BỘ GIÁO DỤC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC KY THUAT CONG NGHE TP HCM Khoa Quan Tri Kinh Doanh
LUAN VAN TOT NGHIEP
DE TAI:
PHAN TICH MOT SO MO HINH FRANCHISE THANH CONG VA DE XUAT GIAI PHAP NHAM PHAT TRIEN HE
THONG FRANCHISE TAI VIET NAM
: TS HO THI THU HOA : PHAM THI NGOC TU
: 104401180 : 04DQN : 2004 — 2008
(TƯỞNG EHfL ~Ì TOR
Tiiư VIÊN | Tp.HCM, tháng 9 năm 2008 ` TH
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Ca¥
Sau 4 năm học tập tại trường, những kiến thức mà em có được ngày hôm nay đó là
nhờ công lao to lớn của Quý Thầy Cô đang công tác, giảng dạy tại Trường Đại học
Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Em xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy Cô đã truyền dạy cho em những kiến thức rất cần thiết dé giúp em vận dụng vào thực tiễn sau này
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hồ Thị Thu Hòa đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp
Em kính chúc Quý Thầy Cô đang công tác, giảng dạy tại Trường Đại học Kỹ thuật
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh dồi dào sức khỏe, công tác tốt Em kính chúc
Tiến sĩ Hồ Thị Thu Hòa nhiều may mắn và thành công
Trang 3NHẠN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN về moi clung : ° g ~ — “Ố A a a ¬
~ DE tu đa t Sử phan tih Aa Xà CỔ met _4F ané lĩnh Frunch& thanh cong btn the quốc về tac Vie¥ z7 7 — lam - _ The tue phan y đang TL Faunchine 6 Vir Pare ‘ " ớở a ớ ~ , ~⁄ mi — ⁄ > — an ~ 0/1714 a a chốc, : cử cap Aot ahi tit ALAM 06 fhe 4a 2710102) đạc ” J
Avi, _tham theo hue ah cho cac_cleunh ngà
~ De tie (u04 có At 2) gia về Thai Ta franchie ự : a ca ;ạn ` a ~ fo’ Viet Wem de’ he de Ae xcudt như, giai phá v về na “ ỹ - nhe nike cung nhe pha dounh nghtp nham me rBq /- ớ oO to Bạn Flá¿nchkAc tring Re bg đồ: nỗ Quốc Cova va dy 7 7 thanh veh WD VỀ ink thức — luyny van tring Ai ty cen , Ad Aang ` ot oS -
VỆ - thu CV ne fu trong vi hại Ê va ứ ted ,
Trang 4PHAN 1 LOI MO BAU
œ4 #2
I LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI:
Xu thế toàn cầu hóa đang từng giờ, từng ngày tác động nhiều lãnh vực hoạt động
kinh tế xã hội Việt Nam Sự hội nhập nền kinh tế thế giới càng được nhận thấy rõ
qua các chỉ tiêu kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng công ty, sự phong phú về hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo Sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền thương mại bằng cách tận dụng tối ưu các nguồn lực của các nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này Trong
xu thế đó, vấn đề đặt ra là làm sao củng cố vững chắc hệ thống đại lý nhượng
quyền trong xu thế cạnh tranh quốc tế như hiện nay?
Bài viết này tập trung vào phân tích một số mô hình franchise thành công trên thế
giới và ở Việt Nam để phần nào biết được bí quyết dẫn đến thành công của họ và qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm củng cố và phát triển hệ thống nhượng
quyền thương mại tại Việt Nam
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
+ Hiểu rõ khái niệm về franchise cũng như các văn bản pháp luật có liên quan đặc
biệt là những văn bản do Nhà nước Việt Nam ban hành
* Tìm hiểu và phân tích một số mô hình franchise thành công trên thế giới và ở
Việt Nam để biết được cách thức hoạt đông kinh doanh nhượng quyền và bí quyết dẫn đến thành công của họ
+ Tìm hiểu tình hinh phat trién franchise tại Việt Nam sau hội nhập WTO qua đó
đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Trang 5II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Dé tài được thực hiện dựa trên phương pháp thống kê, tông hợp, phân tích và đánh
giá số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực hiện Ngoài ra, đề tài còn sử
dụng nguồn thông tin từ sách, báo, tạp chí, các ý kiến từ các văn bản, tài liệu đã
được công bố chính thức, từ các báo cáo của Bộ Thương mại và nguồn đữ liệu từ
Internet
IV ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về nhượng quyền thương mại và những vấn đề
pháp lý có liên quan, đặc biệt là tình hình nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
sau hội nhập đề từ đó đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm phát triển hệ thống
nhượng quyền tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu mô hình franchise ở các nước trên thê giới và ở
Việt Nam
V KET CAU DE TAI:
Đề tài gồm 3 chương với nội dung từng chương như sau: Chương 1: Những vấn đề về nhượng quyền thương mại
Chương 2: Phân tích một số mô hình franchise thành công trên thế giới và ở Việt
Nam
Chương 3: Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống nhượng
Trang 6
MỤC LỤC
PHAN 1: GIOI THIEU CHUNG
ha i9.0) 00:0 100775 A4.+Œ+Œ.H)H.HẬ}H i
TL MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU -2-:2- 22 ©+x9EExEEEEEEEEEEEEEEESEEEE11111.11 xe ii II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2- 2£ ©22+©2+2ESz£+EEEttEExEvrrrerrreerrrrree iii
IV DOL TUGNG VA PHAM VI NGHIEN CUU.W cscssessssessssecssseessssessecessssesssseessecesses iii
V KET CAU DE TAL vcscccsesssscssessssesssecssssssscsssessecssscssnsssscsasecssecsucessesssssessecsussasecsssennecs ii
PHAN 2: NOI DUNG CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI
CHUONG 1: NHUNG VAN DE VE NHUQNG QUYEN THUONG MAI 1 1.1 KHÁI NIỆM - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIẺN 1
VLD Kanai nh 1
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 2© -©5scSvvx2ExecxxeExerrxerrerrrerre 5
1.2 ĐẶC DIEM VÀ HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA FRANCHISE 9 1.2.1 Đặc điểm của franchise ccctcehhHHHHHnHH HH 9
1.2.2 Hình thức cơ bản của franChiSe HH HH TH HH ng 11 1.2.2.1 Nhượng quyển phân phối sản phẩm -2 2- 5< 5+ cscvvztscxee 11 1.2.2.2 Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh . -‹5- 12 1.2.3 Một số phương thức mua-bán franchise phổ biến - 5<: 13
1.2.3.1 Dai ly franchise d6c Quy€n ceccccssessesssesssessessscssecseceseessesseesesseesseeseees 13
1.2.3.2 Franchise phat triém KAU VUC .ccscssessescsesssseessesssecssscestecsseseseceseesssesssees 15
Trang 713 THUẬN LỢI VÀ BÁT LỢI KHI SỬ DỤNG FRANCHISE 16
1.3.1 Thuận lợi khi sử dụng franchIse -: - sseeneerrerrerierrrrrrrire 16
1.3.1.1 Đối với bên nhượng quyền (Franchisors) .: -+recseereee 16
1.3.1.2 Đối với bên nhận quyền (FranchiseeS) -:+cccsrteeerererrree 17
1.3.2 Bất lợi khi sử dụng franchise ‹ ccsetrerrrerrriirrrrrrrrrrirrriserrieriee 18
1.4 THỦ TỤC PHÁP LÝ ĐĂNG KÝ FRANCHISE Ở VIỆT NAM 20
1.4.1 Tổng quan về những nguồn luật điều tiết các hoạt động franchise trên
thế giới -cccsc22 2 tt 20
1.4.2 Tổng quan về những nguồn luật franchise tại Việt Nam 21
1.4.3 Thủ tục pháp lý về đăng ký franchise tại Việt Nam . -~ 23
1.4.3.1 Điều kiện hoạt động franchise -: ©csscreerreerterrrrrrerrrerrre 23
1.4.3.2 Cơ quan tiếp nhận đăng ký hoạt động franchise - 24 1.4.3.3 Thủ tục đăng ký hoạt động franchise ceeerrrrrierrerre 24 1.4.4 Quyền và nghĩa vụ khi tham gia hoạt động franchise - 26 1.4.4.1 Quyền và nghĩa vụ bên nhượng QUYỀN - 5-55 5<ccsekzrrserrerertrerk 26 1.4.4.2 Quyền và nghĩa vụ bên nhận quyền ¬ KH ng 191183212 5c6 27
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỘT SĨ MƠ HÌNH FRANCHISE THÀNH
CÔNG TRÊN THÉ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM -rce « 28 2.1.MƠ HÌNH FRANCHISE TRÊN THẺ GIỚI -2 - 552 52ssseeere 28 2.1.1 CHUỖI CỬA HÀNG THỨC ĂN NHANH MCDONALD”S 31
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triễn -+-5:-5s++rserserserrrrrrrrree 31
2.1.1.2 Sản phẩm và những phát triển gần đây của MeDonald°s 33
Trang 82.1.1.5 Bí quyết thành công của McDonald”s — Bài học kinh nghiệm cho nhà nhượng quyên 2-5-2 5S£©+Et©xeE+EEEEE2EEEESEEErrkerkrrrkrrkerree 38
