1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thực trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh và một số yếu tố liên quan của người dân xã hồng hà, huyện đan phượng, hà nội năm 2018

79 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 302,99 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỎNG QUAN TÀI LIỆU (0)
    • 1.1. Khái quát về thuốc kháng sinh (11)
      • 1.1.1. Khái niệm (11)
      • 1.1.2. Lịch sử phát triển của thuốc kháng sinh (11)
      • 1.1.3. Phân loại kháng sinh (12)
    • 1.2. Vấn đề sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lí (13)
    • 1.3. Tình hình sử dụng, kháng kháng sinh trên thế giói và tại Việt Nam (15)
    • 1.4. Một số nghiên cứu liên quan tói tự sử dụng kháng sinh (22)
    • 1.5. Các yếu tố ảnh hưỏTig tói việc tự sử dụng thuốc kháng sinh củangưòi dân (0)
    • 1.6. Vài nét về địa bàn nghiên cứu (28)
    • 1.7. Khung lý thuyết (29)
  • CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu (31)
    • 2.1. Đối tưọng nghiên cứu (0)
    • 2.2. Thòi gian và địa điểm nghiên cứu (31)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (31)
    • 2.4. Cỡ mẫu và phưong pháp chọn mẫu (0)
    • 2.5. PhưoBg pháp thu thập số liệu (0)
    • 2.6. Bien số nghiên cứu (34)
    • 2.7. Khái niệm dùng trong nghiên cứu (39)
    • 2.8. Xử lý và phân tích số liệu (39)
    • 2.9. Đạo đức nghiên cứu (39)
    • 2.10. Hạn chế, sai số của nghiên cứu và biện pháp khắc phục (40)
  • CHƯƠNG 3. Dự KIẾN KÉT QUẢ, BÀN LUẬN, KẾT LUẬN VÀ .KHUYẾN NGHỊ (0)
    • 3.1. Kết quả dự kiến (0)
    • 3.2. Bàn luận (52)
    • 3.3. Kết luận, khuyến nghị (53)
  • PHỤ LỤC (3)

Nội dung

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

Khái quát về thuốc kháng sinh

1.1.1 Khái niệm - Để biết thuốc kháng sinh là gì trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về thuốc. Theo tài liệu Dược học và thuốc thiết yếu thì: thuốc là cơ sở vật chất để dự phòng và điều trị bệnh Thuốc là phương tiện đặc hiệu, nếu không được quản lý chặt chẽ và không sử dụng chính xác về mọi mặt thì sẽ gây tác hại lớn đen sức khỏe và tính mạng con người [11] Theo luật dược thì khái niệm thuốc là chất hỗn hợp của các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin y tế, trừ thực phẩm chức năng [12]. Thuốc có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh, nhưng với liều lượng cao vượt mức chịu đựng của cơ thể thì thuốc trở nên độc [11].

Thuốc không phải là phương tiện duy nhất để phòng và chữa bệnh: nhiều bệnh không cần thuốc cũng khỏi Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn của nó ngay cả khi dùng với liều lượng đúng quy định [11].

Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng họp với nồng độ rất thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi sinh vật [13].

1.1.2 Lịch sử phát triển của thuốc kháng sinh

Từ lâu con người đã biết dùng nấm mốc trên đậu phụ để đắp chữa các vết thương nhỏ Nhiều thế kỷ trước tại châu Âu, châu Mỹ, người ta đà biết cách dùng bánh mỳ, ngô hay giày da cũ đã lên mốc để điều trị các vết lở loét, lên mủ ở da.

Chất kháng sinh được phát hiện và ứng dụng sớm nhất là Peniciline Năm 1928, nhà vi khuẩn học người Anh, Alexander Flemming, phát hiện ra Penicillin là kháng sinh có được từ nấm mốc Penicillinium notatum Năm 1941 kháng sinh Penicilline mới được sản suất tại trường đại học Oxford của Anh và được thử nghiệm trên 6 bệnh nhân [14].

Trong những thập niên 70, với sự phát triển của công nghệ dược phẩm, người ta đà sản suất được một loạt các Penicillin bán tổng hợp như Ampicillin, Amoxillin Đến đầu thập niên 80, thể giới đã sản xuất và đưa vào thị trường trên 50 loại Penicillin, 70 loại Cephalosporin, 12 loại Tetracillin, 8 loại Aminoglycosid, 3 loại Carbapennem, 9 loại Macrolid và một số Fluoroquinolon [14] Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều thuốc kháng sinh mới được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng, giúp con người chống lại các bệnh nhiễm khuẩn một cách có hiệu quả.

Có nhiều cách để phân loại kháng sinh:

1.1.3.1 Phân loại theo tỉnh nhạy cảm cùa vi khuân với kháng sinh:

- Kháng sinh có tác dụng kiềm khuẩn là những kháng sinh có tác dụng ức chế vi khuẩn, không để chúng sinh sản và phát triển.

- Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, những kháng sinh này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn [15].

1.1.3.2 Phân loại theo cơ chế tác dụng

- Nhóm kháng sinh có tác dụng ức chế sự thành lập vách tế bào vi khuẩn.

- Nhóm kháng sinh có tác dụng ức chế nhiệm vụ của màng tể bào.

- Nhóm kháng sinh có tác dụng ức chết tổng hợp Protein

- Nhóm kháng sinh có tác dụng ức chế tổng hợp Acid nucleic [15]

1.1.3.3 Phân loại khảng sinh theo cấu trúc hóa học Đây là cách phân loại phổ biến nhất Phân loại theo cấu trúc hóa học thì các kháng sinh được chia thành 11 nhóm như sau:

Nhóm Beta - Lactamin (Beta - Lactam): Penicillinm các Cephalosorin và các Beta lactam khác.

Nhóm Aminoglycosid (Aminosid): Amikacin, Steptomycin, Tobramycin

Nhóm kháng sinh chống nấm: Nystatin, Amophotericin B, Clotrimazol

Các dẫn suất của Sufamnilamit: Sulfaurazol, Sulfamethiozid,

Các Glycopeptid: Vancomycin, Teicoplamin Kháng sinh mới: Oxazolidinone, lipopeptide vòng [15]

Theo công văn số 1517/BYT-KCB ban hành ngày 06 tháng 03 năm 2008 quy định thuốc kháng sinh nằm trong danh mục thuốc phải kê đon và bán theo đơn của bác sĩ.

Vấn đề sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lí

Hội nghị Nairobi, Kenya năm 1985 đã định nghĩa về sử dụng thuốc hợp lý như sau:

“sử dụng hợp lý thuốc là việc đảm bảo cho người bệnh nhận được các thuốc thích hợp với yêu cầu của lâm sàng, liều lượng phù hợp với từng cá thể, trong thời gian vừa đủ và với giá thành thấp nhất cho mỗi người cũng như cộng đồng của họ.”

Với sự đa dạng về phân loại và tính năng khác nhau của thuốc kháng sinh cùng với tính năng riêng biệt của chúng, các nhà y học và điều trị học đã đề ra một số nguyên tắc chung về sử dụng thuốc kháng sinh an toàn và hợp lý như sau:

1.2.1 Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuân

Mỗi nhóm kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số vi khuẩn nhất định và hầu hết không có hiệu quả đối với các tác nhân gây bệnh khác như: virut, kí sinh trùng, nấm Do đó, chỉ nên chỉ định sử dụng kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn Việc sử dụng kháng sinh khi không có nhiễm trùng vừa dẫn đến thất bại trong quá trình trị liệu, gây tốn kém,vừa có thể mang lại các tác dụng có hại cho người bệnh, về mặt vi sinh học việc dùng bừa bãi kháng sinh còn có thể góp phần làm tăng các chủng đề kháng thuốc Đe quyết định việc sử dụng kháng sinh cần tiến hành các bước: thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm lâm sàng và tìm vi khuẩn gây bệnh; các bước đó giúp người bệnh và bác sĩ điều trị chẩn đoán chính xác được tình trạng nhiễm bệnh và có biện pháp điều trị và dùng thuốc phù hợp[16].

1.2.2 Phải lựa chọn kháng sinh họp lý. Để lựa chọn kháng sinh phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố:

- Độ nhạy của vi khuẩn gây bệnh đối với kháng sinh: để đánh giá độ nhạy của kháng sinh tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ Tuy nhiên, không phải hầu như lúc - nào chúng ta cũng có thể áp dụng được phương pháp kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh phù hợp nhất mà chỉ căn cứ vào lâm sàng và kết hợp với vị trí nhiễm khuẩn để dự đoán loại vi khuẩn gây bệnh.

- Vị trí nhiễm khuẩn: muốn điều trị thành công thì kháng sinh phải ngấm được vào ổ nhiễm khuẩn, như vậy người thầy thuốc phải nam được các dược động học của thuốc kháng sinh mới có thể lựa chọn được kháng sinh phù hợp Việc làm đó chỉ phần nào giúp các bác sĩ lựa chọn kháng sinh, tuy nhiên do đặc tính của vi khuẩn hoặc mức độ trầm trọng của nhiễm khuẩn mà có thể dẫn đến dùng kháng sinh thất bại [16].

- Cơ địa của bệnh nhân: mỗi cá nhân khác nhau có một đặc điểm cơ thể khác nhau cũng như sức đề kháng khác nhau Tùy theo bệnh nhân là người già, trẻ em hay phụ nữ có thai là người khỏe mạnh hay có mắc những bệnh mạn tính hoặc suy giảm chức năng một hoặc vài cơ quan bộ phận nào đó trong cơ thể mà người thầy thuốc có những quyết định sử dụng kháng sinh phù hợp, an toàn cho người sử dụng.

