YSPH 4376 bie
BỘ GIÁO ĐỤC ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG =a 6a ———
TRINH THI HUONG
THUC TRANG VA MOT SO YEU TO NGUY CO
THỪA CÂN - BÉ0 PHÌ NGƯỜI 40 ĐẾN 49 TUỔI TAI 2 THI TRAN, HUYEN GIA LAM, HA NOI NAM 2005
LUAN VAN THAC SY Y TE CONG CONG
Mã số: 607276
Hướng dẫn khoa hoc: TS LE BACH MAI
Trang 2Sheu we
2 tt! On
Song qua think hean thanh tuin vain nay lid da nhdn dew ut yiap de
hin linh ena cdc thay c6 yito, ding nghitf, ban be va gia dinh
Tutte hél, lei xin bay to ling kinh bong va tel on dén FF V6 Rach Mai la ngut da bin inh hiding din li hotin hauh lndu véin
Tit xin chin thanh cam an Ahan Giim (độn, các hiy, 06 yide, cic
Hàng tan tuting Bai hoe đố fing; Din hin tong cam on Ban Gem dit, Khoa Y lé Fao ding, Tung lim Y le de fhéng Thai Nguyen dé lao
mot dieu kien Uhiidn ld va yiipe Ue lee ral dâu hang sl thet gian hoe bir
Tuin tong cam tu Fung lim Ye layin Gia Vim, thiwh pho Ha
«/ lạ tWđ ạa cihờu Ấiơn (đuậu lai va nhiél link cing lac wit let hong thet yian
lam nite lai Mia fluting Tei xin cam pepe Mit tieng, nhiing ng da nhiél linh Gam ge, ung cap thing lin va gop mbt plién khing nhe lam nén gid
led we sue hang pli hong luin vin nay
Tau cing, (ii xin bay ld ling bel on stu ste le nytt thin, yia dinh, tan kè thin lhidl nhl cia léé da cing %¢ chia, khuyén khich va dienh cho li whitng: link cam quip bau, ut chiim so in can hong qua tinh boc lip va hoan thinh lun van
Hea Nei, thing 8 nim 2005
Trang 3DANH MUC CAC CHU VIET TAT
RPE c2 7Ÿ cốc Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)
IN anna Cán bộ công nhân viên chức
Hoa Cao đẳng
ST — Cộng sự
Hay 7222 6E Đại học
BP KỶ Thừa cân - béo phì Án 0x xe1c si ai Trung học
ND Có {n6 nan ằ Vòng bụng NI cai se sang Vịng mơng
Witd <.- trio eee World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
Trang 4Bang I Bang 2 Bang 3 Bang 4 Bang 5 Bang 6 Bang 7 Bang 8 Bang 9 Bang 10 Bang 11 Bang 12 Bang 13 Bang 14 Bang 15 Bang 16 Bang 17 Bang 18 Bang 19 Bang 20 Bang 21 Bang 22
DANH MUC CAC BANG
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp - 20
Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI (theo WPRO, 2000) 21
Phân loại TC-BP theo chỉ số BMI (theo WPRO, 2000) 22
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới - - s6 5xx 24 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn 25
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 25
Giờ ăn bŒa tối và TC-BP ` —— 26 Sở thích ăn udng Va TC-BP —~ ——- se 27 Tần suất sử dụng một số thực phẩm trong 12 tháng qua 28
Mức độ hoạt động nghề nghiệp và TC-BP òcccticsose- 29 Tập luyện thể TC PP -——————_ Y4 66c 2cenceeeZze 29 Thời gian 0v GP PM _ 29
Điều kiện kinh tế của 2 nhóm nghiên cứu . 2 s++tv4.c1212eee 30 Đồ dùng trong gia đình của 2 nhóm nghiên cứu - 30
Mức độ hiểu biết về TC-BP trong 2 nhóm nghiên cứu 30
Tỷ lệ gia đình có người TC-BP trong 2 nhóm nghiên cứu - 31
Mối liên quan giữa ăn nhiều vào bữa tối và TC-BP - 31
Mối liên quan giữa sở thích ăn thịt nửa nạc nửa mỡ và TC-BP 32
Mối liên quan giữa sở thích än thức ăn xào rán và TC-BP - 32
Mối liên quan giữa sở thích uống nước ngọt và TC-BP 32
Mối liên quan giữa sở thích ăn quả chín và TC-BP - 33
Trang 5Bang 23 Bang 24 Bang 25 Bang 26 Bang 27 Bang 28 Bang 29 Bảng 30 Bang 31 Bang 32 Bang 33
Mối liên quan giữa tần suất ăn mỠ, đầu và TC-BP .-‹ >- 33 Mối liên quan giữa tân suất ăn thức ăn xào rán và TC-BP 34
Mối liên quan giữa tần suất ăn thịt nửa nạc nửa mỡ và TC-BP 34
Mối liên quan giữa tần suất ăn quả chín và TC-BP ¬ 34
Mối liên quan giữa tập luyện thể lực và TC-BP . *>+- 35
Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế và TC-BP -. sssnnn 35
Mức chỉ tiêu và TC-BP 5s25s+22ttnnhtnhnt9ttetrrrrretrrrrrrrerrrrrnl 36
Mối liên quan giữa mức độ hiểu biết về TC-BP và TOSBE 36
Mối liên quan giữa gia đình có người TC-BP và TC-BP - 37 Một số yếu tố nguy cơ TC-BP phân tích trong mơ hình Hồi quy
lơ gíc mối liên quan có ý nghĩa thống kê -errnneerrrrrtrrrnrreeh 38 Một số yếu tố nguy cơ TC-BP phân tích trong mơ hình Hồi quy
Trang 6Biéu dé 1 Biểu đồ 2 Biểu đồ 3 Biểu đồ 4 Biểu đồ 5 Biểu đồ 6 Biểu đồ 7 Biểu đồ 8 Biểu đồ 9 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo gIỚI . -: : -+-+=++t>trrtrt: 19
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn L9
Tình trạng đinh dưỡng theo chỉ số BMI (theo phân loại của WHO) .20
Phân loại TC-BP theo chỉ số BMI (theo phân loại của WHO) 21
Tinh trang dinh dưỡng theo tỷ lệ mỡ cơ thể -: 22
Phân bố ĐTNC có tỷ lệ mỡ cơ thể cao theo chỉ số BMI 23
Trang 7— ưƯ* CC EEE
MUC LUC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 222202200 0, n2 4áng000000,120-1.0 01H terrtldrttrrmmrrmrtHi
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU -. . -5555-222222teertrrrtrterirrrrrie 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5-55<22<eerrerrremrrem 4 1.1 Khái niệm thừa cân - béo phì -‹-:‹-cssceererrrrrrrrreeereeitretrrrrererrere +
1.2 Phan loai thita cân - béo phì ở người trưởng thành -. +
1.3 Tình hình thừa cân - béo phì - secceeeeeeerrrrrrrirreeiiidriirrrrrr 5
1.4 Các yếu tố nguy cơ thừa cân - béo phì . .: «ccccchherrrrrrrrreerrrrreee 8
1.5 Tác hại của thừa cân - béo phì .-seeerserrteeserieerrerridrrrdrrerdiedtrrirrrne 11
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU - 13
2.1 Đối tượng nghiên CỨu .‹‹ «.‹‹‹‹.««‹255 ne2Esetrrreerrrriirirrrrridiirrrriitrrhtrrritrrrrr 13 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên CỨu «eees -cccvocccccrtsssieteettttrrttreeriee 13 2.3 Phương pháp nghiên cứu ‹ - -+-555ccccnrttrirrrtttrriirrerrriirriiriirrttrere 13 2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫiu . -. -+s+++e+rrrrrrretrrrrreee 13 2.5 Các giả thuyết nghiên cứu cc2s2+stcctttittrrrrrriirrrirriiirirrrrrrrrre 15 2.6 Phương phấp thu thập số liệu . +++rterrrrriereederrerrrmrrrre 16 2.7 Phuong phap phan tich SO VG cccccssseescssssneeeeeesnnesessnnnesssssnssensssnnnnsssecnnannanneesanee 17
2.8 Hain ché cha mghiem CU csccccssnecsessssusesscenneessstereraserenssnsssssuscconnusssenssnunanannnnnssnices 17
2.9 Đạo đức trong nghiên COU cecsssecsecssessecesssnseseesnneesssnneessnsssennnenennyeeecennnasaeennannnessntte 18
Chương 3 KET Gl NGHIEN COU iccscsisceusentenesesitnsostnenrenscnonetsiiteniceneme 19
