6. Ket cấu đề tài
4.2. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ
Nghiên cứu thu được 102 câu trả lời hợp lệ qua mail và công cụ trực tuyến - Google.docs, từ các nhân viên chuyên nghiệp hiện đang làm việc tại 16 công ty kiểm toán trên địa bàn TP.HCM. Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát có tỷ số giới tính tương đối đồng đều, nữ là 42.2%, nam là 47.1% và 10.8% là giới tính khác. Họ có kinh nghiệm và hiện đang làm việc ở các vị trí khác nhau tại các công ty kiểm toán dẫn đến cái nhìn đa chiều và thông tin đáng tin cậy hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ những người có kinh nghiệm từ 5 đến dưới 10 năm cao hơn 1% so với những người làm công tác quản lý. Tương tự, những người tham gia có từ 2 đến 10 năm kinh nghiệm cũng chiếm nhiều hơn 17% so với những người làm trợ lý. Điều đó chứng tỏ rằng việc thăng tiến
không chỉ dựa trên số năm kinh nghiệm mà còn dựa trên năng lực của họ. Như vậy, phần nào đã thể hiện chính sách nhân lực có trình độ trong các doanh nghiệp kiểm toán.
Các KTV tham gia khảo sát hiện đang làm việc tại 16 công ty kiểm toán trên địa bàn TP.HCM (Danh sách 16 công ty kiểm toán được trình bày trong Phụ lục 4). Việc phân loại doanh nghiệp kiểm toán theo số lượng nhân viên chuyên nghiệp và doanh thu thuần bình quân hàng năm như sau:
Trên 150 triệu VND______ ________ 5_ 31% Từ 100 - 150 triệu VND ________ 3_ 19% Từ 50 - 100 triệu VND ________ 5_ 31% Từ 10 - 50 triệu VND ________ 1_ 6% Dưới 10 triệu VND______ ________ 2_ 13% Total__________________ _______ 16 100%
N Minimum mMaximu Mean
Std. Deviation CLDVKTDL ĨÕ T 3 4.33 3.8 8 03^ ^QM ĨÔ T L25^ 5^ 3.4 4 0.9 3 “GP 10 2^ T 5^ 3.7 1 0.7 1 NLCM 10 2^ T 5^ T 4Ã 0.69 Source: VACPA, 2018 Nhìn chung, trong số 16 công ty kiểm toán, các công ty quy mô lớn chiếm 81,25% và tiếp theo là các công ty quy mô vừa với 18,75%. Do đó, mẫu khá tương đồng với tổng thể. Xét về doanh thu thuần bình quân hàng năm, có thể thấy hầu hết các doanh nghiệp quy mô lớn đều có doanh thu trên 50 tỷ VND trong khi quy mô vừa và nhỏ dưới 50 tỷ VND.
Kết quả thống kê mô tả là cơ sở xem xét mức độ phù hợp của tổng thể mẫu nghiên cứu đối với biến phụ thuộc là CLDVKT. Trong đó, đại lượng trung bình thể hiện độ tập trung của tập dữ liệu, độ lệch chuẩn thể hiện sự biến động của dữ liệu quanh giá trị trung bình và mức cao nhất - thấp nhất cho biết mức chênh lệch giữa 2 giá trị của dữ liệu khảo sát.
ĐL 10 2 2 5 6 3.5 0.74 KSNB 10 2^ 2 5 ^ 4.0 1 0.5 9 KSCL 10 2^^ L5^ 5 3.9 2 0.7 1
Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung bình Độ lệch chuân 1 2 3 4 5 CLDVKT3 0 0 3 95 4 4.01 0.262 CLDVKT1 0 0 Ĩ8- 82 2 3.84 0.414 CLDVKT2 0 0 22 79 1 3.79 0.428
(Nguồn: Kết quả tính toán SPSS 22.0)
Qua thống kê biến phụ thuộc có mức điểm trung bình là 3.88 với mức độ dao động không quá lớn giữa các đối tượng nghiên cứu là 0.3. Trong khi đó:
- Biến QM có mức độ đồng ý trải đều từ 1.25 đến 5 và mức độ dao động trung bình giữa các đối tượng chỉ ở 3.4. Độ lệch chuẩn giữa các đối tượng quan sát khá cao ở mức 0.93. Như vậy, yếu tố Quy mô của DNKT chưa nhận được sự đồng tình của nhiều KTV;
- Tiếp theo Biến GP cũng có mức độ đồng ý tương tự như nhân tố quy mô, mức thấp nhất và cao nhất lần lượt là 1 và 5. Nhưng mức độ dao động trung bình khá cao là 3.7 và độ lệch chuẩn là 0.71 giữa các tối tượng quan sát. Như vậy, phần lớn người tham gia khảo sát đánh giá cao đối với nhân tố Giá phí kiểm toán có ảnh hưởng đến CLDVKT;
- Nhân tố NLCM có mức đồng ý trung bình cao là 4.1, tuy cũng dao động trong khoản từ 1 đến 5 nhưng độ lệch chuẩn chỉ ở mức 0.69. Vậy yếu tố này cũng được kỳ vọng là một trong những nhân tố có tác động nhiều đến biến phụ thuộc;
- Nhân tố ĐL có mức đồng ý trung bình khá thấp là 3.56. Vậy người tham gia khảo sát vẫn khá phân vân khi trả lời câu hỏi giữa các đối tượng quan sát của biến này. Trong đó, mức đồng ý thấp nhất là 2 và cao nhất là 5.
