Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
746,09 KB
Nội dung
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC HÀNGKHÔNGVIỆTNAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁOCÁOTỔNGKẾT6NĂMTHỰCHIỆNLUẬTHÀNGKHÔNGDÂNDỤNGVIỆTNAMNĂM2006LuậtHàngkhôngdândụngViệtNamnăm2006 (Luật HKDDVN năm 2006) được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 29/6/2006 và Chủ Tịch nước công bố theo Lệnh số 08/2006/L-CTN ngày 12/7/2006 có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế quốc dân và Ngành Hàngkhông nói riêng. Luật HKDDVN năm2006 là văn bản pháp lý quan trọng điều tiết một cách toàn diện hoạt động hàngkhôngdândụng tại Việt Nam, đã thể chế hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển ngành hàngkhôngViệt Nam, đảm bảo vai trò của ngành hàngkhông đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Luật HKDDVN năm2006 cũng thể hiện được tư duy mới trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với ngành HKDD, tách hoàn toàn công tác quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh; kế thừa, phát triển những quy định còn phù hợp của LuậtHàngkhôngdândụngnăm 1991 và 1995, luật hoá một số quy định liên quan đến hoạt động hàngkhôngdândụng trong các văn bản dưới Luật phù hợp đã được thực tiễn chứng minh; bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển, hội nhập của ngành; đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt về an ninh, an toàn hàng không; thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế về hàngkhông của Việt Nam; đảm bảo sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế, sự cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực hàngkhôngdân dụng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Có thể khẳng định, sau hơn 5 năm áp dụngLuật HKDDVN năm2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế quốc dân và ngành Hàngkhông nói riêng; đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hàngkhông ở nước ta. Luật HKDDVN 2006 đã hoàn thiện cơ bản công tác quản lý nhà nước về hàngkhôngdân dụng, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, tách hoàn toàn chức năng quản lý nhà nước ra khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho sự phát triển của các hãnghàng không, doanh nghiệp khai thác cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. Ký bởi: Website Bo GTVT Email: tinbai@mt.gov.v n Cơ quan: 1 Phần thứ nhất TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬTHÀNGKHÔNGDÂNDỤNGVIỆTNAM2006 I. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HKDDVN NĂM2006Luật HKDDVN được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua năm 1991 và được sửa đổi, bổ sung năm 1995. Trong 15 năm qua, Luật HKDDVN năm 1991 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luậtViệt Nam, tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy sự phát triển của ngành hàngkhôngdândụngViệtNam trong thời kỳ đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hàngkhôngdân dụng; tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Hàngkhôngdân dụng, góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống pháp luậtViệt Nam, sự phát triển của ngành HàngkhôngdândụngViệtNam và thế giới, trong xu thể hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, Luật HKDDVN năm2006 đã giải quyết được các hạn chế của Luật HKDDVN năm 1991 và 1995 như sau: Thứ nhất, những nội dungkhông còn phù hợp với thực tế ViệtNam và thông lệ quốc tế cần sửa đổi như hợp đồng lao động thuê nhân viên bay chuyên nghiệp, thanh tra an toàn hàngkhông và bảo đảm an ninh hàng không; tạm giữ tàu bay dân dụng; giá cước; trách nhiệm dân sự; xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp. Thứ hai, những nội dung cần bổ sung đề phù hợp với hệ thống pháp luậtViệtNam và các điều ước quốc tế về hàngkhôngdândụng mà ViệtNam là quốc gia thành viên. Thứ ba, những nội dung chưa rõ cần được quy định cụ thể như phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc hoạt động hàngkhôngdân dụng; điều kiện đăng ký quốc tịch tàu bay dândụngViệt Nam. Thứ tư, những nội dung cần phân định rõ như trách nhiệm quản lý nhà