Sửa đổi cơ chế đối với các ĐVSN công lập thực hiện chế độ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính nhà nước đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 96 - 101)

3.2.7. Hoàn thiện hệ thông kế toán nhà nước

3.2.8.2. Sửa đổi cơ chế đối với các ĐVSN công lập thực hiện chế độ

tự chủ theo Nghị định 43/CP

| - 92 -

Theo Thông tư số 71/2006/TT-BTC, tỷ lệ trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 25% là quá lớn trước khi giải quyết việc tăng thu nhập cho

người lao động vì có một số đơn vị khi trích lập quỹ phát triển hoạt động sự

nghiệp trên sẽ không còn nguồn để giải quyết tăng thu nhập. Vì vậy cần sửa.

đếi theo hướng ưu tiên chi tăng thu nhập cho người lao động trước khi lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các quỹ khác. |

Trình độ quản lý của một sô đơn vị còn chưa thích ứng ngay được với

cơ chế hoạt động tài chính mới, có một số đơn vị bộ máy tài chính kế toán chưa đáp ứng so với yêu cầu, chưa tham mưu có hiệu quả đề thủ trưởng đơn vị

quyết định việc chỉ trả tiền lương tăng thêm một cách hợp lý, còn thực hiện phương thức bình quân, chưa theo năng suất hiệu quả lao động nên chưa khuyến khích người lao động. Vì vậy từng đơn vị cần có kế hoạch tập huấn

cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán. Chỉ những người được đào

tạo chuyên môn chuyên ngành, có chứng chỉ hành nghề mới bố trí làm công

tác tài chính kế toán. |

Việc trích khấu hao tai sản cố định đối với tài sản vừa hoạt động phục

vụ hoạt động sự nghiệp, vừa hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ gặp nhiều khó khan, phức tạp do hai hoạt động này đan xen song trùng nhau, rất khó áp đụng phương pháp trích khấu hao tài sản cô định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước. Trong khi đó các đơn vị thường có xu hướng muốn dồn chi phí cho các nghiệp vụ do kinh phí ngân sách chỉ trả để phần lãi được

tính sang phần dịch vụ. Trước mắt, để hài hòa công tác này cần quy định dựa

vào tỷ lệ doanh thu của hoạt động dịch vụ và tông chỉ phí từ ngân sách cho.

hoạt động nghiệp vụ để phân bô khẩu hao. _

Theo quy định hiện hành, các khoản phí và lệ phí do các ĐVSN thu được là nguồn thu thuộc NSNN, mà nguồn ngân sách thì khi thực hiện chi tiêu

phải có sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN. Nhưng hiện nay phần lớn các

ĐVSN thực hiện tọa chỉ các khoản thu phí và lệ phí bằng tiên mặt mà không

có sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN dẫn tới chỉ sai nguyên tắc. Thậm chí đơn vị chỉ cả các khoản mà theo quy định hiện hành không được vượt tiêu chuẩn,

.93-

định mức Nhà nước quy định như chỉ mua sắm, sử đụng xe ô tô; tiêu chuẩn,

định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại

nhà riêng và điện thoại đi động; chế độ công tác phí nước ngoài... Khi thâm tra báo cáo quyết toán cần xuất toán các chi phí này, nhưng do không đủ lực lượng cán bộ thẩm định nội dung chỉ tiêu nên CQTC vẫn thực hiện thủ tục ghi thu, ghi chỉ và phê duyệt quyết toán. Để khắc phục sơ hở trên cần có quy định

cụ thê các đơn vị sau khi thu các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nộp vào tải

khoản tiền gửi tại KBNN và khi thực hiện chỉ phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN theo đúng tiêu chuẩn nhà nước quy định và quy chế chỉ tiêu nội

bộ.

3.2.9. Đôi mới phương thức quần lý chỉ ngần sách cấp xã

'Cần phân định rõ nhiệm vụ quản lý điều hành ngân sách cấp xã là do

'UBND xã thực hiện. Nhiệm vụ này độc lập với trách nhiệm của đơn vị thụ hướng kinh phí ngân sách là Văn phòng UBND xã và các ban thuộc xã. Nên giao cho Văn phòng UBND xã thực hiện mở tài khoản giao dịch với Kho Bạc để tiếp nhận kinh phí chỉ cho hoạt động của tất cả các ban; tổ chức công tác kế toán và báo cáo quyết toán phần kinh phí được cấp. Việc phân định như vậy sẽ | tạo điều kiện cho UBND thực hiện công tác quản lý điều hành một cách độc lập và HĐND làm công tác giám sát theo chức năng của minh.

