1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010

136 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Dịch Vụ Y Học Cổ Truyền Tại Các Trạm Y Tế, Huyện Bình Xuyên Tỉnh Vĩnh Phúc Năm 2010
Tác giả Nguyễn Thiện Bảo
Người hướng dẫn PGS-TS Phạm Trí Dũng
Trường học Trường Đại Học Y Tế Cộng Đồng
Chuyên ngành Y Học Cổ Truyền
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,42 MB

Cấu trúc

  • 1. Mục tiêu chung (14)
  • 2. Mục tiêu cụ thể (14)
  • Chương 1. TỐNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1. Khái niệm chung về Y học cổ truyền (15)
    • 1.2. Y học cổ truyền ở một số nước trên thế giới (16)
    • 1.3. Y học cổ truyền ở Việt Nam (22)
    • 1.4. Thuốc Y học cổ truyền (28)
    • 1.5. Phương pháp điều trị không dùng thuốc của YHCT (0)
    • 1.6. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng Y học cổ truyền tại Việt Nam (0)
    • 1.7. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu (0)
  • Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu (35)
    • 2.1. Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu (35)
    • 2.2. Thiết kế nghiên cứu (35)
    • 2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu (35)
    • 2.4. Phương pháp chọn mẫu (36)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (37)
    • 2.6. Các biến số, chỉ số nghiên cứu (Phụ lục 9) (38)
    • 2.7. Các khái niệm, thước đo và các tiêu chuẩn đánh giá (38)
    • 2.8. Xử lý và phân tích số liệu (39)
    • 2.9. Đạo đức nghiên cứu (39)
    • 2.10. Những khó khăn, hạn chế của đề tài và hướng khắc phục (0)
  • Chương 3. KẾT QUẢ (41)
    • 3.1. Công tác khám chữa bệnh bằng YHCT tại 12 TYT xã đạt Chuẩn Quốc gia huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2010 (41)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng YHCT tại các TYT xã (67)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (75)
    • 4.1. Công tác khám chữa bệnh bằng YHCT tại 12 TYT đạt Chuẩn Quốc gia, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vmh Phúc 6 tháng đầu năm 2010 (75)
    • 4.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ YHCT tại các TYT đạt Chuẩn Quốc gia của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2010 (80)
    • 4.3. Một số yếu tố liên quan tới việc sử dụng YHCT tại các TYT (87)
  • Chương 5. KẾT LUẬN (96)
    • 5.1. Công tác khám chữa bệnh bằng YHCT tại 12 TYT xã đạt Chuẩn Quốc gia huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩhh Phúc 6 tháng đầu năm 2010 (96)
    • 5.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ YHCT tại các Trạm Y tế đạt Chuẩn Quốc gia của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2010 (96)
    • 5.3. Một số yếu tố liên quan tới việc sử dụng YHCT tại các TYT (98)
  • Chương 6. KHUYẾN NGHỊ (99)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (100)
  • PHỤ LỤC (105)

Nội dung

Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền và xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các Trạm Y te xã đã đạtChuẩn Quốc gia về y tế của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010.

Mục tiêu cụ thể

2.1 Mô tả công tác khám chữa bệnh bàng y học cổ truyền tại các Trạm Y tể xã đạt Chuẩn Quốc gia của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vũih Phúc 6 tháng năm 2010

2.2 Đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các Trạm Y tế xã đạt Chuẩn Quốc gia của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010.

2.3 Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng y học cổ truyền tại các Trạm Y tế nghiên cứu

TỐNG QUAN TÀI LIỆU

Khái niệm chung về Y học cổ truyền

Định nghĩa về Y học cổ truyền:

Theo định nghĩa của WHO: “YHCT hay còn được gọi là Y học dân tộc (Traditional medicine) là toàn bộ những kiến thức, kỹ năng, thực hành dựa trên những nền tảng lý luận, lòng tin và kinh nghiệm của mỗi khu vực, mỗi nền văn hóa khác nhau Được sử dụng để duy trì sức khỏe, cũng như phòng và chữa bệnh, cải thiện, điều trị những rối loạn thể chất, tinh thần” [34].

Complementary- Alternative medicine (CMA): Y học bo trợ và thay the là YHCT hay y học dân tộc được du nhập từ một bộ phận dân cư khác ở bên ngoài nền văn hóa bản xứ Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ YHCT ở một số quốc gia trên thể giới đặc biệt là tại các nước phát triển.

Thuật ngữ “Y học cổ truyền” đề cập tới những cách bảo vệ và phục hồi sức khỏe ra đời, tồn tại trước khi có YHHĐ, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác YHCT còn là một phần của di sản văn hóa các dân tộc [23].

Hầu hết các hệ thống của mỗi nền YHCT trên thế giới đều gắn liền với đặc điểm văn hóa và lối sổng của dân tộc đó Mặc dù vậy trong nhiều hệ thống YHCT khác nhau vẫn có những đặc tính chung phổ biến, đó là:

- Niềm tin và hệ thống lý luận cho rằng con người là một thể thống nhất của thể xác và tâm hồn, tinh thần và cảm xúc Sức khỏe là sự cân bằng của nhiều mặt đối lập nhau trong cơ thể cũng như là sự cân bằng giữa cơ thể con người và môi trường sống Bệnh tật xuất hiện nếu như mất đi sự cân bằng đó.

- Cách tiếp cận trong chẩn đoán và điều trị của YHCT là một cách tiếp cận tổng thể, không đơn giản là chỉ xác định cơ quan nào của cơ thể bị rối loạn, tổn thương Cũng như khi đưa ra các phương pháp điều trị, các thầy thuốc YHCT thường kèm theo các lời khuyên về lối sống và hành vi sức khỏe.

- Trong điều trị, YHCT dựa trên những nhu cầu khác nhau, sự khác biệt của từng người bệnh cụ thể Mỗi người bệnh khác nhau sẽ nhận được cách điều trị khác nhau cho dù họ mắc cùng một chứng bệnh [35],

WHO đã nhận định về lợi ích của YHCT: “Không cần phải chứng minh lợi ích của YHCT mà cần phải đề cao và khai thác rộng rãi hơn những khả năng của nó có lợi cho toàn thể nhân loại, phải đánh giá và công nhận cho đúng chân giá trị của nó và làm cho nó hữu hiệu hơn, chắc chắn hơn, rẻ tiền hơn để sử dụng nhiều hơn”.

Y học cổ truyền ở một số nước trên thế giới

Nhận rõ vai trò quan trọng và lợi ích của việc sử dụng YHCT trong CSSK, nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt ra vấn đề kết hợp YHHĐ với YHCT trong CSSK ban đầu Không chỉ ở các nước châu Á và các nước đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển YHCT cũng được sử dụng rộng rãi [36].

Trong tuyên ngôn Alma - Ata “Sức khỏe cho mọi người” năm 1978, WHO đã kêu gọi các quốc gia chấp nhận YHCT vào trong hệ thống CSSK và công nhận vị trí của thầy thuốc YHCT trong hệ thống y tế Kểt quả là hơn 30 năm qua việc sử dụng YHCT trong CSSK ban đầu tại tuyến y tế cơ sở đã tăng lên một cách đáng kể ở những nước đang phát triển cũng như việc sử dụng những thuốc bổ trợ và thay thế ở những nước phát triển trên thể giới Bởi những lý do đó, ngay trong những năm đầu của thế kỷ 21, WHO đã vạch ra chiến lược về YHCT trong giai đoạn 2002 - 2005 để kết hợp YHCT vào trong hệ thống hệ thống y tể quốc gia [39].