3.1, Thực trạng thừa cân - béo phì scccrrriererrreriirrrirrerieirerrrrrreiin 19 3.2 Một số yếu tố nguy cơ thừa cân - béo phì crroreeseerrrrrrrrree 24
Chương 4 BẢN LUẬN: coi b2<tuscboannddo dao 0i,20202230,L82161 62,0 e mg, 40
4.1 Về thực trạng thừa cân béo phì - ssccccseeerrrrriirrrrrrrriiiirrren 40 4.2 Một số yếu tố nguy cơ thừa cân - béo phì -‹-cceeerrreirreereemrrree 43
Chương 5 KẾT LUẬN e«e — —4000226x<-r>xiSec4802/46 06600611 mnn0g014.koeinosieul,e 49
Chương 6 KHUYẾN NGHỊ, 222.7012017 mg me 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8TOM TAT NGHIEN CUU
Trong những năm gần đây, thừa cân và béo phì đang tăng lên ở mức báo
động trên khắp thế giới ở cả người lớn và trẻ em Hiện nay, trên thế giới có trên | ty
người trưởng thành thừa cân và ít nhất 300 triệu người trong số đó béo phì Ở Việt
Nam, kết quả Điều tra y tế quốc gia năm 2001 - 2002 tỷ lệ béo phì ở người từ l6 tuổi trở lên là 11,8%, tỷ lệ béo phì ở thành thị (20,5%) cao gấp hơn 2 lần so với
nông thôn (8,8%) và tỷ lệ này tăng cao ở tuổi trung niên Béo phì đang gia tăng ở khu vực nội thành các thành phố Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự hình
thành các khu công nghiệp và mở rộng các khu đô thị mới đã làm thay đổi môi
trường và lối sống của người dân ở các vùng ngoại ơ lân cận trong đó có huyện Gia
Lâm Để tìm hiểu những tác động của môi trường và lối sống đến tình trạng dinh
dưỡng của người dân ở đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và mội số yếu tố nguy cơ thừa cân - béo phì ở người 40 đến 49 tuổi tại 2 thị trấn, huyện Gia
Lam, Ha Noi năm 2005” Với mục tiêu xác định tỷ lệ thừa cân - béo phì và một SỐ
yếu tố nguy cơ thừa cân - béo phì ở người 40 đến 49 tuổi tại địa phương này Đối
tượng nghiên cứu là nam, nữ tuổi từ 40 đến 49, có hộ khẩu thường trú tại địa bàn
nghiên cứu, không bị dị tật bẩm sinh, hiện khơng có thai, không cho con bú Thời gian nghiên cứu từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2005 Để đạt được mục tiêu trên,
nghiên cứu được thiết kế 2 giai đoạn: giai đoạn 1 - nghiên cứu mô tả cắt ngang xác định tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người 40 đến 49 tuổi; giai đoạn 2 - nghiên cứu bệnh
chứng xác định một số yếu tố nguy cơ thừa cân - béo phì Tuy nhiên, do điều kiện
hạn chế về kinh phí và nhân lực nên trong nghiên cứu này chúng tôi không định
lượng được khẩu phần và nguồn cung cấp năng lượng của khẩu phần Kết quả
nghiên cứu giai đoạn l trên 669 đối tượng cho thấy tỷ lệ TC-BP là 17,3%, trong đó tiền béo phì là chủ yếu chiếm 16,3% và béo phì độ I chiếm 1%, khơng có béo phì
độ 2 và 3; tỷ lệ TC-BP ở nữ là 18,3%, ở nam là 16,0%; tỷ lệ béo phì theo tỷ lệ mỡ cơ
thể là 28,7%, tỷ lệ này ở nữ cao hơn ở nam (38,1% và 14,8%); tỷ lệ béo bụng theo tỷ
Trang 9một số yếu tố liên quan tới TC-BP tại địa bàn nghiên cứu như: thói quen ăn nhiều
vào bữa tối, sở thích ăn uống và tần suất sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng
thức ăn xào rán, thịt nửa nạc nửa mỡ Bên cạnh đó không tập luyện thể lực, thiếu
hiểu biết về TC-BP và yếu tố gia đình cũng có vai trị quan trọng làm tăng nguy cơ
TC-BP Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra khuyến nghị tăng cường công tác
giáo dục dinh dưỡng, thực hành dinh dưỡng hợp lý, nâng cao hiểu biết của người
dân về nguyên nhân và hậu quả của TC-BP đối với sức khoẻ và các biện pháp phòng
chống TC-BP, khuyến khích lối sống lành mạnh, tăng cường tập luyện thé lực để có
Trang 10DAT VAN DE
Béo phì là hậu quả của tình trạng mất cân bảng năng lượng, trong đó năng
lượng ăn vào vượt quá năng lượng tiêu hao trong một thời gian dài [18] Béo phì là
một bệnh mạn tính, là trạng thái thừa cân nặng do tăng khối lượng mỡ trong cơ thể
Thừa cân và béo phì đang tăng lên ở mức báo động trên khắp thế giới ở cả người lớn
và trẻ em Hiện nay, trên thế giới có trên 1 tỷ người trưởng thành thừa cân và ít nhất 300 triệu người trong số đó béo phì Tỷ lệ béo phì rất khác nhau giữa các nước, tỷ lệ béo phì dưới 5% ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản và một vài quốc gia Châu Phi và lên tới trên 75% như ở khu vực thành phố Samoa [52] Tại Mỹ, tỷ lệ
người trưởng thành béo phì là 20% ở nam, 25% ở nữ; tại Canada là 15% chung cho
cả hai giới, tại Hà Lan 8%, tại Anh 16% [18] Thừa cân và béo phì đang nổi lên như
một vấn dé sức khoẻ cộng đồng hăng đầu ở cả các nước phát triển và đang phát
triển
Béo phì là một tình trạng sức khoẻ có liên quan chặt chẽ với yếu tố dinh dưỡng [L7] và là nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính: tim mạch, tăng huyết ấp, đái tháo đường Do béo phì liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý quan trọng nên người ta
thường coi tỷ lệ béo phì là phần nổi của tảng băng các bệnh mạn tính khơng lây
Trong hơn một thập kỷ qua, ở nước ta, sự phát triển kinh tế và xã hội đã ảnh
hưởng rõ rệt đến mức sống của các hộ gia đình Chế độ ăn ngày càng có nhiều thực
phẩm có nhiều chất béo, các điều kiện làm việc và tiện nghỉ sinh hoạt thuận tiện hơn
là những yếu tố thuận lợi dẫn tới tình trạng thừa cân - béo phì Bên cạnh các bệnh
nhiễm khuẩn, các bệnh thiếu dinh dưỡng mà yếu tố liên quan chặt chẽ là nghèo đói
thì thừa cân béo phì đang ngày càng gia tăng, đặc biệt tăng nhanh tại khu vực đô thị
ở trẻ em và ngay cả người trưởng thành
Thừa cân - béo phì đang trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng mới ở nước ta Các cuộc điều tra dịch té học diện rộng ở nước ta cho thấy trước năm 1995, tỷ lệ thừa cân không đáng kể, béo phì hầu như khơng có, vậy mà đến năm 2000 tỷ lệ thừa cân ở
Trang 11Kết quả Điều tra y tế quốc gia năm 2001 — 2002 cho thay ty lé béo phi o nguoi tr 16
tuổi trở lên là 11,8% Béo phì tập trung chủ yếu ở thành thị, tỷ lệ béo phì ở khu vực
thành thị cao gấp hơn 2 lần so với khu vực nông thỏn (20,5% so với 8,8%) [ 3] Kết quả
nghiên cứu ở người trưởng thành từ 30 đến 59 tuổi tại nội thành Hà Nội năm 2003 cho
thấy tỷ lệ thừa cân - béo phì là 18,47%, tỷ lệ thừa cân béo phì có xu hướng tang dan
theo tuổi và tăng cao ở tuổi trung niên: từ 12,18% ở nhóm tuổi 30 đến 39, tăng lên
19,39% ở nhóm tuổi 40 đến 49 và 23, 1% ở nhóm tuổi 50 đến 59 [28]
Là địa phương chịu nhiều tác động của q trình đơ thị hố, di dân, hình