1.2.3 Phải sử dụng thuốc kháng sinh đúng thời gian quy định

Theo tài liệu của Bộ Y tế về hướng dẫn sử dụng kháng sinh thì liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân nặng, chức năng gan - thận, mức độ nặng của bệnh Liều lượng trong các tài liệu hướng dẫn của thuốc chỉ là gợi ý ban đầu vì không có liều chuẩn cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng Việc kê đơn không đủ liều, không đủ thời gian quy định sẽ dẫn đến thất bại điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc [17].

Trên thực tế, không có quy định cụ thể nào về độ dài của đợt điều trị với mọi nhiễm khuẩn, nhưng nguyên tắc chung là sử dụng kháng sinh đến khi hết vi khuẩn trong cơ thể cộng thêm 2-3 ngày ở những bệnh nhân thường và 5-7 ngày với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch Với những người nhiễm khuẩn nhẹ thì thường thời gian cho một đợt điều trị là 7-10 ngày, đối với nhiễm khuẩn nặng thì thời gian điều trị thường kéo dài hon [18]. Để sử dụng kháng sinh an toàn và hợp lý, các nguyên tắc sử dụng kháng sinh đúng giúp cho người sử dụng thuốc có thể sử dụng kháng sinh an toàn và hợp lý nhất: [19]

- Đi khám bệnh và dùng kháng sinh theo đon của bác sĩ, hướng dẫn của bác sĩ.

- Nên mua kháng sinh ở những cơ sở hợp pháp như: hiệu thuốc quốc doanh, hiệu thuốc có đăng kí, nhà thuốc có đăng ký.

- Khi mua kháng sinh phải yêu cầu người bán thuốc ghi rõ tên và hàm lượng thuốc trên từng loại thuốc riêng biệt.

- Khi dùng thuốc, không nên dùng nhiều loại kháng sinh phối họp trừ khi có yêu cầu cụ thể của bác sĩ với một sổ bệnh Khi cần phải uống nhiều loại thuốc thì phải pha riêng từng loại mà không nên uống chung Không nên pha thuốc kháng sinh với nước hoa quả, nước chè, Khi dùng kháng sinh cho trẻ em phải nhớ chú ý liều lượng theo tuổi hoặc cân nặng.

- Sử dụng kháng sinh cho trẻ em phải chú ý đến sự chỉ dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo chi dẫn ấy.

- Trong khi sử dụng kháng sinh, nếu thấy hiện tượng khó chịu, buồn nôn, mẩn ngứa phải ngừng thuốc ngay và đến khám lại ở các cơ sở y tế (CSYT).

- Không dùng kháng sinh theo kinh nghiệm truyền miệng hay sự mách bảo của người khác.

- Tuân thủ đúng theo đơn của bác sĩ.

- Chỉ dùng kháng sinh để chữa các bệnh nhiễm khuẩn, không dùng kháng sinh để phòng bệnh khi bệnh chưa xảy ra.

- Dùng kháng sinh phải đúng liều, đúng lúc và đủ thời gian.

Tình hình sử dụng, kháng kháng sinh trên thế giói và tại Việt Nam

1.3.1 Tình hình sử dụng kháng sinh

1.3.1.1 Tình hình sử dụng kháng sinh trên thế giói

Tình hình sử dụng kháng sinh ở một số nước trên thế giới cho thấy cả bệnh nhân và bác sĩ đều có những sai lầm trong việc sử dụng kháng sinh Những hình thức sử dụng kháng sinh không đúng xuất phát từ phía bác sĩ thể hiện qua việc kê đơn kháng sinh quá mức cần thiết; không kê đúng, đủ thuốc điều trị còn từ phía bệnh nhân là việc dùng thuốc quá liều hoặc không đủ liều, không tuân thủ thời gian điều trị [20].

Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh không theo đơn của bác sĩ mà tự mua thuốc tại các hiệu thuốc để điều trị là tình trạng xảy ra phổ biến, nhất là tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam Nghiên cứu cắt ngang của Skliros và cộng sự (2010) về tự sử dụng kháng sinh tại cộng đồng nông thôn tại Hy Lạp cho thấy: 44,6% sử dụng kháng sinh không đơn ít nhất một lần trong 12 tháng qua và 72,6% sử dụng thuốc không cần đơn là từ các hiệu thuốc tư nhân Các kháng sinh được tự sử dụng thường xuyên nhất là Amoxicillin 18,3%, Cefuroxime 7,9% Ciprofloxacin 2,3% Các triệu chứng thường nhất cho việc sử dụng kháng sinh không có đơn là sốt 41,2%, cảm lạnh thông thường 32,0% và đau họng là 20,6% [21].

Một cuộc khảo sát được tiến hành để ước tính sự phổ biến của việc sử dụng kháng sinh không an toàn hợp lý ở Jordan và đánh giá các yếu tố liên quan đến lạm dụng kháng sinh của Al-Azzam SL và cộng sự tại Jordan (2007) cho thấy: 39,5% sử dụng thuốc kháng sinh không có đơn và việc sử dụng kháng sinh không có đơn liên quan liên quan tới tuổi, thu nhập, thái độ hành vi Lý do của việc tự dùng kháng sinh là theo kinh nghiệm trước đây của họ về hiệu quả điều trị [22]. ỉ.3.1.2 Tình hình sử dụng kháng sinh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các bệnh nhiễm khuẩn vần luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế và tình hình bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm một tỷ lệ lớn nên kháng sinh vẫn là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất Hằng năm có tới gần 100 tấn kháng sinh các loại được nhập vào Việt Nam Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế, hàng năm thuốc nhập khẩu vào Việt Nam khoảng 350 - 400 triệu đô la, còn trong nước sản xuất khoảng 200 triệu đô la trong đó tỷ lệ kháng sinh chiếm 30 - 40% [23].

Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý diễn ra rất rộng rãi ở cộng đồng Điều tra Y tế quốc gia (2005) cho thấy hành vi tự mua thuốc về chữa không qua khám bệnh chiếm tới73% trên toàn quốc và là cách xử lý bệnh tật phổ biến của các gia đình trong cộng đồng hiện nay Mức độ bệnh càng nhẹ thì càng có khả năng người dân mua thuốc về tự điều trị [24].

Theo Nguyễn Quang Trung và cộng sự (2006) cho thấy: thói quen tự mua thuốc của người dân tại cácTiiệu thuốc tây trước khi đến khám và điều trị tại các cơ sở y tể rất dễ dàng, vì vậy người dân thường tự điều trị các bệnh thông thường mà không cần đi khám. Điều đó khiến cho bệnh nhiễm trùng tiến triển nặng hơn, tốn kém hơn mà lẽ ra có thể điều trị hiệu quả nếu được chỉ định đúng ngay từ ban đầu Như vậy, việc bán thuốc không cần đơn của các hiệu thuốc là rất phổ biến Hơn nữa, sự tuyên truyền giáo dục người dân về sử dụng kháng sinh của người dân còn hạn chế nên họ đã tự ý mua kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong những trường hợp như vậy [25],

Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc (2010) cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn Trong tổng số

2953 nhà thuốc được điều tra: có 499/2083 hiệu thuốc ở thành thị (chiếm tỷ lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn (chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê kháng sinh. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng doanh thu của hiệu thuốc Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn) Mua kháng sinh để điều trị ho 31,6% (thành thị) và sốt 21,7% (nông thôn).

Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là ampicillin/amoxicillin (29.1%), cephalexin (12.2%) và azithromycin (7.3%) Người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà không có đơn 49,7% (thành thị) và 28,2% (nông thôn) [10].

1.3.2 Tình hình kháng thuốc kháng sinh

Kháng kháng sinh là tình trạng các vi sinh vật (như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng) kháng lại các thuốc kháng sinh đã nhạy cảm với các vi sinh vật này trước đây Sinh vật đề kháng (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) có thể chịu được sự tấn công của các thuốc chống vi khuẩn (như thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút, thuốc chống sốt rét) dẫn đến việc áp dụng các phương pháp, thuốc điều trị đặc hiệu sẽ trở nên không hiệu quả, nhiễm khuẩn kéo dài (thậm chí gây tử vong) và có thể lây lan cho người khác [26],

Hiên nay kháng thuốc đang là vấn nạn toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Thống kê trên toàn thế giới mỗi năm có hàng trăm nghìn người chết do kháng thuốc, tiêu tốn hàng trăm tỷ USD cho van đề này Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan quốc tế đã chỉ ra kháng kháng sinh là mối đe dọa nghiêm trọng, trở thành thách thức đối với việc điều trị bệnh tật trong tương lai.

1.3.2.1 Tình hình kháng kháng sinh trên thế giói

Trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, vấn đề kháng thuốc đã trở nên báo động, nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh đã trở nên ngày càng kháng thuốc kháng sinh. Các kháng sinh “thế hệ một” gần như không được lựa chọn trong nhiều trường hợp Các kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, thậm chí cả một số kháng sinh thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” cũng đang mất dần hiệu lực Gánh nặng về chi phí điều trị do các bệnh nhiễm khuẩn gây ra khá lớn do việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền [10]. Năm 2011, tình hình lao kháng thuốc đang xảy ra ở hầu hết các quốc gia Toàn cầu có khoảng 640.000 trường hợp lao đa kháng thuốc (MDR - TB), trong số đó khoảng 9% là siêu kháng thuốc (XDR - TB) [27] Ký sinh trùng sốt rét Falciparum kháng với artemisinin đang nổi lên ở Đông Nam Á Đề kháng với thuốc chống sốt rét thế hệ trước đó như Chloroquine và Sulfadoxine-pyrimethamine là phổ biến ở hầu hết các nước lưu hành sốt rét [28].

