Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh (2)
Trang 1Trường đại học kinh tế quốc dân
Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài:anh chị hãy tìm hiểu về tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh so với cácbậc tiền bối.vấn đề này được đảng và nhà nước ta hiện nay giải quyết như thếnào?
………
Chủ tịch Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng việt nam, nhà vănhóa, nhà tư tưởng lỗi lạc của thời đại.Trong quá trình hoạt động của mìnhngười đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm quý báu.Đó chính là nền tảngcho việc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng hiểu theo nghĩa chung nhất là sản phẩm của sự nhận thức của conngười đã được định hình.Khi nhận thức của con người đang trong quá trìnhđịnh hình mà chưa rõ nét thì sự phản ánh đó không được gọi là tư tưởng.Vàphản ánh chỉ sinh ra tư tường khi sự phản ánh đó đạt đến một trình độ nhấtđịnh
Vậy thì nhà tư tưởng là những ai?Đó chính là những người biết giải quyếttrước người khác những vấn đề của cuộc sống,những vấn đề chính trị sáchlược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào một cách
tự giác.Ta có thể đưa ra một vài ví dụ điển hình như:Menđêlêep (người Ngacận đại) là nhà tư tưởng hóa học.Ông đã phát minh ra định luật tuần hoàn củacác nguyên tố hóa học.Đacuyn (người Anh cận đại) là nhà tư tưởng tiến hóaluận.Ông đã xây dựng nên học thuyết mang tên ông.Các Mác (người Đức cậnđại) là nhà tư tưởng kinh tế học.Ông đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng
dư và duy vật lịch sử.Trần Hưng Đạo (người Việt Nam trung đại) là nhà tưtưởng quân sự.Ông đã viết và thực hành tác phẩm “binh thư yếu lược”.Có thểnói rằng không một nhà khoa học nào không đề cập đến vấn đề tư tường.Mức
Trang 2độ đề cập đến tư tưởng cùa các nhà khoa học sâu rộng đến đâu là do đốitượng nghiên cứu của khoa học đó quy định.Tương tự, Hồ Chí Minh-nhà tưtưởng xã hội học Việt Nam hiện đại.Người đã xây dựng nên một hệ thốngquan điểm và đưa nó vào thực tiễn nhằm giải phóng xã hội và con người ViệtNam bị áp bức.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của tư duy Hồ Chí Minh, được hìnhthành trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn của người.Đó là một hệthống lý luận về con đường cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền tựquyết của dân tộc việt Nam, nhằm giải phóng giai cấp và từng bước hướng tớigiải phóng con người toàn diện
Về nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩayêu nước, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Namvới tinh hoa văn hóa nhân loại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng củachủ nghĩa Mác-Lênin.Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc,giải phóng giaicấp, giải phóng con ngươì, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân,của khối đại đoàn kết dân tộc, về quyền làm chủ cùa nhân dân, xây dựng nhànước thật sự của dân, do dân, vì dân, về quốc phòng toàn dân, xây dựng lựclượng vũ trang nhân dân,về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nângcao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, về đạo đức cách mạng, cầnkiệm, liêm, chính, chí công vô tư, về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạngcho đời sau, về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa
là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân…Tư tưởngcủa Hồ Chí Minh đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh là đúngđắn và đã trở thành nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho hành động của Đảng
ta và của cách mạng Việt nam.”Tư tưởng Hồ Chí minh soi đường cho cuộc
đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi,là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
Trang 3Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm nhiều lĩnh vực, là đốitượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau,bao gồm nhiều tư tưởng
có mối quan hệ nhất quán với nhau.Và một trong số đó là tư tưởng thân dâncủa Người.Hãy cùng tìm hiểu để có được cái nhìn sâu sắc toàn diên hơn về tưtưởng này và tầm quan trọng của nó trong đời sống cũng như trong sự nghiệpcủa toàn Đảng toàn dân ta
Tư tưởng thân dân ở đây có thể được hiểu một cách khái quát là sự gần gũi,gắn bó với nhân dân, coi trọng nhân dân, đặt nhân dân vào một vị trí hết sứcquan trọng
Vấn đề này đã xuất hiện và thấm nhuần trong tư tưởng của rất nhiều nhànho, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam và thế giới
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tư tưởng này của các nhà nho xưa.Nho giáoxuất hiện khá sớm ở nước ta, là sự tiếp thu, kế thừa tinh hoa của Nho giáoTrung Quốc.Mà đại diện ưu tú nhất là Khổng Tử và người học trò của ông-Mạnh Tử.Nho giáo mà Khổng Tử sáng lập nên đã trở thành nền tảng tư tưởng
là chỗ dựa tinh thần cho giai cấp thống trị, cho vua quan và quý tộc thời bấygiờ.Và tư tưởng thân dân đã xuất hiện trong những lí luận của ông.Trong Nho
giáo đó chính là tư tưởng”lấy dân làm gốc”.Điều này được thể hiện rõ nét
trong quan điểm của Khổng Tử và các thế hệ học trò của ông về sau qua câu
nói:”Quân vi khinh, xã tắc thứ chi, dân vi bản”.Câu nói này có nghĩa là: Vua
không quan trọng, Xã tắc cũng chỉ là thứ yếu, quan trọng và cơ bản làdân.Nếu không có dân thì đất nước không thể tồn tại được.Không chỉ xuấthiện trong quan điểm của Khổng Tử, Mạnh tử mà tư tưởng này còn xuất hiệntrong lí luận của nhiều nho gia khác.Tuân Tử cũng đã có một câu nói rất nổi
tiếng:”Quân giả chu dã, thứ dân giả thủy dã, thủy tắc tải chu, thủy tắc phúc
chu”, tức là:Vua là thuyền, dân là nước, nước chở thuyền, nước cũng lật
thuyền.Từ đó nho gia thấy được một điểm hết sức quan trọng là:dân là gốcnước, gốc vững, nước yên (Dân duy bang bản,bản cố,bang ninh).Hoặc
Trang 4là:Đường lối được dân chúng thì được nước, mất dân chúng thì mất nước (đạođắc chúng tắc đắc quốc, thất chúng tắc thất quốc).
Không chỉ thế, các nhà nho còn rất quan tâm đến đời sống nhân dân.Nhogia yêu cầu các bậc trị quốc phải đảm bảo cho người dân có đời sống tối thiểu
để họ có thể:”Sử ngưỡng túc dĩ sự phụ mẫu, phủ cập, dĩ sức thê tử”, tức là:
ngẩng lên đủ để phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôi sống vợcon.Muốn vậy, người dân cần phải có thu nhập ổn định, có tư liệu để sànxuất, có việc để làm, để tạo ra thu nhập, đủ để sống.Nếu trên nét mặt củangười dân có sắc đói là trách nhiệm cua kẻ cầm quyền.Đây là quan điểm hếtsức tiến bộ của Mạnh Tử
Các nhà nho còn đưa ra quan điểm phải gần dân, đối xử đúng mức với
người dân.Kinh thư viết:”dân khả cận, bất khả hạ”.Điều này có thể được hiểu
là:đối với dân nên gần gũi, quan tâm, không nên coi họ là những kẻ thấp hèn
ma coi thường, khinh bỉ.Khổng Tử cũng đã từng nhắc nhở những người cầmquyền rằng:Sai khiến nhân dân phải cẩn thận như diều hành một cuộc tế lễ lớn(Sử dân như thừa đại lễ).Theo các nhà nho xưa, các bậc cầm quyền nắm trongtay quyền lực,có thề điều khiển nhân dân.Nhưng họ phải làm sao để ngườidân tự nguyện phục vụ, sẵn sàng đi theo họ, hi sinh vì họ.Và điều đó chỉ cóthể thực hiện được khi họ biết quan tâm, gần gũi,l ắng nghe nhân dân, bảo vệ
và đảm bảo cuộc sống cho họ