nước về hàngkhôngdân dụng, quản lý hoạt động bay, cảng vụ hàng không. II. LUẬT HKDDVN NĂM2006 CƠ BẢN ĐÁP ỨNG TÍNH ĐẶC THÙ VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH HKDDVN HàngkhôngViệtNam được xác định là một ngành kinh tế - kỹ thuật, một trong 5 ngành giao thông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, thể hiện ở các mặt: 1. Thuộc cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng của đất nước Hàngkhôngdândụng là một trong những ngành kinh tế lớn của đất nước, quản lý, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng, với hệ thống cảng hàng không-sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay toàn quốc; được xác định là các cơ sở hạ tầng trọng điểm quốc gia. 2 2. Ngành dịch vụ quan trọng Hàngkhôngdândụng là ngành dịch vụ giao thông công cộng, có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành kinh tế khác như đầu tư, thương mại, du lịch; đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và khách quốc tế; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội vùng, địa phương. Việc khai thác cảng hàng không, sân bay, các đường bay nội địa không thể hạch toán riêng mà phải nằm trong hệ thống mạng cảng hàng không, mạng đường bay quốc tế, nội địa. 3. Ngành kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại Hàngkhôngdândụng là ngành kỹ thuật công nghệ tiên tiến hàng đầu của thế giới. Hiện ngành đang quản lý, khai thác đội tàu bay, hệ thống kỹ thuật cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay hiện đại, yêu cầu công nghệ và độ chính xác cao. 4. Tính đồng bộ toàn ngành Ngành hàngkhông mang tính đồng bộ cao, với 3 lĩnh vực hoạt động chính là cảng hàng không-sân bay, quản lý hoạt động bay, vận tải hàng không, chịu sự quản lý nhà nước chuyên ngành của Cục HàngkhôngViệt Nam. Các lĩnh vực này nằm trong một dây chuyền chung, quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau để có sản phẩm chung cuối cùng là vận chuyển hàngkhông và hoạt động hàngkhông chung. Một lĩnh vực trong dây chuyền chung bị suy yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của lĩnh vực khác, kéo theo hậu quả là không thể thựchiện được hoạt động vận chuyển hàngkhông và hoạt động hàngkhông chung, hoặc trực tiếp gây nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay. 5. Quản lý tập trung thống nhất, không phân cấp cho địa phương Do đặc thù của ngành hàngkhông nên hoạt động quản lý nhà nước về hàngkhôngdândụng trong tất cả các lĩnh vực được thựchiện thống nhất khép kín từ trung ương, không phân cấp cho địa phương. Công tác quy hoạch phát triển, quản lý quy hoạch và giám sát thựchiện đầu tư theo quy hoạch về cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, hệ thống hãnghàngkhông được xây dựng và triển khai thựchiện tập trung, đồng bộ, thống nhất. Toàn bộ các chuyến bay dândụng đi, đến và quá cảnh ViệtNam đều phải được Cục HKVN cấp (trừ các chuyến bay chuyên cơ nước ngoài do Bộ Ngoại giao ViệtNam cấp) và triển khai thựchiện đến tất cả các đơn vị liên quan của ngành và các đơn vị quản lý vùng trời của Bộ Quốc phòng. 6. Sự điều hành, chỉ huy, quản lý trực tiếp của Nhà chức trách hàng không. Trong hoạt động quản lý nhà nước về hàngkhôngdân dụng, nhiều nội dung mang tính chỉ huy, điều hành, quản lý trực tiếp của Nhà chức trách hàng không: - Giám sát toàn bộ hoạt động hàngkhôngdândụng về lĩnh vực bảo đảm an ninh, an toàn, chất lượng dịch vụ, thựchiện quy hoạch; các quyết định, chỉ lệnh kỹ thuật, huấn lệnh an ninh, an toàn hàngkhông được Cục HKVN ban hành có hiệu lực thi hành ngay; 3 - Cục HKV trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy xử lý các tình huống uy hiếp an toàn, an ninh hàng không, sự cố, tai nạn hàng không, ứng phó ban đầu với các hành vi khủng bố, can thiệp bất hợp pháp, các tình huống cấp thiết; thựchiện các biện pháp khẩn cấp bao gồm cả việc đình chỉ chuyến bay và hoạt động của phương tiện, thiết bị, nhân viên hàngkhông để bảo đảm an ninh, an toàn hàng không; chỉ đạo các đơn vị hàngkhôngthựchiện tình huống khẩn cấp phục vụ an ninh quốc phòng, khẩn nguy quốc gia. - Cục HKVN thựchiện hoặc chỉ đạo