1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ kỹ chiến thuật và thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất Trường Đại học

36 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 567,77 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của Luận văn này nhằm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, đánh giá trình độ kỹ - chiến thuật và thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

1

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước và phát triển của thế giới, phong trào thể dục thể thao ở Việt Nam được phát triển rộng rãi, trong đó môn cầu lông là môn thể thao được nhiều người tập luyện và yêu thích với điều kiện tập luyện đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính, mọi tầng lớp trong xã hội Trong chương trình học của sinh viên Trường Đại học TDTT TP.HCM có cả nội dung chuyên sâu và phổ tu, với sinh viên chuyên sâu được tuyển chọn từ những sinh viên có năng khiếu về môn cầu lông để tập luyện Nhiều năm qua Ban Giám Hiệu Trường Đại Học TDTT TP.HCM đã chủ trương tập trung chỉ đạo các khoa, bộ môn không ngừng nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, phương

pháp giảng dạy, đặc biệt lấy nghiên cứu khoa học làm “đòn bẩy” để

nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường Vì vậy, việc thường xuyên cập nhập cải tiến chương trình giảng dạy luôn được nhà trường quan tâm và là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giảng dạy Để giúp cho sinh viên chuyên sâu cầu lông nâng cao thể trình độ chuyên môn về kỹ chiến thuật và thể lực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đồng thời còn giúp cho họ có thêm các kiến thức chuyên môn phục vụ cho công tác sau này Vì

vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn

đánh giá trình độ kỹ chiến thuật và thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT TP.HCM”

Mục đích nghiên cứu: nhằm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, đánh

giá trình độ kỹ - chiến thuật và thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT TP.HCM

Trang 2

2

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải

quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

1 Đánh giá thực trạng sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ kỹ - chiến thuật và thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT TP.HCM

2 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và ứng dụng đánh giá trình độ kỹ - chiến thuật và thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất qua năm học 2013 – 2014

3 Lập thang điểm xây dựng tiêu chuẩn và kiểm nghiệm đánh giá trình độ kỹ - chiến thuật và thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lông các khóa từ K33 - K36 ngành GDTC qua năm học 2013 – 2014

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Quan điểm, đường lối chỉ đạo của Lãnh tụ, của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong trường học

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục (tức TDTT ngày nay) là phát triển TDTT và sức khỏe của nòi giống, vì sự nghiệp cứu quốc và

kiến quốc, vì vinh dự và vinh quang của dân tộc Vì vậy bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân là một việc rất quan trọng và cần thiết gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, với hạnh phúc của nhân dân và là một trong những mối quan tâm hàng

đầu của Đảng ta Quan điểm của Đảng đã khẳng định:“Phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh t ế – xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao s ức khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân

Trang 3

3

dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang”.[8]

1.2 Đặc điểm phát triển thể chất của thanh niên lứa tuổi 18- 22

1.2.1 Đặc điểm phát triển hình thái:

Ở lứa tuổi này xương và khớp bắt đầu ổn định Xương giảm tốc độ phát triển sau lứa tuổi 20 – 25 Sự phát triển về mặt giải phẫu của chiều cao chậm so với lứa tuổi thiếu niên Sự tăng kích thước cơ thể

về chiều rộng hơn chiều dài Lượng cơ lứa tuổi 18 – 22 đạt chất lượng mới, sức mạnh cơ tăng lên.[25]

1.2.2 Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi 18-22

- H ệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn đang phát triển và hoàn thiện Lứa

tuổi nhỏ tim đập tương đối nhanh, đến tuổi 18 – 20 tim đập bắt đầu

ổn định: 70 – 80 lần/phút đối với nam và 75 – 85 lần/phút đối với nữ Mạch đập được tạo nên bởi sự hoạt động của tim Tần số mạch đập

bằng tần số co bóp của tim Chỉ số mạch đập lúc yên tĩnh sẽ thay đổi nhiều dưới tác động của tập luyện TDTT [18]