Trong 3 năm nghiên cứu, WHO đã đưa ra khuyến cáo chung cho các nước trên thế giới về việc điều trị kểt hợp YHCT với YHHĐ trong CSSK cộng đồng với các mục tiêu:

- Kết hợp YHCT với YHHĐ để phát triển và hoàn thiện các chương trình,chính sách y tế quốc gia.

- Đảm bảo sử dụng thuốc YHCT, thuốc thay thể và bổ trợ an toàn, hiệu quả và phù hợp.

- Tổ chức nghiên cứu, đào tạo, thu thập những kinh nghiệm, sử dụng các biện pháp điều trị bằng YHCT, duy trì và bảo tồn nền YHCT của các quốc gia Cải thiện các phương pháp điều trị bằng YHCT Làm cho YHCT được phổ cập, nhất là đối với những người nghèo [37]. Đây chính là những tác động tích cực từ phía những nhà quản lý, người cung cấp dịch vụ, còn đối tượng sử dụng là người dân đã dùng YHCT như là một phương pháp hiệu quả trong CSSK.

YHCT đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới Tại châu Phi có tới 80% dân số sử dụng YHCT trong CSSK Tại châu Á và Mỹ - La tinh số lượng người sử dụng YHCT ngày một tăng [42] Tại Ethiopia tỷ lệ dân số sử dụng YHCT trong CSSK ban đầu lên tới 90%, con số này tại Rwanda là 70%, Uganda là 60% [36] Tại Nam Phi có tới 30 triệu người được điều trị bằng YHCT và có khoảng 200

000 thầy thuốc YHCT trong hệ thống y tế Tỷ lệ nguời sử dụng các biện pháp chừa bệnh bằng YHCT tại Ghana là hơn 60% Đối với khu vực Mỹ - La tinh, theo báo cáo của WHO 71% dân số Chile sử dụng YHCT và 40% dân số Colombia đã sử dụng YHCT trong khám chữa bệnh [37],

Tại Ấn Độ tỷ lệ người dân sử dụng YHCT cũng rất cao là 70% Ở Án Độ, có 2 hình thức YHCT được sử dụng, đó là chính thống và không chính thống Hình thức YHCT chính thống của Ấn Độ được chính thức công nhận là Ayurveda, Yoga, Naturopathy, Unani, Sidda và Homeopathy gọi tắt là AYUSH Tại Tanzania tỷ lệ sử dụng YHCT trong chữa bệnh là 60%

Khu vực Tây Thái Bình Dương là khu vực mà YHCT rất phát triển Tại Malaysia, YHCT Malay, YHCT Trung Quốc, và YHCT Ấn Độ đều được sử dụng.

Một nghiên cứu tại Nauru năm 1997 đã cho thấy 60% người tham gia nghiên cứu và 71% bệnh nhân đang điều trị trong bệnh viện sử dụng YHCT [35].

Theo báo cáo của Bộ Y tế Philippines có khoảng 250 000 thầy thuốc YHCT đang hoạt động tại nước này, họ đặc biệt có hiệu quả trong việc hướng dẫn người dân tại cộng đồng trong CSSK ban đầu [35].

Tại Singapore, có khoảng 12% bệnh nhân ngọai trú sử dụng YHCT Một khảo sát của Bộ Y tế năm 1994 cho thấy 45% người dân Singapore sử dụng YHCT và 19% người dân Singapore đã sử dụng YHCT trong năm trước đó Tại Bangladesh 70 - 75% dân số sử dụng YHCT, tiếp cận với YHCT trước tiên khi họ gặp vấn đề sức khỏe [35].

Tại Lào, trong nghiên cứu của K.Sydra và cộng sự điều tra 600 hộ gia đình về sử dụng YHCT Tỷ lệ người sử dụng YHCT là 77%, có rất ít khác biệt giữa thành thị và nông thôn, và không có sự khác biệt trong sử dụng YHCT giữa người dân sống ở vùng núi cao và đồng bằng Các bệnh chủ yếu khi sử dụng YHCT là những chứng bệnh thông thường như cảm mạo, sốt, tiêu chảy, sốt rét và rối loạn tiêu hóa Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng YHCT tại tuyến y tế cơ sở lại rất thấp Bộ Y tế Lào đã khuyến khích nhân dân sử dụng YHCT trong CSSK, trồng cây thuốc trong vườn nhà [33],

Thái Lan là một quốc gia có nền YHCT lâu đời, tuy nhiên trước sự phát triển mạnh mẽ của YHHĐ, YHCT Thái Lan bị lãng quên trong suốt một thời gian dài. Nhưng trước những giá trị và hiệu quả không thể phủ nhận của YHCT, Chính phủ Thái Lan cũng có những biện pháp để khuyến khích người dân sử dụng YHCT, tuyên truyền và giáo dục về vai trò của YHCT trong CSSK ban đầu [30].

Cuba là một nước thuộc nhóm đang phát triển, tuy nhiên những chỉ số sức khỏe của Cuba rất tốt, tỷ lệ sử dụng YHCT trong các cơ sở y tế rất cao, 86% các y bác sĩ Cuba sử dụng các phương pháp chữa bệnh bằng YHCT trong điều trị [29].

Trong khi đó tại các nước phát triển, tỷ lệ người dân đến với thuốc thay thế và bổ trợ ngày càng phổ biến Theo thống kê của WHO tỷ lệ người dân có sử dụng thuốc YHCT và những thuổc bổ trợ thay thế khác tại úc là 48%, Canada là 70% Con số này ở Mỹ là 42%, Bỉ là 31% và Pháp là 49% [37].

Một nghiên cứu khảo sát trên 600 bác sĩ Thụy Sỹ cho thấy 46% đã sử dụng một vài hình thức của YHCT, chủ yếu là châm cứu và vi lượng đồng căn, Yoga, tác động cột sống Tại Anh khoảng 40% các bác sĩ đa khoa đã sử dụng một vài phương pháp chữa bệnh bằng YHCT và các thuốc bổ trợ thay thế khác.

Châm cứu là một hình thức chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT đã trở nên rất phổ biến Châm cứu bắt nguồn từ YHCT Trung Quốc nhưng ngày nay đã được sử dụng tại 78 quốc gia trên thế giới Theo báo cáo của Hội Châm cứu thế giới, hiện nay có khoảng 50 000 các nhà châm cứu tại các nước châu Á Tại châu Âu, có khoảng 15 000 nhà châm cứu Tại Đức, 77% các trung tâm chống đau sử dụng châm cứu trong điều trị, tại Bỉ 74% các bác sĩ điều trị giảm đau sử dụng châm cứu như là một biện pháp rất hiệu quả [37].

Y học cổ truyền ở Việt Nam

Việt Nam là một nước có nền YHCT lâu đời và phát triển YHCT Việt Nam là một bộ phận của hệ thống y tế Việt Nam, là một di sản văn hóa của dân tộc, đã tồn tại phát triển song song với công cuộc xây dựng và phát trien kinh tế, xã hội của đất nước, một bộ phận không thể thiếu trong sự nghiệp CSSK nhân dân [23].

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, YHCT Việt Nam đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh có hiệu quả, từ đơn giản đến phức tạp, từng bước nâng dần lên thành lý luận, kết hợp với tiến bộ của nhân loại, nhất là triết học, y lý của của phương Đông để hình thành một bản sắc YHCT Việt Nam Nhiều danh y lớn về YHCT đã xuất hiện như Tuệ Tũĩh, Hải Thượng Lãn Ông,

Nguyễn Đại Năng, Hoàng Đôn Hòa YHCT Việt Nam không chỉ là một nền y học kinh nghiệm đơn thuần mà còn phát triển về mặt lý luận Các tác phẩm YHCT Việt Nam không những có giá trị to lớn trong y học mà còn là những tác phẩm có giá trị trong văn hóa dân tộc [24].

