1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp phân tích thực trạng công tác kiểm soát chất lượng tại nhà máy 2 công ty tnhh asuzac

91 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 6,98 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 5. Kết cấu các chương của báo cáo (14)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH ASUZAC (15)
    • 1.1. Tổng quan về Tập đoàn ASUZAC GROUP (15)
      • 1.1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn ASUZAC GROUP (15)
      • 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn (17)
      • 1.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của Tập đoàn (18)
      • 1.1.4. Phương châm kinh doanh của Tập đoàn (18)
      • 1.1.5. Quy mô Tập đoàn ASUZAC GROUP (18)
      • 1.1.6. Lĩnh vực kinh doanh (19)
    • 1.2. Tổng quan về Nhà máy 2 Công ty TNHH ASUZAC (19)
      • 1.2.1. Giới thiệu chung về Nhà máy 2 Công ty TNHH ASUZAC (19)
      • 1.2.2. Sơ đồ tổ chức Nhà máy 2 Công ty TNHH ASUZAC (21)
      • 1.2.3. Mục tiêu chất lượng của công ty (23)
      • 1.2.4. Giới thiệu phòng quản lý chất lượng của Nhà máy 2 ASUZAC (24)
      • 1.2.5. Giới thiệu về sản phẩm Gốm Ceramic của Công ty ASUZAC (26)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (14)
    • 2.1. Khái niệm về chất lượng (28)
    • 2.2. Kiểm soát chất lượng trong ngành gốm (ceramic) (29)
    • 2.3. Các công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng (32)
      • 2.3.1. Biểu đồ Pareto (32)
      • 2.3.1. Biểu đồ nhân quả (33)
      • 2.3.1. Công cụ Gemba walk (34)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY 2 - ASUZAC (14)
    • 3.1. Quy trình sản xuất Ceramic (36)
    • 3.2. Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm Gốm Ceramic của xưởng FC2 (39)
      • 3.2.1. Quy trình chung về kiểm soát chất lượng sản phẩm Gốm Ceramic (39)
      • 3.2.2. Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào (41)
      • 3.2.3. Kiểm soát chất lượng công đoạn (44)
      • 3.2.4. Kiểm soát trước khi kết thúc đơn (48)
    • 3.3. Quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp (49)
    • 3.4. Quy trình xử lý sản phẩm bị khiếu nại (52)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY 2 - CÔNG TY TNHH ASUZAC (14)
    • 4.1. Nhận xét chung về tình hình kiểm soát chất lượng tại nhà máy 2 (54)
      • 4.1.1. Thành công đạt được (54)
      • 4.1.2. Hạn chế tồn tại (55)
    • 4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng tại FC2 (56)
      • 4.2.1. Giải pháp hiệu chỉnh quy trình kiểm soát chất lượng (56)
      • 4.2.2. Giải pháp áp dụng công cụ thống kê vào kiểm soát chất lượng (60)
      • 4.2.3. Giải pháp đi thực tế xuống hiện trường sản xuất (Gemba walk) (67)
      • 4.2.4. Giải pháp xây dựng kế hoạch đào tạo cho công nhân và nâng cao nghiệp vụ nhân viên phòng quản lý chất lượng (69)
      • 4.2.5. Giải pháp cải tiến công đoạn đóng gói sản phẩm Holder và Raina (75)
  • KẾT LUẬN (65)
  • PHỤ LỤC (86)

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài

Trong thị trường nền kinh tế hội nhập hiện nay cùng với sự đa dạng hóa về sản phẩm và các loại hình dịch vụ, một vấn đề được đặt ra: “Chất lượng có còn là vấn đề quan trọng hay không?” thì đáp án sẽ là “ Có”, bởi vì chất lượng không chỉ là việc cung cấp sản phẩm hay dịch vụ tốt, đạt tiêu chuẩn mà nó góp phần quan trọng quyết định sự tồn tại và hướng phát triển của doanh nghiệp Bằng việc kiểm tra và giám sát hiệu quả của quy trình và hoạt động sản xuất, kiểm soát chất lượng có thể giúp công ty tiết kiệm chi phí sản xuất, thời gian, tối ưu các nguồn lực và nâng cao hiệu quả Do đó, việc kiểm soát và nâng cao chất lượng là yêu cầu khách quan để phát triển doanh nghiệp.

Nhận thấy việc kiểm soát chất lượng tại các công đoạn sản xuất là một đề tài vô cùng quan trọng cũng như để hiểu rõ hơn về quy trình công nghệ cũng như tầm quan trọng của chất lượng, tác giả mong muốn được trực tiếp tìm hiểu về công tác kiểm soát chất lượng tại Nhà máy 2 Công ty ASUZAC nên tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chất lượng tại Nhà máy 2 – Công Ty TNHH ASUZAC”.

Công ty TNHH ASUZAC là nhà máy có 100% vốn Nhật Bản và phân phối các sản phẩm chủ yếu sang nước ngoài với quy trình theo tiêu chuẩn Nhật Bản có yêu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm Vì sản phẩm Gốm Ceramic có các đặc điểm vật lý rất khó gia công, công ty có áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng ở mỗi công đoạn sản xuất trong suốt quá trình tạo ra thành phẩm cuối cùng Tuy nhiên, không thể đảm bảo hoàn toàn mà vẫn có thể xảy ra những sai sót nhất định Thông qua quá trình thực tập tại Nhà máy 2 - ASUZAC với những kiến thức, kỹ năng được tích lũy tại nhà trường, tác giả nhận thấy rằng việc kiểm soát chất lượng tại các công đoạn của quá trình sản xuất từ giai đoạn đầu đến khi hoàn thành sản phẩm rất quan trọng Nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm, uy tín và cũng như tổn thất doanh thu của công ty.

Mục tiêu nghiên cứu

−Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chất lượng Gốm Ceramic tại Nhà máy 2 Công ty TNHH ASUZAC.

−Đánh giá và đề ra một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại của Nhà máy 2 Công ty TNHH ASUZAC.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính :

−Phỏng vấn các anh/chị tổ trưởng khu vực, trưởng phòng chất lượng và quản lý chất lượng tại Nhà máy 2 - Công ty ASUZAC về quy trình kiểm soát chất lượng hiện tại.

−Tham khảo ý kiến anh/chị phòng quản lý chất lượng về tính khả thi và sự phù hợp của giải pháp so với tình hình thực tế của công ty.

Phương pháp nghiên cứu định lượng:

−Xử lý số liệu đã thu thập được tại các phòng ban bằng phương pháp thống kê.

Kết cấu các chương của báo cáo

Bố cục của bài báo cáo được chia làm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan Công ty TNHH ASUZAC Ở chương này, tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp, quá trình hình thành và phát triển, chính sách hoạt động, loại hình sản phẩm của doanh nghiệp, sơ đồ tổ chức của công ty Từ đó, người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Ởnội dung này, trình bày một số khái niệm và lý thuyết làm cơ sở để thực hiện đề tài Trong đó bao gồm lý thuyết về chất lượng và kiểm soát chất lượng trong ngành gốm (ceramic), khái niệm về các công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng.

Chương 3: Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng tại Nhà máy 2 -

Tác giả giới thiệu hoạt động sản xuất sản phẩm, chất lượng sản phẩm tại các công đoạn, những hạn chế soát chất lượng sản phẩm Qua đó, người đọc hiểu rõ những vấn đề mà công ty đang tồn tại. quá trình kiểm tra và kiểm soát còn tồn tại trong quá trình kiểm hơn về tình hình hoạt động và

Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng tại Nhà máy 2 - Công ty TNHH ASUZAC Ởnội dung này, tác giả sẽ áp dụng công cụ Pareto và biểu đồ nhân quả để truy ra những nguyên nhân chính gây ra sản phẩm không đạt chất lượng hoặc sai sót trong quá trình sản xuất dẫn đến hư hỏng sản phẩm và khiếu nại từ khách hàng Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp dựa trên những hạn chế còn tồn tại của công ty Nhằm khắc phục cũng như cải thiện hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng tại khu vực gia công của nhà máy.

GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH ASUZAC

Tổng quan về Tập đoàn ASUZAC GROUP

1.1.1 Giới thiệu chung về Tập đoàn ASUZAC GROUP

Tên tập đoàn: ASUZAC GROUP

Chủ tịch kiêm Giám đốc đại diện: Masanao Kubo

ASUZAC có hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam và hơn 40 năm hoạt động trên toàn thế giới có thế mạnh về ngành công nghiệp gốm sứ Fine Ceramic.

Tập đoàn ASUZAC là một tập đoàn đa quốc gia có lich sử lâu đời với các chi nhánh, công ty con tại nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam.

Hình 1 1: Hình ảnh Tập đoàn ASUZAC GROUP

(Nguồn: Tác giả sưu tầm)

Hình 1 2: Hình ảnh Logo Tập đoàn ASUZAC

(Nguồn: Tác giả sưu tầm)

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn

Bảng 1 1: Các cột mốc lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn ASUZAC GROUP

1949 Bắt đầu kinh doanh mặt hàng đá trang trí trong xây dựng

1966 Triển khai kinh doanh bê tông đúc sẵn

1967 Bắt đầu kinh doanh thêm bê tông VICON

1970 Bắt tay vào nghiên cứu công nghệ đúc sắt và các thực phẩm sấy khô

1971 Viện nghiên cứu Công Nghiệp Quận Nagano phát minh công nghệ đúc chân không ( V - Process)

1972 Tham gia vào công nghệ đúc mới hợp kim nhôm

1974 Khai thác công nghệ sấy khô thực phẩm đông lạnh

1985 Kinh doanh mảng gốm sứ cao cấp

1995 Thành lập Công Ty TNHH thực phẩm ASUZAC FOOD

Công Ty TNHH Akita, Asahi Pre-Con, Akita Light Metal và Akita Riken

1997 sát nhập thành Tập đoàn ASUZAC

Công Ty TNHH Công nghệ thực phẩm Asahi đổi tên thành Tập đoàn thực phẩm ASUZAC

1998 Bộ phận kỹ thuật không gian đạt chứng chỉ ISO 9002

1999 Văn phòng trụ sở tập đoàn ASUZAC đạt chứng chỉ ISO 14001

2001 Công ty TNHH ASUZAC tại Việt Nam được thành lập

2002 Bộ phận Gốm sứ cao cấp đạt chứng chỉ ISO 9002

2003 Bộ phận Gốm sứ cao cấp đạt chứng chỉ ISO 9001

Bộ phận kỹ thuật không gian đạt chứng chỉ ISO 9001

(Nguồn: www.asuzac.com.vn)

1.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của Tập đoàn

Tập đoàn ASUZAC được thành lập dựa trên tầm nhìn quy mô về trái đất này. Từng bước lên kế hoạch đầy đủ về các công việc nền tảng, vừa khai thác các lĩnh vực công nghiệp mới, vừa cống hiến cho xã hội nhân loại với tư cách là một nhà máy được xây dựng trên nền tảng sinh hoạt cộng đồng.

1.1.4 Phương châm kinh doanh của Tập đoàn

−Cung cấp các dịch vụ, tính năng, chất lượng đến khách hàng.

−Giải quyết tùy cơ ứng biến phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

−Tăng nguồn tài nguyên kinh doanh của Tập đoàn một cách lành mạnh.

−Lấy việc bảo vệ môi trường lao động là mục tiêu hàng đầu, nơi mà các nhân viên phát huy được khả năng của mình và xem đó là lẽ sống để làm mục tiêu.

1.1.5 Quy mô Tập đoàn ASUZAC GROUP

Công ty ASUZAC Aluminium Section

Hình 1 3: Quy mô Tập đoàn ASUZAC GROUP

Với quy mô và phạm vi kinh doanh lớn, Tập đoàn ASUZAC GROUP có trụ sở chính tại Nhật Bản và các công ty thành viên như: Công ty Asahi Kaihatsu, công ty ASUZAC Aluminium Section và 3 công ty tại Việt Nam (đó là Công ty ASUZAC

FOOD sản xuất thực phẩm sấy thăng hoa, Công ty ASUZAC ACM sản xuất nhôm đúc và Công ty TNHH ASUZAC FC sản xuất gốm ceramic).

Công ty TNHH ASUZAC FC chia làm 2 nhà máy chính:

−Nhà máy 1 ở số 1 đường số 8, khu VSSIP 1, Bình Dương với quy mô nhỏ sản xuất linh kiện cỡ nhỏ.

−Nhà máy 2 ở 37 đường số 6, khu VSSIP 1, Bình Dương với quy mô hoạt động lớn hơn có thể sản xuất các sản phẩm có kích thước lớn.

Lĩnh vực kinh doanh vô cùng tiềm năng, đa dạng, bao gồm các ngành hàng công nghệ cao cũng như các sản phẩm tiêu dùng:

−Gốm sứ Fine ceramic cao cấp

−Thiết bị cảm biến mưa

−Thiết bị tiết kiệm sức lao động

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm về chất lượng

Đối với tất cả các ngành nghề nói chung và cụ thể là ngành sản xuất thì chất lượng được công nhận khi một sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí đã đặt ra của khách hàng và các tiêu chuẩn chất lượng đặc thù của loại hình sản xuất đó Ở mỗi giai đoạn và tùy thuộc vào cách tiếp nhận mà sẽ có các định nghĩa khác nhau Sau đây là một vài khái niệm về chất lượng mà tác giả tìm hiểu được:

Theo điều khoản 3.6.2 của tiêu chuẩn ISO 9000:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Mục cơ sở và từ vựng, có nêu: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một đối tượng đáp ứng các yêu cầu” Còn theo Crosby (1979), chất lượng có nghĩa là "sự phù hợp với yêu cầu" Chất lượng phải được xác định theo các thuật ngữ có thể đo lường được và được trình bày rõ ràng nhằm hỗ trợ việc thực thi nhiệm vụ căn cứ trên các mục tiêu hữu hình, thay vì dựa trên cảm tính, kinh nghiệm hoặc góp ý Hay theo Parasuraman và cộng sự (1985) cho rằng: “Chất lượng được xem là kết quả sự so sánh của khách hàng, được tạo ra giữa sự mong đợi của khách hàng về dịch vụ hay sản phẩm đó và sự cảm nhận của họ khi sử dụng chúng” Theo Harvey và Green (1993) thì lại cho rằng đó là một sự ngoại lệ, hoàn hảo, phù hợp với mục đích và có thể biến đổi Juran (1999) – một giáo sư người Mỹ nhận định rằng: Những tính năng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và làm hài lòng khách hàng thì đó là chất lượng Ngoài ra, ông còn cho rằng chất lượng là không có thiếu sót hay không sai sót cần phải làm lại hoặc dẫn đến lỗi tại nơi sản xuất, gây ra sự không hài lòng và khiếu nại của khách hàng Theo Oakland (2012) lại cho rằng chất lượng đơn giản là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng Mặt khác, Feigenbaum (1956) - tác giả của cuốn Total Quality Control đã đề xuất một quan điểm bao quát hơn: Chất lượng là tổng số các đặc tính tổng hợp của sản phẩm và dịch vụ về marketing, kỹ thuật, sản xuất và bảo trì mà sản phẩm và dịch vụ đang được sử dụng sẽ đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng.

