1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại bqlda hạ tầng tả ngạn

129 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Xây Dựng Công Trình Giao Thông Đường Bộ Tại BQLDA Hạ Tầng Tả Ngạn
Tác giả Nguyễn Thị Khánh Ly
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý Dự Án
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 866,5 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài (19)
  • 1.2. Tính cấp thiết của đề tài (20)
  • 1.3. Mục đích nghiên cứu (21)
  • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (21)
  • 1.5. Đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn (21)
  • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (22)
  • 1.7. Kết cấu đề tài (22)
  • CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (10)
    • 2.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình giao đường bộ (23)
      • 2.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (23)
      • 2.1.2. Đặc trưng của dự án đầu tư đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 6 2.1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (24)
      • 2.1.4. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (26)
    • 2.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (29)
      • 2.2.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư (29)
      • 2.2.2. Tác dụng của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. .11 2.2.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (29)
      • 2.2.4. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư tại các BQLDA...............19 2.3. Công cụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. 23 (37)
    • 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án (50)
      • 2.5.1. Các nhân tố khách quan (50)
      • 2.5.2. Các nhân tố chủ quan (52)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI BAN QLDA HẠ TẦNG TẢ NGẠN GIAI ĐOẠN 2006 - 2011 (10)
    • 3.1. Giới thiệu về Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn (54)
      • 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển (54)
      • 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn (55)
    • 3.2. Khái quát các dự án tại Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn (14)
      • 3.2.1. Giới thiệu các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn đang thực hiện (59)
      • 3.2.2. Đặc điểm các dự án Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn quản lý (59)
      • 3.2.3. Quy trình và cơ chế quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn (60)
      • 3.2.4. Các bên có liên quan trong quá trình quản lý dự án của Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn (62)
    • 3.3. Thực trang công tác quản lý dự án tại Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn giai đoạn 2006 -2011 (63)
      • 3.3.1. Công tác QLDA tại Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn theo chu kỳ (63)
      • 3.3.2. Phân tích công tác quản lý dự án “Xây dựng cầu Vĩnh Tuy và tuyến đường (73)
      • 3.3.3. Công tác quản lý dự án theo nội dung (77)
    • 3.4. Đánh giá công tác QLDA tại Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn giai đoạn 2006-2011 (101)
      • 3.4.1. Những thành tựu đạt được (101)
    • 4.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn (110)
      • 4.2.1. Điểm mạnh của Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn (111)
      • 4.2.2. Điểm yếu của Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn (111)
      • 4.2.3. Cơ hội (112)
      • 4.2.4. Thách thức (112)
    • 4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí dự án đầu tư của Ban (17)
      • 4.3.1. Nhóm giải pháp theo từng giai đoạn dự án (113)
      • 4.3.2. Nhóm giải pháp cho công tác quản lý theo nội dung (116)
      • 4.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý (122)
      • 4.3.4. Kiến nghị với các ngành các cấp liên quan (125)
  • KẾT LUẬN (17)

Nội dung

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Công tác quản lý dự án đầu từ đã và đang được quan tâm và nghiên cứu ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.Do đó, cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này điển hình có đề tài nghiên cứu của một số tác giả: Phạm Gia Nghĩa - Đại học Giao thông vận tải: đề tài nghiên cứu “Công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư” đã mô tả thực trạng công tác quản lý các dự án BOT trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp; - Lê Tuấn Ngọc (2008), Luận văn tốt nghiệp, “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại Tổng công ty khoáng sản - TKV”.Đề tài này đã đề cập đến công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty khoáng sản - TKV, đã đưa ra các đánh giá, nhận xét về hoạt động này. Tuy nhiên, các đề xuất hoàn thiện mới chỉ dừng lại ở các mặt: Lập dự án, đấu thầu, thực hiện dự án của công ty Chưa có các đề xuất về mặt tổ chức quản lý dự án, về đánh giá thực hiện công việc quản lý dự án, về ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý dự án.

Các đề tài về các Ban quản lý dự án có nghiên cứu của - Ngô Cẩm Na (2008), chuyên đề, “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án của TW”.Đề tài này cũng đã đề cập đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án của TW, thực trạng và giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở các mặt: đảm bảo tiến độ, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất lượng Chưa có các đề xuất về các mặt đấu thầu, giải phóng mặt bằng, về đánh giá thực hiện công việc quản lý dự án.

Vì vậy luận văn này sẽ sẽ tiếp tục hoàn thiện các khoảng trống cần nghiên cứu về công tác quản lý dự án nói chung và quản lý dự án tại các ban QLDA nói riêng để giải quyết các vấn đề tồn tại trong các nghiên cứu hiện nay.

