Đặc tính kỹ thuật: + hệ thống thiết bị truyền dẫn và dịch vụ cung cấp có chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế ITU-T + Các thiết bị đầu cuối kết nối với mạng VNPT cần được hợp chuẩn + Cá
Trang 1BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KS Phạm Hồng Nhung
Trang 2Hà nội 2008
Trang 3Mục lục
Mục lục i
Mở đầu ii
Thuật ngữ viết tắt iii
CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ KÊNH THUÊ RIÊNG Ở VIỆT NAM 1
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHỆ SDH VÀ KÊNH THUÊ RIÊNG 16
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM KÊNH THUÊ RIÊNG SDH 41
KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG 60
PHỤ LỤC A: Một số phương pháp đo các tham số và chức năng 62
PHỤ LỤC B: GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐO 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 4Mở đầu
Trong thời gian qua công nghệ SDH đã được triển khai rộng khắp trên mạng viễn thông của Việt nam Đây là một công nghệ mặc dù không còn là mới nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa ban hành được một tiêu chuẩn, phương pháp đo cụ thể để đánh giá chất lượng dịch vụ SDH Hiện nay, Việt nam mới có tiêu chuẩn về kênh thuê riêng đến tốc độ 2048kbit/s TCN 68-217:2002 Trong thực tế trên mạng Viễn thông Việt nam việc thuê kênh đã có STM-1 đến STM-4 và trong tương lai nhu cầu rất cao, trong khi đó chưa có qui định cụ thể về kênh thuê riêng loại này
Các nước trên thế giới đã sử dụng các qui định, tiêu chuẩn về giao diện, dịch vụ kênh SDH để kết nối giữa các hệ thống thông tin và dùng làm các chỉ tiêu đánh giá nghiệm thu hệ thống thiết bị khi mới đưa vào khai thác
Các nhà khai thác mạng và cung cấp dịch vụ kênh SDH (AT&T, Bell South, Telenor…) đều đưa ra các tiêu chuẩn về dịch vụ và bài đo phục vụ cho việc kết nối mạng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng Đồng thời, các tổ chức tiêu chuẩn (ITU, ETSI…), và các nhà quản lý nhà nước cũng đưa ra các qui định, yêu cầu kỹ thuật về kết nối, dịch vụ kênh SDH
Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn và các bài đo kênh thuê riêng SDH Phục vụ cho việc chuẩn hoá kết nối thuê kênh giữa các nhà khai thác và cung cấp kênh SDH cũng như các kết nối mạng giữa các nhà cung cấp dịch
vụ
Với mục tiêu như vậy, nội dung của đề tài được chia thành 2 phần lớn như sau:
Phần I: Thuyết minh xây dựng tiêu chuẩn và các bài đo kênh thuê riêng bao gồm:
VÀ KÊNH THUÊ RIÊNG
KÊNH THUÊ RIÊNG SDH
Phần II: Qui/Tiêu chuẩn kênh thuê riêng SDH áp dụng trên mạng viễn thông của Việt nam
Ngoài ra đề tài còn có các phụ lục trong đó tóm tắt các phương pháp, chỉ tiêu kỹ thuật có liên quan đến từng tham số đo để thuận tiện cho người sử dụng trong quá trình đo
Trong quá trình thực hiện, đề tài không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy để đề tài
có thể áp dụng được trên mạng lưới, nhóm thực hiện đề tài rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia trong Ngành
Xin trân trọng cảm ơn
Trang 5Thuật ngữ viết tắt
ANSI Americal National Standards Institute Viện chuẩn hoá Hoa Kỳ
hiện tại
CWDM/DWDM Coarse/ Dense Wavelength Division
Multiplex Ghép kênh theo bước sóng ghép lỏng/ghép mật độ caoDAPI Destination Access Point Identifier Giao diện điểm truy nhập
đích
Standards Institute
Viện các tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu
IEEE Institute of Electrical and Electronic
Engineers
ITU-T International Telecommunications Hiệp hội viễn thông quốc tế
Trang 6Union (Telecommunications Standardisation Sector)
khung
tin quản lý
MSTE Multiplex Section Terminating Element Thiết bị kết cuối phần ghép
kênhNC&M Network Control and Management Quản lý và đIều khiển mạng
mạng
NEML Network Element Management Layer Tầng quản lý thành phần
mạng
NNI Network – to – Network Interface Giao diện kết nối Mạng –
MạngOA&M Operation, Administration and
Maintenance
Vận hành, quản lý và bảo dưỡng
Maintenance Khai thác, giám sát và bảo dưỡng
PSTN Public Switched Telephone Network Mạng điện thoại công cộng
Trang 7RS Regenerator Section Đoạn lặp
SAPI Source Access Point Identifier Nhận diện điểm truy nhập
nguồn
bộ
SNCP Sub-network Connection Protection Bảo vệ kết nối mạng con
STM-n Synchronous Transport Module level N Mô-dun truyền tải đồng bộ
mức n
Network
Mạng quản lý viễn thông
truyền
UNI User-to-Network Interface Giao diện kết nối người sử
dụng – mạng
VC-n-Xc X contiguously Concatenated VC-ns X khung VC-n ghép liên tục
Trang 8CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ KÊNH THUÊ RIÊNG Ở VIỆT NAM
Hiện nay ở Việt nam, các nhà cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng chủ yếu là VNPT, EVN telecom và VietTel Các dịch vụ kênh thuê riêng hiện nay được cung cấp đa dạng bao gồm các loại: kênh thoại, điện báo dữ liệu, nx64 kbit/s, 2Mbit/s, 34, 45Mbits/s và SDH 155Mbit/s Các nhà cung cấp này hiện nay chủ yếu triển khai các hệ thống truyền dẫn quang dựa trên SDH và WDM để cung cấp các dich vụ kênh thuê riêng Nhu cầu phát triển dịch vụ băng rộng ngày càng tăng thì việc nâng cấp tốc độ và loại hình dịch vụ kênh thuê riêng ngày càng trở lên cần thiết và cấp bách
1.1 Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở Việt nam: Hiện trạng
Chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ dịch vụ di động trong vài năm qua Sự phát triển mạng
di động đã tạo bước đột phá trong số lượng người dùng dịch vụ viễn thông Hiện nay 64/64 tỉnh thành phố đã được phủ sóng di động Ngoài dịch vụ thoại cơ bản thuê bao, trả trước, các ứng dụng khác của mạng di động như nhắn tin SMS, MMS, truy nhập số liệu qua WAP, cũng đã được đưa vào khai thác và thu được những hiệu quả kinh doanh to lớn
Số lượng người sử dụng dịch vụ truy nhập Internet tăng đáng kể, đặc biệt các khách hàng
đã hướng đến dịch vụ truy nhập Internet băng rộng (qua ADSL) Một số thử nghiệm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet qua mạng cáp đồng trục cũng đã được thực hiện ở một số thành phố lớn
Các dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ Frame Relay, VPN, thuê kênh riêng, vẫn đang được cung cấp Nhu cầu người sử dụng kênh thuê riêng và VPN cũng có những tín hiệu tốt
Thị trường viễn thông Việt Nam đã xóa bỏ độc quyền chuyển sang cơ chế cạnh tranh Cho đến nay đã có gần 20 doanh nghiệp được cấp phép tham gia hoạt động kinh doanh trong thị trường này ở các cung đoạn khác nhau Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hiện vẫn là doanh nghiệp chủ đạo cung cấp dịch vụ cho khách hàng và được cấp phép tham gia toàn bộ các công đoạn trong thị trường viễn thông Bên cạnh đó, đã có thêm những công ty mạnh khác như Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông Điện lực, Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài Gòn (SPT), Công ty Công nghệ Truyền thông (FPT) cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin di động, truy nhập Internet băng rộng và kinh doanh hạ tầng
