1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề bài phân tích môi trường kinh doanh thương mạiquốc tế của một doanh nghiệp công ty cổ phần liwayway việt nam

33 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế Của Một Doanh Nghiệp: Công Ty Cổ Phần Liwayway Việt Nam
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Thuý Hồng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 12,2 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --- ---  MÔN HỌC: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1 ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA MỘT D

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

- - 

MÔN HỌC:

QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1

ĐỀ BÀI:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

QUỐC TẾ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP:

CÔNG TY CỔ PHẦN LIWAYWAY VIỆT NAM

Lớp học phần : TMQT1150_03Giảng viên : TS Đặng Thị Thuý Hồng

Hà Nội, 8/2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 3

1.1 Khái quát về công ty 3

1.2 Lịch sử hình thành 3

1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh 4

1.3.1 Sứ mệnh 4

1.3.2 Tầm nhìn 4

1.4 Lĩnh vực kinh doanh 5

2 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 6

2.1 Bối cảnh kinh tế 6

2.2 Bối cảnh quốc tế 8

2.3 Bối cảnh văn hóa xã hội 9

2.4 Bối cảnh tự nhiên 10

2.5 Bối cảnh chính trị pháp luật 10

2.6 Bối cảnh công nghệ 11

3 MÔI TRƯỜNG NGÀNH 11

3.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 11

3.2 Nhà cung cấp 12

3.3 Đối tượng khách hàng 13

3.4 Giới trung gian 15

3.5 Đối thủ tiềm ẩn 17

4 MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP 19

4.1 Nguồn nhân lực 19

4.2 Nguồn lực vật chất 20

4.3 Nguồn lực vô hình 21

4.3.1 Tư tưởng chủ đạo trong triết lý kinh doanh 21

4.3.2 Cơ cấu tổ chức hữu hiệu 21

1

Trang 3

4.3.3 Uy tín và thị phần nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường, Sự tín nhiệm và trung

thành của khách hàng 22

4.3.4 Văn hóa tổ chức 23

4.4 Hoạt động của các bộ phận chức năng 24

4.4.1 Hoạt động của bộ phận Marketing 24

4.4.2 Hoạt động của bộ phận nghiên cứu và phát triển 27

4.4.3 Hoạt động sản xuất 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Lời đầu tiên cho phép nhóm 2 xin được gửi lời chào đến cô và các bạn đã có mặt trong buổi thuyết trình của nhóm 2 ngày hôm nay

Mình là Hà và bên cạnh mình đây là Ngọc Anh và Khuê, chúng mình rất vui khi được đại diện nhóm để trình bày về một chủ đề môi trường kinh doanh thương mại quốc tế của một doanh nghiệp vô cùng nổi tiếng đó là Liwayway

Mình khá chắc trong số các bạn ngồi đây, đến thời điểm tiết 78 này thì đồ ăn trưa cũng đã tiêu hoá gần hết rồi đúng không ạ? Vậy thì không có lí do nào chúng ta lại không đến với bữa ăn nhẹ của chúng mình trong buổi chiều ngày hôm nay, cùng nahu nhâm nhi cốc cà phê, thưởng thức miếng bim bim khoai tây giòn rụm và lắng nghe những chia sẻ thú vị về Liwayway Việtt Nam Mình hứa rằng, sau khi thưởng thức bữa ăn này, thậm chí bạn sẽ không còn chỉ cảm thấy đồ ăn cuốn hút nữa mà những cơ hội và thách thức xung quanh môi trường kinh doanh của doanh nghiệp này cũng sẽ làm bạn mất ngủ

Trên đây là danh sách về thành viên của nhóm mình, bao gồm những cái tên khác nhau và bên cạnh tên chúng mình đều có những loại thực phẩm đi kèm cùng những màu da khác nhau, và mình cũng đang cân nhắc về việc sau buổi thuyết trình này sẽ cùng Khuê làm việc lại với tổ slide vì hẳn là có hiềm khích gì đằng sau nên mới để chúng mình những màu da nổi bật như vậy

Nói dài vậy thôi để các bạn có thời gian nhìn và ghi nhớ những cái tên thành viên trong nhóm mình thôi Để đi vào nội dung chính của buổi thuyết trình ngày hôm nay chúng mình có 5 phần chính Đầu tiên là đưa ra những thông tin cơ bản của