Tính cấp thiết của đề tài

Với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị cũng như các công trình giao thông đường bộ của TP Hà Nội là một vấn đề vô cùng quan trọng Yêu cầu đặt ra là phải xác định rõ thứ tự ưu tiên đầu tư các công trình phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển của Thủ đô, bảo đảm tính liên hoàn, đồng bộ, bền vững, từng bước hiện đại, phát triển cân đối, hài hòa giữa các khu vực, vừa giải quyết được những vấn đề bức xúc của đô thị hiện nay, vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững trong tương lai Một trong những vấn đề quan trọng được lưu ý khi tiến hành thực hiện một dự án đầu tư đó là công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng ở nước ta trong thời gian tới Trong đó, cần rà soát, ưu tiên đầu tư một số dự án, công trình trọng điểm, hạ tầng khung của Thành phố, đặc biệt là hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, mà còn tùy thuộc vào sự phấn đấu, không ngừng nâng cao chất lượng, chuyên môn của bản thân các doanh nghiệp xây dựng, nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho các dự án xây dựng công trình, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước Công tác quản lý dự án giữ một vai trò thiết yếu trong toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư, xuyên suốt các giai đoạn kể từ khi xuất hiện các cơ hội đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định, đàm phán ký kết các hợp đồng… cho đến khi dự án đi vào thi công và chính thức được đưa vào hoạt động Hiệu quả của một dự án đầu tư sẽ được đảm bảo nếu như khâu quản lý dự án được thực hiện tốt Ngược lại, việc quản lý thiếu chặt chẽ sẽ là nhân tố gây ảnh hưởng nhiều tới tiến độ, chất lượng, là một trong những nguyên nhân gây lãng phí về thời gian, chi phí và ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư chung Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngành giao thông vận tải hiện nay còn nhiều điều bất cập do tính chất các dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông vận tải thường có quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian tiến hành đầu tư kéo dài, công nghệ phức tạp… Điều này dẫn đến tiến độ kế hoạch về thời gian, chi phí và chất lượng bị ảnh hưởng Do vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu về công tác quản lý dự án trên phương diện khoa học và thực tiễn là rất cần thiết Xuất phát từ thực tế trên, bằng kiến thức về chuyên nghành đầu tư được tích lũy trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường tôi đã chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại BQLDA Hạ tầng Tả Ngạn” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án Hạ tầng Tả ngạn Những nghiên cứu về lý luận này là cơ sở để định hướng tiếp cận trong phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp. Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban Quản lý dự án Hạ tầng Tả ngạn Phân tích những tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư và nguyên nhân.

Xây dựng hệ thống những quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư thuộc Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả ngạn.

Đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn

Luận văn đã khái quát được những lý luận cơ bản về quản lý dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban QLDA

Hạ tầng Tả ngạn nói riêng.

Luận văn phân tích kỹ thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban Quản BanQLDA Hạ tầng Tả ngạn, từ đó đánh giá những mặt làm được, những hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý dự án tại Ban.

Từ đó tác giả đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục các điểm yếu, phát huy điểm mạnh nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án để Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả ngạn ngày càng hoàn thiện hơn

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, đòi hỏi phải sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:

+ Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin.

+ Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin thứ cấp qua các nguồn như: Tài liệu, sổ sách của Ban, các bài viết qua sách báo tạp chí, internet.

+ Phương pháp xử lý, phân tích thông tin: Các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh.

+ Tham khảo một số kết quả các công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước.

Ngoài ra đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù của lĩnh vực đầu tư dự án như phân tích theo chu kỳ dự án, phân tích các bên có liên quan, các phương pháp đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư, các phương pháp phân tích đánh giá đầu tư khác như phân tích lưu đồ, phân tích SWOT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Dự án đầu tư xây dựng công trình giao đường bộ

2.1.1.Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ

Trước khi tìm hiểu về dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tác giả muốn khái lược một số khái niệm về dự án để người đọc có thể hình dung như thế nào về một dự án.

Theo từ điển Oxford của Anh định nghĩa Dự án (Project) là một ý đồ, một nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động

Theo tiêu chuẩn của Australia (AS 1379 - 1991) định nghĩa: Dự án là một dự kiến công việc có thể nhận biết được, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau.

Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 được Việt Nam chấp thuận trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2000:

Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.

Giao thông đường bộ là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm toàn bộ hệ thống cầu đường phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân cũng như nhu cầu giao lưu kinh tế , văn hoá, xã hội và quốc phòng giữa những người dân trong cùng một vùng hay giữa vùng này với vùng khác hoặc giữa nước này với nươc khác,xoá đi khoảng cách địa lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( Tức phục vụ nhu cầu an sinh kinh tế, xã hội và Quốc phòng ) Hệ thống giao thông đường bộ là tổng hợp hệ thống cầu, đường giao thông, các công trình trên tuyến như cống các loại, hệ thống lan can, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo tất cả tạo thành một hệ thống liên hoàn phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng với nhau, giữa nơi này với nơi khác, quốc gia này với quốc gia khác

Giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng của giao thông vận tải nói riêng và của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật, có chức năngphục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất, đời sống của dân cư được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định

Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ : Dự án đầu tư dựng công trình giao thông đường bộ là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình giao thông đường bộ ( xây dựng công trình đường sá, cầu cống các loại ) Giao thông đường bộ là kết quả của các dự án đầu tư phát triển nên nó

2.1.2 Đặc trưng của dự án đầu tư đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ

Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, dự án đâu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ có tính duy nhất Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt, lại được thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn thay đổi đã tạo nên tính duy nhất cho mỗi dự án Cũng bởi đặc điểm này khiến cho dự án đã hàm chứa rủi ro Những sai lầm của việc lập dự án, nhất là các sai lầm về chủ trương đầu tư thường hay gây nên nhiều hậu quả to lớn, khó sửa chữa và tồn tại lâu dài.

Thứ hai, các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ thường có quy mô đầu tư xây dựng lớn, cho nên đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn Trong quá trình thực hiện thì nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết. Đối với Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn các dự án được giao quản lý phần lớn là các dự án nhóm A với tổng mức đầu tư lớn như dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy với tổng mức đầu tư 3.597 tỷ đồng, dự án xây dựng đường 5 kéo dài với tổng mức đầu tư 3.532 tỷ đồng.

Thứ ba, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ bị hạn chế về thời gian và quy mô Mỗi dự án đều phải có điểm khởi đầu và điểm kết thúc xác định Sự thành công của quản lý dự án thường được đánh giá bằng khả năng có đạt được đúng thời điểm kết thúc đã được định trước hay không và tổng các chi phí không vượt quá tổng mức đầu tư, tổng dự toán hoặc dự toán được duyệt.

Thứ tư, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ thường đòi hỏi diện tích sử dụng lớn Điều này có ảnh hưởng tới nhiều bên liên quan do phải đền bù giải phóng mặt bằng và những phương án tái định cư Do đó công tác giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án.

Như đối với dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy kéo dài từ điểm giao cắt từ quốc lộ 5 đến gần khu đô thị Sài Đồng nên công tác giải phóng mặt bằng liên quan đến

769 hộ dân có nhà và đất nông nghiệp Vì vậy công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ của dự án.

Thứ năm, do tính chất phức tạp của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ nên dự án có liên quan nhiều đến tư vấn và nhà thầu nước ngoài.

Thứ sáu, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ mang tính đồng bộ và hệ thống: Chính đặc điểm này, khi lập quy hoạch phát triển, chiến lựoc phát triển giao thông đường bộ không được xem xét lợi ích riêng của từng dự án mà phải đặt trong mối quan hệ tổng thể của mạng lưới giao thông đường bộ tránh tính trạng những dự án riêng biệt ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống giao thông đường bộ

Thứ bảy, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, dự án

Trong đầu tư công, các dự án GTĐB được xem là hàng hóa công, nên hiệu quả kinh tế - xã hội được đặt lên hàng đầu Chính phủ có thể chấp nhận đánh đổi hiệu quả tài chính để đạt được mục tiêu xã hội (ví dụ: đầu tư xây dựng cầu, đường giao thông ở miền núi nhằm xóa đói, giảm nghèo).

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ

2.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư

Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triẻn của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép

Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thực hiện và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu xác định.

- Lập kế hoạch, đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần được hoàn thành, xác định nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệ thống.

- Điều phối thực hiện dự án, đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm : Tiền vốn, lao động, phối hợp các hoạt động, khuyến khích động viên các thành viên tham gia nỗ lực hoạt động vì dự án, điều phối thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian Giai đoạn này chi tiết hoá thời hạn thực hiện cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc) và các nguồn lực cho từng giai đoạn cụ thể.

- Giám sát là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng, so sánh với mục tiêu.

2.2.2 Tác dụng của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ

Mặc dù phương pháp quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ đòi hỏi sự nỗ lực, tính tập thể và yêu cầu hợp tác … nhưng tác dụng của nó rất lớn. Phương pháp quản lý dự án là sự điều phối nỗ lực cá nhân, tập thể; đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ, kết hợp hài hoà giữa các nguồn lực hạn hẹp nên bản chất của nó là :

- Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và nhà cung cấp đầu vào cho dự án

- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án

- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng.

Tạo ra các công trình giao thông đường bộ có chất lượng cao hơn

2.2.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ

2.2.3.1.Quản lý vĩ mô và vi mô đối với dự án

* Quản lý vĩ mô đối với hoạt động dự án.