Nhìn chung, chúng ta có thể thấy rằng chất lượng là một khái niệm đang phát triển, ngày càng toàn diện hơn Mặc dù có nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau về chất lượng, nhưng xét tổng thể thì chất lượng là đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đã đề ra nhằm

Trang 15 thỏa mãn nhu cầu của đối tượng sử dụng Khi đã hiểu được bản chất của chất lượng thì việc đưa ra các quyết định trong suốt quá trình làm việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Kiểm soát chất lượng trong ngành gốm (ceramic)

Kiểm soát chất lượng là một phần của việc quản lý chất lượng, trong đó nó tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng Theo Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010) cho rằng: “Kiểm soát chất lượng là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng” Kiểm soát chất lượng là việc kiểm soát theo dõi quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ thông qua kiểm soát các yếu tố góp phần tạo nên sản phẩm như con người, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp và điều kiện môi trường làm việc Ngoài ra, có thể được định nghĩa là quản lý quy trình do doanh nghiệp thực hiện để kiểm soát các tiêu chuẩn sản xuất cụ thể như một phần của quản lý chất lượng Để triển khai chương trình QC hiệu quả, trước tiên doanh nghiệp sản xuất phải quyết định những tiêu chuẩn cụ thể nào được yêu cầu dựa trên các tài liệu chất lượng mà sản phẩm cần phải có.

Theo Coskun và cộng sự (2022): Việc kiểm soát chất lượng trong sản xuất gốm (ceramic) được thực hiện ở cuối quy trình sản xuất để phát hiện khuyết tật bề mặt sản phẩm và phân loại sản phẩm theo các loại chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn khác Chất lượng gốm (Ceramic) được xác định theo tiêu chuẩn quốc tế với những tiêu chí rất khắt khe Tiêu chuẩn quy định việc xác định các loại gốm (Ceramic) tùy thuộc vào số lượng và loại sản phẩm bị hư hỏng Các tiêu chuẩn giúp các nhà máy hoạch định và cải tiến các hệ thống sản xuất đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như: tiêu chuẩn an toàn, sản xuất thân thiện với môi trường, hiệu quả sản xuất dự kiến, thông số kỹ thuật về kích thước và chức năng Mỗi sản phẩm trong dây chuyền sản xuất có thể khó kiểm soát theo tiêu chuẩn ISO bằng cách kiểm tra thủ công Kiểm tra thủ công khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi về thể chất, gây mỏi mắt và giảm chú ý Do đó, nó có thể gây ra sự phân loại sai các sản phẩm theo loại chất lượng Do đó, quá trình này mang tính cá nhân, chủ quan và chứa kết quả định tính (nghĩa là có lỗi và không có lỗi).

Mục tiêu cơ bản của chất lượng là đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình được cung cấp đáp ứng các yêu cầu cụ thể và đáng tin cậy, thỏa mãn và hợp lý về mặt tài chính Những lý do chính dẫn đến suy giảm chất lượng sản phẩm là do đội ngũ

Trang 16 quản lý và nhân viên sản xuất không thể tránh khỏi sai lầm, và những khiếm khuyết trong việc điều chỉnh và hoạt động của máy móc.

Quy trình sản xuất gốm (Ceramic) gần như được tự động hóa hoàn toàn và tự động hóa ở hầu hết các công đoạn sản xuất, ngoại lệ là giai đoạn kiểm soát chất lượng cuối cùng chủ yếu là kiểm tra trực quan của con người Một số nhà máy gốm (Ceramic) vẫn sử dụng tầm nhìn của con người trong việc kiểm soát chất lượng Chất lượng gốm (Ceramic) được kiểm tra bằng cách sử dụng các nguyên tắc kiểm soát chất lượng trực quan với mục tiêu chính là thay thế thành công con người như một phần của dây chuyền sản xuất Chất lượng của gốm (Ceramic) phụ thuộc vào kích thước và đặc điểm bề mặt Lý do chính nằm ở sự phức tạp của nhiệm vụ này Nguồn nhân lực được sử dụng vì quy trình kiểm soát chất lượng trực quan rất phức tạp và đòi hỏi cao và thường phải thích ứng với các yêu cầu chất lượng có thể thay đổi trong giai đoạn phân loại sản xuất Do hạn chế về đặc điểm con người là yếu tố kiểm soát trong dây chuyền sản xuất, con người trở thành một trong những mắt xích yếu nhất và không đáng tin cậy Bằng cách thay thế con người bằng máy móc, toàn bộ quá trình sẽ có năng suất sản xuất tốt hơn và có thể hiệu quả hơn. Ởhầu hết các nhà máy sản xuất gốm ceramic, việc kiểm soát chất lượng được thực hiện thủ công bởi nhân viên, bằng các hệ thống đo lường và đánh giá cơ học được lắp đặt trên dây chuyền sản xuất hoặc bằng thử nghiệm trong các phòng thử nghiệm trên các sản phẩm mẫu được chọn Tiêu chuẩn xác định ngành gốm ceramic công nghiệp đạt chất lượng bề mặt với các đặc tính kích thước như chiều dài, chiều rộng, độ mịn, độ phẳng, độ vuông góc và độ phẳng cạnh Theo tiêu chuẩn ISO 10545-2 (2018) xác định chất lượng bề mặt ít nhất 95% bề mặt gốm ceramic không được có các khuyết tật nhìn thấy được gây biến dạng bề ngoài Nhân viên kiểm soát chất lượng có nghĩa vụ phải kiểm tra hoàn toàn bằng chính đôi mắt của mình Không có phép đo nào chứa bất kỳ phép tính toán học nào.

Do đó, nó hoàn toàn mang tính chủ quan và phụ thuộc vào kinh nghiệm của người kiểm tra về vấn đề này Trong công tác đánh giá, sản phấm gốm ceramic được đặt trên một mặt phẳng thích hợp với bề mặt của chúng và vuông góc với khoảng cách từ ít nhất 1m Bề mặt của tấm ceramic phải được chiếu sáng đồng nhất ở cường độ ánh sáng 300 -> 500 lux. Cường độ ánh sáng nên được kiểm tra ở chính giữa tấm ceramic và các góc cạnh Tấm ceramic được kiểm tra bằng mắt thường hoặc sử

Trang 17 dụng thêm kính phóng đại Hiệu ứng trang trí trên bề mặt không được coi là khuyết tật. Chất lượng của bề mặt được biểu thị bằng phần trăm không có khuyết tật Hiệu ứng trang trí hoặc phủ một lớp hóa chất lên bề mặt có chủ ý không được coi là lỗi Các vết nứt, các cạnh bị nứt và các góc bị nứt không thể coi là các tác động cố ý bởi đặc tính vật lý của ceramic nung ở các điều kiện khác nhau đều có thể dẫn đến lỗi nứt Bởi vì hầu như nhân viên thực hiện các công đoạn kiểm tra chất lượng của sản phẩm bằng mắt thường nên các thao tác này phải được thực hiện hết sức cẩn thận, không được lơ là mà phải luôn theo dõi dây chuyền sản xuất Đồng nghĩa với việc người lao động mệt mỏi vì thời gian dài làm việc và khói bụi tại nơi sản xuất,… gây khó chịu cho mắt bởi nhiều yếu tố dẫn đến việc đánh giá không thể đảm bảo hoàn toàn.

Thực tiễn sản xuất đã chỉ ra rằng nguyên nhân của lỗi là do yếu tố con người trong khoảng 80% trường hợp Do đó, những hỏng hóc dẫn đến gạch bị loại bỏ tăng lên thường là do công nhân lò nung thiếu khả năng xử lý vấn đề trong hoàn cảnh sản xuất đòi hỏi khắt khe và do họ có động lực thấp để học các kỹ năng sản xuất mới trong quy trình sản xuất tự động hóa cao Các vấn đề kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất hàng loạt phải dựa vào việc điều tra thông tin nội tại nhanh chóng, bằng cách đo các tín hiệu quy trình có liên quan và kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Việc theo dõi kết quả chất lượng của mọi sản phẩm gạch men bằng dữ liệu số thay vì định tính với phạm vi của tiêu chuẩn ISO được chỉ định và phân loại các khuyết tật bề mặt của chúng đang được phát triển theo chiều hướng này Bằng cách số hóa việc kiểm soát chất lượng từ truyền thống trở nên trực quan hơn dễ theo dõi, phát hiện vấn đề kịp thời và có cách xử lý phù hợp từ đó giúp lực lượng lao động thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng sẽ giảm, tăng tính hiệu quả Bằng cách này, nó sẽ góp phần chuyển lực lượng lao động sang một khu vực có trình độ khác và người lao động có thể làm những công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn.