Bên cạnh những quan điểm tiến bộ đó, những nhà nho xưa cũng nêu ra rấtnhiều lí luận khác về nhân dân.Thể hiện thái độ của họ đối với người dân,nhất là người dân lao động chân tay và cách sống gần dân.Nho gia hết sứcmiệt thị những người dân lao động nghèo khổ.Về mặt trí tuệ, họ xếp conngười thành hai loại:thượng trí và hạ ngu.Thượng trí được nói đến ở đây là
bọn cầm quyền, bọn”quân tử”, bọn nắm giữ trong tay quyền lực, có quyền sai
khiến người khác.Còn hạ ngu là những người dân lao động nghèo.Họ chorằng hai loại người này do số phạn an bài nên không bao giờ thay đổ i(Duythượng trí hạ bất ngu di).Trong xã hội họ phân biệt nghề sang, nghề hèn.Họ
Trang 5đề cao lao động trí óc bằng quan điểm:”vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc
thư cao”, với quan điểm này họ cho rằng vạn cái nghề đều thấp hèn, duy chỉ
có đọc sách là cao cả
Nho gia thường khuyên những người cầm quyền”nới nhẹ sức dân”,
”thương dân”.Điều này có thể mang ý nghĩa rất tích cực, đúng đắn, nhưng
mặt khác nó lại thể hiện vẻ bề trên, thuộc cử chỉ của người trên, của những
người”chăn dân”, của những ông”quan phụ mẫu” quyền cao chức trọng.Về điều này, sách Kinh Thi có viết:”lạc chi quân tử, dân chi phụ mẫu”.Tức
là:Vui thay bậc quân tử là cha mẹ dân.Hay sách Đại Học viết:dân thích điều
gì, người thích điều ấy, dân ghét điều gì, người ghét điều ấy, thế mới là cha
mẹ dân(Dân chi sở hiếu, hiếu chi, dân chi sở ố, ố chi, thử chi vị dân chi phụ
mẫu).Không chỉ thế, sách Trung Dung cũng nói rằng:”Tử thứ dân tắc bách
tính khuyến”(Thương dân như con thì khuyến khích được trăm họ).
Ẩn sau quan điểm “lấy dân làm gốc” là một mục đích lớn hơn.Và mục đích
của các bậc Nho gia là để làm dịu đi mâu thuẫn đang tồn tại và ngày càng gaygắt trong xã hội đương thời- mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và tầng lớp bịtrị.Và đặc biệt là ở thời đại nhà Chu,mâu thuẫn này đã đạt đến đỉnh điểm.Giai
cấp thống trị mong muốn, nếu người dân được” bề trên”,”quan phụ mẫu”
quan tâm thì sẽ yên bề ở vị trí nô lệ vốn có của mình, không đụng chạm, xâmphạm hay đe dọa đến quyền lợi, địa vị và của cải của chúng
Không dừng lại ở đó, việc hiện thực hóa quan điểm”lấy dân làm gốc” chưa
được thực hiện một cách rõ ràng, nhất quán trong xã hội bấy giờ.Quan điểmcủa Nho gia chỉ có ý nghĩa trên diễn đàn, học thuật, trên lý thuyết, sáchvở.Những quan điểm này không được giới cầm quyền đương thời thi hành,bởi nó đụng chạm đến quyền lợi của chúng.Về mặt vật chất, Những ngườidân phải sống trong cảnh nghèo nàn, đói khổ, sống trong cảnh cơ cực, bần
hàn, bị bóc lột hết sức thậm tệ.Họ đâu có được cái gọi là”hằng sản” (thu nhập
ổn định) đủ để trang trải cuộc sống, nuôi sống vợ con như Mạnh Tử mongmuốn.Còn về mặt tinh thần, tuyệt đại bộ phận người dân sống trong cảnh ngu
Trang 6dốt, tối tăm.Hưởng thụ văn hóa, giáo dục là đặc quyền, đặc lợi của giai cấp
thống trị, những bậc bề trên, những vị”quan phụ mẫu”.Điều này đi ngược lại với mong muốn của Khổng Tử”hữu giáo vô loại”hay là có một nền giáo dục
không phân biệt đẳng cấp
Tư tưởng thân dân không chỉ dừng lại ở đó mà còn sáng ngời trong quanđiểm của Nguyễn Trãi- nhà thơ, nhà văn hóa, nhà quân sự đại tài của dân tộcViệt Nam.Ở ông bừng lên tư tưởng nhân nghĩa mà không phải ai cũng cóđược Tư tưởng nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được
gắn chặt trong tư tưởng vì dân, an dân: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” hay
là thể hiện trong câu: “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”.
Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa với ông chính là tư tưởng yêu nước, thương
dân, gần gũi che chở cho nhân dân, đánh giặc để cứu nước cứu dân: “đại đức
hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”.
