.5 Các thể thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Hiện nay, các thê thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam chủ

yếu là séc, ủy nhiệm thu, uỷ nhiệm chỉ, thư tín dụng và thẻ thanh toán, thanh

toán điện tử , trong khi các nước tiên tiến khác đã tiến đến rất nhiều hình

thức thanh toán điện tử khác nhau

Thanh toán điện tử là bước nhảy vọt lần thứ ba trên thế giới về thanh

toán tiếp theo tiên mặt (tiền giấy và tiền xu) và các lệnh thanh toán bằng giấy

(séc, lệnh chuyển tiền ) Ngày nay, các dịch vụ thanh toán điện tử đã trở

thành loại hình dich vụ điển hình và phô biến của các ngân hàng cung cấp cho

khách hàng ngoài các dịch vụ ngân hàng truyền thông Các loại hình dịch vụ

thanh toán điện tử điển hình bao gồm chuyển tiền điện tử, các dịch vụ thanh

toán điện tử cung cấp trên cơ sở sử dụng các “digital token” (tiếng Việt tạm

gọi là “biểu trưng kỹ thuật số”) như tiền điện tử, séc điện tử, thẻ nợ, thẻ thông

minh (smart card); các dịch vụ ATM, POS; các dịch vụ thanh toán điện tử dựa

Trang 15

1.1.6 Tình hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam những năm qua

Theo đánh giá của các cơ quan chức nang, mức độ thanh toán băng tiền

mặt ở Việt Nam là rất phố biến Khảo sát thực trạng thanh toán năm 2003 tại

750 doanh nghiệp Việt Nam ở 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy: các doanh

nghiệp tư nhân (có trên 500 công nhân trở lên) tiến hành 63 % các giao dịch

qua hệ thống ngân hàng Những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân, 47%

các giao dịch được thực hiện qua hệ thống ngân hàng Các doanh nghiệp Nhà

nước tiễn hành 80% các giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng

Hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân đều trả lương cho

người lao động bằng tiền mặt Trong các hộ kinh doanh, có đến 86,2% số hộ

vẫn chỉ trả hàng hóa bằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ

bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiên mặt

— Tuy nhiên, một số năm trở lại đây, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương

tiện thanh toán xã hội đang có xu hướng giảm dân qua từng năm Năm 1997 là 32,2%; năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%; năm 2005 là 194 và năm

2006 xuống còn 18,5%

Từ nền tảng thanh tốn hồn tồn thủ công (mọi giao dịch thanh toán

đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy), hệ thông thanh toán xã hội của Việt Nam

Trang 16

1.297.000 tài khoản) Năm 2005 đã tăng lên 5 triệu tài khoản với sô dư

khoảng 20.000 tỷ đồng Số tài khoản tăng trung bình khoảng 150%; số dư tài

khoản tăng trung bình 120% mỗi năm

Trong nền kinh tế ưa dùng tiền mặt như nước ta, các dịch vụ từ thẻ đã góp phần làm thay đổi một bước căn bản quan niệm thanh tốn truyền thơng vốn luôn tạo ra sự cách biệt lớn giữa ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, qua đó giúp các doanh nghiệp và người dân tiết kiệm chỉ phí và thời gian giao dịch Máy giao dịch tự động (ATM), các thiết bị POS và mạng lưới đơn vi chấp nhận thẻ ngân hàng đã có những phát triển đáng kê về số lượng Đến quý I năm 2008, toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam có hơn 4.500 máy rút tiền tự động ATM; số lượng điểm chấp nhận thẻ gan

15.000 (so với 8.789 đơn vị chấp nhận thẻ năm 2003)

Về đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh tốn khơng cịn giới

hạn ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác

không phải ngân hàng Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa ngân hàng và các tổ chức làm dịch

vụ thanh toan

1.1.7 Tình hình phát triển dịch vụ thanh (oán trong dân cư ở một số nước phát trién

Các hình thức thanh toán chủ yếu là séc, chuyền tiên, ủy nhiệm thu và thẻ thanh toán, trong do:

Về sử dụng séc: ở Bồ Đào Nha séc chiếm 81% tổng khối lượng giao

Trang 17

toan Bi 58%, Dire 53% Tinh theo đầu người: Hà Lan (70), Đan Mạch (S8) và Đức (54 món/người/năm)

Về úy nhiệm thu: Tây Ban Nha đứng đầu với 55% tơng khối lượng thanh tốn, Đức 36% Tính theo đầu người Đức 7), Hà Lan (24

món/người/năm)

Về thẻ thanh toán: là công cụ ra đời sớm nhất ở Mỹ, sau đó phát triển

mạnh ở Tây Âu và Nhật Bản Ở các nước EU, thẻ thanh toán phát triển nhanh

nhưng không đồng đều, Luxemburg (23%và 22 món/người/năm), Pháp (154

và 21 món/người/năm)