Sau đây thống kê mô số doanh nghiệm được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực viễn thông
và IP http://mic.gov.vn/details.asp?Object=211055497&news_ID=4740119
Doanh nghiệp được cấp phép hoạt động Lĩnh vực Viễn thông
CUNG CẤP ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel)
Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom)
Trang 9 Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel)
DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel)
Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel)
Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom)
DỊCH VỤ VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty Thông tin Viễn thông điện lực (EVN Telecom)
Tổng công ty Công ty Viễn thông quân đội (Viettel)
DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT)
Công ty cổ phẩn Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
Tổng công ty Công ty Viễn thông quân đội (Viettel)
Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI VIỄN THÔNG ĐƯỜNG DÀI TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
SỬ DỤNG GIAO THỨC IP
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty Thông tin Viễn thông điện lực (EVN Telecom)
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel)
Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel)
Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
Tổng công ty Công ty Viễn thông quân đội (Viettel)
Doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Internet
DOANH NGHIỆP CHÍNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾT NỐI INTERNET (IXP)- 5 doanh nghiệp
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty Điện tử Viễn thông quân đội (VIETTEL)
Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT
Công ty viễn thông điện lực (EVN Telecom)
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel)
DOANH NGHIỆP CHÍNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUY NHẬP INTERNET (ISP) - 9 doanh nghiệp
Trang 10 Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty Điện tử Viễn thông quân đội - (VIETTEL)
Công ty Cổ phần dịch vụ Internet (OCI)
Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
Công ty SXKD Điện, Điện tử quận 10 TP HCM (TIENET)
Công ty thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom)
Công ty Netnam (NETNAM)
DOANH NGHIỆP CHÍNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ ỨNG DỤNG INTERNET (OSP) - 14 doanh nghiệp
Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC/VNPT)
Công ty phát triển phần mềm (VASC/VNPT)
Công ty Điện tử Viễn thông quân đội - (VIETTEL)
Công ty Cổ phần dịch vụ Internet (OCI)
Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
Công ty SXKD Điện, Điện tử quận 10 TP HCM (TIENET)
Công ty thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom)
Công ty Netnam (NETNAM)
Công ty TNHH Phát triển CNTT Đạt Thịnh
Công ty cổ phần Tin học Viễn thông Châu Phong
Công ty cổ phần Công nghệ mạng (QTnet)
Công ty TNHH TM-DV Thuận Thảo
Công ty Cổ phần mạng truyền thông quốc tế (IncomNet)
Phát huy mọi nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiểu quả để mở rộng, phát triển thị trường Thiết lập thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh
tế tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Phấn đấu năm 2010, thị phần của các doanh nghiệp mới đạt khoảng 40-50%
Tích cực khai thác thị trường trong nước, phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản cho mọi vùng đất nước; ưu tiên phát triển nhanh các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu các trung tâm kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm
Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng mạng viễn thông Duy trì 6 giấy phép đầu tư cho khu vực này
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp truyền hình cáp, truyền hình số, các doanh nghiệp điện lực cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ trên nền IP Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình qua Internet, cung cấp nội dung thông tin
Bảng 1-1 Qui hoạch cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông
Trang 11Hạ tầng và dịch vụ di động
Không hạn chế Không hạn chế
DN truyền hình
Không hạn chế Không hạn chế
DN truyền hình
Không hạn chế
Không hạn chế
DN truyền hình
Không hạn chế
Không hạn chế
1.1.2 Thực trạng kinh doanh dịch vụ truyền tải ở Việt nam
Hiện nay đã có 5 nhà khai thác được cấp phép xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ truyền tải đó là: VNPT, Viettel, SPT, ETC và Hanoi Telecom Tuy nhiên hiện chỉ có 3 nhà cung cấp đã triển khai hạ tầng truyền dẫn đó là VNPT, Viettel và ETC Trong đó chỉ có VNPT
và Viettel đã có mạng truyền dẫn đường trục dựa trên công nghệ WDM
Các nhà khai thác còn lại chủ yếu hướng đến triển khai hạ tầng cung cấp dịch vụ di động và truy nhập Internet tốc độ cao Những dịch vụ này sẽ đem lại lợi nhuận nhanh chóng cho nhà cung cấp Hạ tầng mạng truyền tải chưa phải là vấn đề quan tâm của họ trong giai đoạn này
1.1.3 Hiện trạng mạng truyền tải quang đường trục và dịch vụ cung cấp của VNPT
1.1.3.1 Mạng truyền dẫn
Mạng truyền dẫn của mạng Viễn thông Việt nam cũng được phân chia ra làm các cấp mạng sau:
- Mạng truyền dẫn quốc tế do VTI quản lý hiện bao gồm:
- Mạng cáp quang biển quốc tế 565Mb/s ( Thái lan-Việt nam-Hồng kông-TVH ) SMW3 (2,5 GB/s)
- Các trạm cáp thuộc tuyến CSC(2,5GB/s),tuyến cáp quang TPHCM- PhnômPênh(155MB/s)
- Tuyến cáp quang biển SEA-ME-WE3 dung lượng là 10Gb/s
- Mạng VSAT có trạm chủ ( HUB ) đã được thiết lập với hơn 50 trạm thuê bao
- Ngoài ra VTI còn có dung luợng trên một số tuyến cáp quang biển khác để đảm bảo kết nối tới nhiều quốc gia trên thế giới, như tuyến APNC, TPC-5, China-US,
Trang 12- Tuyến trục Bắc–Nam sử dụng mạng Ring cáp quang 2,5GB/s (trên cáp quang 1A và cáp quang 500KV) và tuyến viba PDH 140MB/s có cấu hình 2+1 Mạng truyền dẫn cáp quang liên tỉnh đã phát triển được tới hầu hết các trung tâm tỉnh
QL Hệ thống DWDM đường trục 40G được xây dựng trên tuyến cáp quang đất liền QL1A, đường HCM và tổ chức thành 5 ring
- Tổng chiều dài tuyến cáp quang QL-1A là 1935 km, tổng chiểu dài các tuyến cáp quang liên tỉnh là 5090 km
- Sắp tới VTN sẽ xây dựng hệ thống DWDM 80G trên tuyến đường trục này