- Nhân tố KSNB có độ lệch chuẩn giữa các biến chỉ ở mức trung bình là 0.59 và dao động trong khoản 2 đến 5 với mức độ đồng ý trung bình khá cao là 4.01, điều này chứng tỏ đây là yếu tố kỳ vọng ảnh hưởng nhiều đến CLDVKT từ phía người tham gia khảo sát;
- Đối với nhân tố KSCL có mức độ đồng ý khoản từ 1.5 đến 5, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cũng ở mức khá cao lần lượt là 3.92 và 0.71;
Nhìn chung, thông qua kết quả thống kê mô tả có thể thấy các biến độc lập đa số nhận được sự đồng tình cao từ phía người tham gia khảo sát, vậy từ bước đầu nghiên cứu có thể kỳ vọng các nhân tố độc lập này đều ảnh hưởng tích cực lên biến
phụ thuộc là CLDVKT. Sau đó thực hiện thống kê tần số thang đo chất lượng KTĐL và các nhân tố trên mô hình nghiên cứu như sau:
Bảng 4.2: Thống kê tần số thang đo “CLDVKT”
(Bảng được xếp theo giá trị trung bình giảm dần)
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Kết quả phân tích đã cho thất khá nhiều KTV lựa chọn mức độ “đồng ý” cho các nhận định về CLDVKT và giá trị trung bình dao động rất thấp từ 3.79 đến 4.01. Trong đó, tỷ lệ các KTV cho rằng “Dịch vụ được cung cấp bởi DNKT đã đáp ứng được yêu cầu của các qui định về kiểm toán và thỏa mãn khách hàng trong sự cân đối giữa chi phí và lợi ích để mang lại lợi nhuận cho công ty” với 99/102 KTV (tương ứng với 97%) có mức độ từ “đồng ý” tới “rất đồng ý” (CLDVKT3). Nhận định “NHTM được kiểm toán cảm thấy thỏa mãn với những lợi ích mà họ nhận được thông qua các dịch vụ được cung cấp bởi DNKT” với sự đồng ý của 84/102 KTV (tương ứng 82%) (CLDVKT1). Về nhận định “Người sử dụng BCTC của NHTM được kiểm toán (nhà đầu tư, đối tác...) cảm thấy thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn” nhận được sự đồng ý của 80/102 KTV (tương ứng 78%) (CLDVKT2).
Bảng 4.3: Thống lê tần số thang đo “Quy mô của DNKT”
QM3 3 8 22 57 12 3.66 0.891 QM1 0 25 19 47 11 3.43 0.975 QM2 3 28 15 41 15 3.36 1.118
Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung bình Độ lệch chuân 1 2 3 4 5 GP1 1 3 25 60 13 3.79 0.732 GP3 1 2 31 57 11 3.74 0.713 GP2 1 6 35 51 9 3.6 0.77
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Bảng 4.3 cho thấy đối với nhân tố QM, các KTV có mức độ đồng ý cao hơn đối với biến QM3 và mức đồng ý thấp hơn đối với biến QM1, QM2, QM4. Biến QM3 “DNKT lớn có trình độ nguồn nhân lực cao hơn nên có thể cung cấp CLDVKT cao hơn” nhận được sự đồng tình của 69/102 KTV (tương ứng với 68%). Điều này chứng tỏ các KTV rất xem trọng vai trò nguồn nhân lực đối với chất lượng KTĐL. Các biến QM1 được 58/102 KTV (tương ứng với 57%) đồng ý và biến QM2 được 56/102 KTV (tương ứng với 55%) đồng ý đều cho thấy tỷ lệ đồng ý ở mức khá của các KTV. Tuy nhiên, biến QM4 chỉ nhận được sự đồng ý của 46/102 KTV (tương ứng với 45%). Có lẽ, với thực trạng phần lớn các DNKT tại Việt Nam hiện vẫn sử dụng phần mềm Excel trong quá trình kiểm toán là chủ yếu, nên các KTV không ủng hộ mạnh mẽ lắm đối với nhận định DNKT lớn sử dụng công cụ kiểm toán hiện đại hơn sẽ có thể cung cấp CLDVKT cao hơn.