_Xu thế phát triển của các hình thức thanh toán sẽ là thanh toán không dùng tiền mặt trong đó giảm dần tỉ trọng séc, tăng dần tỉ trọng thẻ thanh toán, dự đoán trong thời gian không xa, thẻ tín dụng đa dụng sẽ thay thế tối đa tiền mặt trong khu vực ngân hàng và phi ngân hàng

1.2 TONG QUAN VE THE VA NGHIEP VY THANH TOAN THE

1.2.1 Lich sir phat trién thé

Chiếc thé thanh toán đầu tiên có tên là “Diner°s Club” do ông Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ, phát minh vào năm 1949

Vào năm 1950, cùng với luật sư của mình, Ralph Schneider, Frank

McNamara thanh lap tổ chức Diners Club phát hành thé mua chju (charge

cards) đầu tiên được sử dụng chủ yêu ở các nhà hàng

Trang 18

Vào năm 1960, Ngân hàng nước Mỹ đã cho ra đời loại thé tín dụng

được sử dụng đầu tiên trên thị trường có tên là BankAmericard

G khu vuc Chau A, Nhat Ban 1a quốc gia đầu tiên giới thiệu sản phẩm thẻ ra thị trường Năm 1961, thẻ JCB được ra đời do ngân hàng Sanwa, Nhật Bản phát hành

Năm 1966, để cạnh tranh với sự thành công của ngân hàng Bank of

America, mười bốn ngân hàng lớn của Mỹ thành lập Hiệp hội thẻ liên hàng quốc tế (Interbank Card Association — ICA) cho ra đời thẻ Master Card

Vào năm 1977, thẻ tín dụng Bank Americard được đổi tên thành thẻ

Visa Tổ chức thẻ Visa quốc tế hình thành và phát triển nhưng không trực tiếp

phát hành thẻ mà giao lại cho các thành viên phát hành khiến cho tổ chức Visa nhanh chóng mở rộng thị trường Đến nay, thẻ Visa có quy mô lớn và SỐ

lượng người sử dụng nhiều nhất trên thế giới

Năm 1979, Master Charge đổi tên thành MasterCard và trở thành tô

chức thẻ quốc tế lớn thứ 2 trên thể giới, sau Visa, góp phân đưa thị trường

thanh toán ngày càng phát triển trên toàn câu

Nhìn chung, các loại thẻ trên là những sản phẩm thẻ được sử dụng phố

biến và rộng rãi khắp thế giới Thực tế thì thẻ thanh tốn khơng chỉ do ngân

hàng hay các tô chức thẻ phát hành mà còn có thể do các công ty dầu lửa, hay các cửa hàng, công ty kinh doanh lớn phát hành Về nguyên lý thì nó cũng được sử dụng như một chiếc thẻ ngân hàng và vẫn được nhiều người ưa

Trang 19

‹© Thẻ thanh tốn (thẻ chỉ trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua

hàng hoá, dịch vụ hoặc có thé được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiên tự động

‹ồ Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi

Ngân hàng, các Tô chức tài chính hay các công ty

‹ Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh tốn khơng dùng tiễn mặt ma người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiên mặt hoặc thanh toán tiên mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh tốn bang thẻ

«.— Thẻ thanh toán là phương thức ghi số những số tiền cần thanh tốn thơng qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tô chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant) Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán

Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Quy chê phát hành,

thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban

hành kèm theo quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của NHNNVN ngày 15

tháng 05 năm 2007), “Thẻ ngân hàng” (dưới đây gọi tắt là “thẻ”): Là phương

tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dich thẻ theo các

điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận

Tất cả các cách diễn đạt trên đều có chung một nội dung rằng đây là

phương tiện thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền

Trang 20

1.2.3 Phân loại thẻ

Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: phân loại theo công nghệ sản xuất, theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm

vi lãnh thổ

1.2.3.1 Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại:

- Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nỗi, tâm thẻ đâu tiên được sản xuât theo công nghệ này,

- Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai bang tu chứa thông tin ở mặt sau của thẻ

- Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán,

thẻ có cầu trúc hoàn toản như một máy vi tính nhờ găn vào một thẻ “chip” điện tử So với các loại thẻ từ hiện nay, khả năng hoạt động như một máy tính cho phép thẻ chip có độ an toàn cao hơn bởi khả năng chống lại các hành vi dò (skimming) hay sao chép nội dung thông tin

1.2.3.2 Phân loại theo tính chất thanh toán của thể:

- Thẻ tín dụng (Credit Card)): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo

đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi

để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay chap nhận loại thẻ này

- Thẻ ghi nợ (Debit card): day là loại thẻ có quan hệ trực tiếp va gắn liên

Trang 21

Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:

- Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khẩu trừ ngay lập

tức vào tài khoản chủ thẻ

- Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài

khoản chủ thẻ sau đó vải ngày

- Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền

tự động hoặc ở ngân hàng Thẻ rút tiền mặt có hai loại:

Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành

Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn

được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tố chức thanh toán

với Ngân hàng phát hành thẻ

1.2.3.3 Phân loại theo phạm vi lãnh thể:

- Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy

đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó

- Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng

các ngoại tệ mạnh để thanh toán

1.2.3.4 Phân loại theo chủ thể phát hành:

- Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Carđ)): là loại thẻ do ngân hàng phát

hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng

- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của

các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dâu lớn, các cửa hiệu lớn phát hành như Diners Club, Amex

Trang 22

có sự tham gia chặt chẽ của 4 thành phần cơ bản là: tổ chức phát hành thẻ,

chủ thẻ, tổ chức thanh toán thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ Đối với thẻ quốc tế còn thêm một thành phần nữa là các tổ chức thẻ quốc tế

- TỔ chức thé quốc te: Tổ chức thẻ quốc tế là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻ trong mạng lưới của mình Đây là Hiệp hội

các tổ chức tài chính, tín dụng lớn có mạng lưới hoạt động rộng khắp và đạt được sự nổi tiếng với thương hiệu và các sản phẩm đa dạng: Tổ chức thẻ

Visa, Tổ chức thẻ Mastercard, Céng ty thé American Express, Công ty thẻ JCB, Công ty thẻ Diners Club, Công ty Mondex .Tổ chức thẻ quốc tế đưa ra những quy định cơ bản về hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đóng vai trò trung gian giữa các tổ chức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền thanh toán giữa các công ty thành viên

- TỔ chức phát hành thẻ (TCPHT)

“Là ngân hàng, tô chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp

tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ”

(theo quy định tại Điều 9, Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung

cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)

- Chủ thẻ

“Là cá nhân hoặc tô chức được tô chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để

sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ” (theo quy định tại khoản 9,

Điều 2, Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ

hoạt động thẻ ngân hàng)

- TÔ chức thanh toán thé (TCTTT)

“Là ngân hàng, tổ chức khác không phải là ngân hàng được phép thực

` 7

Trang 23

thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng) - Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)

“Là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hoá và dịch vụ, cung cấp dịch vụ nạp, rút tiền mặt bằng thẻ” (theo quy định tại khoản 16, Điều 2, Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thế ngân hàng)

1.2.5 Vai trò của thẻ đối với các chú thể

1.2.5.1 Đối với chú thé

- Thẻ là hình thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, tiện lợi, an toàn

Chủ thẻ có thể rút tiền mặt khi cần thiết tại các tổ chức tài chính hay ngân hàng trên toàn thế giới hoặc tại các máy rút tiền tự động với loại tiền phù hợp

của nước sở tại Trong trường hợp mất thẻ, chủ thẻ vẫn chưa hoàn toàn bị mat tién trong tai khoan nếu chủ thẻ kịp thời thông báo ngay cho NHPH để khoá

thẻ

- Được ngân hàng cấp trước một hạn mức tín dụng: thực hiện giao dịch trước, thanh toán sau áp dụng đối với thẻ tín dụng

1.2.5.2 Đối với cơ sở chấp nhận thẻ

- Tăng doanh số bán hàng

- Đa dạng hoá phương thức thanh toán, tạo sự hài lòng cho khách hàng

bằng việc cung cấp cho khách hàng phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, tiện lợi và an toàn

Trang 24

- Giảm thiểu rủi ro với các trường hợp trả chậm hay thanh toán tiền giả - Được ngân hàng hỗ trợ, tiếp cận những phương thức thanh toán hiện đại, hiệu quả và nhanh chóng cũng như được làm quen với các dịch vụ khác

của ngân hàng, được hưởng các chính sách khuyến mãi của ngân hàng

1.2.5.3 Đôi với ngân hang

- Tăng lợi nhuận thông qua các khoản phí và lãi từ hoạt động thẻ

- Thu hút được nguồn vốn với chỉ phí thấp (lãi suất tiền gửi không kỳ

hạn) dựa trên số dư tài khoản của các chủ thẻ

- Hoàn thiện và hiện đại hóa trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ ngân

hàng

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng

1.2.6 Các thiết bị sử dụng

- Thiết bị thanh toán điện tw — Electronic Data Capture (EDC), Point of Sale (POS): là loại thiết bị thanh toán thẻ tự động, khi cà thẻ qua thiết bị này thì mọi thông tin của giao dịch được truyền về Trung tâm cấp phép để

xin chuẩn chỉ

- Máy cà thẻ bang tay — Imprinter: là loại thiết bị chỉ in các thông tin

của thẻ ra hoá đơn, trước đó nhân viên thanh toán sẽ phải gọi điện thoại đến

Trung tâm cấp phép cung cấp các thông tin của giao dịch và xin chuẩn chi

- Máy rút tiền tự động (còn được gọi là ATM, viét tat cha Automated Teller Machine hoic Automatic Teller Machine trong tiếng Anh) là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị

Trang 25

thanh toán hàng hóa, dịch vụ

1.2.7 Điều kiện phát hành và sử dụng thẻ

Việc phát hành và sử dụng thẻ được quy định tại quy chế phát hành,

thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng do

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 20/ 2007 QD — NHNN ngay 15 thang 5 năm 2007 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước

1 Điều kiện phát hành thẻ :

NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ khi Tổ chức phát hành thẻ tuân thủ đầy đủ các điều kiện sau :

- Đi với phát hành thẻ nội địa

s* Nghiệp vụ phát hành thẻ phù hợp với phạm vì, điều kiện và mục tiêu hoạt động của tô chức phát hành thẻ;

% Tuân thủ các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật;

s* Xây dựng quy chế, quy trình thực hiện các nghiệp vụ phát hành thẻ; + Bao đảm các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng

điện tử đối với nghiệp vụ phát hành thẻ;

+ Tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ phát hành thẻ;

% Đăng ký loại thẻ và chức năng của loại the tại Ngân hàng Nhà nước trước khi phát hành;

+» Báo cáo và cung cấp đây đủ, chính xác các thông tin và văn bản có liên quan nhắm chứng minh các điêu kiện bảo đảm thực hiện nghiệp

Trang 26

kê phục vụ cho mục tiêu quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà

nước;

- Đối với phát hành thê quốc tễ

Ngoài các điều kiện được nêu ở trên , tô chức phát hành thẻ quốc tế còn

phải đủ điều kiện hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định

2 Điều kiện để sử dụng thẻ:

Việc sử dụng thẻ phải có hợp đồng sử dụng thẻ giữa chủ thẻ và

TCPHT Chủ thẻ phải đáp ứng những điều kiện sau: ˆ Đối với chủ thẻ chính là cá nhân:

— Có năng lực hành vị dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;

~ Trường hợp sử dụng thẻ ghi nợ phải có tài khoản tiền gửi thanh

toán mở tại TCPHT;

— Các điều kiện khác do TCPHT quy định

s* Đối với chủ thẻ chính là tổ chức, phải có đủ các điều kiện sau: - Là pháp nhân;

- Các điều kiện khác do TCPHT quy định

s»* Đối với chủ thẻ phụ, phải có đủ các điều kiện sau:

— Có năng lực hành vị dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;

hoặc có năng lực hành vi dân sự và từ đủ mười lam tuổi đến chưa

đủ mười tám tuổi được người đại diện theo pháp luật của người

đó chấp thuận về việc sử dụng thẻ;

Trang 27

— Các điêu kiện khác của TCPHT

Các quy định về điều kiện sử dụng thẻ không áp dụng cho các thẻ trả

trước vô danh

Đấi với thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ có hạn mức thấu chi phải có thêm các quy định cụ thể bằng văn bản về việc cấp tín dụng giữa chủ thẻ và TCPHT

1.2.8 Nghiép vu thanh toan the 1.2.8.1 Khai niém

Nghiệp vụ thanh toán thẻ được thực hiện dựa trên quy định phát hành

và thanh toán thẻ do Ngân hàng Trung ương của quốc gia mà thẻ được phát

hành Trường hợp ngân hàng triển khai thẻ quốc tế thì việc phát hành và

thanh toán thẻ phải được sự đồng ý của tô chức thẻ quốc tế thông qua việc kỹ kết hợp đồng hợp tác giữa hai bên và tuân thủ theo các luật lệ và qui định của tổ chức thẻ quốc tế

Trên cơ sở đó, mỗi ngân hàng sẽ ban hành qui chế riêng về nghiệp vụ

phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ do Tổng giám đốc ngân hàng qui định

Trang 28

1.2.8.2 Qui trình thanh toán thẻ đổi với các giao dịch mua bản hang hoa, dịch vụ, rút tiên mặt Hình 1.1: Qui trình thanh toán thé đối với các giao dịch mua bán hàng r + vr oa hoa, dich vu, rut tien mat (10) Chủ thể >' NHPH (9) (8) (7) Tô chức thể (1) (2) quốc tế (6) (5) G) CSCNT/NH DAI —> NHTE LÝ/ĐUTM (4)

(1) Chu the yêu cầu thanh toán hàng hoá,dịch vụ hoặc rút tiên mặt bang the

(2)_ ĐƯTM giao tiền mặt/CSCNT cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách

hàng

(3) ĐVCNT gửi bảng sao kê chỉ tiết và hoá đơn thanh toán thẻ cho NHTT

(4) _ NHTT ghi có vào tài khoản của CSCNT hoặc ngân hàng đại lý NHI T sẽ ghi nợ tạm ứng thanh toán thẻ và ghi có cho ĐVCNT