thành các khu công nghiệp, huyện Gia Lâm không ngừng phát triển, đời sống vật
Trang 12MUC TIEU NGHIEN CUU
1 Mục tiêu chung
Mô tả thực trạng và một số yếu tố nguy cơ thừa cân - béo phì ở người 40 đến
49 tuổi tại 2 thị trấn, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nãm 2005 Trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp thực thi nhằm làm giảm tỷ lệ thừa cân - béo phì ở đối tượng này tại địa
phương
2 Mục tiêu cụ thể
2.1 Xác định tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người 40 đến 49 tuổi tại 2 thị trấn, huyện
Gia Lâm, Hà Nội, năm 2005
2.2 Xác định một số yếu tố nguy cơ thừa cân - béo phì ở người 40 đến 49 tuổi tại
Trang 13Chuong |
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Khái niệm thừa cân - béo phì
Có nhiều khái niệm về thừa cân - béo phì, theo Tổ chức Y tế thế giới đưa ra
định nghĩa thừa cân - béo phì như sau:
"Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng nén có so với chiều cao Cịn béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái q và khơng bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ” Do vậy khi đánh giá béo phì thì khơng chỉ tính đến cân nặng mà phải quan tâm đến tỷ lệ mỡ của cơ thể |22|
1.2 Phân loại thừa cân - béo phì ở người trưởng thành
Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “Chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index —
BMI) để đánh giá tình trạng dinh duGng của người trưởng thành
Phân loại thừa cân - béo phì của Tổ chức Y tế thế giới (1998) và của WPRO
(2000) khuyến nghị cho các nước châu Á như sau:
Ptán loại WHO, cứu, WPRO, a BMI kg/m- BMI kg/m- Nhe can < 18,5 < 18,5 Tình trang dinh dưỡng bình thường 18,5 — 24,9 18,5 — 22,9 Thừa cân >25 >23
Tiền béo phì 25,0 — 29.9 23,0 — 24,9 Béo phì độ | 30,0 - 34.9 25-29,9 Béo phì độ 2 35,0 — 39,9 > 30 Béo phi do 3 > 40
Một điều cần chú ý trong phân loại béo phì nữa là tỷ lệ mỡ cơ thể và vùng
Trang 14trung chủ yếu ở bụng, mông, đùi là “béo phì hướng tâm” Mỡ tập trung nhiều quanh vùng eo lưng tạo nên vóc dáng người “quả táo tàu” thường được gọi là béo kiểu
“trung tâm”, kiểu phần trên hay béo kiểu dáng đàn ông và có nhiều nguy cơ đổi với sức khoẻ bệnh tật hơn là mỡ tập trung Ở phần háng tạo nên vóc người “hinh quả lê”
hay còn gọi là béo kiểu phần thấp hay kiểu dáng đàn bà Vì vậy, bên cạnh theo dõi
chỉ số BMI nên theo dõi thêm tỷ số vịng bụng/vịng mơng, khi tỷ số này vượt quá
0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh
đái tháo đường đều tăng lên rõ rệt [22]
1.3 Tình hình thừa cân - béo phì
Hầu hết các nước (thu nhập cao và thu nhập thấp đều giống nhau) đang gập
phải nạn dịch béo phì, mặc dù có sự khác nhau lớn giữa cấc nước và trong từng
nước Ở các nước thu nhập thấp, béo phì thường phổ biến hơn ở tuổi trung niên, người có điều kiện kinh tế xã hội cao hơn và những người sống trong cộng đồng
thành thị Ở các nước phát triển, béo phì khơng chỉ phổ biến ở tuổi trung niên mà
còn ngày càng xuất hiện nhiều ở người trưởng thành trẻ tuổi và trẻ em Hơn nữa, khi
tình trạng thiếu ăn khơng cịn phổ biến nữa thì tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp có điều kiên kinh tế xã hội thấp hơn, ít học so với các tang lớp trên, đặc biệt là ở phụ
nữ, và sự khác nhau giữa thành thị - nông thôn được thu hẹp lại hoặc thậm chí đảo ngược [31]
Vào những năm cuối của thế kỷ XX, ở các nước đang phát triển song song với tăng trưởng kinh tế, giảm bớt mức tăng dân số, giảm bớt các bệnh nhiễm trùng và kéo đài tuổi thọ đã xuất hiện một số bệnh mạn tính khơng lây liên quan đến dinh
dưỡng Người ta gọi đó là thời kỳ chuyển tiếp về dinh dưỡng Ở thời kỳ chuyển tiếp mức tiêu thụ các thức ăn động vật và thức ăn tính chế có khuynh hướng tăng nhanh,
lượng lương thực khoai củ giảm đi Đạm độ năng lượng trong khẩu phần tăng nhưng
Trang 15cân và béo phì đang nổi lên và có xu hướng tăng nhanh, trở thành một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng và một “gánh nặng kép” về dinh dưỡng đang là một
thách thức lớn đối với các nước trong thời kỳ dinh dưỡng chuyển tiếp
Năm 2000 Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố báo cáo “Thira cân và béo phì -
dự phịng và kiểm sốt một dịch tồn cầu” và kêu gọi các quốc gia có chương trình
hanh dong [51]
Ở nhiều nước phát triển, tỷ lệ người béo phì lên tới 30 đến 40%, nhất là ở độ
tuổi trung niên và chống béo phì trở thành một mục tiêu sức khoẻ cộng đồng quan
trọng Ở Mỹ, tỷ lệ dân số thừa cân (BMI > 25) hoặc béo phì (BMI > 30) tang một cách rõ rệt hơn 20 năm qua; năm 2000, có 67% nam giới thừa cân trong đó 27,7% béo phì, phụ nữ thừa cân ít hơn (62%) nhưng béo phì nhiều hơn (34%) [37] [41] Tỷ
lệ thừa cân béo phì cũng rất cao ở Australia, tỷ lệ thừa cân ở nam giới từ 442% năm 1992
lên 62.3% năm 1997 và 63% năm 1999 [35] ở hầu hết các nước châu Âu, tỷ lệ béo phì
ở người trưởng thành từ 10 đến 25% Theo cuộc điều tra về sức khoẻ năm 1998 ở Đức, tại Tây Đức: tỷ lệ thừa cân ở lứa tuổi 18 — 79 tuổi là 52% ở phụ nữ và 67% ở nam giới, béo phì là 18% ở nam và 24,5% ở nữ, trong khi đó tỷ lệ thừa cân ở Đơng Đức cịn cao
hơn ở Tây Đức [39] Ở Thái Lan, tỷ lệ thừa cân ở người trưởng thành là 16%, béo phì là
4% O Malaysia, ty lé béo phì là 4,7% ở nam và 7,7% ở nữ [53] Béo phì thực sự là vấn
đề sức khoẻ cộng đồng ở các nước đã và đang phát triển
Ở Việt Nam, bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, thiếu năng lượng
trường diễn ở phụ nữ và thiếu vi chất dinh dưỡng đang còn là vấn đề sức khoẻ
cộng đồng quan trọng, tình trạng thừa cân - béo phì cũng có xu hướng gia tăng nhất là từ 1995 đến nay ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là khu vực các thành
phố lớn [6], [8], [26]
Các cuộc điều tra dịch tế học diện rộng ở nước ta cho thấy trước năm 1995, tỷ
Trang 16vực thành thị ở Miền Bắc là 12% [19]
Từ năm 1996, đã liên tục có các thơng báo về tình hình thừa cân - béo phì
Năm 1996 theo điều tra của Nguyễn Thị Kim Hưng cho thấy có 2,0% trẻ dưới 5 tuổi
bị thừa cân ở thành phố Hồ Chí Minh [13] Năm 1997 ở thành phố Hồ Chí Minh, Trần Thị Hồng Loan cũng đã điều tra ở học sinh cấp l một quận nội thành cho tỷ lệ
là 12,2% [27] Năm 1997, Lê Thị Hải và CS điều tra trên học sinh tiểu học quận nội thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ thừa cân - béo phì là 4,1% [9] Năm 2002, Nguyễn Thị
