Đặc điểm về kiểm toán thông tin BCTC của NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu 2246_010941 (Trang 41 - 46)

6. Ket cấu đề tài

2.2.2. Đặc điểm về kiểm toán thông tin BCTC của NHTM Việt Nam

2.2.2.1. Yêu cầu

Theo khoản 5 Điều 3, Luật Kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13: “Hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính (BCTC) liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”. Theo Liên đoàn Kế

toán quốc tế: “Kiểm toán là việc các KTV độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các BCTC.”

Theo Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 thì BCTC hàng năm của tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán. Bên cạnh đó, theo thông tư 39/2011/TT-NHNN quy định về KTĐL đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài thì KTĐL tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là việc kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán”. Như vậy NHTM là một trong những đối tượng thực hiện quy định về kiểm toán độc lập theo thông tư 39/2011/TT-NHNN. Theo đó định kỳ hàng năm, trước khi kết thúc năm tài chính, ngân hàng phải lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định của Thông tư này để kiểm toán độc lập gồm kiểm toán BCTC và kiểm toán hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ năm tài chính tiếp theo.

Các ngân hàng phải nộp BCTC năm đã được kiểm toán chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của ngân hàng. Riêng đối với các ngân hàng là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn phải nộp báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính. Thời hạn nộp báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính bán niên tổng hợp đã được soát xét kèm theo toàn bộ Báo cáo soát xét và Báo cáo tài chính bán niên của ngân hàng là 60 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính trong trường hợp ngân hàng là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn phải lập Báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính bán niên tổng hợp. Việc soát xét báo cáo tài chính bán niên cũng giúp làm giảm áp lực cho kiểm toán viên vào cuối năm, giúp cuộc kiểm toán có chất lượng và hiệu quả hơn.

Đối với NHTM cổ phần thì đại hội đồng cổ đông quyết định hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định lựa chọn tổ chức KTĐL. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập, ngân hàng phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện văn bản thông báo về tổ chức KTĐL được lựa chọn cho Ngân hàng Nhà nước. Chính vì việc công bố tổ chức KTĐL từ sớm mà các doanh nghiệp kiểm toán có thể chủ động lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, các

kiểm toán viên cũng kết hợp thực hiện luôn hai nội dung kiểm toán (kiểm toán BCTC và kiểm toán hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ) trong quá trình kiểm toán, do đó giúp cuộc kiểm toán có chất lượng cao và hiệu quả hơn.

Đối với kết quả kiểm toán thì trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, ngân hàng phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện kết quả kiểm toán độc lập cho Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ thì ngân hàng phải có trách nhiệm lựa chọn một tổ chức KTĐL khác đáp ứng đủ các điều kiện, thực hiện kiểm toán lại đối với các nội dung liên quan đến ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán. Kết quả kiểm toán lại được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước. Quy định này cũng buộc các ngân hàng có trách nhiệm và hỗ trợ doanh nghiệp kiểm toán tốt hơn trong quá trình kiểm toán nhằm đảm bảo ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần trên báo cáo kiểm toán.

2.2.2.2. Nội dung

Mục tiêu của kiểm toán là kiểm tra và xác nhận mức độ tin cậy của các thông tin liên quan đến BCTC để đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp, KTV cần phải phát hiện ra sai phạm, đặc biệt là những sai phạm trọng yếu. Bộ Tài chính vừa ban hành Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) mới áp dụng từ 01/01/2014. Phương pháp luận kiểm toán trong VSA mới là “Đánh giá rủi ro và kiểm tra hệ thống” thay thế cho phương pháp chọn mẫu trước đây. Khi kiểm toán BCTC, việc nhận diện, đánh giá đúng về khả năng tồn tại, mức độ trọng yếu của rủi ro do gian lận, sai sót sẽ giúp xác định đúng đối tượng, phạm vi, nội dung kiểm toán, góp phần nâng cao hiệu quả và CLDVKT.