(5) NHTT tổng hợp giao dịch và gửi dit ligu thanh toan toi TCTQT

(6) TCTQT ghi có và báo có cho NHTTT

Trang 29

(8) Nếu không có khiếu nại, NHPH chấp nhận thanh toán nợ cho tổ chức thẻ quốc tế |

(9) NHPH gửi sao kê cho chủ thẻ theo định kỳ hàng tháng yêu cầu thanh

toán

(10) Chủ thẻ thanh toán nợ cho NHPH số tiền giao dịch mà chủ thẻ đã thực

hiện tại đại lý, điểm ứng tiên mặt (nếu không phát sinh sai sót)

Nếu ngân hàng thanh toán thẻ tín dụng nội dia thi bude (5),(6),(8)

không có vì khi đó NHTT sẽ trực tiếp báo nợ cho NHPH và xử lý các bước

tiếp theo tương tự như sơ đồ trên

1.2.9 Rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán

1.2.9.1 Rúi ro đỗi với nghiệp vụ phát hành thẻ

% Don xin phát hành thẻ với các thông tin giả mạo (Fraud Application):

Thé nay la thé that voi théng tin gia Trong thu dé nghi phat hành thẻ gửi đến NHPH đề nghị cấp thẻ, kẻ gian đã điển vào đó những thông tin không chính xác hoặc những thông tin thật không phải của mình mà là của người khác Trong khâu kiểm tra/xác minh thông tin,

NHPH đã thiếu sót hoặc không phát hiện ra Khi thẻ được kẻ gian sử

dụng, người đứng tên trên thẻ sẽ khiếu nại NHPH với lý do họ chưa bao giờ đề nghị NHPH cấp thẻ cho họ

% Thé mat cap (stolen), that lac (lost):

Thẻ này là thẻ thật với thông tin thật Chủ thẻ bị mắt cắp hoặc

thất lạc thẻ và thẻ bị lợi dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho

Trang 30

Chủ thẻ vô tình để lộ hoặc bị kẻ gian đánh cắp các thong tin về

thẻ dẫn tới bị các đối tượng gian lận lợi dụng thanh toán thẻ qua

Internet, thư hoặc điện thoại

s* Thẻ giả (Counterfeit or Skimming):

Thẻ này là thẻ giả với thông tin thật Thẻ do các tô chức, cá nhân

làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ các hoá đơn giao dịch

thanh toán tại các ĐVCNT, thẻ mất cắp, thất lạc, hồ sơ phát hành thẻ

của thẻ thật được lưu hành Phần lớn NHPH sẽ phải gánh chịu rủi ro

này Tuy nhiên, NHPH cũng sẽ yêu cầu NHTT/ĐVCNT xuất trình

chứng từ, nếu NHTT/ĐVCNT thực hiện sai quy trình chấp nhận thẻ hoặc có chứng cứ thiêu thuyết phục sẽ dẫn đến khả năng phải hoàn trả

cho NHPH tất cao

s* Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH gửi (Mai Non-Receipt):

NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị

đánh cắp/thất lạc trên đường gửi hoặc thẻ bị gửi nhằm địa chỉ do

NHPH không kiểm tra kỹ trước khi gửi Phân lớn NHPH sẽ phải gánh chịu rủi ro này Tuy nhiên, NHPH cũng sẽ yêu cầu NHTT/ĐVCNT

xuất trình chứng từ, nếu NHTT/ĐÐVCNT thực hiện sai quy trình chấp

nhận thẻ hoặc có chứng cứ thiếu thuyết phục sẽ dẫn đến khả năng phải hoàn trả cho NHPH rat cao

“+ Rui ro tin dung:

Chi thé str dung thé nhưng không có khả nang thanh toan ng % Rui ro do dao dite nghé nghiép cia can b6 ngan hang:

Trang 31

của khách hàng .nhằm lây tiền của NHPH

1.2.9.2 Rúi ro đỗi với nghiệp vụ thanh tốn thể

®% Nhân viên ĐVCNT/ĐUTM mm nhiều hoá đơn thanh toán cho một

thẻ:

Nhân viên của ĐVCNT/ĐƯTM cế tình in ra nhiều bộ hoá đơn

giao dịch thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch Sau đó, nhân viên của ĐVCNT mạo chữ ký của

chủ thẻ để nộp các hoá đơn thanh toán còn lại cho NHTT để đòi tiền

% ĐƯCNT/ĐUTM/CNTT không tuân theo quy trình/ nguyên tắc chấp

nhận thanh toán thẻ của NHCT VN :

ĐVCNT/ĐƯTM/CNTT chấp nhận thanh tốn thẻ mà khơng tuân theo quy trình và các nguyên tắc chấp nhận thanh toán thẻ của NHCT