Với Nguyễn Trãi an dân là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạongược đói với nhân dân.An dân còn là sự đảm bảo để dân có được một cuộc
sống yên bình.Nguyễn Trãi đã coi “ an dân” là mục đích của nhân nghĩa và đối tượng, phương tiện của nó là trừ bạo “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” vì
thế người nhân nghĩa là những người biết chăm lo cho nhân dân, trừ bạo tức
là, phải lo diệt quân cướp nước bảo vệ nhân dân Người nhân nghĩa phải dấu
tranh sao cho “Hợp trời, thuận người” nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, “lấy
ít địch nhiều”, hay là:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Ở Nguyễn Trãi tư tưởng thân dân, an dân-một tư tưởng quý báu, có sứcsống bền lâu thường trực trong tâm thức người lãnh đạo, để biến nó thành sức
mạnh tiềm ẩn trong mỗi dân tộc.Câu nói của ông với Trần Nguyên Hãn:”Chở
Trang 7thuyền, làm lật thuyền cũng là dân” vừa trí tuệ mà cũng rất giản dị, dân chính
là gốc đưa xã tắc non sông đến vững bên.Tư tưởng an dân của ông là cả mộtquá trình dài lâu thường trực là tư tưởng xuyên suốt trong cả một dòng tộc, vàđược nuôi dưỡng trong một tâm hồn cao quý một lí tưởng cao đẹp Cả mộtcuộc đời với những thăng trầm những tư tưởng ấy vẫn sáng ngời nó vượt quanhững chặng đường đằng đẵng của không gian và thời gian để trở thành mộtđức tính qúy báu trong mỗi thời đại và mỗi quốc gia nói chung Cho dù nỗioan khiên có chấm dứt sự sống của ông thì những tư tưởng của ông vẫn cònđọng lại trong sự đóng góp của ông cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chốngngoại xâm, trong những áng thơ văn truyền lại cho đời sau kể cả khi ông lui
về ở ẩn thì nguồn tình cảm ấy vẫn luôn thường trực và thôi thúc ông khônnguôi Thời gian đằng đẵng đi qua, những số phận và những thăng trầm màbất kể ai phàm là kiếp con người đều gặp phải nhưng cùng đồng hành với thờigian là những gía trị đích thực tồn tại vượt lên thời gian số phận và nhữngđắng cay mà người ta gặp phải trong bất kể hoàn cảnh nào, Nguyễn Trãi làmột trong số đó.Trong kháng chiến Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dânthì mới đánh được giặc cứu được nước, khi kháng chiến đã thắng lợi ông cũngnghĩ rằng phải lo cho dân thì mới xây dựng được đất nước.Trong thời biểu tạ
ơn được cử giữ chức giám nghị đại phu tri tam quân sự,ông đã viết “Chí
những muốn, việc cố nhân đã muốn, để tâm dân chúng, mình lo trước điều
thiên hạ phải lo".Tư tưởng an dân, lo cho dân, vì dân, lấy dân làm gốc luôn là
tư tưởng thường trực sáng ngời trong ông.Và tư tưởng này cảa ông đã thể hiệnsâu sắc trong mọi suy nghĩ hành động.Với ông người làm vua phải trọng nhânnghĩa, phải biết nghe, biết xét phải hết lòng thương yêu nhân dân.Không đượcsưu cao, thuế nặng với nhân dân
Trước Nguyễn Trãi, tư tưởng này đã được đề cập nhiều.Nhiều nhà tưtưởng Trung Quốc như Khổng Tử, Mạnh Tử cũng đã nêu rõ vai trò và sứcmạnh to lớn của nhân dân.Ở Việt Nam, tư tưởng an dân đã trở thành một đạo
Trang 8lý vào thời Lý-Trần.Trong thời kỉ ấy, tư tưởng về thân dân, an dân, huệdân, đã xuất hiện và góp phần làm cho thời đại Lý-Trần càng thêm hưngthịnh.ĐếnNguyễn Trãi, quan điểm về thân dân, an dân đã được ông tiếp thu,
kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kì hoạt động của mình Ông đãđưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ”nhân nghĩa, an dân” phải cố kếtlòng dân làm sức mạnh của nước, làm thế nước.Ông chủ trương cứu nướcbằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân màkháng chiến.Đó là một chiến lược bất khả biến, có tính trường tồn, một quyluật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