2.1.2 CHUỎI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH 7-ELEVEN :2-cccccccscccee 43 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triỂn . 2+ 2s©z++cxecsrsevrserre 43 2.1.2.2 Sản phẩm của 7-EleVen -2©se©+<++k+EkecEEEEEEEEEEA2E7Ae2Ae ri 44 2.1.2.3 Bí quyết thành cơng của 7-Elevenn ¿-+©s2cxscccvsscces 45 2.2.MƠ HÌNH FRANCHISE TẠI VIỆT NAM 2 ©ccecccExeerrrkeerrrreeee 48 2.2.1 CHUỖI CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN -2-2ScSC2c<ccceterrererreerree 49 2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển - 2-2 << xzczeexeerrerreee 49
2.2.1.2 Hoạt động kinh doanh của hệ thống nhượng quyền công ty cà phê 00 5
2.2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong hệ thống nhượng quyền của công ty
cà phê Trung NguyÊN sành HH HH HH HH rec 52 2.2.1.4 Những đổi mới của công ty cà phê Trung Nguyên . 57
2.2.2 CHUỎI NHA HANG PHO 24 .scessesssssssesscsceeseesssssssnsnnnsnvsessteseesecceeeeeensenen 58
2.2.2.1 Lịch sử hình thanh va phat trién cccssescsessesssessescesessesssseseeseeseesees 58 2.2.2.2 Mô hình kinh doanh và yếu tố tạo nên thương hiệu Phở 24 61
2.2.2.3 Khó khăn và thách thức của Phở 24 co HH ưu 64
CHƯƠNG 3: DANH GIA VA DE XUAT MOT SO KIEN NGHI NHAM PHÁT TRIẾN HỆ THÓNG FRANCHISE TẠI VIỆT NAM 66 3.1.THUAN LOT VA KHO KHAN CUA DOANH NGHIEP VIET NAM KHI
THAM GIA HOAT DONG FRANCHISE .ccccccscccscesccssescesssessstessessecssesscsstessease 66 3.2 TINH HiINH PHAT TRIEN FRANCHISE TAI VIET NAM SAU HỘI NHAP WTO ccccsssssssssssssssscccosecsssssssuccsssesssscssecssucesavecssnecssusessuessaneessuesssutessuesssesenees 68
Trang 93.2.2 Ảnh hưởng của hệ thống franchise của các công ty nước ngồi lên cơng cuộc kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƯỚc cccc<-<csccse 71
3.2.3 Hệ thống Íranchise nội địa - cv cv HH HH HH HH HH ng 72
343 MỘT SÓ GIẢI PHÁP KIÊN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIÊN HỆ THÓNG J3 910:)⁄)98V.304)0006/.), 000808588 73
3.3.1 Nhóm giải pháp đối với Nhà nước và Chính phủ - ¿5c cce 73 3.3.1.1 Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp . -¿-©22+©+sz+vezcreecrkerrkeeee 73
3.3.1.2 Về chính sách xúc tiến, tư vấn và hỗ trợ trong lĩnh vực nhượng
quyền thương mạại 22: ©s+2©etSEEAE29EEL1EE21112712X271222112eeee 74 ị 3.3.1.3 Về chính sách đào tạo và huấn luyện trong lĩnh vực nhượng quyền
00/0058) 0010707 75
3.3.2 Nhóm giải pháp đối với doanh nghiỆp - 22x ©cxterxe£rxerxerres 75
3.3.2.1 Nâng cao chất lượng chuyển giao và duy trì liên tục chất lượng quan hỆ -s- SH HH HH HT HT HH TH HH ng ng iep 76 3.3.2.2 Bảo vệ bí mật thương mại trong nhượng quyền cc5- 78
3.3.2.3 Tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức và các cơ hội hợp
tác trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại .2-5-s+- 79
3.3.2.4 Đề xuất, đóng góp ý kiến cho Nhà nước 2+ sccevcxecerrerree 80
PHẢN 3: KÉT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG BIÊU
Bảng 01: Danh sách xếp hạng của 10 hệ thống franchise nổi tiếng dẫn đầu trên thế
giới trong năm 2005 con HH H111 11212114411411111 11 1110111111111 01 cágrưy 6 Bảng 02: Các hệ thống franchise tiêu biểu sử dụng hình thức nhượng quyên sử dụng công thức kinh doanh s sccx141 1911411 41131113114 14115041305 01 1g nghe, 13 Bảng 03: Những nguồn luật điều tiết franchise trên thé giới và ở Việt Nam 23 Bảng 04: Hệ thắng franchise và số lượng cửa hàng nhượng quyền tại các nước Châu Âu 22-222-22E222E11121115121117111121111211121152111121112111 2211571211211 e2 29 Bảng 05: Tăng trưởng hệ thống nhượng quyền thương mại của MecDonald°s qua
"ác " ố.ố ốố ố ố ố.ốố 31
Bảng 06: Bảng xếp hạng 10 thương hiệu nhượng quyền hàng đầu năm 2007 43 Bảng 07: Bảng ma trận SWOT của hệ thống nhượng quyển công ty cà phê Trung lo 0 ốốốốốốốốốốốốa Ả 56
Bảng 08: Phân tích SWOT đối với franchise của doanh nghiệp Việt Nam 66
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỎ
Sơ đồ 01: Đặc điểm hợp đồng fanchise 22- 22cccEC2rkE111112121212211x12Eeerrreee 10
Sơ đồ 02: Những thuận lợi khi sử dụng franchise -ccceccrvzstrerreeree 18
So đồ 03: Những bất lợi khi sử dụng ranchise - 6s ssczetSrvSEEEerrEerrrerrreezrree 19
Sơ đồ 04: Trình tự đăng ký hoạt động ftanchise -s- cv x2 Ecrekrerrrxrsrrree 26
DANH SÁCH CÁC BIÊU ĐỎ
Trang 11GVHD: TS Hồ Thị Thu Hòa CHƯƠNG 1 NHU'NG VAN DE VE NHUQNG QUYEN THUONG MAI CS HED 1.1 KHAI NIEM - LICH SU HINH THANH VA PHAT TRIEN FRANCHISE 1.1.1 Khai niém
Trước khi đi đến định nghĩa về thuật ngữ franchise không thể không tìm hiểu
khái quát về “thương hiệu” vì sự hiện hữu của franchise lại được đặt trên nền tảng của thương hiệu Tuy nhiên có hai thuật ngữ khá phố biến nhưng bị nhằm lẫn đối với rất nhiều người là nhãn hiệu và thương hiệu Xin được giải thích sơ qua về hai
thuật ngữ này và qua đó xác định luôn cách dùng của từng thuật ngữ trong toàn bộ
bài viết này
> Nhãn hiệu:
+ Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý
+ Được bảo hộ bởi pháp luật
+ Do luật sư, bộ phận pháp chế của công ty phụ trách + Có tính hữu hình: giấy chứng nhận, đăng ký
+ Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bang một hoặc nhiều màu sắc
> Thương hiệu:
+ Nhìn nhận dưới góc độ quản trị tiếp thị của đoanh nghiệp
Trang 12GVHD: TS Hé Thị Thu Hòa
+ Có tính vô hình: tình cảm, lòng trung thành của khách hàng
+ Thương hiệu là sự kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ bắt kỳ
Xin được đi vào chủ đề nhượng quyền Nhượng quyền thương mại được dịch sang tiếng Việt từ chữ Franchise Franchise có gốc từ tiếng Pháp là “Franc” có nghĩa
là “Free” (tự do) “Tự do” ở đây được hiểu đúng hơn là được cho phép sử dụng Đã
có rất nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều trường phái khác nhau nhằm giải
thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả Tuy nhiên, do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các khái niệm này thường khác nhau
Các khái nệm dưới đây được chọn lọc dựa trên sự khác nhau trong việc quản lý điều chỉnh các hoạt động nhượng quyền thương mại của một số nước tiêu biểu, có
thê phân chia các nước trên thê giới thành bôn nhóm nước như sau:
> Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyện) công khai chỉ tiết nội dung của thỏa thuận nhượng quyền thương mại
> Nhóm các nước với hệ thống pháp luật khuyến khích sự tự nguyện, công bố chỉ tiết nội dung của thỏa thuận nhượng quyền thương mại
> Nhóm các nước có luật cụ thể, điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại
> Nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại theo luật về chuyển giao công nghệ
Dựa trên bôn nhóm nước này, ta có một sô khái niệm nhượng quyên tiêu biểu sau đây:
** Khái niệm nhượng quyên của Hiệp hội nhượng quyên kinh doanh Quốc té (The International Franchise Association) là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới
đã định nghĩa như sau: “Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp dồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết
Trang 13
-2-GVHD: TS Hé Thi Thu Hoa
kinh doanh (know-how), dao tao nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu
hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm
soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kế vốn vào doanh nghiệp băng các nguôn lực của mình”
% Khái niệm của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The US Federal Trade Commission - FTC) định nghĩa một hợp đồng nhượng quyền thương mại là
hợp đồng theo đó Bên giao:
+ Hỗ trợ đáng kế cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm
soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận
+ Li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và
+ Yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu
* Khái niệm nhượng quyền thương mại của Cộng đồng chung Châu Âu EC
(nay là liên minh Châu Âu EU) khái niệm quyền thương mại là một “tập hợp những
quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiêu dáng, bản quyền tác giả, bí
quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới
người sử dụng cuối cùng” Nhượng quyển thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được khái niệm ở trên
s* Khái niệm nhượng quyền thương mại của Mêhicô:
Luât sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: “Nhượng
quyền thương mại tổn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu
nhất định, có sự chuyên giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các
phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành
Trang 14GVHD: TS Hà Thị Thu Hòa
danh tiéng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó”
s* Khái niệm nhượng quyền thương mại của Nga:
Chương 54 Bộ luật dân sự Nga khái niệm bản chất pháp lý của “sự nhượng
quyền thương mại” như sau: “Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh
của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyển của bên có quyền bao gồm,
quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh đoanh, và
các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ ”
Tất cả các khái niệm về nhượng quyên thương mại trên đây đều dựa trên quan
điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước Tuy nhiên, có thể thấy rằng các điểm
chung trong tất cả các khái niệm này là việc một Bên độc lập (Bên nhận) phân phối
sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và mô hình kinh doanh đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định
% Tại Việt Nam, dự thảo Luật Thương Mại mới chỉ có một mục quy định về nhượng quyền với các điều khoản: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương
mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến
hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo điều kiện Trước khi bắt đầu
nhượng quyền, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương Mại
Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiễn hành theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại,
khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền Bên nhượng quyển có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyên trong
Trang 15GVHD: TS HỖ Thị Thu Hòa
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ
nhưng thực tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc với hình thức 2-3 điểm bán lẻ
cùng hình thức tại một số địa điểm khác nhau cùng kinh doanh Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bán sản phẩm của họ Năm
1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singer của Mỹ ký cho thực
hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh Singer đã ký hợp đồng nhượng quyền và
trở thành người tiên phong trong việc thỏa thuận hình thức nhượng quyền Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm cho các đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas Trong thời gian này, phạm vi hoạt động nhượng quyền chỉ là
chuyên quyền phân phôi và bán sản phẩm của các nhà sản xuât
Sự lớn mạnh của mô hình kinh doanh franchise thật sự chỉ bắt đầu sau Thế
chiến thứ hai khi hàng loạt thương hiệu trong các ngành dịch vụ, bán lẻ, chuỗi khách
sạn, nhà hàng, thức ăn nhanh ra đời Mô hình kinh doanh franchise sau đó càng phát
triển và phổ biến khắp thé giới, đặc biệt là trong thập niên 90 Trong số đó không thé
không kẻ tới các thương hiệu đã gắn liền với văn hóa nước Mỹ như MecDonald”s, Jiffy Lnbe, Jani King, Burger King, 7-Eleven Theo báo cáo thường niên của Hiệp hội Franchise quốc tế (International Franchise Association) tai San Diego vào thang
2/2000 dang trén tap chi USA Today thi nganh kinh doanh franchise phé bién nhat là ngành kinh doanh thức ăn nhanh Tuy nhiên trên thực tế hiện nay thì hầu như ngành nghề nào cũng có thể nhân rộng mô hình qua phương thức bán franchise Sau
đây là 10 ngành kinh doanh franchise phổ biến nhất thé giới được xếp hạng bởi Hiệp
hội Franchise quốc tế:
- Thức ăn nhanh (fast food)
- Cửa hàng bán lẻ (retail)
- Dịch vụ (service) - Xe hơi (automotive)
Trang 16GVHD: TS Hà Thị Thu Hòa - Nhà hàng (restaurant) - Bảo trì (maintenance) - Xây dựng (building and construction) - Cửa hàng bán lẻ thực phẩm (retail-food) - Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (business services) - Khách sạn, lưu trú (lodging)
Bảng 01: Danh sách xếp hạng của 10 hệ thống franchise nỗi tiếng dẫn đầu trên thế giới trong năm 2005 STT Tên hệ thống 1 Mc Donald's 2 7- Eleven 3 Carlson Wagonlit Travel 4 Ace Hardware 5 KFC 6 Burger King 7 Pizza Hut 8 Wendy’s 9 Coldwell Banker Real.Estate 10 Cirde K Stores.Inc
(Nguén: Franchise Times)
Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Ky và một số nước
Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thế giới Ngày nay, franchise đã có mặt
Trang 17GVHD: TS Hà Thị Thu Hòa
tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh
doanh theo phương thức nhượng quyền
Nhận thấy lợi ích, hiệu quá của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã
có các chính sách khuyến khích phát triển franchise Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên
luật hóa franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp
kinh doanh theo phương thức fanchise Chính phủ các nước phát triển khác như
Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý cũng noi gương Hoa Ky, ban hành các chính sách thúc đây, phát triển hoạt động franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong
việc ban franchise ra nước ngoài Nhiều trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách
về franchise của các chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời, các đại học cũng có riêng
chuyên ngành về franchise đê đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nên kinh tê
Riêng tại Đông Nam Á, kê từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của ftanchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan
đến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển Năm 1992,
Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền (Franchise Development Program) với mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc
đây và phát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia Singapore, quốc gia láng giềng của Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đầy, phát triển hoạt
động nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch,
khách sạn-nhà hàng Gần đây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính phủ Thái Lan
cũng đã có các chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của
các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế
Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước
ngoai nhu: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chilli’s đồng thời đây là cứ địa
đầu tiên để các tập đoàn này bán franchise ra khắp Châu Á Thông qua đó, hoạt động franchise của Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển, Chính phủ Trung Quốc
Trang 18
GVHD: TS Hà Thị Thu Hòa
đã thay đổi thái độ từ e đè chuyển sang khuyến khích, nhiều thương hiệu đang được
“đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đây mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trong những động thái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng
của Trung Quốc
Ngày nay, nhiều tô chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đây phát triển, hỗ trợ và