2

Trang 4

công ty, tiếp theo sẽ phân tiếp lần lượt về môi trường vĩ mô – môi trường nghiệp – môi trường nội bộ và cuối cùng sẽ là phần để tương tác với mọi người thông qua hỏi

và trả lời

- Giới thiệu công ti

Trên bảng đây là những thông tin cơ bản về doanh nghiệp

Với tên đầy đủ là công ty cổ phần liwwayway việt nam và những thông tin liên quan đến tên giao dịch, đại diện pháp luật, mã số thuế, địa chỉ công ty hay số điện thoại

Về CÁC SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CÔNG TY

Sẽ chia ra làm 4 laoij là bánh quy, snack, thức uống và kẹo, tuy nhiên sản phẩm mà chúng ta nghe tên công ty cũng có thể hình dung đến chắc chắn đó là bim bim oishi đúng không ạ

Về lịch sử hình thành

Liwayway được thành lập năm 1946 tại philips và sản phẩm snack Tôm oishi đầu tiên được ra đời năm 1974, là tiền đề để liwayway mở nhà máy sản xuất snack tại Bình Dương Việt Nam vào 1996

Đến 2005, một sản phẩm cũng rất kinh điển với con trẻ Việt nam đấy là sản phẩm snack nhân đậu phộng, bánh quy, nước dóng chai oishi chanh muối

Nhờ được ông tổ kinh doanh độ nên từ 2007 Liwayway lại tiếp tục mở thêm 3 nhà máy tại Bắc Ninh và Bình dương, Đà Nẵng

Và đỉnh điểm từ 2011 đến 2014, công ty tiếp tục đưa ra 2 dòng sản phảm là bánh quy và nước đóng chai oishi chanh muối

 Qua phân tích sơ bộ và những hình ảnh sản phẩm vô cùng quen thuộc, có thể

thấy được thương hiệu oishi đã trở thành thương hiệu quen thuộc, chiếm giữ

vị trí cao trong lòng người tiêu dùng VN

3

Trang 5

1 GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về công ty

 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LIWAYWAY VIỆT NAM

 Tên giao dịch: VIETNAM LIWAYWAY JSC

 Đại diện pháp luật: Oszen Angsanto Chan

 Liwayway là công ty có trụ sở chính tại Philippines được thành lập vào năm 1946

 Công ty Liwayway của Philippines vào năm 1974, cho ra đời sản phẩm snack TômOishi đầu tiên, dựa vào công nghệ sản xuất snack hiện đại của Nhật Bản

 Với tiềm năng phát triển lớn, bánh Snack Oishi bước vào công cuộc chinh phục thịtrường Việt Nam Năm 1996, công ty sản xuất bánh Snack đã được thành lập ởViệt Nam với tên công ty TNHH CNTP LIWAYWAY (VIỆT NAM) đặt trụ sở tạiKCN Việt Nam - Singapore, Thuận An, Bình Dương

 Năm 2004, công ty mở rộng sản xuất sang dòng sản phẩm kẹo

 Năm 2005, công ty tiếp tục phát triển thêm snack nhân đậu phộng sau vài nămhoạt động

 Năm 2007, nhà máy thứ 2 đặt tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh đi vào hoạt động

 Ngày 30/6/2008 công ty đổi tên thành CÔNG TY CỔ PHẦN LIWAYWAY VIỆTNAM

4

Trang 6

 Năm 2009, nhà máy thứ 3 đặt tại KCN Việt Nam – Singapore (TP Hồ Chí Minh)

đi vào hoạt động

 Năm 2011, mở rộng sang thị trường bánh quy

 Năm 2013, chính thức hoạt động nhà máy tại Đà Nẵng

 Năm 2014, công ty cho ra mắt dòng thức uống đóng chai

 Hiện nay, thương hiệu Oishi của công ty trở thành thương hiệu quen thuộc, chiếmgiữ vị trí cao trong lòng người tiêu dùng Việt Nam

1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh

1.3.1 Sứ mệnh

 Oishi với sứ mệnh đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tiện lợi, antoàn, đáp ứng các tiêu chí: chất lượng đảm bảo, mùi vị hấp dẫn, đa dạng sảnphẩm và giá cả hợp lý

 Cung cấp cho người tiêu dùng đa dạng các sản phẩm thực phẩm chất lượng với giátrị tốt nhất

 Giữ vững và sống theo tín ngưỡng kinh doanh liêm chính trong tất cả các giaodịch

 Phát triển và nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nhà phân phối vànhà cung cấp

 Duy trì một lực lượng lao động xuất sắc bằng cách tham gia vào việc phát triểncác kỹ năng và kiến thức của nhân viên

Trang 7

cứu khoa… 100% (4)

129

NCKH-2022- động-của-trí-tuệ-…

-Tác-Nghiên

cứu khoa… 100% (4)

107

Form TỐ-ẢNH-HƯỞNG-…

Trang 8

 Không ngừng nuôi dưỡng và phát triển các mối quan hệ lâu dài với nhà phân phối,đối tác và người tiêu dùng – những người đã luôn yêu quý và tin tưởng các sảnphẩm của Oishi.