Thu Hiền điều tra ở Hải Phòng trên 2000 trẻ cho thấy tỷ lệ thừa cân là 10,4%, trong đó tỷ lệ béo phì là 6,2% [10]
Một nghiên cứu theo dõi tinh trạng thể lực của học sinh Hà Nội trong 6 nam từ 1995 — 2000 cho thấy tình trạng thừa cân của học sinh Hà Nội ở tất cả các lứa
tuổi đều có xu hướng tăng và tốc độ tắng nhanh vào những năm gần đây Tỷ lệ thừa
cân - béo phì năm 1995 là 2,6%, năm 1996 là 2,7%, năm 1997 là 3,7%, năm 1998 là
4.2% năm 1999 là 5,7% và đến năm 2000 tỷ lệ thừa cân tăng lên đến 6,5%, Kết quả trên cho thấy sau 6 năm tỷ lệ thừa cân tăng gần gấp 4 lần (1995: 1,7% và 2000:
6.5%), tỷ lệ này cao nhất ở nhóm học sinh cấp I (8,8%) [25] Ở thành phố Nha
Trang tỷ lệ thừa cân - béo phì tăng từ 2,7% (1997) lên 5,88% (2001), lứa tuổi mắc cao nhất là 10 — I1 tuổi và ở mức 7,1% [1]
Ở người lớn, nghiên cứu của Đỗ Kim Liên và CS ở người trưởng thành
50 - 59 tuổi ở 2 phường trung tâm tại Hà Nội năm 1997 cho thấy tỷ lệ thừa cân ở
nam là 15,5%, ở nữ là 19% [43] Dzoãn Thị Tường Vi và CS (2001) nghiên cứu trên cán bộ công chức ngành công an cho thấy tỷ lệ thừa cân là 15% [33] Ở thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên bị thừa cân - béo phì là 15.7%, tỷ lệ này ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 9,7%, tỷ lệ thừa cân - béo phì tăng dần theo tuổi và cao nhất
ở lứa tuổi 40 - 49 tuổi (16,9%) [13]
Đỗ Kim Liên và cộng sự, nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của đối tượng 40 - 60 tuổi tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho thấy tỷ lệ thừa cân (BMI > 25) là 20%,
Trang 17Trong những năm gần đây, kết quả một số nghiên cứu cũng nhận thấy thừa
cân - béo phì ở người trưởng thành có xu hướng gia tăng và có sự khác biệt về mức độ gia tăng giữa khu vực nội thành và ngoại thành Kết quả điều tra v tế quốc gia 2001 - 2002 tỷ lệ béo phì ở độ tuổi từ 16 tuổi trở lên là 11,8%, ở thành thị (20.5%)
cao gấp hơn 2 lần so với nông thôn (8,8%) [3]
Y Li Ma (2002) điều tra tại huyện Gia Lâm, Hà Nội trên các đối tượng
30 - 59 tuổi cho kết quả tỷ lệ thừa cân - béo phì là 8,9% [34] Nghiên cứu của Lê Bạch Mai và cộng sự năm 2003 cho thấy tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người trưởng
thành từ 30 — 59 tuổi thuộc 7 quận nội thành Hà Nội là 18,47%, trong đó tiền béo phì là
chủ yếu (16,67%) Tỷ lệ TC-BP có xu hướng tăng dần theo tuổi, tỷ lệ này là 12.18% ở
nhóm tuổi 30-39, tăng lên 19,39% ở nhóm tuổi 40-49 và lên tới 23,11% ở nhóm tuổi
50-59 Tỷ lệ TC - BP ở phụ nữ cao hơn nam giới (20,51% và 16,32%) [2S] 1.4 Các yếu tố nguy cơ thừa cân - béo phì
Béo phì là hậu quả của tình trạng mất cân bằng năng lượng trong đó năng lượng
ăn vào vượt quá năng lượng tiêu hao trong một thời gian khá dài Có nhiều yếu tố phức
tạp và khác nhau đã tác động vào quá trình này [18] Cân nặng cơ thể tăng lên có thể đo
chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng
lượng Một số nghiên cứu cho rằng ngun nhân cịn có thể do yếu tố di truyền Tuy
nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ chủ yếu sau:
Khẩu phần và thói quen ăn uống
Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống làm việc tĩnh tại, ít tiêu hao năng lượng sẽ làm cân nặng cơ thể tăng lên Vì an uống vốn là sự
thích thú nên con người thường khó kiểm sốt chế độ ăn của mình Các nghiên cứu
cho thấy chỉ cần ăn dư 70 Calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân mặc dù số Calo nhỏ
này không được nhận ra dễ dàng, nhất là khi ăn những thức ăn giầu năng lượng Ăn
nhiều chất béo là một thói quen quan trọng đối với người thừa cân - béo phì Các
thức ăn giàu chất béo thường ngon miệng nên người ta dễ bị ăn quá thừa mà không
Trang 18dưới đạng triglyxerit, trong khi đường cần năng lượng để chuyển thành axit béo tự
do trước khi dự trữ Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ dễ dẫn đến thừa calo và tăng cân
Vào trong cơ thể, các chất protein, lipid, glucid đều có thể trở thành chất béo
dự trữ Vì vậy khơng nên coi ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ăn quá thừa
chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo [22]
Các thói quen như ăn nhiều cơm (>3 bát/bữa), ăn nhiều vào bữa tối, thích an
thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ), thích ăn
các món xào rán đã được nhiều tác giả nhận thấy khi nghiên cứu trên những đối tượng là người lớn bị thừa cân - béo phì [29], [33]
Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực là yếu tố hết sức quan trọng đối với tình trạng thừa cân -
béo phì, tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng năng lượng tiêu hao và nãng lượng
ăn vào Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hố tích cực Do phương
thức lao động và điều kiện sống thay đổi nên hoạt động thể lực có xu hướng giảm đi
Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn Một số nghiên cứu nhận thấy nhóm
người thừa cân - béo phì thường dành thời gian xem tỉ vi, giải trí nhiều hơn và hoạt động thể dục thể thao ít hơn so với những người có tình trạng dinh dưỡng bình
thường [29], [33], [38], [41], (48] Những người nghề nghiệp làm việc tĩnh tại có nguy cơ bị thừa cân và béo phì cao gấp 5,4 lần so với những người làm công việc lao
động thể lực [33]
Những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng, khi họ thay đồi lối sống, mức hoạt động nhưng vẫn giữ thói quen ăn nhiều thường dễ bị béo
Điều này giải thích cho hiện tượng béo ở tuổi trung niên, các vận động viên sau khi giải thể và những công nhân lao động chân tay có xu hướng béo phì khi về hưu [22]
Điều kiện kinh tế - xã hội
Ở những nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, tỷ lệ người béo ở tầng lớp
Trang 1910
nang lượng tiêu hao nhiều không chi do lao déng chan tay nang nhoc ma tiéu hao nang lượng còn tăng lên do phương tiện di lại khó khăn và béo phì được xem là biểu hiện của sự giàu có (béo tốt) Ngược lại, ở cộng đồng có điều kiện kinh tế - xã hội
tốt hơn, tỷ lệ béo phì thường cao hơn Tuy nhiên, điều này không nhất thiết như vậy
Hiện tượng “gánh nặng kép” đã xuất hiện ở nhiều nước châu Á, nghĩa là tồn tại
đồng thời cả tình trạng thừa cân - béo phì và suy dinh dưỡng, thậm chí thừa cân - béo phì gặp khơng ít ở các cộng đồng nghèo Điều này đi liền với q trình đơ thị