Việc tiêp cận toàn cầu đối với các thuốc kháng vi rút để điều trị người bệnh HIV làm tăng nguy cơ kháng thuốc Sự kháng của vi rút đối với các thuốc này đang là mối đe dọa đối với loài người Khoảng 15% người bệnh được điều trị đã phải dùng đến các thuôc phác đồ bậc hai và bậc ba Chi phí các thuốc này gấp 100 lần so với các thuốc phác đồ bậc một [26], Sự kháng thuốc của HIV tăng lên đặt ra một thách thức cần phải duy trì chương trình tiếp cận toàn cầu ở các nước có thu nhập thấp Các nước này cần phải tăng cường các dịch vụ y tế và cải tiến chất lượng chăm sóc người nhiễm HIV để giảm tối thiểu việc lan truyền vi rút kháng thuốc.

Theo nghiên cứu giám sát của mạng lưới giám sát tác nhân kháng thuốc châu Á(Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens viết tắt ANSORP) từ tháng1/2000 đến tháng 6/2001 của 14 trung tâm từ 11 nước Đông Nam Á cho thấy tỷ lệ kháng cao của vi khuẩn s pneumoniae Trong sổ 685 chủng vi

1 khuẩn s pneumoniae phân lập được từ người bệnh, có 483 (52,4%) chủng không còn nhạy cảm với Penicillin, 23% ở mức trung gian và 29,4% đã kháng với Penicillin (MIC > 2mg/l) Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy tỷ lệ kháng Penicillin ở Việt Nam cao nhất (71,4%) tiếp theo là Hàn Quốc (54,8%), Hồng Kông (43,2%) và Đài Loan (38,6%) Tỷ lệ kháng Erythromycin cũng rất cao, ở Việt Nam là 92,1%, Đài Loan là 86%, Hàn Quốc là 80,6%, Hồng Kông là 76,8% và Trung Quốc là 73,9% số liệu từ nghiên cứu giám sát đa trung tâm đã chứng minh rõ ràng về tốc độ và tỷ lệ kháng của s pneumoniae tại nhiều nước châu Á những nơi có tỷ lệ mac bệnh nhiều nhất thế giới [29] Một nghiên cứu của mạng lưới giám sát kháng kháng sinh Hàn Quốc (Korean Nationwide Surveillance of Antimicrobial Resistance viết tắt KONSAR) của Yonsei Med J từ 2005-2007 ở các bệnh viện Hàn Quốc cho thấy s aureus kháng Methicillin 64%; K pneumoniae kháng Cephalosporin thế hệ 3 là 29%; E coli kháng Fluoroquinolone 27%, p aeruginosa kháng 33%, Acinetobacter spp kháng 48%; p aeruginosa kháng Amikacin 19%, Acinetobacter spp kháng 37% E faecium kháng Vancomycin và Acinetobacter spp kháng Imipenem tăng lên dần Tỷ lệ kháng phát hiện tại các phòng xét nghiệm của E coli và K. pneumoniae đối với Cephalosporin thế hệ 3 và p aeruginosa đối với Imipenem cao hơn trong bệnh viện [30].

Một số nghiên cứu liên quan tói tự sử dụng kháng sinh

Nghiên cứu của Vaden Eng J và cộng sự về sử dụng kháng sinh của người dân tại 5 bang của Mỹ (Califonia, Connecticut, Geogia, Maryland, Minnesota, New York) thông qua 10780 cuộc phỏng vấn bằng điện thoại cho thấy 27% tin rằng bệnh cảm lạnh sẽ không nặng lên nếu có dùng kháng sinh Có 28% tin rằng uống kháng sinh khi có cảm lạnh sẽ khỏi nhanh hơn 55% không nhận thức được rằng dùng thuốc kháng sinh không đúng cách sẽ có hại cho sức khỏe 56% cho rằng sẽ có kháng thuốc nếu sử dụng kháng sinh không đúng cách [35] Điều này cho thấy người dân vẫn quan niệm sai lầm về tác dụng của thuốc kháng sinh và kém hiểu biết về tác hại của thuốc.

Nghiên cứu việc tự sử dụng kháng sinh của 540 hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi tại Mongolia (2010) cho thấy: 42,3% người chăm sóc cho trẻ không cần đơn trong 6 tháng trước khi điều tra Điều trị các triệu chứng ho (84%), sốt (66%), chảy nước mũi (65%) và đau họng (60%) Thuốc được sử dụng nhiều nhất là Amoxicillin 58% Nguồn cung cấp chủ yếu là các nhà thuốc tư nhân 86% Việc sử dụng kháng sinh không có đơn liên quan với việc dự trừ kháng sinh tại nhà [36].

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành đối với sử dụng kháng sinh và kháng khuẩn ở Jordan trên 1060 người lớn cho kết quả: trong 41% người nhận được kháng sinh đường uống trong hai tháng qua thì có tới 38% mua thuốc kháng sinh mà không có đơn thuốc 32% những người nhận được thuốc kháng sinh không hoàn thành quá trình điều trị được khuyến cáo Phần lớn (70%) người được hỏi vẫn chưa biết tới kháng thuốc kháng sinh [37].

Nghiên cứu về tự dùng thuốc kháng sinh của các sinh viên đại học không thuộc ngành y của Karachi cho kết quả: 47,6% số sinh viên trả lời rằng tự dùng thuốc kháng sinh để điều trị Amoxicillin là thuốc kháng sinh được tự sử dụng nhiều nhất (41,4%) Có tới 63,1% sinh viên không có kiến thức về thuốc kháng sinh và kháng kháng sinh và chỉ 19,9% biết chính xác rằng việc sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể dẫn đến tình trạng tăng kháng kháng sinh [38]

Nghiên cứu về tự dùng thuốc kháng sinh ở Ả Rập Saudi tiến hành trên 1264 người dân cho thấy: 34% số người được hỏi đã sử dụng kháng sinh mà không cần đon của bác sĩ và 81,3% trong số họ biết rằng nó có thể gây hại cho sức khỏe Kháng sinh được tự sử dụng nhiều nhất là Amoxicillin / Clavulanic acid (45,1%), sau đó là Amoxicillin (39,9%) Các bệnh phổ biến nhất và lý do để tìm kiếm kháng sinh mà không cần toa là viêm

Amiđan (76,7%) và kinh nghiệm trước đây của việc sử dụng một loại kháng sinh là

52,1% Nguồn chính của việc tự dùng thuốc kháng sinh là đơn thuốc cũ của bác sĩ (36,6%) [39],

Nghiên cứu của Okumura và cộng sự (2002) tại cộng đồng nông thôn Việt Nam cho thấy 40-60% người ờ Việt Nam tự sử dụng thuốc Trong số 505 hộ, 138 dự trữ thuốc trong nhà Thuốc kháng sinh này được lưu giữ chủ yếu cho ho và tiêu chảy Nghiên cứu này cho thấy rằng niềm tin sai lầm về thuốc men và thái độ không mong muốn đối với thuốc là phổ biến [40].

Trong nghiên cứu của Trịnh Ngọc Quang về kiến thức thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của các hộ gia đình xã Việt Đoàn, Tiên Du - Bắc Ninh năm 2006 cho thấy kiến thức chung về sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, lợp lý còn hạn chế (54,2%). Hiểu biết về sử dụng kháng sinh đúng cách còn thấp (20%) Nghiên cứu cho thấy vẫn còn một số thái độ chưa đúng như kì vọng quá mức vào thuốc kháng sinh, cho rang chất lượng kháng sinh sẽ tốt nếu do bác sĩ tư bán và giá càng cao thì thuốc càng tốt không có ý thức thuân thủ về thời gian và liều lượng khi điều trị bàng kháng sinh [41].

Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng kháng sinh trong người dân xã La Phù, huyện Hoài Đức, Thành phổ Hà Nôi năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Thanh, cho thấy tỷ lệ tự sử dụng kháng sinh của người dân trong xã là 66,8% 40,6% người dân tự sử dụng kháng sinh dưới 03 ngày và nguồn thuốc chủ yếu là từ nhà thuốc tư nhân (43,6%) Lý do chính là người bệnh cho rằng bệnh nhẹ (33, 8%) và tin vào kinh nghiệm bản thân (27, 1%) Nghề nghiệp, mua thuốc từ hiệu thuốc tư nhân, từng có triệu chứng tương tự và thiếu lời khuyên của cán bộ y tế là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tự sử dụng kháng sinh [42],

Nghiên cứu của Phạm Quỳnh Anh về thực hành sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2017 cho kết quả: về thực hành sử dụng kháng sinh cho trẻ dưới 5 tuổi có thực hành đạt ở mức trung bình, chiếm 52,9% Tỷ lệ bà mẹ sử dụng kháng sinh cho trẻ không theo đơn của bác sĩ là 26,2%.

Tỷ lệ bà mẹ tự quyết định thời gian sử dụng kháng sinh cho con là 38%, tự quyết định liều lượng sử dụng kháng sinh cho con là 26,7% [43].

