Hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM

Một phần của tài liệu 2246_010941 (Trang 56 - 62)

6. Ket cấu đề tài

2.4.5. Hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM

Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh tiền tệ ngân hàng nói riêng đều đòi hỏi phải có một hệ thống tổ chức, quản lý và kiểm soát tốt nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Mục tiêu hoạt động của NHTM chủ yếu tập trung vào khả năng sinh lời và ngăn ngừa hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Một số công trình nghiên cứu về KSNB các NHTM tại Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc vận dụng các bộ phận cấu thành của KSNB theo báo cáo COSO và Basel riêng biệt cho từng ngân hàng. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu định lượng xây dựng các mô hình KSNB tác động đến các mục tiêu kiểm soát ngân hàng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chưa có cách tiếp cận lý thuyết làm nền tảng nghiên cứu như lý thuyết đại diện, lý thuyết đối phó ngẫu nhiên và một số lý thuyết khác.

Trong những năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô tài sản, hệ thống mạng lưới giao dịch, sản phẩm dịch vụ cũng như hệ thống công nghệ ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, hệ thống NHTM cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém và có nguy cơ xảy ra rủi ro. Một trong những giải pháp mang tính chiến lược và cấp thiết là việc thiết lập và nâng cấp

KSNB của NHTM (Podpiera, R., 2006). KSNB đã trở thành cơ chế tự phòng chống rủi ro quan trọng và mang lại hiệu quả trong hoạt động. Các thành phần của KSNB trong NHTM Việt Nam là các biến độc lập, được xác định bằng những câu hỏi dựa trên các nội dung theo 5 thành phần KSNB trong khuôn khổ báo cáo COSO năm 1992 và được cập nhật trong những năm 2006, 2009, 2013 và 13 nguyên tắc KSNB trong báo cáo Basel năm 1998 (Jokipii, A., 2010; Leng, J. & Zhao, P., 2013). Đối với mục tiêu đạt hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng, có thể được đánh giá thông qua hiệu quả tài chính (Rose, P.S., 1998). Hiệu quả tài chính trong các nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động thường được đo lường bằng chỉ tiêu khả năng sinh lời: Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (Leng, J. & Zhao, P., 2013; Fanta, A.B. và cộng sự 2013).

Theo CMKT Việt Nam số 315 ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT- BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính: “KSNB là quy định do Ban Quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”. Như vậy, một trong những mục tiêu mà hệ thống KSNB hướng đến chính là đảm bảo độ tin cậy của thông tin trên BCTC. Hiện nay, nhiều NHTM đã ban hành các chính sách quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường... cũng như thành lập các bộ phận ứng phó với rủi ro nên hoạt động của hệ thống KSNB là một phần quan trọng trong hệ thống ngân hàng. Hệ thống KSNB hoạt động tín dụng của các ngân hàng được tổ chức theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, các biện pháp trên phần lớn chỉ hướng đến mục tiêu phát hiện và giảm thiểu rủi ro mà chưa chủ động trong nhận diện rủi ro, chưa quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro của hệ thống. Thực tế, hoạt động KSNB tại các NHTM Việt Nam mới được đề cập về mặt lý luận và áp dụng vào thực tiễn trong vài năm gần đây, tuy nhiên quá trình áp dụng còn nhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm. Do vậy, KSNB đang được hiểu và thực hiện khác nhau cũng như chưa được đặt đúng vị trí ở mỗi ngân hàng và trở thành một trong những nhân tố tác động đến chất lượng BCTC tại đơn vị.

2.4.6. Kiểm soát chất lượng đối với DNKT từ các cơ quan quản lý

Các cơ quan quản lý ảnh hưởng đến tư duy KTV bằng cách nhấn mạnh các khía cạnh của cuộc kiểm toán cần cải thiện, cân nhắc và đưa ra xét đoán phù hợp hoặc thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán. Trong quá trình QC, cơ quan quản lý cung cấp phản hồi cho các KTV và DN. Báo cáo từ cơ quan quản lý sẽ giúp thay đổi hành vi bằng cách truyền đạt thông tin về kỳ vọng (Ilgen và cộng sự, 1979). Mặc dù, báo cáo QC có thể nhấn mạnh các vấn đề tới một số KTV cụ thể nhưng điều này vẫn hữu ích cho các KTV khác (được xem là tín hiệu của các kỳ vọng điều chỉnh và trọng tâm của các đánh giá trong tương lai). Hệ thống kiểm soát chất lượng rất được chú trọng ở các quốc gia trên thế giới. KTV thể hiện sự hỗ trợ chung cho các mục tiêu và giá trị thực hiện chất lượng của PCAOB (Johnson và cộng sự, 2019; Christensen và cộng sự, 2016). Với giá trị tạo ra, QC luôn hiện diện trong môi trường kiểm toán, tạo ra một nguồn thông tin quan trọng về hiệu suất đạt được và kỳ vọng. Kết quả cung cấp bằng chứng cho thấy KTV phản ứng với phản hồi trong các báo cáo QC. Sau khi nhận thiếu sót, KTV có nhiều khả năng đưa ra ý kiến về khả năng hoạt động liên tục (Gramling và cộng sự, 2011), đưa ra ý kiến kiểm soát nội bộ bất lợi (DeFond và Lennox, 2017), và tăng nỗ lực kiểm toán (Aobdia, 2018). KTV có xu hướng quản trị rủi ro bị QC và kết hợp các thay đổi thường xuyên nhằm tránh các sai sót trong báo cáo QC trong tương lai (Glover và cộng sự, 2017; Johnson và cộng sự, 2019). Tóm lại, các công bố này cung cấp bằng chứng mà KTV có xu hướng phản ứng với các báo cáo QC