hố đã quan sát thấy ở nhiều nước đang phát triển Mặt khác, ở các nước công nghiệp phát triển, khi thiếu ăn khơng cịn phổ biến nữa, tỷ lệ béo phì lại thường cao
ở tầng lớp nghèo, ít học so với các tầng lớp khá giả hơn Nguyên nhân là do tầng lớp nghèo vẫn giữ thói quen ăn uống có nguy cơ đối với thừa cân còn tầng lớp khá
giả lại có xu hướng kiểm sốt tốt hơn tình trạng béo phì so với tầng lớp
nghèo [31], [50], [51] Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng cho thấy bình quân thu
nhập đầu người ở nhóm béo phì cao hơn nhóm khơng béo phì [I3], [33]
Yếu tố di truyền
Yếu tố dị truyền có vai trò nhất định đối với béo phì Theo Gran và Clark
(1976), trẻ có cha mẹ béo phì thường bị béo phì Một nghiên cứu ở Thái lan trên trẻ
6 đến 13 tuổi (1996) cho thấy tỷ lệ con cái có cha mẹ béo phì bị béo phì nhiều gấp
3,1 lần so với những trẻ có cha mẹ khơng béo phì [39] Theo Mayre (1995) thì nếu
cả bố và mẹ đều bị béo phì thì có 80% con họ sẽ béo phì, nếu một trong hai người béo phì thì có 40% con họ sẽ béo phì Ngược lại, nếu cả bố và rne có tình trạng dinh
dưỡng bình thường thì khả năng các con bị béo phì chỉ chiếm 7% Gia đình có nhiều
cá nhân bị béo phì, nguy cơ béo phì cho các thành viên khác càng lớn Tuy nhiên trên cộng đồng, vai trò của yếu tố di truyền này không lớn
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng cho những kết quả tương tự Những trẻ
Trang 20Ik
Nhiều nghiên cứu đã cố gắng xác định xem nguyên nhân của tình trạng béo
phì có tính gia đình là do di truyền hay do môi trường Hiện nay, người ta đã có những
bằng chứng kết luận rằng: béo phì thường do yếu tố môi trường tác động lên những cá thể có khuynh hướng di truyền Dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong số các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tình tráng sức khoẻ và bệnh tật của con người
1.5 Tác hại của thừa cân - béo phì
Béo phì là một bệnh lý độc lập đồng thời là một trong những yếu tố nguy cơ
chính của các bệnh mạn tính khơng lây như bệnh mạch vành, bệnh đái đường không phu thuoc insulin
Bénh tim mach: Béo phi 1a là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh mạch
vành, là yếu tố báo trước quan trọng bệnh này, chỉ đứng sau yếu tố tuổi và rối loạn
chuyển hoá lipid [54] Nguy cơ này cao hơn khi tuổi còn trẻ và béo bụng Hơn thế
nữa, tử vong do bệnh mạch vành đã tăng lên khi thừa cân, dù chỉ 10% so với trung bình [49] |
Cả huyết áp tâm thu và tâm trương đều tăng khi BMI tăng, những người béo
có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn người bình thường, nguy cơ này càng cao khi tuổi
càng trẻ và thời gian càng kéo dài Người ta nhận thấy giảm 7,5 mmHg huyết áp tâm trương trong khoang 70 — 110 mmHg sẽ giảm được 29% nguy cơ bệnh mạch vành
và 46% nguy cơ đột quy không phụ thuộc theo giới, tuổi và chủng tộc [44]
Bệnh đái đường: Có mối liên quan chặt chế giữa béo phì và bệnh đái đường không phụ thuộc ¡nsulin Nguy cơ đái đường không phụ thuộc insulin tăng lên liên tục khi BMI tăng và giảm đi khi cân nặng giảm Những người béo có tỷ lệ đái đường
tăng gấp 3,5 lần tỷ lệ chung [22]
Bệnh sỏi mật: Béo phì làm tăng nguy cơ bị sỏi mật ở mọi lứa tuổi và gấp 3
đến 4 lần, nguy cơ này càng cao khi mỡ tập trung quanh bụng Ở người béo phì, cứ
lkg mỡ thừa làm tăng tổng hợp 20mg cholesterol/ngày Tình trạng đó làm tăng bài
Trang 2112
Ung thư: Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa thừa cân
- béo phì và tỷ lệ mắc ung thư, đặc biệt là các ung thư phụ thuộc hormon và ung thư
đường ruột Ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật ung thư vú, tử cung, buồng trứng, cổ tử cung tang lên ở những người béo phì; cịn ở nam giới béo phì
bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn [22]
Sức khoẻ sinh sản ở nữ: Õ người béo phì mơ mỡ làm rối loạn buồng trứng gây nên rối loạn kinh nguyệt Mỡ quá nhiều sẽ lấp kín buồng trứng và bị mất kinh
Béo phì cũng dễ gây hội chứng đa u nang, khó thụ tinh, dé say thai [ 12]
Chức năng hô hấp: Mỡ tích ở cơ hồnh, làm cơ hoành kém uyền chuyển, sự thơng khí giảm, người béo phì bị khó thở, não thiếu ôxy tạo hội chứng “Pickwick” như ngủ cách quãng suốt ngày đêm, lúc ngủ lúc tỉnh Ngừng thở khi ngủ là vấn đề
hay gặp ở người béo phì nặng, nhất là khi béo bụng Béo phì cũng làm tăng áp lực
phổi, tăng nguy cơ sau khi phẫu thuật [12]
Rối loạn cơ xương: Béo phì làm các đột sống thắt lưng chịu gánh nặng, sức nén của cơ thể dễ bị tốn thương, gây đau lưng, còn làm tăng thấp khớp (khớp gối và hing) Đau lưng lại làm giảm hoạt động thể lực, tạo một vòng ludn quan, cang
gây béo phì Béo phì làm tăng viêm xương, khớp Acid uric máu tăng, dé gây
Trang 2213
Chuong 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nam, nữ tuổi từ 40 đến 49 (năm sinh từ 1956 đến 1965), có hộ khẩu thường trú tại địa bàn nghiên cứu
- Không bị dị tật bẩm sinh
- Hiện khơng có thai, không cho con bú
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: tại 2 thị trấn Yên Viên và Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2005 2.3 Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cất ngang xác định tỷ lệ thừa cân - béo phì
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu bệnh chứng xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới
thừa cân - béo phì
2.4 Cỡ mâu và phương pháp chọn mau
2.4.1 Nghiên cứu mô tả cắt ngang xác định tỷ lệ TC-BP ® CØmâu
Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang, áp dụng công thức
n= Zia Pll ae p)
d
Trong đó: - n = Số đối tượng cần điều tra
- 2= 1,96 (với độ tin cậy 95%)
- p=0,193 (Tỷ lệ TC-BP ở người 40 - 49 tuổi tại Hà Nội năm 2003)
- d=0,03 Sai số tuyệt đối chấp nhận
Áp dụng công thức trên, cỡ mẫu nghiên cứu tính được n = 665 Dự tính 10%
Trang 2314
e Phuong phap chọn mâu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống
-_ Lập danh sách đối tượng 40 — 49 tuổi: 2610 người
-_ Tính khoảng cách mẫu: k = 2610/750 = 3,48 (lam tron k = 3)
- Chọn số ngẫu nhiên đầu tiên được số 2 và cũng là đối tượng đầu tiên trong
danh sách được chọn
- Cộng liên tiếp số ngẫu nhiên đã chọn với khoảng cách mẫu để xác định các đối tượng tiếp theo cho đến khi đủ 750 đối tượng cần điều tra
Kết quả thu thập số liệu ở giai đoạn 1 được 669 đối tượng
2.4.2 Nghiên cứu bệnh chứng xác định một số yếu tổ nguy cơ dân đến TC-BP e Cỡ mâu