- H ệ hô hấp: Ở lứa tuổi từ 18- 22 các em phát triển tương đối

hoàn chỉnh, các cơ hô hấp đã phát triển mạnh, sự điều tiết của hệ thần kinh trung ương đối với việc thở được bền vững và nhịp nhàng Lứa tuổi sinh viên có tần số thở khoảng 10 – 12 lần/phút Đây là lứa tuổi tương đối thuận lợi để phát triển chức năng hô hấp [18]

1.2.3 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi từ 18 – 22:

Những đặc điểm tâm lý của sinh viên bị chi phối bởi những đặc điểm phát triển thể chất, môi trường và vai trò xã hội cụ thể mà trong

đó họ sống và hoạt động Đây là một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị trực tiếp cho việc tham gia vào cuộc sống tinh thần của xã

Trang 4

4

hội Những đặc điểm phát triển tâm lý ở sinh viên rất phong phú đa

dạng và không đồng đều

1.3 Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực lứa tuổi 18 – 22

Có 5 loại tố chất thể lực cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền,

mềm dẻo, khéo léo (khả năng phối hợp vận động) Dựa trên cơ sở sinh lý, lý luận và phương pháp TDTT về tố chất thể lực, chúng tôi đi sâu vào phân tích đặc điểm của từng tố chất thể lực

1.4 Đặc điểm kỹ - chiến thuật và thể lực của môn cầu lông

1.4.1 Đặc điểm kỹ, chiến thuật của môn cầu lông

Đặc điểm của các môn cầu lông là luôn luôn đối phó với các tình huống luôn thay đổi, vì thế xử lý tình huống là quan trọng nhất Trong môn cầu lông đòi hỏi các yêu cầu chung khả năng về tố chất, phối hợp vận động, kỹ thuật, chiến thuật

1.4.2 Đặc điểm hoạt động thể lực đặc trưng của VĐV cầu lông:

Cầu lông là môn thể thao cá nhân thi đấu tính điểm, với đặc trưng thi đấu luôn thay đổi theo tình huống diễn ra trên sân nhanh, thay đổi liên tục, bất ngờ với mục đích ghi điểm và phòng thủ Điều này đòi hỏi VĐV cầu lông phải có tốc độ trong các hoạt động như:

Di chuyển, đập cầu, đỡ cầu có thể nói đây là tố chất hạt nhân trong hoạt động thi đấu môn cầu lông Vì thế đặc trưng hàng đầu của vận động viên cầu lông cấp cao trong thể lực chuyên môn là tố chất tốc

độ, sức mạnh và linh hoạt cùng sức bền chuyên môn phải rất tốt

1.5 C ơ sở lý luận về đánh giá kỹ - chiến thuật, thể lực chuyên môn cho VĐV cầu lông:

1.5.1 Tiêu chu ẩn đánh giá trình độ kỹ - chiến thuật:

Kiểm tra đánh giá trình độ kỹ - chiến thuật của VĐV với mục đích là để đánh giá một VĐV đã nắm được và hoàn thiện những kỹ -

Trang 5

5

chiến thuật ở mức độ nào? Có thể hoàn thành một cách thành thạo, chính xác những động tác kỹ - chiến thuật của VĐV cầu lông hay chưa? Điều kiện tiền đề khi kiểm tra các chỉ tiêu trên của VĐV?

Xuất phát từ quan điểm kỹ - chiến thuật phải toàn diện, tổ chức kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá trình độ kỹ - chiến thuật của VĐV cần có

những yêu cầu chung, bao gồm tính mục đích, tiêu chuẩn hóa, độ tin

cậy, tính hiệu quả, tính khách quan và tính hệ thống

1.5.2 Tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực

Huấn luyện thể lực là yếu tố cơ bản để nâng cao thành tích thể thao, song về bản chất mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo và chức năng của các cơ quan Quá trình tâm lý để phát triển các tố chất thể lực chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng, có vai trò chủ yếu trong mỗi hoạt động cơ bắp Trong huấn luyện TDTT hiện đại ở tất cả các môn thể thao dù ở

bất cứ giai đoạn nào của quá trình giảng dạy và huấn luyện, thì công tác huấn luyện được coi là khâu then chốt, là nền tảng để đạt được

kết quả huấn luyện nói chung và đào tạo ngành nói riêng Bên cạnh

đó, việc huấn luyện thể lực phải là quá trình huấn luyện liên tục nhiều năm trong suốt quá trình đào tạo