Thời kỳ Hồng Bàng và các Vua Hùng dựng nước, nhân dân ta đã biết ăn trầu, trầu có tác dụng làm ấm người, chống sốt rét cơn, ngã nước Người dân còn biết nhuộm răng làm chặt chân răng, ăn kèm gừng, tỏi với thịt cá cho dễ tiêu đã trở thành tập quán dùng gia vị trong bữa ăn hàng ngày Người dân miền núi có tập quán ăn hạt ngải, uống nước riềng, chấm muối sả để phòng thấp khí, chống sốt rét rừng, dân miền trung du biết uống chè vối, miền xuôi uống chè xanh, ăn rau diếp cá giúp tiêu hóa tốt Những phong tục tập quán đó đã tạo ra các phương pháp vệ sinh, thực dưỡng có hiệu quả trong phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân. Ông tổ của thuốc Nam là Đại danh y, thiền sư Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), đã được nhân dân ta suy tôn là vị “Thánh thuốc Nam” Vào thời kỳ mà đa số các nước Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Y Dược học Trung Quôc thì Tuệ Tĩnh đưa ra quan điểm “Nam dược trị Nam nhân” Đây là một quan điểm vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nhân văn, vừa thể hiện được ý chí độc lập tự chủ, lòng tự hào dân tộc và tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam trong phòng bệnh và chữa bệnh Tuệ Tĩnh ý thức rõ ràng là con người Việt Nam sinh sổng trên đất nước mình phải chịu ảnh hưởng của thổ nhưỡng, khí hậu, nước ăn, cây cỏ động vật muôn loài tại nơi mình sinh sống Đe cho dân dễ hiểu, dễ nhớ các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam, Tuệ Tĩnh đã soạn sách băng thơ phú đê truyền bá YHCT với tác phẩm nổi tiếng là

“Nam dược thần hiệu”, trong đó có 499 vị thuốc Nam, 3873 phương thuốc dân tộc điều trị 184 loại bệnh trong 10 khoa lâm sàng nhằm phổ biến kinh nghiệm sử dụng thuốc Nam trong việc phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân Ngoài ra ông còn có tác phẩm nổi tiếng khác là "Hồng Nghĩa giác tư y thư" hai quyển Thượng và Hạ, bao gồm lý luận YHCT và quá trình biện chứng luận trị của YHCT, ông là người đầu tiên đặt nền móng cho nền YHCT Việt Nam một cách toàn diện bao gồm Lý, Pháp,Phương, Dược [2].

Dưới triều nhà Lê có Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1720 - 1791), là đại danh y của nước ta, không những nổi tiếng về việc chữa bệnh tài giỏi mà còn có tấm lòng tận tụy với người bệnh Ông còn soạn ra bộ sách nổi tiếng “Hải Thượng Y Tông Tâm Lũìh” với 28 tập gồm 66 quyển, được coi như là bách khoa toàn thư của YHCT Việt Nam [19]. về phòng bệnh, có quyển “Vệ sinh yếu quyết” đã chỉ dẫn cụ thể cách giữ gìn vệ sinh theo từng hoàn cảnh sinh hoạt của nhân dân ta, từ vệ sinh cá nhân đến vệ sinh môi trường với cách tu dưỡng tinh thần, rèn luyện thân thể để tăng cường sức khỏe. Ông còn rất chú trọng đến các điều kiện môi trường, khí hậu, phong tục tập quán khác nhau để có cách chữa bệnh phù hợp với các điều kiện đó [18]. về dược học, phát huy truyền thống của Tuệ Tĩnh, ông thừa kế “Nam dược thần hiệu” và bổ sung thêm 300 vị thuốc trong “Lĩnh Nam bản thảo”, gần 2000 phương thuốc gia truyền kinh nghiệm vào các tập “Bách gia trân tàng”.

Trong tác phẩm “Y gia quan niệm” ông đã đưa ra 9 điều Y huấn cách ngôn là những tiêu chí mà người làm nghề Y phải có Ông đã đúc kết được nhiều quy tắc chẩn đoán, biện chứng luận trị, cách dùng thuốc và đạo đức của người thầy thuốc. Ông được suy tôn là Đại Y Tông, đại Nho, đại Thiện.

Dưới triều Tây Sơn (1789 - 1802), có Lương Y Nguyễn Hoành quê ở Thanh Hóa đã biên soạn cuốn “Nam dược” có trên 500 vị cây cỏ ở địa phương và 130 vị là các loại động khoáng vật làm thuốc với công dụng đơn giản theo kinh nghiệm dân gian.

Dưới triều Nguyễn (1802 - 1905) khi có dịch bệnh, Viện Thái Y đã mời các thầy thuốc ở địa phương tham gia chống dịch và quy định cụ thể các phương thức phục vụ thuốc men.

Dưới thời Pháp thuộc, do ảnh hưởng của phong trào Tây hóa ở các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, chế độ thực dân thuộc địa đã kìm hãm ngành YHCT, nhưng chủ yếu tại các thành phố lớn, các đô thị Còn tuyệt đại đa số nhân dân lao động nghèo nhất là ở nông thôn và miền núi vẫn tin dùng

YHCT trong phòng và chữa bệnh Nhờ đó nền YHCT Việt Nam vẫn được bảo tồn, duy trì và phát triển.

Cách mạng Tháng Tám thàng công, dưới chế độ mới, Đảng và Chính phủ ta luôn quan tâm đến phát triển YHCT Năm 1946, Bộ Nội vụ đã ban hành Nghị định số 337/NĐ/NV ngày 22/8/1946 cho phép thành lập hội nghiên cứu Nam dược sau được đổi tên là Hội Đông y cứu quốc, tiếp đó là Ban Nghiên cứu Đông y Nam bộ được thành lập để phục vụ nhân dân và bộ đội Ban Nghiên cứu Đông y ngoài việc xây dựng mạng lưới YHCT đã xây dựng và biên soạn “Toa căn bản” trị bệnh thông thường và tập “Tủ thuốc nhân dân” được soạn để phổ biến và sử dụng thuốc YHCT [24],

Ngày 27 tháng 2 năm 1957 trong bức thư gửi cho cán bộ Ngành Y tế, Bác Hồ có viết: “Y học phải dựa trên nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng Ông cha ta đã có nhiều kinh nghiệm quý báu chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc Đe mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây ”.

Năm 1957, Hội Đông y và Vụ Đông y được thành lập với mục đích là đoàn kết giới lương y và những người hành nghề Y dược Đông y và Tây y, đồng thời phát huy các cơ sở YHCT, tạo điều kiện kết hợp YHCT với YHHĐ Đến năm 1978 đã có 33/34 tỉnh thành đã có bệnh viện YHCT, hầu hết các cơ sở y tế đều có sự kết hợp YHCT và YHHĐ trong phòng và chữa bệnh Phong trào trồng thuốc Nam chữa bệnh phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đến giữa những năm 80 số xã phường sử dụng thuốc Nam lên đến 7 000 xã, phường, chiếm 80% số xã phường trong cả nước Nhiều xã phường có tới 70% đến 80% số gia đình có “Khóm thuốc gia đình” Hàng ngàn cán bộ y tế được học và bồi dưỡng những kiến thức sử dụng thuốc Nam và châm cứu. Trong thời kỳ này, thuốc Nam và châm cứu đã góp phần không nhỏ trong việc CSSK nhân dân tại cộng đồng.