Các khuyết tật được phân loại theo tần suất của chúng bằng cách kiểm tra các tấm ceramic bị lỗi được sản xuất tại nhà máy Lỗi quan trọng nhất là nhiều vết nứt và đốm trên các tấm ceramic khác nhau Sau khi xác định và xử lý lỗi đã cho và đánh giá lại quy trình bằng các biểu đồ đã đề cập, chất lượng gạch men quan sát được cải thiện đáng kể Do đó giúp nhà sản xuất xác định các lỗi để cải tiến quy trình với lợi ích tức thì cho chu kỳ phát triển hiện tại trong nhà máy Việc áp dụng các công cụ thống kê đem lại hiệu

Trang 18 quả rất lớn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm gốm ceramic Bảy công cụ bao gồm: phiếu kiểm soát, biểu đồ, biểu đồ Pareto, biểu đồ nguyên nhân và kết quả, biểu đồ mật độ phân bố, biểu đồ phân tán, biểu đồ kiểm soát Những công cụ này giúp ổn định quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY 2 - ASUZAC

Quy trình sản xuất Ceramic

Nhập bột Ép hoặc Gia công Nung Xuất

NL đúc thô /nhập kho

Hình 3 1: Quy trình các bước sản xuất của khu vực nguyên liệu

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Mô tả các công đoạn:

Sau khi nhận nguyên liệu từ nhà cung cấp, tiến hành nhập kho bột nguyên liệu và tùy theo kế hoạch sản xuất mà tiến hành xuất kho bột nguyên liệu chuyển qua công đoạn Ikomi.

+Ikomi: tiến hành trộn bột và đổ bột vào khuôn Tùy vào từng loại sản phẩm sẽ đổ bột vào khuôn mẫu hoặc là khuôn tấm nguyên liệu phẳng.

+Gia công thô: tùy theo sản phẩm sẽ có thêm bước gia công thô Ví dụ, nếu nguyên liệu được đúc trong khuôn mẫu thì sau khi lấy ra sẽ đưa đến công đoạn gia công thô để gia công hoàn thiện Sau khi nung sẽ tiến hành xuất hàng để bên đóng gói và vận chuyển đến khách hàng Nếu là tấm NL thì bỏ qua bước gia công thô và tiến hàng nung và đưa đến khu vực gia công tinh để tiếp tục gia công.

+Lò nung: sau công đoạn Ikomi tiến hành nung sản phẩm Người gia công tiến hành lên kế hoạch làm đế và viên vây cho từng loại hàng, sau đó để hàng vào và tiến hành chuyển vào lò nung theo kế hoạch trên sashitate (Giống giấy khai sinh theo sản phẩm xuyên suốt các công đoạn) với nhiệt độ qui định (Xem phụ lục 2)

•Khu vực gia công (gia công tinh):

Xuất kho Gia Kiểm Đóng Xuất nguyên công Rửa + Soi gói liệu tinh tra

Hình 3 2: Quy trình các bước sản xuất tại khu vực gia công

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Mô tả các công đoạn:

Sau khi tiếp nhận đơn hàng từ bộ phận kinh doanh, phòng kế hoạch sản xuất sẽ cập nhật và xây dựng kế hoạch sản xuất, chuẩn bị phiếu thông tin sản phẩm và liên hệ các bộ phận liên quan Bộ phận sản xuất sẽ tiến hành sản xuất theo chỉ thị của quản lý khu vực gia công Đầu tiên, kho nguyên liệu sẽ tiến hành xuất kho các tấm nguyên liệu phù hợp với sản phẩm có trên phiếu sashitate (chứa các thông tin của sản phẩm).

Xưởng gia công (gia công tinh): gồm nhiều công đoạn (công đoạn MC+Hiraken, công đoạn Mentory, công đoạn rửa + soi), ngoài ra có khu vực kiểm tra chất lượng sản phẩm và khu vực đóng gói trước khi xuất hàng:

+ Công đoạn MC và Hiraken: MC là phương pháp đục lỗ hoặc hạ bậc và

Hiraken là phương pháp chạy phẳng mặt sản phẩm Trình tự gia công sẽ được lập chi tiết từng bước để người gia công tiến hành chạy đúng với kế hoạch Trên bảng trình tự gia công chứa các thông tin: số thứ tự bán kính, tên dao, độ cao dao, bán kính của mỗi dao, độ dư đầu dao, vị trí lấy tọa độ,… Ở công đoạn này, người gia công sẽ dựa trên trình tự gia công và bảng hướng dẫn công việc mà tiến hành kiểm tra máy, sau đó lắp dao lấy tọa độ theo yêu cầu, gá sản phẩm lên mặt đá và theo dõi tiến độ chạy Sau khi thiết lập thông số trên máy hoàn tất, cần phải kiểm tra trực quang bằng mắt rồi mới tiến hành nhập liệu trên máy tính bảng được đặt tại mỗi khu vực.

Tùy vào loại sản phẩm sẽ có bước thử màu bằng dung dịch thử màu để xem xét hàng có bị thấm màu hay không (thấm màu là hiện tượng sau khi rửa dung dịch tẩy màu mà sản phẩm xuất hiện vân, vệt hoặc mảng màu hồng đỏ) Nếu thấm màu phải xem xét do nguyên nhân gì có nằm trong điều kiện cho phép không QC nguyên liệu sẽ là người xác định và đưa ra quyết định sản phẩm đó là hàng hỏng nguyên liệu hay tiếp tục gia công Nếu được chấp nhận sản phẩm sẽ được chuyển đến công đoạn men.

+ Công đoạn Mentory (gọi tắt là men): là phương pháp gia công cơ bản, mài chi tiết sản phẩm (mài cạnh, đường viền, đường bao laser, lỗ phi,…) Phương pháp này sẽ lấy đi một lớp bột siêu mỏng trên bề mặt chi tiết bán thành phẩm Làm nhẵn mịn các chi tiết, thông thường sau khi mài sản phẩm bề mặt sẽ có độ bóng cao.

+Khu vực kiểm tra: Sau khi hoàn tất quá trình gia công tinh sản phẩm sẽ được chuyển đến Phòng kiểm để kiểm tra các yếu tố ngoại quan (đo kích thước, thử phi lỗ suốt, lỗ hạ bật, rà phẳng, đo 3 chiều, điều chỉnh màu ceramic thông qua chiếu ánh sáng xanh và các bước khác) Tùy vào từng loại sản phẩm và yêu cầu sẽ có thêm bước khắc chữ Mã khắc chữ sẽ do QC xuất trực tiếp xin từ bên Nhật cấp Xem xét tất cả các yếu tố có đạt các tiêu chuẩn trong bản vẽ mà khách hàng yêu cầu hay không Nếu không đạt sẽ liên hệ QC hiện trường kiểm tra và ký biên bản hàng hỏng Nếu đạt các yêu cầu về chất lượng, tiến hành rửa và soi xác nhận lại một lần nữa để đảm bảo tính chính xác.