- Mạng truyền dẫn nội tỉnh
- Mạng truyền dẫn nội tỉnh hình thành từ những đường Ring cáp quang chạy qua các huyện Một số tuyến cáp quang thử nghiệm đã tới một số xã và một số thuê bao có yêu cầu ở thành phố Các tuyến cáp quang nội tỉnh đã được phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc để thay thế dẫn các tuyến viba số PDH có dung lượng hạn chế không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng Các tỉnh có số km cáp quang nội tỉnh lớn là: TP HCM (710km), Quảng Ngãi (490km), Đồng Nai (459km), Hà Nội (375km)
- Tổng chiều dài các tuyến cáp quang nội tỉnh trong cả nước hiện nay có khoảng 7755km với các loại cáp chôn, treo và có số sợi từ 8-24 sợi
1.1.3.2 Các dịch vụ cung cấp trên mạng truyền tải quang
Mạng truyền tải đường trục hiện nay có khả năng cung cấp dịch vụ thuê kênh ở mức luồng (theo tốc độ phân cấp SDH)
Việc cung cấp kênh thuê riêng có thể thực hiện theo hai kiểu:
- Cung cấp kết nối cố định: cung cấp các kênh kết nối vào mạng trong toàn bộ thời gian hợp đồng
- Cung cấp kết nối mềm: cung cấp/giải phóng các kết nối ngay khi có yêu cầu (thực hiện bằng tay)
Hiện nay VNPT là nhà cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng lớn ở Việt nam Trong đó cung cấp các dịch vụ kênh thuê riêng trong nước và quốc tế
Dịch vụ kênh thuê riêng là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai địa điểm cố định khác nhau
Dịch vụ kênh thuê riêng đáp ứng được các nhu cầu kết nối trực tiếp theo phương thức điểm nối điểm giữa hai đầu cuối của khách hàng
Hiện, dịch vụ thuê kênh riêng trong nước và quốc tế của VNPT đã và đang được nhiều rất khách hàng sử dụng Có thể kể đến các khách hàng lớn đang sử dụng dịch vụ thuê kênh viễn thông trong nước và quốc tế của VNPT hiện nay như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại thương, Công ty cổ phần SaigonPostel, Hanoi Telecom, rất nhiều Bộ, Ngành, Công ty nước ngoài như Intel, CISCO, NORTEL
Bảng 1 -2 là số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ kênh thuê riêng do VTN cung cấp theo
số liệu thống kê năm 2006 Một số khách hàng đặc biệt có doanh thu cao nhất (trong năm 2006) là:
• VMS: 118,593,473,182 (gần 118 tỷ, 600 triệu đồng)
• Ngân hàng NN PTNN: 13,052,859,291 (trên 13 tỷ đồng)
Trang 136 Dung lượng kênh thuê riêng
Nội tỉnh/Nội hạt, kênh
(Mbit/s)
Ghi chú: - Số kênh được quy đổi ra kênh 64 kbit/s
- Số liệu được tính trung bình 1 tháng/năm
Bảng 1 -3 là số liệu thống kê số lượng kênh thuê riêng (quy đổi ra kênh 64 kbit/s) và dung lượng kênh thuê riêng do VTI và VTN cung cấp trong nước và quốc tế
Trên đây mới chỉ là số liệu thống kê của một trong các nhà khai thác Viễn thông trên thị trường Viễn thông Việt Nam Có thể thấy, với số lượng lớn các kênh thuê riêng được sử dụng như vậy tương ứng với nó là không ít các thiết bị đầu cuối kênh thuê riêng được sử dụng trên mạng
Hiện nay, với sự phát triển của các dịch vụ mạng riêng ảo và các dịch vụ ngân hàng (dịch
vụ ATM), số lượng các kênh thuê riêng sẽ ngày càng tăng Điều đó dẫn đến nhu cầu chuẩn hóa đối với thiết bị đầu cuối nối vào mạng viễn thông công cộng sử dụng kênh thuê riêng
Đặc tính kỹ thuật:
+ hệ thống thiết bị truyền dẫn và dịch vụ cung cấp có chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế ITU-T
+ Các thiết bị đầu cuối kết nối với mạng VNPT cần được hợp chuẩn
+ Các kết nối kênh thuê riêng tốc độ 2Mbit/s và 155Mbit/s thông qua các giao diện chuẩn theo G.703 và giao diện quang G.957
+ Tốc độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
+ Cung cấp các kết nối theo tiêu chuẩn điểm- điểm, điểm - đa điểm
Trang 14+ các giao diện chuẩn
Về giá cước
Vừa qua, thực hiện Chỉ thị 18/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường, đồng thời với việc chuyển đổi áp dụng công nghệ mới đã giúp cho VNPT giảm đáng kể giá thành, vì vậy VNPT đã quyết định giảm mạnh cước thuê kênh trong nước và quốc tế Với mức giảm ấn tượng từ ngày 1/9/2007 trong khoảng từ 20 - 50%, giá cước thuê kênh mới sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông, CNTT, Internet , giúp các doanh nghiệp, tổ chức thúc đẩy ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, góp phần làm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả chức quản lý và kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp, tổ chức tự tin khi hội nhập kinh tế quốc tế
Cụ thể, cước thuê kênh quốc tế được tính theo tháng Mức giá được quy định theo các tiêu chuẩn, chất lượng, tốc độ khác nhau như kênh đã có khôi phục (là kênh luôn được đảm bảo
kể cả khi xảy ra sự cố trên tuyến cáp quang quốc tế) hoặc kênh không có khôi phục ; theo tốc độ kênh từ 300 b/s đến 155 Mbs/s, với mức cước thấp nhất là 372 USD/nửa kênh/ tháng
và cao nhất là 123.615 USD/nửa kênh/tháng
Cùng với việc giảm cước thuê kênh quốc tế, từ tháng 9 vừa qua, cước thuê kênh trong nước cũng được giảm mạnh tương ứng, với mức giảm từ 20 - 50% Theo đó, cước thuê kênh nội hạt được quy định tương ứng với 36 tốc độ kênh Kênh có tốc độ thấp nhất dưới 56Kbps sẽ
áp dụng 2 mức cước: mức 1 là 420.000 đồng/kênh/tháng, mức 2 là 491.000 đồng/kênh/tháng; kênh có tốc độ cao 155 Mbps có mức cước là 107.740.000 đồng/kênh/tháng và 116.028.000 đồng/kênh/tháng Cước thuê kênh nội tỉnh cũng được quy định tương ứng với 40 tốc độ Kênh có tốc độ thấp dưới 56 Kbps sẽ áp dụng 2 mức cước là 581.000 đồng/kênh/tháng và 797.000 đồng/kênh/tháng; kênh có tốc độ lớn đến 155 Mbps
sẽ là 88.562.000 đồng/kênh/tháng và 123.574.000 đồng/kênh/tháng Việc quy định thành các mức cước 1, mức cước 2 với mục tiêu để bảo vệ quyền lợi khách hàng, khoảng cách thuê gần sẽ có mức cước thấp, thuê xa phải thanh toán ở mức cao hơn
Đối với dịch vụ thuê kênh liên tỉnh, với đặc thù Việt Nam là nước trải dài trên 1000 km nên
để đáp ứng yêu cầu khách hàng, cước thuê kênh được phân thành 5 vùng cước và quy định tương ứng với 40 tốc độ kênh Theo đó, kênh có tốc độ thấp dưới 56/64 Kb/s có mức cước tối thiểu là 636.000 đồng/kênh/tháng tại vùng 1; mức cước tối đa là 3.217.000 đồng/kênh/tháng tại vùng 5 Kênh có tốc độ lớn đến 155 Mb/s sẽ áp dụng mức cước tối thiểu là 102.286.000 đồng/kênh/tháng tại vùng 1 và mức cước tối đa là 346.718.000 đồng/kênh/tháng tại vùng 5
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu sử dụng dịch vụ của một số khách hàng hoạt động trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn, hàng hải bảng cước dịch vụ thuê kênh viễn thông trong nước còn quy định mức cước của một số kênh đặc thù như kênh điện báo (tốc độ 50, 100 baud), kênh thoại dùng để liên lạc điện báo nhiều kênh, kênh thoại M1040 và mức cước hiện đã phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng
Nếu khách hàng thuê kênh trong nước, quốc tế có cam kết thuê sử dụng lâu dài, thuê nhiều kênh thì tuỳ theo từng cam kết cụ thể mà VNPT sẽ giảm cước tiếp cho khách hàng Khách hàng sẽ chỉ phải thanh toán ở các mức giá thấp hơn
Như vậy với việc giảm từ 20 - 50% cước thuê kênh riêng trong nước và quốc tế của VNPT, các khách hàng lại có thêm cơ hội được hưởng lợi trong việc sử dụng dịch vụ viễn thông chất lượng cao, giá thành giảm
Trang 151.1.4 Hiện trạng mạng truyền tải và dịch vụ cung cấp của Viettel
Mạng đường trục Bắc - Nam với cụng nghệ ghộp bước súng WDM SDH, dung lượng 2,5 Gbit/s được nõng cấp lờn 10 Gbit/s cú cấu trỳc Ring được tạo bởi đường trục cỏp quang trờn đường dõy 500KV và đường trục cỏp quang dọc tuyến đường sắt Bắc Nam
Thiết lập cỏc vũng Ring nội hạt tại cỏc thành phố như Hà Nội, TP.Hồ Chớ Minh, éà Nẵng,
Công ty truyền dẫn viettel ( Viettel transmission
Mạng lới cáp quang phủ rộng toàn quốc 64/64 tỉnh thành, cáp quang
Quốc tế đất liền, cửa ngõ vệ tinh dung lợng lớn và công nghệ mới
Mạng lới >25.000 Km cáp quang độc lập đến các huyện trên toàn quốc Viêttl còn hợp tác trao đổi dung lợng chặt chẽ với EVN Telecom, Bộ Công An và VTN
Hạ Tầng Trong Nớc
mạng đờng trục
mạng liên tỉnhmạng Nội hạt các thành phố lớn
Mạng truy nhập
Mạng đờng trục Bắc Nam đợc cấu thành từ các đờng trục 1A(5Gbps), 1B(10Gbps)
và 1C(>40Gbps) Sắp tới sẽ đa vào khai thác đờng trục mới 2B (400Gbps)
Mạng liên tỉnh các khu vực: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Tây Nam Bộ và Đông Nam
- Chạy trên đờng trục 500Kv Bắc Nam-Mạch 1
- Cung cấp dịch vụ với các dung lợng: nx64, E1/T1, E3/T3, STM1, STM4
- Sử dụng công nghệ ghép kênh theo bớc sóng-WDM
Đờng trục 1b
- Dung lợng 10Gb/s
- Chạy dọc hành lang an toàn đờng sắt tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh
- Cung cấp dịch vụ với các dung lợng : nx64, E1/T1, E3/T3, STM1, STM4, STM-16,
FE, GE
- Sử dụng công nghệ truyền dẫn SDH, hạ kênh trực tiếp từ 10Gbps xuống E1
Hạ tầng quốc tế
Cửa ngõ quốc tế cáp quang đất liền
Cửa ngõ quốc tế cáp quang biển
Cửa ngõ quốc tế móng cái – quảng ninh
- Kết nối cáp quang đất liền có vu hồi 1+1 qua Trung Quốc
- Dung lợng kết nối 2.5Gb/s
- Cung cấp các dịch vụ: nx64,E1/T1, E3/T3, STM1, STM4
- Đối tác kết nối: China Netcom, China Unicom, HGC - HK, PCCW - HK, NTT – JP
Trang 16Cửa ngõ quốc tế lạng sơn
Kết nối cáp quang đất liền có vu hồi 1+1 qua Trung quốc
- Dung lợng kết nối 2.5Gb/s
- Cung cấp các dịch vụ: nx64,E1/T1, E3/T3, STM1, STM4
- Đối tác kết nối: China Telecom-TQ, HGC-HK, Teleglobe
Cửa ngõ quốc tế lao bảo & cầu treo
Kết nối cáp quang đất liền có vu hồi 1+1 qua Lào
- Dung lợng kết nối STM-4
- Cung cấp các dịch vụ: nx64,E1/T1, E3/T3, STM1
- Đối tác kết nối: Lao Telecom
Cửa ngõ quốc tế an giang
Kết nối cáp quang đất liền có vu hồi 1+1 qua Campuchia
- Dung lợng kết nối STM-4
- Cung cấp các dịch vụ: nx64,E1/T1, E3/T3, STM1
- Đối tác kết nối:Campuchia
Cửa ngõ quốc tế cáp quang biển
Kết nối cáp quang biển sang Hong Kong, Thai Lan, Mỹ
- Dung lợng kết nối 5 x STM-16 (5x2.5Gbps)
- Cung cấp các dịch vụ: nx64,E1/T1, E3/T3, STM-1
- Đối tác kết nối: AGG (USA)
Cửa ngõ vệ tinh sơn tây
• Kết nối với vệ tinh Intelsat có vùng phủ rộng lớn: khu vực châu Mỹ, châu á, châu úc
• Dung lợng 155Mbps
1.1.4.2 Cỏc dịch vụ truyền dẫn
Với mạng lới hạ tầng quang hoá trên toàn quốc 64/64 tỉnh thành hệ thống VSAT (đang triển khai xây dựng với 100 trạm Remote), các cửa ngõ cáp quang đất liền quốc tế kết nối với các đối tác hàng đầu tại khu vực và thế giới (CNC, China-
Trang 17Telecom, HGC, PCCW ) Vietel có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng về nhu cầu băng thông.
Với công nghệ SDH và các công nghệ truy nhập xDSL tiên tiến Khách hàng có thể
sử dụng băng thông theo yêu cầu (Nx64, E1, E3, FE, GE, STM-N ) độ tin cậy cao…(cơ chế bảo vệ 1+1)
Các mô hình dịch vụ:
- Dịch vụ thuê kênh riêng trong nớc (Leased Line) qua cáp quang, cáp đồng, vi ba hay qua hệ thống VSAT:
* Dịch vụ thuê kênh riêng nội hạt
* Dịch vụ thuê kênh riêng nội tỉnh
* Dịch vụ thuê kênh riêng liên tỉnh
- Dịch vụ thuê kênh riêng quốc tế (IPLC) qua cáp quang đất liền, qua vệ tinh và VSAT
- Dịch vụ truyền báo, truyền hình hội nghị, truyền hình trực tiếp trên toàn quốc
Bên cạnh đó chúng tôi có thể cung cấp các dịch vụ LL Internet, IXP, các dịch vụ khác trên nền NGN nh VPN, MPLS…
* Nâng cấp dung lợng thuận tiện
* Chi phí tốn kém và không hiệu quả trong việc quản lý khi mở rộng
* áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ, ít chi nhánh
* Phơng thức kết nối: Cáp quang, cáp đồng, Viba, VSAT
SERVICE PROVIDER
Trang 18- Mô hình Điểm - Đa điểm
* Hiệu quả trong việc quản lý
* Giảm chi phí khi mở rộng mạng
* Triển khai phức tạp
* Nâng cấp dung lợng phức tạp
*áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn nhiều chi nhánh
* Phơng thức kết nối: Cáp quang, cáp đồng, Viba, VSAT
NTU
Trang 19Quan điểm giá cớc
Linh hoạt, có các chính sách giá u đãi đối với các khách hàng lớn, đặc biệt
Giá cớc linh hoạt theo gói dịch vụ:
- Thuê Leased line: 1 kênh hay nhiều kênh
- Thuê Leased line và các dịch vụ khác của Viettel
Giá cớc linh hoạt theo thời hạn hợp đồng:
- Hợp đồng ngắn hạn
- Hợp đồng dài hạn
Giá cớc theo dung lợng kết nối: Nx64, E1, E3, STM-1…
Giá cớc phân loại theo khách hàng: Các Bộ ngành, tổ chức chính phủ, các tổ chức
đào tạo …
Cam kết về tổ chức ứng cứu Sự cố
Viettel tổ chức ứng cứu thông tin cho KH 24/24h và cam kết thời gian xử lý sự cố nh sau:
- Đối với các kênh đờng trục:
techcombank
Ngân hàng nhà nước INCOMBANK
Trang 201.1.5 Hiện trạng mạng truyền tải và dịch vụ cung cấp của EVN
EVNTelecom là nhà cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng cho các khách hàng lớn trong và
ngoài nước sử dụng dịch vụ thuê kênh riêng như: các Công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông, ngân hàng và các Bộ, ngành …
Với lợi thế mạng đường trục Bắc Nam tốc độ cao và hệ thống mạng nhánh cáp quang liên tỉnh, nội hạt, EVN cung cấp cho Quý khách hàng kênh truyền dẫn sử dụng cáp và các thiết
bị đầu cuối quang có chất lượng và độ tin cậy cao nhất Khách hàng sử dụng thiết bị đầu cuối của mình cần được hợp chuẩn và tương thích với mạng của EVN
EVNTelecom đã có 03 cổng quốc tế dung lương lớn hơn 5Gbps và sẵn sàng nâng cấp lên
10 Gbps đang hoạt động với độ an toàn cao và đảm bảo được chất lượng dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, có khả năng cung cấp cho khách hàng dịch vụ thuê kênh riêng với mọi tốc độ, mọi lúc và mọi nơi
