qua mô hình cung cầu, bao gồm xem xét từ: 1 nhu cầu du lịch xanh của khách du lịch phía cầu; 2 đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch xanh khách sạn xanh, điểm đến xanh phía cung; và 3 cơ chế c
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN
NGHIEN CUU CAC YEU TO ANH HUONG TOI SU’
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN ÁN TIÊN SĨ
NGHIEN CUU CAC YEU TO ANH HUONG TOI SU’
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin gửi lời trì ân sâu sắc nhất tới PGS, TS
Nguyễn Thị Thùy Vinh, người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, cũng như động viên để Nghiên cứu sinh hoàn thành Luận án
Thứ hai, Nghiên cứu sinh xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học vì những hỗ trợ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho nghiên cứu sinh trong thời gian học tập, nghiên cứu
“Thứ ba, Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế Quốc
tế vì những hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án Cuối cùng, Nghiên cứu sinh gửi lời tri ân sâu sắc tới người thân yêu trong gia
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của mình Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố ở bắt kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Nghiên cứu sinh
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT Chữ việt tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN | Association of Southeast Asian | Hiệphội các quốc gia Dong Nam A ‘Nations
ASEANTA | ASEAN Tourism Association Higp hoi du lich cdc quéc gia DNA BTB Slovenia Tourism Board Uy ban Du lich Slovenia
CUX Cung ứng xanh DLX Du lich xanh
EPI Environmental Performance Index _ | Chỉsố hoạt động môi trường GDP Gross Domestic Product Tong sản phâm Quốc nội HDV Hướng dẫn viên
KTQT Kinh tế Quốc tế NCS Nghiên cứu sinh NLX Nhân lực xanh
NTB ‘New Zealand Tourism Board Bộ Du lịch New Zealand
OECD Organisation for Economic Co- | Té chite Hop tic va Phat trién Kinh tế opration and Development
PATA Pacific Asia Travel Association Hiệp hội Du lịch chau A Thai Binh Duong
STB Singapore Tourism Board Cục Du lịch Singapore TAT Thailand Authority of Tourism Tong cue Du lich Thai Lan TIX Tiếp thị xanh
UBND Ủy ban Nhân dân
UNEP United Nations Environment | Chuong trình Môi trường Liên Hợp
Programme quéc
UNWTO | World Tourims Organization Tô chức Du lịch Thể giới VITA Vietnam Tourism Association Hiệp hội Du lịch Việt Nam
VNAT Vieinam National Administration of | Tông cục Du lịch Việt Nam Tourism
WEF World Economic Forum Điễn đần Kinh tế Thể giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thể giới
WTTC World Travel and Tourism Council_ | Hội đồng Dulịch va Lữ hành Thể giới
Trang 6
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TAT DANH MỤC BA? DANH MỤC HÌNH LỜI MỞ ĐÀ! CHƯƠNG 1: TƠNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CÚ lên bền vững
1.1 Nghiên cứu về phát triển du lịch xanh tới phát
1.1.1 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về môi trường 9 1.1.2 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về kinh tế i 1.1.3 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về xã hội i
1.2 Các nghiên cứu vé yéu ti nh hưởng tới phát triển du lịch xan
1.2.1 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cầu 12 1.2.2 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cung 15 1.2.3 Nghiên cứu yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh 19
1.2.4 Khoảng trống nghiên cứu 21
TOM TAT CHUONG 1
CHUONG 2: CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIE? VE CAC YEU TO ANH HUONG TOI PHAT TRIEN DU LICH XANH 24 mm du lịch xanh 24 mm du lịch xanh 26
2.3 Phát triển du lịch xanh và các chỉ tiêu đánh gì 27
2.3.1 Quy mô phát triển du lịch xanh 21
2.3.2 Phát triển chất lượng du lịch xanh 28
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh 37
2.4.1 Yếu tố ảnh hưởng từ phía cầu 37
2.4.2 Yếu tố ảnh hưởng từ phía cung 38
Trang 72.5.3 Kinh nghiệm Slovenia SI
2.5.4 Kinh nghiém New Zealand 52
TOM TAT CHUONG 2 54
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN DU LICH XANH TẠI VIỆT NAM 55 3.1 Tổng quan về ngành du lịch và sự cần thiết phát triển du lịch xanh tại Việt Nam 55 cảnh hội nhập kinh tế 55 tồn tại đối với ngành du lịch và sự cần thiết phát triển du lịch 3.1.1 Thành tựu phát triên ngành du lịch Việt Nam trong b‹ xanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 56 3.2 Thực trạng phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTỌT 61
3.2.1 Phát triển du lịch xanh từ phía cầu 61
3.2.2 Thực trang du lich xanh từ phía cung 62
3.2.3 Thực trạng chính sách phát triển DLX trong bối cảnh hội nhập KTQT 69 3.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới các DLX 7
3.3.1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới các yéu té clu DLX 7
3.3.2 Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố cung DLX 72 3.3.3 Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố chính sách phát triên DLX 73 3.4 Đánh giá chung về phát triển du lịch xanh ở Việt Nam T5
3.4.1 Kết quả đạt được 75
3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 76
TÓM TÁT CHƯƠNG 3 79
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 80
4.1 Nghiên cứu yếu tố từ phía cầu - yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng
dịch vụ DLX 82
4.1.1 Giả thuyết nghiên cứu 82
4.1.2 Xây dựng thang đo và thiết kế Bảng hỏi §6
4.1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 88
Trang 84.2 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cung 4.2.1 Giả thuyết nghiên cứu và thiết kế Bảng hỏi 90 4.2.2 Thu thập dữ liệu 95
4.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 96
4.3 Phân tích yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du .9T7
4.3.1 Giả thuyết nghiên cứu 97
4.3.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu 97
CHUONG 5: KET QUA NGHIEN CUU CAC YEU TO ANH HUONG TOI
PHAT TRIEN DU LICH XANH 100
5.1 Nghiên cứu yếu tố từ phía cầu - yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng
dịch vụ DLX „100
5.1.1 Mô tả dữ liệu 100
5.1.2 Phân tích dữ liệu 101
5.1.3 Kiếm định độ tin cậy của thang đo 103
5.1.4 Kết quả phân tích kiểm định 106
5.1.5 Kiểm định độ phù hợp của mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 109
S.1.6 Kết luận 112
5.2 Phân tích yếu tố từ phía cung
5.2.1 Yếu tố ảnh hưởng phát triển chương trình du lịch xanh 113
5.2.2 Phân tích yếu tố ảnh hưởng phát triển điểm đến xanh 118 5.2.3 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng phát triển khách sạn xanh 121
5.3 Phân tích yếu tố từ cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh 25 5.3.1 Mô tả thông tin chung về mẫu phỏng vấn
5.3.2 Yếu tố mang tính khuyến khích
5.3.3 Yếu tố mang tính quy định, chế tài 129
5.3.4 Đánh giá chung 129
CHƯƠNG 6: ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN DU LỊCH XANH TẠI VIET NAM TRONG BOI CẢNH HỘI NHAP KINH TE QUOC TE „132 6.1 Xu hướng phát triển du lịch xanh trên thế giới „132
.136 6.2.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước 136
Trang 9TOM TAT CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN
DANH MUC CAC CONG TRINH DA Ct
Trang 10DANH MỤC BẢNG Bang 2.1: Quan điểm về du lịch xanh su Bảng 2.2: Bảng tổng hợp bộ tiêu chí thành phố du lịch sạch ASEAN 36 Bảng 2.3: Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du lịch xanh của khách du lịch -222222.2 2 re s38 tố ảnh hưởng tới chương trình du lịch xanh 42 Bảng 2.4: Tổng hợp các y Bảng 3.1: Ngành du lịch các nước ASEAN đóng góp vào nền kinh tế năm 2018 58
Bảng 3.2: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch các nước ASEAN 59
Bảng 3.3: Số lượng khách du lịch nội địa tham quan điểm đến xanh (2015- 2019) 61 Bảng 3.4: Số lượt khách tham quan điểm đến xanh Việt Nam (2015- 2019) 62
Bảng 3.5: Tổng hợp chương trình du lịch xanh của các doanh nghiệp lữ hành 64
Bang 3.6: Bang thành phó, điểm đến du lịch xanh ASEAN tại Việt Nam 68
Bảng 3.7: Bảng tiêu chuẩn khách sạn xanh tại Việt Nam oe 69 Bảng 4.1 Mã hóa các biến 22222222222222222272217171771- E1 ee 87 Bảng 4.2: Yếu tố ảnh hưởng phat trién chuong trinh du lich xanh BỘ Bảng 4.3: Mã hóa thang đo 2 22222222222 eo 91 Bang 4.4: Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển điểm đến xanh .94
Bang 4.2 Kế hoạch thực hiện phỏng vấn sâu chuyên gia .98
Bảng 5.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát -222-s ~ «100 Bang 5.2: Thống kê biến nhận thức khí hậu -:2 101
Bang 5.3: Thống kê biến nhận thức du lịch xanh - mm Bang 5.4: Thống kê biến thái độ bảo vệ môi trường - 102
Bang 5.5: Thống kê biến ý định tham gia du lịch xanh 102
Bang 5.6: Thống kê biến nhu cầu dịch vụ du lịch xanh 103
Bang 5.7: Thống kê biến quyết định lựa chọn du lịch xanh 103
Bảng 5.8 Độ tin cậy của các thang đo 2-22 oe 104 Bang 5.9: Hệ số tương quan biến tổng -2222222222trrzzcccee 108
Bảng 5.10: Kết quả KMO 2222222222222222222222EEErrrrrre T06 Bảng 5.11: Phân tích tổng phương sai trích -222-+s2 ~ 106 Bang 5.12: Ma trận mẫu các biến quan sát 107
Bảng 5.13: Các chỉ số đánh giá sự phủ hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu 108
Trang 11Bang 5.14: Độ tin cậy tông hợp và tông phương sai rút trích các nhân tó 08
Bảng 5.15: Đánh giá giá trị phân biệt 22222 -e 109
Bảng 5.16: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận ở mức ý nghĩa 95% 110
11 11
Bang 5.17: Kết quả ước lượng Bootstrap so với ước lượng
Bảng 5.18: Tính phân biệt của thang đo -
Bảng 5.21: Kết quả khảo sát quan điểm du lịch xanh và phát triển du lịch xanh 115 116 117 119 119 120 122
Bang 5.22: Kết quả khảo sát đánh giá vai trò DLX trong phát triển bền vững Bang 5.23: Kết quả thang đo nghiên cứu
Bang 5.25: Kết quả thống kê mô tả tài nguyên du lịch thiên nhiên
Bang 5.26: Kết quả thống kê mô tả tài nguyên du lịch nhân văn
Bang 5.27: Kết quả thống kê mô tả về chính sách phát triển du lịch xanh Bang 5.28: Thống kê mô tả khách sạn đã tiến hành khảo sát
Bang 5.29: Kết quả khảo sát về quan điểm phát triển khách sạn xanh của nhà lãnh
đạo, người quản lý sees 122
Bang 5.30: Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng phát triển khách sạn xanh I24
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Tốc độ phát triển ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2009- 2019 55
Hình 3.2: Tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến các nước trong khu vực ASEAN:
"y) 60 Hình 4.1: Khung phân tích 2-2222222222.22.21 re §I
Hình 4.2: Mô hình đề xuất nghiên cứu -.222c22rrrzzcccee .82
Hình 5.1: Mô hình cấu trúc các biến 2 -+ zee 11
Hình 5.2: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 112
Trang 13LOIMO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào vào nền kinh tế thế
giới cả ở mức độ và phạm vi Đặc biệt, sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thể giới (WTO), Việt Nam đã duy trì tăng trưởng GDP ở mức cao đạt 8,46% năm 2007 Tuy nhiên, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính 2008, tăng trưởng GDP trong giai đoạn
2011 - 2013 giảm xuống còn 5,6%, những năm tiếp theo 2015, 2019 và 2022 lần lượt
đạt mức tăng trưởng 6,68%, 7,02% và 8,02% do nền kinh tế lấy lại được đà tăng
trưởng Quy mô nền kinh tế khoảng 400 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt
gan 3.900 USD, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1977 (WB, 2023)
Ngành du lịch ngày càng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước
Tốc độ phát triển của ngành trong 10 năm 2009-2019 ở mức cao và giữ ổn định trung bình gần 10%/ năm (WTTC, 2019) Doanh thu du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP năm 2018 đạt 20,6 tỷ đô la Mỹ chiếm 8,5 % GDP, dự đoán tăng trưởng 9,8% tương
đương gần 40 tỷ đô la Mỹ đóng góp vào GDP năm 2028 và tạo việc làm cho gần 5 triệu lao động, chiếm 8% tổng số việc làm của nên kinh tế
Thực tế cho thấy, ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh trong suốt thời gian
đài cả về quy mô và mức độ Chính vì chú trọng tới chỉ tiêu tăng trưởng nên các tác đông tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường đã không được quan tâm đúng mức, vì thé hoạt động du lịch gây sức ép huỷ hoại lên môi trường thiên nhiên nói chung từ đó tác động tiêu cực ngược trở lại tới môi trường du lịch Nguyên nhân được nhận định bởi cách thức quản lý và khai thác du lịch chưa có quy hoạch và chiến lược
phát triển thiếu đồng bộ, vấn đề bảo vệ môi trường trong và sau khi khai thác cho mục đích du lịch chưa được xem xét đầy đủ Tình trạng phát triển quá nóng thể hiện bởi số lượng khách nội địa, quốc tế tăng đột biến, gây áp lực tới hạ tầng du lịch, vấn nạn rác thải rắn và rác thải nhựa khắp mọi nơi, hậu quả làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, gây ô nhiễm môi trường cảnh quan điểm đến du lịch Điều này gây cản trở cho
phát triển du lịch một cách lâu dài và bền vững, gây nên ảnh hưởng sức khỏe tới con người trong đó có khách du lịch, từ đó có thể ảnh hưởng tới sức hút và năng lực cạnh
tranh du lịch Việt Nam khi nhận thức về bảo vệ môi trường và sự quan tâm đến sức
Trang 14giảm 16 bậc so với năm 2018, ô nhiễm không khí ở mức báo động và đạt điểm
30,54/100, vi tri 161/180 quéc gia xép hang (EPI- environmental performance Index-
2018) Do đó, ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng ngày
càng trở nên trằm trọng và cấp thiết đòi hỏi ngành du lịch phải tìm giải pháp hiệu quả giảm thiểu tới mức thấp nhất lượng khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu trong quá
trình hoạt động của ngành gây nên
Trong những thập kỷ qua, mối quan tâm ngày càng tăng của quốc tế về tính bền vững môi trường và biến đổi khí hậu đang khiến cho tắt cả các doanh nghiệp phải
xem xét các vấn đề môi trường trong chiến lược kinh doanh của mình (Toft &
Rũdiger, 2020; Tura, Keränen, & Patala, 2019) Người tiêu dùng cũng quan tâm hơn
đến lối sống thân thiện với môi trường, họ không chỉ có trách nhiệm giữ gìn môi
trường mà còn mong muốn sử dụng các sản phẩm “xanh”, là những sản phẩm thân
thiện với môi trường Bởi vậy, nhiều công ty đang tận dụng xu hướng xanh đề cung cấp nhiều hơn các sản phâm và dịch vụ trách nhiệm với môi trường và xã hội (Yang,
Nguyen, Nguyen, Nguyen, & Cao, 2020) Các sáng kiến xanh này được phát triển ở
nhiều lĩnh vực như: thực phẩm xanh, năng lượng xanh, bao bì xanh, du lịch xanh,
công trình xanh, thời trang xanh, kiến trúc xanh, chính phủ xanh, v.v (Leonidou & Skarmeas, 2015; Nguyen Thi Thu Huong, Yang Zhi, & Anh, 2019)
Trong lĩnh vực du lịch, du lịch xanh bắt nguồn từ châu Âu, thuật ngữ này
thường được sử dụng cho các hoạt động du lịch ở trang trại, nông thôn (Hong và cộng
sự, 2003) Quan điểm về du lịch xanh được các quốc gia nhìn nhận ở các góc độ khác
nhau, ví dụ, theo Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc, du lịch xanh là “Hoạt động giải trí thông
qua lưu trú đề tận hưởng thiên nhiên và văn hóa của điểm đến và tương tác với cư
dân địa phương ở các vùng nông thôn và miền núi có cảnh quan thiên nhiên phong phú” (Hong, Kim, & Kim, 2003) Còn theo quan điểm của Hiệp hội Du lịch xanh Đài
Loan, du lịch xanh là “các hoạt động du lịch nhằm giảm thiểu tác động đến môi
trường, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và phát thải carbon, đồng thời tận hưởng
sự toàn vẹn về sinh thái - nhân văn - văn hóa” Ở nhiều quốc gia, phát triển du lịch xanh có chính sách hoạch định rõ ràng, chiến lược phát triển cụ thể bằng kế hoạch và
hành động thực hiện sát sao Điển hình như: Nhật Bản, Thái Lan, Singapore (châu
Á); Slovenia, Tây Ban Nha, Pháp (châu Âu), New Zealand, Australia (châu Đại
Trang 15lịch xanh và đạt được nhiều thành công, trở thành những điểm đến xanh thu hút khách du lịch quốc tế
'Việt Nam là quốc gia có nhiều nỗ lực trên hành trình phát triển bền vững Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triên bền vững giai đoạn 201 1-2020 và 2021-2030 với các tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng đã được ban hành tại Quyết định số
389/QĐ-TTg ngày 24/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ Trong khi đó, ngành du
lịch có vai trò như ngành kinh tế mũi nhọn tầm nhìn 2030 Điều này càng cho thấy, du lịch phát triển theo hướng xanh hóa đáp ứng các yêu cầu đặt ra của mục tiêu phát
triển kinh tế của Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng cần được chú trọng thực hiện Chủ đề DLX được thảo luận tại nhiều hội thảo, hội nghị những năm gan day
Đặc biệt, hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam năm 2019 đã lựa chọn du lịch xanh là chủ
đề chính, suốt những ngày diễn ra hội chợ Các nội dung bàn thảo về DLX và phát
triển DLX đã được tổ chức thông qua các seminars, hội thảo, hội nghị với quy mô
quốc tế dưới góc nhìn của không chỉ các nhà quản lý du lịch, nhà quản lý cơ sở lưu
trú và doanh nghiệp lữ hành mà còn có cả các nhà nghiên cứu Quan điểm về du lịch xanh và chiến lược phát triển du lịch xanh đang được triển khai ở một số địa phương Quyết định 147/QĐ-TTg của Chính Phủ ban hành ngày 22/01/2020
phát triển ngành du lich Việt Nam năm 2020 tằm nhìn 2030” đã nêu rõ "Phát triển du
lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo hướng bền vững và lấy tăng trưởng xanh lim trọng tâm” Điều đó cho thấy, phát triển du lịch xanh không còn là vấn đề nghiên cứu hay thảo luận mà trở thành mục tiêu phát triển bằng chiến lược cụ thể Tuy nhiên, các
chính sách vĩ mô, chiến lược vi mô và các quy định vẫn chưa hoàn thiện; việc thúc day du lịch xanh chưa mạnh mẽ; xây dựng tài nguyên du lịch chưa đầy đủ, không hợp lý; hành vi không đúng mực của khách du lịch và thiếu ý thức xanh, con đường phát
triển trong tương lai vẫn cần được khám phá và hoàn thiện hơn
Tới thời điểm hiện tại, tình hình phát triển DLX tại Việt Nam vẫn manh mún
ở một vài cơ sở lưu trú, điểm đến du lịch mang tính tự phát thiếu đồng bộ và chưa có chiến lược phát triển lâu dài Chính sách phát triển chưa có sự thống nhất và thiếu tính tông thể, chính vì thế, đê đạt được mục tiêu phát triển chung và bền vững cần phải đánh giá những yếu tố ảnh hưởng một cách tổng thể và toàn diện, nhằm tìm ra
Trang 16kế hoạch phát triển, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam
phải có những định hướng phát triển phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế
Trong khi đó, số lượng các nghiên cứu về du lịch xanh (DLX) tại Việt Nam vẫn còn
khiêm tốn, phương pháp nghiên cứu sử dụng theo hướng tiếp cận mô tả chung chung, chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng một cách cụ thê và có góc nhìn đa chiều đề từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp toàn diện phát triển DLX
góp phần thúc đây tăng trưởng ngành du lịch, đóng góp vào tăng trưởng xanh, đảm
bảo mục tiêu phát triển bền vững của nên kinh tế
Từ thực trạng trên cho thấy nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du
lịch xanh từ các chủ thể quan trọng như khách du lịch, các doanh nghiệp lữ hành „ công ty cung cấp dịch vụ lưu trú, đặc biệt là vai trò của chính phủ trong ban hành chủ trương chính sách cũng như các quy định để thay đổi hành vi của các chủ thể này là
rất cần thiết Chính vì những lý do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Nghiên cứu
các yếu tố nh hướng tới sự phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tẾ"
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là chỉ ra các yếu tố tác động tới phát triên DLX tại
'Việt Nam trong bồi cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT), qua đó đưa ra các nhóm
giải pháp để phát triển DLX Để đạt được mục tiêu, luận án sẽ thực hiện các nhiệm
vụ sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển du lịch xanh và chỉ ra những, yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh dựa trên cách tiếp cận thị trường thông qua mô hình cung cầu, bao gồm xem xét từ: (1) nhu cầu du lịch xanh của khách du
lịch (phía cầu); (2) đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch xanh khách sạn xanh, điểm đến xanh (phía cung); và (3) cơ chế chính sách thúc đây phát triển du lịch xanh;
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về phát triển
du lịch xanh;
Thứ ba, phân tích thực trạng phát triển du lịch xanh và các yếu tố ảnh hưởng, tới phát triển du lịch xanh từ phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách thông qua
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đây phát triên du lịch xanh tại Việt
Trang 17'Để thực hiện các mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:
1) Những yế
xét từ phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách?
tố nào có khả năng ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh khi xem
2) Có những kinh nghiệm gì trên thế giới về phát triển du lịch xanh?