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh - chứng [24]
(Podo + Pid MA 1-0/2 + Zip)”
(Pị -Po)”
n (cho mỗi nhóm) =
Trong đó: p, Tỷ lệ tiếp xúc với yếu tố nguy cơ ở nhóm “bệnh” po Tỷ lệ tiếp xúc với yếu tố nguy cơ ở nhóm “chứng”
qi =1-p, qo = 1 - Po
Z4 „;= 1,96 Giá trị của phân bố chuẩn đối với mức tin cậy alpha 95% Z.; = 0.84 Giá trị của phân bố chuẩn đối với lực mẫu mong muốn 80%
Theo tỷ lệ tiếp xúc với một số yếu tố nguy cơ ở nhóm bệnh (TC-BP) va
nhóm chứng (bình thường) của một nghiên cứu về TC-BP ở người trưởng thành tại
Hà Nội [1 1] Cỡ mẫu tinh được như sau:
Chỉ số Tỷ lệ % ở nhóm Tỷ lệ % ởnhóm | Cỡ mẫu cho môi
bệnh (p,) chứng (pạ) nhóm
Thích ăn thịt mỡ 42 13 33
Án nhiều chất ngọt 29 7 44
Lao động tĩnh tại 59,7 40,3 100
Trang 2415
Nghiên cứu này chọn cỡ mẫu lớn nhất, 100 đối tượng cho mỗi nhóm Dự tính 5đ từ chối do vậy cỡ mẫu cần chọn là 105 đối tượng cho mỗi nhóm Tổng số 210 đối tượng cho cả 2 nhóm bệnh và chứng
e Tiêu chuẩn chọn mâu
- Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh: Là những người có BMI > 25
- Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng: Là những người có BMI nằm trong khoảng
18,5 + 22,9
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những trường hợp không thoả mãn tiêu chuẩn ca
bệnh/chứng hoặc từ chối tham gia nghiên cứu Những đối tượng thuộc nhóm bệnh bị
loại thì những đối tượng thuộc nhóm chứng cùng cặp cũng bị loại theo Những đối tượng thuộc nhóm chứng bị loại thì sẽ được thay thế bằng những đối tượng khác
theo tiêu chuẩn ghép cặp
e©_ Phương pháp chọn mâu
- Từ kết quả nghiên cứu giai đoạn |, lập danh sách những người TC-BP
(BMI > 25) và danh sách những người có tình trạng dinh dưỡng bình thường
(18,5 < BMI < 22,9) Kết quả có I 16 người TC-BP và 526 người có tình trạng dinh dưỡng bình thường |
- Chọn mẫu cho nhóm bệnh (TC-BP): Chọn 105 đối tượng theo phương pháp
ngẫu nhiên đơn trong danh sách 1 l6 người TC-BP
- Chọn mẫu cho nhóm chứng: Nhóm chứng được chọn từ danh sách 526
người có tình trạng dinh dưỡng bình thường theo phương pháp ghép cặp (tỷ lệ 1/1) với nhóm bệnh theo tiêu chuẩn cùng giới, cùng địa bàn sinh sống
Kết quả thu thập số liệu ở giai đoạn 2 được 202 đối tượng cho cả 2 nhóm
bệnh và chứng
2.5 Các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết I
Trang 2516
Gia thuyết 2
Ho: Yếu tố hoạt động thể lực không có mối liên quan tới TC-BP HI: Yếu tố hoạt động thể lực có mối liên quan tới TC-BP
2.6 Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1 Công cụ thu thập số liệu
- Giai đoạn 1: Cân SECA 890 của UNICEF, có độ chính xác tới 0.1 kg: thước
gô đo chiều cao đứng của Hoa Kỳ, chính xác tới 0,lcm; thước dây không co giãn; may do phan tram mG co thé OMRON HBF 302 của Nhật với độ chính xác 0,1%; phiéu can do (phu luc 1)
- Giai doan 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn thiết kế sản (phụ luc 2) 2.6.2 Kỹ thuát thu thập số liệu
® Giải đoạn 1
- Kỹ thuật cân: Cân được kiểm tra độ chính xác trước khi cân Cân được đặt ở
vị trí bằng phẳng và ổn định Khi cân người được cân mặc quần áo mỏng, không đi
giầy dép, đứng giữa bàn cân, trọng lượng được phân bố đều ở cả 2 chân Kết quả cân
tính bằng kilogram (kg) và lấy tới một số lẻ [ 16]
- Kỹ thuật đo chiều cao: Để thước đo theo chiều thẳng đứng, khi đo người
được đo bỏ giầy dép, đứng quay lưng vào thước đo sao cho gót chân, mông, vai và
đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng theo một đường
thắng nằm ngang, hai tay buông thõng theo thân mình Kết quả đo được tính bằng
centimet và lấy tới một số lẻ [ I6]
- Xác định lượng mỡ cơ thể: Đo tỷ lệ mỡ cơ thể dựa trên nguyên lý đo điện
trở sinh học bằng máy OMRON HBEF 302 của Nhật với độ chính xác 0,1% Khi đo 2
tay đối tượng được lau sạch bằng cồn, chờ cho khô rồi nắm tay vào 2 phiến kim loại
trên máy đo, sau đo đưa 2 tay thang ra phía trước sao cho vng góc với mặt phẳng
thẳng đứng, máy đo sẽ tính tốn phần trăm mỡ dựa vào cân nặng, chiều cao, tuổi và
Trang 2617
- Vòng eo va vong mong: Do bảng thước dây không co giãn, người được đo
đứng thẳng, tư thế thoải mái, tay buông thống, thở bình thường Vịng eo đo ở mức
tương ứng với điểm giữa của bờ dưới xương sườn cuối với bờ trên mào chậu theo
đường nách giữa Vịng mơng đo tại vùng lớn nhất của mơng, vịng đo ở mặt phẳng
ngang Kết quả được ghi theo centimét tới một số lẻ [I6] Tính tỷ số vịng eo/vịng mơng (VE/VM), khi tỷ số này vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì được coi
là béo trung tâm [23] ®_ Giai đoạn 2
- Phỏng vấn đối tượng theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn 2.7 Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu được nhập trên phần mềm Excel, Microsoft Access và phân tích bang phan mém SPSS va EPI - INFO 2002
- Tinh OR theo phuong phap ghép cap, x’ test so sanh su khac biét giita 2 ty
lệ, TT test so sánh sự khác biệt giữa các giá trị trung bình, phân tích hồi quy cho thiết
kế nghiên cứu bệnh chứng ghép cặp để xác định một số yếu tố nguy cơ 2.8 Hạn chế của nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ thực hiện tại 2 thị trấn do đó kết quả nghiên cứu khơng đại
điện cho tồn huyện
- Nghiên cứu không định lượng được khẩu phần của đối tượng - Sai số nhớ lại
- Sai số hệ thống
Hạn chế sai số:
- Tập huấn kỹ lưỡng và chính xác cho điều tra viên
- Tiến hành phỏng vấn thử để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi
- Có các tiêu chuẩn rõ ràng để phân loại đúng tình trạng dinh dưỡng, lựa chọn
đúng nhóm bệnh, nhóm chứng
- Kỹ thuật cân đo chính xác: sử dụng các phương tiện cân, đo chính xác nhất đang được khuyến cáo sử dụng tại cộng đồng, kiểm tra trước và trong quá trình sử dụng, không thay đổi người sử dụng trong suốt quá trình thu thập số liệu
TRƯỜNG Đi! Y T= CON
Trang 272.9 Đạo đức trong nghiên cứu
- Tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng Đạo đức, thông qua quy trình xét duyệt đạo đức của Trường Đại học Y tế công cộng theo quyết định số 491/QĐ-YTCC ngày 24 tháng 9 năm 2004
- Đối tượng phỏng vấn được giải thích ro rang về mục đích, nội dung nghiên
cứu, chỉ phỏng vấn khi đối tượng đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Có thể tư vấn các vấn đề liên quan đến béo phì (nếu đối tượng nghiên cứu
Trang 2819
Chuong 3