Với cấu trúc mạch vòng cáp quang tại các cổng quốc tế, EVNTelecom sẽ giúp khách hàng hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại khi có sự cố, tạo sự thông suốt cho kênh truyền
Các loại kênh truyền có thể cung cấp:
- Kênh viễn thông nội hạt với tốc độ từ 64kbps đến 155Mbps
- Kênh viễn thông nội tỉnh với tốc độ từ 64kbps đến 155Mbps
- Kênh viễn thông liên tỉnh với tốc độ từ 64kbps đến 155Mbps
- Kênh viễn thông quốc tế với tốc độ từ 64kbps đến 155Mbps
Lợi ích của dịch vụ:
- Độ an toàn và bảo mật thông tin tuyệt đối trên đường truyền
- Sử dung kênh liên lạc 24/24
- Đáp ứng được nhiều loại hình dịch vụ:
• Thuê kênh (TDM, IP) trong nước và quốc tế, dịch vụ IP VPN
• Dịch vụ VSAT
• Kết nối Internet, cung cấp các kết nối cho các ISP, IXP với tốc độ theo yêu cầu
EVN cam kết mang tới cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, dịch vụ hỗ trợ khách hàng chu đáo, thủ tục đăng ký nhanh gon, kết nối nhanh chóng, giá cước hợp lý, dịch vụ đa dạng
Giá cước: Ngoài chính sách giá cước chung, EVN còn có chính sách riêng đối với những khách hàng thuê kênh với số lượng lớn.Giảm cước theo thời hạn hợp đồngGiảm cước thuê kênh đối với những khách hàng đặc biệt
EVN Telecom có hệ thống dịch vụ kênh truyền đa dạng, có thể cung cấp cho khách hàng các loại kênh sau:
1 Kênh viễn thông nội hạt
2 Kênh viễn thông nội tỉnh
3 Kênh viễn thông liên tỉnh
4 Kênh viễn thông quốc tế
Trang 21Hình 1-1 Cấu hình mạng truyền dẫn EVN telecom
Trang 221.2 Kết luận
• Thị trường viễn thụng Việt nam đó chuyển hướng từ độc quyền sang cạnh tranh Hiện
cú gần 20 doanh nghiệp được cấp phộp hoạt động trong cỏc cung đoạn thị trường
• Đó cú 5 doanh nghiệp được cấp phộp kinh doanh hạ tầng; hiện chỉ cú 3 doanh nghiệp cú khả năng cung cấp dịch vụ truyền tải cho khỏch hàng, đú là VNPT (đại diện là VTN) , EVN và Viettel
• Nhu cầu thuờ kờnh truyền tải là rất lớn do cú nhiều doanh nghiệp tập trung vào khu vực cung cấp dịch vụ người sử dụng (điển hỡnh là di động và truy nhập Internet)
• Dịch vụ kờnh thuờ riờng đa dạng, theo dung lượng từ 64kbit/s đến 155Mbit/s
• Hệ thống truyền dẫn của cỏc nhà cung cấp hiện chủ yếu dựa theo SDH và được triển khai từ cỏc nhà cung cấp thiết bị lớn và đều được hợp chuẩn và cú cỏc đặc trưng sau:
o Về giao diện: các sản phẩm này đều có giao diện điện tuân theo khuyến nghị G.703, giao diện quang tuân theo khuyến nghị ITU-T G.957, giao diện đồng bộ tuân theo ITU-T G.703
o Cấu trúc ghép kênh qua AUG4 (VC-4) tuân theo khuyến nghị ITU-T G.707 ( option ETSI) với khả năng cung cấp các luồng 2, 34, 140 Mbit/s
o Các thiết bị đều có thể thiết lập cấu hình để làm việc nh một thiết bị đầu cuối hoặc một bộ ghép kênh xen/rẽ
o Về chức năng giám sát chất lợng: các thiết bị đều có khả năng thực hiện giỏm sỏt chất lượng của tớn hiệu Tại cỏc module giao diện của thiết bị đều cú cỏc điểm truy nhập cho phộp lấy ra cỏc thụng tin giỏm sỏt tại cỏc mức khỏc nhau Cỏc thụng tin được giỏm sỏt chủ yếu bao gồm:
o Lỗi khối nền (BBE)
o Giõy cú lỗi (ES)
o Giõy cú lỗi nghiờm trọng (SES)
o Thiết lập luồng trên cơ sở hệ thống NMS thông qua nhà khai thác, cha có khả năng cung cấp luồng một cách tự động;
• Cỏc nhà cung cấp dịch vụ điển hỡnh đều yờu cầu cỏc đầu cuối kết nối vào mạng phải được hợp chuẩn , cú đặc trưng sau:
o Cỏc dịch vụ kờnh thuờ riờng chủ yếu là điểm- điểm, chất lượng cao thường được bảo vệ bởi hệ thống truyền dẫn 1+1, hay Ring
o Cung cấp các giao diện PDH và SDH theo cấu trúc ETSI: E1, E3,DS3, E4 và STM-1/4 tơng ứng với cấu trúc VC-12,VC-3, VC-4
o Cấu trúc tín hiệu theo cấu trúc ghép kênh của ETSI
o Chế độ bảo vệ dùng chung ở mức đoạn ghép kênh có khả năng hồi phục mạng nhanh (<50ms) khi có một sự cố ngoài nút kết nối thoả mãn yêu cầu về tính sẵn sàng mức nhà khai thác;
Trang 23Hình 1-2Cấu trúc ghép kênh theo ITU/ ETSI
Trang 24CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHỆ SDH VÀ KÊNH THUÊ RIÊNG
Trước khi đi vào xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp đo, các bài đo cụ thể cho dịch
vụ kênh thuê riêng SDH, trong phần này sẽ rà soát lại các tiêu chuẩn liên quan đến SDH để làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp đo ở các chương sau Các tiêu chuẩn liên quan đến công nghệ SDH được phân loại như sau:
Bảng 2-4 Các tiêu chuẩn liên quan đến công nghệ SDH
Recommendations ETSI Standards
Tiêu chuẩn ngành TCN đã áp dụng
ETS 300 166 ETS 300 232, ETS
300 232(A1) ETS 300 166 (09/99)
TCN 68-172:1998 TCN 68-173:1998 TCN 68-175:1998
Đã cập nhật, bổ sung mới trong đề tài Rà soát [29,30]
Amd1(06/02), Amd2(03/03), Corr1(03/03), Err1(07/03) G.7042 (11/01),
Amd1(06/02), Corr1(03/03) G.708 (10/98) G.832 (10/98)
ETS 300 167 (08/93), (09/99) ETS 300 147 Ed.3 ETS 300 337 Ed.2
TCN 68-177:
1998
Đã cập nhật, bổ sung mới trong đề tài Rà soát [29,30]
EN 300 417-x-y (x=1-7,9 y=1-2) ETS 300 635 ETS 300 785 RE/TM-1042-x-1 (x=1-5) MI/TM-4048 (9712)
ETS 300 746 ETS 300 417-1-1 ETS 300 417-3-1 ETS 300 417-4-1
TS 101 009
Trang 25TS 101 010 RE/TM-1042 TR/TM-03070
G.774.09 (04/00)
G.774.10 (04/00)
ETS 300 304 Ed.2 ETS 300 484 ETS 300 413 ETS 300 411 ETS 300 493 prEN
G.828 (02/00) G.829 (02/00) M.2101 (02/00) M.2101.1 (04/97)
M.2102 (02/00) M.2110 (04/97) M.2120 (04/97),
(02/00) M.2130 (02/00) M.2140 (02/00)
EN 301 167
TCN 68-177:
1998 , TCN 68-164:1997
Đã cập nhật, bổ sung mới trong đề tài Rà soát [29,30]
Đặc tính G.783 (02/04)
G.784 (06/99)
EN 300 417-x-1 RE/TM-1042
Trang 26G.824 (03/93), (03/00)
G.825 (03/93), (02/99)
G.783 (10/00), corr.
O.171 (04/97) O.172 (03/99), (06/98)
EN 300 462-5-1 EN
302 084 (01/99) DEN/TM-1079 (05/98)
TCN 68-177:
1998 , TCN 68-164:1997
Đã cập nhật, bổ sung mới trong đề tài Rà soát [29,30]
TCN 68-177:
1998 , TCN 68-171:1998 TCN 68-164:1997
Đã cập nhật, bổ sung mới trong đề tài Rà soát [29,30]
2.1 Các tiêu chuẩn quốc tế
2.1.1 Tiêu chuẩn về đặc tính điện của giao diện
2.1.1.1 ITU-T G.703 - Đặc tính điện/vật lý của các giao diện phân cấp số
Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu về đặc tính điện và vật lý của các giao diện tại phân cấp số như qui định trong khuyến nghị G.702 (PDH) và G.707 (SDH), với mục đích nhằm kết nối các thành phần của mạng truyền dẫn số
Các giao diện phân cấp số được qui định trong khuyến nghị này bao gồm: giao diện tại tốc độ 64 kbit/s, 1544 kbit/s, 2048 kbit/s, 6312 kbit/s, 32064 kbit/s, 44736 kbit/s, 8448 kbit/s, 34368 kbit/s, 139264 kbit/s, giao diện đồng bộ 2048 kHz, giao diện 97728
kbit/s, 155520 kbit/s (STM-1e), 51840 kbit/s (STM-0).
