Kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường, một thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Sự bùng nổ thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đang ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội và chính trị. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đặc biệt là công ngệ thông tin tiếp tục phát triển nhảy vọt thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu hoá nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế này càng sâu rộng trong đó công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Xu hướng quốc tế hoá toàn cầu hoá nền kinh tế xã hội cũng như đời sống thông tin diễn ra nhanh chóng, nhu cầu trao đổi thông tin trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, hội nhập kinh tế là nguồn động lực quan trọng cho phát triển Viễn thông. Viễn thông phải là ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới trở thành môi trường quan trọng tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển và có như vậy thì mới thực hiện được chủ chương của Đảng đưa đất nước trong tương lai trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
Cơ sở lý luận về lập kế hoạch ngành viễn thông
Lý luận chung về kế hoạch ngành viễn thông
1.1.1 Kế hoạch ngành viễn thông trong bối cảnh hội nhập.
I.1.1.1.1 Kế hoạch phát triển ngành.
Hệ thống kế hoạch hóa bao gồm bốn bộ phận liên kết chặt chẽ, trong đó chiến lược đóng vai trò định hướng xác định tầm nhìn dài hạn, quy hoạch đi sâu vào định hướng về không gian và tổ chức kinh tế xã hội, chương trình dự án đóng vai trò đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án cụ thể Tuy nhiên để quản lý, điều tiết các không gian và tổ chức kinh tế xã hội, diễn ra trong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể, chúng ta phỉ dựa trên những công cụ cụ thể hơn và kế hoạch phát triển chính là một trong những công cụ ấy Kế hoạch là công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó xác định một cách hệ thống những hoạt động nhằm phát triển kinh tế xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu và các cơ chế chính sách sử dụng trong một thời kỳ nhất định
Theo Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, "Xây dựng Kế hoạch 5 năm trở thành công cụ chủ yếu của hệ thống kế hoạch hóa phát triển" Điều này khẳng định vai trò trung tâm của Kế hoạch 5 năm trong quá trình hoạch định và phát triển đất nước.
1.1.1.1.2 Viễn thông. Để có thể có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của Viễn thông và hiểu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng Viễn thông và từ đó phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khai thác dịch vụ Viễn thông thì trước tiên phải hiểu được các khái niệm sau:
Thiết bị Viễn thông: là các phương tiện kỹ thuật, bao gồm cả phần cứng và phần mền được dùng để thiết lập mạng Viễn thông , cung cấp và sử dụng dịch vụ Viễn thông.
Thiết bị mạng: là thiết bị Viễn thông được lắp đặt trên mạng Viễn thông, bao gồm thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch và các thiết bị xử lý thông tin khác.
Thiết bị đầu cuối: là thiết bị Viễn thông được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp đến điểm kết cuối của mạng Viễn thông để gửi, xử lý và nhận các thông tin dưới dạng ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh qua mạng Viễn thông.
Thiết bị đầu cuối thuê bao là thiết bị đầu cuối di động hoặc cố định của người sử dụng được đấu nối hoà mạng vào mạng Viễn thông công cộng qua điểm kết nối cua mạng Viễn thông công cộng.
Thiết bị đầu cuối thuê bao được phân thành:
+ Thiết bị đầu cuối thuê bao một đường là thiết bị đầu cuối không có chức năng chuyển mạch hoặc kết nối các cuộc gọi bao gồm: Thiết bị điện thoại cố định, thiết bị điện thoại di động, thiết bị fax, thiết bị nhắn tin, modem, thiết bị đầu cuối truy cập Internet, máy tính,…
+ Thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường là thiết bị đầu cuối có chức năng chuyển mạch, kết nối các cuộc gọi bao gồm các tổng đài, thiết bị cổng truy nhập vô tuyến Internet, thiết bị có tính năng kết nối các cuộc gọi.
Dịch vụ Viễn thông: là dịch vụ truyền kí hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết nối của mạng Viễn thông.
Mạng Viễn thông bao gồm: Mạng Viễn thông công cộng, mạng Viễn thông dùng riêng, mạng Viễn thông chuyên dùng là tập hợp các thiết bị Viễn thông được liên kết với nhau bằng các đường truyền dẫn.
Mạng Viễn thông công cộng: là mạng Viễn thông do doanh nghiệp Viễn thông thiết lập để cung cấp các dịch vụ Viễn thông.
Mạng Viễn thông dùng riêng: là mạng Viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam thiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của mạng, bao gồm các thiết bị Viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm xác định khác nhau và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặc tự xây dựng.
Mạng Viễn thông chuyên dùng là mạng Viễn thông để phục vụ thông tin đặc biệt của các cơ quan nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an ninh Chính phủ quy định cụ thể về việc đảng, Nhà thiết lập và hoạt động của các mạng Viễn thông chuyên dùng.
Mạng nội bộ là hệ thống thiết bị Viễn thông do một tổ chức hoặc cá nhân thiết lập tại một địa chỉ và phạm vi xác định mà chủ mạng nội bộ đó có toàn quyền sử dụng hợp pháp để đảm bảo liên lạc nội bộ cho các thành viên trong mạng.