+Công đoạn rửa + soi: đây là bước làm đẹp và hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm. Sản phẩm sẽ được rửa kĩ trong bồn 2 ngăn Ngăn thứ nhất là bồn nước sôi ở nhiệt độ rất cao thường là 110 C và ngăn thứ 2 là bồn pha hóa chất tẩy rửa đã được cấp phép theo tỉ lệ 1 muỗng dung dịch/10 lít nước để tẩy sạch màu bút chì hay các chất bẩn bám trên bề mặt sản phẩm Ở bước này, công nhân sẽ dùng bàn chải chà sạch bên trong và bên ngoài bề mặt, ngoài ra sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch các lỗ ren có bán kính quá nhỏ Sau đó dùng súng xịt hơi khí nén CNC với dòng hơi áp suất cao thổi sạch nước và làm khô nhanh chóng Tiếp đến sẽ được đưa vào khu sạch - nơi mà các nhân viên đều phải mặc trang phục sạch (kín, không để lộ tóc) để đảm bảo sản phẩm không bị làm bẩn Tại công đoạn này sẽ soi một cách kĩ càng sản phẩm đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng mà khách hàng đã đề ra.

+Khu vực đóng gói: đây là bước cuối cùng, người công nhân sẽ xem xét sashitate và phiếu liên lạc công đoạn để xác định, phân loại sản phẩm đó sẽ đóng gói và xuất hàng tùy theo hình thức nào rồi mới vận chuyển đến khách hàng Mỗi sản phẩm sẽ được phân loại dựa trên nhãn dán, dấu mộc, tem chứa các thông tin về mã sản phẩm, P/O, kích cỡ, số lượng, thùng đóng bằng gỗ hoặc thùng giấy Thông thường sản phẩm được lập kế hoạch sản xuất vừa đủ không có thời gian chờ vì thế sau khi sản xuất hoàn thành sản phẩm sẽ được gửi đến khách hàng hoặc công ty mẹ ngay chứ không có lưu trữ trong nhà kho.

Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm Gốm Ceramic của xưởng FC2

3.2.1 Quy trình chung về kiểm soát chất lượng sản phẩm Gốm Ceramic

Nhận đơn đặt hàng Tính toán giá thành KH+KT Họp những bộ phận liên quan

Lập kế hoạch sản xuất hàng mới, thử nghiệm KT, CT, QC, PKT, Leader

Tiến hành gia công hàng mẫu

Lập kế hoạch sản xuất hàng loạt KH

Kiểm tra KT+ QC Đóng gói

Khiếu nại Giải quyết khiếu nại Báo cáo khách hàng Phổ biến cho mọi người

Hình 3 3: Sơ đồ hệ thống kiểm soát chất lượng Ceramic Asuzac

Sau khi tiếp nhận thông tin đơn đặt hàng từ khách hàng sẽ chia làm 2 dạng Nếu là hàng thường xuyên sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt như trước đó Nếu là hàng mới hoặc hàng thử nghiệm thì sẽ tính toán giá thành và mở cuộc họp các bộ phận liên quan bao gồm: bộ phận kỹ thuật, bộ phận chương trình, bộ phận phòng kiểm, bộ phận kế hoạch và bộ phận chất lượng Chi tiết các bộ phận sẽ chuẩn bị:

•Bộ phận kỹ thuật: kiểm tra bản vẽ, chuẩn bị bản vẽ dao hàng thử, đồ gá.

•Bộ phận chương trình: lên chương trình laser, chương trình MC, bản vẽ dao hàng mới.

•Bộ phận chất lượng: chuẩn bị dụng cụ đo và tiêu chuẩn kiểm tra.

•Bộ phận phòng kiểm: chuẩn bị bảng kiểm tra kích thước và xem xét điều kiện rửa bề mặt sản phẩm.

•Bộ phận kế hoạch kinh doanh: tính toán lên kế hoạch sản xuất (nguyên liệu, nhân lực, máy móc, dụng cụ) và lập bảng trình tự gia công, sashitate, bảng kích thước.

Có thể nói việc chuẩn bị và hiệu chỉnh các dụng cụ đo, đưa ra quy trình tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm của QC dụng cụ là rất quan trọng bởi nhờ có chúng thì ta mới đánh giá được sản phẩm có đạt các yêu cầu trong bảng vẽ đưa ra hoặc bị hư lỗi.

Trong quá trình gia công hàng loạt nếu người gia công không hiểu rõ phương pháp gia công thì liên hệ với bộ phận kỹ thuật và QC hiện trường để xác nhận QC hiện trường có nhiệm vụ theo dõi và giám sát các hoạt động của người gia công có đảm bảo đúng thao tác, đúng số liệu như trong quy trình sản xuất đề ra hay không Sau khi sản phẩm hoàn tất công đoạn gia công sẽ được đưa đến phòng kiểm tra để kiểm tra các thông số sản phẩm,

QC hiện trường là người xác nhận chất lượng sản phẩm có đạt theo yêu cầu của khách hàng hay không rồi mới chuyển qua bộ phận đóng gói và xuất hàng Sản phẩm đưa đến khách hàng được chấp nhận là hoàn tất đơn hàng Nếu có khiếu nại từ khách hàng thì QC sẽ dựa vào quy trình xử lý hàng khiếu nại mà tiến hành xử lý.

3.2.2 Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của một sản phẩm có đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không đó là việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào. Việc kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào (bột, các hóa chất, nước,…) ở giai đoạn đầu sản xuất sẽ giúp giảm tỉ lệ hàng hư xuất hiện bởi yếu tố nguyên liệu không đạt yêu cầu. Dưới đây là quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào của công ty: Đạt

Kiểm tra ngoại quang thùng

Nguyên liệu đạt Nguyên liệu không đạt

Liên lạc cấp trên xử lý Nhập kho

Kiểm tra ngoại quan nguyên liệu

Nguyên liệu đạt ( Kích thước, ngoại quan…)

Nguyên liệu không đạt (Kích thước, ngoại quan…)

Xử lý không phù hợp

Hình 3 4: Quy trình tổng quát kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào

Khi nhà cung ứng vận chuyển bột nguyên vật liệu đến nhà máy, nhân viên kho sẽ kiểm tra ngoại quan đối chiếu bằng mắt thường:

+ Kiểm tra tên nguyên liệu có đúng đơn đặt hàng không.

+ Kiểm tra mã số niêm phong có đúng phiếu giao hàng.

+ Tổng hợp các thông tin về số lượng, ngày nhập, mã vật tư, tên, số lô,… có khớp trên biên lai đặt hàng không.

Sau đó, kiểm tra ngoại quan bề mặt thùng có bị bất thường không (móp, bẹp, rách) nếu không có gì bất thường sẽ tiến hành nhập kho Đối với thùng bị (móp, rách, biến dạng) thì lập tức liên lạc với cấp trên và bộ phận Xuất/Nhập khẩu để giải quyết và phải khui thùng kiểm tra hàng bên trong tại thời điểm phát sinh.

Sau đó, xuất bột nguyên liệu để phối trộn và nung từ mẫu nguyên liệu thử nghiệm, QC nguyên liệu sẽ lấy những viên đo (được cắt từ mẫu nung nguyên liệu thử nghiệm thành từng viên ceramic vuông 1.5 cm) về kiểm tra các yếu tố vật lý thông qua việc đo mistudo Việc kiểm tra này sẽ cho biết khối lượng, độ thấm nước, bột sau khi nung có chín không nếu không sẽ bị thấm màu,… Tùy thuộc vào loại nguyên liệu mà sẽ có những yêu cầu về chất lượng riêng Sau đó sẽ kiểm tra kích thước, sức bền và các yếu tố khác Dữ liệu từ các bước trên sẽ được nhập vào máy tính đã có sẵn công thức, từ đó xác định mẫu thử nghiệm có đạt điều kiện yêu cầu hay không.

Nếu mẫu thử nghiệm ra kết quả OK (đạt) thì QC nguyên liệu sẽ phê duyệt để xuất vật tư tiến hành gia công thô Trường hợp nguyên liệu phát sinh bất thường thì

QC nguyên liệu liên lạc với cấp trên rồi lập phiếu ghi nhận và xử lý sự không phù hợp. Chụp hình và ghi rõ vấn đề phát sinh để báo cáo cho Trưởng phòng quản lý chất lượng và chờ nhận lời khuyên và phương án giải quyết từ quản lý Ngoài ra, báo cho bộ phận mua hàng xử lý và có kế hoạch làm việc với nhà cung cấp.