1.6 Khái lược về chương trình giảng dạy môn chuyên sâu cầu lông ngành GDTC c ủa Trường Đại học TDTT TP Hồ Chí Minh:

- Vị trí môn học: Cầu lông là môn học trong những chương trình

đào tạo chính quy 4 năm của trường, được tiến hành từ học kỳ II đến

học kỳ VII với tổng số giờ (360 giờ)

- Cấu trúc chương trình môn học: Chương trình gồm 12 học phần Thời lượng của chương trình thực hiện là 360 giờ, chia 2 giai đoạn

Trang 6

6

1.7 S ự cần thiết của việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ

kỹ - chiến thuật, thể lực cho nam SV CS cầu lông ngành GDTC

Thực tế chương trình môn học cầu lông trong những năm trước đây vẫn còn nhiều bất cập như: Chỉ tiêu đánh giá cũng như thang độ chưa tương đồng với nội dung học Việc kiểm tra đánh giá giúp cho giáo viên giảng dạy nắm bắt được kỹ năng của sinh viên, thấy được điểm mạnh, điểm yếu của chương trình giảng dạy cũng như sự cố gắng của sinh viên trong học tập, giúp sinh viên nắm vững kỹ năng chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện sau này

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để giải quyết các nhiệm vụ,

khi nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :

2.1.1 Phương pháp đọc tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan 2.1 2 Phương pháp phỏng vấn

2.1.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm

2.1 4 Phương pháp toán học thống kê

2.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:

2.2 1 Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh

giá trình độ kỹ - chiến thuật và thể lực cho nam sinh viên chuyên sâu

cầu lông ngành giáo dục thể chất trường Đại học TDTT TPHCM

* Khách thể nghiên cứu:

- Đối tượng phỏng vấn: Đề tài phỏng vấn 30 HLV, giáo viên,

chuyên gia có kinh nghiệm trong giảng dạy, huấn luyện cầu lông

- Đối tượng khảo sát: Gồm 96 nam SVCS cầu lông K33 – K34 –

K35 – K36 ngành GDTC Trường Đại học TDTT TP.HCM

Trang 7

7

2.2.2 Kế hoạch tổ chức nghiên cứu: Được bắt đầu từ tháng 11/2012

10/2014 và được chia thành 04 giai đoạn cu thể như sau:

* Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2012  03/2013

* Giai đoạn 2: Từ tháng 04/2013  09/2013

* Giai đoạn 3: từ tháng 10/2013  06/2014

* Giai đoạn 4: từ tháng 07/2014  10/2014

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đánh giá thực trạng sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trình

độ kỹ - chiến thuật và thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lông

ngành giáo dục thể chất trường Đại học TDTT TP HCM

Để giải quyết vấn đề này, qua tham khảo chương trình giảng dạy

chuyên sâu cầu lông ngành GDTC năm 1996 do Tổng cục TDTT ban

hành dùng chung cho các trường đại học TDTT, ta thấy trong

chương trình phân đều ra 8 học kỳ có tổng thời gian là 720 tiết và

mỗi học kỳ có nội dung kiểm tra kỹ - chiến thuật và thể lực như sau:

- Thi học phần 1 có 3 nội dung

- Thi h ọc phần 2 có 4 nội dung

- Thi học phần 3 có 4 nội dung

- Thi h ọc phần 4 và chuyển giai đoạn có 5 nội dung

- Thi học phần 5 có 5 nội dung

- Thi h ọc phần 6 có 5 nội dung

- Thi học phần 7 có 5 nội dung

- Thi h ọc phần 8 có 4 nội dung

- Học phần 9: Thi đấu và thi lý thuyết

- H ọc phần 10 có 6 nội dung

Trong chương trình môn học chuyên sâu cầu lông nghành Giáo

dục thể chất của trường đại học TDTT TP Hồ Chí Minh hiện nay,

Trang 8

8

với thời lượng là 360 tiết được phân bổ theo 06 học kỳ, từ học kỳ 2 đến học kỳ 7, mỗi học kỳ 60 tiết, nội dung học của chương trình sinh viên được trang bị đầy đủ tất cả các kỹ - chiến thuật của môn cầu lông, các nội dung kiểm tra đánh giá kỹ chiến thuật và thể lực cho nam sinh viên chuyên sâu ở mỗi học kỳ của chương trình có các nội dung kiểm tra thực hành như sau:

- Kiểm tra học phần 1 có 3 nội dung

- Kiểm tra học phần 2 có 4 nội dung

- Kiểm tra học phần 3 có 4 nội dung

- Kiểm tra học phần 4 có 4 nội dung

- Kiểm tra học phần 5 có 4 nội dung

- Kiểm tra học phần 6 có 3 nội dung

Trong chương trình còn có nội dung thi đẳng cấp II cho sinh viên chuyên sâu nghành GDTC có 06 nội dung

Tóm l ại: Qua đánh giá thực trạng việc sử dụng hệ thống các test

đánh giá trình độ kỹ - chiến thuật và thể lực cho SVCS cầu lông ngành GDTC tại trường đại học TDTT có thể thấy còn có một số bất

cập như nội dung kiểm tra cho từng học phần còn ít, đánh giá chưa mang tính toàn diện, yêu cầu độ khó chưa cao, nên chưa kích thích

sự nỗ lực tích cực tập luyện Mặt khác các test đánh giá còn thiếu tính thống nhất theo một hệ thống xuyên suốt qua các học kỳ, chính

vì thế việc kiểm soát và đánh giá sẽ khó chính xác Do vậy rất cần có

một hệ thống test đánh giá có tính thống nhất, mang tính toàn diện, khách quan và chính xác, đảm bảo cho SV phải nỗ lực và tích cực

tập luyện để vừa nâng cao trình độ, vừa đạt kết quả học tập cao

Trang 9

9

3.2 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và ứng dụng đánh giá trình độ kỹ

- chiến thuật và thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành

GDTC năm học 2013 – 2014

3.2.1 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trình độ kỹ - chiến

thuật và thể lực cho SV chuyên sâu cầu lông ngành GDTC

Khi giải quyết vấn đề này, để đảm bảo xây dựng được một hệ

thống test có tính đặc thù chuyên môn, đánh giá toàn diện về kỹ thuật

và thể lực cho SV CS cầu lông, vừa có tính thống nhất xuyên suốt

quá trình đào tạo qua các học kỳ, Đề tài tiến hành qua 03 bước sau:

Bước 1: Tổng hợp các test đánh giá trình độ kỹ chiến thuật và

thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lông

Ngoài việc căn cứ nội dung các test dùng để kiểm tra từng học

phần của chương trình môn học cầu lông ngành GDTC, đề tài còn

thông qua tài liệu chuyên môn, các công trình nghiên cứu được công

bố để tổng hợp các test đã và đang sử dụng đề tài đã tổng hợp được

tổng cộng 67 test, trong đó có 42 test thể lực và 25 test kỹ thuật

Bước 2: Sơ lược lựa chọn các test đánh giá trình độ kỹ thuật và

thể lực cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành GDTC

- Căn cứ vào nội dung chương trình môn học cầu lông ngành giáo

dục thể chất, theo nội dung các test kiểm tra đánh giá trình độ kỹ -

chiến thuật và thể lực theo từng học phần, qua tham khảo tài liệu và

kinh nghiệm các giáo viên giảng dạy môn cầu lông, cùng với kinh

nghiệm của bản thân, đề tài tiến hành lược bớt những test không phù

hợp với điều kiện thực tiễn, hoặc trùng lặp về tính thông báo của test

và đã sơ lược lựa chọn những test có tính đặc trưng cao, phù hợp với

đặc điểm đối tượng và điều kiện thực tiễn của trường, trong việc

đánh giá trình độ kỹ thuật và thể lực cho sinh viên và đã loại bớt

Trang 10

10

được 35 test, trong đó có 24 test thể lực và 11 test kỹ thuật Còn lại

32 test, trong đó kỹ thuật có 14 test và thể lực có 18 test

Bước 3: Phỏng vấn các chuyên gia, giảng viên, HLV cầu lông

Đề tài xây dựng phiếu phỏng vấn để phỏng vấn các chuyên gia, giáo viên, HLV những người có kinh nghiệm trong giảng dạy và