Không chỉ dừng lại ở đó, có một điểm đáng quý hơn trong tư tưởng về dâncủa ông là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân.Nhân dân luôn được ông nhắc đến
và đề cao ngay cả sau khi kháng chiến thành công, đất nước đã giành đượcđộc lập và bước vào xây dựng một cuộc sống mới.Ông nhận thức được rằngnhân dân là lực lượng chủ yếu làm ra làm ra thóc gạo, cơm ăn, áo mặc, làm racung điện, đền đài.Người dân đổ mồ hôi, công sức và cả tính mạng để tạo nên
của cải” thường nghĩ quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”.Chính từ những suy nghĩ sâu sắc như thế, nên khi đã làm quan trong
triều, trở thành một người đức cao vọng trọng, được hưởng lộc vua ban nhưngông cũng chưa một giây phút nào quên đi những người dân,những con ngườilam lũ, dãi nắng dầm mưa, những người lao động cực nhọc.Ông đã thể hiện
sự biết ơn của mình:”Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Trong suốt cuộc đời củamình, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hoà mìnhvào nhân dân Do đó, ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý củanhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rõ được sứcmạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử
Sau chiến tranh Nguyễn Trãi chủ trương xây dựng một xã hội thái bình vuatôi một lòng,không còn cảnh lầm than nô lệ.Ông chủ trương cầu người hiềntài phụng sự quốc gia, đất nước, nhân dân
Trang 9Tư tưởng của Nguyễn trãi không chỉ sáng ngời trong thời đại bấy giờ, mà
nó còn góp phần to lớn vào kho tàng tư tưởng dân tộc.Ông xứng đáng là mộtnhà tư tưởng lớn, một nhà văn hóa, quân sự đại tài.Tên tuổi và những cốnghiến của ông mãi sống cùng thời gian và lịch sử dân tộc
Tư tưởng thân dân đã vượt thời gian, không gian, hiển hiện trong quanniệm của rất nhiều nhà tư tưởng cận đại.Một trong số đó là Phan Bội Châu-nhà hoạt động cách mạng dưới thời Pháp thuộc, người đã thành lập phong tràoDuy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.Phan Bội Châu sinh ra, lớnlên và hoạt động trong thời đại văn hóa phương tây đã du nhập sâu rộng vàonước ta.Với ông thân dân được thể hiện ở tư tưởng dân quyền, đấu tranh chodân quyền Dưới ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng phương Tây, đặc biệt từkhi qua Nhật Bản và được chứng kiến một nước có truyền thống Nho học dobiết tiếp nhận và vận dụng những tư tưởng tiến bộ của Phương Tây vào côngcuộc duy tân mà trở nên hùng cường; được nghiên cứu và trao đổi về nguyênnhân cách mạng xã hội, về chính thể của các nước, về tư tưởng tự do, bìnhđẳng, bác ái, dân quyền, dân trí và các biện pháp duy tân của Môngtexkiơ,Vônte, Rút xô , ở Phan Bội Châu đã hình thành nên một quan niệm mới -quan niệm về dân quyền Quan niệm này chứa đựng một nội dung mới mẻ vàkhông kém phần phong phú, thể hiện mục đích thiêng liêng cứu nước, giảiphóng dân tộc để đem lại tự do, hạnh phúc cho dân, đem lại quyền lực chodân, để cho người dân trở thành chủ thể của các quyền lực trong xã hội
Vấn đề dân quyền thời bấy giờ còn rất mới mẻ đối với các sĩ phu yêu nướcViệt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX.Bởi lẽ, tại thời điểm ấy dânquyền là cái chưa hề xuất hiên ở nước ta, mà phải tiếp thu từ những trào lưu
tư tưởng bắt nguồn từ các nước Âu Mỹ.Đứng trước hiện thực các nền văn hóatây phương đang du nhập tràn lan vào nước ta, trước sự bất lực của hệ tưtưởng phong kiến, mà nòng cốt là tư tưởng Nho giáo trong việc bảo vệ đấtnước nửa cuối thế kỷ XIX , yêu cầu giải phóng dân tộc hồi đầu thế kỷ XX, và
Trang 10với lòng yêu nước nồng nàn, tài năng, lòng thương dân sâu sắc.Ông đã tìmkiếm và tiếp nhận những tinh hoa trong các trào lưu tư tưởng phương Tây,đặc biệt là tư tưởng dân quyền - một thứ vũ khí tư tưởng mới lạ trong thời đại
"châu Á thức tỉnh" sau "giấc ngủ" quân chủ.