quảng bá hoạt động franchise đã được thành lập Điển hình là Hội đồng Franchise Thế giới (World Franchise Counci]), ra đời vào năm 1994, có thành viên là các Hiệp hội franchise của nhiều quốc gia Ngoài ra, một tổ chức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội Franchise Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua
franchise Thông qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho
các nên kinh tê quốc gia đã được thực hiện như:
- _ Tổ chức các hiệp hội franchise quốc tế
-_ Xây dựng niên giám franchise khu vực và trên toàn thê giới
- Hợp tác xuất bản các ấn phâm chuyên ngành, các website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm tới franchise
- _ Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh doanh franchise
Tại Việt Nam, hoạt động nhượng quyên xuất hiện từ những năm 1990, với sự
tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước Các hoạt động này đã có doanh
sé 1,5 triệu USD vào năm 1996, trên 4 triệu USD vào năm 1998, và từ đó đến nay liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng dự báo từ 15-20%/năm Mặc dù được coi là
mới du nhập vào Việt Nam, nhưng điều đáng ngạc nhiên là phương thức này đã
được áp dụng tại 70 hệ thống kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau Các hệ thống
nhượng quyền kinh doanh toàn cầu như Kentucky Fried Chicken(KFC), Lotteria,
Burger Khan, Five Star Chicken, Jollibee, Carvel, Baskin Robbins, Chili’s da cd
mặt tại Việt Nam Trong đó, KFC là hãng nước ngoài được đánh giá thành công
Trang 19GVHD: TS Hà Thị Thu Hòa
Dunkin Donuts, Mc Donald”s cũng đã kết thúc giai đoạn nghiên cứu thị trường và
có thẻ sẽ vào Việt Nam trong những năm tới đây
Các hệ thống nhượng quyền kinh doanh của Việt Nam cũng đã được hình
thành và phát triển như cà phê Trung Nguyên, bánh ngọt Kinh Đô, Phở 24 Các hệ thống này đang hoạt động thành công và có những bước phát triển đáng kẻ
1.2 BAC DIEM VA HINH THUC CO BAN CUA FRANCHISE 1.2.1.Đặc điểm của franchise
Franchise có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
> Một thỏa thuận giữa người giao franchise cho phép người nhan franchise sir
dụng thương hiệu, hay tên tuổi của mình trong bán hàng hóa và dịch vụ
> Doanh nghiệp nhận franchise phải được đễ dàng biết tới thông qua thương
hiệu hay tên tuổi mà họ đã đứng ra mua
> Người nhận franchise phải tiến hành toàn bộ hay một phần hoạt động kinh
doanh để hợp đồng franchise phù hợp với kế hoạch và hệ thống tiếp thị kinh đoanh,
kỹ thuật của người giao franchise
> Trong suốt thời hạn hợp đồng franchisc, người giao franchise cé trach nhiệm
trợ giúp về kỹ thuật, kinh doanh và marketing cho người nhận franchise
> Người nhận franchise phải trả cho người giao franchise một khoản phí franchise ban đầu Đây là khoản phí hành chính, đào tạo, chuyên giao công thức
kinh doanh cho bên mua franchise
> Người nhận franchise cũng phải trả cho người giao franchise những khoản lệ phí hàng tháng Đây là phí phải trả cho việc duy trì, sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu
của bên bán và những dịch vụ hỗ trợ mang tính chất tiếp diễn liên tục như: đào tạo huấn luyện nhân viên, tiếp thị, quảng bá, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Phí
Trang 20
GVHD: TS Hé Thi Thu Hòa
trăm trên doanh số của bên mua franchise và thường dao động trung bình từ 1-8%
tùy vào loại sản phẩm, mô hình và lĩnh vực kinh doanh
> Nhiều chủ thương hiệu yêu cầu đối tác mua franchise của mình phải mua
một số nguyên liệu đặc thù đo mình cung cấp, vừa để đảm báo tính đồng bộ của sản phẩm hay mô hình kinh doanh, vừa mang lại một nguôn lợi nhuận phát triển song song với fình hình kih doanh của bên mua franchise Ví dụ như MecDonald°s cung cấp và bán cho các cửa hàng nhượng quyền của mình một số nguyên liệu quan trọng
như: khoai tây chiên, phó mát, bánh táo
> Hop déng franchise có một điều khoản cố định , thường kèm theo một
quyền lựa chọn gia hạn và quyên lựa chọn này thuộc về người nhận franchise theo những điều khoản, điều kiện nhất định
Đặc điểm trên được tóm tắt bằng một sơ đỏ dưới đây:
Sơ đồ 01: Đặc điểm hợp đồng franchise HOP DONG FRANCHISE | Ỳ FRANCHISOR FRANCHISEE
Sở hữu thương hiệu Được cấp phép sử dụng thương hiệu
Cung cấp hỗ trợ: => Điều hành cửa hàng với sự hỗ trợ
Trang 21GVHD: TS Hé Thi Thu Hoa
1.2.2 Hình thức cơ bản của franchise
Mặc dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ franchise như đã đề
cập ở trên nhưng nói chung hình thức kinh doanh franchise vẫn thường nằm một trong hai loại điển hình sau đây: Nhượng quyền phân phối sản phẩm (Product
Distribution Franchise) hoặc nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (Business Format Franchise)
1.2.2.1 Nhượng quyền phân phối sản phẩm
Là một thỏa thuận theo đó một nhà phân phối đóng vai trò như một nhà tiêu thụ
bán buôn, bán lẻ hay một hình thức nào khác, các sản phẩm của một nhà sản xuất
nao đó tại một thị trường nhất định một cách độc quyền
Đối với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, bên mua franchise thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía chủ thương hiệu, ngoại trừ
việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên chủ thương hiệu trong một phạm vi khu vực và
thời gian nhất định Điều này có nghĩa là bên mua franchise sẽ quản lý điều hành cửa hàng nhượng quyền của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc nhiều bởi những quy định từ phía chủ thương hiệu Bên mua franchise trong trường hợp này thậm chí có
thể chế biến cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình Hình thức nhượng
quyền này tương tự với kinh đoanh cấp phép mà trong đó chủ thương hiệu quan tâm
nhiều tới phân phối sản phẩm của mình và không mấy quan tâm đến hoạt động hằng ngày hay tiêu chuân hình thức của cửa hàng nhượng quyền Do đó mối quan hệ giữa chủ thương hiệu và người mua franchise là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà phân
phối và hiện nay phổ biến tại phương Tây là các trạm xăng dầu, các đại lý bán ôtô
và các công ty sản xuất nước giải khát Coca-Cola hay Pepsi
Tiêu biểu cho hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm là thương hiệu cà
phê nỗi tiếng của Mỹ: Gloria Jean”s khi quyết định thâm nhập thị trường Australia
Doanh nhân Peter Irvine sau khi mua nhượng quyền sử dụng thương hiệu độc quyền
Trang 22GVHD: TS Hé Thi Thu Hoa
cua Gloria Jean’s là thay vì chỉ thuần túy bán bột cà phê được cung cấp bởi chủ
thương hiệu, các quán cà phê mang thương hiệu Gloria Jean’s tại Úc lại chú trọng phục vụ khách uống cà phê tại chỗ Mô hình này sau đó đã được tiếp tục nhân rộng
khắp nước Úc thông qua hình thức bán franchise và thành công đến nỗi các cửa hiệu cà phê Gloria Jean”s tại Mỹ cũng đã phải chuyển mô hình gốc của mình theo phiên
bản tại Úc
1.2.2.2 Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh
Là một thỏa thuận theo đó người giao franchise phát triển những cách thức
kinh doanh riêng và cho phép người nhận franchise sử dụng hệ thống kinh doanh này trong hoạt động của doanh nghiệp độc lập của người nhận franchise Hình thức franchise này thường phổ biến trong kinh đoanh hệ thông cửa hàng thức ăn nhanh,
giặt ủi, khách sạn
Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải tuyệt đối được giữ đúng Mối liên
hệ và hợp tác giữa bên bán và bên mua franchise phải rất chặt chẽ và liên tục, và đây cũng là hình thức nhượng quyền phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay Bên mua
franchise thường phải trả một khoản phí cho bên bán franchise, có thể là một khoản phí trọn gói một lần, có thể là một khoản phí hàng tháng dựa trên doanh số, và cũng có thể tông hợp luôn cả hai khoản phí kế trên Tất cả cũng tùy vào uy tín thương hiệu, sự thương lượng và chủ trương của chủ thương hiệu Chẳng hạn như muốn được nhượng quyền kinh doanh một cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s néi tiếng