Hệ thống đường trục Viễn thông quốc gia là một phần của mạng Viễn thông công cộng, bao gồm các đường truyền dẫn đường dài trong nước và quốc tế, và các cổng thông tin quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động của mạng Viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiệp đến việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
Các yêu cầu đối với một bản kế hoạch phát triển ngành
1.2.1 Kế hoạch phát triển là một trạng thái động, là một quá trình cho từng thời kì.
Hệ thống kinh tế - xã hội là một hệ thống luôn biến động do nhu cầu của con người liên tục tăng lên và không giới hạn Trong khi đó, khả năng đáp ứng những nhu cầu này lại có giới hạn, dẫn đến cạnh tranh, tranh giành và mâu thuẫn, trở thành tiền đề của sự bất bền vững trong hệ thống Vì vậy, các kế hoạch phát triển phải tạo ra được sự hợp lý giữa cơ cấu sản xuất và nhu cầu, giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng, dựa trên các tính toán hợp lý theo quan điểm sinh thái để đảm bảo tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững.
Có rất nhiều các yếu tố không thể dự báo thì cũng rất khó cho được kết quả một cách chính sác Đặc biệt hiện nay khi mà quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ khiến cho cơ cấu kinh tế của quốc gia thay đổi một cách đáng kể; dòng hành; nguồn vốn; công nghệ… giữa các quốc gia có sự lưu chuyển không ngừng Những yế tố đó đặt ra vấn đề cần sử lí xem xét luận chứng các điều kiện, xác định các dự án kế hoạch một cách kĩ lưỡng, đảm bảo tính linh hoạt Do vậy kế hoạch phát triển phải đề cập được nhiều phương àn, thườn xuyên cập nhật, bổ xung tư liệu cần thiết để có giải pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.
1.2.2 Kế hoạch phát triển phải đạt được mục tiêu phát triển trong thế vận động tiến bộ và bền vững.
Chúng ta đều biết hệ thống lãnh thổ kinh tế bao gồm rất nhiều các bộ phận cấu thành nên, mà các phân hệ này thì lợi ích không giống nhau nên rất dễ xảy ra các mâu thuẫn Có thể nói lợi ích của mỗi cá nhân trong xã hội là rất khác nhau, lợi ích mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi vùng lãnh thổ có tính cục bộ và thường vận động không cùng chiều Do vậy vấn đề rất quan trọng là kế hoạch phát triển phải làm thế nào để hệ thống phát triển không ngừng và đạt được hiệu qủa không ngừng và sự phát triển của các đối tượng phải nhất quán theo đúng một hướng nhất định.
Trong hki xây dựng kế hoạch phát triển cần phải tính tới việc có nhiều đối tượng hoạt động khác nhau trong tư thế cạnh tranh trên cùng một lãnh thổ nhằm giành lợi ích riêng về mình Có thể kế hoạch phát triển phải xác định được mục tiêu phát triển và các giải pháp kiến thiết trên lãnh thổ tạo được sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng cho toàn bộ hệ thống.
1.2.3 Kế hoạch phát triển phải thể hiện đa dạng phân công lao động theo lãnh thổ một cách đa dạng và linh hoạt.
Hoạt động kinh tế của con người ở mỗi lãnh thổ khác nhau lại có sự khác biệt vô cùng đa dạng Phân công lao động theo lãnh thổ lôi cuốn được các đối tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội vào quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa dịch vụ mang lại lợi ích cho các tầng lớp dân cư, các nhóm xã hội khác nhau cùng tham gia vào quá trình phức tạp đó Khi thực hiện phân công lao động theo lãnh thổ phải cụ thể hóa được định hướng, thậm chí cả những diến biến trong tương lai của phân công lao động theo ngành.
Phân công xã hội theo lãnh thổ không chỉ ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp mà còn tác động đến phân bố dân cư Vì vậy, cần phân bổ hợp lý nguồn vốn, nguồn lực để thực hiện kế hoạch đạt mục tiêu đề ra trong thời hạn quy định Ngay từ khi xây dựng kế hoạch, cần thể hiện rõ sự đa dạng về phân công lao động theo lãnh thổ, đồng thời đảm bảo lợi ích của người lao động, tạo điều kiện cho họ tự nguyện thực hiện phân công lao động.
1.2.4 Kế hoạch phát triển phải đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, tiến bộ của khoa học công nghệ và phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Phát triển bền vững đặt ra thách thức đảm bảo đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai Do đó, các chính sách phát triển phải cân nhắc đến những khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời dựa trên các nguyên tắc bền vững để đảm bảo sự phát triển hài hòa và lâu dài.
Tránh phát triển nóng, tôn trọng phát triển hài hòa nhịp nhàng của toàn hệ thống cũng như từng phần tử của nó Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà cơ hội đến rất nhanh và ai cũng muốn chớp lấy để theo đuổi mục tieu lợi ích thì điều này tưởng chừng như rất dễ mà rất khó thực hiện Tình trạng đó sẽ dẫn đến phát triển nhanh mà gây phá vỡ hệ thống chung của xã hội, gây ra các hậu quả khó lường.Ngoài ra kế hoạch phát triển phải đảm bảo một trật tự trong ngắn hạn cũng như đảm bảo yêu cầu phát triển trong dài hạn.
