LÝ THUYẾT NỀN LIÊN QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2246_010941 (Trang 46)

6. Ket cấu đề tài

2.3. LÝ THUYẾT NỀN LIÊN QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3.1. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)

Bài toán bất đối xứng thông tin sẽ làm cản trở sự giao dịch công bằng và ảnh hưởng xấu đến lợi ích của các bên trong quan hệ trao đổi mua bán. Chính vì vậy, Michael Spence đã xây dựng “lý thuyết tín hiệu” vào năm 1973 để giải quyết bài toán bất đối xứng thông tin trên thị trường. Trong lý thuyết này, tác giả đã khẳng định việc cung cấp và tiếp nhận thông tin luôn cần có sự cân bằng. Khi mất đi sự cân bằng hay nói cách khác là tồn tại sự bất đối xứng thông tin, cách giải quyết tốt nhất mà lý thuyết tín hiệu đề xuất là người bán nên cùng người mua chia sẻ thông tin để đạt được lợi ích mong muốn. Người bán được yêu cầu cung cấp cho người mua một số tín hiệu thể hiện qua các thông tin tốt nhất mà người bán đang sở hữu nhằm làm giảm sự bất đối xứng thông tin.

Thị trường được Spence (1973) đề cập để giải quyết vấn đề trong lý thuyết tín hiệu là thị trường lao động. Trong thị trường này, luôn tồn tại sự bất đối xứng thông tin giữa hai đối tượng tham gia thị trường là ứng viên tìm việc và nhà tuyển dụng. Trong khi các ứng viên luôn muốn thể hiện năng lực chuyên môn để tìm kiếm được

các công việc phù hợp. Các công ty tuyển dụng lại không biết cách tìm được những thông tin chính xác từ người ứng tuyển để đánh giá năng lực của họ, mặc dù các công ty luôn chấp nhận sẵn sàng trả mức lương khá cao để tuyển dụng nhân viên giỏi. Vì thế, thuật ngữ “Signaling” được sử dụng để mô tả việc yêu cầu các ứng viên (bên bán) nên cung cấp càng nhiều thông tin về bản thân càng tốt cho nhà tuyển dụng (bên mua), ví dụ như thông tin về bằng cấp chuyên môn để nhà tuyển dụng đánh giá đúng hơn về năng lực. Nếu được như vậy, sự không cân xứng thông tin giữa hai bên mua và bán sẽ giảm đáng kể (Spence, 1973)

Vận dụng “lý thuyết tín hiệu” vào TTCK, lý thuyết này cho rằng sự không cân xứng thông tin luôn tồn tại trong loại thị trường có sự khác biệt giữa người được giao quyền điều hành và người giao quyền. Do đó, thị trường yêu cầu họ cần công bố những thông tin tốt và chất lượng để các bên liên quan có đầy đủ thông tin trong việc đưa ra đánh giá đúng về thực trạng hoạt động của DN, chẳng hạn như thông tin về sự hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt động SXKD, giá trị thương hiệu và tiềm năng phát triển của công ty.

2.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Sự xung đột lợi ích giữa hai bên còn thể hiện thông qua việc nhà quản lý thường tìm mọi cách điều chỉnh kết quả kinh doanh để tư lợi cho bản thân, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn góp của họ trong công ty thấp. Nếu 100% vốn công ty thuộc sở hữu của họ thì những quyết định kinh tế họ đưa ra nhằm tối đa hóa lợi ích cá nhân và cũng là lợi ích của công ty. Tuy nhiên, trong các công ty cổ phần đại chúng, tỷ lệ vốn góp của những người được ủy quyền quản lý thường chiếm một tỷ lệ không nhiều, cho nên lợi tức họ nhận được không cao, trong khi họ muốn nhận được nhiều hơn thế. Từ đó, họ sẽ tiến hành một số hành vi thay đổi kết quả lợi nhuận theo chiều hướng nâng cao tỷ lệ tiền thưởng nhận được và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các chủ sở hữu trong dài hạn. Khi các nhà điều hành công ty được các nhà đầu tư thuê và ủy thác quyền quản lý thay họ, ảnh hưởng giữa “ngưởi ủy quyển” và “người đại diện” sẽ phát sinh (ICAEW, 2005; Subramaniam, 2006). Trong một công ty cổ phần, ảnh hưởng này thể hiện mục đích của các cổ đông trao quyền kiểm soát và điều hành công ty cho nhà quản lý là nhằm tăng cao chất lượng công tác quản trị công ty đồng thời đem đến lợi ích cao nhất cho họ (Brideman, 2007). Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường vốn, ảnh hưởng này lại nảy sinh sự xung đột về lợi ích. Adam Smith (1776) chính là người tiên

phong nghiên cứu và tìm hiểu sự xung đột lợi ích này và sau đó được Jensen and Meckling (1976) phát triển thành lý thuyết đại diện.