thế giới của Mỹ vào thời điểm 2005, bên mua franchise phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu là 45.000 USD và phí franchise hàng tháng là 1.9% trên
doanh so
Trang 23
-12-GVHD: TS Hà Thị Thu Hòa
Bảng 02: Các hệ thống franchise tiêu biếu sử dụng hình thức nhượng
quyền sử dụng công thức kinh doanh
Restaurant Business Services Education/Training KFC Mail Boxes Etc Dale Carnegle Training Mc Donald’s ACE American Cash Barbizon School of Pizza Hut Express Modeling
Taco Bell H & R Block Berlitz International
Kwik Kopy Sylvan Learning Systems
Retail
Blockbuster Video Maintenance/Cleaning
Radio Shack Jani-King Intemational Real Estate The Athlete’s Foot The Service Master Century 21
GNC Franchising Company RE/MAX International Merry Maids Coldwell Banker
Lodging Residential Affliates
Choice Hotels
Bass Hotels/Holiday Inn Automotive Service
Marriott Hotels Meineke Discount Convenience
Mufflers 7-Eleven
Health & Beauty AAMCO Transmissions Family Mart Merle Norman Costmetic Midas International
Studies Precision Auto.Care
Supercuts
Jenny Cralg International Cost Cutters Family Hair
Care
(Nguồn: Franchise Times)
1.2.3 Một số phương thức mua-bán franchise phố biến
Nếu như hiểu những hình thức cơ bản của nhượng quyển thương mại là một sự
phân loại theo hàng ngang thì những phương thức mua bán nhượng quyền thương mại lại là một sự phân loại theo hàng dọc Dưới đây là những cách thức chủ yếu khi mua bán franchise
1.2.3.1 Đại lý franchise độc quyền (Master Franchise)
Đây là cách phổ biến nhất và nhanh nhất trong việc banh trướng thương hiệu ra
nước ngoài Đối với hình thức này, chủ thương hiệu sẽ chọn và chỉ định một đối tác
địa phương tại quốc gia mà mình muốn xâm nhập làm d6i tac mua franchise d6c
Trang 24GVHD: TS Hé Thi Thu Hoa
quyền kinh doanh và phân phối thương hiệu Đối tác này có thể là một cá nhân hay
một công ty, và phạm vi khu vực được độc quyền kinh doanh có thể là một thành phố hay cả một quốc gia Để được độc quyền như vậy, doanh nghiệp mua phải trả
một khoản phí franchise ban đầu riêng biệt, thường là cao hơn rất nhiều so với hợp đồng mua franchise riêng lẻ Nhưng bù lại họ có quyền tự động mở thêm nhiều cửa
hang hay ban franchise lai cho bat kỳ ai nằm trong khu vực mà họ kiểm soát
Khi đó, dai ly franchise déc quyén là người đại diện chủ thương hiệu đứng ra ký hợp đồng franchise với bên thứ ba muốn mua franchise trong khu vực của mình
và có nghĩa vụ cung cấp tất cả các dịch vụ hỗ trợ thay thế chủ thương hiệu Như vậy chủ thương hiệu đã chuyển hầu như toàn bộ gánh nặng của mình trong việc phát triển thương hiệu cho đối tác đại lý độc quyền Do đó, phần phí franchise (gồm phí ban đầu và phí hàng tháng) thu được từ phía người mua franchise sẽ được chủ thương hiệu chia cho đại lý franchise độc quyền theo tỉ lệ thỏa thuận
Dai ly franchise déc quyén thường phải cam kết với chủ thương hiệu rằng
trong một thời gian nhất định phải có bao nhiêu cửa hàng nhượng quyền được mở ra
và nếu không thực hiện đúng như cam kết này thì coi như sẽ mất độc quyền Một đối
tác gọi là tiềm năng đẻ trở thành đại lý độc quyền khi có những đặc điểm tối thiểu
như sau:
$ Am hiểu thị trường địa phương: bao gồm kiến thức về văn hóa, tình hình bắt
động sản, các nguôn cung tiêu, các tô chức tài chính, luật pháp
© Có kinh nghiệm trong lĩnh vực muốn mua franchise Nếu không phải có
kinh nghiệm thành công ở các ngành kinh doanh tương tự
$ Có khả năng tài chính lớn mạnh Điều này cho phép đối tác có khả năng
mua franchise độc quyền, xây dựng các cửa hàng mẫu và hệ thống quản trị, điều hành cho cả khu vực
$ Tin tưởng tuyệt đối vào mô hình và hệ thống kinh doanh của chủ thương
hiệu Nếu không có sự tin tưởng này thì không thể truyền đạt lại tính đồng bộ cho
toàn thể các cửa hàng franchise trong cả hệ thông
Trang 25
-14-GVHD: TS Hé Thi Thu Hoa
1.2.3.2 Franchise phát triển khu vực (Area development franchise)
Người mua franchise phát triển khu vực cũng sẽ được độc quyền trong một
phạm vi và thời hạn nhất định Tuy nhiên khác với đại lý franchise độc quyền, đối tác mua franchise phát triển khu vực không duge ban lai franchise cho bat ctr ai nhưng cũng không phải cung cấp dịch vụ cho ai như đối với trường hợp franchise độc quyên Để được độc quyền trong một khu vực nhất định, người mua franchise
phát triển khu vực phải trả một khoản phí franchise ban đầu tương đối cao và phải
cam kết phát triển được bao nhiêu cửa hàng theo một tiễn độ thời gian đã được ghi
rõ trong hợp đồng đã được thống nhất với chủ thương hiệu Nếu không đáp ứng đúng những thỏa thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp này sẽ bị mất ưu tiên độc quyền tương tự như đối với trường hợp của đại ly franchise déc quyén
1.2.3.3 Bán franchise cho tirng ca nhan riéng lé (Single unit franchise)
Đây là hình thức bán franchise lẻ trực tiếp cho từng đối tác tại nước ngoài và
hình thức này chỉ thích hợp đối với các quốc gia nằm cùng một khu vực và chủ
thương hiệu không có nhu cầu phải bán nhiều franchise Điểm lợi thế lớn của hình
thức bán lẻ này là chủ thương hiệu có thể làm việc và kiểm tra sâu sát với từng
doanh nghiệp nhượng quyền Ngoài ra, phí franchise thu được không phải chia cho
một đối tác trung gian nào Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi một guồng máy điều hành quy mô với các khâu hậu cần, nhân sự, quản trị rất vững mạnh từ phía chủ
thương hiệu
1.2.3.4 Bán franchise qua công ty liên doanh (Joint venture)
Với hình thức này chủ thương hiệu sẽ liên doanh với một đối tác địa phương ở
nước ngoài và liên doanh này sẽ đóng vai trò của một đại lý franchise độc quyền Việc lựa chọn đúng công ty đối tác để liên doanh là tối quan trọng vì một khi chọn
nhằm đối tác thì cả một thị trường coi như bế tắc Trong nhiều trường hợp, chủ thương hiệu góp vốn vào liên doanh bằng chính thương hiệu, bí quyết kinh doanh và
đôi khi thêm tiền mặt và được quy ra tỷ lệ phần trăm vốn góp tùy thỏa thuận giữa
Trang 26GVHD: TS Hé Thi Thu Hoa hai bên Đối tác nước ngoài thường đóng góp vốn bằng tiền mặt và kiến thức địa phương
1.3 THUAN LOI VA BAT LOI KHI SU DUNG FRANCHISE
1.3.1 Thuận lợi khi sw dung franchise
Franchise là một mô hình kinh doanh có nhiều ưu điểm cho cả bên nhận quyền và bên nhượng quyền
1.3.1.1 Đối với bên nhượng quyền (Franchisors)
6 Khả năng nhân rộng mô hình kinh doanh : Vốn luôn là một mỗi lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh Nhưng trong hệ thông nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận
quyền Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh
bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường
Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đây bên nhận quyền phải cố
gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền
Ọ Tiết giảm chỉ phí: Các doanh nghiệp có áp dụng hình thức nhượng quyền đều có ưu thế mua hàng giá rẻ hơn do mua với số lượng lớn hơn (để phân phối cho các cửa hàng nhượng quyền trong một số trường hợp) Ngoài ra các chỉ phí về tiếp
thị, quảng cáo cũng được tiết giảm nhờ ưu thế có thể chia nhỏ ra cho nhiều đơn vị cùng mang một nhãn hiệu chia sẻ với nhau thông qua phí nghĩa vụ hàng tháng của bén mua franchise
Tối đa hóa thu nhập: Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thẻ tối đa hóa thu nhập của mình
> Do vay, néu muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận
thì nhượng quyền là giải pháp tối ưu
Trang 27
GVHD: TS Hà Thị Thu Hòa
1.3.1.2 Đối với bên nhận quyền (Franchisees)