Việc nhận diện, đánh giá đúng các loại rủi ro là công việc cần thiết và bắt buộc đối với mọi cuộc kiểm toán; và trong kiểm toán BCTC NHTM, mục tiêu của kiểm toán cũng như vậy. Cuộc kiểm toán NHTM dù được thực hiện bởi tổ chức Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập hay kiểm toán nội bộ, KTV cần phải đánh giá các loại rủi ro trong hệ thống của NHTM, bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.

Nhận diện các loại rủi ro: NHTM cũng giống như các tổ chức kinh doanh khác, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nhưng là tổ chức đặc biệt kinh doanh tiền tệ, bằng cách thu hút vốn tiền tệ trong xã hội để cho vay. Hoạt động chính của NHTM là: huy động vốn; sử dụng vốn và thực hiện các dịch vụ trung gian như thu hộ, chi hộ khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng; dịch vụ chuyển khoản ở cùng một

ngân hàng hay ở hai ngân hàng khác nhau; dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng, dịch vụ giữ hộ chứng từ, vật quý giá, dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu; dịch vụ khấu trừ tự động... Ngân hàng là một trung gian tài chính, nên có thể “hứng chịu” rủi ro đến từ hai phía. Để nhận biết rủi ro trong ngân hàng cần quan sát và phân tích các hoạt động mà ngân hàng đang thực hiện. Hoạt động ngân hàng có đặc điểm như sau:

> Đại bộ phận tiền vốn mà ngân hàng sử dụng trong kinh doanh không phải là vốn của ngân hàng mà được hình thành từ nhiều nguồn khác như tiền gửi của các tổ chức, cá nhân. Ngân hàng nhận được nhiều hay ít tiền gửi đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Rủi ro có thể phát sinh từ sự hình thành các nguồn vốn ấy.

> Việc kiểm soát và quản lý nguồn vốn thường vượt khỏi tầm quản lý của ngân hàng do tiền đã chuyển cho khách hàng sử dụng. Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào chính ngân hàng mà chủ yếu phụ thuộc vào khách hàng. Đặc trưng này chứa đựng nhiều rủi ro ngân hàng.

> Kinh doanh ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước nên gây nên tâm lý thụ động hoặc ỷ lại của ngân hàng, hoặc “đơn giản hóa”, bỏ qua các vấn đề cần được quan tâm.Chính điều này tiềm ẩn rủi ro khó lường cho ngân hàng.

> Rủi ro tiềm tàng trong NHTM gồm rủi ro có nguồn gốc nội tại và rủi ro về mặt hệ thống.

Rủi ro có nguồn gốc nội tại như:

> Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không hoàn trả được nợ đúng hạn hoặc không trả nợ cho ngân hàng. Khả năng này xuất hiện do khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả hoặc không có khả năng trả nợ, hoặc do khách hàng không muốn trả nợ. Nguyên nhân khác là do việc thẩm định dự án của chính ngân hàng không chuẩn xác, chính sách tín dụng không hợp lý, không thực hiện tốt khâu kiểm soát trong quá trình cho vay;

> Rủi ro thanh khoản xảy ra khi thị trường cấp thay đổi gây khó khăn cho ngân hàng trong việc chuyển đổi các tài sản thành tiền để đáp ứng nhu cầu chi trả. Khả năng này xảy ra khi chi phí giao dịch tăng, hoặc thời gian giao dịch bị kéo

dài. Tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu là chi phí phát sinh do phải tìm kiếm các nguồn chi trả khác;

> Rủi ro lãi suất xảy ra khi biến động lãi suất thị trường gây tổn thất cho ngân hàng. Rủi ro này xuất hiện trong trường hợp lãi suất của thị trường tăng lên, khi đó, các khoản vay và đầu tư của ngân hàng sẽ sụt giảm giá trị và ngân hàng sẽ bị tổn thất. Trường hợp khác của rủi ro lãi suất là khi lãi suất thị trường giảm, làm cho ngân hàng phải chấp nhận đầu tư và cho vay các khoản tiền huy động với lãi suất cao vào các tài sản với mức sinh lời thấp; (iv) Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra tổn thất khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá dự tính;