thựchiện việc giảng bình, điều tra sự cố, tai nạn hàng không; mọi khuyến cáo khắc phục, phòng ngừa trong lĩnh vực bảo đảm an ninh, an toàn hàngkhông của Cục HKVN phải được các đơn vị, nhân viên hàngkhông tuân thủ thực hiện. - Cục HKVN thựchiện chức năng tổ chức việc sử dụng vùng trời, thiết lập đường hàng không, xây dựng phương thức bay, chịu trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế về bảo đảm việc cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; chỉ đạo trực tiếp hoạt động chuyên môn của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, gắn liền với công tác quản lý và bảo vệ vùng trời quốc gia của Bộ Quốc phòng; cấp thương quyền và phép bay cho tất cả các chuyến bay hàngkhôngdân dụng; tham gia quản lý giá cước vận chuyển và giá dịch vụ hàng không; nhiều nội dung quản lý trực tiếp đối với hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay như quản lý đất đai, đóng sân bay, kế hoạch cải tạo, sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay. - Theo yêu cầu của ICAO, Nhà chức trách hàngkhông phải có chức năng ban hành các quy chế, phương thức khai thác, tiêu chuẩn, chỉ lệnh kỹ thuật, các khuyến cáo an ninh, an toàn, khẩn nguy có tính bắt buộc thựchiện trong toàn ngành. 7. Bảo đảm an ninh HK, an toàn HK là nhiệm vụ sống còn Hệ thống bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, tìm kiếm cứu nạn, khẩn nguy sân bay tuân thủ pháp luậtViệtNam và tiêu chuẩn ICAO là yếu tố sống còn của ngành hàng không, được Cục HKVN chỉ đạo, thiết lập, điều hành thống nhất mà không phụ thuộc vào quan hệ hành chính phụ thuộc của các đơn vị; chịu sự thanh tra, giám sát của ICAO và sự đánh giá của các Nhà chức trách hàngkhông nước ngoài. Theo yêu cầu của ICAO, Hệ thống Quản lý An toàn (SMS) và Hệ thống Quản lý An ninh (ScMS) của tất cả người khai thác, bảo dưỡng tàu bay, cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải được thiết lập và vận hành dưới sự chỉ đạo và giám sát của Cục HKVN. Với đặc thù của ngành hàngkhông và theo yêu cầu của ICAO, công tác quản lý nhà nước là một bộ phận cấu thành trực tiếp của dây chuyền hàng không. Nếu Cục HKVN không có năng lực quản lý một chủng loại tàu bay nào đó thì loại tàu bay đó sẽ không được khai thác tại Việt Nam. Công tác giám sát bảo đảm an ninh, an toàn hàngkhông của Cục HKVN được ICAO thanh tra thường kỳ và giám sát liên tục; nếu Cục HKVN khôngthựchiện tốt chức năng này thì toàn bộ hệ thống an ninh, an toàn của ViệtNam bị đánh giá thấp kém, có thể dẫn đến hậu quả các hãnghàngkhông của ViệtNam bị cấm thựchiện các chuyến bay quốc tế. 4 Tất cả tàu bay Việt Nam; hãnghàngkhôngViệt Nam; cơ sở bảo dưỡng tàu bay, cơ sở huấn luyện bay, buồng lái giả định trong và ngoài nước; cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, cơ sở bảo đảm an ninh hàngkhông và tất cả nhân viên hàngkhông đều phải được Cục HKVN kiểm tra, cấp Giấy phép để hoạt động; thanh tra, giám sát hoạt động theo tiêu chuẩn. Cục HKVN là đầu mối trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và vận hành lực lượng an ninh hàng không; phê duyệt Chương trình an ninh của cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, hãnghàngkhôngViệtNam và nước ngoài khai thác đến Việt Nam, quy chế an ninh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàngkhông tại cảng hàng không, sân bay; ký Quy chế phối hợp liên ngành bảo đảm an ninh với các cơ quan liên quan của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; triển khai thựchiện công tác đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD theo Quyết định 44/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng; đầu mối triển khai nhiệm vụ của Uỷ ban An ninh Hàngkhôngdândụng Quốc gia. 8. Yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội gắn với an ninh quốc phòng; làm nhiệm vụ chuyên cơ Hoạt động HKDD luôn gắn chặt và là một bộ phận của công tác an ninh quốc phòng của đất nước. Lực lượng hàngkhông được xác định là lực lượng dự bị quan trọng của quốc phòng. Các công trình cơ sở hạ tầng hàngkhông được Nhà nước xác định là các công trình trọng yếu cần được bảo vệ. Việc thiết lập, vận