VN chẳng hạn như không đối chiếu với danh sách thẻ đen, thẻ hết thời

hạn hiệu lực, không ghi đầy đủ các thông tin lên hóa đơn giao dịch,

không kiểm tra các đặc điểm an toàn của thẻ dẫn đến việc chấp nhận

thẻ giả mạo Việc vi phạm quy trình sẽ gây thiệt hại cho các

ĐVCNT/ĐƯTM/CNTT khi giao dịch tranh chấp xảy ra

+%* DVƯCNT/ĐUTM cấu kết và cung cấp các thông tin trên thẻ cho các

tổ chức cá nhán làm giả:

Việc cấu kết thông đồng để lộ thông tin sẽ gây thiệt hại về tài

chính cho NHPH và ảnh hưởng đến uy tín của NHTT

®% DƯCNT/ĐUYM mở ra với mục đích gian lán

Trang 32

$%* OVƯCN1/ĐUTM mắt khả năng thanh toán :

ĐÐVCNT trong quá trình kinh doanh bị phá sản /bỏ trốn Nếu có

giao dịch truy hồi với lý do ĐVCNT thưc hiện sai quy định hoặc chưa

cung cấp hàng hoá /dịch vụ , NHỮT sẽ phải chịu trách nhiệm và bị thiệt hại nếu không thu hồi được tiền đã tạm ứng thanh toán cho

DVCNT

1.2.10 Cac lién minh thé tại Việt Nam

Sự bùng nô và phát triển nhanh chóng của thẻ thanh toán đã đặt ra cho

các ngân hàng nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức Các ngân hàng

đua nhau phát hành thẻ nhưng không đủ khả năng để đầu tư vào hệ thống

ATM, POS của mình làm cho tình trạng hoạt động của hệ thống ATM ngày

càng quá tải, làm mất lòng tin của khách hàng vào dịch vụ của ngân hàng

Xuất phát từ nhu cầu thực tế phát sinh, việc cần thiệt phải liên minh là tất yếu

vì nó mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế, khách hàng và cả ngân hàng 1.2.10.1 Lợi ích của việc hình thành liên mình thé

Thứ nhát, việc liên mình thẻ sẽ tiết kiệm được chi phí cho các ngân

hàng khi đầu tư hệ thống máy ATM và POS Vì khi đó một máy ATM tại một

điểm giao dịch nào đó có thể sử dụng tất cả các loại thẻ của tất cả các ngân hàng Ngoài ra, việc liên kết hệ thống thẻ ATM của các ngân hàng sẽ giup

giảm tải ATM của các ngân hàng lớn, mang lưới chấp nhận thẻ ATM của

khách hàng sẽ được mở rộng không còn cảnh vừa thừa vừa thiếu như hiện nay

Thứ bai, hệ thông liên minh thé thống nhất tạo nên sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vì có thể sử dụng thẻ tại bất cứ nơi nào với mức phí thống nhất,

Trang 33

mặt góp phần hạn chế thói quen dùng tiền mặt trong dân cư Liên minh thẻ sẽ giải quyết được yêu cầu cơ bản là giảm lượng tiền mặt trong lưu thông

Cuối cùng, liên mình thẻ khuyến khích các NHTM giảm phí cho các cá nhân sử dụng thẻ chi trả các loại phí dịch vụ trong gia đình cũng như giảm phí

thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh

nghiệp trả lương qua tài khoản và thẻ, giảm chi phí cho doanh nghiệp 1.2.10.2 Các liên mình thẻ tạt Việt Nam Hiện chúng ta có 4 liên mình thẻ + Liên mình của Vietcombank và các ngân hàng thương mại khác (Smartlink) 4 Liên minh của Ngân hàng Đông Á (Dong A Bank) và các ngân hàng thành viên (VNBC) “ Lién minh do Agribank làm đầu mối và các ngân hàng thành viên (Banknet)

$® Liên minh thẻ ANZ/Sacombank và NH Phương Nam

Mặc dù có 4 liên minh thẻ nhưng trong thời gian qua, các hệ thống này

hoạt động gần như biệt lập Để phát triển dịch vụ thanh toán the, gop phan

đây mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiên mặt, ngày 23/05/2008,

Smartink và Banknet đã chính thức triển khai kết nỗi liên thông hệ thông

giữa các ngân hàng thành viên đánh dẫu một bước tiến quan trọng trên con

Trang 34

Kết luận chuong I

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản sau đây:

- Vai trò của thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế và các phương thức thanh toán chủ yêu mà ngân hàng cung cấp