Ngoài các cơ sở y tế nhà nước còn có nhiều phòng chẩn trị, nhà thuốc YHCT tư nhân được mở khắp nơi để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Song từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, mô hình sử dụng thuốc Nam và châm cứu trong thời kỳ bao cấp không còn phù hợp với những thay đổi nhanh chóng sâu sắc của nền kinh tế thị trường Hậu quả là hàng loạt các cơ sở thuốc Nam và châm cứu ở TYT xã phường không hoạt động, nhiều lương y ra khỏi các TYT ở tuyến cơ sở Chỉ có khoảng 10 - 12% số TYT xã phường còn hoạt động YHCT, nguồn thuốc, hoạt động bào chế YHCT cung cấp cho cộng đồng trong điều trị và CSSK cũng bị giảm sút Cán bộ được đào tạo về YHCT ít muốn trở về y tế cơ sở để phục vụ Những biển động này ảnh hưởng đen chất lượng CSSK ban đầu cho nhân dân cũng như việc thực hiện các mục tiêu của chương trình CSSK cộng đồng.

Thuốc Y học cổ truyền

Thuốc YHCT đóng một vai trò quan trọng trong công tác khám chữa bệnh bằng YHCT, trong phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng Từ thuốc YHCT theo kinh nghiệm dùng thuốc của người dân mà các nhà hóa dược đã nghiên cứu, chiết xuất rồi tổng hợp thành các thuốc mới sử dụng trong điều trị.

Rất nhiều thuốc YHCT là các cây, con được sử dụng cho đến ngày nay trongCSSK cộng đồng Nhiều chế phẩm thuốc YHCT có tác dụng được lưu hành và áp dụng trong điều trị Bộ Y tế có quy định về cây thuốc, vị thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu sử dụng trong CSSK nhân dân Thuốc YHCT mang tính tự nhiên, ít độc hại nên được đại đa số người dân tin dùng, góp phần vào danh mục thuốc điều trị hiện nay theo sự kết hợp YHCT với YHHĐ.

Thuốc YHCT được phân theo nhiều loại khác nhau như theo nguồn gốc là thực vật, động vật hay khoáng vật Theo địa danh như thuốc Nam, thuốc Bắc.

Một số dạng thuốc thường dùng là thuốc sắc, thuốc thang, cao thuốc, rượu thuôc, thuôc hoàn tán, thuôc bột, thuôc phiên, thuôc viên, cao dán

Các cách dùng thuốc cũng có nhiều cách như đường uổng, dùng ngoài như bôi thuôc, xông thuôc Hiện nay, với sự kêt hợp với YHHĐ và công nghệ sản xuât tiên tiến, thuốc YHCT còn được sử dụng dưới dạng viên nén, viên nang, tiêm [23].

1.5 Phưong pháp điều trị không dùng thuốc của YHCT

Có nhiều phương pháp điều trị bằng YHCT không dùng thuốc như châm, cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tác động cột sống trong đó châm cứu là một phương pháp điều trị bằng YHCT không dùng thuốc phổ biến nhất Có nhiều kỹ thuật châm cứu khác nhau như: thủy châm, điện châm, nhĩ châm, mai hoa châm được áp dụng để điều trị cho nhiều bệnh lý khác nhau từ đơn giản đến phức tạp như châm cứu giảm đau, phục hồi sau tai biến mạch máu não, câm điếc, cai nghiện ma túy và châm tê trong phẫu thuật.

Hiện nay trên cả nước đã có 25 050 hội viên hội châm cứu, đã khám chữa bệnh cho khoảng 30% bệnh nhân trong tổng số bệnh nhân toàn ngành với hiệu quả cao, khỏi và đỡ đạt 80% [24].

Châm cứu Việt Nam được bạn bè và đồng nghiệp trên thế giới đánh giá cao. Việt Nam hiện nay đã trở thành địa chỉ quen thuộc của giới khoa học châm cứu quốc tế [24],

1.6 Một số nghiên cún về tình hình sử dụng Y học cổ truyền tại Việt Nam

Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về tình hình sử dụng YHCT trong KCB và CSSK của người dân tại tuyến y tế cơ sở.

Tác giả Đỗ Thị Phương trong một nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT tại một số cộng đồng nông thôn năm 1996 cho thấy 70% người dân trên địa bàn nghiên cứu đã sử dụng YHCT Tuy nhiên tình hình sử dụng YHCT tại các TYT lại

19 rất thấp, đại đa số các TYT xã không còn đảm nhận được vai trò cung cấp dịch vụ YHCT tại cộng đồng như trước kia nữa Tại một số khu vực chỉ có 3/21 TYT xã trên địa bàn nghiên cứu còn duy trì hoạt động YHCT một cách lẻ tẻ yếu ớt [22].

Trong nghiên cứu của Ngô Huy Minh năm 2002 trên 330 đối tượng là người dân và 20 cán bộ y tế xã về thực trạng sử dụng và một số yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng YHCT của người dân tại huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, kết quả cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT trong cộng đồng là khá cao 79,1% [15].

Một nghiên cứu của Phạm Nhật Uyển về thực trạng sử dụng YHCT tại tỉnh Thái Bình năm 2002 trên 50 TYT xã cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT chỉ chiếm 26% số xã [27].

Tác giả Đặng Thị Phúc trong một nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT tại tỉnh Hưng Yên năm 2002 cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT của người dân trong cộng đồng là khá cao Chủ yếu là dùng thuốc Nam 85,9%, thuốc Bắc là 6,1%, châm cứu xoa bóp là 4,9% Mặc dù vậy các TYT tại địa bàn nghiên cứu lại không cung cấp dịch vụ YHCT, tỷ lệ sử dụng YHCT tại các TYT gần như bằng không [21].

Nghiên cứu của Phạm Vũ Khánh, Trần Văn Khanh về thực trạng sử dụng YHCT trong CSSK tại cộng đồng ở Hà Tây năm 2006 của gần 1000 hộ gia đình, kết quả cho thấy 54,5% lựa chọn sử dụng YHCT trong KCB, như vậy mức độ sử dụng YHCT trong cộng đồng là tương đối phổ biến [13]. Ở một nghiên cứu khác cũng của Phạm Vũ Khánh về sử dụng YHCT tại các cơ sở y tế công lập các tỉnh phía Bắc năm 2007 cho thấy tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tỷ lệ sử dụng YHCT rất thấp chỉ 2,74%, tại các TTYT huyện là 8,25% và tại các TYT xã là 3,06% [12] Tỷ lệ các TYT có hoạt động KCB bệnh bằng YHCT là 81,5%, và 18,5% TYT không có hoạt động KCB bằng YHCT số TYT có vườn thuốc Nam theo quy định chỉ là 48,1% [11].

Tác giả Nguyễn Thị Oanh, trong một nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT tại các TYT tỉnh Thanh Hóa năm 2007 cho thấy tỷ lệ người dân sử dụng YHCT trongKCB tại các TYT là 22,2% [17].

Trong một nghiên cứu khác của Hoàng Thị Hoa Lý năm 2006 về tình hình sử dụng YHCT tại một số địa phương tỉnh Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT tại các TYT xã vẫn còn thấp, chỉ có 9,8% [14].

1.7 Một sổ đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

1.7.1 Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ, cái nôi của nền văn minh lúa nước, có nhiều di tích lịch sử, in đậm truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

2.1 Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu

Chọn 12/13 xã, thị trấn tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vữih Phúc, là các xã, thị trấn có TYT đã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế xã, bao gồm: thị trấn Hương Canh, thị trấn Thanh Lãng, thị trấn Gia Khánh và các xã Bá Hiến, Tân Phong, Phú Xuân, Quất Lưu, Thiện Kế, Sơn Lôi, Trung Mỹ, Hương Sơn, Tam Hợp.

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu Đại diện hộ gia đình tại 12 xã, thị trấn.

Người bệnh đến KCB tại TYT.

Cán bộ trưởng trạm của các TYT nghiên cứu.

Cán bộ chuyên trách YHCT tại các TYT nghiên cứu.

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2010.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.