Không chỉ có nhiệm vụ đánh giá chất lượng đầu vào của nguyên liệu mà trong trường hợp hàng gia công thô và tinh xuất hiện lỗi do hư nguyên liệu (lỗi nứt, lỗi loang màu, lỗi tróc, lỗi lủng lỗ,…) thì QC nguyên liệu sẽ đến xác nhận sản phẩm đó là hàng hư nguyên liệu hay hàng hư do gia công nếu đúng là lỗi do nguyên liệu thì tiến hành đánh giá sản phẩm đó có đạt dung sai trong mức cho phép hay không và tiến hành xử lý Việc đánh giá này dựa trên Quy trình đánh giá hàng hư nguyên liệu như bên dưới:

Hình 3 5: Quy trình đánh giá hàng hư nguyên liệu

3.2.3 Kiểm soát chất lượng công đoạn a Kiểm soát chất lượng tại công đoạn MC + Hiraken:

Tại khu vực sản xuất, mỗi máy đều có phiếu kiểm tra ghi chép thông số và bảng kiểm tra thao tác máy móc ghi lại quá trình gia công Ngoài ra, còn có trình tự gia công để người gia công tuân thủ chạy đúng chương trình Các thao tác kiểm tra đều được hướng dẫn trong bản HDCV hoặc bảng trình tự gia công.

Bảng 3 1: Phiếu kiểm tra thao tác máy MC-HIRAKEN

BẢNG KIỂM TRA THAO TÁC MÁY

Mã số Iso:F-8.5-3.1 Lần sửa đổi:02

Tên sản phẩm: ……… Ngày GC

1 Kiểm tra chương trình xem có lệnh home với máy 2m và 3m khi gia công hàng dài ngoài bàn máy

2 Nếu chưa gia công thì báo tổ trưởng

3 Kiểm tra xem mã số bản vẽ, sashitate, mã chương trình, bảng

4 Kiểm tra ngoại quan từng con

5 Xác định mặt gia công

Ghi thông số dap bằng bảng ghi thông số trước khi nhập vào

6 máy (nghiêm cấm nhập dữ liệu vào máy trước khi ghi vào giấy)

7 Nhập dữ liệu vào máy

8 Cầm giấy kiểm tra lại dữ liệu đã nhập ít nhất 2 lần

9 Kiểm tra định mức dao

10 Kiểm tra điều kiện gia công của máy

11 Đối với gá hàng tròn bằng đế hút chân không thì phải có kẹp

12 Thử hở, rà phẳng, rà song song

13 Kiểm tra trước khi gia công

1 Đo bằng máy 3 chiều toàn bộ kích thước đối với con đầu tiên

2 Itomen từng con rồi đo bằng máy 3 chiều

3 Con thứ 2 trở đi đo kích thước tay và nhập vào bảng kích thước

Hình 3 6: Hình ảnh phiếu kiểm tra trình tự gia công các công đoạn

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Nội dung kiểm tra chất lượng:

−Sau khi gá sản phẩm: QC sẽ tiến hành kiểm tra thao tác của người gia công theo đúng trình tự các bước kiểm tra khi gá hàng dựa trên phiếu kiểm tra máy móc.

Quá trình chạy máy gia công sản phẩm: QC sẽ kiểm tra các thông số kỹ thuật của sản phẩm mà kỹ thuật viên đã thiết lập trên hệ thống cho từng sản phẩm và từng máy so với dữ liệu mà người gia công ghi trong phiếu kiểm tra Bảng dữ liệu sẽ chứa các thông số như tọa độ dao, bán kính dao, độ cao dao Khi thông số đạt thì cho người gia công tiếp tục thực hiện Ngược lại, thông tin sai hoặc các thông số không đúng thì sẽ tìm hiểu nguyên nhân do ghi nhầm hay nhập vào máy sai Trường hợp ghi nhầm sẽ nhắc nhở người gia công chỉnh sửa Khi nhập vào máy sai QC ngay lập tức yêu cầu dừng ngay quá trình sản xuất và báo cáo ngay cho người quản lý bộ phận để ra quyết định xử lý QC tiến hành ghi nhận lỗi vi phạm vào báo cáo tuần tra hiện trường Tuy nhiên, hoạt động này không quá thường xuyên.

Các trường hợp cần xác nhận của QC hiện trường:

−Khi có vấn đề hàng bị lỗi hay không đạt yêu cầu, nhân viên sẽ liên hệ tổ trưởng xem xét Nếu vấn đề quan trọng mà tổ trưởng không có thẩm quyền xử lý sẽ liên hệ

QC hiện trường để ghi nhận và lên phương án giải quyết.

Quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp

Chất lượng sản phẩm đầu ra sẽ được QC hiện trường kiểm tra bước cuối cùng, sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng khi không vi phạm các tiêu chuẩn trong bản vẽ kỹ thuật và không nằm ngoài dung sai cho phép của các chỉ số đo Nếu phát hiện sản phẩm xuất hiện lỗi thì QC phải dựa trên từng bước của quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp để thực hiện :

Phán đoán Không sửa hàng

Lập báo cáo hàng hư

Hình 3 7: Lưu đồ xử lý sản phẩm không phù hợp

Khi phát sinh sản phẩm bị lỗi, người gia công phải ghi tình trạng thực tế không phù hợp (ngoại quan hoặc kết quả đo sau khi kiểm tra công đoạn) vào phiếu liên lạc công đoạn kèm theo đánh dấu vị trí lỗi vào bản vẽ và trên bề mặt sản phẩm lỗi Sau đó báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp về tình trạng hàng phát sinh không phù hợp và chờ chỉ thị từ cấp trên QC hiện trường tiến hành xem xét, đánh giá phân tích lỗi đến từ đâu, nguyên nhân cốt lõi và viết báo cáo gửi lên Trưởng phòng QLCL để ra quyết định Biên bản xử lý sản phẩm không phù hợp phải có đủ chữ ký của người lập, tổ trưởng của khu vực nơi xảy ra lỗi, người vi phạm, Trưởng phòng QLCL để làm minh chứng cho sự việc này QC sẽ sắp xếp sản phẩm không đạt yêu cầu vào vị trí chờ xử lý đã được quy định.

Tiếp theo, thông báo đến các bộ phận nhất là bộ phận sản xuất để kiểm soát lỗi (có thể dừng chạy để đợi phương án giải quyết) tránh tình trạng các sản phẩm bị hư hàng loạt.

Dựa trên bản vẽ, các tiêu chuẩn và tình trạng thực tế của lỗi phát sinh cấp quản lý có thể phán định rằng hàng có thể sửa được hay không Rồi liên lạc QC hiện trường để thông báo tình hình Nếu xác nhận hàng sửa thì dựa trên lưu đồ hàng sửa để xử lý:

Liên lạc cấp quản lý

Quản lý xưởng xác nhận hàng có thể sửa được

QC xác nhận sau khi sửa xong

Chuyển sang công đoạn tiếp theo

Hình 3 8: Lưu đồ xử lý hàng hỏng

Sau khi được sự xác nhận là hàng sửa thì quản lý xưởng bàn bạc với tổ trưởng khu vực gia công trong ca để thống nhất phương án sửa, chỉ định người sửa, thiết bị sửa và tiến hành sửa hàng Khi đó QC hiện trường phải theo dõi sát sao quá trình gia công đảm bảo sản phẩm được sửa đạt các yêu cầu trong dung sai cho phép.