Nhìn chung, các nghiên cứu trên là nghiên cứu mô tả, tập trung chủ yếu vào, mô tả và phân tích về kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu Trong các nghiên cứu đó,mặc dù có đề cập đến kiến thức và thái độ về tự sử dụng thuốc kháng sinh nhưng chưa nghiên cứu nào chỉ ra những thái độ và nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng tự ý sử dụng thuốc kháng sinh Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi có bổ sung thêm một số câu hỏi về thái độ sử dụng thuốc kháng sinh và các câu hỏi phỏng van về các nguyên nhân dẫn đến thực trạng tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh của người dân Bên cạnh đó sự tác động của các chính sách quản lý dược được nhóm nghiên cứu nhận định có ảnh hưởng không nhỏ đến thực trạng sử dụng thuốc của người dân hiện nay Đây là điều mà các nghiên cứu trước ít đề cập đến Với việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, sử dụng các câu hỏi phỏng vấn sâu nghiên cứu mong rằng sẽ tìm hiểu được thực trạng và một số nguyên nhân dần tới hành vi tự sử dụng thuốc kháng sinh của người dân xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng- Hà Nội, từ đó có thể đưa ra được những thông tin và khuyến nghị nhằm cải thiện tình trạng trên.

1.5 Các yếu tố ảnh hưỏng tói việc tự sử dụng thuốc kháng sinh của người dân 1.5.1 Các yếu tố thuộc về cá nhân người tự sử dụng thuốc kháng sinh

Trong báo cáo của Bộ Y Tế về kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc đã chỉ ra rằng việc sử dụng quá liều, dưới liều hoặc lạm dụng thuốc kháng khuẩn đều gây ra tình trạng kháng thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kháng thuốc xuất hiện, biến đổi và lây lan Thực tế, nhiều người bệnh mua kháng sinh khi không có đon của thầy thuốc, sử dụng kháng sinh để điều trị đối với trường họp không do bệnh lý nhiễm khuẩn gây ra, sử dụng kháng sinh, thuốc không phù hợp với loại, chủng vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây ra, sử dụng không đúng liều lượng, hàm lượng, thời gian sử dụng [44] Theo nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng kháng sinh trong người dân xã La Phù, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội năm 2011, kết quả cho thấy tỷ lệ tự sử dụng kháng sinh của người dân trong xã là 66,8% Lý do chính là người bệnh cho rằng bệnh nhẹ (33,8%) và tin vào kinh nghiệm bản thân (27,1%) Nghề nghiệp, mua thuốc từ hiệu thuốc tư nhân, từng có triệu chứng tương tự và thiếu lời khuyên của cán bộ y tế là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tự sử dụng kháng sinh [42].

Một yếu tố quan trọng dẫn tới việc tự ý mua và sử dụng kháng sinh là thiếu kiến thức về công dụng, tác dụng phụ cũng như cách sử dụng họp lý Trong một cuộc điều tra được thực hiện ở Hà Nội, khi được hỏi về tác dụng của kháng sinh, có 34,5% số người được hỏi trả lời để chữa bệnh nhiễm trùng, 19% cho là chữa đau họng, 9,8% trả lời dùng để chữa ho, 8,4% để chừa sốt, 2,4% để chữa tiêu chảy, còn lại không biết kháng sinh dùng để làm gì [45] Trong nghiên cứu về thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã Đông Ket, Khoái Châu, Hưng Yên năm 2013 của Nguyễn Thị Quỳnh Trang đã chỉ ràng có mối liên quan giữa thái độ hành vi, nghề nghiệp, người khuyên sử dụng thuốc kháng sinh của bà mẹ với thực hành sử dụng thuốc kháng sinh Bà mẹ ở nhóm nghề cán bộ viên chức có thực hành đạt về sử dụng kháng sinh là 71%, ở nhóm nghề khác có thực hành đạt là 29,9% Bà mẹ có thái độ hành vi từ trung học phổ thông trở lên có thực hành đạt về sử dụng kháng sinh là 56,7%, có thái độ hành vi từ trung học cơ sở trở xuống có thực hành đạt là 8,2% [46] Như vậy, việc thực hành sử dụng kháng sinh ở nhóm bà mẹ làm nông dân công nhân, buôn bán nội trợ còn rất thấp Nghiên cứu của Nguyễn

Văn Huy về thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã, thị trấn huyện Tiên Du, Bắc Ninh năm 2003 cho thấy: đối tượng hay đi mua thuốc kháng sinh là phụ nữ (chiếm >80%) từ 20-35 tuổi và 36-46 tuổi; nghề nghiệp chủ yếu là buôn bán và nông dân; trình độ học vấn chủ yếu là cấp hai [45],

Thói quen tự chữa trị và “bắt chước” đon thuốc của người dân dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh tùy tiện, góp phần làm gia tăng sự kháng thuốc [44], Trong báo cáo của Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính đã chỉ ra một nghiên cứu thực hiện năm 2007 nhăm đánh giá kiến thức về sử dụng kháng sinh ở khu vực nông thôn Việt Nam cho thấy, mặc dù đã có các tài liệu hướng dẫn, kiến thức về sử dụng kháng sinh của người dân vẫn còn rất hạn chế Các cán bộ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường cung cấp kháng sinh một cách không cần thiết cho các trường hợp cảm cúm thông thường Khi kháng sinh được sử dụng, loại, liều dùng, thời gian điều trị thường không tuân thủ theo hướng dần [47], Bên cạnh đó, trình độ cán bộ y tế, trang thiết bị của một số cơ sở y tế, đặc biệt ở các tuyến dưới, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế chưa có điều kiện, khả năng làm kháng sinh đồ nên người bệnh không được sử dụng kháng sinh hợp lý [44]. ở nước ta, mô hình chi trả bằng bảo hiểm y tế, thương mại hóa ngành dược, và bãi bỏ quy định về kinh doanh nhỏ lẻ đối với thuốc đã đem lại nhiều cải thiện đáng kể về chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Tuy nhiên, các yếu tô này cũng dẫn đến việc tăng tỉ trọng chi phí y tế từ tiền túi người bệnh nhân trong tổng chi phí y tế [45] Khi mà người bệnh phải bỏ tiền túi cho các dịch vụ y tế thì khả năng cao họ sẽ tự điều trị với những bệnh nhẹ, chưa cần đến các cơ sở y tế để chăm sóc Khi đó, họ sẽ tự mua thuốc mà không cần các chẩn đoán phù họp.

1.5.1 Các yếu tố cung cấp, quản lý các dịch vụ y tế và yếu tố khác

Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Xã Hồng Hà nằm ở phía bắc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội Phía bắc giáp với huyện Mê Linh, phía đông 'giáp với xã Liên Hồng, phía nam giáp xã Hạ Mỗ và phía tây giáp với xã Trung Châu Hồng Hà là một xã ven song Hồng với diện tích đất tự nhiên là 996,93 ha gồm vùng đồng bàng và vùng bãi bồi sông Hồng Do ảnh hưởng của dòng chảy sông nên năm lở, năm bồi, địa hình không bàng phang, có nhiều bãi cát khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Hồng Hà là một xã đông dân cư, tổng số người dân trong xã tính đến hết năm 2017 là

13081 người với tổng sổ hộ là 3203 hộ gia đình trong đó người dân chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, đậu phụ, nấu rượu và kinh doanh vật liệu xây dựng như cát sỏi, đời sống còn gặp nhiều khó khăn Do chủ yếu làm nghề nuôi lợn, nấu rượu và làm đậu, người dân thường xuyên tiếp xúc nhiều với bếp than, tỉ lệ người dân trong xã mắc các bệnh về hô hấp khá cao so với các bệnh khác Trong số 2690 lượt khám bệnh tại trạm y tế xã năm 2017, người dân đến khám mắc các bệnh về hô hấp chiếm 450 lượt người, cao hon so với các bệnh khác Đây chỉ là con số được thống kê qua trạm y tế, trên thực tế tình trạng người dân mắc các bệnh về hô hấp không đi khám mà tự ý chừa trị diễn ra phổ biến và chiếm tỷ lệ lớn Hơn thế nữa, trình độ dân trí và điêu kiện kinh tế của người dân vẫn còn hạn chế nên việc tự đi mua thuốc điều trị bệnh xảy ra khá thường xuyên Theo khảo sát nhanh, toàn xã có 11 hiệu thuốc lớn nhỏ và 3 phòng khám nhỏ tại nhà của một bác sĩ làm việc trong bệnh viện huyện về mở, 3 phòng khám nha khoa, xã cách bệnh viện huyện khoảng 7km, đa số người dân được hỏi đêu nói là tự đi mua thuốc, chỉ có bệnh nào nặng mới cho đi bệnh viện Năm 2017, có một trường hợp bé gái 8 tuổi do không được đưa đi khám và bố mẹ tự ý đi mua thuốc điều trị tại nhà mà sau 1 tuần điều trị không khỏi, bé được đưa đi viện và tử vong sau đó 2 ngày vì bệnh viêm phổi đã tiến triển nặng Tình trạng tự điều trị bệnh tại nhà lâu ngày không khỏi dẫn đến phải đi bệnh viện diễn ra khá nhiều và chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuôi do bố mẹ chủ quan tự điều trị ở nhà.