Quản lý vĩ mô hay quản lý nhà nước đối với dự án bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình thành, hoạt động và kết thúc dự án

Trong quá trình triển khai thực hiện dự an, Nhà nước mà đại diện là các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế luôn theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối hoạt động của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội Những công cụ quản lý vĩ mô chính của nhà nước để quản lý dự án bao gồm : Các chính sách, kế hoạch, quy hoạch như chính sách về tài chính tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chính sách đầu tư, chính sách thuế, hệ thống luật pháp, những quy định về chế độ kế toán, thống kê, bảo hiểm, tiền lương …

* Quản lý vi mô đối với hoạt động dự án

Quản lý dự án ở tầm vi mô là quá trình quản lý các hoạt động cụ thể của dự án Nó bao gồm nhiều khâu công việc như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát … các hoạt động dự án Quản lý dự án bao gồm hàng loạt vấn đề như : Quản lý thời gian, chi phí, nguồn vốn đầu tư, rủi ro, quản lý hoạt động mua bán… Quá trình quản lý được thực hiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến giai đoạn vận hành kết quả của dự án Trong từng giai đoạn, tuy đối tượng quản lý cụ thể có khác nhau nhưng đều phải gắn với 3 mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý dự án là : Thời gian, chi phí và kết quả hoàn thành

2.2.3.2 Quản lý dự án theo nội dung

Theo đối tượng quản lý, quản lý dự án gồm 9 nội dụng chính cần được xem xét, nghiên cứu là :

STT Lĩnh vực Công việc cụ thể

1 Lập kế hoạch tổng quan

- Quản lý những thay đổi

- Xác định phạm vi dự án

- Lập kế hoạch phạm vi

- Quản lý phạm vi thay đổi

- Lập kế hoạch nguồn lực

- Tính toán chi phí, lập dự toán

- Lập kế hoạch chất lượng

- Lập kế hoạch nhân lực, tiền lương

7 - Lập kế hoạch quản lý thông tin

STT Lĩnh vực Công việc cụ thể

Quản lý thông tin - Xây dựng kênh và quy chế chia sẻ thông tin

- Lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức đầu thầu

- Quản lý hợp đồng, tiến độ cung ứng 9

- Đánh giá mức độ rủi ro

- Xây dựng kế hoạch quản lý, phòng ngừa

* Lập kế hoạch tổng quan

Lập kế hoạch tổng quan cho dự án là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự logic, xác định những công việc cấn làm, nguồn lực thực hiện và thời gian làm những công việc đã nhằm hoàn thành tốt mục tiêu đã xác định của dự án Kế hoạch dự án là việc chi tiết hoá các mục tiêu dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một chương trình để thực hiện các công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ

Kế hoạch dự án bao gồm nhiều loại kế hoạch như : Kế hoạch tổng thể về dự án, kế hoạch tiến độ, kế hoạch ngân sách, kế hoạch phân phối nguồn lực Đối với công tác quản lý dự án của đơn vị quản lý nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý dự án, đặt biệt chú trọng đến quản lý chất lượng, quản lý thời gian, quản lý chi phí và quản lý hoạt động mua bán, nhằm đạt các mục tiêu liên quan đựoc đề ra trong dự án đã được duyệt

Quản lý phạm vi dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ bao gồm các quy trình đòi hỏi để đảm bảo rằng dự án bao gồm tất cả các công việc yêu cầu để hoàn thành dự án một cách xuất sắc.

- Phạm vi của công trình: Các đặc tính và chức năng mà công trình phải đạt được

- Phạm vi dự án: Các công việc phải làm để bàn giao công trình có các đặc tính và chức năng đã được xác định.

Quản lý thời gian là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án Nó chỉ rõ mỗi công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành, bao gồm các bước:

- Xác định các hoạt động

- Sắp xếp các hoạt động

- Uớc tính thời gian các hoạt động

- Xây dựng lịch trình làm việc

- Kiểm soát lịch trình làm việc

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI BAN QLDA HẠ TẦNG TẢ NGẠN GIAI ĐOẠN 2006 - 2011

Khái quát các dự án tại Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn

Giới thiệu các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ Ban QLDA Hạ tầng

Tả ngạn đang thực hiện

Stt Tên Dự án Tổng mức đầu tư Nguồn vốn

1 Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy và tuyến đường hai đầu cầu giai đoạn I 3.597 Ngân sách nhà nước

2 Dự án xây dựng đường 5 kéo dài 3.532 Ngân sách nhà nước

3 Dự án đường vành đai I đoạn Ô Đông Mác-

4 Dự án GPMB xây dựng cầu Nhật Tân 1.435 Ngân sách nhà nước

5 Dự án xây dựng đường Nguyễn Hoàng Tôn Ngân sách nhà nước

6 Dự án nút giao thông Trung tâm quận Long

Ngân sách nhà nước Đặc điểm các dự án tại Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn giai đoạn 2006-2011

Có thể nhận thấy các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ thuộc quản lý của Ban quản lý các dự án Hạ tầng Tả ngạn thuộc nhóm A và B, và 100% các dự án trên đều có nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước Vì vậy các dự án này có hiệu quả về kinh tế - xã hội lớn nhưng ít có hiệu quả thuần túy về mặt tài chính