Phương thức cấp phát ngân sách xã hiện hành là Lệnh chỉ tiền. Phương thức này hiện có nhiều hạn chế bởi mẫu lệnh chỉ tiên chi bố trí một dòng ˆ

MLNS duy nhất, trong khi một lần rút tiền từ KBNN xã có thể rút nhiều nội

dung chi tiêu cho nhiều ban trên một chứng từ. Chi ngân sách xã nên ắp dụng phương thức cấp phát theo dự toán, bởi quy trình lap, phe đuyệt dự toán đều khép kín trong thâm quyền của UBND cấp xã. Mọi sự tăng giảm, điều chính trong quá trình thực hiện dự toán đều do UBND xã quyết định nên có thể thực.

hiện một cách thuận lợi và nhanh chóng, Theo phương thức này dự toán chỉ

năm đã gửi tới KBNN, khi có nhu cầu chỉ tiêu văn phòng UBND xã hoặc các chủ công trình lập hồ sơ, chứng từ gửi tới KBNN để kiểm soát và xuất quỹ

ngân sách xã, thanh toán trực tiếp tới đơn vị cung ứng hàng hoá, địch vụ, đơn

- 94 -

vị nhận thầu hoặc ứng tiền mặt về cho văn phòng UBND xã đối với chỉ

thường xuyên. Thực hiện phương thức này sẽ làm giảm đáng kể khối lượng ˆ công việc sự vụ mà UBND xã phải thực hiện do phải xử lý các chứng từ nghiệp vụ hàng ngày do thực hiện phương thức cấp phát ngân sách bằng lệnh chỉ tiên.

_Về sử dụng MLNS đối với cấp xã cần nhóm chương thay cho việc mở - chỉ tiết như hiện nay. Việc phải mở từng chương có phát sinh theo đối tượng

chi gay phức tạp thêm cho công tac kế toán bởi trong từng chương vừa có ít mục chỉ và số tiền phát sinh không thật lớn. Theo đó số chương tối đa kế toán Ngân sách xã có thê sử dụng 7 chương, Cụ thể như sau:

- Chương khối chính quyền: gồm văn phòng HĐND và UBND. Trong chương này, ngoài việc kế toán tiền lương, sinh hoạt phí cho khối văn phòng,

trưởng thôn, chỉ quản lý hành chính liên quan còn phản ánh các khoản chỉ

mang tính phục vụ chung cho toàn hệ thống chính trị cơ sở thuộc xã như:

lương hưu cán bộ xã, tiền điện, nước, điện thoại, các khoản xây dựng, mua

sắm, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn trụ sở làm việc...

_ ~ Chương khối Đảng, mặt trận và thành viên mặt trận.

- Chương các hoạt động chuyên môn thuộc xã kế cả văn phòng. Chương

này ngoài việc hạch toán chỉ tiết theo đối tượng nó còn phản ảnh tiền lương theo ngạch, bậc được quy định theo các chức danh chuyên môn hoạt động ở

cấp xã hiện nay qua đó có thể cho phép giám sát việc sử dụng, bế trí cán bộ xã

theo quy định.

- Chương các tổ chức văn hóa, y tế, giáo dục (mẫu giáo, nhà trẻ).

~ Chương công an, xã đội: nên gộp chung do tinh chất, nội dung chi

giống nhau.

- Chương các đơn vị khác,

- Chương các quan hệ khác thuộc ngân sách xã.

Kết luận chương 3

~ 95 -

Ngân sách TP.HCM có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển KT-

XH trên địa bàn và vai trò đầu tàu kinh tẾ trong cả nước. Trong những năm

qua, thành phố đã chú trọng đây mạnh CCHC trên cả bốn mặt: thé chế thủ tục

hành chính; tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công. Trong đó đã đề ra những trọng tâm trong thời gian tới, nhằm.

xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, trong sạch vững mạnh, ngày càng phù hợp yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cải cách tài chính công được tiếp tục mở rộng, từng bước đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến tích cực trong quản lý tài sản công, khai thác nguồn thu, huy động

nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, góp phần tang trưởng kinh tế, 6n định chính trị - xã hội ở thành phê.

Đề tiếp tục đây mạnh công cuộc CCHC, chính quyền địa phương đã tập

trung tăng cường công tác cải cách thể chế, ban hành các văn bản pháp luật theo thâm quyền để thi hành các thể chế do Trung ương ban hành và cụ thê

hoá việc thực hiện vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đáng chú ý phải kế đến các văn bản, thể chế được UBND thành phố để xuất thí điểm trong khoán chi hành chính được Chính phủ đánh giá là đem lại hiệu quả thiết thực.

Từ đó Chính phủ quyết định ban hành các nghị định về cơ chế tự chủ tài chính đối với CQHC, DVSN công lập và triển khai trong toàn quốc. Nhằm phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương trong việc

điều hành tài chính và ngân sách, thành phố cần tiếp tục nghiên cứu cái cách

thể chế theo thẩm quyền đã được Chính phủ phân cấp một số lĩnh vực theo nghị định 93/CP ngày 12/12/2001; đồng thời đối với một số vấn dé can điều chỉnh nhưng vượt thấm quyền, thành phố cần tiếp tục kiến nghị với các bộ, _ ngành và Chính Phủ để được chấp thuận, nhằm đạt hiệu quả cao trong việc sử.

dụng ngân sách, đó là thước đo quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả cải cách

tài chính công trong thời gian tới của TP.HCM./

- 96 -

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính nhà nước đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)