Khung lý thuyết

Khung lý thuyết được xây dựng dựa vào quá trình tổng quan tài liệu và tham khảo một số nghiên cứu về tự sử dụng kháng sinh của người dân tại Việt Nam Khung lý thuyết gồm có 4 yếu chính ảnh tới tự sử dụng kháng sinh trong cộng đồng Yếu tố đầu tiên thuộc về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu sẽ tiến hành mô tả thực trạng và tìm hiểu một số ảnh hưởng tới việc sự sử dụng kháng sinh liên quan đến bản thân đối tượng nghiên cứu như tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế, tình trạng bệnh tật, tình trạng tham gia bảo hiểm y tế, cùng với đó là kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành sử dụng kháng sinh của đối tượng Yếu tố chính thử hai đó là về cung cấp dịch vụ y tế Các yếu tố về khoảng cách, giá thành của dịch vụ, thủ tục hành chính cũng như lời khuyên hướng dẫn của cán bộ y tế cũng là các yếu tố tác động tới hành vi tự sử dụng kháng sinh của đối tượng Yeu tố thứ ba là sự sẵn có của các hiệu thuốc tư nhân cùng với giá thành các loại thuốc kháng sinh còn thấp, tư vấn của các dược sĩ bán thuốc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc tự sử dụng thuốc kháng sinh Cuối cùng là các yếu tố khác như truyền thông, chế tài pháp luật cùng với phong tục tập quán tác động tới việc tự sử dụng kháng sinh của đối tượng nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu

Thòi gian và địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018.

- Địa điểm nghiên cứu: Xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, kết hợp định tính và định lượng.

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

• Nghiên cứu sử dụng công thức cỡ mẫu cắt ngang một tỷ lệ:

+ n: cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu.

+ p: tỷ lệ ước lượng tự sử dụng thuốc kháng sinh của đối tượng nghiên cứu Trong trường hợp này, nghiên cứu chọn p=0,668, đây là tỷ lệ tự sử dụng kháng sinh của người dân trong nghiên cứu về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng kháng sinh trong người dân xã La Phù, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Thanh [42].

+ d: độ chính xác tuyệt đối mong muốn, chọn d = 0,1.

+ a/2: hệ số giới hạn tin cậy; Z| a/2 = 1,96 ở độ tin cậy 95% khi chọn a=0,05.

Thay so vào công thức và làm tròn, ta có: n = 85 đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, để tăng thêm độ tin cậy của mẫu và giảm bớt sai số, nghiên cứu đã tăng tỷ lệ cỡ mẫu lên 10% Như vậy, có tổng số 94 hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu là xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội được đưa vào mẫu nghiên cứu.

• Phương pháp chọn mầu: dựa vào danh sách các hộ gia đình trên địa bàn xã, chọn hộ gia đình cần phỏng vấn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống Cách tiến hành như sau:

• K được tính là tổng số hộ gia đinh trên địa bàn xã Hồng Hà, danh sách này đã được lập sẵn theo tứ tự từ cụm 1 tới cụm 9.

• Hộ gia đình đầu tiên sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên bằng phần mềm excel, sử dụng lệnh random bettwen chọn ngẫu nhiên số thứ tự từ 1 đến 9 Sau khi lựa chọn được hộ gia đình đầu tiên (i), hộ gia đinh thứ 2 sẽ là (i+k), thứ 3 sẽ là (i+2k), Các hộ gia đình còn lại được tiến hành tương tự cho đến khi đủ 94 hộ gia đình cần chọn.

Trong trường họp hộ gia đình được chọn không đồng ý tham gia nghiên cứu thì chọn gia đình khác theo tiêu chí nhà liền nhà.

- Chọn mẫu chủ đích các bên liên quan đến nghiên cứu bao gồm:

• 2 người bán thuốc hợp pháp

• 1 y bác sĩ phụ trách điều trị tại trạm y tế trên địa bàn xã Hồng Hà- Đan Phượng- Hà Nội.

• Cỡ mẫu này là dự kiến, có thể được thay đổi trong quá trình tiến hành thu thập thông tin cho đến khi thông tin được bão hòa. về đối tượng là người dân, nghiên cứu sẽ tiến hành chọn mẫu có chủ đích, tức là trong quá trình thu thập số lượng sẽ chọn chủ đích khoảng 6 người để tiến hành phỏng vấn sâu hơn về vấn đề tự sử dụng thuốc kháng sinh, trong đó 3 đối tượng là nam và 3 đối tượng là nữ. về đối tượng là y bác sĩ tại trạm y tế và người bán thuốc hợp trên địa bàn xã thì nghiên cứu sẽ chọn 1 y bác sĩ trong trạm y tế và 2 cơ sở bán thuốc có nhiều người dân tới mua thuốc nhất để tìm hiểu về cách tư vấn người dân mua thuốc để chữa bệnh của y bác sĩ trong trạm cũng như là quy trình bán thuốc và tư vấn sử dụng thuốc của cơ sở bán thuốc trên địa bàn.

2.5 Phuong pháp thu thập số liệu

- Định lượng: áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân

- Định tính: phỏng vấn sâu đê tiến hành hỏi và thảo luận nham thu được thông tin chính xác và cụ thể nhất từ các đối tượng được phỏng vấn.

- Định lượng: nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu cho nghiên cứu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn Nội dung bộ câu hỏi hiện tại chưa được chuẩn hóa mà được thiết kế dựa trên quá trình tổng quan tài liệu và tham khảo bộ câu hỏi trong nghiên cứu về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng kháng sinh trong người dân xã La Phù, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội năm 2011 của tác giả Nguyền Thị Thanh [42] Bộ câu hỏi gồm 2 nhóm biến số chính: đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu và thực trạng tự sử dụng kháng sinh của đối tượng nghiên cứu (chi tiết xem phụ lục 1)

- Định tính: nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu dựa trên bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu người dân, cán bộ y tế và người bán thuốc, trong quá trình phỏng vấn có sử dụng thiết bị ghi âm ,

2.5.3 Phương pháp thu thập số liệu

- Định lượng: tiến hành thu thập sổ liệu bàng phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi thiết kế sẵn Điều tra viên là sinh viên trường đại học Y tế công cộng.

- Định tính: điều tra viên tiến hành phỏng vấn sâu đối tượng nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 20-30 phút dựa trên bản hướng dẫn phỏng vấn sâu đã được thiết kế Điều tra viên sẽ bố trí địa điểm nghiên cứu sao cho đối tượng nghiên cứu được thoải mái nhất, đồng thời khi tiến hành phỏng vấn sẽ thu băng ghi âm giúp cho việc xử lý và phân tích thông tin sau này.

Bảng 2.1 Bảng biến số nghiên cứu

Tên biến Định nghĩa biến số Phân loại biến Nguôn thu thập

Nhóm biến số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Số năm từ khi sinh ra đến năm 2018 (tính năm dương lịch) Liên tục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Giới tính Là giới tính sinh học của đối tượng Nhị phân

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Nghề nghiệp hiện tại Nghề đem lại thu nhập chính cho đối tượng nghiên cứu Danh mục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Trình độ học vấn Bậc học cao nhất mà đối tượng được học

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Bảo hiểm y tế Người tham gia bảo hiểm y tế ở cơ quan bảo hiểm và được hưởng các quyền lợi, chế độ khi đi khám bệnh

Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Kinh tế gia đình Tổng thu nhập/tổng số người trong gia đình của đối tượng nghiên cứu

Thứ bậc Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Nhóm biến số về thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của đối tượng nghiên cứu

Tình trạng ốm trong vòng 1 tháng qua

Trình trạng biểu hiện khi có các triệu chứng, biểu hiện khác thường làm cho người có cảm giác khó chịu, mệt mỏi.

Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Biểu hiện khi bị ốm Các bệnh, triệu chứng, dấu hiệu mà người ốm dùng kháng sinh đe chừa bệnh Danh mục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Tới cơ sở y te khám Đến cơ sở y tể để được khám chữa bệnh khi có các biểu hiện ốm đau

Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Có sử dụng thuốc kháng sinh không

Sử dụng kháng sinh để chữa bệnh khi bị bệnh Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ

Tình trạng được bác sĩ khám và kê đon thuốc kháng sinh cho không

Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Mua thuốc kháng sinh Nơi mà đối tượng nghiên cứu mua thuốc kháng sinh về sử dụng

Danh mục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Quầy thuốc tư nhân ở địa phương có được cấp phép hoạt động không

Tình trạng được cấp giấy phép hoạt động của các quầy thuốc tư nhân

Danh mục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Người bán thuốc có yêu cầu anh/chị cho xem đơn thuốc không?

Trước khi bán thuốc, người bán thuốc có yêu cầu cho xem đơn thuốc hay không Nhị phân

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng và định tính

Người bán thuốc hướng dẫn cách sử dụng thuốc

Thuốc được hướng dẫn bởi người bán thuốc trước khi bán không

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng và định tính

Loại kháng sinh sử dụng

Thuốc kháng sinh thuộc loại nào hay không Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Sử dụng kháng sinh để điều trị kéo dài trong bao bao lâu

Sử dụng kháng sinh để điều trị kéo dài như thế nào Danh mục

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn

Kháng sinh có được uống thuốc đúng theo hương dẫn sử dụng không Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Xử lý khi quên không uống thuốc

Cách đối tượng nghiên cứu xử lý khi quên không uống thuốc

Danh mục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Gặp phải các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh khi sử dụng

Có hay không gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Khi bị như vậy anh chị đã làm gì Xử trí khi bị gặp phải các tác dụng phụ của thuốc

Danh mục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Tự ỷ thay đổi liều lượng thuốc đã được hướng dẫn

Có hay không tự ý thay đổi liều lượng được hướng dẫn Nhị phân

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Tại sao anh/chị lại không đi khám và sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ?