huấn luyện cầu lông với mục đích nhằm lựa chọn hệ thống test đánh giá trình độ kỹ chiến thuật và thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất, mẫu phiếu phỏng vấn trình bày ở phụ

lục 1 Số phiếu phát ra 26 phiếu, thu về 20 phiếu Kết quả tính toán

tỷ lệ % về mức độ quan trọng sử dụng test được trình bày qua bảng 3.1 Từ bảng 3.1, để đảm bảo việc lựa chọn test có độ tin cậy cao, đề tài quy ước lựa chọn các test có tỷ lệ% chọn ở cả 2 mức rất quan

trọng và quan trọng đạt từ 75% ý kiến trở lên, các test được chọn phải đảm bảo xuyên suốt qua ba học kỳ trở lên thì được chọn trong đánh giá trình độ kỹ, chiến thuật và thể lực cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành GDTC Theo quy tắc trên, đề tài chọn được 13 test đạt yêu cầu về tỷ lệ % số phiếu qua ba học kỳ, trong đó

kỹ thuật có 8 test và thể lực có 5 test

Bước 4: Kiểm nghiệm độ tin cậy các test

Việc kiểm nghiệm được tiến hành trên 10 nam sinh viên chuyên sâu cầu lông khóa K33 ngành GDTC, Đề tài ứng dụng hệ thống test

đã chọn tiến hành kiểm tra 2 lần cách nhau 01 tuần với các điều kiện

đảm bảo cả hai lần là như nhau (Thời gian, trình tự kiểm tra, phương pháp và cùng đối tượng ) Dùng công thức tính hệ số tương quan

cặp (r) đã trình bày ở chương 2 mục 2.1.4 về thành tích giữa 2 lần kiểm tra Nếu test có hệ số tương quan r > 0.8 thì test có mối tương quan chặt chẽ và đủ độ tin cậy để sử dụng

Trang 11

Bảng 3.3: Hệ thống test được chọn thông qua hệ số tương quan

c ặp đánh giá trình độ kỹ, chiến thuật và thể lực cho SV CS cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT TP.HCM

1 Phát cầu cao sâu 10 quả vào ô 1m x1m 2 góc cuối sân 0.81

2 Phát cầu trái tay 10 quả vào ô 0.2m x2.53m 0.84

3 Di chuyển ngang 2 góc phông cầu cao sâu đường

thẳng 20 quả vào ô 1mx1m cuối sân 0.82

4 Di chuyển ngang về 02 góc cuối sân chặt cầu đường

8 Di chuyển tiến lùi 1’ 0.81

9 Di chuyển ngang sân đơn 1’ 0.84

3.2.2 Ứng dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trình độ kỹ - chiến thuật và thể lực cho nam SV chuyên sâu cầu lông ngành GDTC

T rường Đại học TDTT TP.HCM qua năm học 2013 – 2014

Để giải quyết vấn đề này, đề tài ứng dụng 9 test đã chọn tiến hành kiểm tra đánh giá trình độ kỹ - chiến thuật và thể lực cho nam SV CS cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT TP.HCM cả 04 khóa

từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (K33; K34; K35; K36) qua năm học

2013 – 2014 với 03 lần kiểm tra, cụ thể như sau:

Trang 12

12

- Lần 1 vào tháng 9/2013 (Đầu học kỳ I)

- Lần 2 vào cuối tháng 12/2013 (Cuối học kỳ I)

- Lần 3 vào cuối tháng 5/2014 (Cuối học kỳ II)