KET QUA NGHIEN CUU
3.1 THUC TRANG THUA CAN - BEO PHI
Nghiên cứu tiến hành điều tra trên 669 đối tượng là người trưởng thành từ 40 đến 49 tuổi tại 2 thị trấn Trâu Quỳ và Yên Viên, huyện Gia Lâm Kết quả thu được
như sau:
3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
<<
Biểu đô I Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Nam 40.4%
Nữ 59.6%,
Tỷ lệ nữ chiếm 59,6% và nam chiếm 40,4% TH, CP, DH Cap 1 19.6% 2.8% Cấp 2 45.2% Cấp 3 32.4%
Biểu đồ 2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn
Trang 2920
Bảng 1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Tân số Ty lệ % Nông dân 151 22.6 Cong nhan 144 21,5 Nội trợ 114 17,0 CBVCNVC 101] 15,1 Huu 25 3,7 Khác 134 20,0 Tổng số 669 100
Kết quả bảng 1 cho thấy nghề nghiệp của đối tượng rất đa dạng và phân bố khá đồng đều, nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (22,6%), thứ 2 là cơng nhân (21,51%),
có 15,1% là CBCNVC và 3,7% là cán bộ hưu trí 3.1.2 Tình trạng dinh dưỡng theo BMI
100% 80% 60% 40% 20% 0% Nam Nữ Chung
B TC-BP HTTDD bình thường @ Nhe can
Biểu đô 3 Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI (theo phan loai cla WHO)
Theo phân loại của WHO (1998), tỷ lệ đối tượng bị TC-BP là 17,3% Tỷ lệ TC-BP ở nữ (18,3%) cao hơn ở nam (16,0%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (nhẹ cân) chung
Trang 3021 20% 7 ae 16,8 163 15%- 10% 5% 1.5 0.4 1,0 0% Nam Nữ Chung
Hl Tiên béo phì Béo phi dé |
Biểu đô 4 Phân loại TC- BP theo chỉ số BMI (theo phân loại của WHO) Kết quả biểu đồ 4 cho thấy tình trạng TC-BP chủ yếu là mức độ tiền béo phì
chiếm tỷ lệ 16,3%, béo phì độ l là 1,0% (khơng có đối tượng béo phì độ 2 và 3)
Tỷ lệ tiền béo phì và béo phì độ 1 theo giới là 16,8% và 1,5% ở nữ; 15,6% và 0.4%
Ở nam
Bảng 2 Tình trạng dinh đưỡng theo chỉ số BMI (theo WPRO, 2000)
BMI < 18,5 18,5< BMI < 22,9 BMI > 23
Gidi n Tân số | Tỷ lệ % | Tần số | Tỷ lệ % | Tân số | Tỷ lệ % Nam 270 II 4,1 174 64,4 85 31,6 Nữ 399 16 4.0 212 531 171 42,9 Chung 669 27 4.0 386 57,7 256 38,2
Theo phân loại của WPRO (2000) khuyến nghị áp dụng cho người châu A, ty
Trang 3122
Bang 3 Phan loai TC-BP theo chỉ số BMI (theo WPRO, 2000)
Tiên béo phì Béo phi do 1 Béo phi do 2 Gidi n (23< BMI <24,9) | (25< BMI < 29,9) (BMI 2 30)
Tân số | Tỷ lệ % | Tỷ lệ % | Tân số | Tân số | Tỷ lệ %
Nam 270 42 15,6 42 15,6 0,4 Nit 399 98 24,6 67 16,8 6 1,5 Chung 669 140 | 209 109 16,3 7 1,0
Kết quả bảng 3 cho thấy tình trạng TC-BP chủ yếu ở mức độ tiền béo phì
(20.9%) và béo phì độ 1 (16,3%), tỷ lệ béo phì độ 2 là 1,0%
3.1.3 Tình trạng dinh dưỡng theo tỷ lệ mỡ cơ thể
100% 80% 61,9 71,3 60% 852 40% 20% 0% ¬ Nam Nữ Chung
E Béo phì DKhơng béo phì
Biểu đồ 5 Tình trạng đinh dưỡng theo tỷ lệ mỡ cơ thể
Đánh giá tình trạng đỉnh dưỡng theo tỷ lệ mỡ cơ thể, kết quả biểu đồ 5 cho
thấy tỷ lệ đối tượng bị béo phì là 28,7%, tỷ lệ này ở nữ (38,1%) cao hơn & nam
Trang 3223 100% 7 80% - O% - — ˆ T T T 1 BMI <18,5 185-229 23-249 25-299 BMI>=30 ——*®—- nam — ®— nữ —*®—chune
Biểu đồ 6 Phân bố ĐTNC có tỷ lệ mỡ cơ thể cao theo chỉ số BMI
Kết quả biểu đồ 6 cho thấy tỷ lệ các đối tượng có tỷ lệ mỡ cơ thể cao tăng
cùng với mức tăng BMI ở cả 2 giới, tỷ lệ này ở nữ luôn cao hơn ở nam (p <0,05) Khi chỉ số BMI chưa ở mức độ thừa cân theo phân loại của WHO (23-24,9) đã có
31,0% nam và 52,0% nữ có biểu hiện thừa mỡ, tỷ lệ này tăng lên 35,7% ở nam và
89.6% ở nữ khi chỉ số BMI ở mức độ thừa cân (25 - 29,9) và khi chỉ số BMI > 30 thì
100% các đối tượng có tỷ lệ mỡ cơ thể cao vượt quá ngưỡng cho phép
3.1.4 Tình trạng béo bụng theo tỷ số vịng eo/vịng mơng
100% nón 499 66,2 60% 90.4 40% 20% 0% + Nam Nữ Chung G Béo bung O Khong béo bung
Biểu đồ 7 TỶ lệ béo bụng theo tỷ số VE/VM
Kết quả biểu đồ 7 cho thấy tỷ lệ đối tượng có tỷ số VE/VM cao (béo bụng) là
Trang 3324 100% ¬ = 80% - Š = 60% - 5 > 40% + S > ™ 20% - 0%, 1 BMI < 18,5 18,5-22,9 23-249 25-299 >=30) ——*®—— Nam — ®— Nữ Ƒ———=(Ctuunp
Biểu đô 8 Phân bố ĐTNC có tỷ số VE/VM cao theo chỉ số BMI
Kết quả biểu đồ 8 cho thấy tỷ lệ các đối tượng có tỷ số VE/VM cao tăng dần
theo chỉ số BMI và tỷ lệ ở nữ cao hơn rất nhiều so với nam (p <0,05)
3.2 MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ THỪA CÂN - BÉO PHÌ
Nghiên cứu bệnh - chứng tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ TC-BP ở người trưởng
thành tuổi từ 40 - 49 trên 202 đối tượng ở 2 nhóm: nhóm TC-BP (BMI > 25) và nhóm
có tình trạng dinh dưỡng bình thường (18,5 < BMI < 23) Kết quả thu được như sau: 3.2.1 Thong tin chung vé doi tượng nghiên cứu
Bảng 4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Béo phì Khơng béo phì Chung Giới
Tân số | Tỷlệ% | Tânsố | Tỷlệ% | Tânsố | Tỷ lệ %
Nam 36 356 36 35,6 72 35,6 Nữ 65 644 65 64,4 130 64.4 Tổng số 101 100,0 101 100,0 202 100,0
Trang 34
25
Bang 5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn
Béo phì Khơng béo phì Chung
Học vấn Tản số | Tỷlệ% | Tầnsố | Tỷylệ% | Tảnsố | Tỷ lệ% Cap | 5 5,0 2 2,0 7 3,5 Cấp 2 51 50,5 43 42,6 94 46.5 Cấp 3 29 28,7 34 33,7 63 31,2 TH, CĐ, ĐH 16 15,8 22 21,8 38 18,8 Tổng số 101 100,0 101 100,0 202 100.0
Đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn cấp 3 trở lên chiếm tỷ lệ 50%, tỷ lệ này ở nhóm khơng béo phì là 55,5% và ở nhóm béo phì là 44,5%
Bảng 6 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Béo phì Khơng béo phì Chung
Tânsố | Tỷylệ% | Tânsố | Tỷlệ% | Tânsố | Tỷ lệ%
Nông dân 23 22,8 24 23,8 47 23,3 Công nhân 18 17,8 22 21,8 40 19,8 CBVCNVC 15 14,9 18 17,8 33 16,3 Huu tri 6 5,9 4 4,0 10 5,0 Nội trợ 10 99 II 10,9 21 10,4 Buôn bán Ll 10,9 9 8,9 20 9.9 Khac 18 17,8 13 12,8 31 15,3 Tổng số 101 100,0 101 100,0 101 100,0
Kết quả bảng 6 cho thấy nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu rất đa dạng và phân bố tương đối đồng đều ở cả 2 nhóm Nghề nghiệp là nơng dân chiếm tỷ lệ cao
Trang 35
26
3.2.2 Théi quen an uéng va TC-BP
60% ¬
51,5 B Béo phì 50% +
W Không béo phi
40% ¬ 30% ¬ 20% 3 L0% -
ẢÁn>3bá/bữa = =Annhiéuvao Anbitaphu Án vạt khi xem
bữa tối i vi
Thái quen ăn uống
Biểu đồ 9 Thói quen ăn uống và TC-BP
Thói quen ăn nhiều vào bữa tối ở nhóm béo phì cao hơn nhóm khơng béo phì
(51,5% và 22,8%) Thói quen ăn >3 bát cơm/bữa, ăn bữa phụ và ăn vặt khi xem tivi
ở cả 2 nhóm chiếm tỷ lệ thấp
Bảng 7 Giờ ăn bữa tối và TC-BP