Phương pháp xây dựng kế hoạch ngành viễn thông
1.3.1 Đặc điểm của nghành viễn thông.
1.3.1.1 Viễn thông là ngành công nghệ thay đổi nhanh chóng
Với tiến bộ vệ mọi phương diện, công nghệ thông tin/Internet và Viễn thông không tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới mà còn “thu nhỏ” quá đất xoá đi cách biệt về biên giới và thay đổi nếp sống, cách suy nghĩ cũng như cách làm việc và giải trí của xã hội nó làm tăng tính cạnh trang và sự minh bạch của nền kinh tế giúp cho quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụ diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả hơn.
Những thay đổi của công nghệ Viễn thông thế giới: Công nghệ Viễn thông hiện nay đã tiến bộ vượt bậc trong hai lĩnh vực là công nghệ băng rộng (ADSL) vàViễn thông di động và một số công nghệ khác nữa So với trước đây chưa có công nghệ băng rộng việc truy cập Internet mất rất nhiều thời gian muốn liên lạc bằng điện thoại cố định không liên được, hiện nay việc truy cập Internet đã tiết kiệm thời gian rất nhiều so với trước đây.
Các công nghệ Viễn thông kết nối Internet trong thời gian qua trên thế giới triển khai công nghệ mới WAP giúp máy điện thoại và vô tuyến có thể truy cập Internet làm thay đổi các công nghệ cũ trước đây. Điện thoại di động: Số lượng điện thoại di động áp dụng công nghệ mới trên thế giới có xu hướng sử dụng rất nhiêu Điện thoại mới đó là điện thoại di động vô tuyến, theo dự báo của các nhà nghiên cứu thì trong tương lai nó sẽ trở thành phương tiện quan trọng để truy cập Internet và thực hiện các dịch vụ thương mại điện tử cho người sử dụng. Đó là một số xu hướng phát triển của thế giới, còn ở Việt Nam thì Viễn thông thay đổi một cách nhanh chóng bắt đầu từ năm 1994 khi mạng điện thoại di động đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt động và khai thác cho đến nay thì thị trường điện thoại di động đã phát triển một cách nhanh chóng Năm 2004 được coi là năm bùng nổ của thị trường điện thoại di động.
1.3.1.2 Môi trường kinh doanh của ngành Viễn thông đang chuyển dần từ độc quyền sang cạnh tranh
Cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh nó bao gồm cạnh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
Cạnh tranh nội bộ ngành là động lực thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, tạo nên sự phát triển của toàn ngành Thiếu cạnh tranh này, các doanh nghiệp sẽ không có động lực sáng tạo, cải tiến, dẫn đến sự trì trệ của ngành Do đó, cạnh tranh nội bộ ngành là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển chung.
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất ở những ngành khác nhau nhằm mục tiêu tìm nguồn đầu tư có lợi Cạnh tranh giữa các ngành được thể hiện bằng sự dịch chuyển nguồn lực từ ngành này sang ngành khác dẫn đến sự cân bằng về cung cầu sản phẩm giữa các ngành và bình quân tỉ xuất lợi nhuận, đảm bảo sự bình đẳng cho việc đầu tư vốn giữa các ngành khác nhau Điều đó tạo nhân tố tích cực cho sự phát triển.
Viễn thông cũng như các ngành kinh tế khác đều phải tuân theo quy luật của nền kinh tế thị trường đó là quy luật cạnh tranh Môi trường kinh doanh của ngành Viễn thông đang chuyển dần từ độc quyền sang cạnh tranh Trước đây trên thị trường dịch vụ Viễn thông chỉ có một nhà cung cấp duy nhất đó là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hiện nay đứng trên góc độ nhà cung cấp dịch vụ thì VNPT không còn là nhà cung cấp độc quyền nữa Trên thị trường đã xuất hiện thêm 5 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Viễn thông đó là:
+ Công ty Viễn thông quân đội (Viettel);
+ Công ty Viễn thông điện lực (ETC);
+ Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT);
+ Công ty cổ phần Viễn thông hàng hải (Vishipel);
+ Công ty cổ phần Viễn thông Hà nội (Hanoi Telecom);
Với sự gia nhập thị trường của 5 công ty mới làm gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường viễn thông Đặc điểm của thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay là khách hàng chủ yếu đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên độ hiện đại của thiết bị, thái độ phục vụ và giá cả Thị trường dịch vụ viễn thông tập trung chủ yếu tại các trung tâm thành phố lớn, còn tại các vùng nông thôn vẫn còn hạn chế Tuy nhiên, trong tương lai, thị trường dịch vụ viễn thông được dự báo sẽ mở rộng và phát triển rộng khắp cả nước, bao gồm cả các vùng nông thôn.
+ Quy mô thị trường mở rộng nhanh chóng, đặc biệt là vùng thành phố, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa đang có xu hướng phát tiển.
+ Cơ cấu khách hàng trên thị trường dịch vụ Viễn thông có sự thay đổi theo hướng chuyển sang đối tượng tư nhân, doanh nghiệp.