Riêng khóa K36 năm nhất, do trong chương trình môn học chuyên sâu không xếp giờ học, nên đề tài chỉ kiểm tra đầu và cuối

học kỳ II (một học kỳ), còn khóa K33 ở học kỳ II năm cuối do phải

kiểm tra đẳng cấp và được sắp thêm một số tiết học nên vẫn được kiểm tra trước khi thi đẳng cấp Kết quả kiểm tra và tính toán các giá trị cơ bản được trình bày qua các phụ lục 2  12 Kết quả tính toán được trình bày qua các bảng 3.4  3.10, cụ thể như sau:

1 Sinh viên khóa K36 – Năm thứ nhất: Kết quả tính toán trình bày

bảng 3.4 cho thấy:

* Cuối học kỳ II: - Kỹ thuật: Từ bảng 3.4 ta thấy, nhìn chung cả 6/6

test kỹ thuật thành tích kiểm tra đều có sự tăng trưởng cải thiện về thành tích kiểm tra, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.01- 0.001, vì đều có t2 = 2.88 – 6.09 > t0.01 – 0.001 = 2.779 – 3.707

- Thể lực: nhìn chung cả 3/3 test thể lực thành tích kiểm tra đều có

sự tăng trưởng cải thiện về thành tích kiểm tra Trong đó có 2/3 test

sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05 - 0.001, vì đều có t2 = 2.08 – 5.73 > t0.05 – 0.001 = 2.056 – 3.707 Riêng test di chuyển ngang sân đơn 1’ sự tăng trưởng không có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P

> 0.05, vì có t2= 1.73 < t0.05 = 2.056 Biểu đồ 3.1 dùng để minh họa

2 Sinh viên khóa K35 – Năm thứ hai: Kết quả tính toán được trình

Trang 13

B ảng 3.4: Nhịp tăng trưởng các tesy kỹ - chiến thuật và thể lực

c ủa nam SV chuyên sâu cầu lông K36 cuối học kỳ II, năm học 2013 - 2014

1 Phát cầu cao sâu vào ô 1mx1m cuối

2 Phát cầu trái tay vào ô 0,2mx2,53m

3 Di chuyển phông cầu cao sâu vào ô

Di chuy ển chéo sân chặt cầu chéo

sân lên lưới vê cầu vào ô 1mx1,98m

Ghi chú: n = 27-1 t 0,05 = 2.056 ; t 0,01 = 2.779 ; t 0,001 = 3.707

B ảng 3.5: Nhịp tăng trưởng các tesy kỹ - chiến thuật và thể lực

εδ

Trang 14

của nam SV chuyên sâu cầu lông K35 cuối học kỳ I, năm học 2013 - 2014

1 Phát cầu cao sâu vào ô 1mx1m cuối

2 Phát cầu trái tay vào ô 0,2mx2,53m

3 Di chuyển phông cầu cao sâu vào ô

4

Di chuy ển đập cầu dọc biên 2 góc

vào ô 1mx 4,72m trong 20 quả

5

Di chuy ển chéo sân chặt cầu chéo

sân lên lưới vê cầu vào ô mx1,98m

Trang 15

của nam SV chuyên sâu cầu lông K35 cuối học kỳ II, năm học 2013 - 2014

1 Phát cầu cao sâu vào ô 1mx1m cuối

2 Phát cầu trái tay vào ô 0,2mx2,53m

3 Di chuyển phông cầu cao sâu vào ô

4

Di chuy ển đập cầu dọc biên 2 góc

vào ô 1mx 4,72m trong 20 quả

5

Di chuy ển chéo sân chặt cầu chéo

sân lên lưới vê cầu vào ô 1mx1,98m

Ghi chú: n = 12-1 t 0,05 = 2.201 ; t 0,01 = 3.106 ; t 0,001 = 4.437

εδ

Trang 16

13

* Cuối học kỳ 1:- Kỹ thuật: Từ bảng 3.5 ta thấy, sau một học kỳ học

tập nhìn chung cả 6/6 test kỹ thuật thành tích kiểm tra đều có sự tăng trưởng cải thiện về thành tích kiểm tra Trong đó có 5/6 test sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất

P < 0.05 - 0.001, vì đều có t1 = 2.68 – 4.94 > t0.05 – 0.001 = 2.201 –

4.437 Riêng test Di chuyển ngang đập cầu 20 quả dọc biên vào ô 1m x 4.72m sự tăng trưởng không có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.05, vì có t1 = 1.98 < t0.05 = 2.056

- Thể lực: nhìn chung cả 3/3 test thể lực thành tích kiểm tra đều có

sự tăng trưởng cải thiện về thành tích kiểm tra Sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.01, vì đều có t1 = 3.99 – 4.22 > t0.01 = 3.106

* Cuối học kỳ II:- Kỹ thuật: Từ bảng 3.6 ta thấy, nhìn chung cả 6/6

test kỹ thuật thành tích kiểm tra đều có sự tăng trưởng Trong đó có 5/6 test sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05- 0.001, vì đều có t2 = 2.80 – 7.31 > t0.05 – 0.001 = 2.201 – 4.437 Riêng test Di chuy ển ngang về 02 góc cuối sân chặt cầu đường thẳng, sự tăng trưởng không có sự khác biệt rõ rệt có

ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P > 0.05, vì có t2 = 0.94 < t0.05 = 2.201

- Thể lực: Từ bảng 3.6 ta thấy, cả 3/3 test thể lực thành tích kiểm

tra đều có sự tăng trưởng cải thiện về thành tích kiểm tra Trong đó

có 2/3 test sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.01- 0.001, vì đều có t2 = 4.23 – 7.84 > t0.01 – 0.001 = 3.106 – 4.437 Riêng test 505 sự tăng trưởng không có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.05, vì có t2 = 2.02 < t0.05 = 2.201 Biểu đồ 3.3 dùng để minh họa

Trang 17

14

3 Sinh viên khóa K34 – Năm thứ ba: Kết quả tính toán được trình

bày bảng 3.7 và 3.8 cho thấy:

* Cuối học kỳ 1: - Kỹ thuật: Từ bảng 3.7 ta thấy, cả 6/6 test kỹ thuật

thành tích kiểm tra đều có sự tăng trưởng cải thiện về thành tích kiểm tra, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở

ngưỡng xác suất P < 0.001, vì đều có t1 = 3.81 – 6.68 > t 0.001 = 3.291

- Thể lực: nhìn chung cả 3/3 test thể lực thành tích kiểm tra đều có

sự tăng trưởng cải thiện về thành tích kiểm tra, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.001, vì đều có t1 = 3.86 –9.29 > t0.001 = 3.291

* Cuối học kỳ II:- Kỹ thuật: Từ bảng 3.8 ta thấy, nhìn chung cả 6/6

test kỹ thuật thành tích kiểm tra đều có sự tăng trưởng, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất

P < 0.001, vì đều có t2 = 3.89 – 5.80 > t0.001 = 3.291

- Thể lực: Từ bảng 3.8 ta thấy, nhìn chung cả 3/3 test thể lực thành

tích kiểm tra đều có sự tăng trưởng, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.01- 0.001, vì có t2 = 3.12 - 4.66 > t0.01 – 0.001 = 1.96 - 3.291 Biểu đồ 3.5 dùng để minh họa

4 Sinh viên khóa K33 – Năm thứ tư: Kết quả tính toán được trình

bày bảng 3.9 và 3.10 cho thấy:

* Cuối học kỳ 1:- Kỹ thuật: Từ bảng 3.9 ta thấy, nhìn chung cả 6/6

test kỹ thuật thành tích kiểm tra đều có sự tăng trưởng Trong đó có 5/6 test sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05 -0.001, vì đều có t1 = 2.82 – 5.52 > t 0.05 - 0.001 = 2.110 - 3.965 Riêng test phát c ầu cao sâu vào ô 1mx 1m cuối sân, sự tăng trưởng không có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê

ở ngưỡng xác suất P > 0.05, vì có t = 1.01 < t = 2.110

Ngày đăng: 27/05/2021, 04:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w