PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2246_010941 (Trang 62)

6. Ket cấu đề tài

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

chất lượng và xử lý các sai phạm... đều thực hiện thông qua vai trò của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực đặc thù chuyên ngành: Ủy ban chứng khoán nhà nước, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Ngân hàng Nhà nước. VACPA có trách nhiệm phối hợp thực hiện và tham gia hướng dẫn và tư vấn khắc phục các sai sót sau kiểm tra. Cụ thể, thông qua quá trình quan sát thực tiễn công việc tại các công ty kiểm toán, cùng với quá trình trao đổi với một số chuyên gia và KTV, kết hợp với kết quả của các nghiên cứu trước. Dựa trên tần suất về sự xuất hiện của các nhân tố tác động đến vấn đề nghiên cứu, cùng với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA220) - KSCL hoạt động kiểm toán, Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013, chúng tôi đã tổng hợp căn cứ mang tính pháp lý của cơ quan quản lý đến CLDVKT. Song song đó, kết quả của việc tổng hợp các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết đã giúp nhóm tác giả giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ nhất

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLDVKT BCTC của các NHTM Việt Nam?”.

Xây dựng thang đo phù hợp và khám phá nhân tố mới Giai đoạn đầu tiên của tiến trình bao gồm các hoạt động: (1) tổng kết nghiên cứu, và lý thuyết nền tảng và xác định thang đo thành phần, (2) phỏng vấn chuyên gia, (3) thiết kế bảng câu hỏi nháp, (4) điều chỉnh thuật ngữ sử dụng bảng câu hỏi, và (5) hoàn thiện bảng câu hỏi. Dàn bài thảo luận sử dụng bảng câu hỏi mở để phỏng vấn chuyên gia.

Nghiên cứu định tính hướng đến mục tiêu là xác định trọng số cho các thuộc tính CLTT BCTC, hoàn thiện thang đo CLTT BCTC. Kết quả thu được từ phỏng vấn, nghiên cứu tập hợp theo một trình tự logic để làm cơ sở cho việc xây dựng thang đo thích hợp với ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam và khám phá nhân tố mới. Với mục tiêu đề tài hướng đến các DNKT trong nước tại và đối tượng khảo sát là KTV. Vì vậy, danh sách các chuyên gia để tham gia phỏng vấn sâu bao gồm những chủ thể am hiểu sâu về lĩnh vực: Giám đốc trong nước, hội nghề nghiệp và cơ quan ban hành, và giảng viên trong lĩnh vực kiểm toán. Từ đó, thông qua nghiên cứu định tính sẽ xây dựng và hiệu chỉnh thang đo thích hợp để tiến hành các bước tiếp theo. Kết quả thảo luận về thang đo ở bước nghiên cứu định tính của các yếu tố đo lường cho CLDVKT BCTC là cơ sở khoa học cho quá trình khảo sát dữ liệu sơ cấp trong bước phân tích định lượng nhằm kiểm định xem nhân tố nào thực sự có tác động đến CLDVKT BCTC trong các NHTMCP Việt Nam nhằm đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao CLDVKT BCTC trong các NHTMCP Việt Nam. Các cuộc thảo luận được tiến hành theo cách

thức là cuộc trao đổi giữa tác giả và chuyên gia về chủ đề các nhân tố nào thực sự có tác động đến CLDVKT BCTC trong các NHTMCP Việt Nam. Tác giả chỉ định hướng cho cuộc phỏng vấn đi theo đúng hướng để đạt được các mục miêu đề ra mà không can thiệp vào suy nghĩ và câu trả lời của chuyên gia và cũng không nhận xét về các câu trả lời. Các chuyên gia thống nhất toàn bộ với các biến của mô hình đề xuất và thang đo thiết kế. trong đó nhấn mạnh một số lưu ý:

- Việc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài lẫn bên trong sẽ mang giúp kiểm soát chất lượng các cuộc kiểm toán. Nếu hệ thống kiểm soát chất lượng đã được thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ theo quy trình, có sự phân công kiểm soát của các cấp trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán một cách thường xuyên và liên tục, có thang đo để đánh giá chất lượng kiểm toán cụ thể và chặt chẽ sẽ giúp CLDVKT BCTC tốt hơn;

- Để đáp ứng tốt nhất tốt nhất cho nhu cầu của người sử dụng thông tin BCTC, việc nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng, kiến thức cho KTV là yêu cầu cấp bách. Vì vậy, KTV cần trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật kiến thức thường xuyên, sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho công việc kiểm toán. Hơn nữa, ảnh hưởng từ người rà soát, cấp trên có tác động đến việc thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế trong suốt cuộc kiểm toán. Và đây là những ảnh hưởng tách biệt ở từng cuộc kiểm toán.