3) Phát triển du lịch xanh tại Việt Nam đang có những thành công và hạn chế gì?
Các yếu tố từ phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách ảnh hưởng như thế nào sự
phát triển của du lịch xanh tại Việt Nam?
4) Những giải pháp nào có thẻ thúc đẩy phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du
lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
~ Về nội dung: Luận án giới hạn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh theo cách tiếp cận của mô hình cung cầu, thông qua xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới sự quyết định lựa chọn du lịch xanh của khách du lịch (phía cầu); các yếu tố ảnh hưởng việc cung cấp các dịch vụ du lịch xanh và
khách sạn, điểm đến xanh (phía cung); và các yếu tố về cơ chế chính sách thúc
day phát triển du lịch xanh
liệt Nam
không gian: Nghiên cứu nền kinh tế
- Về thời gian: Nghiên cứu tài liệu, số liệu và dữ liệu thứ cấp liên quan đến
thực trạng phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong vòng 10 năm từ năm 2009- 2019 và đánh giá khảo sát năm 2022
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh
(NCS) sé sir dung kết hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm cả định tính và
định lượng
~ _ Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phương pháp nghiên cứu tải liệu tại bài
Nghiên cứu tài liệu từ sách, báo, tạp
chí, luận văn, các công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, dự án
Trang 18+ Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành với 03 nhóm đối tượng đề xem xét 3 nhóm yếu tổ từ phía cầu, phía cung và môi trường chính sách bao gồm:
(1) Đề thu thập dữ liệu từ phía cầu, luận án điều tra đối tượng khách du lịch trong
nước đã từng đến/ sử dụng sản phẩm, dịch vu tại điểm đến xanh, khách sạn xanh tại Việt Nam để thu thập thông tin cho việc phân tính định lượng dựa
trên các mô hình kinh tế lượng;
(2) Để thu thậ
hành doanh nghiệp lữ hành phát triển chương trình du lịch xanh cũng như nhà dữ liệu từ phía cung, luận án điều tra đối tượng nhà quản lý/ điều
quản lý khách sạn xanh/ điểm đến xanh đề tiến hành thống kê mô tả dữ liệu và luận giải bằng phương pháp thống kê;
(3) Đề đánh giá định tính đối với nhân tố chính sách, luận án tiến hành điều tra
phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo Sở ban ngành du lịch địa phương có các điểm
đến xanh
Tổng số phiếu điều tra 421, trong đó: 315 phiếu dành cho khách du lịch Việt Nam; 56 phiếu đối với doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú; 41 phiếu đối với sở
ban ngành du lịch địa phương có kết hợp với phỏng vấn sâu
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn chuyên sâu
các nhà nghiên cứu và quản lý du lịch ở các sở ban ngành ở địa phương để hoàn thiện
các giải pháp Phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng là phương pháp bán cấu trúc vừa có câu hỏi mở và vừa có câu hỏi đóng đề nắm bắt được quan điểm phân tích chuẩn tắc của các chuyên gia, lãnh đạo Sở ban ngành, đồng thời vẫn có những câu trả
lời hướng trọng tâm vào phân tích vai trò của nhân tổ chính sách trong phát triển du
lịch xanh tại Việt Nam
~_ Phương pháp phân tích dữ li
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài và trả lời các câu hỏi liên quan tới
các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch xanh tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đề tài lựa chọn phương pháp nghiên cứu kết hợp, bao gồm
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cụ thể;
+ Phương pháp phân tích định lượng: NCS sử dụng mô hình kinh tế lượng
SEM phần mềm AMOS đề phân tích các số liệu thu thập được thông qua 315 phiếu
khảo sát khách du lịch Việt Nam nhằm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh
Trang 19+ Phương pháp phân tích định tính: NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu
thống kê mô tả và phân tích thống kê mô tả đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh ở phía cung Phân tích yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh thông qua kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia
Dé đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, NCS tiền hành nghiên cứu thông qua các bước như sau
~_ Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, các nội dung mà nghiên cứu cần hướng đến -_ Bước 2: Xây dựng mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài
-_ Bước 3: Tiến hành hệ thống hóa lại các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Tham khảo các thang đo từ những nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
để xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo,
~_ Bước 4: Phân tích yếu tố ảnh hưởng phía cầu dựa trên dữ liệu thu thập thông qua điều tra khảo sát khách du lịch trong nước Sau đó phân tích và xử lý số liệu đã thu thập thông qua phần mềm thống kê mô tả SPSS bằng các phương pháp: Kiểm định Cronbach’s Alpha phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích nhân tố khăng
định CFA, Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM
~ Bước 5: Phân tích yếu tố ảnh hưởng phía cung thông qua dữ liệu điều tra nhà quản
lý doanh nghiệp lữ hành và cung cấp cơ sở lưu trú Dữ liệu được phân tích theo
phương pháp thống kê mô tả và so sánh
-_ Bước 6: Phân tích yếu tố về cơ chế chính sách được thực hiện bằng việc phỏng
vấn sâu chuyên gia từ các nhà quản lý ở địa phương tới chuyên gia nghiên cứu phát triển du lịch xanh thông qua bảng câu hỏi bán cấu trúc
- Buée 7: Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và định lượng đề đề xuất các giải
pháp thúc đây phát triển du lịch xanh ở Việt Nam 5 Những đóng góp mới của Luận án $.1 Về mặt lý Thứ nhất, luậ án sử dụng cách tiếp cận cung cầu đề xây dựng khung lý thuyết
cho phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh trong đó nhắn mạnh
tới vai trò của cơ chế chính sách vì du lịch xanh là sản phẩm có tính
Thứ hai, với kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh theo cách tiếp cận từ phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách sẽ có những gợi
Trang 20
5.2 Vé mat thee
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án giúp cơ quan quản lý du lịch định
hướng và hoạch định chiến lược phát triển du lịch xanh một cách toàn diện dựa trên
những yếu tố tác động tới phát triển du lịch xanh mà nghiên cứu đưa ra
Thứ hai, thông qua hệ thống cơ sở lý luận mà NCS tông hợp được, đề tài có
thé lam tài liệu giảng dạy và tham khảo tại các cơ sở đào tạo du lịch về loại hình du lịch xanh
6 Kết cấu luậ
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận án có kết cấu gồm năm
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển
du lịch xanh
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch xanh tại Việt Nam Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh tại
Việt Nam
Chương 6: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong bối
Trang 21CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU 1.1 Nghiên cứu về phát triển du lịch xanh tới phát
n bền vững
Du lịch xanh là một thuật ngữ được quan tâm ngày một nhiều hơn trong thời
gian gần đây “Xanh” có ngụ ý về những hoạt động gần gũi với tự nhiên nhiều hơn,
nâng cao nhận thức về việc những lựa chọn của con người có ảnh hưởng tới sự phát
triển bền vững nói chung (CNN, 2017) Trong thời gian vừa qua, các nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá vai trò của du lịch xanh góp phần xử lý các vấn đề về phát
triển bền vững (bao gồm các khía cạnh như kinh tế, xã hội và môi trường)
Mục tiêu xã hột Mục tiêu kinh về
Nguôn: Mehdi Azam và cộng sự, 2017 1.1.1 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về môi trường
Nền kinh tế toàn cầu phát triển với một tốc độ ngày cảng tăng nhờ sự hỗ trợ của các cuộc cách mạng về công nghệ dẫn tới tình trạng nhiệt độ trái đất nóng lên
theo thời gian làm thay đôi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các sinh vật sống trên Trái Đất Theo chương trình môi trường Liên hợp quốc và Tổ chức
Du lich thế giới (ƯNWTO, 2012), sự phát triển của du lịch đi kèm với những thách thức không nhỏ như: Tiêu thụ nước nhiều hơn so với nước dân dụng sử dụng, xả nước
chưa qua xử lý, tạo ra chất thải, thiệt hại cho đắt liền địa phương và đa dạng sinh học
biển và các mối đe dọa đối với sự tồn tại của các nền văn hóa địa phương, các di sản
Trang 22Nghiên cứu của Gulez cho rằng phát triển du lịch xanh chính là việc phát triển
loại hình du lịch thay thé mà chú trọng tới việc thay đổi nhận thức của khách du lịch về môi trường và có hành vi bảo vệ môi trường một cách phủ hợp khi đi du lịch của du khách (Gilez, 1994)
Trong nghiên cứu của Kearney, phát triển du lịch xanh là phát triển loại hình
du lich thay thé ma hài hòa và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững như: Bảo tồn
môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, hình thành lên hành vi đi du lịch của khách du lịch gắn với thiên nhiên và thân thiện với môi trường (Kearney, 1994),
'Values cùng cộng sự (2010) lại cho rằng, du lịch xanh là sự kết hợp các nguyên tắc
của du lịch sinh thái cùng với trách nghiệm bảo vệ môi trường khi đi du lịch và trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên của khách du lịch (Values & Symposium, 2010) Quan