Các công trình giao thông đường bộ Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn được giao là các dự án xây dựng trọng điểm của thành phố Hà Nội Vốn đầu tư các công trình rất lớn, thời gian xây dựng cũng như thời gian sử dụng các công trình lâu dài Vì tính chất này nên khi tiến hành xây dựng, trong quản lý dự án cần chú ý ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, chọn địa điểm xây dựng, khảo sát, thiết kế và tổ chức thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại hoặc sửa chữa không đảm bảo về thời hạn hoàn thành công trình, gây thiệt hại vốn đầu tư của chủ đầu tư, vốn sản xuất của các nhà thầu và giảm tuổi thọ công trình

Các công trình của Ban thi công trên diện tích rộng, kéo dài qua nhiều quận huyện như điều này ảnh hưởng tới nhiều bên liên quan do phải đền bù giải phóng mặt bằng và các phương án tái định cư Vì vậy, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công của các công trình.

3.3 Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn giai đoạn 2006 -2011

Quản lý dự án theo chu kỳ: Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ theo chu kỳ của một dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư đến giai đoạn kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng Tác giả đã đi vào phân tích các công việc cần làm để thực hiện một dự án đầu tư, đánh giá được những mặt đạt được và hạn chế qua từng giai đoạn đầu tư;

Quản lý theo nội dung: Tác giả đi sâu phân tích một số nội dung: quản lý đấu thầu, quản lý chất lượng, quản lý chi phí, quản lý thời gian, đưa ra một số mô hình và phương pháp áp dụng quản lý tại Ban để quản lý các nội dung trên từ đó đánh giá các mặt đạt được và hạn chế;

3.4 Đánh giá công tác quản lý dự án tại Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn giai đoạn 2006-2011

Từ việc phân tích thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban QLDA Hạ tầng

Tả Ngạn tác giả rút ra những thành tự, những tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó Từ đó có thể có những phương hướng, giải pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để có thể định hướng phát triển công tác quản lý dự án tại Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn.

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN

TẠI BAN QLDA HẠ TẦNG TẢ NGẠN ĐẾN NĂM 2015

Mục tiêu của chương 4 là đề xuất những phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ cụ thể trong chương này là nghiên cứu những vấn đề sau:

(1) Phương hướng phát triển của Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn đến năm 2015

(2) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Ban QLDA

(3) Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ của Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn.

4.1 Phương hướng phát triển của Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn đến năm 2015 Đối với các dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì hoàn thành thủ tục trình duyệt xong bước lập dự án đầu tư xây dựng công trình các dự án để triển khai bước thiết kế kĩ thuật, tổ chức đấu thầu xây lắp.

Hoàn thành và bàn giao các dự án đang triển khai thi công như : Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy và tuyến đường hai đầu cầu giai đoạn I ; dự án xây dựng đường 5 kéo dài ; dự án xây dựng cầu Nhật Tân, dự án xây dựng vành đai 1

Triển khai các dự án mới : dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn II.

4.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn. Ở phần này tác giả phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn để từ đó đề ra các biện pháp phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, nắm bắt cơ hội để đạt được kết quả tốt trong công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ.

4.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ của Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn.

Nhằm khắc phục các nguyên nhân còn tồn tại để hoàn thiện công tác quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ của Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn, tác giả đề xuất các giải pháp sau :

Nhóm giải pháp theo từng giai đoạn dự án

Nhóm giải pháp cho công tác quản lý theo nội dung

Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý

- Kiến nghị với các cấp, các ngành;

- Kiến nghị với chủ đầu tư;

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Công tác quản lý dự án đầu từ đã và đang được quan tâm và nghiên cứu ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.Do đó, cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này điển hình có đề tài nghiên cứu của một số tác giả: Phạm Gia Nghĩa - Đại học Giao thông vận tải: đề tài nghiên cứu “Công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư” đã mô tả thực trạng công tác quản lý các dự án BOT trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp; - Lê Tuấn Ngọc (2008), Luận văn tốt nghiệp, “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại Tổng công ty khoáng sản - TKV”.Đề tài này đã đề cập đến công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty khoáng sản - TKV, đã đưa ra các đánh giá, nhận xét về hoạt động này. Tuy nhiên, các đề xuất hoàn thiện mới chỉ dừng lại ở các mặt: Lập dự án, đấu thầu, thực hiện dự án của công ty Chưa có các đề xuất về mặt tổ chức quản lý dự án, về đánh giá thực hiện công việc quản lý dự án, về ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý dự án.

Các đề tài về các Ban quản lý dự án có nghiên cứu của - Ngô Cẩm Na (2008), chuyên đề, “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án của TW”.Đề tài này cũng đã đề cập đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án của TW, thực trạng và giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở các mặt: đảm bảo tiến độ, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất lượng Chưa có các đề xuất về các mặt đấu thầu, giải phóng mặt bằng, về đánh giá thực hiện công việc quản lý dự án.