- Khi KTV có năng lực tốt thì sẽ dễ dàng nhận biết các dấu hiệu về rủi ro gian lận trong suốt quá trình thực hiện kiểm toá. Bên cạnh đó, việc duy trì tính độc lập và tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng trong việc duy trì CLDVKT BCTC trong các NHTMCP Việt Nam của KTV. Do đó, cần nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán viên, rà soát mục tiêu đào tạo, phương pháp đào tạo phù hợp với thực tế kiểm toán, đạt được điều kiện ngang tầm với kiểm toán viên quốc tế. Có được như vậy thì mới có thể nâng cao chất lượng kiểm toán, góp phần phát triển hoạt động kiểm toán ở Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới;

- Năng lực KTV được hiểu là KTV có đủ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia cuộc kiểm toán;

- Các chính sách lương thưởng phù hợp, cơ hội thăng tiến sẽ tạo động lực để KTV hoàn thành tốt công việc được giao và giữ gìn hình ảnh cá nhân thông qua việc duy trì CLDVKT BCTC trong các NHTMCP Việt Nam đúng mức. Các áp lực từ

cấp trên mang cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực, tùy vào định hướng cuộc kiểm toán từ cấp trên.

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2 “Mức độ tác động của các nhân tố đến CLDVKT BCTC của các NHTM Việt Nam như thế nào?” , nhóm tác giả thực hiện các kỹ thuật phân tích thống kê được sử dụng để xác định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến CLDVKT BCTC trong các NHTMCP Việt Nam bao gồm thống kê tần số, tính toán hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội.

> Thu thập bảng khảo sát, tổng hợp và mã hóa vào chương trình thống kê SPSS 22.0;

> Sử dụng công cụ thống kê tần số để tính toán các giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (Standard deviation). Qua đó đánh giá mức độ đồng ý của người được khảo sát đối với từng biến quan sát;

> Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha: Hệ số này được tính toán trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt (Nunnally&Bernstein,1994), từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được (Peterson,1994). Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Slater,1995). Ngoài ra để biến quan sát đạt yêu cầu, hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 (Nunnally & Bernstein,1994). Những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ được coi là biến rác và cần được loại ra khỏi mô hình.

> Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): nhằm đánh giá hai loại giá trị của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, ngoài ra còn nhằm rút gọn nhiều biến quan sát lại thành từng nhóm nhân tố để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu.

sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát (Hair và cộng sự, 1998). Điều kiện để thực hiện được phân tích nhân tố khám phá EFA được nhiều nhà nghiên cứu đồng ý là:

> Chỉ số KMO (Kaiser Meyer Olkin) là chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố phải nằm trong khoảng 0,5 < KMO <1. Với chỉ số KMO nằm trong khoảng này thì chứng tỏ phân tích nhân tố là thích hợp (Hair và cộng sự, 1998).

> Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05). Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng và Ngọc, 2008).

> Hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (Factor loading) > 0,5. Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo ý nghĩa thiết thực của EFA.

+ Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu (được khuyên dùng nếu cỡ mẫu ít nhất là 350)

+ Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng

+ Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (được khuyên dùng nếu cỡ mẫu ít nhất là 100)

Tổng phương sai trích > 50% : thể hiện phần trăm biến thiên của biến quan sát nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % (Trọng và Ngọc, 2008).

> Eigenvalue >=1: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố

Tiếp theo, chúng tôi sử dụng phép quay Varimax trong phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, giúp tăng cường khả năng giải thích các nhân tố. Và thực hiện phân tích EFA riêng cho hai nhóm biến độc lập và biến phụ thuộc.

> Phân tích tương quan: được sử dụng để kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình (giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập, giữa các biến độc lập với nhau). Trong bài, hệ số tương quan Pearson (kí hiệu là r) được tính toán để lượng hóa mức độ chặt chẽ trong mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, giá trị tuyệt đối của hệ số này càng gần 1,0 thì hai biến này

tương quan tuyến tính càng chặt chẽ (Trọng và Ngọc, 2008). Đồng thời, hiện tượng đa cộng tuyến cũng sẽ được xem xét.

> Phân tích hồi quy tuyến tính bội: Sau khi kết luận các biến có mối liên hệ tuyến tính thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của các biến này bằng mô hình hồi quy tuyến tính. Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter tức đưa tất cả biến vào một lượt.

3.3. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu 3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Quy mô DNKT tác động thuận chiều đến CLDVKT BCTC của NHTM Việt Nam. Giả thuyết này được đề xuất từ kết quả các nghiên cứu trước, cụ thể

DeAngelo (1981) cho rằng, DNKT có quy mô lớn thường có CLDVKT cao hơn các DNKT có quy mô nhỏ. Và DNKT có càng nhiều khách hàng càng bị áp lực về duy trì và nâng cao CLDVKT (Ali và cộng sự, 2011), DNKT nhỏ có ít vốn đầu tư bên ngoài dẫn đến sự khó khăn hơn trong việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng (Stefan và cộng sự, 2013).