 Đề cao sự cầu toàn trong kinh doanh, trong mọi giao dịch và thỏa thuận với tất cảcác đối tác

Nhóm 3 Nghiên cứu

về sự hài lòng của…

Nghiêncứu khoa… 100% (2)

96

Trang 9

7

Trang 10

2 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

2.1 Bối cảnh kinh tế

Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thịtrường Vì vậy, nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến cơ cấu tiêu dùng, sức mua và hoạt độngMarketing của các doanh nghiệp nói chung và của Oishi nói riêng

● Cơ cấu ngành kinh tế: Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu ngành có sự thayđổi theo xu hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ và thu hẹp ngànhnông nghiệp Nhận thức được điều này giúp cho công ty đưa ra được các sản phẩmphù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường, phù hợp với định hướng phát triểncủa doanh nghiệp

● Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tụctrong những năm gần đây thuộc hàng cao trong khu vực, song chưa thực bền vững,nền kinh tế khá nhạy cảm trước những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài như tìnhtrạng suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ lạm phát, lạmphát trong vòng 3 năm gần đây xấp xỉ ở mức 2 con số đã khiến không ít doanhnghiệp lao đao do chi phí đầu vào tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, bản thânOishi cũng gặp không ít những khó khăn nhất định

● Thu nhập bình quân đầu người:

○ Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong 2 quý đầu năm 2023 đạtkhoảng 7 triệu đồng So với cùng kỳ năm 2022, thu nhập bình quân của laođộng làm công hưởng lương quý I/2023 tăng 7,9%, tương ứng tăng 578.000đồng

○ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72% (quý IItăng 4,14%), chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 tronggiai đoạn 2011-2023

8

Trang 11

Với thu nhập ngày càng tăng, nhiều người có thể mua các loại hàng hóa nhưbánh kẹo với số lượng nhiều hơn và có giá cả cao hơn Thị trường Việt Namcũng đang hướng đến các sản phẩm chất lượng cao, dành cho người sành ăn.

 Ngành sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam cũng có nhiều lợi thế trong việc xuất khẩusang các nước khác Hiện nay, Việt Nam đã tiến hành ký kết nhiều Hiệp địnhThương mại tự do (FTA) giúp giảm đáng kể các rào cản thương mại đối với lĩnhvực này Điển hình có thể kể đến các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ảnhhưởng đến Liwayway Việt Nam, giúp cung cấp lợi thế thương mại, giảm thuếquan và tạo cơ hội tiếp cận thị trường mới:

o Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA): Liwayway Việt Nam được

hưởng lợi từ việc giảm thuế và các điều khoản thương mại ưu đãi trong khuvực ASEAN, giúp dễ dàng tiếp cận thị trường Đông Nam Á

o Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP):

Là một thành viên của CPTPP, Việt Nam được hưởng lợi từ việc giảm cácrào cản thương mại và cải thiện quyền tiếp cận thị trường với các quốc gianhư Nhật Bản, Úc, Canada và Mexico Hiệp định này mở rộng cơ hội xuấtkhẩu cho Liwayway Việt Nam đến các thị trường này

o Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA): EVFTA tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa Việt Nam và

Liên minh châu Âu, giúp loại bỏ thuế và các rào cản phi thuế Hiệp địnhnày mở rộng quyền tiếp cận thị trường châu Âu cho Liwayway Việt Nam

o Hiệp định Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP): RCEP là một FTA đa phương

gồm ASEAN và các đối tác thương mại như Trung Quốc, Nhật Bản, HànQuốc, Úc và New Zealand Hiệp định này tạo ra một khu vực kinh tế tíchhợp hơn và mang lại cơ hội tiếp thị mới cho Liwayway Việt Nam trong cácnước thành viên RCEP

o Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA): VKFTA đã

giảm hoặc loại bỏ nhiều thuế quan và rào cản thương mại giữa Việt Nam vàHàn Quốc Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Liwayway Việt Nam trong

9

Trang 12

việc xuất khẩu sản phẩm đến thị trường Hàn Quốc và ngược lại Ví dụ,bánh kẹo Việt Nam rất cạnh tranh tại thị trường Hàn Quốc do thuế suất gầnnhư bằng 0% theo FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

o Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA): VJEPA cung

cấp các lợi ích thương mại cho Việt Nam và Nhật Bản, bao gồm việc giảmthuế quan và thúc đẩy hợp tác kinh tế Điều này có thể tạo cơ hội choLiwayway Việt Nam tiếp cận thị trường Nhật Bản và mở rộng hoạt độngkinh doanh

o Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEUFTA): EAEUFTA là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và

Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), gồm các quốc gia như Nga, Belarus,Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan Hiệp định này giúp giảm các rào cảnthương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho Liwayway Việt Nam trong xuấtkhẩu sản phẩm đến các thị trường EAEU

2.2 Bối cảnh quốc tế

● Oishi có lẽ là 1 trong các thương hiệu snack ngoại vào Việt Nam sớm nhất (1997).Được thành lập vào năm 1966 với khởi nguồn từ việc đóng gói tinh bột bắp, doanhnghiệp mẹ Liwayway sở hữu thương hiệu Oishi hiện đang kinh doanh tại nhiềuquốc gia châu Á với các sản phẩm từ tinh bột bắp, cà phê, bánh kẹo và nhiều sảnphẩm khác

● Liwayway bước chân vào lãnh địa công nghiệp snack vào khoảng thập niên 1970s.Sau đó, khai phá thị trường Trung Quốc năm 1984 Năm 1993, ông mở công tyđầu tiên ở Trung Quốc, ngày nay chính là Công ty TNHH Liwayway Holdings đặttại Thượng Hải

● Với 12 nhà máy cùng hơn 400 đại lý ở thị trường đông dân nhất thế giới, Oishi làmột thương hiệu nổi tiếng của Thượng Hải và toàn Trung Quốc

● Oishi vào Việt Nam từ năm 1997 và Myanmar vào năm 1999 Năm 2006, các nhàmáy ở Thái Lan và Indonesia được xây dựng Hoạt động trên phạm vi 6 quốc gia,

10

Trang 13

doanh thu từ thị trường nước ngoài ước tính chiếm khoảng 90% tổng doanh thucủa công ty

 Oishi đã tạo được niềm lớn trong lòng người tiêu dùng Việt Nam

2.3 Bối cảnh văn hóa xã hội

 Tại Việt Nam, ngành bánh kẹo cũng đang ghi nhận một thị trường rất tiềm năng.Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia vàPhilippines) và thứ 15 trên thế giới Đầu năm nay, dân số Việt Nam đã vượt mốc

100 triệu người Trong bối cảnh này, các công ty bánh kẹo nước ngoài có thể thấyViệt Nam, chỉ riêng về số lượng dân, là một thị trường hấp dẫn do cơ sở kháchhàng rộng lớn và ngày càng mở rộng

o Theo dự báo của công ty Tổ chức và Điều phối IBA (GMH), thị trường bánhkẹo tại Việt Nam được dự đoán sẽ tạo ra doanh thu 8,5 tỷ USD vào năm

2023, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10,17%

o Dân số với quy mô lớn, cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ dân cư thành thị tăng khánhanh cũng khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêuthụ hàng lương thực thực phẩm Dự kiến tăng trưởng về tiêu thụ hàng lươngthực thực phẩm trong đó có bánh kẹo

o Ngoài ra vẫn còn một vấn đề là lượng bánh bình quân người dân dùng trênnăm khá thấp Điều này là khó khăn lớn cho doanh nghiệp

● Khi nền kinh tế của người dân phát triển thì người dân sẽ có nhu cầu cao hơn vàkhác nhau, nhu cầu thị hiếu của khách hàng ngày càng đa dạng Bên cạnh đó ngay

cả thị hiếu của mỗi nhân khẩu trong gia đình cũng khác nhau vì có độ tuổi khácnhau Giới trẻ chuộng theo xu hướng mới và chọn theo cách riêng cho mình, ítchịu ảnh hưởng của người lớn

● Mức sống người dân ngày càng cao, do đó mọi người quan tâm nhiều hơn đếnnhững tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm,đặc biệt là thực phẩm

11

Trang 14

○ Người dân dần có xu hướng sử dụng sản phẩm của thiên nhiên, tốt cho sứckhỏe, đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại thực phẩm ít béo, ítđường và ít calo Nguyên do là tỷ lệ béo phì ngày càng tăng, quá trình đô thịhóa và thay đổi lối sống, cũng như ý thức về sức khỏe ngày càng được nângcao, nên nhu cầu đối với các loại thực phẩm ít béo tăng lên đáng kể Theobáo cáo từ UNICEF, tình trạng béo phì đang gia tăng nhanh chóng ở trẻ emViệt Nam Số trẻ em từ 5 đến 19 tuổi thừa cân tăng từ 8,5 năm 2010 đã lên19% năm 2020.