Thực trang công tác quản lý dự án tại Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn giai đoạn 2006 -2011

3.3.1 Công tác QLDA tại Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn theo chu kỳ

3.3.1.1 Công tác chuẩn bị đầu tư:

Theo UBND Thành phố Hà Nội, Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn sẽ là đơn vị chủ chốt trong việc tiến hành dự án, vạch ra kế hoạch cụ thể, sau đó đệ trình lên UBND Thành phố để xin ý kiến phê duyệt đầu tư.

Phương pháp được sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư là phương pháp so sánh và lựa chọn phương án nhằm lựa chọn các phương án tối ưu nhất về: lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, giải pháp thi công xây dựng, mô hình tổ chức quản lý dự án Phương pháp này có nhược điểm là tốn thời gian và công sức nhưng đảm bảo được tính khả thi của dự án

Công tác chuẩn bị đầu tư của Ban gồm các bước sau:

- Thực hiện lập đề cương đầu bài, dự toán cho dự án;

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương, ở đây là Sở kế hoạch đầu tư

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư (hoặc đấu thầu tổng thể), ở đây là UBND Thành phố Hà Nội.

- Lựa chọn nhà thầu thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

+ Khảo sát, lập dự án đầu tư XDCT;

+ Đánh giá tác động môi trường;

+ Thẩm tra dự án đầu tư XDCT;

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư XDCT

- Thuê tư vấn lập TK BVTC và dự toán

Còn với dự án yêu cầu phải thiết kế ba bước (bước TKCS, bước thiết kế kỹ thuật và bước TK BVTC) thì Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn sẽ làm những công việc sau:

B ư ớc 1 : Giống với bước 1 của dự án yêu cầu phải thiết kế hai bước

B ư ớc 2 : Thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán

B ư ớc 3 : TK BVTC và lập dự toán

Các công việc ở bước 2 và bước 3, Ban có trách nhiệm hỗ trợ và giám sát nhà thầu tư vấn thực hiện. Ở giai đoạn này, Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn đã làm được những công việc sau:

- Thu thập, cập nhật thông tin về quy hoạch vùng;

- Thu thập tài liệu liên quan đến các công trình giai đoạn chuẩn bị đầu tư: dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy, dự án xây dựng đường 5 kéo dài, dự án xây dựng cẩu Nhật Tân

- Lập chương trình làm việc với các quận huyện trong địa bàn xây dựng dự án như quận Hai Bà Trưng, quận Long Biên, huyện Đông Anh

Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn đã tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu tư vấn để các công việc đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng

* Công tác lập và thẩm đ ịnh dự án đầu tư XDCT:

Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn nhiệm vụ cung cấp đầy đủ thông tin về dự án cho nhà thầu tư vấn, quản lý tiến độ của công việc này, đồng thời sau khi có dự án từ nhà thầu tư vấn bàn giao và khi đó Phòng Kế hoạch sẽ tiến hành thẩm tra lại bản báo cáo này.

Nội dung phần thiết kế cơ sơ bao gồm phần thuyết minh và bản vẽ

- Thuyết minh thiết kế cơ sở (được lập thành tập riêng)

+ Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế, giới thiệu tóm tắt quan hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực, các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động, danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.

+ Thuyết minh công nghệ: giới thiệu tóm tắt:

• Phương án và sơ đồ công nghệ (cả hệ thống trang thiết bị công trình):

• Danh mục thiết bị với thông số kỹ thuật chủ yếu.

Khái quát về tổng mặt bằng: giới thiệu tóm tắt:

• Đặc điểm TMB, cao độ, toạ độ xây dựng, hệ thống HTKT, điểm đấu nối.

• Diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và nội dung cần thiết khác.

Công trình theo tuyến: đặc điểm tuyến công trình, cao độ, toạ độ xây dựng,phương án xử lý chướng ngại vật chính trên tuyến, hành lang bảo vệ tuyến.

Thuyết minh kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc (mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và công trình lân cận, màu sắc công trình ).

Phần kỹ thuật: giới thiệu tóm tắt:

• Đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính.

• Hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật, san nền, đào đắp đất, các phần mềm sử dụng trong thiết kế.

Giới thiệu tóm tắt phương án phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

Dự tính khối lượng các công tác xây dựng và thiết bị để lập Tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình.