Cỡ mâu nghiên cứu định lượng'. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo một tỷ lệ của nghiên cứu mô tả cắt ngang:

Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu z = 1,96 với độ tin cậy 95%

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu

Chọn 12/13 xã, thị trấn tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vữih Phúc, là các xã, thị trấn có TYT đã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế xã, bao gồm: thị trấn Hương Canh, thị trấn Thanh Lãng, thị trấn Gia Khánh và các xã Bá Hiến, Tân Phong, Phú Xuân, Quất Lưu, Thiện Kế, Sơn Lôi, Trung Mỹ, Hương Sơn, Tam Hợp.

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu Đại diện hộ gia đình tại 12 xã, thị trấn.

Người bệnh đến KCB tại TYT.

Cán bộ trưởng trạm của các TYT nghiên cứu.

Cán bộ chuyên trách YHCT tại các TYT nghiên cứu.

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2010.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích,kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.

Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mâu nghiên cứu định lượng'. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo một tỷ lệ của nghiên cứu mô tả cắt ngang:

Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu z = 1,96 với độ tin cậy 95% p = 0,22 (trong nghiên cứu tương tự của tác giả Nguyễn Thị Oanh về thực trạng sử dụng YHCT tại các TYT xã, tỉnh Thanh Hóa, năm 2007, tỷ lệ này là 22% [17]). d = 0,05 (mức độ sai số chấp nhận được là 5%)

DE = 2 là hệ số thiết kế cho phương pháp chọn mẫu cụm Như vậy cỡ mấu tối thiểu là 494 người Dự trù trường hợp mất mẫu, mẫu không đạt chuẩn, cộng thêm 10% cỡ mẫu tối thiểu, ta có cỡ mẫu dự kiến là 543 người Làm tròn lên số mẫu cần là 550 người.

Trên thực tế đã điều tra 560 người.

Cỡ mẫu trong nghiên cứu định tính'.

Phỏng vấn sâu được tiến hành với số lượng như sau:

Phỏng vấn sâu Trưởng PYT huyện Bình Xuyên.

Chọn 6 Trạm trưởng TYT và 6 cán bộ chuyên trách YHCT của 12 TYT nghiên cứu, tổng cộng là 12 người.

Phỏng vấn 5 người bệnh đến KCB tại TYT.

Phương pháp chọn mẫu

Chọn 12 xã, thị trấn đã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế xã.

Tiến hành chọn mẫu cụm với đơn vị cụm là thôn Trong các xã, thị trấn nghiên cứu có 151 thôn Lập danh sách các thôn sau đó chọn ngẫu nhiên lấy 30 thôn. Trong danh sách hộ gia đình trong từng thôn, chọn ngẫu nhiên từ danh sách ra 20 hộ gia đình Tiến hành phỏng vấn đối với đại diện hộ gia đình với những tiêu chuẩn sau :

Là đại diện hộ gia đình;

Hoàn toàn tỉnh táo và minh mẫn;

Tự nguyện tham gia trả lời phỏng vấn;

Chưa được phỏng vấn lần nào (trong nghiên cứu này).

Nghiên cứu định tính: Chọn chủ đích 6 Trạm trưởng TYT và 6 cán bộ chuyên trách YHCT của 6 TYT, 5 người dân đến KCB tại TYT.

Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Công cụ thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp qua hồ sơ sổ sách để mô tả công tác khám chữa bệnh bằng YHCT tại các TYT xã bằng bảng kiểm, phiếu thu thập số liệu.

Quan sát vườn thuốc Nam, trang thiết bị, phòng khám YHCT tại các TYT qua bảng kiểm đánh giá cơ sở vật chất (Phụ lục 10).

Thu thập số liệu bằng phiếu phỏng vấn đại diện hộ gia đình tại 12 xã (Phụ lục

Bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên các quy định về đánh giá công tác YHCT ở tuyển cơ sở và quy định đổi với Chuẩn Quốc gia về YHCT của TYT xã Bộ câu hỏi đã được sử dụng để điều tra thử 10% số phiếu tại địa bàn nghiên cứu để phát hiện những bất cập, mức độ rõ ràng của các câu hỏi, sự chưa phù hợp với điều kiện thực tế Bộ câu hỏi được sửa chữa sau khi điều tra thử nghiệm tại thực địa đã được sử dụng làm bộ phiếu điều tra chính thức của nghiên cứu.

Phỏng vấn sâu các trạm trưởng TYT và cán bộ chuyên trách YHCT, người bệnh, về các vấn đề chính sách đối với YHCT, quan điểm, thái độ của lãnh đạo đối với YHCT, những khó khăn thuận lợi trong công tác đẩy mạnh và phát triển YHCT.

Thu thập bằng bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu, ghi chép, máy ghi âm.

2.5.2 Tổ chức thu thập số liệu

Cách chọn điều tra viên: điều tra viên là những cán bộ có kinh nghiệm điều tra cộng đồng, do đó chúng tôi chọn nhân viên y tế các TYT làm điều tra viên cho nghiên cứu này Các điều tra viên đều được tập huấn và phát tài liệu trước khi tiến hành điều tra Việc tập huấn được tiến hành 01 ngày tại hội trường TYT thị trấn Hương Canh Nội dung tập huấn cho điều tra viên là kỹ năng phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, cách thức điền phiếu theo phiếu phỏng vấn đã được chuẩn bị sẵn.

Toàn bộ quá trình điều tra được kiểm tra và giám sát bởi học viên và người hướng dẫn khoa học.

Các khái niệm, thước đo và các tiêu chuẩn đánh giá

Y học cổ truyền-, là một phương pháp chữa bệnh, phòng bệnh bằng cách dùng thuốc Nam, thuốc Bắc hoặc các phương pháp không dùng thuốc của YHCT.

Sử dụng YHCT: là dùng thuốc YHCT hoặc các phương pháp không dùng thuốc, hoặc sử dụng kết hợp giữa dùng thuốc và phương pháp không dùng thuốc để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe hoặc kết hợp cả hai mục đích.

Có sử dụng YHCT: là đã sử dụng ít nhất một phương pháp của YHCT để chữa bệnh hoặc nâng cao sức khỏe trong khoảng thời gian 6 tháng cho đến thời điểm điều tra.

Không sử dụng YHCT- là không dùng bất cứ một hình thức chữa bệnh nào của YHCT trong thời gian 6 tháng cho đến thời điểm điều tra.

Có mắc bệnh-, dựa trên những triệu chứng mà người bệnh mô tả hoặc những kết quả của những lần khám bệnh trước đó.

Vườn thuốc Nam có vườn thuốc Nam theo quy định của Bộ Y tế.

Trang thiết bị cho phòng khám YHCT tại trạm: được coi là đủ khi có phòng khám riêng YHCT và có đủ các trang thiết bị theo quy định (Phụ lục 10)

Tiêu chuẩn nghèo sử dụng trong nghiên cứu: căn cứ theo quyết định của Bộ

Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2006.

Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm EPI DATA 3.1 và SPSS 17. Các phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả công tác KCB bằng YHCT tại các TYT và thực trạng sử dụng dịch vụ YHCT tại các TYT xã Kiểm định Khi bình phương được sử dụng để xác định các mối liên quan.

Các thông tin định tính được xử lý bằng tay, gỡ băng, trích dẫn theo chủ đề.

Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu đã được tiến hành sau khi Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học

Y tế Công cộng phê duyệt.