“Lý thuyết đại diện” nêu bật nội dung cơ bản của hành vi tư lợi trong quá trình thực hiện công tác quản lý của người điều hành DN. Thay vì có trách nhiệm mang lại lợi ích tối đa cho tổ chức, họ thường có xu hướng thực hiện các hành vi nhằm mục đích đem lại lợi ích cho bản thân. Hiển nhiên, khi sự xung đột lợi ích xảy ra, khả năng bất hòa giữa các bên sẽ tăng cao và càng cao hơn trong các công ty quy mô lớn (Dalton et al., 2007; Gayle & Miller, 2009). Đồng thời, “Lý thuyết đại diện” cũng đề cập khi tồn tại sự không cân xứng thông tin giữa các bên, sự xung dột lợi ích sẽ bùng phát. Nhà quản lý thường nắm rõ từng chi tiết hoạt động của công ty hơn các cổ đông. Cho nên, với kiến thức, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt, họ thường lợi dụng lợi thế có nhiều thông tin để thực hiện những hành vi nhằm trục lợi cho bản thân nếu trong công ty không có sự hiện hữu của cơ chế giám sát hoặc cơ chế này kém chất lượng thì lợi ích của các cổ đông chắc chắn bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc phải thiết lập cơ chế giám sát thích hợp sẽ hạn chế được tình trạng xung đột lợi ích giữa hai bên, bảo vệ các cổ đông trước việc nhận được các thông tin không thực và kém chất lượng.

Jensen và Meckling (1976) và Godfrey et al., (2003) cho rằng các cổ đông thường phải gánh chịu “hai loại chi phí đại diện là chi phí giám sát và chi phí ràng buộc”. “Chi phí giám sát” là chi phí trả cho hoạt động kiểm soát các các nhà điều hành gồm có hai loại là: chi phí thưởng dành cho các nhà điều hành và chi phí dành cho kiểm toán. Trong đó, chi phí thưởng dành cho nhà điều hành là số tiền thưởng mà các cổ đông dành cho họ căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh ngắn hạn và/hoặc dài hạn mà họ đạt được. Chi phí này nhằm mục đích cung cấp lợi ích cho nhà quản lý để ràng buộc trách nhiệm của họ với các cổ đông. Loại chi phí thứ hai là chi phí thuê các KTV độc lập cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC - sản phẩm được tạo ra từ nhà quản lý (Godfrey et al., 2003). Bên cạnh chi phí giám sát, các cổ đông phải gánh chịu một loại chi phí là chi phí ràng buộc dành cho nhà quản lý để nhằm giảm đến mức tối đa các hành động gây ra thiệt hại của họ đối với công ty, gia tăng niềm tin về việc lợi ích của các cổ đông luôn được đảm bảo tối ưu nhất. Sự độc lập của họ sẽ giảm chi phí đại diện đồng thời nâng cao lợi ích của các cổ đông. Việc yêu cầu HĐQT cần phải không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt công việc và yêu cầu tương tự cho nhân viên trong cơ chế giám sát cũng được nhấn mạnh trong nghiên cứu của

Epstein et al., (2010). Theo tác giả, việc HĐQT và cơ chế giám sát có chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được các hành vi tư lợi của những người điều hành công ty, từ đó sẽ hạn chế được những nguy cơ xấu xảy ra đối với công ty và các cổ đông.

Vận dụng này vào TTCK, lý thuyết này cho rằng ý chí và quản điểm của người điều hành trong tổ chức tác động đến quá trình tác nghiệp của KTV khi thực hiện nhiệm vụ, do đó sẽ tác động đến CLDVKT BCTC được công bố.