& Giảm thiểu rúi ro: Tất cả những nghiên cứu về mức độ thành công của các
cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới đều kết luận rằng việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỉ lệ thất bại cao Lý do chính của tỉ lệ thất bại cao
là do người quản lý là những người mới bước vào nghề không có kinh nghiệm và
phải mắt nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình
kinh doanh Nếu không thê cạnh tranh với thị trường, cơ sở kinh doanh sẽ đễ dàng bị phá sản Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích lũy được từ những thất bại Do đó, loại hình kinh doanh bằng nhượng quyền sẽ giúp bên nhận quyền giảm
thiểu rủi ro khi tham gia vào thị trường
É Được chú thương hiệu giúp đố: Người mua franchise lúc nào cũng nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu trước và sau khi cửa hàng nhượng
quyền khai trương Đây là một lợi thế, đặc biệt đối với những người mới tự kinh
doanh lần đầu Trong thời gian trước khai trương, đối tác mua franchise thường được hỗ trợ về đào tạo, thiết kế, chọn địa điểm cửa hàng, nguồn hàng, tiếp thị, quảng cáo Sau khai trương, ho tiếp tục nhận được hễ trợ nhiều mặt, trong đó nỗi bật nhất
là khâu tiếp thị, quảng cáo và tái đào tạo Ngoài ra người mua franchise còn được hỗ trợ và tư vân về quản lý tài chính và những vẫn đề liên quan
& Dé vay tién ngân hàng hơn: Do xác suất thành công cao hơn nên các ngân hàng thường tin tưởng hon trong việc xét duyệt cho các doanh nghiệp mua franchise vay tiền Hơn nữa, hầu như tất cả các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền lớn
trên thế giới đều chủ động đàm phán, thuyết phục ngân hàng ủng hộ các đối tác mua
franchise tiềm năng của mình bằng cách cho vay với lãi suất thấp Nói khác đi, chủ
thương hiệu thường đóng vai trò cầu nối giúp cho người mua franchise mượn tiền
Trang 28GVHD: TS Hà Thị Thu Hòa
kinh doanh nhanh hơn Người mua franchise trong trường hợp này thường phải bỏ vốn ít nhất 30% tiền vốn đầu tư
~> Cơ hội để giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng thành công là những gì mà một nhà kinh doanh khôn ngoan không thể bỏ qua Và đây là động lực thúc đầy họ tham gia vào hệ thống nhượng quyền
Sơ đồ 02: Những thuận lợi khi sử dụng franchise
Nhân rộng mô hình Giảm thiểu rủi ro kinh doanh UN Bén 2
eke se ae ^ Được chủ thương
Tiết giảm chi phi —— 4 quyen nhận hiệu giúp đỡ
Tối đa hóa thu nhập Dễ vay tiền ngân
hàng hơn
1.3.2 Bất lợi khi sứ dụng franchise
É Kiểm soát chất lượng: Một bắt lợi trong hình thức nhượng quyền là kiểm
soát chất lượng Nền tảng của thỏa thuận nhượng quyền là thương hiệu nỗi tiếng của
công ty và chất lượng sản phẩm Vì vậy khách du lịch vào khách sạn Hilton ở Hồng
Kông có lý do để mong đợi chất lượng phòng, thức ăn và dịch vụ mà họ sẽ nhận như
ở New York Tén Hilton dam bao chất lượng đồng nhất Nhưng trong nhượng
quyền, bên nhượng quyền có thể không quan tâm về chất lượng như bên nhượng quyền đề nghị, kết quả là chất lượng kém, doanh thu thấp làm giảm uy tín của cơng ty trên tồn cầu
É Điều hành quản lý hệ thống: Nhưng làm sao để quản lý hệ thống nhượng quyền một cách có hiệu quả là một vấn đề không dễ dàng vượt qua Bằng hình thức nhượng quyền, doanh nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng phạm vi kinh doanh Và
Trang 29
-18-GVHD: TS Hé Thi Thu Hoa
do đó, việc phải xây dựng một đội ngũ nhân viên đủ để quản lý hệ thống nhượng quyền là hoàn toàn cần thiết Bằng tiềm lực kinh tế mạnh, và những nỗ lực to lớn có thể xây dựng được đội ngũ nhân viên giỏi giúp cho hệ thống nhượng quyền hoạt động thành công Nhưng trong thực tế, việc các doanh nghiệp mở rộng được hệ
thống nhượng quyền nhưng khơng kiểm sốt, điều hành một cách có hiệu quả là một
vẫn đề không tránh khỏi
É Mâu thuẫn có thể xảy ra giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền: Tồn tại những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích kinh tế giữa bên nhận quyền và bên
nhượng quyền là một nhược điểm của hình thức nhượng quyền Nếu bên nhận
quyền hoạt động có hiệu quả thì mọi chuyện sẽ rất tốt và không có gì đề nói Nhưng
nếu họ làm ăn thua lỗ thì mâu thuẫn sẽ nảy sinh Nếu không lường trước được việc
này và có những giải pháp thỏa đáng, bên nhận quyền có thê kiện bên nhượng quyền
đã không huấn luyện, hỗ trợ chặt chẽ cho bên nhận quyền trong việc quản lý điều
hành kinh doanh Và với điều kiện pháp lý như hiện nay, các điều khoản về nhượng quyền còn sơ sài thì việc kiện tụng sẽ mất nhiều thời gian Do đó, cách tốt nhất để
tránh xảy ra mâu thuẫn và kiện tụng là bên nhượng quyền phải làm mọi cách có thê
để hỗ trợ hệ thống nhượng quyền hoạt động thành công Như thế, cá hai bên đều có lợi Sơ đồ 03: Những bắt lợi khi sử dụng franchise Những bắt lợi trong việc sử dụng nhượng quyền ỶỲ Ỷ Ỷ
Kiếm soát chất Điều hành quản Mâu thuẫn
Trang 30
GVHD: TS Hé Thi Thu Hòa
1.4 THU TUC PHAP LY DANG KY FRANCHISE O VIET NAM
1.4.1 Tông quan về những nguồn luật điều tiết hoạt động franchise trên thế
giới
Sự phổ biến rộng rãi của franchise hiện nay chưa đưa đến sự điều chỉnh pháp lý quốc tế thống nhất các quan hệ này Khi bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng franchise, người ta thường áp dụng những quy định của các công ước quốc tế
về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ phù hợp với công ước Paris 1883, quyền tác giả được bảo vệ bởi công ước
Genever 1952, công ước Berne 1886 và một số văn bản quốc tế khác Quan hệ của
các bên trong hợp đồng franchise chủ yếu được điều chỉnh bởi các điều kiện của hợp
đồng, các quy phạm pháp luật quốc gia của bên chuyển giao và bên sử dụng Ngoài những nguyên tắc xung đột chung trong việc áp dụng luật quốc gia, trong thực tẾ,
hợp đồng nhượng quyền thương mại thường áp dụng luật quốc gia của bên sử dụng
trong việc giải quyết những mâu thuẫn giữa các điều kiện của hợp đồng với sự phát
triển cạnh tranh hoặc trong việc xác định thủ tục đăng ký hợp đồng
Trong phạm vi quốc tế, việc điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại chỉ giới hạn bởi những hướng dẫn của hiệp hội đặc quyền
thương mại quốc tế và một số văn bản pháp luật khác mang tính khu vực
Luật về franchise nói chung được các nước trên thế giới thiết kế chủ yếu
nghiêng về phía người mua franchise để bảo vệ người mua franchise không bị thiệt
thòi lắm với người bán franchise Trong các luật liên quan tới franchise, luật quy
định về tài liệu mà người bán franchise phải công bố cho người mua franchise là
quan trọng nhất Thuật ngữ chuyên môn về tài liệu công bố này được gọi là Uniform Franchise Offering Circular, viết tắt là UFOC
Tài liệu UFOC thường chỉ ra từng hạng mục chỉ tiết mà người bán franchise phải công bố cho đối tác mua franchise tiềm năng và phải được trao cho đối tác trước khi ký hợp dồng franchise Nhiều quốc gia còn quy định cụ thê thời gian nào bên bán franchise phải giao tài liệu này cho bên mua chứ không phải để tới cận kề
Trang 31
-GVHD: TS Hồ Thị Thu Hòa
ngày ký hợp đồng franchise Ví dụ như ở Mỹ, người bán franchise bat buộc phải
cung cấp tài liệu UFOC cho đối tác tiềm năng mua franchise ngay trong lần gặp gỡ
chính thức đầu tiên hoặc trễ nhất là 10 ngày trước khi ký hợp đồng hay trả phí
franchise Không chỉ ở Mỹ mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã áp dụng
luật franchise liên quan đến việc yêu cầu ngưới bán fanchise phải cung cấp tài liệu
công bố UFOC như :Australia, Brazil, Canada, TrungQuốc, Italia, Nhật, Pháp, Indonesia, Malaysia, Nam Phi, Mexico, Hàn Quốc và Tây Ban Nha
1.4.2 Tổng quan về những nguồn luật franchise tại Việt Nam