- Khái quát về lịch sử phát triển, vai trò của thẻ, các chủ thê tham gia

vào qui trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Trong nên kinh tế hội

nhập, việc sử dụng thẻ không chỉ đem lại sự thuận tiện trong thanh toán cho

khách hàng mà còn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng

- Các rủi ro trong nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ

- Các liên minh thẻ tại Việt Nam

Như vậy, chương 1 đã nêu ra những cơ sở ly luận cơ bản Các lý luận này là cơ sở dé chương 2 luận văn nghiên cứu về nghiệp vụ thanh toán thẻ tại

các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời

Trang 35

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHƠ

HỊ CHÍ MINH

2.1 TỎNG QUAN VÈ THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN TẠI VN

2.1.1 Cơ sở pháp lý của việc phát hành và sử dụng thẻ tại Việt Nam

Ngày 15/05/2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết

định số 20/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử

dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thé ngân hàng Quyết định này

thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN! ngày 19/10/1999 của Thông

đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán

thẻ ngân hàng Đến nay Quyết định 371 đã có một số điểm lạc hậu không còn

phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển của thị trường thẻ ở nước ta

Việc ban hành Quy chế thẻ mới là cần thiết để đáp ứng đòi hỏi của thực tế và

đáp ứng yêu cầu của việc quản ly nhà nước đôi với thị trường thẻ

Quy chế này có phạm vi điều chỉnh là các hoạt động phát hành, thanh

toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân và đối tượng áp

dụng là các tô chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành, thanh toán, sử dụng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng tại nước Cộng hoà Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam

2.1.2 Quá trình hình thành thị trường thé thanh toán ở Việt Nam

Hoạt động thẻ thanh toán tại Việt Nam xuất hiện từ đầu những năm

Trang 36

trong khu vực thành lập chỉ nhánh hoạt động trong nước ta Trong quá trình giao lưu thông thương đó, nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán là tất yếu

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng đi đầu trongviệc đưa

thẻ thanh toán vào Việt Nam, mở đầu bằng hợp đông đại ly chi tra the Visa

với ngân hàng Pháp BFCE vào năm 1990

Trong hơn 10 năm qua, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ

ngân hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương

mặt thành đạt đến nay đã trở thành công cụ thanh tốn thơng dụng với các sản

phẩm thẻ ngày càng đa dạng, phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của mọi tầng lớp dân cư

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tỷ trọng thanh toán bằng thẻ hiện chiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh tốn

khơng dùng tiền mặt Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành

ra lưu thông những năm gan day khoang 150-300%/nam Nếu như năm 2003,

số lượng thẻ phát hành chỉ ở mức gần 234.700 thẻ, năm 2006 là 3,5 triệu thẻ

Trang 37

2.2 THUC TRANG HOAT ĐỘNG THANH TOÁN THE TAI CAC

NHTM TREN DIA BAN TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất, là trung tâm thương mại

và kinh tế quan trọng của Việt Nam, với gần 8,5 triệu dân Thành phố Hồ Chí

Minh được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước, là địa phương đứng đầu về

tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/3 tổng kim

ngạch của cả nước, GDP chiếm 20% cả nước, gấp 3 lần mức bình quân cả

nước và xếp hàng đầu cả nước Năm 2007, GDP bình quân đầu người đạt

2100 USD, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước và dự tính đạt 3000 USD

vào năm 2010 Thành phố cũng là nơi tiếp nhận lượng kiều hối lớn nhất nước, khoảng 60% lượng kiều hối gửi về nước hàng năm (tương đương 6 tỉ đô la bằng đường chính thức và không chính thức)

TP.HCM còn là trung tâm tài chính - tiền tệ lớn nhất và sôi động nhất

của cả nước Trên địa bàn TP.HCM, tổng khối lượng thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng đã liên tục tăng trưởng Riêng đối với dịch vụ thẻ và tài khoản cá nhân đã có bước phát triển nổi bật nhất Ấn tượng lớn nhất về các dich vu mà các ngân hàng đem lại cho người dân là những tiện ích mới từ thẻ

thanh toán Nhờ cập nhật và ứng dụng công nghệ hiện đại, nhiều ngân hàng

đã đưa vào thẻ nhiều tính năng mới như rút tiền, gửi tiền, chuyên tiên, thông

tin về thị trường, lãi suất, tỉ giá nên được người dân quan tâm, sử dụng

ngày càng tăng Một điểm mới trong năm qua là các đoanh nghiệp lớn trong

nền kinh tế như điện lực, bưu điện, cấp nước, bảo hiểm đã “vào cuộc” cùng

ngần hàng để triển khai các loại dịch vụ mới qua thẻ, đã thúc đây thị trường thẻ phát triển và góp phần thực hiện chủ trương lớn của nhà nước- thanh tốn

khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tÊ Chính sự tiện ích của thẻ là yếu tố