2.3.3. Lý thuyết phát triển nhận thức đào tạo

Lý thuyết phát triển nhận thức đạo đức được phát triển bởi Kohlberg trong “Học thuyết về sự phát triển nhận thức đạo đức” công bố năm 1971. Nghiên cứu của Kohlberg thực hiện nghiên cứu với giả thuyết rằng các cá nhân phát triển suy nghĩ cá nhân ở các tình huống đạo đức. Các công bố của Kohlberg nhìn nhận một chuỗi các giai đoạn phát triển cho thấy cá nhân tái cấu trúc suy nghĩ về các câu hỏi xã hội và đạo đức tương tự như cách họ phát triển cấu trúc nhận thức từ cụ thể đến trừu tượng hơn.Kohlberg cho rằng các giai đoạn phát triển này xảy ra trong tất cả các nền văn hóa vàđưa ra lời giải thích cho các cá nhân phát triển suy nghĩ của họ về các vấn đề xã hội và đạo đức

Trong lĩnh vực kiểm toán, KTV trong cuộc kiểm toán với tư cách là đại diện cho DNKT trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do đó, KTV được hướng dẫn, đào tạo để hành động như là hiện thân của toàn bộ tổ chức trong khi thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Như vậy, bản sắc cá nhân được xây dựng bởi cá nhân họ là ai trong bối cảnh xã hội và các vấn đề với khách hàng thường xảy ra được tập huấn, đào tạo thông qua các quá trình giải thích thường xuyên trong nội bộ DNKT. Điều này, chính là sự phân định trong việc chuyển đổi sang giai đoạn tiếp theo, khi đó quy tắc hành vi đạo đức tuyệt đối không thể được xác định trước vì quy tắc được xây dựng thông qua các cuộc thảo luận xã hội được quản lý bởi sự mất cân bằng hay xung đột giữa KTV và khách hàng. Quyết định được thực hiện giữa các bên không chỉ có hậu quả cá nhân, mà còn bao gồm áp lực thể chế của toàn bộ tổ chức. Khi KTV đang bảo vệ quy tắc đạo đức mà hiệp hội nghề nghiệp đã thiết lập, điều này thường phản ánh quan niệm của chủ nghĩa cá nhân. Cá nhân hợp lý hóa rằng điều đúng đắn và cần phải làm theo những gì được mong đợi từ tổ chức. Lý do để àm những gì mà KTV tin là đúng là cần phải trở thành người kỳ vọng bởi cá nhân khác và tổ chức. Các công bố trước đây đã áp dụng lý thuyết này để xem xét mức độ phát triển đạo đức của trợ lý KTV/KTV. Kết

luận rằng mức độ lý uận của cả hai nhóm thấp hơn so với các nhóm tham chiếu khác, có thể là do bản chất của nghề nghiệp (Buchan, 2005).

Do đó, các học giả đã đề nghị thực hiện cần đào tạo để nâng cao trình độ lý luận đạo đức, ngụ ý rằng các KTV có rình độ lý luận đạo đức cao hơn sẽ có các xét đoán thể hiện TĐHNNN phù hợp hơn. Kahn và cộng sự (1964) đã giới hiệu lý thuyết vai trò cho các công bố về hành vi tổ chức. Học giả cho rằng môi trường tổ chức tác động đến sự mong đợi của cá nhân về vai trò của cá nhân trong tổ chức. Những kỳ vọng này liên quan đến các CMKT hoặc áp lực để hành động theo kỳ vọng. Kỳ vọng có thể bắt nguồn từ chính vai trò, con người nắm giữ vai trò, xã hội và những người khác yêu cầu về vai trò. Những kỳ vọng người khác giữ vai trò đương nhiệm được gọi là vai trò xã hội. Bất cứ cá nhân quan tâm với vai trò đương nhiệm sẽ hình thành những kỳ vọng này. Kahn và cộng sự (1964) cho rằng sự mơ hồ về vai trò sẽ làm tăng khả năng cá nhân sẽ không hài lòng với vai trò của mình, sẽ cảm thấy lo lắng, sẽ bóp méo hiện thực và do đó thực hiện kém hiệu quả hơn. Kahn và cộng sự (1964) cũng đề xuất rằng sự mơ hồ về vai trò tăng lên khi độ phức tạp của tổ chức vượt quá phạm vi hiểu biết cá nhân.