Bảng 4.4: Thống kê tần số thang đo “Giá phí kiểm toán”
Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung bình Độ lệch chuân 1 2 3 4 5 ĐL2 0 9 24 60 9 3.68 0.756 ĐL3 0 14 24 51 13 3.62 0.875 ĐL1 0 9 50 38 5 3.38 0.715 Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung bình Độ lệch chuân 1 2 3 4 5 NLCM2 1 0 8 60 33 4.22 0.666 NLCM1 1 0 8 62 31 42 0.657 NLCM4 1 1 10 56 34 4.19 0.724 NLCM3 1 8 15 62 16 3.82 0.821
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Các biến quan sát có giá trị trung bình dao động từ 3.6 đến 3.79 phản ánh mức độ đồng ý khá cao của các KTV. Cao nhất là đối với biến GP1 với 73/102 KTV (tương ứng với 72%) có mức độ từ “đồng ý” tới “rất đồng ý” chứng tỏ nhiều KTV cho rằng nguyên nhân dẫn đến CLDVKT thấp là do giá phí kiểm toán thấp dẫn đến áp lực thời gian ngắn và chi phí dành cho cuộc kiểm toán thấp làm ảnh hưởng đến khả năng phát hiện các sai sót, gian lận trên BCTC. Bên cạnh đó, cũng có 68/102 KTV (tương ứng với 67%) đồng ý rằng “Áp lực cạnh tranh của thị trường khiến các DNKT có xu hướng giảm giá phí kiểm toán xuống thấp, dẫn đến các KTV có thể bỏ đi các thủ tục kiểm toán cần thiết để phù hợp với giá phí, gây giảm CLDVKT” (GP3). Ngoài ra, nhiều KTV cũng cho rằng tính độc lập của KTV sẽ bị ảnh hưởng nếu giá phí của một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn 15% doanh thu của DNKT với 60/102 KTV (tương ứng với 59%) đồng ý (GP2). Điều này chứng tỏ các KTV đều lo ngại về khả năng ảnh
hưởng đến tính độc lập của họ nếu khách hàng này chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu của DN.
Bảng 4.5: Thống kê tần số thang đo “Tính độc lập của KTV”
(Bảng được sắp xếp theo giá trị trung bình giảm dần)
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Đối với nhân tố đạo đức nghề nghiệp, có 69/102 KTV (tương ứng với 68%) đồng ý rằng “Việc ký cam kết về tính độc lập cho từng khách hàng khiến KTV chấp hành tốt hơn về tính độc lập, làm gia tăng CLDVKT” (ĐL2). Điều này cho thấy quy định này khá hiệu quả trong việc đảm bảo sự tuân thủ về tính độc lập của KTV trong quá trình kiểm toán. Nhận định ĐL3: “Sự thận trọng đúng mức của các KTV trong quá trình kiểm toán giúp nâng cao CLDVKT” cũng nhận được sự đồng ý của 64/102 KTV (tương ứng với 63%). Tuy nhiên, việc đánh giá tính độc lập đến CLDVKT lại không nhận được sự đồng ý nhiều của KTV (ĐL1), chỉ có 43/102 (tương ứng với 43%) đồng ý, trong khi đó lại có tới 50/102 KTV lựa chọn mức độ “bình thường” (tương ứng với 49%). Điều này có thể là do các KTV cho rằng để đàm bảo tính độc lập thì ngoài việc tự bản thân KTV nhận thức thì cần phải có các biện pháp ràng buộc mang tính quy chế, quy định được thừa nhận.
Bảng 4.6: Thống kê tần số thang đo “Năng lực chuyên môn của KTV”
Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung bình Độ lệch chuân 1 2 3 4 5 KSNB4 0 2 6 73 23 4^13 0.589 KSNB1 0 3 10 69 20 404 064 KSNB2 0 2 17 66 17 3.96 0.64 KSNB3 0 3 15 72 12 391 0.612
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Các nhận định của nhân tố năng lực chuyên môn nhận được nhiều sự đồng tình của các KTV với giá trị trung bình khá cao, dao động từ 3.82 đến 4.22. Cao nhất là nhận định NLCM2: “KTV am hiểu về nhiều ngành nghề kinh doanh của khách hàng làm tăng khả năng phát hiện sai sót, gian lận trên BCTC trong quá trình kiểm toán, qua đó cung cấp CLDVKT cao hơn” có được sự đồng ý của 93/102 KTV (tương ứng với 91%). Kế đến là nhận định NLCM1: “Kiến thức và chuyên môn của KTV giúp KTV thực hiện kiểm toán tốt hơn, từ đó góp phần làm gia tăng CLDVKT.” cũng nhận được sự đồng ý của 93/102 KTV (tương ứng với 91%).