* Đối với công tác lập thiết kế - dự toán

Tư vấn sau khi lập xong thiết kế - dự toán sẽ trình Ban Quản lý dự án tiến hành thẩm tra trước khi trình lên chủ đầu tư và các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thẩm định tại Ban sẽ do phòng Thẩm định phụ trách

Nội dung xem xét hồ sơ thiết kế - dự toán gồm:

- Xem xét sự phù hợp của nội dung thiết kế với nội dung của dự án đầu tư XDCT;

- Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán;

- Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá; việc áp dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định;

- Xác định giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình, sao cho tổng dự toán không vượt tổng mức đầu tư;

- Nếu đạt yêu cầu, Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn sẽ trình lên chủ đầu tư và các cấp có thẩm quyền xin phê duyệt. Ở giai đoạn này, Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn đã lựa chọn được các nhà thầu tư vấn có kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông đường bộ như Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và kiểm định XD Hà Nội, công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng CCIC, công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) để thiết kế và lập dự toán cho các dự án của Ban

* Công tác xin phê duyệt dự án

Đánh giá công tác QLDA tại Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn giai đoạn 2006-2011

3.4.1 Những thành tựu đạt được

Ban Quản lý dự án Hạ tầng Tả ngạn với vai trò là đại diện của chủ đầu tư đã thực hiện tốt các nhiệm vụ của UBND Thành phố Hà Nội giao cho Ban có đội ngũ cán bộ ngày càng lớn mạnh về số lượng cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Bộ máy quản lý của Ban ngày càng hoàn thiện, đảm bảo hiệu quả cao trong quản lý các dự án Giữa các phòng ban chức năng đã có sự liên hệ chặt chẽ, sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, rành mạch không chống chéo tạo tiền đề cho công tác quản lý dự án được tốt hơn.

Từ khi thành lập Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn được giao cho quản lý 1 dự án duy nhất là dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy và tuyến đường hai đầu cầu giai đoạn I, đến nay Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn đã được giao quản lý 6 dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ lớn cùng các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các khu tái định cư và hạ ngầm các tuyến đường dây, cáp các tuyến phố của Hà Nội.

Về chất lượng quản lý dự án : Đối với công tác chuẩn bị đầu tư: Trong giai đoạn 2006-2011, Ban QLDA

Hạ tầng Tả ngạn đã làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư Các bộ hồ sơ dự án được lập một cách chi tiết, công phu, đánh giá được đầy đủ, chính xác, minh bạch các nội dung liên quan đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án Từ đó giúp cho cấp có thẩm quyền là UBND Thành phố Hà Nội xem xét được việc đầu tư có hiệu quả, khả thi về quy hoạch, giải phóng mặt bằng và chi phí hay không từ đó ra quyết định đầu tư đúng Để xây dựng được bộ hồ sơ có chất lượng có vai trò lớn của các cán bộ có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn Đối với công tác thực hiện đầu tư: Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn đã thực hiện tốt công tác đấu thầu, lựa chọn được những nhà thầu có năng lực về tài chính và kỹ thuật, từ đó đảm bảo thi công công trình đạt chất lượng cao, đảm bảo tiến độ và tiết kiệm chi phí Mặc dù công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ban đã phối hợp với chính quyền các quận huyện để giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo cho dự án không bị đình trệ Trong quá trình thi công, Ban đã phối hợp với tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng về kỹ thuật và tiến độ Công tác giám sát được đảm bảo thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án Đối với công tác kết thúc đầu tư : công tác nghiệm thu thanh toán của các hạng mục công trình được Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn thực hiện theo giai đoạn thi công xây dựng trên cơ sở khối lượng công việc thực tế hoàn thành đã được nghiệm thu theo quy định

3.4.2.Những tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất những tồn tại liên quan đến việc quản lý dự án theo giai đoạn đầu tư

+ Trong công tác lập dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư còn nhiều tồn tại một số cán bộ tư vấn còn kém, công tác kháo sát thiết kế bị kéo dài cộng thêm thời gian trình duyệt lên cơ quan chức năng phải chờ đợi lâu làm cho dự án phải triển khai chậm Sự chậm trễ diễn ra tại cơ quan chủ quản kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ các dự án và các hạng mục công trình, đặc biệc trong gian đoạn hiện nay khi giá cả có nhiều biến động càng làm ảnh hưởng tới việc duyệt bổ sung bù giá, bù thông tư Bên cạnh đó do sai sót trong công tác thiết kế một số hạng mục phải điều chỉnh thiết kế kỹ thuật gây ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí.

Ví dụ như gói thầu số 8 thuộc dự án xây dựng đường 5 kéo dài : điều chỉnh thiết kế và khớp nối kỹ thuật các công trình hạ tầng kỹ thuật tại nút giao Vĩnh Ngọc, thay đổi từ phương án thiết kế từ giao bằng sang giao khác mức

+ Trong công tác thực hiện đầu tư : nhiều gói thầu bị chậm trễ về mặt thời gian và thay đổi về giá trị được duyệt so với ban đầu

Ví dụ như nhiều gói thầu trong dự án xây dựng đường 5 kéo dài phải điều chỉnh đơn giá kéo theo điều chỉnh tổng mức làm chậm tiến độ dự án.