Trang 272.1.2 Tiêu chuẩn về đặc tính quang của giao diện
2.1.2.1 ITU-T G.957 - Giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống liên quan đến phân cấp số đồng bộ
- Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống SDH được định nghĩa trong khuyến nghị G.707 và làm việc trên sợi quang đơn mode G.652, G.653 và G.654
- Mục đích của khuyến nghị này là đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị SDH được định nghĩa trong khuyến nghị G.783 để đạt được khả năng tương hợp ngang trên một tuyến truyền dẫn (tức là khả năng sử dụng thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trên cùng một tuyến truyền dẫn)
- Các chỉ tiêu trong khuyến nghị này được áp dụng cho các hệ thống trong đó mỗi hướng truyền dẫn sử dụng một sợi quang
- Các chỉ tiêu về giao diện quang được qui định cho các loại hệ thống có trong bảng dưới đây:
Bảng 2-5 Phân loại các giao diện quang theo ứng dụng và qui định về mã ứng
dụng của hệ thống (G.975)
Ứng dụng Nội đài Liên đài
Tuyến ngắn Tuyến dài
a) Khoảng cách này được dùng để phân loại chứ không phải là chỉ tiêu kỹ thuật
Các tham số được qui định bao gồm:
- Chỉ tiêu đối với phần phát tại điểm S:
Trang 28o Dải suy hao
o Độ thiệt thòi luồng quang
o Phản xạ cực đại của bộ thu tại điểm R
2.1.2.2 TU-T G.691 - Giao diện quang cho các hệ thống đơn kênh quang 64,
STM-256 và các hệ thống SDH có sử dụng khuếch đại quang
Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang nhằm đảm bảo tính tương hợp ngang của các hệ thống:
- Hệ thống liên đài đơn kênh quang STM-4, STM-16 và STM-64 sử dụng tiền khuếch đại và khuếch đại công suất quang
- Hệ thống đơn kênh quang STM-64 nội đài và tuyến ngắn (SH) không sử dụng khuếch đại quang
- Đối với hệ thống STM-256, các chỉ tiêu vẫn còn đang tiếp tục dược nghiên cứuViệc sử dụng LA không nằm trong phạm vi của khuyến nghị này
Khuyến nghị này áp dụng cho các hệ thống trong đó mỗi hướng truyền dẫn sử dụng một sợi quang
Trang 29Bảng 2-6 Phân loại giao diện quang đối với các mã ứng dụng VSR, I, S và L (G.691)
Trang 30Bảng 2-7 Phân loại giao diện quang đối với các mã ứng dụng V và U
Lưu ý - Khoảng cách này là xấp xỉ, được sử dụng để phân loại, đây không phải là một chỉ tiêu kỹ thuật
Các tham số được qui định bao gồm:
- Chỉ tiêu đối với phần phát tại điểm MPI-S:
- Đường truyền giữa điểm MPI-S và MPI-R
o Dải suy hao
o Tán sắc
o Giá trị ORL tại MPI-S
o Phản xạ cực đại giữa MPI-S và MPI-R
- Phần thu ở điểm MPI-R
o Độ nhạy thu
o Mức quá tải
o Độ thiệt thòi luồng quang
o Phản xạ cực đại của bộ thu tại điểm MPI-R
2.1.3 Các tiêu chuẩn liên quan đến đồng bộ
2.1.3.1 ITU-T G.812 - Yêu cầu về đặc tính định thời của các đồng hồ tớ được sử dụng làm các đồng hồ nút trong mạng đồng bộ
Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu tối thiểu cho các thiết bị được sử dụng như đồng
hồ nút trong các mạng đồng bộ Chức năng của đồng hồ nút là lựa chọn một trong các đường đồng bộ ngoài để đưa vào trạm viễn thông như tín hiệu chuẩn đồng bộ, thực hiện giảm jitter và wander và sau đó được phân phối đến các thiết bị khác trong trạm
Trang 31Khi hoạt động bình thường đồng hồ nút hoạt động như đồng hồ thợ, bám theo đồng hồ chuẩn sơ cấp Với mục đích dự phòng, đồng hồ nút nói chung sẽ có nhiều tham chiếu đầu vào Khi tất cả các đường vào giữa đồng hồ chủ và đồng hồ nút hỏng, đồng hồ nút
sẽ có khả năng duy trì hoạt động trong các giới hạn đặc tính qui định (kiểu hoạt động lưu giữ)
Đồng hồ nút có thể là một thiết bị riêng biệt (SASE) hoặc có thể là một phần của thiết
bị khác như tổng đài hoăc thiết bị đấu chéo SDH
Các chỉ tiêu về chất lượng đối với các đồng hồ nút được đưa ra trong khuyến nghị này cho 3 kiểu đồng hồ:
- Đồng hồ kiểu I: chủ yếu dùng trong các mạng được tối ưu cho phân cấp 2048 kbit/s
- Đồng hồ kiểu II và III chủ yếu dùng cho phân cấp 1544 kbit/s
Ngoài ra, trong phụ lục A còn đề cập đến 3 kiểu đồng hồ khác là:
- Đồng hồ kiểu IV: được triển khai chủ yếu trong các mạng đã có hỗ trợ cho phân cấp 1544 kbit/s
- Đồng hồ kiểu V: được triển khai chủ yếu trong các nút chuyển tiếp có cả phân cấp 1544 và 2048 kbit/s
- Đồng hồ kiểu VI: được triển khai điển hình trong các nút mạng nội hạt đã có trên phân cấp 2048 kbit/s
Các yêu cầu kỹ thuật được đưa ra đối với mỗi loại đồng hồ này bao gồm:
- Dung sai nhiễu:
Là mức nhiễu tối thiểu mà đồng hồ phải chấp nhận được mà vẫn đảm bảo:
- Duy trì đồng hồ trong các giới hạn đặc tính qui định
- Không gây nên bất cứ cảnh báo nào
- Không làm cho đồng hồ chuyển đổi tham chiếu
- Không làm cho đồng hồ chuyển sang chế độ lưu giữ
Trong mục này còn đề cập đến dung sai jitter và wander cho 3 kiểu đồng hồ loại I, II
và III
- Truyền tải nhiễu:
Truyền tải nhiễu thể hiện lượng nhiễu pha xuất hiện tại đầu ra khi có nhiễu được đưa tới đầu vào Chỉ tiêu về mặt nạ trôi pha được qui định trong điều kiện tín hiệu vào có nhiễu
Trang 322.1.3.2 ITU-T G.813 - Yêu cầu về đặc tính định thời của các đồng hồ tớ trong thiết bị SDH (SEC)
Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho đồng hồ sử dụng trong thiết bị SDH (SEC) Trong trường hợp bình thường, đồng hồ này hoạt động bám theo PRC Tuy nhiên thì đồng hồ này có thể sử dụng nhiều đầu vào chuẩn, và trong trường hợp tất cả các nguồn chuẩn bị mất thì đồng hồ này sẽ hoạt động ở chế độ lưu giữ
Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu cho 2 loại đồng hồ SEC:
- Loại 1: là các đồng hồ sử dụng trong mạng SDH được tối ưu cho phân cấp số
2048 kbit/s
- Loại 2: là các đồng hồ sử dụng trong mạng SDH được tối ưu cho phân cấp số
1544 kbit/s
Các chỉ tiêu đưa ra đối với SEC cũng tương tự như đối với SSU
2.1.4 Các tiêu chuẩn về jitter/wander
Các tiêu chuản liên quan đến jitter bao gồm: ITU-T G.823, G.825 và ITU-T G.783
2.1.4.1 ITU-T G.823 - Yêu cầu về jitter và wander trong các mạng số dựa trên phân cấp
số 2048 kbit/s
Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu về jitter và wander xuất hiện tại các giao diện nút mạng (NNI) của phân cấp số cận đồng bộ (PDH) và các mạng đồng bộ dựa trên tốc độ bit phân cấp mức 1: 2048 kbit/s
Đối với giao diện lưu lượng, khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu liên quan đến:
- Giới hạn mạng đối với giá trị jitter và wander đầu ra tại các giao diện 2, 34, 140 Mbit/s
- Dung sai jitter và wander đầu vào tại các giao diện 2, 34, 140 Mbit/s
Đối với giao diện đồng bộ, khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu liên quan đến:
- Giới hạn mạng đối với giá trị jitter và wander đầu ra tại các giao diện đồng bộ Cụ thể là:
- Giới hạn mạng đối với giá trị jitter đầu ra tại các giao diện 2048 kHz và 2048 kbit/s cho các đồng hồ PRC, SSU, SEC và giao diện đồng bộ PDH Các giá trị giới hạn này được cho trong bảng 5 của G.823 với thời gian đo là 60 s
- Giới hạn mạng đối với giá trị wander đầu ra tại các giao diện của các đồng hồ PRC, SSU, SEC và giao diện đồng bộ PDH biểu thị thông qua 2 tham số MTIE
và TDEV Các giá trị này được cho trong các bảng từ 6 đến 13 của ITU-T G.823
- Dung sai jitter và wander tại đầu vào của các giao diện đồng bô Các giá trị này được tham chiếu đến dung sai jitter và wander đầu vào cho các cổng đầu vào đồng
Trang 33hồ kiểu I của ITU-T G.812 cho các thiết bị có chức năng SSU, và chọn lựa 1 của ITU-T G.813 cho các thiết bị có chức năng SEC
2.1.4.2 ITU-T G.825 - Yêu cầu về jitter và wander trong các mạng số dựa trên phân cấp
số đồng bộ SDH
Khuyến nghị này đưa các tham số và các giá trị liên quan nhằm kiểm soát tốt lượng jitter và wander tại các giao diện mạng - mạng SDH (NNI), bao gồm:
- Giới hạn mạng cực đại đối với giá trị jitter và wander
- Dung sai jitter và wander tối thiểu của thiết bị đối với các giao diện lưu lượng
và giao diện đồng bộ dựa trên phân cấp số đồng bộ (SDH)
- Dung sai wander tại các cổng vào STM-N: với các giao diện STM-N được sử dụng như là giao diện đồng bộ được tham chiếu đến khuyến nghị G.812, G.813 (tức là phải đáp ứng các chỉ tiêu dung sai wander qui định trong khuyến nghị G.812, G.813)
2.1.4.3 ITU-T G.783 - Đặc tính các khối chức năng của thiết bị SDH
Trong khuyến nghị này có đề cập các chỉ tiêu về jitter sinh ra do quá trình sắp xếp các tín hiệu nhánh G.703 (PDH) vào trong các container của khung SDH G.707 và các chỉ tiêu đối với jitter kết hợp Jitter kết hợp ở đây được hiểu là bao gồm jitter sắp xếp và jitter do quá trình dịch chuyển con trỏ gây nên
Khuyến nghị này cũng đưa ra qui định đối với chuỗi thử con trỏ được sử dụng để đo jitter kết hợp
2.1.5 Các tiêu chuẩn liên quan đến đánh giá chất lượng lỗi
2.1.5.1 Một số khái niệm cơ bản
Trước khi đi vào từng khuyến nghị cụ thể, trong phần này sẽ tóm tắt một số vấn đề cơ bản liên quan đến việc đánh giá chất lượng lỗi Các khái niệm này sẽ được áp dụng cho tất cả các khuyến nghị về chất lượng lỗi dưới đây
a Phân bổ chỉ tiêu chất lượng lỗi
Trong các khuyến nghị dưới đây, các chỉ tiêu và giới hạn chất lượng được qui định cho một luồng giả định chuẩn 27.500 km Đối với các luồng trong thực tế, ITU cũng đã đưa ra các qui tắc cho việc mở rộng áp dụng các chỉ tiêu và giới hạn của luồng giả
Trang 34định chuẩn này bằng cách xem xét đến loại tuyến và chiều dài tuyến, gọi là phân bổ chỉ tiêu và giới hạn chất lượng.
Việc phân bổ chỉ tiêu chất lượng được thực hiện theo mô hình sau:
Trong đó, cổng quốc tế (IG) thông thường là một bộ nối chéo số, một bộ ghép kênh bậc cao hoặc một chuyển mạch IG được dùng để xác định ranh giới giữa phần mạng trong nước và quốc tế
Chỉ tiêu chất lượng được phân bổ như sau:
+ Phần quốc gia: 17,5% +0.002% x khoảng cách (tính theo km)
- Khoảng cách được tính bằng khoảng cách đường chim bay x 1,5 nếu khoảng cách đó nhỏ hơn 1000 km;
- Được lấy giá trị là 1500 km nếu như khoảng cách tính theo đường chim bay ≥
1000 và < 1200 km
- Được x 1,25 nếu khoảng cách tính theo đường chim bay ≥ 1200 km
- Trong trường hợp xác định được khoảng cách thực của tuyến, thì cần so sánh giá trị tính toán được nói trên với khoảng cách thực này và giữ lại giá trị nhỏ hơn Giá trị nhỏ hơn này cần được làm tròn tới giá trị gần nhất với giá trị bội số của 500 km
- Khi phần quốc gia có cả satellite thì toàn bộ phần chỉ tiêu chất lượng được phân
bổ cho phần quốc gia là 42%
+ Phần quốc tế
- Phần quốc tế được phân bổ 2% cho mỗi quốc gia trung gian, cộng thêm 1% cho mỗi quốc gia kết cuối Thêm nữa phần phân bổ tính theo khoảng cách cũng được tính thêm vào phần này Việc tính toán theo khoảng cách này tương tự như tính trong phần quốc gia
T1316640-99
27 500 km
Quốc gia
Các quốc gia trung gian
PEP
Phần quốc tế Luồng giả định chuẩn
Phần quốc
Tuyến truyền dẫn giữa các quốc gia
PEP
Hình 21 Luồng giả định chuẩn (ITU-T G.826)
Trang 35- Trong trường hợp có dùng vệ tinh, thì phần phân bổ tính theo khoảng cách sẽ được lấy giá trị là 35%
b Thời gian khả dụng
Tham số chất lượng phải được đo và đánh giá trong khoảng thời gian khả dụng của hệ thống (available)
- Đối với luồng và kết nối 1 hướng, chu kỳ không khả dụng được bắt đầu với 10
sự kiện SES liên tiếp 10 giây này được coi như một phần của thời gian không khả dụng Chu kỳ khả dụng được bắt đầu bằng 10 sự kiện non-SES liên tiếp 10 giây này được coi như một phần của thời gian khả dụng Định nghĩa này được minh hoạ trong hình 2-3 dưới đây:
- Đối với luồng và kết nối 2 hướng, trạng thái được coi là không khả dụng nếu như bất kỳ 1 trong 2 hướng là ở trạng thái không khả dụng Định nghĩa này được minh hoạ như trong hình 2-4 dưới đây
Hình 2-3 Xác định thời gian khả dụng
Hình 2-4 Trạng thái không khả dụng của luồng và kết nối
2.1.5.2 ITU-G.826 Tham số và chỉ tiêu chất lượng lỗi cho các luồng và kết nối số quốc tế tốc độ bit không đổi
Phiên bản đầu tiên của G.826 ra đời vào tháng 7/1983 Phiên bản này có tên là “Tham
số và chỉ tiêu chất lượng cho luồng số quốc tế có tốc độ bit không đổi lớn hơn hoặc bằng tốc độ cơ sở (1544 hoặc 2048 kbit/s)”
T1313780-98
Thời gian
Chu kỳ không khả dụng Chu kỳ khả dụng
Giây có lỗi nghiêm trọng
Giây có lỗi (non-SES)
Giây không có lỗi
Trang 36Đến tháng 12/2002 một phiên bản mới của G.826 đã ra đời với tên là “Tham số và chỉ tiêu chất lượng cho các luồng và kết nối số quốc tế tốc độ bit không đổi” Với phiên bản mới này, G.826 đã mở rộng phạm vi áp dụng của mình cho cả các luồng/kết nối có tốc độ nhỏ hơn tốc độ cơ sở (vì vậy khuyến nghị G.821 chỉ được áp dụng cho các kết nối giữa các thiết bị được sản xuất trước 2002)