Trường hợp không thể sửa thì xuất phiếu ghi nhận và xử lý không phù hợp để liên lạc với QC thống kê sản phẩm hỏng rồi xuất bảng báo cáo hàng hư có đầy đủ chữ ký để chứng thực của các bộ phận liên quan, xác nhận thông tin lên Filemaker (Hệ thống thông tin dữ liệu - ứng dụng quản lý của công ty) để bộ phận kế hoạch lên kế hoạch làm lại sản phẩm mới thay thế Sau khi sửa xong, QC hiện trường xác nhận lại sản phẩm lần cuối ghi vào phiếu liên lạc công đoạn để chuyển sang công đoạn kế tiếp.

Hằng ngày, các biên bản báo cáo hàng hỏng đều được QC hiện trường cập nhật thông tin qua Filemaker lên hệ thống dữ liệu thông tin của công ty Cuối tháng sẽ tổng kết lại để xem xét kết quả so với mục tiêu đề ra Từ đó, thực hiện hành động khắc phục và có sự thay đổi để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY 2 - CÔNG TY TNHH ASUZAC

Nhận xét chung về tình hình kiểm soát chất lượng tại nhà máy 2

Chính sách chất lượng của nhà máy được các định rõ ràng “Cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng” Cam kết và đảm bảo của Giám đốc giúp duy trì và phát triển hệ thống kiểm soát chất lượng Các mục tiêu chất lượng được đặt ra cụ thể sáu tháng một lần và tất cả nhân viên trong nhà máy được yêu cầu tuân thủ các quy định đã đề ra Các mục tiêu chất lượng được theo dõi, cập nhật nhanh chóng, kịp thời và truyền đạt tới toàn bộ cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà máy.

Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm tại nhà máy đều thực hiện theo quy trình rõ ràng, ở mỗi công đoạn sẽ có bảng thông báo treo các thông tin quan trọng như quy trình sản xuất, mục tiêu chất lượng, tỉ lệ sản phẩm lỗi, tình hình phát triển của công ty, cách nhận biết hàng hư,… Ngoài ra, ở mỗi máy đều có phiếu kiểm tra để theo dõi, quy trình thực hiện các thao tác giúp người gia công tuân thủ theo trình tự.

Các dụng cụ kiểm tra (thước kẹp, thước panme đo sâu, đồng hồ rà phẳng,…) đều được dán tem có thời gian hiệu chuẩn rõ ràng Mỗi ngày người gia công đều tiến hành kiểm tra dụng cụ và QC dụng cụ luôn theo dõi cũng như hiệu chỉnh dụng cụ định kỳ vì thế đảm bảo độ chính xác khi kiểm tra sản phẩm.

Tất cả các hoạt động từ khâu nguyên liệu đầu vào đến tạo ra thành phẩm cuối cùng đều được theo dõi, hướng dẫn bởi tổ trưởng khu vực đó và có sự giám sát của QC hiện trường, QC dụng cụ và QC nguyên liệu Khi có vấn đề sẽ báo lên Trưởng phòng QLCL từ đó các vấn đề đều được giải quyết kịp thời.

Trong quá trình thực hiện dưới sự kiểm tra và giám sát của tổ trưởng khi phát hiện sai sót, thao tác không đúng của người gia công, tổ trưởng sẽ nhắc nhở và hướng dẫn nhân viên vận hành theo đúng quy trình đã đưa ra Luôn nhắc nhở người gia công thực

Trang 41 hiện đúng tiến độ nhưng chất lượng là yếu tố luôn được đặt hàng đầu Khi sản phẩm hoàn thiện sẽ được kiểm tra một lần nữa tại phòng kiểm tra và được QC hiện trường xác nhận mới được xuất hàng Vì thế đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng đạt chất lượng.

Mặc dù quy trình hoạt động kiểm soát chất lượng đối với các sản phẩm Gốm điện tử của công ty ASUZAC được xây dựng rất đầy đủ và chi tiết Các nhân viên phòng QLCL luôn chấp hành các quy định, quy trình do công ty ban hành Và các tiêu chuẩn được tạo ra, được hướng dẫn và tuân thủ thì việc "bỏ sót" vẫn xảy ra và các sản phẩm lỗi vẫn phát sinh Cho thấy vẫn còn tồn tại một vài hạn chế nhất định.

Thứ nhất, quy trình kiểm soát chất lượng chưa phù hợp làm tăng thời gian gia công các sản phẩm thử nghiệm, số lượng hàng hỏng nhiều, tốn chi phí nguyên liệu, không đáp ứng được kế hoạch đề ra Khi quá trình gia công xảy ra bất thường hoặc chạy xong sản phẩm đúng theo chương trình nhưng sản phẩm vẫn bị hư Tuy nhiên, không có bước họp trước và sau gia công để bàn bạc xem xét chương trình, phương pháp gá, kỹ thuật gá đã phù hợp chưa để từ đó đưa ra ý kiến, giải pháp và rút kinh nghiệm cho các đơn hàng sau Vì vậy dẫn đến quá trình sản xuất sản phẩm thử nghiệm thường bị trì trệ và số lượng hàng hỏng nhiều.

Thứ 2, việc sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng chưa thực sự được coi trọng và đầu tư nghiêm túc, ngoài các phiếu kiểm tra để ghi lại tình trạng hàng ngày, công ty cũng nên áp dụng một số công cụ khác chẳng hạn như biểu đồ Pareto để xác định những lỗi xuất hiện nhiều nhất, biểu đồ nhân quả để truy ra nguyên nhân cốt lõi. Hiện tại, số lượng hàng hư hỏng và số vụ khiếu nại vẫn còn xảy ra với tần suất lớn vượt mục tiêu chất lượng đề ra nhưng chưa tìm hiểu chính xác nguyên nhân của nó.

Thứ 3, công tác đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến công nhân không hiểu được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong quá trình làm việc Quá trình đào tạo cho công nhân mới qua kinh nghiệm là chủ yếu, không có hướng dẫn cụ thể dẫn đến đào tạo không đồng nhất, ngoài ra không có người hướng dẫn giám sát chặt chẽ vì vậy chất lượng đào tạo không hiệu quả Cùng với đó là bộ phận QC – bộ phận quản lý chất lượng cũng được đào tạo chủ yếu qua kinh nghiệm của người đi trước nên về phần lớn nhân viên của phòng QLCL chưa có bằng cấp về nghiệp vụ QLCL và cán bộ quản lý không được đào

Trang 42 tạo thường xuyên lại các tiêu chuẩn Dẫn đến chất lượng của lực lượng lao động không được đảm bảo.

Cuối cùng, về mặt đóng gói sản phẩm hàng Holder và Raina để vận chuyển đến khách hàng chưa đảm bảo tính an toàn Đã xảy ra tình trạng sản phẩm bị nứt do quá trình vận chuyển, va đập mạnh dẫn đến sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng mà khách hàng đề ra làm tổn thất doanh thu khá lớn.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng tại FC2

Quá trình gia công tinh các mẫu thử nghiệm của sản phẩm mới thường diễn ra rất dài bởi vì sau tấm nguyên liệu được đưa đến công đoạn MC để gia công tinh Tại đây, người gia công sẽ chạy theo đúng chương trình được thiết lập bởi bộ phận công nghệ nhưng kết quả lại không đạt bởi nhiều yếu tố dẫn đến gây hư hỏng sản phẩm Trong trường hợp này, người gia công chỉ liên hệ tổ trưởng để chỉnh sửa mà không báo các bộ phận liên quan Nếu không có giải pháp sửa lỗi sản phẩm thì mới tiếp tục liên hệ bên chương trình và bên kỹ thuật để tìm phương án xử lý dẫn đến quá trình gia công hàng mẫu vượt quá thời gian quy định làm trễ tiến độ sản xuất Không những làm kéo dài thời gian mà còn gây hư hỏng những sản phẩm thử nghiệm tiếp theo làm tổn thất chi phí cho nguyên vật liệu và các chi phí khác Ngoài ra, làm ảnh hưởng đến việc theo dõi tình trạng sản phẩm từ đó không đưa ra giải pháp kịp thời để giải quyết làm chậm tiến độ giao hàng hoặc tệ hơn là bị hủy đơn hàng. b Nội dung giải pháp

Trước khi tiến hành gia công bộ phận chất lượng sẽ tham gia vào cuộc họp phương pháp gia công để chú ý cách gia công và có kế hoạch theo dõi phù hợp.