1.3.2 Phương pháp đánh giá thực trạng phát triển ngành.
Dựa vào thực tế phát triển của ngành trong từng năm và trong cả giai đoạn 5 năm, 10 năm khi đánh giá ngành phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau: Đánh giá về quy mô và mức độ phát triển ngành thông qua các chỉ tiêu phát triển của ngành trong 5- 10 năm qua: Các chỉ tiêu cần xét đến như mật độ điện thoại/ 100 dân; mật độ sử dụng thuê bao di động/ 100 dân; quy mô phát triển của nghành (tổng doanh thu, tổng số máy, tổng số thuê bao…), phát triển mạng lưới của nghành. Đánh giá các yếu tố nguồn lực tác động đến phát triển của ngành như là nguồn lực, vốn đầu tư, khoa học công nghệ… Đây là những yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc vạch ra các giải pháp và hoạch định các chính sách nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong tương lai. Đánh giá môi trường phát triển ngành: Môi trường pháp lý, hệ thống luật pháp, điều hành quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động thế nào Điều quan trọng là sau khi đánh giá thực trạng chúng ta có thể rút ra được các mặt mạnh, mạt yếu kém của ngành trên tất cả các khía cạnh , rút ra được xu hướng phát triển của ngành.
1.3.3 Các phương pháp thực hiện dự báo trong kế hoạch ngành viễn thông. 1.3.3.1 Một số đặc điểm đặc thù khi dự báo nghành viễn thông.
Trong ngành viễn thông chỉ tiêu đánh giá phát triển của ngành thể hiện ở mật độ điện thoại/ 100 dân, chính vì thế đây là chỉ tiêu chủ chốt đánh giá mức độ phổ cập cũng như tôc độ phát triển ngành.
Về dự báo điện thoại di động cần chú ý đến các yếu tố sau:
+ Giá thiết bị đầu cuối: đây là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định của khách hàng đặc biệt là khách hàng có thu nhập thấp.
+ Cạnh tranh: thị trường dịch vụ di động có sự cạnh tranh ở mức rất cao, dẫn đến giá dịch vụ giảm nhanh.
+ Các dịch vụ giá trị gia tăng và ứng dụng: do phát triển công nghệ và cạnh tranh các nhf cung cấp dịch vụ rất chú trọng cung cấp các ứng qua mạng.
+ Các yếu tố đột biến: bao gồm các yếu tố công nghệ, dịch vụ, kĩ thuật, kinh tế- xã hội Những yếu tố này có khả năng bùng phát nhu cầu.
1.3.3.2 Một số phương pháp thường dùng trong dự báo phát triển viễn thông. 1.3.3.2.1 Dự báo theo phương pháp hồi quy tương quan.
Phương pháp này dự báo mật độ điện thoại dựa trên mối quan hệ giữa GDP/người và số máy điện thoại phát triển hàng năm.
Theo khuyến cáo của ITU và các nhà khoa học thì mối liên hệ tương quan giữa mật độ điện thoại và GDP bình quân trên đầu người được biểu diễn dưới dạng hàm số sau:
Với x là thu nhập bình quân trên đầu người và Y là mật độ điện thoại trên/ 100 dân.
1.3.3.2.2 Dự báo theo phương pháp san bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng.
Phương pháp dự báo dựa trên cơ sở số liệu của những năm trước để dự báo cho các năm tiếp theo Công thức:
Trong đó: a0(t) = αy(t) + (1-α)[ay(t) + (1-αy(t) + (1-α)[a)[a0(t-1) + a1(t-1)] a1(t) = [a0(t) - a0(t-1)] + (1-γ) a) a1(t-1) αy(t) + (1-α)[a: Hệ số san bằng mũ. γ) a : Hệ số san bằng xu hướng. y(t): Số máy điện thoại của năm t.
Các hàm dự báo nêu trên chỉ phù hợp để sử dụng trong thời gian dài và ổn định Nếu áp dụng các phương pháp này trong một vài năm, kết quả sẽ không chính xác Vì vậy, có thể cân nhắc dự báo theo phương pháp chuyên gia để đảm bảo độ chính xác cao hơn trong khoảng thời gian ngắn.
1.3.3.4 Phương pháp đánh giá các xu hướng phát triển của ngành.
Dựa vào đặc điểm ngành viễn thông ở trên có thể thấy xu hướng của ngành là luôn có sự biến động vì đây là ngành có công nghệ thay dổi nhanh và mang tính kết nối toàn cầu Chính bởi lý do đó khi đánh giá xu hướng phát triển của của ngành cần phải đánh giá được xu hướng công nghệ mới trên thế giới, xem công nghệ nào khả thi có khả năng phổ biến trong tương lai, khả năng áp dụng ở Việt nam ra sao trên cơ sở đó sẽ đánh giá xu hướng của ngành.
Xu hướng phát triển phải mang tính thực tiễn cao không xa vời thực tế sẽ gâpy ảnh hưởng đến định hướng phát triển của ngành Ngoài ra sự phát triển của ngành phải mang tinh linh động đi trước đón đầu phù hợp với lộ trình của nước ta.