điểm của tác giả Font cùng cộng sự (2001) đưa ra lập luận rằng, du lịch xanh được
thực hiện ở những nơi thiên nhiên được bảo vệ và hoạt động du lịch của khách du lich không gây hại tới thiên nhiên (Font & cộng sự 2001)
Mô hình du lịch xanh tại các quốc gia có điều kiện tự nhiên khác nhau cũng có những điểm khác biệt rõ rệt khi hướng tới mục tiêu phát triển bền vững về môi
trường Theo tác giả Henderson cùng cộng sự (2001), Singapore dựa vào không gian xanh tự nhiên như thảm thực vật xanh trong các công viên quốc gia, vườn thực vật là
những điểm tham quan xanh khởi thủy và tiền đề đề phát triển du lịch xanh tại quốc
đảo này (Henderson cùng cộng sự., 2001) Phát triển du lịch xanh ở Nhật Bản được
nhận định là phát triển loại hình du lịch gắn với nông thôn và bất đầu từ nông thôn
Theo kết quả nghiên cứu của Bixia cùng cộng sự (2013), dựa vào cảnh sắc của thiên
nhiên ở các vùng nông thôn, vùng núi và vùng duyên hải cảnh, ở đó có sắc thiên nhiên, hoạt động canh tác nông lâm ngư nghiệp thường ngày Khách du lịch là những người sống ở thành thị sẽ được trải nghiệm các hoạt động của cư dân địa phương như làm nông, lâm nghiệp và tìm hiểu văn hóa và cuộc sống của con người bản địa (Bixia & Zhen Mian, 2013)
Như vậy, các nghiên cứu về du lịch xanh đều gắn du lịch xanh với vai trò góp phần hướng tới sự phát triển bền vững của môi trường Các nghiên cứu cũng bước đầu định nghĩa về du lịch xanh theo nghĩa nâng cao nhận thức của các tác nhân tham
gia trong việc bảo tồn tự nhiên và phát triển bền vững môi trường thiên nhiên
Trang 231.1.2 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về kinh tế
Bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế Jit ra rất nhiều thách thức trong việc
hài hòa giữa phát triển kinh tế, thúc đầy hiệu quả trong thương mại nhưng vẫn duy trì
các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững Vấn đề sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả và có tính duy trì và bảo tồn để không chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà còn đạt các mục tiêu phát triển của xã hội và mục tiêu về môi trường lại càng trở nên cần thiết trong bối cảnh mới
Du lịch xanh có nghĩa tạo ra dấu vết sinh thái nhỏ hơn, đóng góp vào các mục
tiêu bảo vệ thiên nhiên, cải thiện khả năng cạnh tranh va khả năng phục hồi thị trường,
tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và tăng lợi nhuận và lợi ích cho nền kinh tế địa
phương (Hrvoje Carié, 2021) Chính vì lý do đó, các nghiên cứu về du lịch xanh quan
tâm tới việc phân tích vai trò của du lịch xanh tới việc phát triển bền vững đối với
kinh tế
Trong nghiên cứu của mình, Volkswirt Christoph Vietze chi ra rằng du lịch có
thê thúc đây tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế địa phương Không chỉ như vay, Theo chương trình môi trường Liên hợp quốc và Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 2012), phát triển du lịch có tiềm năng đáng kế như một động lực thúc đầy tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới; Theo ước tính một công việc trong ngành du lịch cốt lõi tạo ra việc làm gấp 1,5 lần bồ sung hoặc gián tiếp liên quan đến du lịch Đầu tư vào việc xanh hóa du lịch có thê giảm chỉ phí năng lượng, nước và chất thải và tăng cường giá trị của đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản; điều này góp phần phát triên bền vững đối với việc sử dụng nguồn lực trong phát triển kinh tế, hướng tới phát triển kinh tế một cách bền vững,
1.1.3 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về xã
Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh vào việc cho phép cộng đồng lựa chọn tim nhìn và quyết định quản lý riêng để hỗ trợ ngành du lịch cho tương lai bền vững,
cho phép ưu tiên lợi ích lâu dài về môi trường xã hội (Mehdi Azam 1 va Tapan Sarker 2, 2017)
Trong nghiên cứu của mình Rini Andari đã chỉ ra rằng việc phat trién Bandung thành điểm đến xanh đã dẫn đến hệ sinh thái được duy trì và có sức khỏe lâu dài, hỗ
trợ sức sống của nền kinh tế địa phương và các doanh nghiệp vì lợi ích cộng đồng,
tôn trọng sự đa dạng văn hóa (Rini Andari, Heri Puspito Diyah Setiyorini, 2017)
Trang 24Pomering cùng cộng sự (2011) cho rằng du lịch và du lịch bền vững không nên được xem xét riêng biệt, vì tất cả các hình thức du lịch cần phải hướng tới các kết quả bền vững hơn Do đó, phát triển DLX góp phần tôn trọng và bảo tồn sự đa dạng về văn hóa, tôn trọng và phát huy nguồn tài nguyên nhân văn của địa phương, góp phần phát triển bền vững về xã hội
Nhu vay, qua các nghiên cứu trước đây, DLX được mô tả với vai trò hài hòa
các mục tiêu phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường Phát triển DLX góp phần hướng tới sự phát triển bền vững
1.2 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh 1.2.1 Nghiên cứu yếu tố ảnh hướng phát triển du lịch xanh từ phía cầu
Để quyết định việc có mong muốn đối với việc sử dụng sản phẩm dịch vụ, người tiêu dùng sẽ tính đến rất nhiều yếu tố như giá cả của sản phẩm, thu nhập (tỉ
trọng của giá trong tổng thu nhập), giá của các sản phẩm có liên quan, kỳ vọng về thị trường của sản phẩm trong tương lai và thị hiểu/ sở thích của người tiêu dùng Sản
phẩm du lịch xanh cũng là một sản phẩm dịch vụ còn tương đối mới mẻ đối với người
tiêu dùng (khách du lịch) do đó đánh giá về sự phát triển từ phía cầu của DLX không
thê không tính đến sự thay đồi trong nhận thức/ thị hiếu của người tiêu dùng đối với
sản phẩm này Chính vì lý do đó, trong các nghiên cứu trước đây DLX được đề cập
nhiều về vai trò đối với sự phát triển bền vững (Phần 1.1.1) Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu liên quan tới việc lựa chọn và sử dụng dịch vụ du lịch xanh chủ yếu được đề cập tới là yếu tố nhận thức của khách du lịch (thay đổi phụ thuộc vào thị hiểu cũng
như kỳ vọng của khách du lịch về sự phát triển của thị trường nảy trong tương lai), Phương pháp mà các nghiên cứu trước đây lựa chọn trong việc nghiên cứu phát triển DLX từ phía cầu chủ yếu là phương pháp chọn mẫu và thực hiện khảo sát tập trung
vào việc thống kê về quan điểm của khách về DLX cũng như hành vi thực hành DLX
Trong nghiên cứu của mình, tac gia Sonny (Sunghwan) Chun đã thực hiện khảo sát về DLX trong giai đoạn 9/2002-10/2002 với khu vực lựa chọn là khu vực thành phố
Daegu va Busan (Han Quốc) với câu hỏi liên quan tới quan điểm về DLX, loại hình
DLX và ưu tiên dành cho DLX của khách du lich (Sonny Sung Hwan Chun, 2015) Trong nghiên cứu của mình về hành vi tiêu dùng xanh, Sue Bergin-Seers và Judith Mair đã thực hiện 166 cuộc phỏng vấn khách du lịch tại Trung tâm Thông tin Du khách ở 5 dia diém xung quanh Victoria 6 Uc (Melbourne, Lorne, Bendigo, Mildura
Trang 25và Mount Beauty) Việc lựa chọn mẫu phỏng vấn trong nghiên cứu này được thực hiện thông qua Tổ chức Du lịch Tiểu bang - Du lich Victoria và các Trung tâm Thông
tin Du khách có liên quan Câu hỏi đã được đặt ra để đo lường hành vi thực tế liên quan tới tiêu dùng xanh, cả ở nhà và trong kỳ nghỉ liên quan đến tính bền vững của
môi trường Như vậy, phương pháp nghiên cứu trước đây thường lựa chọn mẫu có
chủ đích hướng tới khách du lịch chỉ ở khu vực thành thị và khu vực lân cận, câu hỏi khảo sát cũng thường tập trung vào quan điểm khách đối với DLX, hành vi tiêu dùng xanh lựa chọn ưru tiên đối với dịch vụ DLX mà khách lựa chọn chứ chưa phân tích
về tác động của các nhân tố từ phía cầu tới hành vi lựa chọn DLX của khách du lịch Nghiên cứu của Cheng cùng cộng sự (2018) đưa ra 2 nhóm yếu tố tác động tới quyết định khách du lịch là: Nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài Nhóm yếu tố bên ngoài liên quan tới sản phẩm du lịch xanh tại điểm đến, dịch vụ du lịch
xanh tại điểm đến xanh/ khách sạn xanh (Hunecke & cộng sự, 2001) Nhóm yếu tố
bên trọng bao gồm nhận thức, thái độ và động lực của bản thân khách du lịch Hai tác
giả Dimanche và Havitz (1995) lại cho rằng 04 yếu tố ảnh hưởng tới hành vi du lịch
bao gồm: (¡) Quan tâm cá nhân; (ii) Lòng trung thành và những cam kết của khách
du lịch; (ïii) Lựa chọn của gia đình; va (iv) nhu cau tim hiéu tính mới lạ Trong khi
đó, hầu hết các nghiên cứu lý thuyết hành vi tập trung vào các yếu tố bên trong như: thái độ của cá nhân và hiệu quả của bản thân ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
(Hunecke & cộng sự, 2001)
Nhận thức về môi trường và những nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu ảnh
hưởng tới cuộc sống con người được đánh giá là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng,
tới sự gia tăng về cầu đối với dịch vụ du lịch xanh Đặc biệt qua thời kỳ dịch bệnh
như đại dịch Covid- 19, khách du lịch ngày càng chú trọng tới việc lựa chọn loại hình du lịch giảm thiểu khí thải nhà kính và đem lại lợi ích cho sức khỏe khách du lịch (Saseanu & cộng sự., 2020)
'Yếu tố nhận thức về ảnh hưởng của môi trường cũng như sự cần thiết bảo vệ
môi trường đã được các nghiên cứu xem xét từ nhiều thập kỷ trước Theo Braun cùng
cộng sự (1999), yếu tố thời tiết khí hậu đóng vai trò tiên quyết trong việc ra quyết định chọn điểm đến của khách du lịch Khách du lịch ngày càng quan tâm và ra quyết