Nội dung nghiên cứu rất thiết thực và phù hợp, được lãnh đạo PYT huyện Bình Xuyên, lãnh đạo các TYT xã, thị trấn và cán bộ y tế trạm, người dân quan tâm, ủng hộ. Đối tượng nghiên cứu được giải thích một cách rõ ràng về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn và có sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu không gây ảnh hưởng gì xấu, bất lợi đến việc khám chữa bệnh, điều trị đối với tất cả các đối tượng nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu cũng cam kết các sổ liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

2.10 Những khó khăn, hạn chế của để tài và hướng khắc phục

2.10.1 Những khó khăn, hạn chế

Do điều kiện nguồn lực có hạn, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá trên đối tượng là người dân sử dụng dịch vụ YHCT là chính mà chưa đi sâu tìm hiểu phía cung cấp dịch vụ Vì phía cung cấp dịch vụ ở đây là các TYT xã, nên vẫn còn một khoảng trống là các nguồn cung cấp dịch vụ khác chưa được đề cập tới. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, được tiến hành trong thời gian 4 tháng Như vậy, nghiên cứu chưa xác định được rõ các yếu tố liên quan với thời gian như yếu tố mùa trong năm, đối tượng nghiên cứu có thể có sai số nhớ lại.

Tuy nghiên cứu được thực hiện trên quy mô nhỏ, nhưng chúng tôi đã thiết kế bộ công cụ phỏng vấn chi tiết để khai thác và tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu Các hoạt động phỏng vấn và tiếp cận cộng đồng sẽ được lên kế hoạch chi tiết và hợp lý nhằm có sự hợp tác tốt từ phía cán bộ y tể địa phương đen người dân.

Trước khi điều tra thu thập số liệu, chúng tôi đã tiến hành: tập huấn kỹ cho điều tra viên và điều tra thử để kiểm tra chất lượng thông tin và bộ câu hỏi Trong qua trình điều tra đã tổ chức giám sát chặt chẽ.

Các thông tin thu thập không đề cập đến các vấn đề quá nhạy cảm ảnh hưởng đến cuộc sống sẽ được được giữ kín, người dân được tư vấn về các vấn đề có liên quan.

Những khó khăn, hạn chế của đề tài và hướng khắc phục

3.1 Công tác khám chữa bệnh bằng YHCT tại 12 TYT xã đạt Chuẩn Quốc gia huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2010

3.1.1 Số lượng cán bộ chuyên trách, cơ sở vật chất về YHCT tại các TYT xã

3.1.1.1 Số lượng cán bộ chuyên trách YHCT

Kết quả điều tra tình hình nhân lực YHCT của 12 TYT đã đạt Chuẩn Quốc gia huyện Bình Xuyên cho thấy:

Tất cả các TYT đều có cán bộ chuyên trách YHCT Trong đó có:

- Y sĩ đa khoa phụ trách YHCT: 2

- Không có TYT nào có bác sĩ YHCT.

Các cán bộ chuyên trách YHCT tại các TYT có tuổi nghề thấp nhất là 2 năm, người nhiều nhất có 25 năm kinh nghiệm Có 2 trên 12 người là cán bộ hợp đồng Theo lãnh đạo PYT cho biết số lượng cán bộ phụ trách YHCT tại các TYT là đủ theo quy định Tuy nhiên khi trao đổi với một số trưởng TYT cho thấy có trạm: " cán bộ chuyên trách mới là hợp đồng, mới được bổ túc 6 thảng về Đông y, chưa được đi đào tạo lại, cũng không có kinh phí hô trợ đào tạo ”

( Nữ, trạm trưởng TYT) Như vậy về mặt chất lượng không đồng đều, các cán bộ phụ trách có người vẫn chưa được đi học nâng cao nghiệp vụ hoặc đào tạo lại Có người rất muốn được đi học nhưng lại vướng những khó khăn về mặt thủ tục, quy định: " em có nguyện vọng được đi học nhưng chưa đủ thâm niên công tác, chắc chắn là em sẽ theo đuổi để được đi học tiếp ”

(Nữ, cán bộ chuyên trách YHCT).

KẾT QUẢ

Công tác khám chữa bệnh bằng YHCT tại 12 TYT xã đạt Chuẩn Quốc gia huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2010

3.1.1 Số lượng cán bộ chuyên trách, cơ sở vật chất về YHCT tại các TYT xã

3.1.1.1 Số lượng cán bộ chuyên trách YHCT

Kết quả điều tra tình hình nhân lực YHCT của 12 TYT đã đạt Chuẩn Quốc gia huyện Bình Xuyên cho thấy:

Tất cả các TYT đều có cán bộ chuyên trách YHCT Trong đó có:

- Y sĩ đa khoa phụ trách YHCT: 2

- Không có TYT nào có bác sĩ YHCT.

Các cán bộ chuyên trách YHCT tại các TYT có tuổi nghề thấp nhất là 2 năm, người nhiều nhất có 25 năm kinh nghiệm Có 2 trên 12 người là cán bộ hợp đồng Theo lãnh đạo PYT cho biết số lượng cán bộ phụ trách YHCT tại các TYT là đủ theo quy định Tuy nhiên khi trao đổi với một số trưởng TYT cho thấy có trạm: " cán bộ chuyên trách mới là hợp đồng, mới được bổ túc 6 thảng về Đông y, chưa được đi đào tạo lại, cũng không có kinh phí hô trợ đào tạo ”

( Nữ, trạm trưởng TYT) Như vậy về mặt chất lượng không đồng đều, các cán bộ phụ trách có người vẫn chưa được đi học nâng cao nghiệp vụ hoặc đào tạo lại Có người rất muốn được đi học nhưng lại vướng những khó khăn về mặt thủ tục, quy định: " em có nguyện vọng được đi học nhưng chưa đủ thâm niên công tác, chắc chắn là em sẽ theo đuổi để được đi học tiếp ”

(Nữ, cán bộ chuyên trách YHCT).

3 ỉ 1.2 Cơ sở vật chất cho KCB bằng YHCT tại TYT

Bảng 3.1: Cơ sở vật chất dành cho khánt chữa bệnh bằng YHCT

Dụng cụ KCB Tủ đựng thuốc

Dụng cụ bào chế Đủ Không Đủ Không Đủ Không Đủ Không n 12 0 12 0 0 12 1 11

- Tất cả các TYT nghiên cứu đều có vườn thuốc Nam theo quy định của Bộ Y tế Tuy nhiên hầu hết các vườn thuốc Nam tại TYT đều còn rất sơ sài Nhiều vườn thuốc Nam còn để cỏ mọc um tùm (3/12) Có TYT vườn thuốc Nam còn để hoang (2/12) Một số TYT không đủ các cây mẫu theo quy định, hoặc chất lượng các cây mẫu không tốt (5/12) Không có biển gắn tên các cây mẫu, chủ yếu là trồng một số cây thuốc thông dụng và kết hợp làm gia vị như sài đất, ngải cứu, tía tô, kinh giới, chanh, gừng, tỏi, ớt

- Tất cả các TYT nghiên cứu đều có phòng khám dành riêng cho YHCT, nhưng nhiều trạm phòng khám bệnh YHCT chỉ có giường inox không có chiếu, có trạm chiếu đã mốc trắng từ rất lâu, mạng nhện giăng hoặc để không.

- Tất cả các TYT nghiên cứu đều có các dụng cụ tối thiểu dành cho KCB bằng YHCT như tranh châm cúư, kim châm cứu, máy điện châm, đèn hồng ngoại.

- Không có trạm nào có tủ đựng thuốc YHCT, và thuốc YHCT dạng bào chế sẵn đều không có.

- Chỉ có 1/12 TYT có dụng cụ bào chế là dao cầu, thuyền tán.

