6. Ket cấu đề tài
4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM TOÁN CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.
Với chức năng là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền, NHTM là một tổ chức có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM ảnh hưởng đến nhiều chủ thể kinh tế trong xã hội. Thông tin về NHTM đặc biệt là các thông tin trên BCTC được nhiều đối tượng trong nền kinh tế quan tâm. Vì tầm quan trọng của hệ thống NHTM cũng như ảnh hưởng, tác động sâu rộng của NHTM đối với nền kinh tế nên NHTM đã trở thành đối tượng bắt buộc phải kiểm toán độc lập BCTC hàng năm. BCTC đã được kiểm toán của NHTM phải được công bố công khai và phải đảm bảo chất lượng, tin cậy, minh bạch nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin bên ngoài. Điều này dẫn đến kiểm toán BCTC NHTM trở nên cần thiết góp phần đảm bảo được các mục tiêu và yêu cầu đó.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính cho biết, ở Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán độc lập BCTC NHTM đã được đổi mới, nhưng vẫn còn mang tính kinh nghiệm và chưa đảm bảo tính thống nhất. Do vậy, kết quả kiểm toán còn nhiều hạn chế, độ tin cậy không cao. Nhiều rủi ro lớn thực tế đã xảy ra ở các NHTM mặc dù BCTC đã được kiểm toán như hiện tượng thông đồng rút tiền từ ngân hàng, cho vay không có tài sản đảm bảo, không có khả năng thu hồi vốn ... Điều đó làm mất lòng tin của các đối tượng sử dụng thông tin trên thị trường. Những hiện tượng này xảy ra một phần là do những hạn chế còn tồn tại trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM. Những hạn chế lớn đó gồm:
Về xác định nội dung kiểm toán BCTC NHTM: Hiện nay, phần lớn các DNKT Big 4 đều xác định nội dung kiểm toán BCTC NHTM theo phương pháp chu kỳ (theo các hoạt động kinh doanh chính của NHTM). Tuy nhiên, nhiều DNKT ngoài Big 4 có kiểm toán BCTC Xl ITMl (Công ty kiểm toán AASC, A&C, AISC, DFK, AFC...) vẫn đang xác định nội dung kiểm toán theo phương pháp trực tiếp (nội dung kiểm toán chính là kiểm toán các khoản mục trên BCTC NHTM). Việc xác định nội dung kiểm toán theo phương pháp trực tiếp có một số hạn chế như khối lượng nhiều, chồng chéo,
trên cơ sở rủi ro (đi theo từng hoạt động kinh doanh) do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng cuộc kiểm toán BCTC NHTM. Bên cạnh đó, nhiều DNKT dù đã xác định nội dung kiểm toán theo các hoạt động kinh doanh nhưng cũng chưa có hướng dẫn cụ thể cho các KTV trong từng nội dung kiểm toán theo hoạt động kinh doanh cần phải đi vào kiểm tra những loại giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh nào và cần đưa ra ý kiến xác nhận đối với những thông tin cụ thể gì trên BCTC NHTM.
về quy trình kiểm toán
Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, bước đánh giá rủi ro hợp đồng và chấp nhận hay trì khách hàng kiểm toán vẫn còn hạn chế, đặc biệt đối với các DNKT ngoài Big 4. Tại các DNKT này, khâu này được thực hiện khá đơn giản, chưa chi tiết, cụ thể, ít thấy những mô tả, phân tích, xét đoán của KTV về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro và chấp nhận hợp đồng như môi trường kinh doanh, các rủi ro do gian lận...
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các DNKT còn tồn tại một số hạn chế tại các khâu sau: (i) Bước tìm hiểu về NHTM và môi trường hoạt động của NHTM trong đó có KSNB vì tại nhiều DNKT (đặc biệt là DNKT ngoài Big 4) khâu này còn khá sơ sài, nhiều thông tin không được tìm hiểu chi tiết, cụ thể để có hiểu biết sâu về NHTM giúp phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC của NHTM; (ii) Bước tìm hiểu về quy trình lập BCTC và các hoạt động kinh doanh quan trọng của NHTM bao gồm môi trường công nghệ thông tin liên quan đến BCTC của NHTM
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thì bước thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra hiệu quả KSNB của NHTM được đánh giá có nhiều DNKT (đặc biệt là DNKT ngoài Big 4) thực hiện rất ít hoặc khá sơ sài các thử nghiệm kiểm soát đồng thời việc ghi chép lại cách làm và cũng như kết quả kiểm tra hiệu quả KSNB trên các giấy tờ làm việc cũng rất hạn chế. Bên cạnh đó, bước thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản thì điểm hạn chế nổi bật trong khâu này là các DNKT (đặc biệt các DNKT ngoài Big 4) chưa tận dụng hiệu quả thủ tục phân tích cơ bản để xử lý các rủi ro đã đánh giá. Các DNKT chủ yếu chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích xu hướng với việc so sánh số liệu thực tế kỳ này với kỳ trước mà không so sánh với số liệu bình quân ngành hoặc NHTM có cùng quy mô. KTV cũng rất ít sử dụng kỹ thuật phân tích ước tính.
Doanh thu thuần bình quân hàng năm
Phân loại______________ Số lượng Tỷ lệ
Ngoài ra, KTV rất ít tận dụng các ứng dụng vẽ biểu đồ, sơ đồ trong exel để mô tả những mối quan hệ tương quan giữa các chỉ số nhằm phát hiện ra bất thường và những sai sót trên BCTC NHTM.
Về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: Tại một số DNKT, công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC NHTM nói riêng chưa được coi trọng đúng mức và mang tính hình thức. Việc thực hiện còn nhiều điểm hạn chế, kém hiệu quả và không kịp thời, thường xuyên.
Các nhận định trên được cho là bởi các nguyên nhân sau đây:
Về phía các DNKT: Thiếu kinh nghiệm, thiếu đội ngũ KTV và chuyên gia giỏi về kiểm toán BCTC NHTM; thiếu các phương tiện và cơ sở vật chất hỗ trợ quá trình kiểm toán; chưa xây dựng quy trình kiểm toán BCTC riêng cho lĩnh vực ngân hàng; công tác đào tạo và thu hút nhân tài còn yếu;
Về phía KTV: chưa chủ động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và kỹ năng để kiểm toán BCTC NHTM;
Về phía Nhà nước: Hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập BCTC cũng như việc lập và trình bày BCTC NHTM còn chưa đồng bộ, nhất quán;
Về phía Hiệp hội nghề nghiệp: Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng như hoạt động hỗ trợ, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho KTV kiểm toán lĩnh vực NHTM còn yếu;
Về phía NHTM: Bản thân một số NHTM chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc lập, trình bày và công bố trung thực, hợp lý thông tin trên BCTC.