định lựa chọn loại hình du lịch phủ hợp và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong
quá trình tham quan Nhận thức về môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường
Trang 26đã hình thành nên nhu cầu về sử dụng dịch vụ du lịch xanh Sự thay đồi trong nhận
thức này cũng ảnh hưởng tới cả hành vi của du khách khi đi tham quan hay sử dụng
các dịch vụ du lịch Trong nghiên cứu của mình về mối quan hệ chặt chẽ giữa du lịch
và biến đổi khí hậu, L Amusan (2017) cho rằng “Biến đổi khí hậu và du lịch bền
vững” đưa ra khẳng định rằng: biến đôi khí hậu làm cho thay đồi thời tiết gây ra các
hiện tượng không thuận lợi như mưa bão, hạn hán tác động xấu tới cảnh quan điểm
đến và đặc biệt làm thay đổi quyết định của du khách trong việc lựa chọn điêm đến
du lịch và loại hình du lịch Kết quả nghiên cứu của Cheng cùng cộng sự, 2018, từ nhận thức của khách du lịch về môi trường cho tới hành vi lựa chọn loại hình du lịch
phù hợp của du khách có mối quan hệ thuận chiều Nếu nhận thức không đủ sẽ không
có được quyết định lựa chọn phù hợp và ngược lại Du lịch xanh được khách du lịch
quyết định lựa chọn khi khách du lịch am hiểu về môi trường du lịch và môi trường
du lịch và những lợi ích mà loại hình du lịch này đem lại cho sức khỏe du khách Nhóm nghiên cứu Ibnou-Laaroussi, Rjoub và Wong, 2020 lại cho rằng, nhận
thức môi trường của khách du lịch đóng vai trò quyết định tới việc ra quyết định lựa
chọn loại hình du lịch xanh của khách du lịch Hơn nữa, du lịch xanh đem lại nhiều
lợi ích về sức khỏe và đóng góp vào bảo vệ môi trường du lịch Chính vi thế, với việc
con người ta quan tâm nhiều hơn tới vấn đề bảo vệ sức khỏe, ngày càng nhiều khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch xanh Sukawati cho rằng, nhận thức về môi trường
của khách du lịch càng cao thì việc đưa ra quyết định lựa chọn du lịch xanh cảng cao
Nhận thức môi trường tác động tới giá trị xã hội và giá trị tỉnh thần và đưa ra quyết
định lựa chọn tham quan làng du lịch xanh (Sukawati & cộng sự., 2019)
Nhận thức (phản ánh sự thay đôi của thị hiểu và kỳ vọng của khách du lịch về sự phát triển của thị trường trong tương lai) được đánh giá là nhân tố quyết định tới
hành vi lựa chọn sản phẩm du lịch xanh Nhận thức của khách du lịch nếu được quan
tâm và nâng cao đúng mức trong nhiều trường hợp có thẻ lấn át tác động của giá của
sản phẩm DLX tới hành vi của người tiêu dùng Nghiên cứu của Kostaki và Sardianou
chỉ ra rằng khách du lịch vẫn đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng khi có nhận thức
đúng về khách sạn xanh cho dù mức giá của khách sạn xanh có thể cao hơn mức giá thông thường với sản phẩm khách sạn thay thế khác (Kostakis và Sardianou, 2012)
Nghiên cứu của Chen và Peng cho rằng chỉ khi nào khách lưu trú có nhận thức về
khách sạn xanh những lợi ích của việc lưu trú ở khách sạn xanh đem lại cho khách
Trang 27du lịch thì mới có hành vi và quyết định lựa chọn lưu trú tại khách san xanh (Chen & Peng, 2012)
Có thể dễ dàng nhận ra rằng mặc dù có rất nhiều nhân tố quyết định tới hành vi
lựa chọn sản phâm DLX nhưng các nghiên cứu trong thời gian qua đều nhấn mạnh
tới vai trò của việc nhân cao nhận thức (niềm tin) của khách du lịch đối với những
tác động mà DLX có thê tạo nên đối với sự phát triển bền vững về môi trường, kinh tế cũng như xã hội Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng (tổng hòa từ các nhân tổ như thay đồi thị hiểu, kỳ vọng ) đã tạo nên
những ảnh hưởng lớn hơn so với ảnh hưởng của giá sản phẩm DLX, giá các sản phẩm du lịch thay thé hay thu nhập của người tiêu dùng
1.2.2 Nghiên cứu yếu tố ảnh hướng phát triển du lịch xanh từ phía cung
Những nhân tố ảnh hưởng tới việc dịch chuyển đường cung của một sản phẩm
thông thường sẽ bao gồm: giá cả của các nguồn lực sản xuất, yếu tố về công nghệ, kỳ
vọng của phía cung, chính sách của Chính phủ Tuy nhiên, DLX là một sản phẩm
tương đối đặc biệt do yêu cầu về đầu tư ban đầu cũng như đầu tư đề duy tri va bao tồn các nguồn tài nguyên trong quá trình sản xuất đòi hỏi vốn tương đối lớn và đồng
bộ Ngoài ra, quá trình tham gia cung cấp sản phẩm cũng không chỉ giới hạn ở mức độ các doanh nghiệp lữ hành mà còn là sự tham gia của các tác nhân khác trong vai trò của điểm đến xanh và khách sạn xanh Trong các nghiên cứu trước đây, các nhân
tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh từ phía cung được tiếp cận lần lượt từ sản
phẩm du lịch xanh, điểm đến xanh và khách sạn xanh
a, Nghiên cứu yếu tổ ảnh hưởng phát triển chương trình du lịch xanh
Chương trình du lịch xanh thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp lữ hành ngày cảng thu hút khách du lịch, đặc biệt sau đại dịch Covid- 19 khi mà môi trường và dịch bệnh ngày càng gây nguy hại tới sức khỏe con người (Borysova & cộng sự, 2021) Đại dịch covid- 19 làm thay đổi xu hướng đi du lịch của du khách, thay vì đi du lịch đại chúng (mass tourism) thì nay là du lịch xanh/ du lịch sinh thái trở nên phổ biến hơn và được lựa chọn từ phía khách du lich (Borysova & cộng sự., 2021)
Yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và tô chức thực hiện chương trình du lịch xanh bao gồm: Nguồn nhân lực, phương thức marketing, chuỗi cung ứng dịch vụ
Trang 28vụ, DLX đòi hỏi đội ngũ nhân lực tham gia quá trình cung cấp phải am hiễu và có
nhận thức đầy đủ về môi trường và cách thức hướng dẫn cho du khách khi dẫn
chương trình du lịch xanh đề đáp ứng mong muốn được trải nghiệm du lịch xanh
cũng như kỳ vọng được tìm hiểu các hoạt động bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường của khách du lịch (Chun, 2006) Bên cạnh đó, vì sản phẩm DLX là sự kết
hợp của các bên bao gồm cả điểm đến xanh và khách sạn xanh, do đó việc xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng xanh dé dam bảo sự phối hợp trong cung cấp
dịch vụ DLX lại càng trở nên quan trong
'Bên cạnh đó, những yếu tố liên quan tới nguồn lực đề tạo ra sản phâm DLX cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm DLX Nguồn lực có
thể là sự cởi mở về văn hóa của quốc gia xuất xứ, là đa dạng sinh học đại diện cho “thiên nhiên tốt đẹp” và nguồn lực đảm bảo sự an toàn của du khách (Volkswirt
Christoph Vietze, 2017) Hai tac gia Murray Patterson va Garry McDonald (2004) trong công trình nghiên cứu “Vòng đời và tác động môi trường trong tương lai, trường
hợp của New Zealand” lại đưa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm du lịch xanh bao gồm: nguồn năng lượng không tái tạo, nguồn nước sạch, đất đai
(Patterson & Mcdonald, 2014) Nghiên cứu của Shwn- Meei Lee cùng cộng sự
(2012), cho rằng các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện các hoạt động hướng tới sự
phát triển sản phẩm du lịch xanh là việc tái tạo nguồn tài nguyên nước và năng lượng
và việc cải thiện, bảo vệ sự đa dạng sinh học
b, Nghiên cứu yếu tổ ảnh hưởng phát triển điểm đến xanh
Trong các nghiên cứu liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển điểm
đến xanh, các chuyên gia cũng nhấn mạnh tới các yếu tố nguồn lực/đầu vào của quá trình cung ứng sản phẩm Đặc biệt, nhận thức từ nơi cung cấp điểm đến xanh trong việc bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn lực sử dụng trong cung ứng sản phẩm
DLX cũng đặc biệt được nhấn mạnh Trong nghiên cứu “Hành vi và thái độ thân thiện
với môi trường của khách du lịch” Untaru và cộng sự cho rằng, các yếu tố như việc sử dụng các nguồn tải nguyên năng lượng và các nguồn tài nguyên không tái tạo cũng như sự hiểu biết về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường thiên nhiên và môi trường du lịch có tác động tới quá trình xanh hóa ngành du lịch của tất cả các quốc gia
(Untaru & cộng sự., 2014) Bên cạnh đó, nguồn tài chính hỗ trợ việc bảo tồn, và bảo
vệ cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt ở các nước đang phát triển được đánh giá là yếu tố
Trang 29rất quan trọng tác động vào thành công của quá trình xanh hóa ngành du lịch (UNEP và UNWTO),
'Yếu tố chất lượng nguồn nhân lực tại điểm đến xanh cũng là một nhân tố cần
sự quan tâm đặc biệt Để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia cung ứng sản phẩm DLX cần đào tao, nâng cao nhận thức đồng thời đảm bảo mức thu nhập
cũng như các quyền lợi khác của người lao động
Là một sản phẩm đặc biệt đòi hỏi việc quản lý trong sử dụng nguồn lực thuộc
sở hữu của nhà nước, phát triển điểm đến xanh không thê không kể đến nhân tố chính
sách quản lý từ chính phủ Tác giả Mehdi Azam và Tapan Sarker *Du lịch xanh trong
bối cảnh biến đôi khí hậu hướng tới phát triển kinh tế bền vững ở khu vực Nam Á” lại đánh giá cao yếu tố đầu tư xanh góp phần tạo việc làm xanh trong việc xanh hóa
ngành du lịch
'Bên cạnh đó, chính sách mở rộng và thu hút đầu tư tư nhân tại điểm đến xanh
trong việc chung tay bảo vệ môi trường, đưa ra các sáng kiến xanh với chiến lược bảo vệ môi trường hiệu quả sẽ tạo việc làm xanh thúc đây tiến trình xanh hóa ngành du lịch bền vững Theo kết quả nghiên cứu của E Kaiwa: Sự phát triển quá nóng của 4 tăng đột biến, gây áp lực lên hạ tằng du lịch và tác động xắt ngành du lịch khu vực kéo theo số lượng khách quố: cũng như khách nội địa