Qua trao đổi với lãnh đạo Phòng Y tế huyện được biết công tác phát triển YHCT tại tuyến y tế cơ sở vẫn được quán triệt, huyện cũng như các trạm đều đã cố gắng triến khai cho tốt :

“ phương hướng nói chung là bám vào Chuẩn y tế Quốc gia, chuẩn IV, thực hiện nghiêm túc chuẩn IV, PYT có công văn chỉ đạo các trạm về việc có nhu cầu đào tạo cán bộ, nhu cầu về thuốc, trang thiết bị, đồng thời chỉ đạo

32 các xã xây dựng vườn thuốc ” (Nam, 37 tuổi, Phòng Y tế huyện) Nhung thực tế là TYT xã có quá nhiều việc phải làm, trong đó công tác YHCT chỉ là một mảng nhỏ, trong khi đó nhân lực, vật lục đều thiếu : “ ve con người, cơ cấu cán bộ còn chưa được hoàn thiện, trang thiết bị nghèo nàn là tĩnh trạng chung, nguồn thuốc tại trạm còn ít ” (Nam, 37 tuổi, Phòng Y tế huyện).

Kinh phí riêng cho hoạt động YHCT là không có, gói gọn trong kinh phí hoạt động chung của cả trạm, mỗi năm chỉ có 10 triệu đồng nên muốn nâng cấp hoặc mua sắm thêm cái gì đều rất khó khăn Máy điện châm muốn mua thêm không đuợc, muốn sửa chữa phải chờ hỏng hẳn, hon nữa thủ tục, chờ đợi rất lâu, muốn tự sửa cũng không biết sửa ở đâu : “ trạm có hai cải máy điện châm nhưng một cải hỏng, một cái lúc dùng được, lúc không, muốn xin thêm cũng phải chờ nó hỏng hắn, mà muốn có cũng phải chờ lâu lắm ” (Nữ, 25 tuổi, cán bộ chuyên trách

Dụng cụ bào chế thuốc theo quy định là dao cầu thuyền tán chỉ duy nhất có 1 xã có nhưng cũng là chỉ để trung bày vì không có người làm, lưỡi dao cầu đã rỉ Tại các trạm khác khi được hỏi về dụng cụ bào chế thì có người còn chưa bao giờ được nhìn thấy : “ em cũng biết là phải có dao cầu thuyền tán nhimg từ lúc em vào trạm chưa nhìn thấy bao giờ, hơn nữa có thì cũng không có ai làm ” (Nữ, 25 tuổi, cán bộ chuyên trách YHCT).

3.1.2 Số lượng bệnh nhân khảm chữa bệnh bằng YHCT tại 12 TYT xã đạt Chuẩn Quốc gia huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2010

Biểu đồ 3.1: Sổ lượng bệnh nhãn khám chữa bệnh bằng YHCT tại các TYTxã

Trong 6 tháng đầu năm 2010, tại 12 TYT đạt Chuẩn Quốc gia về y tế sổ lượng bệnh nhân KCB bằng YHCT chiếm 14 % trên tổng số bệnh nhân Tỷ lệ bệnh nhân KCB bằng YHHĐ là 86 %.

Mặt khác tại biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân KCB bằng YHCT của từng xã Xã có tỷ lệ bệnh nhân KCB bằng YHCT cao nhất là Quất Lưu với 29% Ngoài ra còn có 3 xã, thị trấn khác đều có tỷ lệ KCB bằng YHCT từ 20% trở lên là thị trấn Hương Canh 26%, xã Trung Mỹ 25%, Tam Hợp 20% Tiếp theo là Bá Hiến có tỷ lệ KCB bằng YHCT là 19%, thị trấn Gia Khánh là 16%, Hương Sơn 13% Các xã Tân Phong, Sơn Lôi, Phú Xuân đều có tỷ lệ là 10% Hai xã có tỷ lệ KCB bằng YHCT thấp nhất trên toàn huyện là xã Thiện Kế và thị trấn Thanh Lãng, đều có tỷ lệ là 2%.

So với quy định của chuẩn quốc gia về YHCT thì có xã đã đạt và vượt chỉ tiêu nhưng cũng có xã tỷ lệ này rất thấp Tỷ lệ KCB bằng YHCT tại các xã có sự khác biệt ngoài việc phụ thuộc vào chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ, còn phụ thuộc vào sô lượng dân của từng xã cũng có khác nhau : mức độ đê đạt chuẩn 20% là cao, nhưng còn tùy thuộc vào so dán, nếu tỉnh sổ lượt thì cũng có thể đạt được và tùy vào từng bệnh Như có bệnh mạn tính em phải điều trị 15 đên

20 ngày mới được ” (Nữ 25 tuôi, cán bộ chuyên trách YHCT).

Trao đổi với cán bộ chuyên trách YHCT trạm cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đến khám phụ thuộc rất nhiều vào mô hình bệnh tật Những bệnh mạn tính, hoặc những bệnh phức tạp sau khi điều trị YHHĐ về điều trị YHCT có số lượt khám rất cao : “ nếu tính sổ lượt khám thì trạm tôi cũng nhiều lắm, mặc dù bệnh nhân thì không nhiều, tôi nói ví dụ tôi đang châm cứu, bấm huyệt cho mấy ông di chứng tai biến mạch máu não, bại liệt, tính ra có ông đến hàng thảng,thế là thành mẩy chục bệnh nhân rồz' ”(Nam,cán bộ chuyên trách YHCT).

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ BN đến khảm chữa bệnh bằng YHCT của 12 xã/ thị trấn

3.2 Thực trạng sử dụng YHCT tại 12 TYT đạt Chuẩn Quốc gia huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010

Tổng số 560 đại diện hộ gia đình trên 12 xã, thị trấn được phỏng vấn tại huyện Bình Xuyên, gồm 9 xã Hương Sơn, Sơn Lôi, Tam Hợp, Tân Phong, Phú Xuân, Bá Hiến, Quất Lưu, Thiện Ke, Trung Mỹ và 3 thị trấn là Hương Canh, Thanh Lãng và Gia Khánh có kết quả như sau:

Bảng 3.2: Phân bố tuổi và giới của người dân

Chỉ số Thị trấn Xã Chung n % n % n %

Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng YHCT tại các TYT xã

Bảng 3.15: Mối liên quan giữa tuổi và sử dụng YHCT

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa độ tuổi và việc sử dụng dịch vụ YHCT Trong đó nhóm nhỏ hơn 60 tuổi sử dụng YHCT nhiều hơn nhóm tuổi > 60 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,016 số người trong độ tuổi nhỏ hơn

60 trong mẫu điều tra chiếm tỷ lệ lớn nhất, khiến số đối tượng này chiếm tỷ lệ cao hơn trong số những người sử dụng YHCT.

Qua phỏng vấn cán bộ chuyên trách YHCT cho thấy gần đây những bệnh nhân điều trị bang YHCT có nhiều người trẻ : “ trước kia thì chỉ những người già mới hay sử dụng Đông y, bây giờ những người trẻ tuổi, trung niên cũng có dùng, họ hay dùng thuốc bo cho khỏe ” (Nam, cán bộ chuyên trách YHCT).

Bảng 3.16: Mối liên quan giữa giới và sử dụng YHCT

Không có mối liên quan nào giữa giới và việc sử dụng dịch vụ YHCT, tỷ lệ

Bảng 3.17: Mối liên quan giữa trình độ học vẩn và sử dụng YHCT

Trung học phổ thông 44 20,3 84 24,5 128 22,9 Đại học, CĐ, THCN, sau ĐH.

Không có mối liên quan nào giữa trình độ học vấn và sử dụng YHCT.

Bảng 3.18: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và lựa chọn sử dụng YHCT

Buôn bán, LĐ tự do 23 10,6 24 7,0 47 8,4

Không có mối liên quan nào giữa nghề nghiệp và việc sử dụng YHCT.

Bảng 3.19: Mối liên quan giữa thu nhập và sử dụng YHCT

Không có mối liên quan nào giữa thu nhập và việc sử dụng YHCT trong KCB và CSSK.