1.3.3.5 Phương pháp xây dựng quan điểm, mục tiêu cho phát triển ngành.
Hiện trạng công tác lập kế hoạch phát triển ngành viễn thông
Thực trạng kế hoạch viễn thông phát triển ngành giai đoạn 2006- 2010
2.1.1.1 Về phát triển dịch vụ. Đánh giá sự phát triển dịch vụ Viễn thông thông qua một số chỉ tiêu như: Tổng doanh thu Viễn thông; Mật độ điện thoại trên 100 dân; Thuê bao điện thoại cố định; Thuê bao điện thoại di động; Thuê bao Internet; Mức tăng, tốc độ tăng của các chỉ tiêu trên. a Thứ nhất đánh giá về doanh thu Viễn thông
Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm
Năm Doanh thu Viễn thông (tỷ) Tốc tộ tăng trưởng (%)
Nguồn Bộ Bưu chính Viễn thông
Doanh thu Viễn thông thông liên tục tăng đều qua các năm, doanh thu Viễn thông năm 2009 tăng 36,0 % so với năm 2006, năm 2010 tăng hơn năm 2006 là11,9 % sở dĩ có được điều đó là do trong khoảng thời gian này có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường Viễn thông làm số thuê bao điện thoai, thuê baoInternet tăng lên và bổ sung vào thị trương những loại hình dịch vụ mới cho sản lượng điện thoại của toàn ngành tăng lên sự tăng lên của thuê bao điện thoại và thuê bao Internet sẽ lần lượt được xem xét sau đây. b Thứ hai đánh giá về thuê bao điện thoại, Mật độ điện thoại.Trong thời gian vừa qua thì tổng số thuê bao điện thoại trong cả nước liên tục tăng từ năm 1997 đến năm 2009 và được dự báo đến 2010.
Tổng số thuê bao điện thoại và Mật độ điện thoại từ Năm1997– 2010
Năm Tổng số thuê bao
Số máy điện thoại bình quân trên 100 dân (máy)
Mức tăng thêm thuê bao hàng năm (nghìn)
Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông
Từ bảng cho thấy số máy điện thoại tăng lên hàng năm và máy trên 100 dân cũng liên tục tăng từ năm 1997 đến nay liên tục tăng cao một phần do sự góp mặt của mạng điện thoại di động Viettiel, MobiFone và mạng VinaPhone Mạng điện thoại di động MobiFone là mạng điện thoại di động đầu tiên của Việt Nam từ đây bắt đầu bước vào thời kỳ kinh doanh của điện thoại di động. Điều đó góp phần nâng cao tổng số thuê bao trong cả nước và mật độ điện thoại trong khoảng thời gian này tăng lên với tốc độ rất nhanh Năm 2000 mật độ điện thoại đạt mức 4,2 máy/ 100 dân cho đến năm 2009 là 71,9/100 dân Mục tiêu của Ngành trong thời kỳ kế hoạch này là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế, đáp ứng mọi như cầu về thông tin của xã hội và an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
Trên đây là đánh giá tổng quát về điện thoại và mật độ điện thoại, vậy cụ thể về mức tăng của điện thoại cố định và di động đóng góp vào mức tăng chung của điện thoại hàng năm như thế nào điều này sẽ được lý giải trong phần phân tích về cơ cấu điện thoại cố định và di động trong khoảng thời gian 2006– 2009 sẽ được trình bày sau đây
Cơ cấu điện thoại cố đinh và di động trong thời kỳ 2006 – 2009
Năm Tổng số thuê bao điện thoại
Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông
Nhìn chung trong khoảng thời gian từ năm 2006 và 2009 tổng số thuê bao điện thoại cố định và di động trong cả nước đều tăng, Cơ cấu điện thoại cố định trong tổng số chiếm một tỷ lệ nhỏ và ổn định còn cơ cấu điện thoại di động tăng đây là một điều hợp với xu thế phát triển chung
Mặc dù cơ cấu điện thoại cố định trong tổng số thuê bao có giảm, song xét về góc độ tăng trưởng, thuê bao điện thoại cố định vẫn tăng đều đặn do sự gia nhập thị trường kinh doanh của Viettel EVN và SPT Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong thị trường điện thoại cố định không gay gắt như trong thị trường điện thoại di động.
Thông tin di động đang là loại hình dịch vụ Viễn thông “nóng nhất” ở Việt Nam hiện nay Năm 2006 – 2009, với việc đầu tư mở rộng mạng lưới, hạ giá cước mạnh mẽ, thị trường điện thoại di động Việt Nam đã đạt được một con số ấn tượng 50.425.000 thuê bao nhưng thực chất còn nhiều thuê bao ảo do các nhà mạng cung cấp ra thị trường rất nhiều đầu số.
Trong khoảng 10 năm đã có 8 lần giảm giá cước, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã rất nỗ lực để có được mức giá dịch vụ điện thoại ngang bằng với khu vực.
Giá cước điện thoại di động qua 5 thời kỳ chính.
Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông
Giá cước điện thoại di động liên tục giảm từ từ năm 2006 đến năm 2009 điều đó làm cho nhu cầu về điện thoại di động của người dân tăng lên điều đó là nguyên nhân lý giải số thuê bao điện thoại di động liên tục tăng từ năm 2006 đến nay
Sự gia nhập thị trường của các nhà cung cấp như Sfone, Viettel vào năm 2003-2005, HanoiTelecom, VP Telecom vào đầu năm 2005, Vietnammobile và Beeline vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đã khiến thị trường dịch vụ điện thoại trở nên sôi động Bên cạnh cạnh tranh về giá cước và các chương trình khuyến mại, các nhà mạng cũng bước vào cuộc chạy đua về công nghệ và chất lượng dịch vụ Người tiêu dùng dần quen thuộc với phong cách kinh doanh của từng nhà cung cấp và các khẩu hiệu đặc trưng như: MobiFone - "Sức mạnh di động của bạn", Sfone - "Nghe là thấy", Viettel - "Hãy nói theo cách của bạn", VinaPhone với vùng phủ sóng rộng nhất và là mạng lưới lớn nhất Việt Nam hiện nay.
2.1.1.2 Năng lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Thị trường Viễn thông Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ từ độc quyền sang cạnh tranh với sự gia nhập của đa dạng thành phần kinh tế Ngoài các doanh nghiệp Nhà nước thống lĩnh mảng cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ viễn thông cơ bản, lĩnh vực dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ Internet đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, góp phần tạo nên một hệ thống cung cấp dịch vụ đa dạng và phong phú.
Thị phần của các doanh nghiệp Viễn thông trên thị trường VNPT vẫn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông và chủ lực chiếm hơn 90% thị phần; Viettel chiếm: 3,06%; SPT: 2,14%; ETC: 0,67%; FPT: 0,56%; 0,06%
Các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt nhằm giành giật thị phân về phía doanh nghiệp mình bắt đầu bằng sự ra đời của “thế lực di động” mới mới Viettel.
Mạng điện thoại di động Beeline, Vietnammobile Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/07/2009, nâng tổng số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam lên con số 6 Sự xuất hiện của Beeline, Vietnammobile đã khiến thị trường dịch vụ điện thoại di động trở nên nóng bỏng buộc các “đàn anh” VinaPhone, MobiFone, Viettel và SFone phải đưa ra nhiều chương trình hạ giá và thay đổi cách tính giá cước Viettel xây dựng một hệ thống Viễn thông phủ sóng 63 tỉnh thành Mạng lưới đại lý củ Beeline, Vietnammobile cũng được triển khai nhanh chóng và rộng khắp trên toàn quốc Đặc biệt, với cách tính cước và các chương trình khuyến mại dài hơn.
SFone là một thương hiệu điện thoại di trung tâm điện thoại di động CDMA (S-Telecom) với thương hiệu SFone được thành lập theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh donh giữa Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và công ty SLD có trụ sở tại Singapore (Liên doanh các tập đoàn Viễn thông của Hàn Quốc gồm SK Telecom, LG Telecom va Dong Ah Telecom) Đây là hợp đồng liên doanh xây dựng, khai thác, phát triển và cung cấp dịch vụ điện thoại di động tế bào, điện thoại vô tuyến cố định (WLL) và các dịch vụ giá trị gia tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam theo công nghệ CDMA 2000 1X
2.1.2 Phát triển mạng lưới Viễn thông. Đánh giá sự phát triển của mạng Viễn thông Việt Nam trên các mặt như:
+ Mạng Viễn thông quốc tế
+ Mạng Viễn thông trong nước
+ Mạng thông tin di động, mạng điện thoại thẻ và mạng Viễn thông phục vụ Trung ương và Chính phủ a.Mạng Viễn thông quốc tế
Sự phát triển của mạng Viễn thông quốc tế trong thời gian quan được thể hiện qua bảng dưới đây.
Sự phát triển của mạng Viễn thông quốc tế thời kỳ 2006 – 2010
Trạm vệ tinh mặt đất (trạm)
Tổng số kênh liên lạc (kênh)
Kênh liên lạc qua vệ tinh (kênh)
Kênh liên lạc qua cáp biển (kênh)
Cơ cấu kênh liên lạc qua vê tinh (%)
Cơ cấu kênh liên lạc qua cáp biển (%)
Sản lượng điện thoại quốc tế (phút)
Nguồn : Bộ Bưu chính Viễn thông
Thực trạng phương pháp sử dụng để xây dựng kế hoạch
2.2.1 Một số dự báo trong kế hoạch ngành viễn thông.
2.2.1.1 Phương pháp dự báo của công tác lập kế hoạch.
Phương pháp dự báo gồm phương pháp toán học (phân tích tính toán, hồi quy ) và phương pháp tổng hợp (chuyên gia, mô hình, mô phỏng) Phương pháp hồi quy được Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) sử dụng để dự báo tốc độ tăng trưởng điện thoại với công thức dạng như sau:
Y= e c(1) *x c(2) Trong đó: X là thu nhập trên đầu người (GDP);
Y là mật độ điện thoại;
Các số liệu thống kê của quá khứ sẽ xác định các tham số c(1) và c(2) Các kết quả dự báo sẽ là ngoại suy với các tham số này.
Quá trình dự báo: Nghiên cứu số liệu thống kê, đánh giá yếu tố tác động bao gồm các biến cụ thể và yếu tố kinh tế xã hội khác như dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, GDP các chính sách quốc gia, giá cước, mục tiêu kinh tế quốc tế, khoa học công nghệ, phân tích số liệu, loại bỏ đột biến, sai số áp dụng dự báo toán học với công cụ phần mền tin học dự báo áp dụng các phương pháp phân tích chuyên gia kiểm định kết quả dự báo toán học, điều chỉnh kết quả dự báo theo yếu tố tác động không thể để đưa ra kết lượng hoá, nghiên cứu các đột biến kết hợp với các mô hình phát triển, mô phỏng quả dự báo.