hành đường hàngkhông gắn liền với công tác quản lý, bảo vệ vùng trời của Bộ Quốc phòng, được hiệp đồng chặt chẽ giữa Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không-Không quân và Cục HKVN. Hệ thống quản lý bay ViệtNam là một bộ phận của cảnh giới vùng trời quốc gia. Toàn bộ hệ thống sân bay ViệtNam là sân bay dùng chung dândụng và quân sự. Phép bay do Cục HKVN cấp được triển khai cho toàn bộ hệ thống phòng không, quản lý vùng trời liên quan. Công tác bảo đảm an ninh hàngkhông được triển khai một cách đồng bộ dưới sự chỉ đạo chung của Uỷ ban An ninh HKDDQG, bên cạnh các nhiệm vụ, chức năng cụ thể của các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và hệ thống các quy chế phối hợp liên ngành được ký kết. 9. Quản lý tập trung đất đai cảng hàng không, sân bay, giá dịch vụ hàng không, giá cước vận chuyển hàngkhông Hệ thống đất đai tại cảng hàng không, sân bay được thiết lập và quản lý chung theo quy định của hệ thống pháp luật về hàngkhôngdân dụng. Sân bay của ViệtNam luôn là sân bay dùng chung dândụng và quân sự; các dịch vụ tại cảng hàngkhông do nhiều chủ thể cung cấp nhưng lại phụ thuộc hữu cơ lẫn nhau, một dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay bị thiếu sẽ làm tê liệt cả dây chuyền hoạt động, do vậy đất cảng hàng không, sân bay không được chia lẻ quản lý và cấp sổ đỏ đến từng người khai thác, sử dụng đất. Mặt khác việc quản lý đất đai phải đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên địa bàn, kể cả doanh nghiệp cảng hàngkhông với tư cách là đơn 5 vị kinh doanh dịch vụ. Do vậy Luật HKDDVN năm2006 quy định sổ đỏ toàn bộ đất cảng hàng không, sân bay được giao cho cảng vụ hàngkhông thuộc Cục HKVN; việc sử dụng đất đai phải nằm trong quy hoạch cảng hàng không, sân bay và kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt; đất cảng hàng không, sân bay không thể được góp vốn hoặc thế chấp, cầm cố. Hệ thống cảng hàng không, sân bay mang tính dịch vụ công ích cao nên Nhà nước vẫn phải bảo đảm các hạng mục cơ bản của cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay như đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ. Do tính độc quyền tự nhiên của cảng hàng không, sân bay nên toàn bộ hoạt động cung cấp dịch vụ hàngkhông tại cảng hàngkhông được cấp giấy phép và quản lý theo khung giá do Nhà nước quy định. Ngay cả trong trường hợp có nhiều người cung cấp một loại hình dịch vụ hàngkhông tại cảng hàng không, sân bay nhưng do tính chất đồng bộ của dây chuyền hàngkhông nên tính cạnh tranh cũng chỉ mang tính chất tương đối. Do vai trò phục vụ kinh tế-xã hội vùng địa phương của hệ thống cảng hàng không, sân bay; ngoài ra theo tiêu chuẩn quốc tế, bất kỳ cảng hàng không, sân bay nào, dù chỉ có 1-2 chuyến bay/ngày cũng đều phải duy trì đầy đủ dịch vụ đồng bộ và tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn an ninh, an toàn chung nên không thể hạch toán riêng hoạt động của cảng hàngkhông địa phương mà phải tổ chức quản lý, khai thác mạng cảng hàngkhông như hiện nay. Giá cước vận chuyển hàngkhông của các hãnghàngkhông cũng đang được Nhà nước quản lý tập trung bằng hình thức khung giá do tính cạnh tranh chưa cao, vai trò của vận tải hàngkhông đối với sự phát triển kinh tế-xã hội vùng địa phương và sự nhạy cảm của giá với tư cách một ngành giao thông công cộng, ngày càng phổ biến. 10. Tính hội nhập quốc tế cao Hoạt động hàngkhôngdândụng ngay từ khi ra đời đã được quốc tế hoá và ngày càng mang tính hội nhập quốc tế sâu sắc, với một số nét cơ bản sau: - Hoạt động hàngkhôngdân dụng, ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luậtViệtNam còn chịu sự điều tiết của Công ước Chicago về hàngkhôngdândụng quốc tế, hệ thống điều ước quốc tế đa phương, song phương, hệ thống thoả thuận song phương giữa các Nhà chức trách hàngkhông về khai thác vận tải hàng không. Hệ thống Hiệp định song phương về vận tải hàngkhông của thế giới hiện được toàn bộ các quốc gia ký kết theo các Phương án Mẫu do Tổ chức HàngkhôngDândụng Quốc tế (ICAO) ban hành. Cộng đồng vận tải hàngkhông quốc tế đang thựchiện hội nhập quốc tế theo hướng tự do hoá. Cục HKVN được giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức việc đàm phán các điều ước quốc tế song phương, đa phương về HKD, trình Nhà nước phê duyệt, phê chuẩn theo quy định và tổ chức thực hiện. - Hoạt động hàngkhôngdândụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn và khuyến cáothực hành của ICAO, đặc biệt trong lĩnh vực bảo đảm an ninh, an toàn hàng không. Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD (Nhà chức trách HK), của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàngkhông đều chịu sự thanh tra, giám sát, đánh giá, khuyến cáo trực tiếp của ICAO, 6 của Nhà chức trách hàngkhông nước ngoài về việc tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế ICAO. Đồng thời Cục HKVN có trách nhiệm trong việc thanh tra, đánh giá, khuyến cáo Nhà chức trách HK nước ngoài, cơ sở cung cấp dịch vụ hàngkhông nước ngoài liên quan đến hoạt động của hãnghàngkhôngViệt Nam, tàu bay mang đăng ký quốc tịch Việt Nam. - Hiện nay ViệtNam đang quản lý, điều hành hai vùng FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh, bao gồm toàn bộ vùng trời lãnh thổ và vùng trời trên biển quốc tế được ICAO giao. Mọi đường hàngkhông trên vùng biển quốc tế đều phải được thiết lập và điều hành trong khuôn khổ Kế hoạch Không vận khu vực của ICAO; các cảng hàngkhông quốc tế, các đường hàngkhông quốc tế được thiết lập theo thoả thuận giữa ViệtNam và quốc gia láng giềng đều phải được đăng ký với ICAO. - Với tư cách là Nhà chức trách hàngkhông của Việt Nam, Cục HKVN được thay mặt Nhà nước tham gia các hội nghị chính thức của ICAO và các cơ cấu quốc tế khác như APEC, ASEAN. Ngành HKDD được vinh dự giao nhiệm vụ thựchiện các chuyến bay chuyên cơ phục vụ các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các chuyến bay đặc biệt phục vụ công tác khẩn nguy quốc gia, đối phó bạo loạn, lập cầu hàngkhông để sơ tán nhân dân trong trường hợp khẩn thiết. Cục HKVN có trách nhiệm triển khai kế hoạch, chỉ đạo và giám sát thựchiện trong toàn ngành. 11. Thanh tra chuyên ngành hàngkhông thống nhất Thanh tra chuyên ngành hàngkhông là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về hàngkhôngdân dụng, được pháp luật của ViệtNam về hàngkhôngdândụng và ICAO quy định. Kế thừa Luật HKDDVN năm 1991, Luật HKDDVN sửa đổi năm 1995, Luật HKDDVN năm2006 (Điều 10) đã quy định cụ thể về Thanh tra hàngkhôngthựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hàngkhôngdân dụng. Theo Điều 37, 38 của Công ước Chicago, ViệtNam phải tuân theo các tiêu chuẩn do ICAO ban hành, đặc biệt các tiêu chuẩn về bảo đảm an ninh, an toàn hàngkhông (khai thác tàu bay; bảo dưỡng tàu bay; cảng hàng không, sân bay; hoạt động bay và đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không). Các Phụ lục 6 (Khai thác tàu bay), Phụ lục 8 (Đủ điều kiện bay), Phụ lục 11 (Dịch vụ không lưu), Phụ lục 14 (Sân bay), Phụ lục 17 (An ninh HK) của Công ước Chicago về HKDD quốc tế, Tài liệu hướng dẫn thủ tục thanh tra, cấp chứng chỉ và giám sát việc duy trì khai thác tàu bay của ICAO (Doc 8335) đều quy định Nhà chức trách hàngkhông của mỗi Quốc gia phải thiết lập cơ chế thanh tra để bảo đảm quản lý có hiệu quả các yếu tố cơ bản của chức năng giám sát an toàn, an ninh hàng không, thành lập cơ quan thanh tra độc lập trực thuộc. III. TRIỂN KHAI THỰCHIỆNLUẬT HKDDVN NĂM2006 Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương liên quan cũng như do có sự chủ động, quyết liệt trong triển khai nên việc tổ chức thựchiệnLuật HKDDVN 7 năm2006 cơ bản là thuận lợi và bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. 1. Tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật HKDDVN năm2006 Nhằm triển khai Luật HKDD năm 2006, từ năm 2007 đến năm nay, thựchiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải Cục HàngkhôngViệtNam đã thựchiện kế hoạch xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, Nghị định, Thông tư theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luậthàngnăm và cơ bản đã hoàn thành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch. Đến nay, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HKDDVN năm2006 đã được ban hành gồm: 01 pháp lệnh, 18 nghị định, 38 Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, 05 Quyết định của Thủ tướng và 15 quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Nhìn chung, Cục HKVN đã cơ bản hoàn thành chương trình xây dựng các văn bản QPPL dưới luật, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho hoạt động hàngkhôngdândụng đặc biệt là chuẩn hóa công tác quy định về an ninh, an toàn đáp ứng các tiêu chuẩn của ICAO. 2. Đánh giá tình hình thực tế hoạt động trong lĩnh vực hàngkhôngdândụng sau khi Luật HKDDVN năm2006 được ban hành Qua gần 5 nămthựchiệnLuật HKDD 2006 đã cho thấy hầu hết các lĩnh vực trong hoạt động hàngkhôngdândụng đã được luật hoá và tạo cơ sở pháp lý và chuẩn mực hoạt động cho các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị trong ngành hàng không. Các quy định về xử lý các hành vi vi phạm, công tác phối hợp xử lý các sự cố được tăng cường đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng không. Hệ thống cấp giấy phép cho cơ sở cung cấp dịch vụ, nhân viên hàng không, thiết bị kỹ thuật được hoàn thiện góp phần củng cố bảo đảm an toàn, an ninh hàng không. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động và đầu tư vào lĩnh vực hàngkhôngdândụng được ghi nhận trong Luật đã được đưa vào cuộc sống. Trong những năm qua, sau khi có Luật có hiệu lực đã có nhiều hãnghàngkhông thuộc thành phần kinh tế tư nhân, một số hãnghàngkhông có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập đã tạo thị trường hàngkhông cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tuy hoạt động của các hãnghàngkhông mới thành lập còn nhiều hạn chế nhưng đã thúc đẩy sự cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng. Như vậy, có thể khẳng định, Luật HKDDVN 2006 và các văn bản hướng dẫn là một bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp tại ViệtNam và thực sự đi vào cuộc sống, khẳng định vai trò trung tâm của hệ thống văn bản pháp luậtHàng không, là cơ sở pháp lý điều chỉnh hệ thống tổ chức của hoạt động Hàngkhôngdân dụng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà 8 nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia. 3. Chính sách phát triển hàngkhôngdândụng Nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa chính sách hàngkhôngdândụng với hệ thống pháp luật về hàngkhôngdândụng và để phát huy hiệu lực áp dụng của Luật HKDDVN năm 2006, thời gian qua Cục HàngkhôngViệtNam đã tập trung xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng phê duyệt các dự án, đề án dưới đây: - Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàngkhông giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2011; - Các quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết các cảng hàng không, sân bay; - Đề án Thành lập Tổng Cục HàngkhôngViệtNam (đang được trình Bộ Giao thông vận tải) nhằm nâng cao vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà chức trách hàngkhôngViệtNam theo yêu cầu của Tổ chức hàngkhôngdândụng quốc tế ICAO; - Chủ động xây dựng, trình cơ quan Nhà nước ban hành theo thẩm quyền các cơ chế tài chính đặc thù của Cục HàngkhôngViệtNam nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Ngành. 4. Ký kết, gia nhập điều ước, các hiệp định song phương và đa phương về vận tải hàngkhôngLuật HKDDVN năm2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã cơ bản thể hiện các quy định của Công ước Chicago và các điều ước quốc tế về HKDD mà ViệtNam là thành viên, yếu tố góp phần thúc đẩy ngành Hàngkhôngdândụng nước ta hội nhập với hàngkhông thế giới, đặc biệt là đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn và khuyến cáothực hành của ICAO trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành; đảm bảo vị thế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp hàngkhôngViệtNam trên thị trường quốc tế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về hội nhập quốc tế đối với các ngành liên quan như thương mại, du lịch, lưu thông hàng hóa, hành khách giữa nước ta với các nước. 5. Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về hàngkhôngdândụng Cục HKVN đã chủ động thựchiện tốt và có hiệu quả các kế hoạch được giao theo Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luậthàngnăm của Bộ Giao thông vận tải và của Cục Hàngkhông bằng nhiều hình thức đa dạng (tuyên truyền miệng, xây dựng tài liệu, tuyên truyền phổ biến pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng…) với số lượng lớn và đối tượng được mở rộng (từ các cán bộ, nhân viên trong ngành hàngkhông đến hành khách đi tàu; người dân sinh 9 sống quanh khu vực các cảng hàng không, sân bay; học sinh các trường học khu vực lân cận các cảng hàng không, sân bay…) Trong quá trình thựchiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các đơn vị thuộc Cục HàngkhôngViệtNam đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (Báo Bạn đường, Báo GTVT, VTV) và các cơ quan, đơn vị liên quan để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất Qua công tác tuyên truyền của các đơn vị thuộc Cục Hàng không, các cán bộ, nhân viên, người lao động trong các đơn vị trong ngành hàngkhông và người dân được tiếp cận với các quy định của pháp luật về hàng không, giúp họ hiểu và chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, hạn chế các vi phạm pháp luật về giao thông hàng không, góp phần bảo đảm an toàn, an ninh hàng không. 6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thựchiện quy định của pháp luật về hàngkhôngdândụngLuậtHàngkhôngdândụngViệtNam và các văn bản pháp luật có liên quan là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong lĩnh vực hàngkhôngdân dụng. Các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và việc điều tra, xác minh các vụ vi phạm nghiêm trọng được thựchiện theo đúng trình tự, thủ và đã phát hiện nhiều thiếu sót, khuyết điểm trong hệ thống văn bản, trong hoạt động của các tổ chức trong ngành hàng không. Cục HàngkhôngViệtNam đã yêu cầu các tổ chức có liên quan khắc phục kịp thời các thiếu sót và xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính. Cục HKVN đã chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra về mọi mặt, thựchiện đồng thời cả thanh tra Nhà nước và thanh tra chuyên ngành hàngkhông theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đặc biệt ưu tiên công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Công tác thanh tra được tiến hành toàn diện, thường xuyên, ở mọi cấp, đối với mọi đối tượng quản lý, góp phần quan trọng vào công tác nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật về hàng không, phát hiện sơ hở, thiếu sót của hệ thống nhằm khắc phục và phòng ngừa kịp thời, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh, an toàn hàng không. Trong giai đoạn từ năm2006 đến 2012, Cục HKVN đã tiến hành triển khai 896 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hàng không, trong đó: - Thanh tra, kiểm tra về tàu bay, khai thác tàu bay: 786 cuộc; - Thanh tra, kiểm tra về hoạt động bay: 110 cuộc; - Thanh tra về an ninh hàng không: 44 cuộc - Thanh tra, kiểm tra hoạt động tại cảng hàng không, sân bay: 128 cuộc - Thanh tra, kiểm tra các hoạt động hàngkhôngdândụng khác: 24 cuộc, Từ 2008 đến tháng 6năm 2013, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra hàngkhông và các Giám đốc Cảng vụ hàngkhông đã kýquyết định xử phạt đối với 701 tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính thu về cho ngân sách nhà nước 2.466.055.000 đồng (Hai tỷ bốn trăm sáu mươi sáu triệu năm mươi năm nghìn đồng) từ xử phạt vi phạm hành chính Việc xử phạt [...]... trách hàngkhôngnăm 1972, ban hành các LuậtHàngkhôngdândụngnăm 1982, năm 20 06 và mới nhất năm 2012 quy định Cục Hàngkhôngdândụng quản lý các khía cạnh liên quan đến hàngkhông của Vương quốc Anh; Singapore với LuậtHàngkhôngdândụngnăm 2009 quy định về nhà chức trách hàngkhông là Cục Hàngkhông Singapore (Khoản 1Điều 2 - Phần mở đầu – Chương I – LuậtHàngkhôngdândụng Singapore năm 2009);... bổ sung Luật HàngkhôngdândụngViệtNam năm 20 06, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị hoàn thiện các quy định sau: - Tiêu chí quy hoạch phát triển ngành Hàngkhôngdân dụng; - Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành hàngkhông và vấn đề xử lý vi phạm hành chính; - Phân cấp cụ thể về tổ chức quản lý nhà nước về Hàngkhôngdândụng II Bộ Công an Luật HàngkhôngdândụngViệtNam qua 5 nămthựchiện đã... Quốc với LuậtHàngkhôngdândụngnăm 19 96 quy định về Nhà chức trách hàngkhông quản lý toàn bộ hoạt động hàngkhôngdândụng của đất nước (Điều 3 – Chương I – Luật Hàngkhôngdândụng Trung Quốc năm 19 96) Về hệ thống pháp luật ở trong nước, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtViệtNam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020... IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA 05 NĂM TRIỂN KHAI THỰCHIỆNLUẬT HKDDVN NĂM 20 06 1 Hiệu lực quản lý nhà nước về hàngkhôngdândụng được tăng cường Luật HKDD 20 06 phân tách chức năng quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh trong hoạt động hàngkhôngdândụng Quyết định số 94/2009/QĐ-TTg ngày 16/ 7/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã chính thức xác lập tư cách Nhà chức trách hàngkhông của Cục Hàng không. .. THI HÀNH LUẬTHÀNGKHÔNGDÂNDỤNGVIỆTNĂMNĂM 20 06 Sau gần 7 năm tổ chức thực hiện, hiệu lực áp dụng của Luật HKDDVN năm 20 06 đã đạt được những kết quả quan trọng cần tiếp tục phát huy nhưng cũng phát sinh một số bất cập, đang đòi hỏi cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới và điều này được thể hiện qua nội dungtổng quan dưới đây I VỀ VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NHÀ CHỨC TRÁCH HÀNG KHÔNG... hàng không, sân bay Về chuyên ngành hàng không, Cục HKVN đã tổ chức thiết lập Hệ thống bảo đảm an ninh hàngkhông thống nhất trong Ngành từ Cục HKVN đến các Cảng vụ hàng không, Tổng công ty Cảng hàngkhôngViệt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, các HãnghàngkhôngViệtNam Lực lượng an ninh hàngkhôngbao gồm các cán bộ tham mưu của các đơn vị và gần 1700 cán bộ, nhân viên an ninh hàng không, ... gia hoạt động hàngkhôngdân dụng, đặc biệt trong lĩnh vực bảo đảm an toàn, an ninh hàngkhông Tuy nhiên, điều này lại mâu thuẫn với hệ thống pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên cần phải được giải quyết bằng luật chuyên ngành Mặc dù Luật Hàngkhôngdândụng 20 06không trực tiếp thiết lập Nhà chức trách hàngkhôngViệt Nam, nhưng bằng nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực... trách Hàngkhông trong Luật HKDD ViệtNam 20 06 Nhìn ra pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới, có thể thấy Nhà chức trách hàngkhông các nước có một vị trí pháp lý tương đối cao – được luật hóa” trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mỗi quốc gia, đó là: Philippin với Luật về nhà chức trách hàngkhông (năm 2007) chỉ rõ Cục Hàngkhông Philippin quản lý toàn diện hoạt động hàngkhôngdân dụng, ... người đứng đầu nhà chức trách hàng không, thựchiện chức năng thanh tra về hàngkhôngdândụng Khoản 2 Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cũng quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàngkhông 22 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàngkhôngdândụng khẳng định Thanh tra hàngkhông thuộc hệ thống cơ quan thanh... chuyển hàngkhôngViệtNam ước đạt trên 25,4 triệu khách, 527 nghìn tấn hàng hoá, tăng trung bình 12% /năm về hành khách và 11,4% về hàng hoá trong giai đoạn 5 năm 2007-2012 Sản lượng hành khách, hàng hoá thông qua các cảng hàngkhông của ViệtNamnăm 2012 đạt 37,5 triệu lượt hành khách, 64 9 nghìn tấn hàng hoá, tăng trung bình 13,2% /năm về hành khách và 10 ,6% về hàng hoá trong giai đoạn 5 năm 2007-2012 Tổng . Kết quả đánh giá của ICAO: Việt Nam đạt mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn về an ninh của ICAO là 75,09%, cao hơn mức bình quân chung 64 ,66 % của tại 95 quốc gia thành viên ICAO đã được thanh tra dân dụng Việt Nam năm 20 06 (Luật HKDDVN năm 20 06) được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 29 /6/ 20 06 và Chủ Tịch nước công bố theo Lệnh số 08/20 06/ L-CTN ngày 12/7/20 06 có ý nghĩa. hành khách và 10% về hàng hóa trong giai đoạn 5 năm 2007-2012. 14.352.2 26 16. 165 .208 17.492.2 76 21.074.092 23.739. 062 25.357.139 0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 Năm