Bảng 3.20: Mối tiên quan giữa tư vẩn và sử dụng YHCT

Tư vấn sử dụng Có Không

Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê giữa việc được tư vấn và sử dụng YHCT (p< 0,05) Người được tư vấn sử dụng YHCT nhiều gấp 4 lần người không được tư vấn.

Tại các TYT xã đều có chương trình giáo dục sức khỏe cho người dân, trong đó có lồng ghép một số bài về YHCT như phổ biến kiến thức dùng thuốc Nam để chữa một số bệnh thông thường, giới thiệu một số cây thuốc Nam sẵn có tại trạm và ứng dụng Khi người dân được tư vấn, rõ ràng họ sẽ tìm đến TYT nhiều hơn Trao đổi với cán bộ y tế trạm cho thấy công tác truyền thông về YHCT vẫn chưa được phổ biến nhiều phần lớn do thiếu nhân lực và người làm truyền thông chuyên nghiệp.’ " công tác truyền thông còn ít, chưa có chương trình truyến thông riêng biệt, chủ yếu là lồng ghép ” (Nam, 37 tuổi, PYT huyện).

Việc tư vấn cho người dân cách sử dụng thuốc, những ứng dụng của YHCT trong CSSK ngoài những kênh thông tin từ phía TYT, người dân còn có thể tiếp cận thông tin qua các kênh khác như ti vi, đài, báo hoặc qua sự mách bảo của người thân, bạn bè Tuy nhiên những phương tiện như báo, tạp chí, sách vở tuyên truyền lại không có : “ thỉnh thoảng mới có một buổi phát thanh, nhưng chỗ nghe được, chỗ không, ngoài ra chắng biết hỏi ai, chăng nhẽ lúc nào cũng ra trạm ” (Nữ, 51 tuổi).

Bảng 3.21: Mối liên quan giữa khả năng đáp ứng của TYT và sử dụng

Khả năng đáp ứng của

Có khả năng đáp ứng 136 62,7 160 46,6 296 52,9

Không có khả năng đáp ứng

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa khả năng đáp ứng của TYT xã với việc sử dụng YHCT (p< 0,05) Những người cho rằng TYT có khả năng đáp ứng về KCB bằng YHCT sử dụng YHCT nhiều hơn nhóm những người cho rằng TYT không có khả năng đáp ứng 1,92 lẩn.

Rõ ràng những người cho rang TYT có khả năng đáp ứng sẽ đến với trạm nhiều hơn, mặc dù sự đáp ứng của các trạm mới chỉ dừng lại ở mức tối thiểu Qua trao đổi với cán bộ y tế huyện cho thấy việc cung cấp dịch vụ KCB bằng YHCT là một tiêu chuẩn bắt buộc để TYT đạt được Chuẩn Quốc gia: “ phương hướng nói chung là bám vào chuẩn IV một sổ xã còn chua đáp ứng được yêu cầu về chuẩn YHCT vĩ lý do thiếu cản bộ, thiếu biên chế, cản bộ đi học ” (Nam, 37 tuổi, PYT huyện).

Bảng 3.22: Mối liên quan giữa việc biết chữa bệnh bằng YHCT và sử dụng

Có mối liên quan chặt chẽ có ý nghĩa thống kê giữa việc biết chữa bệnh bằng YHCT với việc sử dụng YHCT (p

Ngày đăng: 01/12/2023, 08:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Cơ sở vật chất dành cho khánt chữa bệnh bằng YHCT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.1 Cơ sở vật chất dành cho khánt chữa bệnh bằng YHCT (Trang 42)
Bảng 3.2: Phân bố tuổi và giới của người dân - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.2 Phân bố tuổi và giới của người dân (Trang 47)
Bảng 3.3: Trình độ học vẩn của người dân - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.3 Trình độ học vẩn của người dân (Trang 48)
Bảng 3.4: Phân bố số người sổng trong hộ gia đình người dân - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.4 Phân bố số người sổng trong hộ gia đình người dân (Trang 49)
Bảng 3.5: Phân bố nghề nghiệp trong hộ gia đình của người dãn - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.5 Phân bố nghề nghiệp trong hộ gia đình của người dãn (Trang 51)
Bảng 3.6: Tỷ lệ sử dụng dịch vụ YHCT tại các TYT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.6 Tỷ lệ sử dụng dịch vụ YHCT tại các TYT (Trang 53)
Bảng 3.7: Phân bố theo lứa tuổi người dãn sử dụng YHCT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.7 Phân bố theo lứa tuổi người dãn sử dụng YHCT (Trang 54)
Bảng 3.8: Lý do sử dụng YHCT tại TYT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.8 Lý do sử dụng YHCT tại TYT (Trang 55)
Bảng 3.9: Mục đích sử dụng YHCT tại TYT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.9 Mục đích sử dụng YHCT tại TYT (Trang 56)
Bảng 3.10: Nguyên nhãn người dãn không sử dụng YHCT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.10 Nguyên nhãn người dãn không sử dụng YHCT (Trang 57)
Bảng 3.11: Các phương pháp chữa bệnh bằng YHCT tại TYT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.11 Các phương pháp chữa bệnh bằng YHCT tại TYT (Trang 63)
Bảng 3.12 cho thấy khả năng đáp ứng về cung cấp dịch vụ KCB bằng YHCT. - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.12 cho thấy khả năng đáp ứng về cung cấp dịch vụ KCB bằng YHCT (Trang 65)
Bảng 3.14: Quan điểm sử dụng YHCT của người dân - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.14 Quan điểm sử dụng YHCT của người dân (Trang 66)
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa tuổi và sử dụng YHCT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tuổi và sử dụng YHCT (Trang 67)
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa giới và sử dụng YHCT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa giới và sử dụng YHCT (Trang 68)
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa trình độ học vẩn và sử dụng YHCT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa trình độ học vẩn và sử dụng YHCT (Trang 69)
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và lựa chọn sử dụng YHCT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa nghề nghiệp và lựa chọn sử dụng YHCT (Trang 70)
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa thu nhập và sử dụng YHCT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa thu nhập và sử dụng YHCT (Trang 71)
Bảng 3.20: Mối tiên quan giữa tư vẩn và sử dụng YHCT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.20 Mối tiên quan giữa tư vẩn và sử dụng YHCT (Trang 72)
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa khả năng đáp ứng của TYT và sử dụng YHCT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa khả năng đáp ứng của TYT và sử dụng YHCT (Trang 73)
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa việc biết chữa bệnh bằng YHCT và sử dụng YHCT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa việc biết chữa bệnh bằng YHCT và sử dụng YHCT (Trang 74)
Sơ đồ tóm tắt một số yếu tố liên quan và ảnh hưởng đến việc sử dụng YHCT tại các TYT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Sơ đồ t óm tắt một số yếu tố liên quan và ảnh hưởng đến việc sử dụng YHCT tại các TYT (Trang 93)
Phụ lục 1: Sơ đồ mạng lưới YHCT tỉnh Vĩhh Phúc - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
h ụ lục 1: Sơ đồ mạng lưới YHCT tỉnh Vĩhh Phúc (Trang 105)
Phụ lục 5: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu trưởng TYT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
h ụ lục 5: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu trưởng TYT (Trang 109)
Hình thức dùng YHCT - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Hình th ức dùng YHCT (Trang 118)
Hình thức điều trị không dùng thuốc - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
Hình th ức điều trị không dùng thuốc (Trang 119)
Phụ lục 10: Bảng kiểm đánh giá cơ sở vật chất - Luận văn đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại các trạm y tế, huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2010
h ụ lục 10: Bảng kiểm đánh giá cơ sở vật chất (Trang 122)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w