Theo VSCQ 1 - Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét BCTC, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác, điều 16 cho biết doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng bao gồm các chính sách và thủ tục cho từng yếu tố sau: Trách nhiệm của Ban Giám đốc về chất lượng trong doanh nghiệp kiểm toán; Chuẩn mực, các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan; Chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ cụ thể; Nguồn nhân lực; Thực hiện hợp đồng dịch vụ; và Giám sát. Đạt được CLDVKT là quá trình lâu dài và phức tạp. Muốn nâng cao chất lượng, không thể chỉ có vai trò của DNKT mà cần có sự kiểm soát từ bên ngoài. KSCL từ bên ngoài chặt chẽ sẽ thúc đẩy các DNKT nâng cao chất lượng, giảm thiểu các bất cập, giúp hài hòa lợi ích của công chúng và giúp phát triển hoạt động kiểm toán. Cơ chế KSCL hữu hiệu sẽ đảm bảo cho hoạt động kiểm toán phát triển. KSCL từ bên ngoài không chỉ do Hội

nghề nghiệp đảm nhận, mà còn có cả các cơ quan chức năng và toàn xã hội (Trần Thị Giang Tân, 2011).

Bên cạnh đó, Luật Kiểm toán độc lập ra đời năm 2011 đã có một chương riêng quy định về việc kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng bao gồm: các TCTD, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm, công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, việc quản lý, giám sát hoạt động kiểm toán độc lập đối với các đơn vị này hiện nay vẫn chưa được thực hiện một cách tập trung thống nhất nên chưa tận dụng tốt nhất các nguồn lực và đạt hiệu quả cao như mong muốn. Ở một chiều ngược lại, định hướng áp dụng chung một hệ thống chuẩn mực kế toán và cơ chế tài chính giữa các thành phần kinh tế khác nhau nhất là giữa DNNN và các công ty niêm yết đại chúng đôi khi lại không phù hợp, không xử lý được những tình huống thực tế đặt ra. Trên thực tế Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) được giao nhiệm vụ trợ giúp Bộ Tài chính để thực hiện việc quản lý, giám sát các công ty kiểm toán, nhưng chưa có cơ chế rõ ràng về quyền hạn và chức năng của VACPA khi thực hiện nhiệm vụ này. Trong khi đó, việc kiểm toán độc lập các TCTD trong đó có nhiều tổ chức niêm yết, đại chúng được đặt dưới sự quản lý giám sát của NHNN dựa trên những quy định riêng có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy sẽ rất hữu ích nếu việc quản lý giám sát việc kiểm toán các đơn vị có ích lợi công chúng được tập trung hóa và thực hiện theo một cơ chế thống nhất. Điều này sẽ giúp tăng cường tính nhất quán trong hoạt động quản lý giám sát tập trung nguồn lực chuyên môn, giảm thiểu sự trùng lặp và nâng cao chất lượng quản lý, giám sát. Do đó, hệ thống kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với DNKT cũng là nhân tố tác động đến CLDVKT BCTC của các NHTM Việt Nam.

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố tác động đến CLDVKT BCTC của các NHTM Việt Nam

1 Quy mô của doanh nghiệp kiểm toán

Lý thuyết đại diện (Agency theory)

+

2

Giá phí kiểm toán

Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)

3

Tính độc lập của KTV

Lý thuyết phát triển nhận thức đào tạo

+

4 Năng lực chuyên môn của KTV Lý thuyết phát triển nhận thức đào tạo + 5 Hệ thống KSNB của các NHTM

Lý thuyết đại diện (Agency theory)

+

6 KSCL các DNKT từ các cơ quan quản lý

Lý thuyết đại diện (Agency theory)

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nội dung của chương 2 đã cung cấp những lý luận nền tảng về CLDVKT; đặc điểm thông tin trình bày trên BCTC của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, đề tài thực hiện luận giải lý thuyết nền và cơ sở nhận định, đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến CLDVKT BCTC của các NTHM ở Việt Nam với mô hình nghiên cứu gồm có một biến phụ thuộc (CLDVKT BCTC của các NHTM Việt Nam) và các biến độc lập (Quy mô của DNKT; Giá phí kiểm toán; Tính độc lập của KTV; Năng lực chuyên môn của KTV; Hệ thống KSNB của các NHTM; và Kiểm soát chất lượng đối với DNKT từ các cơ quan quản lý

Trên cơ sở nền tảng lý luận này, tác giả sẽ tiến hành khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến CLDVKT và thực hiện các bước kiểm định nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLDVKT BCTC của các NHTM Việt Nam. Từ đó, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện CLDVKT BCTC của các NHTM Việt Nam.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2246_010941 (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w