Lần đầu tiên franchise được nhắc tới trong các văn bản pháp quy với định nghĩa “Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh ” tại điều 4.1.1(Phân cấp Phê
duyệt hợp đồng chuyên giao công nghệ) tại Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/07/1999 hướng dẫn thi hành Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao
công nghệ Với quy định tại điều 4.1.1 của Thông tư 1254 thì hợp đồng nhượng quyền thương mại được coi là một loại của hợp đồng chuyển giao công nghệ Tuy nhiên, franchise với những đặc điểm riêng không thể xếp chung với các hợp đồng chuyển giao công nghệ khác và việc phân loại mà không hè có một định nghĩa nào
nhằm xác định nội hàm của khái niệm đã thẻ hiện sự thiếu chính xác Hậu quả là
franchise ở trong tình trạng không chính danh, bị lẫn lộn với các loại hợp đồng chuyển giao công nghệ khác, từ đó ít được giới kinh doanh biết đến như một loại
hình kinh doanh độc lập và vì vậy ít có cơ hội phát triển ở cấp độ cao tại Việt Nam
Kể từ ngày 01/01/2006 là thời điểm có hiệu lực của Luật Thương mại 2005, Luật Dân sự 2005
> Theo Luật Dân sự 2005: Nhượng quyền thương mại được hiểu là “cấp phép
đặc quyền kinh doanh”, là đối tượng của hoạt động chuyển giao công nghệ (Điều 755)
> Theo Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ 01/7/2007) Theo
Điều 7 Luật này không thừa nhận “cấp phép đặc quyền kinh doanh” thuộc đối tượng điều chỉnh Điều này có vẻ như mâu thuẫn với Điều 755 Bộ Luật Dân sự 2005
-21-
Trang 32GVHD: TS Hé Thi Thu Hòa
> Quy định về nhượng quyền thương mại trong Luật thương mại 2005: Điều
284 Luật Thương mại 2005 định nghĩa rằng:
“Nhượng quyền thương mại là hoại động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu câu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bản hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau :
1 Việc mua bản hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiễn hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyên ;
2 Bên nhượng quyén có quyên kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyên
trong việc điều hành công việc kinh doanh”
Như vậy, hoạt động nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh chính thức của Luật Thương mại
> Các văn bản pháp quy hướng dẫn áp dụng Luật Thương mại đối với hoạt động nhượng quyền thương mại:
* Nghị định 35/2006/NĐ-CP: do Chính phủ ban hành ngày 31/3/2006 để quy định chỉ tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại Các vẫn đề liên quan đến điều kiện hoạt động nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyên, quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền
được thể hiện tương đối đầy đủ trong Nghị định này
* Thong tu 09/2006/TT-BT : do Bộ Thương mại ban hành ngày 25/5/2006 dé
hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại Thông tin này quy định cụ thể thủ tục tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thâm quyền tiếp nhận đăng ký, thương nhân thực hiện đăng ký nhượng quyên
> Áp dụng thực hiện: Hoạt động nhượng quyền thương mại vẫn được xem là một dạng của hoạt động chuyển giao công nghệ, nhưng chịu sự điều chỉnh chính
thức của Luật Thương mại, văn bản pháp quy chuyên ngành
Trang 33
-22-GVHD: TS Hồ Thị Thu Hòa
Trong trường hợp việc nhượng quyền có liên quan đến việc chuyển giao đối
tượng sở hữu trí tuệ thì phần chuyên giao đó phải lập thành một phần riêng trong
hợp đồng nhượng quyền và phải áp dụng các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ có
liên quan
Để thực hiện nhượng quyền, thương nhân phải tiến hành đăng ký hoạt động
nhượng quyền với Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại
Bang 03:Những nguằn luật điều tiết franchise trên thế giới và ở Việt Nam
NGUÒN LUẬT QUY ĐỊNH
Công ước Paris 1883
Công ước Genever 1952
Công ước Berne 1886
Bảo vệ quyền sở hữu
Bảo vệ quyên tac gia
THẺ GIỚI
Uniform Franchise Offering | Quy định tài liệu người bán
Circular (UFOC) franchise cung cap cho
nguoi mua franchise
Luật thương mai 2005] Quy dinh về hoạt động (01/01/2006) nhượng quyền TM - ND số 35/2006/NĐ-CP | Quy định chỉ tiết Luật TM VIỆT NAM À (31/3/2006) Thông tư 09/2006/TT-BTM vé NQTM (25/5/2006) Hướng dẫn đăng ký hoạt động NỌTM
1.4.3 Thú tục pháp lý về đăng ký franchise tại Việt Nam
1.4.3.1 Điều kiện hoạt động franchise
+ Đối với bên nhượng quyền: Thương nhân chỉ được phép cấp quyền thương mại (bán franchise) khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Hệ thống kinh doanh dự định dùng nhượng quyền phải hoạt động ít nhất 01
Trang 34GVHD: TS Hà Thị Thu Hòa
thương mại (lưu ý Điều 5 Nghị định 35 chỉ nhắc đến Bên nhượng quyền thứ cấp là
thương nhân Việt Nam và Bên nhượng quyên sơ cấp là thương nhân nước ngoài)
Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không thuộc danh mục hàng hóa-dịch vụ cắm kinh doanh, trong trường hợp thuộc danh
mục hạn chế kinh đoanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì phải có giấy phép hoặc
chứng thư xác nhận đủ điều kiện kinh doanh theo luật định
Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thâm quyền
+ Đối với bên nhân quyền:
Bên nhận quyền phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh và đáp ứng đủ điều
kiện kinh doanh phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.(Ð6 NÐ35)
1.4.3.2 Cơ quan tiếp nhận đăng ký hoạt động franchise
Theo Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, phân cấp thực hiện đăng ký như sau:
“+ So Thuong mai nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền có trụ sở chính:
Thực hiện tiếp nhận đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền trong nước (trừ hoạt động nhượng quyền vượt qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật)
s* Bộ Thương mại: Thực hiện tiếp nhận đăng ký đối với các trường hợp sau:
- Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam
- Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài
- Nhượng quyền từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực
hải quan riêng (theo quy định pháp luật Việt Nam) vào lãnh thô Việt Nam và
ngược lại
1.4.3.3 Thủ tục đăng ký hoạt động franchise
Việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại là trách nhiệm phải thực
hiện của thương nhân dự kiến nhượng quyền (sau này là Bên nhượng quyền)
Trang 35
GVHD: TS Hồ Thị Thu Hòa % Hồ sơ đăng ký: Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gom: Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-2 tại Phụ lục H Thông tư 09/2006/TT-BTM ;
Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (tài liệu UFOC-Uniform
Franchise Offering Circular) theo mẫu Phụ lục III Thông tư 09/2006/TT-BTM Bản sao có chứng thực đối với các văn bản xác lập :
Tư cách pháp lý kinh doanh của bên dự kiến nhượng quyền thương mại (Giấy phép kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ tương đương)
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong
trường hợp có chuyển giao quyền sỡ hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ
& Tiếp nhận hồ sơ đăng ký:
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký (BTM,STM) phải ghi giấy biên
nhận cho thương nhân
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản cho thương nhân đăng ký được biết trong thời hạn không quá 02 ngày làm
việc kể từ ngày nhận hồ sơ Thương nhân có quyền đề nghị cơ quan đăng ký giải
thích rõ để bố sung, hoàn chỉnh hồ sơ Thời hạn xử lý hồ sơ được tính lại kê từ thời
điểm thương nhân bồ sung đầy đủ hồ sơ
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, co quan đăng ký phải ghi vào số Đăng ký hoạt động NQTM,
đồng thời gửi Thông báo chấp thuận đăng ký hoạt động NQTM cho thương nhân
Trường hợp từ chối đăng ký, trong thời hạn 05 ngày làm việc kề từ ngày nhận