Các yếu tố đầu vào tác động đến nhu cầu thị trường:
- Giá các dịch vụ liên quan;
- Dân số và thu nhập;
- Số doanh nghiệp và mật độ cạnh tranh trên thị trường;
Các kịch bản dự báo như sau:
Thứ Nhất: Kết quả dự báo bằng phương pháp của liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) thuần tuý dựa trên chỉ tiêu thu nhập người dân cho thấy: Năm 2010 mật độ thoại 29 máy/100 dân, mật độ điện thoại cố định 13 máy/100 dân, mật độ điện thoại di động 16 máy/100 dân, mật độ thuê bao Internet 11 thuê bao / 100 dân.
Kết quả dự báo được thể hiện ở bảng sau:
Kết quả dự báo theo phương pháp của ITU Đơn vị: Máy/100 dân
Năm Mật độ điện thoại cố định
Mật độ điện thoại di động
Mật độ điện thoại chung
Nguồn: Dự thảo quy hoạch phát triên Viễn thông đến năm 2010
Thứ hai :Dựa trên yếu tố tác động giảm cước một cách kịch tính 500 – 1000 đống/phút cước điện thoại cố định tại nông thôn khoảng 500 – 10000 đồng/tháng có thể dự báo đến năm 2010 mật điện thoại 32 máy/ 100 dân, mật độ điện thoại cố định
14 máy / 100 dân, mật độ điện thoại di động 18 máy/ 100 dân trong kịch bản này giảm giá cước có thể giảm doanh thu của ngành Viễn thông Kết quả dự báo được thể hiện trong bảng sau:
Kết quả dự báo dựa trên yếu tố giảm giá cước một cách kịch tính Đơn vị: Máy / 100 dân
Năm Mật độ điện thoại cố định Mật độ điện thoại di động Mât độ điện thoại
Nguồn: Dự thảo quy hoạch phát triển Viễn thông đến năm 2010
Lựa chọn kịch bản có khả năng nhất: Kết quả dự báo được lựa chọn dựa trên chỉ tiêu GDP, khả năng chi tiêu của xã hội cho Viễn thông, xu hướng đổi mới công nghệ và chiến lược phát triển ngành dựa trên năng lực huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp Dự báo có khả năng nhiều nhất được chọn như sau: Năm
2010 mật độ điện thoại 32 – 35 máy/100 dân, mật độ điện thoại cố định 14 – 15 máy/100dân, mật độ điện thoại di động 18 – 20 máy/100 dân, mật độ thuê bao Internet 12 – 13 thuê bao/ 100 dân.
2.2.2.1 Xu hướng biến đổi nhu cầu thị trường
Các dịch vụ truyền thống như điện thoại cố định, di động, truyền số liệu, truy cập Internet vẫn tiếp tục có nhu cầu ngày càng tăng Đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng hàng năm giảm đều những vẫn tiếp tục được duy trì ở mức cao khoảng 8- 9%
+ Các dịch vụ gia tăng: Truy cập mạng qua các thiết bị di động cá nhân thích hợp đa dịch vụ sẽ trở thành phổ biến.
+ Các dịch vụ mới: Nhu cầu các dịch vụ băng rông như thiết bị mạng gia đình (Home net work), trao đổi tệp dữ liệu, trao đổi và lập Video theo yêu cầu, truyền hình tương tác, game…sẽ phát triển nhanh.
2.2.2.2 Xu hướng thị trường phân bố theo lãnh thổ
Tại thành thị, điện thoại cố định phát triển đến năm 2015 rồi chậm lại, trong khi điện thoại di động tạm thời giảm tốc độ tăng trưởng vào năm 2020 Từ năm 2020 trở đi, thị trường viễn thông các thành phố lớn chủ yếu nhờ dịch vụ giá trị gia tăng và cung cấp nội dung, thúc đẩy dịch vụ đa phương tiện phát triển mạnh, hướng tới hội tụ dịch vụ truyền thông quảng cáo và viễn thông.
Tại nông thôn: Điện thoại phát triển đột biến từ 2010 và kéo dài sau năm
2015 Sau năm 2010 sẽ có nhu cầu sử dụng điện thoại di động giá rẻ khá lớn.
2.2.2.3 Xu hướng thị trường phân bố theo thành phần kinh tế xã hội
Nhu cầu các dịch vụ điện thoại, dữ liệu và Internet trong các cơ quan nhà nước gia tăng, dẫn đến nhu cầu cấp thiết về một mạng lưới riêng của chính phủ đảm bảo tính an toàn và bảo mật Các lĩnh vực thiết yếu như Y tế, Giáo dục và Phát thanh Truyền hình sẽ mở ra những thị trường đầy tiềm năng cho các dịch vụ công ích như Giáo dục từ xa, Y tế từ xa và truyền hình số.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ có nhu cầu về dịch vụ điện thoại mà còn quan tâm đến các dịch vụ truyền số liệu, truyền ảnh chất lượng cao Để gia tăng năng lực cạnh tranh, nhiều tổ chức đã sử dụng các kênh thuê riêng băng rộng để nâng cấp hệ thống thông tin của mình Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có nhu cầu lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ mạng khác nhau để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Các cá nhân: Sử dụng dịch vụ Viễn thông đang đòi hỏi các dịch vụ điện thoại, Internet với chất lượng ngày càng cao, băng thông rộng ADSL Đòi hỏi phổ cập dịch vụ với giá thành hạ.
Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020
Chương 1 Cơ sở lý luận về lập kế hoạch ngành viễn thông
1.1 Lý luận chung về kế hoạch ngành viễn thông.
1.1.1 Kế hoạch ngành viễn thông trong bối cảnh hội nhập.
I.1.1.1.1 Kế hoạch phát triển ngành.
Hệ thống kế hoạch hóa bao gồm bốn bộ phận liên kết chặt chẽ, trong đó chiến lược đóng vai trò định hướng xác định tầm nhìn dài hạn, quy hoạch đi sâu vào định hướng về không gian và tổ chức kinh tế xã hội, chương trình dự án đóng vai trò đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án cụ thể Tuy nhiên để quản lý, điều tiết các không gian và tổ chức kinh tế xã hội, diễn ra trong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể, chúng ta phỉ dựa trên những công cụ cụ thể hơn và kế hoạch phát triển chính là một trong những công cụ ấy Kế hoạch là công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó xác định một cách hệ thống những hoạt động nhằm phát triển kinh tế xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu và các cơ chế chính sách sử dụng trong một thời kỳ nhất định
Do vậy nghị quyết đại hội IX của Đảng cộng sản Việt nam đã xác định “ Xây dựng kế hoạch 5 năm trở thành công cụ chủ yếu của hệ thống kế hoạch hóa phát triển” Kế hoạch 5 năm được xác định là trung tâm trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển.
1.1.1.1.2 Viễn thông. Để có thể có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của Viễn thông và hiểu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng Viễn thông và từ đó phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khai thác dịch vụ Viễn thông thì trước tiên phải hiểu được các khái niệm sau:
Thiết bị Viễn thông: là các phương tiện kỹ thuật, bao gồm cả phần cứng và phần mền được dùng để thiết lập mạng Viễn thông , cung cấp và sử dụng dịch vụ Viễn thông.
Thiết bị mạng: là thiết bị Viễn thông được lắp đặt trên mạng Viễn thông, bao gồm thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch và các thiết bị xử lý thông tin khác.
Thiết bị đầu cuối là thiết bị truyền thông được kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với điểm cuối cùng của mạng viễn thông Nó dùng để gửi, xử lý và nhận thông tin dưới dạng ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng viễn thông.
Thiết bị đầu cuối thuê bao là thiết bị đầu cuối di động hoặc cố định của người sử dụng được đấu nối hoà mạng vào mạng Viễn thông công cộng qua điểm kết nối cua mạng Viễn thông công cộng.
Thiết bị đầu cuối thuê bao được phân thành:
+ Thiết bị đầu cuối thuê bao một đường là thiết bị đầu cuối không có chức năng chuyển mạch hoặc kết nối các cuộc gọi bao gồm: Thiết bị điện thoại cố định, thiết bị điện thoại di động, thiết bị fax, thiết bị nhắn tin, modem, thiết bị đầu cuối truy cập Internet, máy tính,…
+ Thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường là thiết bị đầu cuối có chức năng chuyển mạch, kết nối các cuộc gọi bao gồm các tổng đài, thiết bị cổng truy nhập vô tuyến Internet, thiết bị có tính năng kết nối các cuộc gọi.
Dịch vụ Viễn thông: là dịch vụ truyền kí hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết nối của mạng Viễn thông.
Mạng Viễn thông bao gồm: Mạng Viễn thông công cộng, mạng Viễn thông dùng riêng, mạng Viễn thông chuyên dùng là tập hợp các thiết bị Viễn thông được liên kết với nhau bằng các đường truyền dẫn.
Mạng Viễn thông công cộng: là mạng Viễn thông do doanh nghiệp Viễn thông thiết lập để cung cấp các dịch vụ Viễn thông.
Mạng Viễn thông dùng riêng: là mạng Viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam thiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của mạng, bao gồm các thiết bị Viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm xác định khác nhau và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặc tự xây dựng.
Mạng Viễn thông chuyên dùng là mạng Viễn thông để phục vụ thông tin đặc biệt của các cơ quan nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an ninh Chính phủ quy định cụ thể về việc đảng, Nhà thiết lập và hoạt động của các mạng Viễn thông chuyên dùng.
Mạng nội bộ là hệ thống thiết bị Viễn thông do một tổ chức hoặc cá nhân thiết lập tại một địa chỉ và phạm vi xác định mà chủ mạng nội bộ đó có toàn quyền sử dụng hợp pháp để đảm bảo liên lạc nội bộ cho các thành viên trong mạng.
Hệ thống đường trục Viễn thông quốc gia là một phần của mạng Viễn thông công cộng, bao gồm các đường truyền dẫn đường dài trong nước và quốc tế, và các cổng thông tin quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động của mạng Viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiệp đến việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.