1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Giảng dạy về nguyên tố - chất hoá học trước lý thuyết chủ đạo pdf

4 578 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 152,95 KB

Nội dung

Giảng dạy về nguyên tố - chất hoá học trước thuyết chủ đạo Các bài giảng về chất, nguyên tố hoá học ở THCS có nhiệm vụ hình thành các khái niệm hoá học cơ bản ban đầu và giúp cho học sinh tích luỹ sự kiện hoá học để làm cơ sở nghiên cứu, tiếp thu thuyết về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học ở trung học phổ thông. 1- Nhiệm vụ các bài dạy về chất trước thuyết chủ đạo: Việc nghiên cứu các chất trong chương trình THCS nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: + Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ sở về chất, tính chất đặc trưng cơ bản của các đơn chất, hợp chất vô cơ, hữu cơ cơ bản nhất. Các kiến thức này là cơ sở để hình thành khái niệm các chất hoá học, sự phân loại các chất vô cơ, hữu cơ. Vì vậy chương trình đã sắp xếp nghiên cứu các chất đặc trưng nhất của từng chất theo từng loại: Ví dụ: Lớp 8: Oxi, hiđro, nước Lớp 9: Các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối, kim loại, phi kim, hợp chất hữu cơ + Các kiến thức về nguyên tố hoá học, các chất là sự kiện để chuẩn bị cho học sinh tiếp thu được kiến thức thuyết chủ đạo của chương trình: Thuyết electron, hệ thống tuần hoàn, liên kết hoá học + Hoàn thiện và phát triển các khái niệm hoá học cơ bản ban đầu. Sự nghiên cứu thuyết phân tử tạo cho học sinh THCS những khái niệm, kiến thức thuyết hoá học cơ bản nhất. các kiến thức này được vận dụng vào nghiên cứu các chất, nguyên tố cụ thể và qua đó hoàn thiện các khái niệm, phát triển khái niệm, kỹ năng VD: - Sự phát triển khái niệm chất hoá học: Dựa vào kiến thức học sinh đã nắm ở chương chất, nguyên tử, phân tử à một chất hóa học có tính chất vật lí và hóa học cụ thể như thế nào - Sự phát triển khái niệm phản ứng hoá học: từ kiến thức đã học về phản ứng hóa học ở chương phản ứng hóa học, HS sẽ vận dụng, nghiên cứu cho từng chất cụ thể từ đó phát triển dần khái niệm phản ứng như phản ứng hóa hợp, phân hủy, oxi hóa khử, phảnứng thế Như vậy các bài giảng về chất, nguyên tố hoá học ở THCS có nhiệm vụ hình thành các khái niệm hoá học cơ bản ban đầu và giúp cho học sinh tích luỹ sự kiện hoá học để làm cơ sở nghiên cứu, tiếp thu thuyết về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học ở trung học phổ thông. 2- Phương pháp giảng dạy: + Sử dụng thường xuyên phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp dùng lời, giáo viên có vai trò thiết kế, tổ chức chỉ đạo, học sinh tích cực chử động tìm kiếm kiến thức. Sự phối hợp thường trực các phương pháp này theo hình thức minh họa hoặc nghiên cứu để tích cực hoá hoạt động nhận thức và tăng hứng thú học tập cho học sinh. Thí nghiệm hoá học, phương tiện trực quan được coi là nguồn kiến thức nên rất quan trọng, không thể thiếu được trong các bài dạy về chất, nhằm đáp ứng định hướng đổi mới trong giảng dạyhọc tập bộ môn. + Trong bài dạy, cách trình bày quy nạp được coi là phương pháp sử dụng chủ yếu. Giáo viên đi từ các sự kiện cụ thể về trạng thái, màu sắc, các tính chất học, hoá học thông qua các thí nghiệm cụ thể và phương tiện trực quan để rút ra các kết luận về tính chất của các đơn chất và hợp chất cụ thể. (chú ý để học sinh rút ra kết luận phải đi từ hai sự kiện trở lên). Từ tính chất của một số đơn chất cụ thể đi đến tính chất chung của các loại đơn chất: Kim loại, phi kim hoặc các hợp chất. Ví dụ: Từ oxi, hiđro đi đến tính chất của phi kim. + Một số bài dạy về chất cụ thể ở lớp 9 THCS có thể sử dụng cách trình bày theo phương pháp suy diễn. Nghĩa là đi từ tính chất chung của loại hợp chất để nghiên cứu tính chất của một số chất cụ thể. Ví dụ: Từ định nghĩa, phân loại, gọi tên, tính chất hoá học chung của oxit để nghiên cứu chất cụ thể: Oxit canxi Từ tính chất chung của kim loại, dãy hoạt động hoá học để nghiên cứu tính chất của nhôm, sắt. Vì vậy, khi trình bày bài dạy về chất theo phương pháp suy diễn giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng quy luật chung về thành phần tính chất của các loại chất để so sánh, khái quát, chứng minh các tính chất chung và nhấn mạnh những đặc tính riêng, ứng dụng quan trọng của chất cần nghiên cứu. Ví dụ: Nghiên cứu tính chất của axit: Clohiđric, Sunphuric, sau khi nghiên cứu tính chất chung của axit Sự trình bày, nghiên cứu các chất theo phương pháp suy diễn chỉ được thực hiện ở một số bài của chương trình lớp 9 THCS vì học sinh đã có một số kiến thức Hoá học cơ bản ở lớp 8 làm cơ sở để thực hiện quá trình tư duy. So sánh, khái quát hoá khi vận dụng qui luật chung vào nghiên cứu một chất cụ thể. 3- Cấu trúc bài giảng: + Việc nghiên cứu các nguyên tố, chất hoá học ở THCS được sắp xếp từ các đơn chất đơn giản, thông dụng nhưng có ý nghĩa nhận thức to lớn đến các chất phức tạp hơn trong mối liên quan xác định biểu thị sự biến đổi của chúng. Đơn chất oxi > oxit kim loại , oxit phi kim Đơn chất hiđro > nước > axit, bazơ, muối + Cấu trúc bài giảng cụ thể thường theo trình tự: - Tên chất - công thức hoá học - thành phần phân tử - Tính chất vật - Tính chất hoá học - Ứng dụng - Điều chế ( trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp). - Chu trình biến đổi trong tự nhiên. Trình tự này cóthể thay đổi thêm bớt các phần nhỏ VD: Cấu trúc của bài oxi như sau: - Dựa vào kiến thức đã học về nguyên tố, đơn chất, côngthức phân tử HS đã được học ở chương chất nguyên tử phân tử > tên chất : oxi; KHHH: O;công thức hóa học: O 2 . Giảng dạy về nguyên tố - chất hoá học trước lý thuyết chủ đạo Các bài giảng về chất, nguyên tố hoá học ở THCS có nhiệm vụ hình thành các khái niệm hoá học cơ bản ban đầu và giúp cho học. luỹ sự kiện hoá học để làm cơ sở nghiên cứu, tiếp thu lý thuyết về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học ở trung học phổ thông. 1- Nhiệm vụ các bài dạy về chất trước lý thuyết chủ đạo: Việc. bài giảng về chất, nguyên tố hoá học ở THCS có nhiệm vụ hình thành các khái niệm hoá học cơ bản ban đầu và giúp cho học sinh tích luỹ sự kiện hoá học để làm cơ sở nghiên cứu, tiếp thu lý thuyết

Ngày đăng: 21/06/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w