Các chỉ tiêu được đưa ra trong khuyến nghị này không phụ thuộc vào mạng vật lý cung cấp luồng và kết nối Các chỉ tiêu này phải được đảm bảo cho cả 2 hướng truyền dẫn của luồng / kết nối
Với các luồng số làm việc tại tốc độ bit lớn hơn hoặc bằng tốc độ bit cơ sở, các chỉ tiêu đưa ra trong khuyến nghị này được dựa trên khái niệm đo lỗi khối sử dụng các mã phát hiện lỗi có sẵn trong luồng cần kiểm tra Nhờ đó có thể thực hiện đo trong quá trình khai thác dịch vụ Còn đối với các kết nối số có tốc độ nhỏ hơn tốc độ cơ sở của phân cấp số, các chỉ tiêu đưa ra dựa trên khái niệm đo lỗi bit và vì vậy không hỗ trợ việc đo trong quá trình khai thác dịch vụ
Các tham số chất lượng được đưa ra bao gồm: ESR, SESR, BBER Thời gian đo các
tham số này được khuyến nghị là 1 tháng Trên bảng dưới đây là các chỉ tiêu chất
lượng được qui định cho luồng số quốc tế giả định chuẩn 27500 km
Bảng 2-8 Chỉ tiêu chất lượng cho các luồng/kết nối số quốc tế giả định chuẩn 27 500 km
- Các chỉ tiêu đưa ra trong khuyến nghị này được xác định cụ thể cho từng luồng SDH (trong G.826, các chỉ tiêu được qui định cho 1 dải tốc độ)
- Bên cạnh các tham số chất lượng như của G.826 (ESR, SESR, BBER), G.828 còn đưa thêm tham số SEPI (với sự kiện lỗi SEP được định nghĩa là chu kỳ mà trong
Trang 37đó có tối thiểu 3 (nhưng ít hơn 9) SES xuất hiện liên tiếp) Tuy nhiên các giá trị của tham số này vẫn được ITU tiếp tục nghiên cứu
2.1.5.4 ITU-T G.829 Các sự kiện chất lượng lỗi cho đoạn lặp và đoạn ghép kênh
Khuyến nghị G.829 ra đời vào tháng 12/2002 Khuyến nghị này định nghĩa các sự kiện
và cấu trúc khối liên quan đến đặc tính lỗi của đoạn lặp và đoạn ghép kênh SDH Đối với các sự kiện định nghĩa trong khuyến nghị này chỉ áp dụng cho các hệ thống vô tuyến và hệ thống vệ tinh
- Các sự kiện chất lượng lỗi được định nghĩa cho đoạn ghép kênh bao gồm EB,
ES, SES Với các sự kiện EB, ES, định nghĩa các sự kiện này giống như trong khuyến nghị G.826 Riêng đối với SES thì mức ngưỡng được qui định là X%, với giá trị của X là tuỳ thuộc vào tốc độ của hệ thống như sau (trong G.826 và G.828 giá trị này là 30% EB):
Bảng 2-9 Giá trị ngưỡng SES đối với đoạn ghép kênh và đoạn lặp SDH
2.1.5.5 ITU-T M.2110 Hoà mạng hệ thống truyền dẫn, đoạn và luồng
Khuyến nghị này đưa ra qui trình hoà mạng các thực thể truyền dẫn trong môi trường
có nhiều nhà khai thác Các thực thể truyền dẫn ở đây bao gôm luồng, đoạn và hệ thống truyền dẫn Qui trình hoà mạng ở đây được phân biệt cho 2 trường hợp: đối với
hệ thống có/không có khả năng giám sát trong quá trình khai thác dịch vụ (ISM)
Theo khuyến nghị này để hoà mạng các thực thể truyền dẫn cần phải thực hiện một số các phép đo Các phép đo này ghi lại số các sự kiện chất lượng xảy ra trong những khoảng thời gian nhất định và so sánh kết quả này với các giá trị giới hạn Các giá trị giới hạn này là khác nhau đối với các sự kiện chất lượng và với các phép đo khác nhau Các phép đo khác nhau ở đây là phép đo kiểm tra tính liên tục của tuyến (thời gian đo tối đa là 15 phút), đo 15 phút, đo 2 h và đo 24 h phải được áp dụng cho từng hướng truyền dẫn Bất cứ khi nào có thể, nên sử dụng cấu hình đo cho cho từng hướng truyền dẫn riêng biệt (tức là không thực hiện đấu vòng tại đầu xa trong quá trình đo)
ITU-T M.2101 - Giới hạn chất lượng cho hoà mạng và bảo dưỡng luồng và đoạn ghép kênh SDH
Trang 38Trong rất nhiều trường hợp, việc đo trong thời gian 1 tháng là không thể thực hiện được Vì vậy khuyến nghị M.2101 đã đưa ra các giới hạn về chất lượng cho các khoảng thời gian đo ngắn hơn Đó là các trường hợp sau:
a Đo hoà mạng (BIS)
- Có 2 ngưỡng (S1, S2) được định nghĩa cho mỗi tham số chất lượng Như chỉ ra trên hình, nếu các tham số chất lượng vượt quá S2, không thể thực hiện hoà mạng Nếu dưới ngưỡng S1, việc hoà mạng sẽ được chấp nhận Nếu nằm giữa S1 và S2 thì có thể đưa vào hoà mạng một cách tạm thời và vẫn cần phải thực hiện kiểm tra thêm
Các ngưỡng S1 và S2 (đối với các tham số chất lượng) được tính toán dựa trên các chỉ tiêu BIS Chỉ tiêu BIS bằng ½ RPO (chỉ tiêu chất lượng chuẩn), và RPO bằng ½ PO Giá trị của S1 và S2 cho các luồng có tốc độ bit khác nhau với các khoảng thời gian đo khác nhau (2 h, 24 h, và 7 ngày) đuợc qui định trong phụ lục C của khuyến nghị M2101
Hình 2-5 Các điều kiện và giới hạn khi hoà mạng (M.2101)
b Bảo dưỡng mạng (network maintenance)
Khi bảo dưỡng mạng, các giới hạn được qui định cho việc đo kiểm trong thời gian ngắn (15 phút và 24 h) Các giới hạn này liên quan đến chỉ tiếu chất lượng chuẩn (RPO) Có 3 mức chất lượng như sau được định nghĩa:
Bảng 2-10 Các mức chất lượng được qui định đối với đo bảo dưỡng
Chỉ tiêu chất lượng dường như không được thoả mãn
Chỉ tiêu chất lượng dường như
đã được thoả mãn
Việc hoà mạng được chấp nhận
Không thể đưa hoà mạng
Không chắc chắn
Số các sự kiện
Có thể đưa hoà mạng tạm thời nhưng vẫn cần thực hiện các phép kiểm tra thêm
D = 2√BISPO
Trang 393 Mức chất lượng chấp nhận được
(APL)
- DPL phải được đo trong khoảng thời gian 24 h
- UPL phải đo trong khoảng thời gian 15 phút
c Đo khôi phục hệ thống (system restoration)
- Đối với hệ thống truyền dẫn PDH hoặc đoạn ghép kênh của các hệ thống SDH
cũ (trước tháng 3/2000), giới hạn chất lượng sau khi hệ thống được khôi phục là 0.125*RPO*Phân bổ*khoảng thời gian đo
- Đối với các luồng PDH và SDH, giới hạn chất lượng sau khi hệ thống được khôi phục là 0.5*RPO*Phân bổ*Thời gian đo
Bảng 2-11 dưới đây tóm tắt phạm vi áp dụng của các khuyến nghị liên quan đến đánh giá chất lượng lỗi
Trang 40Bảng 2-11 Phạm vi áp dụng của các khuyến nghị liên quan đến đánh giá chất lượng lỗi
Thời gian đánh giá
Cơ chế phát hiện lỗi
Các tham số chất lượng
lượng lỗi trong thời gian dài (OOS)
Kết nối
N x 64 kbit/s
Luồng PDH/SDH/c ell-based, kết nối n.64 kbit/s
(VC-4-4c)
đối với luồng, lỗi bit đối với kết nối
ESR, SESR, BBER
lượng lỗi trong thời gian dài (OOS/ISM)
Luồng, đoạn SDH
VC-11, STM-0
VC-4-64c STM-64
15 phút, 2h, 24h, 7 ngày
BBER, SEPI