Trang 36
GVHD: TS Hé Thi Thu Hòa
\ Lệ phí đăng ký hoạt đông nhượng quyền thượng mại :
Bên dự kiến nhượng quyền phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động NQTM theo quy
định của Bộ Tài chính
Sơ đồ 04: Trình tự đăng ký hoạt động franchise
Bước 1: Bước 2: Bước 3:
Tiếp nhận hồ sơ Lệ phí đăng ký,
Hồ sơ đăng ký > aang ky thay đôi hoặc xóa
(BTM, STM) thông tin đăng ký
1.4.4 Quyền và nghĩa vụ khi tham gia hoạt động franchise 1.4.4.1 Quyền và nghĩa vụ bên nhượng quyền
> Quyên lợi bên nhượng quyền: Nhận tiền nhượng quyền
Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới
nhượng quyền thương mại
Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm đảm bảo
sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ôn định về chất lượng,
hàng hóa, dịch vụ (Điều 286)
> Nghĩa vụ bên nhượng quyền:
Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên
nhận quyền
Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân
nhượng quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương
mại
Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của
thương nhân nhận quyền
Trang 37
-GVHD: TS Hà Thị Thu Hòa
Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền
Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhượng quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại (Điều 287)
1.4.4.2 Quyền và nghĩa vụ bên nhận quyền > Quyền lợi bên nhận quyền:
Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại
Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thông nhượng quyền thương mại (Điều 288)
> Nghĩa vụ bên nhận quyền:
Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyên giao
Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền Tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương
nhân nhượng quyền
Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt
Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khâu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh đoanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại
Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại
Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của
bên nhượng quyền (Điều 289)
Trang 38
GVHD: TS Hồ Thị Thu Hòa
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH MOT SO MO HINH FRANCHISE THANH CONG TREN THE GIGI VA O VIET NAM
03 RED
2.1.MO HINH FRANCHISE TREN THE GIOI
Từ những năm 50 của thế kỷ 19, các khách sạn ở New South Wales (Úc) đã có
những thỏa thuận nhượng quyền với các công ty bán nước giải khát, hay như hãng
dién tin MY Western Unions cung cap dịch vụ thông qua một thỏa thuận nhượng
quyền đối với các công ty vận chuyên đường sắt khác nhau, hay như các nhà sản
xuất ô tô phân phối sản phẩm qua các đại lý bán xe ô tô độc quyền Tuy nhiên, cột
mốc của nhượng quyền thương mại đánh dấu bởi sự bùng nỗ chuỗi nhà hàng ăn nhanh McDonald's vào những năm 1950 ở Mỹ với giấy phép nhượng quyền đầu tiên được bán ra với giá trị 950 USD Ngày nay nhượng quyền thương mại dã có
mặt ở hầu như tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và phát triển rộng trên phạm vi
toàn cầu Số liệu thống kê tại Hoa Kỳ hiện có hơn 550.000 hợp đồng nhượng quyền
thương mại với doanh thu lên đến trên 1.530 tỷ USD/năm; còn tại khu vực Bắc Mỹ, hiện có hơn 750.000 hợp đồng nhượng quyền thương mại được ký kết Tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này tại nhiều nước Âu — Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm tới mà theo dự báo của Hiệp hội nhượng quyền thương mại Quốc tế là khoảng 7%%/năm
Tại Châu Âu, sự tăng trưởng của nhượng quyền thương mại cũng rất an tượng
Năm 1998, toàn Châu Âu có tổng cộng 3.888 hệ thống nhượng quyền với 167.432
cửa hàng Hoạt động nhượng quyền nay đã tạo ra hơn 1,5 triệu việc làm và đóng góp
95 tỉ Euro cho nền kinh tế châu lục này Tại Đức, trong năm 2000 có khoảng 3.700
cửa hàng nhượng quyền mới ra đời và con số này lên đến 4.500 trong năm 2001
Với 20 tỷ USD doanh số và sử dụng 346.500 lao động từ khu vực này cho thấy sự
Trang 39
-GVHD: TS Hé Thi Thu Hoa
đóng góp không nhỏ của nhượng quyền thương mại đối với nền kinh tế Đức Bồ
Đào Nha, một quốc gia Châu Âu với khoảng 10 triệu người nhưng có đến 1.454 cửa
hàng nhượng quyền mở ra trong năm 2000 đưa số cửa hàng nhượng quyền ở quốc gia này lên đến 6.129 cửa hàng, với 2 tỷ USD doanh thu được tạo ra và sử dụng
48.000 lao động Sau đây là một số thống kê các hệ thống franchise và số lượng cửa
hàng nhượng quyền hiện hữu tại các nước Châu Âu tính tới thời điểm 1995 :
Bảng 04: Hệ thống franchise và số lượng cửa hàng nhượng quyền tại các nước Châu Âu Quốc gia Số hệ thông franchise Số cửa hàng franchise Áo 80 2.500 Bi 90 3.200 Dan Mach 42 500 Phap 600 30.000 Đức 265 9.950 Ý 318 16.100 Hà Lan 309 11.005 Na Uy 125 3.500 Tây Ban Nha 117 14.500 Thụy Điển 200 9.000 Anh 373 18.100
Nguân: Liên đoàn franchise Châu Âu
Nhượng quyền thương mại ở Châu Á cũng không kém phần sôi động Theo
báo cáo của Hiệp hội nhượng quyền thương mại thế giới năm 1998, hàng năm khu
vực nhượng quyền thương mại có mức tăng trưởng trên 7% và đóng góp vào nền kinh tế quốc gia này khoảng 150 tỷ USD Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, hơn
50 ngành nghề đã áp dụng quy trình chuyển nhượng Những năm gần đây, tốc độ
tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ này đạt 40%/năm, vượt xa mức tăng trưởng
10%/năm của hàng tiêu dùng Công bố của hệ thống nhượng quyền nổi tiếng thế
Trang 40
GVHD: TS Hồ Thị Thu Hòa
giới Yum Brands cho thấy họ đã đạt được những sự tăng trưởng thần kỳ ở khu vực
Chau A cả về lĩnh vực doanh số, lợi nhuận và cả ở hệ thống cửa hàng nhượng
quyền Trong năm 2001, doanh số tăng 9%, lợi nhuận tăng 12%, hơn 1.000 cửa hàng nhượng quyền được mở ra Mức tăng trưởng ở khu vực Châu Á lên đến 32% Riêng Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 39% và là quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trong hệ thống Trong năm 2001, KEC đã khai trương cửa hàng thứ 500, Pizza Hut khai trương cửa hàng thứ 60 tại quốc gia khổng lồ này
Chính phủ Malaysia cũng đã thành lập hăn một chương trình quốc gia đề thúc
đây sự phát triển nhượng quyền thương mại có tên goi Franchise Development
Programme tir nim 1992 Thông qua đó, Chính phủ nỗ lực gia tăng số lượng doanh nghiệp nhượng quyền cũng như chọn lọc ra những lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ của
Malaysia có tính tiêu biểu dé phát triển theo hình thức nhượng quyền thương mại
Thái Lan cũng không chậm trễ trong việc tiếp cận mô hình kinh doanh mới mẻ này Thông qua hoạt động quảng bá và hỗ trợ đào tạo về nhượng quyền thương mại,
doanh số từ khu vực này của Thái Lan năm 2004 đạt được mức 25 triệu Baht và dự kiến sẽ gia tăng ít nhất 10% trong năm 2005 Số hợp đồng nhượng quyền đang tăng
rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn
ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD Trong số các doanh nghiệp tham dự
“Ƒranchise Việt Nam 2005” còn có cả doanh nghiệp đến từ Thái Lan Ông
Peerapong Kitiveshpokawat, Giám đốc đoanh nghiệp Sign A Rama cho biết: “Tôi rất lạc quan về sự bùng nỗ hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam, một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh và có nhiều cơ hội”
Để hiểu rõ hơn về mô hình nhượng quyền thương mại, ta hãy phân tích một số
mô hình thành công trên thế giới Trước hết phải nhắc đến đó là trường hợp của MecDonald”s, thương hiệu thức ăn nhanh lớn nhất thế giới gắn liền với khái niệm
nhượng quyền Đây là hệ thống nhượng quyền đã hiện diện ở 119 nước trên thế giới,
có lượng khách hàng tiêu thụ mỗi ngày lên đến 47 triệu lượt (Nguồn: Asia-Inc)