Bảng 4.7: Thống kê tần số thang đo “KSNB của NHTM”
Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung bình Độ lệch chuân 1 2 3 4 5 KSCL3 1 2 11 55 33 4.15 0.759 KSCL2 1 3 21 52 25 3.95 0.809 KSCL1 1 9 2o 65 7 3.67 0.771
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Bên cạnh đó, nhiều KTV cho rằng việc được nâng cao kiến thức chuyên môn qua các chương trình đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên ngành thường xuyên sẽ làm tăng khả năng đánh giá rủi ro kiểm toán, phát hiện sai sót và gian lận trên BCTC (NLCM4), với 90/102 KTV (tương ứng với 88%) đồng ý. Họ cũng cho rằng “KTV tại DNKT có quy chế tuyển dụng đầy đủ, chặt chẽ sẽ có NLCM tốt hơn, mang lại CLDVKT cao hơn” với 78/102 KTV (tương ứng với 76%) đồng ý (NLCM3).
Đa số KTV được khảo sát đồng ý với các biến quan sát của nhân tố “KSCL từ bên trong” với giá trị trung bình dao động từ 3.91 đến 4.13. Cụ thể có 94/102 KTV (tương ứng với 92%) đồng ý với nhận định KSNB4: “Việc xem xét và đánh giá liên tục về Hệ thống KSNB của NHTM làm gia tăng khả năng hoạt động hữu hiệu của hệ thống, góp phần nâng cao CLDVKT”; 89/102 KTV (tương ứng với 87%) đồng ý với nhận định KSNB1: “Hệ thống KSNB của Xl ITM giúp phát hiện ra các khiếm khuyết có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC”; 83/102 KTV (tương ứng với 81%) đồng ý với nhận định KSNB2: “Hệ thống KSNB của NHTM đảm bảo về khả năng tuân thủ quy trình từ đó góp phần gia tăng CLDVKT” và 84/102 KTV (tương ứng 82%) đồng ý với
nhận định KSNB3: “Hệ thống KSNB của NHTM đảm bảo khả năng phát hiện các vi phạm nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức”. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của việc hoạt động KSNB của các NHTM đến CLDVKT BCTC.
Bảng 4.8: Thống kê tần số thang đo “KSCL của DNKT từ các cơ quan quản lý”
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .771 Bartlett’s Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3751.413 ^Df ^253 Iig .000
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Các KTV đồng ý nhất với nhận định KSCL3: “Trình độ chuyên môn và tính chính trực của các thành viên trong đoàn kiểm tra có liên quan mật thiết đến việc phát hiện các vi phạm của DNKT” với 88/102 KTV (tương ứng với 86%) có mức độ từ “đồng ý” tới “rất đồng ý”. Các KTV cũng đồng ý với ý kiến KSCL2: “Các biện pháp xử phạt cứng rắn (cấm hành nghề, xử phạt tài chính...) đối với các trường hợp vi phạm sẽ làm giảm các hành vi vi phạm, qua đó cải thiện chất lượng KTĐL” với tỷ lệ đồng ý là 77/102 KTV (tương ứng với 75%). Điều này cho thấy, để nâng cao CLDVKT thì Nhà nước cần có các văn bản pháp luật quy định cụ thể các trường hợp bị xử phạt và đảm bảo mức răn đe, ngăn chặn các hành vi làm giảm chất lượng của hoạt động kiểm toán. Bên cạnh đó, với việc nhận được sự đồng ý của 72/102 KTV (tương ứng với 71%) về nhận định KSCL1: “KSCL từ bên ngoài chặt chẽ giúp DNKT nhận biết các khiếm khuyết, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kiểm toán làm gia tăng chất lượng KTĐL” chứng tỏ các KTV rất coi trọng vai trò của việc KSCL từ bên ngoài đối với CLDVKT.
Tóm lại, nhìn chung các nhân tố ảnh hưởng CLDVKT nhận được sự đồng ý của đa số các KTV. Tuy nhiên đây mới chỉ là kết quả của việc phân tích thống kê tần số. Để khẳng định về các nhân tố có thực sự ảnh hưởng đến chất lượng KTĐL và mức độ ảnh hưởng của chúng, tác giả đi vào phân tính và đánh giá thang đo, phân tích tương quan và chạy mô hình hồi quy tuyến tính bội (nếu có).