Giả thuyết H2: Giá phí kiểm toán tác động thuận chiều đến CLDVKT BCTC của NHTM Việt Nam. Giá phí kiểm toán là một trong những nhân tố nhận được sự quan tâm của cả DNKT và đơn vị khách hàng. Defond và Jambalvo (1993) cho rằng, phí kiểm toán cao sẽ tạo thêm giá trị để KTV phát hiện lỗi quản lý hoặc các sai phạm bất thường trong BCTC, qua đó tạo ra CLDVKT tốt hơn. Phí kiểm toán có thể khác nhau tùy thuộc vào việc chuyển giao rủi ro, sự phức tạp của dịch vụ, mức độ chuyên môn và những tư vấn khác (Listya & Sukrisno, 2014).

Giả thuyết H3: Tính độc lập tác động thuận chiều đến CLDVKT BCTC của NHTM Việt Nam. KTĐL (một cơ chế quản trị công ty bên ngoài) đóng vai trò làm giảm ung đột lợi ích giữa các cổ đông và ban giám đốc bằng cách đảm bảo thông tin tài chính của công ty phải trung thực và hợp lý. Tuy nhiên, tính độc lập của kiểm toán viên đang còn là một vấn đề ở Việt Nam. Theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP, (2017), Ủy ban kiểm toán phải giám sát hoạt động của kiểm toán viên bên ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế kiểm toán viên bên ngoài thường làm việc trực tiếp với ban giám đốc. Hơn nữa, các cổ đông thường trao quyền cho ban giám đốc để chỉ định KTV bên ngoài và đàm phán với KTV. Do đó, mối quan hệ chặt chẽ giữa KTV và ban giám đốc làm ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên và có thể ảnh hưởng đến vai trò của kiểm

toán viên trong việc đảm bảo thông tin tài chính của công ty được công bố phải trung thực và hợp lý. Do đó, Tính độc lập của KTV có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện các thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận, thông qua đó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc kiểm toán (Iman & Sukrisno, 2014). Khẳng định này được củng cố trong nghiên cứu của Listya & Sukrisno (2014).

Giả thuyết H4: Năng lực chuyên môn nghề nghiệp của KTV/nhóm kiểm toán tác động thuận chiều đến CLDVKT BCTC của NHTM Việt Nam. Năng lực chuyên môn nghề nghiệp thể hiện kiến thức và trình độ chuyên môn cao, DNKT có quy trình tuyển dụng chặt chẽ, chú trọng đến năng lực của nhân viên sẽ cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt hơn (Suyono, 2012). Cùng với tính độc lập, năng lực chuyên môn cũng ảnh hưởng đáng kể đến CLDVKT (Iman & Sukrisno, 2014; Listya & Sukrisno, 2014).

Giả thuyết H5: Hệ thống KSNB của các NHTM có tác động thuận chiều đến CLDVKT BCTC của NHTM Việt Nam. Việt Nam có thị trường chứng khoán tương đối trẻ so với các nước trong khu vực, với đặc điểm chung là Ban giám đốc có quyền lực tập trung, trong khi các cổ đông và ủy ban kiểm soát không đóng vai trò kiểm soát đáng kể trong các công ty của họ. Với quyền lực tập trung, Ban giám đốc có thể sử dụng quyền lực này để đưa ra các thông tin tài chính không trung thực và hợp lý để giúp bảo vệ lợi ích của họ nhưng ảnh hưởng lợi ích của các cổ đông. Những thành viên tham gia quản lý trong công ty sẽ không có đủ sự độc lập khi họ vừa là người giám sát vừa là người thực hiện quản lý trong cùng một công ty. Chỉ có những thành viên độc lập không tham gia quản lý thì mới khách quan thực hiện chức năng này. Do đó, tiếp cận theo lý thuyết đại diện, nhóm nghiên cứu nhận thấy hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB của các NHTM đặt ra yêu cầu bởi năng lực và sự độc lập cao của hội đồng quản trị, từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả quản trị và chất lượng của BCTC.

Giả thuyết H6: Hệ thống KSCL của cơ quan quản lý tác động thuận chiều đến CLDVKTBCTC của NHTM Việt Nam

Nhận thức vai trò quan trọng của cơ chế quản trị, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế quản trị trong các công ty, đặc biệt là các công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Deis và Giroux (1992) xác định các nhân tố như hệ thống quản lý, quy mô, các nhân tố của doanh nghiệp khách hàng, hay sự kiểm soát kiểm toán của bên thứ ba đều có ảnh hưởng đến CLDVKT.

3.3.2. Thiết kế thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu

Qua quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó, nghiên cứu này xác định được 6 nhân tố tác động đến CLDVKT BCTC của các NHTM Việt Nam. Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 cấp độ từ Likert 5 mức độ với (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, và (5) Rất đồng ý để đo lường (Cushing, 1989; Dye, 1991; DeAngle 1981, Copley & Doucet, 1993; Lennox, 1999; Ashbaugh, 2004; Mansi và công sự, 2004; Richard, 2006; Suseno, 2013; Defond & Zhang, 2014; Phan Văn Dũng, 2015 và Husam Al-Khaddash

Một phần của tài liệu 2246_010941 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w