6. Ket cấu đề tài
2.3.3. Lý thuyết phát triển nhận thức đào tạo
Lý thuyết phát triển nhận thức đạo đức được phát triển bởi Kohlberg trong “Học thuyết về sự phát triển nhận thức đạo đức” công bố năm 1971. Nghiên cứu của Kohlberg thực hiện nghiên cứu với giả thuyết rằng các cá nhân phát triển suy nghĩ cá nhân ở các tình huống đạo đức. Các công bố của Kohlberg nhìn nhận một chuỗi các giai đoạn phát triển cho thấy cá nhân tái cấu trúc suy nghĩ về các câu hỏi xã hội và đạo đức tương tự như cách họ phát triển cấu trúc nhận thức từ cụ thể đến trừu tượng hơn.Kohlberg cho rằng các giai đoạn phát triển này xảy ra trong tất cả các nền văn hóa vàđưa ra lời giải thích cho các cá nhân phát triển suy nghĩ của họ về các vấn đề xã hội và đạo đức
Trong lĩnh vực kiểm toán, KTV trong cuộc kiểm toán với tư cách là đại diện cho DNKT trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do đó, KTV được hướng dẫn, đào tạo để hành động như là hiện thân của toàn bộ tổ chức trong khi thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Như vậy, bản sắc cá nhân được xây dựng bởi cá nhân họ là ai trong bối cảnh xã hội và các vấn đề với khách hàng thường xảy ra được tập huấn, đào tạo thông qua các quá trình giải thích thường xuyên trong nội bộ DNKT. Điều này, chính là sự phân định trong việc chuyển đổi sang giai đoạn tiếp theo, khi đó quy tắc hành vi đạo đức tuyệt đối không thể được xác định trước vì quy tắc được xây dựng thông qua các cuộc thảo luận xã hội được quản lý bởi sự mất cân bằng hay xung đột giữa KTV và khách hàng. Quyết định được thực hiện giữa các bên không chỉ có hậu quả cá nhân, mà còn bao gồm áp lực thể chế của toàn bộ tổ chức. Khi KTV đang bảo vệ quy tắc đạo đức mà hiệp hội nghề nghiệp đã thiết lập, điều này thường phản ánh quan niệm của chủ nghĩa cá nhân. Cá nhân hợp lý hóa rằng điều đúng đắn và cần phải làm theo những gì được mong đợi từ tổ chức. Lý do để àm những gì mà KTV tin là đúng là cần phải trở thành người kỳ vọng bởi cá nhân khác và tổ chức. Các công bố trước đây đã áp dụng lý thuyết này để xem xét mức độ phát triển đạo đức của trợ lý KTV/KTV. Kết
luận rằng mức độ lý uận của cả hai nhóm thấp hơn so với các nhóm tham chiếu khác, có thể là do bản chất của nghề nghiệp (Buchan, 2005).
Do đó, các học giả đã đề nghị thực hiện cần đào tạo để nâng cao trình độ lý luận đạo đức, ngụ ý rằng các KTV có rình độ lý luận đạo đức cao hơn sẽ có các xét đoán thể hiện TĐHNNN phù hợp hơn. Kahn và cộng sự (1964) đã giới hiệu lý thuyết vai trò cho các công bố về hành vi tổ chức. Học giả cho rằng môi trường tổ chức tác động đến sự mong đợi của cá nhân về vai trò của cá nhân trong tổ chức. Những kỳ vọng này liên quan đến các CMKT hoặc áp lực để hành động theo kỳ vọng. Kỳ vọng có thể bắt nguồn từ chính vai trò, con người nắm giữ vai trò, xã hội và những người khác yêu cầu về vai trò. Những kỳ vọng người khác giữ vai trò đương nhiệm được gọi là vai trò xã hội. Bất cứ cá nhân quan tâm với vai trò đương nhiệm sẽ hình thành những kỳ vọng này. Kahn và cộng sự (1964) cho rằng sự mơ hồ về vai trò sẽ làm tăng khả năng cá nhân sẽ không hài lòng với vai trò của mình, sẽ cảm thấy lo lắng, sẽ bóp méo hiện thực và do đó thực hiện kém hiệu quả hơn. Kahn và cộng sự (1964) cũng đề xuất rằng sự mơ hồ về vai trò tăng lên khi độ phức tạp của tổ chức vượt quá phạm vi hiểu biết cá nhân.
Lý thuyết về vai trò được Rizzo và cộng sự (1970) cho rằng khi các hành vi được mong đợi của cá nhân không nhất quán thì cá nhân sẽ trải qua căng thẳng, trở nên bất mãn và làm việc không hiệu quả hơn so với khi không có xung đột. Vì vậy, vai trò có tác động xấu đến trạng thái tâm trí cá nhân. Nói theo một cách khác, vai trò của có thể làm giảm cam kết cá nhân. Đối với KTV, kỳ vọng có thể được hình thành bởi ban quản trị, hoặc các đồng nghiệp chuyên nghiệp dựa vào hiệu suất công việc của KTV. Các cá nhân hoặc tổ chức khác nhau có thể hình thành con người kỳ vọng vào vai trò đương nhiệm. Bởi vì cá nhân đồng thời chiếm nhiều vai trò xã hội, có thể các vai trò khác nhau có thể dẫn đến sự đối lập trong yêu cầu vai trò, Kahn và cộng sự (1964) gọi tình huống này là xung đột vai trò. Ahmad và Taylor (2009) thấy rằng xung đột vai trò có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của KTV. Lathifah (2008) giải thích rằng KTV có hai vai trò: vai trò thứ nhất là chuyên gia nên cần tuân thủ các quy tắc ứng xử trong lĩnh vực kiểm toán; vai trò thứ hai là thành viên của DNKT. Trong những điều kiện này, KTV có thể cảm thấy có xung đột giữa các giá trị được tán thành trong tổ chức với các giá trị phải được tôn trọng trong nghề nghiệp, do đó có một sự xung đột về vai trò của KTV. Theo đó, KTV phải đối phó với sự mơ hồ về vai trò, sẽ
phải đối mặt với các vấn đề khác biệt hơn và cần tăng cường sự cam kết trong suốt cuộc kiểm toán để thể hiện tính độc lập.