Lý do người bệnh không đi khám khám và sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng và định tính

Từng nghe nói về thuốc kháng sinh

Thông tin được nghe về thuốc kháng sinh qua bất kỳ phương tiện nào

Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Kiến thức về kháng sinh

Các kiến thức về thuốc kháng sinh của đối tượng nghiên cứu Danh mục Phỏng van qua bộ câu hỏi định tính

Rào cản nào khiến anh/chị không tới cơ sở khám chừa bệnh để được khám và điều trị

Rào cản thuộc về phía đối tượng khiến họ không tới cơ sở y tế khám bệnh Danh mục

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng và định tính

Truyền thông đại chúng về nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh Đối tượng nghiên cứu được nghe bất kỳ phương tiện truyền thông nào về nguyên tắc sử dụng kháng sinh hay chưa

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng và định tính

Cán bộ y tế tư vấn về nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh

Trước nghiên cứu thì đối tượng đã được nghe cán bộ y tế tư vấn về cách sử dụng kháng sinh hay chưa

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng và định tính

Tăng cường truyền thông về cách sử dụng kháng sinh hợp lý và đúng cách

Có hay không việc tăng cường truyền thông về cách sử dụng kháng sinh hợp lý, đúng cách

Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

2.7 Khái niệm dùng trong nghiên cứu

Tự sử dụng kháng sinh là tình trạng tự dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị các rối loạn hoặc triệu chứng mà không theo sự khám bệnh và kê đon của bác sĩ [50]

2.8 Xử lý và phân tích số liệu

- Định lượng: số liệu sau khi được thu thập xong sẽ được xử lý và nhập liệu bàng phần mềm Epi data 3.1 Sau đó số liệu sẽ được làm sạch và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0 Nghiên cứu sẽ sử dụng các thống kê mô tả để mô tả thông tin chung của đối tượng nghiên cứu, thực trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh Các thống kê phân tích như kiểm định T-test, khi bình phương, để phân tích các mối liên quan.

- Định tính: băng ghi âm sẽ được gỡ băng và ghi lại toàn bộ một cách trung thực Nghiên cứu viên sẽ đọc và tóm tắt lại thông tin Thông tin được mã hóa theo chủ đề Trong quá trình phân tích, nếu phát hiện ra những nội dung mới thì sẽ tiến hành bổ sung thêm mã Kết quả thu được từ nghiên cứu định tính sẽ được dùng để bổ sung và giải thích cho kết quả nghiên cứu định lượng Số liệu được phân tích theo chủ đề, không sử dụng phần mềm.

Nghiên cứu được thực hiện khi được hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế Công cộng thông qua.

Bien số nghiên cứu

Bảng 2.1 Bảng biến số nghiên cứu

Tên biến Định nghĩa biến số Phân loại biến Nguôn thu thập

Nhóm biến số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Số năm từ khi sinh ra đến năm 2018 (tính năm dương lịch) Liên tục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Giới tính Là giới tính sinh học của đối tượng Nhị phân

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Nghề nghiệp hiện tại Nghề đem lại thu nhập chính cho đối tượng nghiên cứu Danh mục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Trình độ học vấn Bậc học cao nhất mà đối tượng được học

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Bảo hiểm y tế Người tham gia bảo hiểm y tế ở cơ quan bảo hiểm và được hưởng các quyền lợi, chế độ khi đi khám bệnh

Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Kinh tế gia đình Tổng thu nhập/tổng số người trong gia đình của đối tượng nghiên cứu

Thứ bậc Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Nhóm biến số về thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của đối tượng nghiên cứu

Tình trạng ốm trong vòng 1 tháng qua

Trình trạng biểu hiện khi có các triệu chứng, biểu hiện khác thường làm cho người có cảm giác khó chịu, mệt mỏi.

Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Biểu hiện khi bị ốm Các bệnh, triệu chứng, dấu hiệu mà người ốm dùng kháng sinh đe chừa bệnh Danh mục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Tới cơ sở y te khám Đến cơ sở y tể để được khám chữa bệnh khi có các biểu hiện ốm đau

Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Có sử dụng thuốc kháng sinh không

Sử dụng kháng sinh để chữa bệnh khi bị bệnh Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ

Tình trạng được bác sĩ khám và kê đon thuốc kháng sinh cho không

Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Mua thuốc kháng sinh Nơi mà đối tượng nghiên cứu mua thuốc kháng sinh về sử dụng

Danh mục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Quầy thuốc tư nhân ở địa phương có được cấp phép hoạt động không

Tình trạng được cấp giấy phép hoạt động của các quầy thuốc tư nhân

Danh mục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Người bán thuốc có yêu cầu anh/chị cho xem đơn thuốc không?

Trước khi bán thuốc, người bán thuốc có yêu cầu cho xem đơn thuốc hay không Nhị phân

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng và định tính

Người bán thuốc hướng dẫn cách sử dụng thuốc

Thuốc được hướng dẫn bởi người bán thuốc trước khi bán không

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng và định tính

Loại kháng sinh sử dụng

Thuốc kháng sinh thuộc loại nào hay không Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Sử dụng kháng sinh để điều trị kéo dài trong bao bao lâu

Sử dụng kháng sinh để điều trị kéo dài như thế nào Danh mục

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn

Kháng sinh có được uống thuốc đúng theo hương dẫn sử dụng không Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Xử lý khi quên không uống thuốc

Cách đối tượng nghiên cứu xử lý khi quên không uống thuốc

Danh mục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Gặp phải các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh khi sử dụng

Có hay không gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Khi bị như vậy anh chị đã làm gì Xử trí khi bị gặp phải các tác dụng phụ của thuốc

Danh mục Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Tự ỷ thay đổi liều lượng thuốc đã được hướng dẫn

Có hay không tự ý thay đổi liều lượng được hướng dẫn Nhị phân

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Tại sao anh/chị lại không đi khám và sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ?

Lý do người bệnh không đi khám khám và sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng và định tính

Từng nghe nói về thuốc kháng sinh

Thông tin được nghe về thuốc kháng sinh qua bất kỳ phương tiện nào

Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Kiến thức về kháng sinh

Các kiến thức về thuốc kháng sinh của đối tượng nghiên cứu Danh mục Phỏng van qua bộ câu hỏi định tính

Rào cản nào khiến anh/chị không tới cơ sở khám chừa bệnh để được khám và điều trị

Rào cản thuộc về phía đối tượng khiến họ không tới cơ sở y tế khám bệnh Danh mục

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng và định tính

Truyền thông đại chúng về nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh Đối tượng nghiên cứu được nghe bất kỳ phương tiện truyền thông nào về nguyên tắc sử dụng kháng sinh hay chưa

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng và định tính

Cán bộ y tế tư vấn về nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh

Trước nghiên cứu thì đối tượng đã được nghe cán bộ y tế tư vấn về cách sử dụng kháng sinh hay chưa

Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng và định tính

Tăng cường truyền thông về cách sử dụng kháng sinh hợp lý và đúng cách

Có hay không việc tăng cường truyền thông về cách sử dụng kháng sinh hợp lý, đúng cách

Nhị phân Phỏng vấn qua bộ công cụ định lượng

Khái niệm dùng trong nghiên cứu

Tự sử dụng kháng sinh là tình trạng tự dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị các rối loạn hoặc triệu chứng mà không theo sự khám bệnh và kê đon của bác sĩ [50]

Xử lý và phân tích số liệu

- Định lượng: số liệu sau khi được thu thập xong sẽ được xử lý và nhập liệu bàng phần mềm Epi data 3.1 Sau đó số liệu sẽ được làm sạch và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0 Nghiên cứu sẽ sử dụng các thống kê mô tả để mô tả thông tin chung của đối tượng nghiên cứu, thực trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh Các thống kê phân tích như kiểm định T-test, khi bình phương, để phân tích các mối liên quan.

- Định tính: băng ghi âm sẽ được gỡ băng và ghi lại toàn bộ một cách trung thực Nghiên cứu viên sẽ đọc và tóm tắt lại thông tin Thông tin được mã hóa theo chủ đề Trong quá trình phân tích, nếu phát hiện ra những nội dung mới thì sẽ tiến hành bổ sung thêm mã Kết quả thu được từ nghiên cứu định tính sẽ được dùng để bổ sung và giải thích cho kết quả nghiên cứu định lượng Số liệu được phân tích theo chủ đề, không sử dụng phần mềm.

Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện khi được hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế Công cộng thông qua.

Nghiên cứu được sự đồng ý của chính quyền địa phương và không ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của địa phương Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu rủi ro khi tham gia, tính riêng tư, bảo mật khi tham gia nghiên cứu Sau đó được đọc trang thông tin về nghiên cứu và được yêu cầu kí vào giấy chấp thuận tham gia nghiên cứu nếu đồng ý tham gia Thông tin thu thập được từ đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật, chỉ có nghiên cứu viên mới được quyền tiếp cận số liệu.

Hạn chế, sai số của nghiên cứu và biện pháp khắc phục

2.10.1 Hạn chế của nghiên cứu

Hạn chế của nghiên cứu chỉ được tiến hành trên phạm vi một xã nên không mang tính đại diện cho quần thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn.

Nguồn lực của nghiên cứu có hạn nên cũng ảnh hưởng phần nào tới kết quả nghiên cứu.

2.10.2 Sai số và cách khắc phục

- Sai số nhớ lại: đối tượng nghiên cứu không nhớ được bệnh từng mắc hoặc thuốc mình đã dùng để chữa trị □

- Sai số trong quá trình thu thập và xử lý số liệu: điều tra viên hiểu không hết bộ câu hỏi nghiên cứu khiến hiểu lầm và hỏi sai so với mục tiêu ban đầu Quá trình nhập liệu và xử lý số liệu có thể diễn ra sai sót.