2.4 Bối cảnh tự nhiên

● Tự nhiên Việt Nam là quốc gia có khí hậu rất đa dạng, có 3 miền khí hậu khácnhau Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sản phẩm sản xuất ra Ngoài ra cònảnh hưởng đến việc dự trữ nguyên liệu làm nên sản phẩm

● Tuy nhiên vì khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng nên có thể tìm thấy nguồn nguyên liệu ởkhắp nơi như khoai mì, mía, khoai môn, sen…

2.5 Bối cảnh chính trị pháp luật

● Môi trường chính trị của Việt Nam khá ổn định so với các nước trong khu vực, hệthống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp kinh doanh

● Đặc biệt hiện nay nhà nước đưa ra nhiều hệ thống khác nhau để kiểm soát các vấn

đề về vệ sinh an toàn thực phẩm Đảm bảo các sản phẩm không chứa các chất gâyhại cũng như có nguy cơ xấu cho con người Bên cạnh đó, Nhà nước và người dâncòn quan tâm đến nhiều vấn đề về môi trường, nước thải…

● Ngoài ra, hệ thống luật của nước ta còn rất phức tạp, chồng chéo lên nhau Các bộluật không rõ ràng tạo nhiều lỗ hổng, từ đó làm cho doanh nghiệp lợi dụng láchluật Điều này là một bất lợi lớn cho các doanh nghiệp làm ăn nói chung và công

ty Liwayway nói riêng

12

Trang 15

2.6 Bối cảnh công nghệ

 Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là ứngdụng tự động hóa trong sản xuất, nhất là đối với các công ty bánh kẹo, chất lượng

và vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu

○ Hiện nay trên thị trường có nhiều loại công nghệ, kỹ thuật khác nhau Đây

là thuận lợi lớn cho doanh nghiệp có thế chọn cho mình loại công nghệmình cần Công nghệ ngoài việc có thể sản xuất nhanh với quy mô lớn mà

nó còn góp phần làm sản phẩm đạt tiêu chuẩn với độ chính xác cao, làmcho sản phẩm tốt hơn, mẫu mã đa dạng, tiết kiệm chi phí trong sản xuất

 Ngoài những công nghệ ứng dụng trong sản xuất còn có công nghệ của công nghệthông tin hiện nay phát triển rất mạnh mẽ và giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều

○ Áp dụng công nghệ thông tin có thể kiểm soát, vận hành máy móc từ xa với

độ chính xác cao, nhanh chóng

○ Là phương tiện mạnh mẽ trong việc liên lạc đặc biệt là thời đại hiện nay,quảng cáo online, thương mại điện tử cực kỳ phát triển Vì vậy, Liwaywayđang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất tại ViệtNam, trong đó nhiều dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực châu Á.Toàn bộ máy móc thiết bị được trang bị mới 100%, mỗi dây chuyền sảnxuất từng dòng sản phẩm là sự kết hợp tối ưu các máy móc hiện đại có xuất

xứ từ nhiều nước khác nhau

3 MÔI TRƯỜNG NGÀNH

3.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

● Poca – Pepsico: Năm 2012, Pepsico chính thực bán mảng đồ uống cho Suntory(Nhật) và mở một công ty chuyên kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam

13

Trang 16

● Ostar và Toonies – Orion (Hàn Quốc): Ra đời cùng thời gian với Poca, thươnghiệu O’Star của Orion và sau này có thêm Toonies, hiện là “át chủ bài” của Oriontrên thị trường này.

3.2 Nhà cung cấp

● MQ Flavor - một đội ngũ chuyên gia về nguyên hương liệu với trình độ chuyênmôn cao, kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hương liệu tự nhiên cao cấp, làđối tác tin cậy của Liwayway (Oishi) MQ Flavor đã cùng Oishi hoàn chỉnh lạicông thức chuẩn của sản phẩm, đảm bảo khi tung ra thị trường sẽ là một loại hànghóa tiềm năng, an toàn và có được sự tin dùng từ các đối tượng khách hàng mụctiêu

○ Thành phần chính của snack là các loại bột bắp, bột mì, bột gạo, khoai tây,

… đều là những nguyên liệu phổ biến, dễ tìm được Oishi chọn lọc từ doanhnghiệp, các nhà cung cấp đáng tin cậy trong nước

○ Ngoài ra các thành phần khác như: đường, muối, hương liệu,… cũng được

sử dụng có chọn lọc từ những doanh nghiệp uy tín để đảm bảo chất lượngsản phẩm cũng như an toàn thực phẩm

14

Ngày đăng: 05/12/2023, 05:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w