+ Công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ gây chậm tiến độ cho cả dự án : phần lớn các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ đều yêu cầu giải phóng mặt bằng lớn, vì vậy công tác giải phóng mặt bằng có chi phí rất lớn Việc chậm trễ trong giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ của cả dự án và gây lãng phí các nguồn lực.

Ví dụ như đường điện 110kV, 35KV, 25KV, đường ống xăng dầu quân sự và đường cáp quang thuộc dự án xây dựng đường 5 kéo dài thực hiện…cũng như những do khó khăn trong công tác đền bù GPMB xuất phát từ việc thay đổi chính sách đền bù GPMB theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ (đến hết năm quý II/2012 huyện Đông Anh mới tiến hành GBMB được 8,5ha/15,5ha đất nông nghiệp bàn giao cho Nhà thầu thi công, hiện nay còn vướng đất ở của 50 hộ dân khu chợ Dâu chưa triển khai do chưa xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật bố trí tái định cư, vướng 28 hộ dân giao thầu đất nông nghiệp…

+ Công tác giám sát của Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn chưa thật sự tốt, có quá ít cán bộ dự án trong khi đó số dự án nhiều, một cán bộ phải quản lý nhiều dự án điều này gây nên tình trạng quá tải, không thể quá xuyến được hết chất lượng của dự án

Ví dụ như dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy với khối lượng công việc rất lớn nhưng chỉ có 4 cán bộ xuống hiện trường phối hợp cùng nhà thầu tư vấn giám sát.

+ Tiến độ thi công của một số dự án còn chậm so với kế hoạch, nguyên nhân do năng lực của một số nhà thầu thi công hạn chế.

+ Việc chỉ đạo phối hợp giữa tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát và nhà thầu đôi khi chưa nhịp nhàng tạo điều kiện tháo gỡ cho nhà thầu thi công.

- Công tác quyết toán còn chậm, việc soát xét hồ sơ hoàn công, kiểm tra các chứng chỉ nghiệm thu thanh quyết toán chưa kịp thời, đồng thời công tác quyết toán tai các cơ quan cấp trên thường chậm so với quy định điều này gây nhiều khó khăn cho đơn vị thi công và công tác bàn giao tài sản, duy tu bảo dưỡng công trình sau này

Thứ hai hạn chế qua từng nội dung quản lý dự án : Đối với công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án

+ Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn đã lập tiến độ chung cho cả dự án, nhưng chưa theo dõi cập nhật những thông tin, vướng mắc khách quan để điều chỉnh kịp thời tiến độ thi công

+ Hâu hết các dự án thi công đều chậm tiến độ do dự án đề ra, trong đó có cả việc giải quyết những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể loại bỏ được Đối với công tác quản lý chất lượng

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí dự án đầu tư của Ban

Nhằm khắc phục các nguyên nhân còn tồn tại để hoàn thiện công tác quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ của Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn, tác giả đề xuất các giải pháp sau :

Nhóm giải pháp theo từng giai đoạn dự án

Nhóm giải pháp cho công tác quản lý theo nội dung

Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý

- Kiến nghị với các cấp, các ngành;

- Kiến nghị với chủ đầu tư;

Ngày đăng: 17/11/2023, 15:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án - Hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại bqlda hạ tầng tả ngạn
Sơ đồ 2.1 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án (Trang 38)
Sơ đồ 2.2. Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án - Hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại bqlda hạ tầng tả ngạn
Sơ đồ 2.2. Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án (Trang 39)
2.2.4.3. Hình thức chìa khoá trao tay - Hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại bqlda hạ tầng tả ngạn
2.2.4.3. Hình thức chìa khoá trao tay (Trang 39)
Sơ đồ 2.5. Thứ bậc phân tích công việc theo các phương pháp - Hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại bqlda hạ tầng tả ngạn
Sơ đồ 2.5. Thứ bậc phân tích công việc theo các phương pháp (Trang 43)
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các chủ thể - Hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại bqlda hạ tầng tả ngạn
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các chủ thể (Trang 63)
Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiệm thu khối lượng thi công - Hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại bqlda hạ tầng tả ngạn
Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiệm thu khối lượng thi công (Trang 71)
Sơ đồ 3.3. Quy trình thanh toán - Hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại bqlda hạ tầng tả ngạn
Sơ đồ 3.3. Quy trình thanh toán (Trang 72)
Sơ đồ 3.4. Quy trình thực hiện công tác quản lý chất lượng  khảo sát xây dựng công trình - Hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại bqlda hạ tầng tả ngạn
Sơ đồ 3.4. Quy trình thực hiện công tác quản lý chất lượng khảo sát xây dựng công trình (Trang 83)
Sơ đồ 3.5.Quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình - Hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại bqlda hạ tầng tả ngạn
Sơ đồ 3.5. Quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (Trang 85)
Sơ đồ 3.6. Quy trình lựa chọn nhà thầu - Hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại bqlda hạ tầng tả ngạn
Sơ đồ 3.6. Quy trình lựa chọn nhà thầu (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w