Tập huấn điều tra viên về kĩ năng phỏng vấn và cách thức điên phiếu. Khu trú lại đối tượng nghiên cứu bị ốm trong vòng 1 tháng qua.

- Phỏng vấn thử được thực hiện với 10 đối tượng để đảm bảo phiếu thu thập logic, dễ hiểu và chính xác.

- Tien hành giám sát trong quá trình thu thập so liệu Kiểm tra ngẫu nhiên 10% số phiếu được nhập để đảm bảo tính chính xác trong quá trình nhập liệu Tiến hành thử nghiệm bộ công cụ trước khi tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu.

CHƯƠNG 3 Dự KIÉN KÉT QUẢ, BÀN LUẬN, KÉT LUẬN VÀ

KHUYÊN NGHỊ 3.1 Ket quả dự kiến

3.1.1 Kết quả mô tả thông tin chung

Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Biến Nội dung Đối tượng

Mù chữ Tiểu học THCS THPT Trung cấp, cao đẳng, đại học

Công nhân, buôn bán, thợ thủ công,

Thu nhập thấp Thu nhập trung bình Thu nhập cao

3.1.2 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của đối tượng nghiên cứu

❖ Mục tiêu 1: Thực trạng sừ dụt thuốc kháng sinh của người dân xã Hồng Hà, năm 2018.

Biến Nội dung Đối tưọng

Bị ốm trong vòng 1 tháng qua

Tói cơ sở y tế khám khi bị ốm •

Sử dụng thuốc kháng sinh khi bị ốm

Có Không Không rõ loại gì

Từng nghe nói về thuốc kháng sinh Đã từng Chưa từng nghe

Bảng 3.2 Đặc điểm sử dụng kháng sinh của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 Thực trạng tự sử dụng kháng sinh không có đon của bác sĩ

Sử dụng thuốc kháng sinh Đối tưọng

Có theo đơn của bác sĩ

Không theo đơn của bác sĩ

Bảng 3.4 Lý do không đi khám và sử dụng kháng sinh theo đon của bác sĩ

Lý do không đi khám và sử dụng kháng sinh theo đon của bác sĩ Đối tượng

Theo kinh nghiệm của bản thân

Dùng theo đơn thuốc cũ với bệnh tương tự

Ra hiệu thuốc và được họ bán như vậy

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Tin tưởng người bán thuốc ở hiệu thuốc

Bạn bè, người thân giới thiệu

Bảng 3.5 Thực hành sứ dụng kháng sinh của đối tượng nghiên cứu

Biến Nội dung Đối tượng

Tần số Tỷ lệ (%) Địa điểm mua • thuốc kháng sinh Quầy thuốc tại các cơ sở y tế

Thuốc do bảo hiểm cấp

Người bán yêu cầu xem đơn thuốc

Người bán thuốc hướng dẫn sử dụng thuốc

Biết về loại thuốc kháng sinh sử dụng '

Thòi gian điều trị kháng sinh

Theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên quầy thuốc Uống tới khi cảm thấy đỡ thì dừng lại Uống tới khi hết thuốc thì dừng (dù bệnh chưa khỏi)

Uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn

Xử lý khi quên không uống thuốc uống ngay lúc nhớ ra

Bỏ lần uống thuốc đó và tiếp tục uống như theo chỉ dẫn Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người bán thuốc.

Gặp phải tác dụng phụ của thuốc

Xử lý khi gặp tác Ngừng thuốc

Ngừng thuốc và dụng phụ của thuốc tới cơ sở y tể khám

Ngừng thuốc và tự ý đổi sang thuốc khác vẫn dùng nhưng giảm bớt liều sử đụng

Tự ý thay đôi liều lượng của thuốc

Bảng 3.6 Rào cản khiến đối tượng bệnh

Rào cản khiến đối tượng nghiên cứu không tói cở sỏ’ y tế khám chữa bệnh

Xa cơ sở khám chữa bệnh

Cho rằng bệnh nhẹ không cần thiết phải tới, có thể tự chữa ở nhà.

Chi phí đi khám cao hơn thu nhập của bản thân, không đủ chi trả

Thủ tục phức tạp, thời gian đợi chờ lâu ứu không tói cở sở y tế khám chữa

Bảng 3.7 Đặc điểm về truyền thông tư vấn sử dụng kháng sinh

Biến Nội dung Đặc điểm •

Từng nghe về nguyên tắc sử dụng kháng sinh trên truyền thông đại chúng

Từng nghe về nguyên tắc sử dụng kháng sinh từ cán bộ y tế

Có cần tăng cường truyền thông về sử dụng kháng sinh họp lý và đúng cách không

J Nhóm đối tượng thường mua thuốc kháng sinh: phụ nữ, người già, người mua hộ

J Tính phổ biến của việc tự ý sử dụng thuốc: tần suất mua mua theo hình thức nào,

(tự ý đi mua hay mua theo đơn thuốc cũ hay hỏi người khác ),

J Những bệnh mà người dân thường tự ý mua thuốc kháng sinh.

J Việc tuân thủ đủng cách sử dụng thuốc kháng sinh (thời gian sử dụng và liều lượng)

3.1.3 Kết quả phân tích một số yếu tố liên quan tói hành vi tự sử dụng thuốc kháng sinh của đối tượng nghiên cứu

Mục tiêu 2: phân tích một số yếu tổ liên quan đến hành vi tự sứ dụng thuốc kháng sinh của người dân xã Hồng Hà, năm 2018.

Bảng 3.8 Mối liên quan giữa sử dụng kháng sinh không theo đon vói một số đặc điếm của đối tượng Đặc điếm đối tượng

Sử dụng kháng sinh theo đon

Mù chữ Tiểu học THCS THPT Trung cấp, cao đẳng, đại học

Làm ruộngCông nhân,buôn bán, thợ thủ công

Trung bình Thu nhập cao

Nhận xét: s Yeu tố cá nhân o Thiếu kiến thức về thuốc kháng sinh: công dụng, cách sử dụng, tác dụng phụ o Thói quen tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. o Niềm tin thuốc kháng sinh tốt chữa được nhiều bệnh. o Kinh tế của gia đình ảnh hưởng tới việc quyết định đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế và việc tự ý mua thuốc kháng sinh về chừa bệnh. s Yếu tố môi trường o Xã hội: tính sẵn có của thuốc kháng sinh, khoảng cách với cơ sở y tế, giá thành, thủ tục các dịch vụ y té tại cơ sở y tế nhà nước, o Kinh tế: thuốc kháng sinh thông thường không quá đắt. o Chính sách: công tác quản lý việc mua và bán thuốc kháng sinh chưa chặt chẽ, thiếu sự nghiêm ngặt, có thể mua kháng sinh một cách dễ dàng,

3.2.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên círu

3.2.2 Thực trạng tự sừ dụng kháng sinh của đối tượng nghiên cứu

3.2.3 Một so yêu tố liên quan tới hành vi tự sừ dụng kháng sinh của đoi tượng nghiên cứu

Thực trạng tự sử dụng khảng sinh của người dân xã Hồng Hà là x% Các yếu tố liên quan tới việc tự sử dụng khảng sinh của người dân là

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn người dân.

Bộ CÂU HỎI ĐIÈU TRA VỀ sử DỤNG KHÁNG SINH TẠI CÁC Hộ GIA ĐÌNH XẢ HÒNG HÀ- ĐAN PHƯỢNG- HÀ NỘI Điều tra viên:

Xin chào anh/ chị! Em tên là Em là thành viên của nhóm nghiên cím sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng Hiện tại nhóm nghiên cím đang thực hiện đề tài về

"Thực trạng tự sử dụng thuốc khảng sinh và một so yếu tố liên quan của người dân xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội năm 2018 ” nên rat mong anh/chị dành chút thời gian để hoàn thành bàng hỏi dưới đây.

Mọi thông tin anh/chị đưa ra không mang tính chất đủng hay sai và đểu hoàn toàn được giữ bí mật nên rất mong anh/chị hãy trả lời một cách trung thực nhất Em xin chân thành cảm ơn Ị

STT Câu hồi Câu trả lòi Ghi chú

1 Anh/ chị tên là gì?

4 Trình độ học vấn 1 Mù chữ

5 Trung cấp, cao đẳng, đại học

5 Nghề nghiệp hiện tại 1 Làm ruộng

2 Công nhân, buôn bán, thợ thủ công,

6 Bảo hiểm y tế 1 Không có

7 Kinh tế gia đình [51] 1 Thu nhập thấp

2 Trung bình (từ 1.500.000 đến 2 300.000/tháng)

THỤC TRẠNG sử DỤNG KHÁNG SINH

1 Trong vòng 1 tháng qua, anh/ chị hoặc người thân trong nhà có bị ốm (bệnh) không?

Neu không, kết thúc phỏng vấn

2 Nếu có bị ốm, anh/ chị có biểu hiện nào trong các biểu hiện sau?

(lần ốm gần đây nhất)

3 Khi bị ốm như vậy anh chị có tới cơ sở y tế khám không?

4 Trong 1 tháng qua, khi bị ốm như vậy thì anh chị có sử dụng thuốc kháng sinh không?

5 Neu có sử dụng kháng sinh, anh/ chị có sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ không?

1 Có sử dụng theo đơn

2 Không sử dụng theo đơn

6 Anh/chỊ mua thuốc kháng sinh ở đâu?

1 Quầy thuốc tại các cơ sở y tế

4 Thuốc do bảo hiểm cấp

7 Theo anh/chị thì những quầy thuốc tư nhân ở địa phương có được cấp phép hoạt động không?

8 Người bán thuốc có yêu cẩu anh/chị cho xem đơn thuốc không?

9 Người bán thuốc có hướng dẫn cách sử dụng thuốc không?

10 Anh/chị có biết loại kháng sinh mà mình sử dụng là thuốc gì không?

11 Thời gian anh/chị sử dụng kháng sinh để điều trị kéo dài trong thời gian bao lâu?

1 Theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên quầy thuốc

2 Uống tới khi cảm thấy đỡ thì dừng lại

3 Uống tới khi hết thuốc thì dừng (dù bệnh chưa khỏi)

12 Khi sử dụng kháng sinh như vậy, anh/chị có uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn không?

13 Trong trường hợp quên không uống thuốc, anh chị xử lý thế nào?

1 Uống ngay lúc nhớ ra

2 Bỏ lần uống thuốc đó và tiếp tục uống như theo chỉ dẫn

3 Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người bán thuốc.