ến môi trường đặc biệt
gây ra biến đổi khí hậu Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMES) đóng vai trỏ lớn trong việc
thúc đây quá trình xanh hóa tiến triển bền vững hơn do nhờ có sáng kiến xanh, hợp tác xanh và đầu tư xanh và bắt kịp xu thế du lịch thế giới Sự cần thiết và cấp bách
phải có chính sách quản lý và vận hành du lịch hướng tới bền vững, cụ thể có hệ
thống giám sát quản lý tác động tiêu cực tới môi trường du lịch, chế tài xử phạt và
giám sát chặt chẽ ở các địa phương
e, Nghiên cứu yếu tố ảnh hướng phát triền khách sạn xanh
Nhân tổ tác động tới sự phát triển khách sạn xanh cũng được đưa ra với tầm
quan trọng của nhận thức của đội ngũ nhân sự khách sạn xanh trong việc thực hành xanh Nhân tố nhận thức và hành động xanh của đội ngũ nhân sự khách sạn xanh sẽ chịu tác động từ các nhân tố như: đảo tạo đội ngũ, xây dựng quy trình thực hành xanh trong khách sạn Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Hassan cùng cộng sự (2014) *Thực hiện du lịch xanh tại Malaysia” cho rằng các hoạt động thực hành xanh như
giặt là, thiết bị làm nóng lạnh, thiết bị chiếu sáng, giấy thải và chai lọ nhựa đựng dầu
Trang 30gội trong khách sạn nếu không được chú trọng và tái chế sử dụng cũng tác động tiêu
cực tới quá trình xanh hóa cơ sở lưu trú (Hassan & Nezakati, 2014) Thực hành xanh nhằm đạt tiêu chuẩn xanh, mặt khác lại nâng cao năng lực cạnh tranh cho cơ sở lưu trú trong việc thu hút khách lưu trú (Han & cộng sự, 2010)
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Manganari cùng cộng sự (2016), kết quả
chỉ ra rằng quá trình xanh hóa cơ sở lưu trú cần phải có đủ 3 trụ cột tham gia chính
như: (1) Thực hành xanh tại cơ sở lưu trú; (2) Vai trò điều tiết chính sách và hiệp hội khách sạn; (3) Thực hành xanh tại cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú (Manganari cùng cộng sự 2016) Nghiên cứu của tác giả Balaji cùng cộng sự (2019)
cho rằng cơ sở lưu trú xanh vừa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường, mặt
khác đáp ứng nhu cầu đang ngày cảng gia tăng của khách lưu trú thân thiện với môi trường (Balaji & cộng sự., 2019) Theo tác giả Budiasa cùng cộng sự (2019), các nguyên tắc du lịch xanh phải được thực hiện cả hai phía là khách du lịch và bên cung cấp dịch vụ du lịch Theo đó, khách sạn xanh cũng phải áp dụng các biện pháp thực hành xanh (Budiasa & cộng sự, 2019) Meei Lee cùng cộng sự (2016) lại cho rằng cơ sở lưu trú phải chung tay bảo vệ môi trường, áp dụng các biện pháp thực hành xanh, tiêu dùng xanh để đạt được trách nhiệm với xã hội hướng tới du lịch xanh và phát
triển bền vững (Meei Lee & Chris Honda, 2016) Nhóm tác giả Pham cùng cộng sự, Ilỉna cùng cộng sự đưa ra kết quả nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực
xanh trong phát triển khách sạn xanh Đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên, nâng
cao nhận thức về môi trường và nắm rõ quy trình thực hành xanh trong khách sạn sẽ
thúc đầy quy trình phát triển khách sạn xanh bén ving (Pham, Tuékova va Chiappetta Jabbour, 2019), (Ilina & cng su., 2019) Kết quả nghiên cứu của Kim và các cộng
sự (2017) cho rằng, sự chủ động tham gia thực hành xanh là điều kiện tiên quyết trong
việc thu hút và tăng dần số lượng khách du lịch thân thiện với môi trường lựa chon
lưu trú Nghiên cứu của Hồ Lê Thu Trang cùng cộng sự (2019) đưa ra kết luận rằng
thực hành xanh tại cơ sở lưu trú ảnh hưởng lớn tới ý thức của khách lưu trú hiểu biết và thân thiện với môi trường lựa chọn ý định lưu trú Hơn nữa, tại các cơ sở lưu trú xanh, khách lưu trú sẽ có cơ hội trải nghiệm thực hành xanh và nâng cao thêm hiểu
biết của mình về thực hành xanh và sống xanh (Trang & cộng sự, 2019) Bên cạnh
đó, xu hướng xanh hóa ngành du lịch đang ngày cảng trở nên rõ rệt Số lượng khách
Trang 31du lịch xanh ngày cảng gia tăng Các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn xanh sẽ ngày cảng thu hút khách lưu trú và tăng năng lực cạnh tranh (W G Kim & cộng sự, 2017)
Như vậy, trong các nghiên cứu trước đây liên quan tới các nhân tổ ảnh hưởng tới cung sản phẩm DLX, cho dủ đứng ở góc nhìn của thương mại sản phẩm (liên quan tới sản phẩm DLX của các doanh nghiệp lữ hành ) hay góc nhìn của sản xuất và cung
ứng (liên quan tới điểm đến xanh và khách sạn xanh thì các nhân tố được nhắn mạnh
luôn là từ phía nguồn lực và nhận thức trong việc sử dụng nguồn lực từ đội ngũ nhân
sự tham gia vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ Bên cạnh đó, các nhân tố khác liên quan tới việc cung sản phẩm DLX như công nghệ, chính sách của Chính phủ
cũng được đặc biệt quan tâm đề mô tả một cách chính xác nhất về những nhân tố ảnh
hưởng tới cung đối với DLX
Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố liên quan tới cung trong phát triển DLX được thực hiện thông qua khảo sát với đối tượng nguồn nhân lực cấp cao của các tổ chức cung cấp dịch vụ DLX Trong nghiên cứu của mình Nunzio Casalino (2019) đã tiền hành khảo sát ở phạm vị 3 quốc gia với đối tượng tham gia phỏng vấn là những người đứng đầu về các dự án DLX với tổng số mẫu là 140 mẫu trả lời từ Ý,
Hungary và Bulgary Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hiện nghiên cứu tại bản các cơ
chế chính sách có liên quan tới đào tạo nhân lực DLX Như vậy, cách thức chọn mẫu
nghiên cứu về yếu tố nhân lực (yếu tố cung) liên quan tới DLX phù hợp với mục đích nghiên cứu đối với yếu tố đầu vào của cung DLX là yếu tố nguồn nhân lực, và cách
thức chọn mẫu mang tính đại diện Tuy nhiên, việc nghiên cứu về chính sách đối với
đào tạo nguồn nhân lực cho DLX mới chỉ được khai thác bằng phương pháp nghiên
cứu tại bàn sẽ dẫn tới rủi rõ trong tính thực tiễn của nghiên cứu do chưa nắm bắt được
đánh giá từ chính những người thực thi chính sách có liên quan
1.2.3 Nghiên cứu yếu tố cơ chế chính sách ảnh hướng phát triển du lịch xanh Trong các nghiên cứu về phát triển du lịch xanh, các chuyên gia luôn nhấn mạnh tới việc sử dụng các nguồn lực đầu vào của quá trình cung ứng sản phim DLX Quá trình cung ứng sản phâm DLX có rất nhiều đòi hỏi về việc phải đầu tư một lượng vốn lớn kèm theo hệ thống cơ chế chính sách phù hợp để có thê duy trì và bảo tồn các nguồn lực tự nhiên được sử dụng; giải quyết sự xung đột lợi ích kinh tế giữa chủ thể kinh tế với các ngành, hạn chế tầm nhìn ngắn hạn Việc xanh hóa ngành du lịch sẽ cần giải quyết các thách thức đến từ tình hình biến đôi khí hậu toàn cầu với những
Trang 32tác hại như nước biên dâng cao, bão nhiệt đới, lũ lụt, nước ngập mặn Bên cạnh đó,
là một ngành dịch vụ, DLX không thể không kể tới tằm quan trong cua y con
người và nhận thức của đội ngũ nhân sự tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ Theo Hoàng Hồng Hạnh và Nguyễn Thu Hà (2020), vai trò của chính sách phát triển du lịch xanh tại địa phương rất quan trọng trong việc triển khai hiệu quả thực hành xanh tại cơ sở lưu trú, đào tạo nguồn nhân lực xanh cho ngành du lịch phát
triển DLX Trong nghiên cứu của mình “Phát triển du lịch xanh” góp phần xây dung nông thôn mới tại đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Huỳnh Thanh Hiếu (2015), yếu tố quan trọng nhất đó chính là chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân
lực du lịch xanh phục vụ phát triển du lịch xanh tại địa phương
Một số nghiên cứu về du lịch xanh ở Việt Nam cho thấy vai trò khác của cơ
chế chính sách trong việc nâng cao nhận thức cả khách du lịch cũng như đơn vị lữ hành, đơn vị quản lý sẽ hỗ trợ phát triển du lịch xanh Theo tác giả Nguyễn Hoàng
Mai trong nghiên cứu “Du lịch xanh- xu hướng phát triển bền vững cho du lịch Cát Ba”, địa phương chưa có kế hoạch quản lý và đáp ứng nhu cầu số lượng khách tăng đột biến vào mùa cao điểm dẫn tới tác động xấu tới quy hoạch phát triển du lịch xanh
của Cát Bà Trong *Trăn trở phát triển du lịch xanh”, Minh Ngọc (2012) cho rằng ý:
thức và ý tưởng sai lầm đôi khi lại khiến mục đích xây dựng du lịch xanh bị biến dang như việc tạo nên các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long là những nguyên nhân chủ yếu
tác động tiêu cực trong quá trình phát triển du lịch xanh tại di sản thế giới nay Cơ chế chính sách phủ hợp cũng có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch
xanh sẽ hỗ trợ sự phát triển bền vững về mặt văn hóa - xã hội, giải quyết sự xung đột lợi ích kinh tế giữa chủ thê kinh tế với các ngành, hạn chế tầm nhìn ngắn hạn dẫn tới
hiện tượng tài nguyên du lịch bi tin phá và sử dụng sai mục đích Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Kumar và Kusakabe (2012), chính sách khai thác và quản lý di
sản văn hóa cụ thể là nhà vườn (Huế) kết hợp với chủ sở hữu một cách hài hòa sẽ tạo
ra môi trường phát triển sản phẩm du lịch xanh một cách hiệu quả và tận dụng hết tài
nguyên văn hóa cho hoạt động du lịch tại địa phương
Như vậy , các nghiên cứu đều chỉ ra vai trò quan trọng của nhân tố chính sách
quản lý trong việc định hướng, xây dựng và vận hành du lịch xanh Các chính sách
tạo ra cơ chế phủ hợp cho việc sử dụng các nguồn lực của quá trình cung cấp dịch vụ
Trang 33du lịch xanh như: nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn lực quản lý để hỗ trợ phát triển du lịch xanh theo hướng bền vững