Béo phì Khơng béo phì
Giờ ăn bữa tối
Tan sé Ty lé % Tần số Tỷ lệ % l6 - 18 giờ 5 5,0 5 5,0 18 - 20 gid 83 82,2 86 85,1 Sau 20 giờ 13 12,9 10 9,9
Trang 36
27
Bang 8 Sở thích ăn uống và TC-BP
; Béo phi Khong béo phi
Loai thuc pham | :
Tinsé6 | Tỷ lệ % Tầnsố | Tý lệ %
Có 69 68,3 30 29,7
Thịt nửa nạc nửa mỡ
Không 32 S47 71 70,3
Sữa và các sản phẩm | Có 20 19,8 31 30,7
của sữa Không 81 80,2 70 69,3
Đường, bánh kẹo các | Có 33 32,7 25 24,8 loại Không 68 67,3 76 75,2 Có 65 64,4 31 30,7 Thức ăn xào rán Không 36 35,6 70 69,3 Có 40 39,6 36 35,6 Tring Khong 61 60,4 65 64,4 Thit nac Có 14 13,9 57 56.4 Không 87 86,1 a4 43,6 Có 63 62,4 71 70,3 Tom, cua ca Khong 38 37,6 30 29,7 Co 36 35,6 16 15,8 Nước ngọt Không 65 64,4 85 84,2 - Có 58 57,4 73 72,3 Qua chin Khong 43 42,6 28 27,7 Có 80 79,2 86 85,1 Rau xanh Khong 21 20,8 15 14,9
Sở thích ăn uống ở nhóm béo phì chủ yếu là các thực phẩm giàu năng lượng
Tỷ lệ thích ăn các thực phẩm giầu năng lượng ở nhóm béo phì cao hơn rất nhiều so với nhóm khơng béo phì Tỷ lệ này lần lượt ở nhóm béo phì và khong béo phì là:
68,3% và 29,7% đối với thịt nửa nạc nửa mỡ; 64,4% và 30,7% đối với thức ăn xào
Trang 3728
Bang 9 Tần suất sử dụng một số thực phẩm trong 12 tháng qua của 2 nhóm
nghiên cứu
Hàng ngày | Hàng tuản | Hàng tháng Ơ Khơng ăn
Tên thực phẩm (%) (%) (%) (%) Bệnh | Chứng | Bệnh | Chứng | Bệnh | Chứng | Bệnh | Chứng Bánh kẹo 8,1 3,0 19,8 | 17,8 | 45.4 | 55.4 | 26,7 | 23.8 Đường, mật 5ø | 5E [239 | ?777 |315| 3936 | 3227| '31 Nước ngọt 99 | 30° | 26:3 | 11,9" | 30% | 396 |376| 453 Sữa đặc có đường 0 40 2.0 $9 2327| 366 | 633| 502 Mỡ, dầu 41,6 | 12,9 | 584 | 87,1 Thức ăn hấp luộc | 50,5 | 54,5 | 49,5 | 45,5 Thức ăn xào rán | 28,7 | 6,9 | 713 | 93,1 Thịt nửa nạc 26,7 | 12,9 | 55,4 | 43,6 | 178 | 43,6 Thit nac 16,8 | 20,8 | 63,4| 594 | 109] 129 | 89 | 69 Dau phu 35,6 | 257 | 564| 70,3 | 50 | 40 | 30 | 0 Lạc 19 | 40 |584| 436 |248 | 436 | 89 | 89
Sữa đậu nành, sữa| 59 | 158 |22/8 | 23,8 |27/7 | 198 | 436 | 40,6
ít béo
Rau xanh các loại | 743 | 270,3 | 25,7 | 29,7
Quả chín các loại | 31,7 | 39,6 | 545 | 574 | 139 | 3,0 Cá và thuỷ sản 74,3 | 88,1 | 23,8 | 10,9 | 2,0 1,1 Trứng 68:3 | 663 [2181| 39,7 | 99 3,0
Kết quả điều tra tần suất sử dụng một số loại thực phẩm trong 12 thắng qua
của 2 nhóm nghiên cứu cho thấy các thực phẩm giầu năng lượng như dầu mỡ, thức ăn xào rán, thịt nửa nạc nửa mỡ, các thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế như bánh
kẹo các loại, nước ngọt được các đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm béo phì tiêu thụ
Trang 3829
3.2.3 Hoat dong thé luc va TC-BP
Bảng 10 Mức độ hoạt động nghề nghiệp và TC-BP
: Béo phì Khơng béo phì Tổng số
Mức độ - Tần số | Tỷ lệ % | Tần số | Tỷ lệ % | Tầnsố | Ty lệ % Lao động nhẹ 31 30,7 33 32,7 64 31,7 Lao động trung bình 70 69,3 68 67,3 138 68,3 Tổng số 101 100,0 101 100,0 202 100,0
Không có sự khác nhau về mức độ lao động giữa 2 nhóm nghiên cứu Phần lớn các đối tượng có mức độ hoạt động nghề nghiệp ở mức trung bình, tỷ lệ này ở
nhóm béo phì là 69,3% và nhóm khơng béo phì là 67,3% Ty lệ lao động nhẹ ở
nhóm béo phì là 30,7% và nhóm khơng béo phì là 32,7%
Bảng 11 Tập luyện thể lực và TC-BP
: Béo phì Khơng béo phì Tổng số
Tập luyện thê lực Tần số | Tỷ lệ % | Tân số | Tỷ lệ % | Tân số | Tỷ lệ % Không tập 56 55,4 32 31,7 88 43,6 Tập < 45 phú/ngày | 2I 20,8 28 27,7 49 24,3 Tập > 45 phút/ngày | 24 23,8 41 40,6 65 32,2 Tổng số 101 100,0 101 100,0 202 100,0
Tỷ lệ đối tượng không tập luyện thể lực ở nhóm béo phì (55,4%) cao hơn
nhóm khơng béo phì (31,7%)
Bảng 12 Thời gian xem tivi và TC-BP
; s Thời gian xem tivi Nhóm nhe ve doit (X+ SD) (phút/ngày) =
Béo phì 176,6 + 87,8
Khong béo phi 158,6 + 82,7
Thời gian xem tỉ vi trung bình ở nhóm béo phì là 176,6 phút/ngày, ở nhóm
khơng béo phì là 158,6 phút/ngày
Trang 3930
3.2.4 Diéu kién kinh té - xa hoi va TC-BP
Bang 13 Điều kiện kinh tế của 2 nhóm nghiên cứu
Điều kiện kính tế ae phi Khong béo phi Tan số Ty lé % Tần số Tỷ lệ % Nghèo 7 6,9 l4 13,9 Trung binh 33 32,7 47 46.5 Khá, giàu 61 60,4 40 39,6 Tổng số 101 100,0 101 100,0
Tỷ lệ hộ gia đình ở mức kinh tế khá, giàu ở nhóm béo phì (60,4%) cao hơn ở
nhóm khơng béo phì (39,6%)
Bảng 14 Đồ dùng trong gia đình của 2 nhóm nghiên cứu
Đồ dùng trong Béo phì Khơng béo phì
gia đình Tần số Tỷ lệ % Tần số Ty lé % 0 t6 2 2,0 1,0 Tu lanh 82 81,2 67 66,3 Xe may 94 93,1 89 88,1 Ti vi, video 101 100,0 101 100,0
Kết quả bảng trên cho thấy các đồ dùng như: ô tô, tủ lạnh, xe máy trong gia đình ở nhóm béo phì chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm khơng béo phì
Bảng 15 Mức độ hiểu biết về TC-BP trong 2 nhóm nghiên cứu
Mức độ hiểu biết Béo phì Khơng béo phì
về TC-BP Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Không đạt 73 72,3 53 52,5 Dat 28 27,7 48 475
Tổng số 101 100,0 101 100,0
Trang 40
31
3.2.5 Yéu to gia dinh va TC-BP
Bảng 16 Tỷ lệ gia đình có người TC-BP trong 2 nhóm nghiên cứu
In: Béo phì Khơng béo phì
u to =5 : : Tần số Ty lệ % Tần số Ty lé %
Gia đình có người TC-BP 32 31,7 10 9,9
Gia đình khơng có người TC-BP 69 68.3 91 90,1
Tổng số 101 100,0 101 100,0
Tỷ lệ gia đình có người TC-BP ở nhóm béo phì chiếm tỷ lệ 31.7%, tỷ lệ này cao hơn nhóm khơng béo phì (9,9%)
3.2.6 Phân tích một số yếu tố nguy cơ
Khi phân tích mối liên quan giữa các yếu tố và TC-BP chúng tôi sử dụng các
kiểm định thống kê: xŸ test so sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ, T test so sánh sự khác biệt
giữa 2 giá trị trung bình, chỉ số OR tính theo phương pháp ghép cặp, phân tích hồi quy
cho thiết kế nghiên cứu bệnh chứng ghép cặp để xác định một số yếu tố nguy cơ
3.2.6.1 Mối liên quan giữa thói quen ăn uống và TC-BP
Trong nghiên cứu này chúng tơi chưa tìm thấy mối liên quan giữa TC-BP với các yếu tố như: Ăn >3 bắt/I bữa (p = 0,29 ); giờ ăn bữa tối (p = 0,32); ăn bữa phụ (p= 0.43): ăn vặt khi xem tivi (p = 0,36); sở thích ăn một số loại thực phẩm như: sữa (p = 0.06): đường và bánh kẹo (p = Ø,I7); trứng (p = 0,68); tôm cua cá (p = 0,21); rau xanh
(p =0,58) Các yếu tố còn lại có mối liên quan như sau:
Bảng 17 Mối liên quan giữa ăn nhiều vào bữa tối và TC-BP
Nhóm chứng Nhóm bệnh Có Khơng Tổng số Có 15 37 52 Khong 8 4I 49 Tổng số 23 78 101 OR = 4,6 95%CI (2,22 +10,60) p< 0,001