Rủi ro vỡ nợ là rủi ro khi ngân hàng không đủ vốn chủ sở hữu để bù đắp cho sự sụt giảm đột ngột trong giá trị tài sản do hậu quả của các loại rủi ro khác, thiếu kinh nghiệm quản lý vĩ mô, do sự suy thoái của nền kinh tế, tỷ trọng huy động tiền gửi nhỏ, chủ yếu dựa vào các khoản vay, sự gia tăng các vụ vỡ nợ trong danh mục cho vay của các khách hàng

Rủi ro về mặt hệ thống như:

> Rủi ro lạm phát là rủi ro ảnh hưởng đến các hoạt động của NHTM do lạm phát tăng cao như khả năng thanh khoản bị suy giảm, khó huy động vốn, hoạt động tín dụng bị kiềm chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro, lợi nhuận giảm sút... Lạm phát tăng cao sẽ làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của NHTM;

> Rủi ro công nghệ xảy ra nhưng không tạo được sự tiết kiệm chi phí từ lợi thế quy mô lớn, công suất vượt quá, công nghệ lạc hậu, thiếu hiệu quả do quan liêu hoặc về tổ chức làm cho việc tăng trưởng quy mô không có hiệu quả;

> Rủi ro thay đổi môi trường pháp lý là rủi ro liên quan đến thay đổi luật pháp nhất là sự thay đổi trên quy mô toàn cầu;

> Rủi ro về chu kỳ kinh tế, sự biến động của các yếu tố thị trường; Các rủi ro này liên quan đến sự biến động của nền kinh tế toàn cầu và quốc gia bị ngưng trệ, dịch vụ ngân hàng sẽ bị giảm sút doanh thu, phí ngân hàng;

> Rủi ro từ thay đổi môi trường tự nhiên làm tăng tần suất và mức độ thiệt hại do thảm họa tự nhiên, điều kiện sống, của loài người... thiệt hại của khách hàng làm họ không có khả năng trả nợ ngân hàng...

Khi kiểm toán BCTC các rủi ro trên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC - gọi là rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Dựa vào tính chất và mức độ tác động đến BCTC của các loại rủi ro, KTV sẽ xem xét và nhận định về mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Việc xác định được mức độ rủi ro có tác động rất lớn đến hoạt động kiểm toán. Để đánh giá rủi ro, KTV cần xây dựng bảng trọng số cho từng nhân tố để đánh giá, cho điểm về mức độ rủi ro đối với từng nhân tố, sau đó tổng hợp điểm đánh giá cho toàn bộ hoạt động đó để đánh giá mức độ rủi ro tiền tàng và rủi ro kiểm soát cho từng loại hoạt động của đơn vị, bộ phận được kiểm toán. Để đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng, KTV thường chấm điểm cho từng nhân tố dựa trên các thông tin đã thu được để cho điểm từ 0 đến 3. Thông thường có các mức sau: 0: không có rủi ro; Từ 0 đến 1: Rủi ro thấp; Từ 1 đến 2: Rủi ro trung bình; Từ 2 đến 3: Rủi ro cao. Tuy nhiên trên thực tế KTV có thể đưa ra khoảng dao động rủi ro chi tiết hơn đến 0,25 sau đó sẽ nhân với trọng số tương ứng của từng nhân tố để có kết quả điểm số của từng nhân tố và tổng từng loại hoạt động của đơn vị và bộ phận đó để đánh giá tổng quát về rủi ro. Tổng điểm xác định được sẽ được so sánh với bảng điểm từ 0 đến 3 như trên để đánh giá mức độ rủi ro.

Một phần của tài liệu 2246_010941 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w