1.2.4 Khoảng trống nghiên cứu
“Trong những nghiên cứu hiện nay, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng hay vai trò của du lịch xanh thì khá nhiều, nhưng phát triển du lịch xanh và nghiên cứu những yếu
ic biệt, DLX chưa
tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch xanh thì còn rất khiêm tốn
và thực tế, các yếu tổ tác động chưa bao quát
được xem xét tổng quát về mặt lý
đủ các nhóm yếu tố và chưa được nhìn nhận tổng thể dưới góc độ cung - cầu thị trường và vai trò điều tiết quản lý của chính phủ Mặt khác đối với từng giai đoạn, từng điều kiện của mỗi quốc gia việc áp dụng sáng tạo những vấn đề lý luận và thực tiễn về DLX:
lại đặt ra những đòi hỏi khác nhau Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại thế hệ mới và cuộc cách mạng công
nghệ 4.0, việc nghiên cứu về các nhân tố tác động tới DLX dưới góc độ cung - cầu càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết nhằm hướng tới những khuyến nghị dưới góc độ chính sách quản lý đề hỗ trợ và phát triên DLX bền vững tại Việt Nam
Các nghiên cứu trước đây về DLX chủ yếu là những nghiên cứu liên quan tới cầu, quan tâm tới hành vi của khách du lịch căn cứ vào các lý thuyết liên quan tới tư
duy, xã hội và tâm lý; hoặc nghiên cứu thiên về các đối tượng tham gia vào cung sản
phẩm DLX như doanh nghiệp lữ hành lữ hành (cung cấp chương trình DLX), khách sạn xanh, điểm đến xanh Tuy nhiên, DLX là một sản phẩm đặc biệt khi đòi hỏi phải
có sự đầu tư lớn trong quá trình cung cấp sản phẩm; bên cạnh đó việc tiêu dùng và cung ứng sản phẩm này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển bền vững và cần có vai trò
điều tiết quan trọng từ phía nhà nước thông qua các chính sách có liên quan Trong khi đó, hệ thống luật pháp và chính sách của Việt Nam đối với việc sở hữu và sử dụng
nguồn lực liên quan tới việc cung cấp sản phâm DLX có tính đặc thù Vì vậy, khoảng trống trong nghiên cứu về DLX từ trước tới giờ thê hiện ở chỗ chưa có một góc nhìn mang tính thị trường đề đồng thời đánh giá được các nhân tố từ phía cầu và phía cung
về DLX, đặc biệt chưa đánh giá rõ được vai trò quản lý và định hướng của chính phủ
trong việc phát triển DLX thông qua tác động vào phía cung và phía cầu đề phát triển Nhìn chung, những đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch
xanh của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn có những khoảng trống
như sau:
Trang 34
Thứ n¡
nội dung, các nghiên cứu phân tích đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh mới tiếp cận từ một phía hoặc là từ phía cầu, hoặc là từ
phía cung và hoặc chỉ bàn luận về cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch
xanh Như vậy, cách thức tiếp cận của các nghiên cứu trước đây chưa mở ra một góc nhìn thị trường và sự tương tác cung, cầu sản phẩm DLX trên thị trường Bên cạnh
đó, các nghiên cứu khi bàn về sản phâm DLX chưa thực sự nhấn mạnh được sự đặc
biệt của sản phẩm xanh ở góc độ sản phẩm cần có sự đầu tư lớn và chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính sách của các cơ quan chủ quản trong tác động vào cả phía cầu và phía
cung Khi nghiên cứu phát triển DLX từ phía cung, các nghiên cứu trước thường chỉ đề cập tới sản phẩm xanh là các chương trình DLX do các đơn vị kinh doanh lữ hành
cung cấp, chưa nhấn mạnh tới sự sẵn sàng của điểm đến xanh và khách sạn xanh như những địa điểm đề du khách có thể tự thực hiện hành vi tiêu dùng sản phâm ma khong cần tham gia vào chương trình do đơn vị lữ hành tổ chức Vì vậy, những vấn đề lý
luận và thực tiễn về phát triển DLX, đặc biệt là DLX ở Việt Nam với nhiều điều kiện
tự nhiên cho phát triển DLX trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới
cần được xem xét thêm ở nhiều khía cạnh
Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu trước đây tiếp cận riêng từ phía cung hay cầu, chưa có một nghiên cứu nào tiếp cận từ cả phía cung và cầu Với các nghiên cứu từ phía cầu, có rất ít nghiên cứu định lượng về hành vi lựa chọn sử dụng sản phâm du lịch xanh, chủ yếu là nghiên cứu mang tính giới thiệu về tác
động, vai trò của du lịch xanh tới các vấn đề kinh tế - xã hội, đặc biệt là các nghiên
cứu về Việt Nam Với các nghiên cứu từ phía cung, phương pháp sử dụng chủ yếu là
mô tả dựa vào một số thông tin riêng lẻ, chưa mang tính chất hệ thống được điều tra trên diện rộng Vì thế cần có một nghiên cứu xem xét với cách tiếp cận đa chiều và đầy đủ hơn trong thu thập thông tin cũng như xem xét về các yếu tổ tác động, đặc biệt là yếu tố cơ chế chính sách được xem là yếu tố quan trọng tác động vào cả phía cung
và phía cầu
Trang 35TOM TAT CHUONG 1
Chương 1 nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển du lịch xanh Từ việc nghiên cứu tài liệu trong va ngoài nước, Chương l
đã cho thấy khoảng trống nghiên cứu đó là chưa có nghiên cứu nào tông hợp đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh xét từ góc độ người tiêu dùng (phía cầu), bên cung cấp dịch vụ (phía cung) và cơ chế chính sách ảnh hưởng tới phát
triển du lịch xanh Cách thức tiếp cận của các nghiên cứu trước đây chưa mở ra một góc nhìn thị trường và sự tương tác cung, cầu sản phẩm DLX trên thị trường Bên
cạnh đó, các nghiên cứu khi bàn về sản phẩm DLX chưa thực sự nhắn mạnh được
sự đặc biệt của sản phẩm ở góc độ sản phẩm cần có sự đầu tư lớn và chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính sách của các cơ quan chủ quản cũng như việc nghiên cứu về DLX:
về phía chưa nhấn mạnh tới sự sẵn sàng của điểm đến xanh và khách sạn xanh như
những địa điểm để du khách có thể tự thực hiện hành vi tiêu dùng sản phẩm mà
không cần tham gia vào chương trình do đơn vị lữ hành tô chức Đặc biệt khi nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì các vẫn đề về tiêu chuẩn
quốc tế cần phải được bản luận
Trang 36CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE CAC YEU TO ANH HUONG TOI PHAT TRIEN DU LICH XANH
2.1 Khái niệm du lịch xanh
Du lịch xanh là một thuật ngữ được quan tâm ngày một nhiều hơn trong thời
gian gần đây “Xanh”có ngụ ý về những hoạt động gần gũi với tự nhiên, nâng cao nhận thức về việc những lựa chọn của con người có ảnh hưởng tới sự phát triển bền
vững nói chung (CNN, 2017) Có thẻ thấy trong các nghiên cứu trước đây, DLX được
nhắn mạnh như hoạt động mang lại hoạt động tổng hòa được các mục tiêu bền vững
về môi trường, kinh tế và xã hội Thực hiện giải pháp du lịch xanh sẽ góp phần:
é
môi trường (sử dụng, duy trì và bảo tồn hiệu quả nguồn lực tự nhiên/ ghi nhận giá trị của nguồn tài nguyên ), về kinh tế (hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương thông qua việc sử dụng nguồn lực hiệu quả, tránh lăng phí ), về xã hội (mang lại giá trị cho
cộng đồng, bảo vệ sức khỏe cho người dân, hỗ trợ giáo dục trong việc nâng cao nhận thức cho các đối tượng tham gia vào DLX, nâng cao quá trình thực hành xanh tai
khách sạn xanh và điểm đến xanh, bảo tồn giá trị văn hóa )
Nghiên cứu của Gulez cho rằng phát triển du lịch xanh chính là việc phát triển loại hình du lịch thay thế mà chú trọng tới việc thay đổi nhận thức của khách du lịch về môi trường và có hành vi bảo vệ môi trường một cách phủ hợp khi đi du lịch của du khách (Gũlez, 1994)
Trong nghiên cứu của Kearney, phát triển du lịch xanh là phát triển loại hình
du lịch thay thế mà hài hòa và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững như: Bảo tồn
môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, hình thành lên hành vi đi du lịch của khách du lịch gắn với thiên nhiên và thân thiện với môi trường (Kearney, 1994),
'Values cùng cộng sự (2010) lại cho rằng, du lịch xanh là sự kết hợp các nguyên
tắc của du lịch sinh thái cùng với trách nghiệm bảo vệ môi trường khi đi du lịch và
trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên của khách du lịch (Values & Symposium, 2010)
Quan điểm của tác giả Font và cộng sự (2001) đưa ra lập luận rằng, du lịch xanh được thực hiện ở những nơi thiên nhiên được bảo vệ và hoạt động du lịch của khách du lich không gây hại tới thiên nhiên (Font & cộng sự 2001)
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về du lịch xanh quan tâm tới việc phân tích vai
trò của du lịch xanh tới việc phát triển bền vững đối với kinh tế Du lịch xanh có nghĩa tạo ra dấu vết sinh thái nhỏ hơn, đóng góp vào các mục tiêu bảo vệ thiên nhiên, cải thiện
Trang 37khả năng cạnh tranh và khả năng phục hồi thị trường, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới
và tăng lợi nhuận và lợi ích cho nền kinh tế địa phương (Hrvoje Carié, 2021) Trong
nghiên cứu của mình, Volkswirt Christoph Vietze chỉ ra rằng du lịch có thể thúc đầy ting trưởng kinh tế ở các nền kinh tế địa phương Không chỉ như vậy, Theo chương trình môi trường Liên hợp quốc và Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 2012), phát triển du lịch
có tiềm năng đáng kể như một động lực thúc đây tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới; Theo ước tính một công việc trong ngành du lịch cót lõi tạo ra việc làm gấp 1,5 lần bổ sung hoặc gián tiếp liên quan đến du lịch Đầu tư vào việc xanh hóa du lịch có thể giảm