14 Anh/chị đã bao giờ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh khi sử dụng không? (đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, dị ứng, tiêu chảy, )

15 Khi bị như vậy anh chị đã íàm gì? 1 Ngừng thuốc

2 Ngừng thuốc và tới cơ sở y tế khám

3 Ngừng thuốc và tự ý đổi sang thuốc khác

4 vẫn dùng nhưng giảm bớt liều sử dụng

16 Anh/ chị có khi nào tự ý thay đổi liều lượng thuốc đã được hướng dẫn?

17 Anh/ chị đã từng nghe nói về thuốc kháng sinh chưa?

18 Tại sao anh/chị lại không đi khám và sừ dụng thuốc kháng sinh theo đon của bác sĩ?

1 Theo kinh nghiệm của bản thân

4 Dùng theo đơn thuốc cũ với bệnh tương tự

5 Tiết kiệm thời gian và chi phí

6 Tin tưởng người bán thuốc ở hiệu thuốc

7 Được bạn bè, người thân giới thiệu.

19 Rào cản nào khiến anh/chị không tới cơ sở khám chữa bệnh để được khám và điều trị?

1 Xa cơ sở khám chữa bệnh.

2 Cho rằng bệnh nhẹ không cần thiết phải tới, có thể tự chữa ở nhà.

3 Chi phí đi khám cao hơn thu nhập của bản thân, không đủ chi trả.

4 Thủ tục phức tạp, thời gian đợi chờ lâu

20 Anh/chị đã từng nghe trên truyền thông đại chúng về nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh chưa?

21 Anh/chị đã từng nghe cán bộ y tế tư vấn về nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh chưa?

22 Theo anh/chị có cần tăng cường truyền thông về cách sử dụng kháng sinh hợp lý và đúng cách?

Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn sâu người dân

Xin chào anh/chị, tôi là Nguyễn Thị A sinh viên trường đại học Y tế công cộng.

Bộ công cụ này nhằm đáp ứng trả lời cho mục tiêu : "Tìm hiểu thực trạng tự ý sử dụng thuốc khảng sinh của người dân xã Hồng Hà, năm 2018” Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: ‘‘Thực trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh và một số yếu tố liên quan của người dãn xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội năm 2018” Sự tham gia của anh/chị sẽ giúp cho nghiên cứu được thành công Tôi cam đoan thông tin mà anh/chị chia sẻ hoàn toàn được giữ kín và chỉ được phục vụ cho nghiên cứu này!

Xin chân thành cảm ơn anh/chị!!!

Phần 2: Thông tin cá nhân (Người được phỏng van cỏ quyển không trả lời)

Anh/chị có thể giới thiệu một chút về bản thân mình ?

Trình độ học vấn: Điện thoại liên hệ:

Phần 3: Nội dung phỏng vấn sâu.

1 Anh/ chị đã từng mua hoặc sử dụng thuốc kháng sinh bao giờ chưa? Nếu rồi thì lần sử dụng gần đây nhất là khi nào? Dùng nó để chữa bệnh gì? Anh/ chị mua theo đơn của bác sĩ hay tự ý đi mua? Loại kháng sinh anh/chị sử dụng là loại nào?

2 Mức độ thường xuyên uống thuốc kháng sinh của anh/chị như thế nào? Anh/ chị thường mua thuốc ở đâu? Kể tên những bệnh mà anh/ chị tự điều trị tại nhà bằng kháng sinh.

3 Giả sử anh/ chị mắc bệnh và uống thuốc, nhưng bệnh không hề thuyên giảm mà còn nặng thêm, anh/ chị sẽ xử trí thế nào?

4 Anh chị có thường xuyên sử dụng kháng sinh mà không đi khám và được sự kê đơn của bác sĩ không? Nếu có, anh chị đi mua thuốc theo hình thức gì? (theo đơn cũ, bạn bè mách bảo, đến hiệu thuốc mua, )

5 Anh/ chị biết gì về công dụng, cách xử dụng, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh? Anh/ chị có nghĩ rằng thuốc kháng sinh có hại cho sức khỏe con người không? Nếu có, hãy cho biết tác hại của nó? Theo anh chị thiếu kiến thức chung về kháng sinh có phải là một yếu tổ dẫn đến tự sử dụng kháng sinh?

6 Tại sao anh/ chị lại tự đi mua và sử dụng kháng sinh mà không đến cơ sở y tế để khám rồi điều trị?

7 Rào cản nào khiến anh chị không tới cơ sở y tế để khám và chữa bệnh? (thủ tục hành chính, khoảng cách, chi phí, tin tưởng bác sĩ, ?)

8 Anh/ chị hãy nhận xét về thuốc kháng sinh hiện nay? Sự sẵn có, giá thành cũng như chủng loại? Điều đó có ảnh hưởng tới tình trạng tự sử dụng thuốc không?

9 Truyền thông về sử dụng kháng sinh hợp lý tại địa phương như thế nào? Nó ảnh hưởng tới việc tự sử dụng kháng sinh như thế nào?

10.Người ta nói "thuốc kháng sinh như con dao hai lưỡi’’ vừa chữa được nhiều bệnh nhưng cũng là kẻ giết người thầm lặng, Ý kiến của anh/ chị về quan điểm này? 11.Neu nhận được thông tin các thuốc kháng sinh hiện nay không còn tác dụng, xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc, anh/ chị cảm thấy thế nào? Liệu khi đó anh/ chị có thay đổi suy nghĩ của mình về việc tự điều trị bệnh bang thuốc kháng sinh không?

Cảm ơn anh/chị đã tham gia phỏng vân

Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu người bán thuốc

Xin chào anh/chị, tôi là Nguyễn Thị B sinh viên trường đại học Y -tế công cộng.

Dự KIẾN KÉT QUẢ, BÀN LUẬN, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Bàn luận

3.2.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên círu

3.2.2 Thực trạng tự sừ dụng kháng sinh của đối tượng nghiên cứu

3.2.3 Một so yêu tố liên quan tới hành vi tự sừ dụng kháng sinh của đoi tượng nghiên cứu

Ngày đăng: 01/12/2023, 14:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.6. Rào cản khiến đối tượng nghiên cứu không tới cở sở y tế khám chữa bệnh43 Bảng 3.7 - Luận văn thực trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh và một số yếu tố liên quan của người dân xã hồng hà, huyện đan phượng, hà nội năm 2018
Bảng 3.6. Rào cản khiến đối tượng nghiên cứu không tới cở sở y tế khám chữa bệnh43 Bảng 3.7 (Trang 5)
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu - Luận văn thực trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh và một số yếu tố liên quan của người dân xã hồng hà, huyện đan phượng, hà nội năm 2018
Bảng 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3.2. Đặc điểm sử dụng kháng sinh của đối tượng nghiên cứu - Luận văn thực trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh và một số yếu tố liên quan của người dân xã hồng hà, huyện đan phượng, hà nội năm 2018
Bảng 3.2. Đặc điểm sử dụng kháng sinh của đối tượng nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 3.4. Lý do không đi khám và sử dụng kháng sinh theo đon của bác sĩ Lý do không đi - Luận văn thực trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh và một số yếu tố liên quan của người dân xã hồng hà, huyện đan phượng, hà nội năm 2018
Bảng 3.4. Lý do không đi khám và sử dụng kháng sinh theo đon của bác sĩ Lý do không đi (Trang 43)
Bảng 3.5. Thực hành sứ dụng kháng sinh của đối tượng nghiên cứu - Luận văn thực trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh và một số yếu tố liên quan của người dân xã hồng hà, huyện đan phượng, hà nội năm 2018
Bảng 3.5. Thực hành sứ dụng kháng sinh của đối tượng nghiên cứu (Trang 44)
Bảng 3.6. Rào cản khiến đối tượng  bệnh - Luận văn thực trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh và một số yếu tố liên quan của người dân xã hồng hà, huyện đan phượng, hà nội năm 2018
Bảng 3.6. Rào cản khiến đối tượng bệnh (Trang 48)
Bảng 3.7. Đặc điểm về truyền thông tư vấn sử dụng kháng sinh - Luận văn thực trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh và một số yếu tố liên quan của người dân xã hồng hà, huyện đan phượng, hà nội năm 2018
Bảng 3.7. Đặc điểm về truyền thông tư vấn sử dụng kháng sinh (Trang 49)
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa sử dụng kháng sinh không theo đon vói một số đặc  điếm của đối tượng - Luận văn thực trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh và một số yếu tố liên quan của người dân xã hồng hà, huyện đan phượng, hà nội năm 2018
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa sử dụng kháng sinh không theo đon vói một số đặc điếm của đối tượng (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w