Trang 38

2001-2005 trên 6 tỉnh thành lớn của cả nước, TP.HCM chiếm vị trí đầu tiên, kế đến là thành phô Hà Nội Bang 2.2: Thong kê phát hành thể ngần hàng ở một số tỉnh, thành phố trong các năm Địa phương Năm | Năm Năm Năm Năm 2001 | 2002 2003 2004 2005 Hà Nội 1296| 1.760| 95.361| 227.105 301.053 Hải Phòng 213 625| 10.428 29.639 88.582 TPHCM 2349| 3.190} 99.760) 295.864) 488.107 Đà Nẵng 398 868| 12.637 35.134 92.45 Huế 201 517| 10.259 28.072 83.205 Cần Thơ 443 895 13.76 39.035 94.821 Tổng 4900| 7.855| 242/205| 654.849| 1.065.013 (Nguôn: Tổng hợp báo Báo Tổng kết hàng năm của NHNN các chỉ nhánh tỉnh, thành phố)

2.2.1 Đối với thể quốc tế

Trang 39

Bảng 2.3: Số lượng thẻ quốc tế tại TP HCM từ năm 2004 đến tháng 04 - 2008 2004 2005 2006 2007 |T04-2008 Số lượng thẻ quốc tê tại 402,040 | 764,180 | 978,718 | 1,093,129 | 1,132,032 TP.HCM số luỹ kế) Mức tăng trưởng qua SỐ 90.08% | 28.07% | 11.69% 3.56% cac nam Sô lượng thẻ quốc tê phát hành mới tại 362,140 | 214,538 | 114,411 38,903 TPHCM (Nguồn: NHNN Thành phố Hồ Chí Minh)

Thẻ quốc tế đạt mức tăng trưởng trên là do:

- Thị trường thẻ tín dụng đạt mức tăng trưởng bình quân rất cao tới

300%%/năm, có ngân hàng tăng trưởng đến 400% trong năm 2005 do đây là thời điểm bùng nỗ dịch vụ thẻ ngân hàng Sự tác động tích cực của các

chương trình xúc tiến mở rộng thị phân mà các ngân hàng và các tổ chức thẻ

quốc tế thực hiện cùng với nhiều tính năng hấp dẫn của thẻ tín dụng và sự xuất hiện của thẻ ghi nợ quốc tế đã khiến cho số lượng thé nam 2005 tang gân

gấp đôi năm 2004

- Thu nhập đại bộ phận dân cư tăng, GDP bình quân đầu người của TP

HCM cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, mức sông người dân được cải

thiện đáng kể Nhu cầu đi du lịch, khám chữa bệnh, cơng tác nước ngồi, cho

con em đi du học, định cư, .của người dân ngày càng tăng Ngoài séc du

Trang 40

- Ngoài việc thu hút chủ thẻ trong nước, du khách và các doanh nhân

nước ngoàải sống và làm việc lâu đài tại TP HCM cũng tạo ra một lượng cầu

đáng kế về dịch vụ thẻ quốc tê

- Thương mại điện tử phát triển tạo sự thuận lợi cho việc giao dịch mua

bán hàng hóa qua mạng trong đó phương tiện thanh toán chủ yếu là thẻ tín dụng Chính điều này đã tạo ra nhu cầu cho khách hang str dung thé Chung ta

có thể thấy điều này qua việc nhiều khách hàng đã mở thẻ tín dụng khi họ có

nhu cầu mua vé máy bay của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacifc Airlines khi hãng này có chính sách bán vé và thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng

Ngoài ra, thẻ tín dụng đang là xu hướng được các ngân hàng đây mạnh

bởi thị trường còn quá rộng 90% doanh số thanh toán bằng thẻ tín dụng ở

Việt Nam bắt nguồn từ du khách và người nước ngoài Trong khi đó lượng

khách quốc tế đến TP HCM đã chiếm tới 70% lượng khách quốc tế của cả nước Trong khoảng 4,3 triệu khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2007, 3 triệu khách đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, tức 70 % Năm 2007 cũng là năm thành phố có được bước tiến mạnh mẽ, lượng khách tăng khoảng 12 %

so với 2006, doanh thu ngành du lịch đạt 19.500 ty VND, tang 20%

Thêm vào đó, số lượng khách quốc tế ở TP.HCM chỉ trong 6 tháng đầu

năm 2008 dat 1,48 triệu lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 59,2% so với cả nước Doanh thu ngành du lịch đạt khoảng 14.600 tỉ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ và chiếm 39,45% của cả nước Trong tông số doanh thu này, khối nhà hàng và khách sạn đã đóng góp trên 10.900 tỉ, SỐ còn lại là từ khối lữ hành Với những số liệu trên chứng tỏ tiềm năng của thẻ quốc

tế tại TP HCM là rất lớn Đây là cơ hội đề các ngân hàng trên địa ban tang số

Ngày đăng: 09/01/2024, 01:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w