chỉ phí năng lượng, nước và chất thải và tăng cường giá trị của đa dạng sinh học, hệ sinh
thái và di sản; điều này góp phần phát triển bền vững đối với việc sử dụng nguồn lực trong phát triển kinh tế, hướng tới phát triển kinh tế một cách bền vững,
DLX cũng được đề cập với vai trò hỗ trợ các mục tiêu phát triển xã hội bền vững Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh vào việc cho phép cộng đồng lựa chọn tầm nhìn và quyết định quản lý riêng để hỗ trợ ngành du lịch cho tương lai bền vững, cho phép ưu
tiên lợi ích lâu dài về môi trường xã hội (Mehdi Azam I va Tapan Sarker 2, 2017) Trong nghiên cứu của mình Rini Andari đã chỉ ra rằng việc phat trién Bandung thành điểm đến xanh đã dẫn đến hệ sinh thái được duy trì và có sức khỏe lâu dài, hỗ
trợ sức sống của nền kinh tế địa phương và các doanh nghiệp vì lợi ích cộng đồng,
tôn trọng sự đa dạng văn hóa (Rini Andari, Heri Puspito Diyah Setiyorini, 2017)
Bảng 2.1: Quan điểm về du lịch xanh
Tác giá (năm), Quan điểm về du lịch xanh
Font và cộng Du lich xanh gan liên với những khu vực trong lành, không bị ô sự, 2001 nhiễm, những địa điểm xa khu dân cư như sông, công viên, rừng và
các khu vực không gian xanh
Azam và cộng Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động chú ý đên bảo vệ tài
sự, 2004 nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái
Ren và cộng Du lịch xanh được định nghĩa là cách thức du lịch có trách nhiệm sự, 2016 tới các khu vực tự nhiên, bảo vệ môi trường và như một phương
tiện duy trì tính bền vững của môi trường
Meei Lee và Du lịch xanh là loại hình du lịch áp dụng cách thức thực hiện sử công sự, 2016 _ dụng nguồn nguyên liệu, nước sạch và năng lượng một cách khôn ngoan, giảm thiêu gây ô nhiễm tới không khí, nguồn nước và nguồn đất, bảo vệ và tăng cường sự đa dang sinh hoc
Chengeai và Du lịch xanh sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên tự nhiên, giảm cộng sư, 2017 _ thiểu tác động tiêu cực từ du lịch đến môi trường và xã hội
Nguôn: NCS tông hợp
Trang 38Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh thế giới đứng trước nhiều những thách thức diễn ra trong thời gian vừa qua và kỳ vọng sẽ tiếp diễn trong tương lai như: vấn đề nhiệt độ trái đất nóng lên theo thời gian làm thay đồi đặc điểm thời tiết và phá vỡ
sự cân bằng vốn có của tự nhiên, mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như
các sinh vật sống trên trái đất; dịch bệnh tác động tới toàn cầu gây ra tác hại sâu rộng
về cả kinh tế, xã hội và môi trường Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế
quốc tế đặt ra rất nhiều thách thức trong việc hài hòa giữa phát triển kinh tế, thúc đây hiệu quả trong thương mại nhưng vẫn duy trì các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững Vấn đề sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả và có tính duy trì và bảo tồn để
không chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà còn đạt các mục tiêu phát triển của xã hội vả mục
tiêu về môi trường lại càng trở nên cần thiết trong bối cảnh mới
Chính vì những lý do trên, khi lựa chọn lý luận chung về DLX, dé tài lựa chọn tiếp cận theo hướng Dư lịch xanh là du lịch dựa trên nên tảng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguôn tài nguyên, phát triển gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa
dạng sinh học, giảm phát khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; DLX hướng
tới mục tiêu sử dụng nguôn lực hiệu quả để phát triển kinh tế bên vững và gìn giữ bảo tôn và phát triển giá trị văn hóa địa phương
2.2 Đặc điểm du lịch xanh
Du lich xanh phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có như rừng, khu sinh thái được bảo vệ (Luzar cùng cộng sự, 1998), ngoài ra việc phát triển xanh tại
điểm đến du lịch, khu nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú, nhà hàng cũng đóng vai trò quan
trọng trong quá trình xanh hóa và hướng tới phát triển bền vững ngành du lịch Tuy nhiên, quy mô của du lịch xanh nhỏ hơn các loại hình du lịch khác, có thể là mô hình khu nghỉ dưỡng xanh, nhà hàng xanh và thuộc sở hữu cá nhân (Jones, 2016) Đặc
điểm du lịch xanh được khái quát bởi bốn yếu tố (Joppe và cộng sự, 1998; Dodds
cùng cộng sự, 2001)
- _ Thể hiện trách nhiệm với môi trường- bảo vệ, bảo tồn và nâng cao giá trị môi
trường thiên nhiên nhằm đảm bảo sự sinh tồn lâu dài của hệ sinh thái;
~ Đảm bảo sức sống kinh tế địa phương- hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển
bền vững;
~_ Giữ gìn bản sắc văn hóa- tôn trọng và đề cao văn hóa địa phương;
Trang 39~_ Trải nghiệm thực tế - cung cấp trải nghiệm phong phú và thỏa mãn nhu cầu
thông qua sự tham gia ý nghĩa và năng động của khách du lịch với thiên nhiên,
con người, địa phương và văn hóa bản địa
u đánh giá
Trước đòi hỏi phát triển bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội, phát triển DLX là một bước tiến tất yếu của ngành dịch vụ du lịch DLX phát triển về cả quy
mô và chất lượng và cần có những tiêu chí phù hợp để có thể đánh giá nhằm tiếp tục
đưa ra các giải pháp thúc đẩy DLX toàn diện trong tương lai
2.3.1 Quy mô phát triển du lịch xanh
a Số lượng điểm đến xanh, khách sạn xanh và các doanh nghiệp lữ hành cung
cắp dịch vụ du lịch xanh
Tiếp cận sự phát triển DLX dưới góc độ thị trường từ phía cung, chỉ tiêu để xác định mức tăng quy mô của DLX là số lượng các đơn vị cung ứng dịch vụ DLX
như doanh nghiệp lữ hành hoặc số lượng điềm đến xanh, khách sạn xanh
'Việc gia tăng về số lượng các doanh nghiệp lữ hành cung cấp dịch vụ DLX cũng như tăng số lượng các điểm đến du lịch và khu nghỉ dưỡng đáp ứng các tiêu
chuẩn về chất lượng DLX (tiêu chuân của các nhãn hiệu như xanh toàn cầu, chìa khóa
xanh, du lịch xanh ) cho thấy khả năng cung ứng sản phim DLX tăng lên Về khách
sạn và khu nghỉ dưỡng, nhãn hiệu xanh toàn cầu (Green global) với thành viên ở hơn
90 quốc gia và vùng lãnh thô trên thế giới Nhãn hiệu chìa khóa xanh (Green key) có
hơn 3000 thành viên ở hơn 50 quốc gia Nhãn hiệu du lịch xanh (Green Tourism) có hơn 1000 thành viên ở trên 50 quốc gia Hiệp hội nhà hàng xanh (GRA) với hàng nghìn nhà hàng thành viên trên phạm vi toàn cầu với Nhãn hiệu khách sạn xanh và thành phố du lịch sạch ASEAN có hàng trăm thành viên đạt tiêu chuẩn hàng năm ở
10 quốc gia thành viên ASEAN Về điểm đến du lịch xanh (GGDD), nhiều điểm đến
du lịch xanh của các quốc gia và vùng lãnh thổ đạt tiêu chí và được xếp hạng và vinh danh hàng năm Top 100 GGDD đã được xướng tên trong suốt 7 năm vừa qua, điều này cho thấy, ngày càng nhiều điểm đến du lịch thực hiện áp dụng các biện pháp thực hành xanh nhằm đạt được các mức tiêu chuẩn và trở thành GGDD của quốc gia khu
vực và thé giới
Trang 40b Sự gia tăng số lượng khách du lịch lựa chọn sản phẩm du lịch xanh, điểm
lến xanh, khách sạn xanh
Cầu là yếu tố mang tính tiên quyết đề sản phân được tồn tại và phát triển trên
thị trường Du lịch xanh không phải là ngoại lệ Để có thể phát triển được du lịch
xanh lâu dài cần phải có người sử dụng, người mua các sản phẩm này Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu về du lịch xanh, tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là sự gia
tăng trong nhận thức về vai trò của du lịch xanh từ phía khách du lịch bởi thông
thường sử dụng các sản phẩm du lịch xanh có chỉ phí cao hơn các sản phâm du lịch thông thường Yếu tố này ảnh hưởng tới việc thị trường kỳ vọng sẽ phát triển hơn
trong tương lai khiến cho cung dịch vụ DLX từ phía các doanh nghiệp lữ hành , các
điểm đến xanh hay khách sạn xanh tăng lên Khi khách du lịch tăng nhận thức về vai trò của DLX đối với sự phát triển bền vững của môi trường, kinh tế và xã hội, hành vi tiêu dùng của khách du lịch sẽ được thay đổi (thị hiếu, thói quen tiêu dùng thay
đổi), số lượng khách du lịch thân thiện với môi trường không ngừng gia tăng qua các năm và sẵn sảng chỉ trả cao hơn khi tham gia các chương trình du lịch thân thiện với môi trường (Wight, 1996) Khách du lịch nhận thức về môi trường và giảm xâm hại môi trường sẽ tác động tới hành vi lựa chọn loại hình du lịch bảo vệ môi trường sẽ ngày càng rõ rệt (Netta Nissim, 2020)
Bên cạnh đó, vấn đề sức khỏe được quan tâm hơn bao giờ hết sau đợt dịch
Covid- 19 với ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian qua Yếu tố khách quan này tiếp tục sẽ làm thay đôi về thị hiếu cũng như thói quen tiêu dùng của khách
du lịch thông qua sự thay đổi trong nhận thức của họ Xu hướng du lịch hậu Covid - 19 sẽ là du lịch xanh và du lịch sinh thai (Kusumaningrum & Wachyuni, 2020)
Như vậy, những thay đổi khách quan tác động tới nhận thức của người tiêu
dùng về vai trò của DLX đối với phát triển bền vững trong thời gian qua được coi là nhân tố làm thay đổi về thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách du lịch Do đó, từ góc độ tiếp cận của thị trường, sự thay đổi về cầu dẫn tới sự thay đôi trong kỳ vọng từ phía cung và dẫn tới sự phát triển trong quy mô đối với việc cung sản phâm DLX
Tiêu chí về việc nâng cao nhận thức của khách du lịch về DLX được coi là tiêu chí
đo sự phát triển về quy mô cung sản phim DLX từ phía các doanh nghiệp lữ hành „
điểm đến xanh, khách sạn xanh