Lý thuyết về vai trò được Rizzo và cộng sự (1970) cho rằng khi các hành vi được mong đợi của cá nhân không nhất quán thì cá nhân sẽ trải qua căng thẳng, trở nên bất mãn và làm việc không hiệu quả hơn so với khi không có xung đột. Vì vậy, vai trò có tác động xấu đến trạng thái tâm trí cá nhân. Nói theo một cách khác, vai trò của có thể làm giảm cam kết cá nhân. Đối với KTV, kỳ vọng có thể được hình thành bởi ban quản trị, hoặc các đồng nghiệp chuyên nghiệp dựa vào hiệu suất công việc của KTV. Các cá nhân hoặc tổ chức khác nhau có thể hình thành con người kỳ vọng vào vai trò đương nhiệm. Bởi vì cá nhân đồng thời chiếm nhiều vai trò xã hội, có thể các vai trò khác nhau có thể dẫn đến sự đối lập trong yêu cầu vai trò, Kahn và cộng sự (1964) gọi tình huống này là xung đột vai trò. Ahmad và Taylor (2009) thấy rằng xung đột vai trò có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của KTV. Lathifah (2008) giải thích rằng KTV có hai vai trò: vai trò thứ nhất là chuyên gia nên cần tuân thủ các quy tắc ứng xử trong lĩnh vực kiểm toán; vai trò thứ hai là thành viên của DNKT. Trong những điều kiện này, KTV có thể cảm thấy có xung đột giữa các giá trị được tán thành trong tổ chức với các giá trị phải được tôn trọng trong nghề nghiệp, do đó có một sự xung đột về vai trò của KTV. Theo đó, KTV phải đối phó với sự mơ hồ về vai trò, sẽ

phải đối mặt với các vấn đề khác biệt hơn và cần tăng cường sự cam kết trong suốt cuộc kiểm toán để thể hiện tính độc lập.

2.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLDVKT BCTC NHTM2.4.1. Quy mô của doanh nghiệp kiêm toán 2.4.1. Quy mô của doanh nghiệp kiêm toán

Các nhà nghiên cứu (DeAngelo, 1981; Dopuch & Simunic, 1982; Deis & Giroux, 1992; Nichol & Smith, 1983; Wyer, White & Janson, 1988) đã công bố những phát hiện khác nhau trong mối quan hệ giữa quy mô của DNKT, năng lực của kiểm toán và chất lượng kiểm toán. Những phát hiện này bao gồm sự khác biệt về: Chất lượng thực tế, chất lượng trong nhận thức và không có sự khác biệt về chất lượng.

Những nhà nghiên cứu ủng hộ cho việc phát hiện sự khác biệt về chất lượng thực tế cho rằng, quy mô DNKT có ảnh hưởng tới năng lực của KTV. Các DNKT có quy mô lớn hơn sẽ được coi là có năng lực kiểm toán tốt hơn và có thể nhận được phí kiểm toán cao hơn các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ, vì vậy các công ty kiểm toán quy mô lớn có tiềm lực để thu hút các KTV có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cao để thực hiện kiểm toán hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện về những DNKT có quy mô lớn như sau: (i) Thực hiện cuộc kiểm toán hiệu quả hơn vì họ có danh tiếng tốt hơn (DeAngelo - 1981); (ii) CLDVKT thể hiện ở số lượng và mức độ thực hiện các thủ tục kiểm toán của KTV và các DNKT đa dạng về chất lượng nguồn lực để đáp ứng các yếu cầu của khách hàng, điều này có nghĩa là CLDVKT thuộc về các DNKT có quy mô lớn (Dopuch & Simunic -1982); (iii) Các công ty kiểm toán nằm trong nhóm Big 8 thường ít bị kiện tụng hơn các công ty không thuộc nhóm này (Palmrose - 1988); (iv) Có nhiều các giấy tờ làm việc và hiệu quả hơn tại các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ (Deis & Giroux - 1992); (v) Có sự tuân thủ và chất lượng công bố thông tin cao hơn tại các DNKT không thuộc nhóm Big 5 có quy mô lớn khi so sánh với các công ty kiểm toán cũng không thuộc nhóm Big 5 có quy mô nhỏ hơn. Ngoài ra còn có khả năng phát hiện tốt hơn trong vấn đề về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng (Krishnan & Schauer - 2000); (vi) Các công ty kiểm toán Big 6 có nhiều khả năng hơn các DNKT không thuộc nhóm này trong việc đưa ra ý kiến về khả năng hoạt động liên tục (Mutchler & Hopwood - 1997).

Những nhà nghiên cứu ủng hộ cho phát hiện là không có sự khác biệt về CLDVKT trong thực tế giữa các công ty có quy mô khác nhau, tuy nhiên có sự khác biệt về CLDVKT trong nhận thức, cụ thể: (i) Giá phí kiểm toán trả cho dịch vụ kiểm

toán tại các công ty kiểm toán Big 8 cao hơn (Palmrose - 1986 và Francis&Simon - 1987); (ii) Khách hàng kiểm toán sử dụng dịch vụ kiểm toán của các DNKT Big 8 có giá cổ phiếu cao hơn (Menon & Williams - 1991); (iii) Các thông tin có liên quan đến các công ty kiểm toán Big 8 đáng tin cậy hơn các thông tin có liên quan đến các công

Một phần của tài liệu 2246_010941 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w