Dưới chế độ phong kiến thực dân, nhân dân ta chỉ có trách nhiệm và nghĩa
vụ phục tùng vô điều kiện những yêu cầu của kẻ bề trên.Phải nhất nhất làmtheo mọi yêu cầu của những kẻ cầm quyền.Họ bị tước bỏ tất cả mọi quyềnlợi.Họ không có bất cứ quyền hành gì, họ chưa bao giờ là chủ thề cùa quyềnlực.Bằng sự hiểu biết, sự từng trải, học rộng hiểu nhiều của mình, ông chorằng không có dân quyền là một trong những nguyên nhân khiến cho nhândân ta sống trong tủi nhục, cay đắng, khốn khổ và tăm tối.Ông đã chỉ rarằng:” Cái nọc độc chuyên chế của bọn người hại dân ấp ủ đã hàng ngàn năm nay từ bên Trung Quốc lây sang nước ta, đến nỗi một tên độc phu (vua)
và vài vạn kẻ dung nhân (quan) làm cá thịt trăm họ dân ta Thế mà dân ta ngu ngốc khờ dại, không biết giành dân quyền, giữ quốc mệnh, chỉ ngày đêm
lo hết lòng hết sức đem máu mỡ của mình cung đơn cho bọn độc phu, dung nhân uống nuốt? Than ôi! Thật đáng thương thay”.
Sự cổ hủ, lạc hậu, bất cập của hệ tư tưởng phong kiến, sự thoái hóa trongquan niệm cách nhìn nhận của vua quan nhà Nguyễn, sự bắt chước một cáchmáy móc, không hợp lý chế độ chuyên chế của nhà Thanh là những chướngngại lớn trên con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc,mang chủ quyền
về tay nhân dân.Sự cai trị của chế độ cũ cần phải được thay thế băng một chế
độ chính trị mới, tiến bộ hơn, và ở đó người dân được quan tâm đến đời sống,người dân có quyền.Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hàng thế kỷ dưới chế
độ phong kiến và thực dân nửa phong kiến, đã sống một cuộc sống không có
tự do là bởi cái nọc độc chuyên chế đã đầu độc và giết chết dân quyền Khidân không có quyền thì cũng có nghĩa là, họ chỉ là một thứ công cụ để phụctùng quyền lực và ý chí của kẻ khác Trong khi đó, theo yêu cầu của sự
Trang 11nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và canh tân đất nước thì quyền lực phảithuộc về nhân dân, tức là người dân phải có quyền Dân quyền vừa là mụcđích hướng tới, vừa là điều kiện để huy động sức mạnh của toàn dân, để giảiphóng và phát huy mọi năng lực sáng tạo của con người.
Đấu tranh giải phóng con người, đấu tranh cho quyền con người luôn làđiều trăn trở, thôi thúc trong ông.Phan Bội Châu đã dành rất nhiều tâm huyết,công sức cho sự nghiệp to lớn ấy.Theo những lý luận của ông,có thể hiểurằng:dân quyền là quyền của người dân; người dân có quyền đó là lẽ tất yếu,
đã là con người dù nam hay nữ đều có quyền làm người và đó cũng chính làgiá trị của con người
Một điều có thể dễ thấy ở Phan Bội Châu là sự tôn trọng và đề cao quyềncon người.Đồng thời,cho thấy sự tích cực trong tư tưởng, quan điểm củaông.Ông đã vượt qua hệ tư tưởng phong kiến để tiếp nhận những giá trị tiến
bộ trong các trào lưu tư tưởng phương Tây nhằm phát huy và tập hợp sứcmạnh của mọi người dân hướng vào sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc
và canh tân đất nước.Đó là sự tiến bộ trong tư tưởng của ông
Trong cảnh tối tăm nô lệ, trong xã hội bất công, thối nát.Tư tưởng củaPhan Bội Châu đã thổi một luồng gió mới, tạo nên một làn sóng tiến bộ trong
xã hội đương thời.Ông đã bày tỏ một cách cương quyết quan điểm củamình.Theo ông dân quyền là cái cốt lõi, là cái cơ sở, là cái then chốt nhất đểxây dựng một đất nước tiến bộ.Quyền lực của nhà nước phải là quyền lực củadân Thể chế cộng hòa chỉ có được khi người dân là người chủ tối thượng củanhà nước Chính phủ trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình phải chịu sựkiểm soát chặt chẽ của nhân dân để cho dân quyền được tôn trọng mà không
bị thoái hóa, biến chất trở thành quyền lực độc đoán của một số cá nhân.Quyền lực nhà nước phải tập trung thì nhà nước và chính phủ, tức là cả cơquan lập pháp và hành pháp mới thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với