Nguyên nhân: chương trình thiết kế trình tự gia công không phù hợp hay thao tác người công nhân chưa đúng, kỹ thuật gá hàng không thích hợp, nguyên liệu không phù hợp dẫn đến sản phẩm hư không đạt yêu cầu của khách hàng Người gia công và tổ trưởng tự tìm cách sửa hàng mà không liên hệ bộ phận kỹ thuật để tìm phương án giải quyết cũng như không thông báo đến các bộ phận liên quan Từ đó, dẫn đến kéo dài thời Trang 43 gian sản xuất làm chậm tiến độ của sản phẩm hoặc sửa nhưng sai phương pháp làm hư sản phẩm Lý do đưa ra đó là trước và sau quá trình gia công hàng mẫu không có buổi họp phương pháp gia công để trao đổi giữa các bộ phận liên quan tìm ra nguyên nhân cốt lõi, phương pháp gia công phù hợp và đối sách xử lý.

Dựa trên quy trình công việc đã thiết lập trước đây của công ty cần hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm Gốm Ceramic, tác giả đề xuất bổ sung thêm 2 bước vào quy trình thực hiện và có các điều kiện ràng buộc Cụ thể ở trước bước tiến hành gia công hàng mẫu ta sẽ thêm bước họp phương pháp gia công và sau khi gia công hàng mẫu hoàn thành thêm bước họp thống nhất phương pháp gia công.

Sau khi có kế hoạch sản xuất và quy trình công nghệ, cần phải tổ chức cuộc họp trước khi bắt đầu sản xuất để các tổ trưởng người có kinh nghiệm dày dặn, bộ phận kỹ thuật và bộ phận chương trình thảo luận về quy trình công nghệ đã phù hợp chưa để chỉnh sửa hạn chế lỗi phát sinh do sai quy trình công nghệ Cũng như thảo luận về cách thực hiện gia công thực hiện dựa trên phương pháp nào, các lưu ý khi thực hiện gia công để các tổ trưởng phổ biến cho người gia công Khi mà quá trình gia công xuất hiện lỗi hay tình huống bất ngờ có thể quay lại bước họp gia công để thảo luận cách xử lý.

Sau khi gia xong công hàng mẫu cũng cần tổ chức họp để tổng kết lại những điểm hạn chế để rút kinh nghiệm và đưa ra quy trình công nghệ và phương pháp gia công hoàn chỉnh để bắt đầu triển khai gia công hàng loạt Sau mỗi cuộc họp cần ghi lại biên bản những việc đã thảo luận, kết quả cuối cùng để ghi nhận và là minh chứng sau này.

Thành phần tham gia cuộc họp: Các tổ trưởng khu vực gia công, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận chương trình, phòng QLCL.

Thời gian mỗi cuộc họp tối đa: 2 giờ Để không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, cuộc họp sẽ bắt đầu vào 16 giờ chiều vì khoảng thời gian này là giờ nghỉ.

Sau khi hiệu chỉnh sẽ có quy trình như bên dưới:

Nhận đơn đặt hàng Tính toán giá thành KH+KT

Họp những bộ phận liên quan Lập kế hoạch sản xuất hàng mới, thử nghiệm

Họp phương pháp gia công

KT, CT, QC, PKT, Leader

Họp thống nhất phương pháp gia công KT, CT, QC, PKT, Leader

Lập kế hoạch sản xuất hàng loạt

Kiểm tra KT+ QC Đóng gói

Khiếu nại Giải quyết khiếu nại Báo cáo khách hàng Phổ biến cho mọi người

Hình 4 1: Quy trình kiểm soát chất lượng sau khi hiệu chỉnh

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Quy trình kiểm soát chất lượng do phòng quản lý chất lượng thực hiện nên trong đề xuất này, phòng quản lý chất lượng vẫn là đơn vị thực hiện chính (cụ thể ở đây là tác giả) Nội dung của đề xuất là bổ sung thêm 2 bước đó là họp trước khi gia công để đáp ứng các công đoạn trên cơ sở quy trình trước đó Mục đích của việc điều chỉnh nhằm giúp công ty giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian chờ đợi sản xuất, tránh thất thoát do hư hỏng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. c Đánh giá tình khả thi

Có thể thực hiện được vì việc thêm 2 bước vào quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm không tốn nhiều thời gian cho việc trình bày và chỉnh sửa, cập nhật lại quy trình Đồng thời xét về chi phí cho quá trình thực hiện rất nhỏ có thể xem xét là không tốn chi phí hữu hình. d Lợi ích mang lại

Việc hiệu chỉnh quy trình sẽ giúp công ty tiết kiệm phần nào chi phí và không lãng phí thời gian Đảm bảo các công đoạn thực hiện đều có sự giám sát, thống nhất và hỗ trợ nhau đưa ra phương án tốt nhất cho quá trình sản xuất hoạt động tốt hơn hạn chế lỗi phát sinh và chậm tiến độ. e Nhận xét giải pháp

Phương án này đã được đề xuất với Trưởng phòng Quản lý chất lượng và QC hiện trường và được đánh giá cao Ngoài ra, phương án cũng được gửi qua bộ phận

QA tại công ty mẹ ở Nhật và được chấp thuận.

Hiện tại, phương án đã được chấp nhận và đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9 đến nay Tác giả có đi khảo sát các tổ trưởng của những bộ phận liên quan trong cuộc họp và người gia công, đa số mọi người tán thành hiệu chỉnh quy trình như đề xuất.

4.2.2 Giải pháp áp dụng công cụ thống kê vào kiểm soát chất lượng a Cơ sở đề xuất

Hiện nay, lỗi sản phẩm xảy ra với số lượng lớn tại nhà máy ASUZAC FC2, nhưng nguồn lực còn hạn chế nên nhà máy không thể xử lý hết tất cả các sự cố xảy ra. Tác giả đề xuất giải pháp sử dụng công cụ Pareto để tập trung tất cả các lỗi có tần suất cao và sử dụng biểu đồ nhân quả để phân tích nguyên nhân chủ yếu của các lỗi lớn. b Nội dung giải pháp

Sau khoảng thời gian trong 1 tháng theo dõi (từ ngày 1/8/2022 đến ngày 30/8/2022), dữ liệu sản phẩm bị lỗi không phù hợp được tổng hợp trong bản dưới đây:

Bảng 4 1: Số liệu lỗi không phù hợp tháng 8

(Đơn vị tính: vụ và %)

STT Tên lỗi Số vụ bị lỗi % Hư hỏng Tỷ lệ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Vì có rất nhiều lỗi xảy ra với tần suất khác nhau và không thể xử lý toàn bộ trong thời gian ngắn được nên tác giá đã sử dụng biểu đồ Pareto xác định những lỗi chủ yếu có ảnh hưởng lớn từ đó tìm cách xử lý các lỗi này trước sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Nứt Sai kích Sai vị trí Cong Ra Chương Bể Cháy Mẻ Nghẹt thước nhõng không trình dao phôi đạt

Hình 4 2: Biểu đồ Pareto các lỗi xảy ra trên gốm Ceramic

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Dựa trên biểu đồ Pareto cùng với nguyên tắc 80-20 và nguyên tắc điểm gãy: Ta ưu tiên giải quyết những khuyết tật thường xuyên xảy ra nhất có phần trăm tích lũy xấp xỉ 80% Qua đó, có thể thấy có 2 lỗi chính gây ra 77.0% lỗi xảy ra gồm: lỗi nứt và lỗi sai kích thước.

Ngày đăng: 11/12/2023, 09:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w