1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng tmcp việt nam từ thực tiễn tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex

89 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Rủi Ro Tỷ Giá Tại Các Ngân Hàng TMCP Việt Nam: Từ Thực Tiễn Tại Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex
Tác giả Nguyễn Thị Hương
Người hướng dẫn TS. Bùi Duy Phú
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Điều Khiển Học Kinh Tế
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,88 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN (24)
    • 1. Rủi ro tỷ giá (24)
      • 1.1 Tầm quan trọng của Quản trị rủi ro tỷ giá đối với Ngân hàng Thương mại (25)
      • 1.2 Nguồn rủi ro tỷ giá (27)
        • 1.2.1 Tác động của môi trường bên ngoài đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối (27)
        • 1.2.2 Tác động gây ra rủi ro tỷ giá xuất phát từ chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng (34)
      • 1.3 Tác động của rủi ro tỷ giá (35)
      • 1.4 Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTM (35)
        • 1.4.1 Khái niệm quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTM (35)
        • 1.4.2 Vai trò của quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối đối với NHTM (36)
        • 1.4.3 Các phương pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTM (37)
  • CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NHTM CP TẠI VIỆT NAM: THỰC TIỄN TỪ PG BANK (42)
    • 2.1 Thị trường ngoại hối Việt Nam (42)
    • 2.2 Công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam (47)
      • 2.2.1 Mô hình quản trị rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam (47)
      • 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại (48)
      • 2.2.3 Đánh giá những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP tại Việt Nam (51)
    • 2.3 Thực trạng kinh doanh ngoại hối tại PG Bank (52)
    • 2.4 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại PG Bank (63)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI PG BANK (65)
    • 3.1 Ứng dụng phương pháp VaR trong phân tích rủi ro tỷ giá của Ngân hàng (65)
      • 3.1.1 Giới thiệu phương pháp VaR trong phân tích tài chính (65)
      • 3.1.2 Ứng dụng phương pháp Toán kinh tế trong phân tích rủi ro tỷ giá tại PG Bank (68)
    • 3.2 Ứng dụng kết quả mô hình VaR trong công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại PG Bank (85)
    • 3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tỷ giá cho các NHTM (86)
  • KẾT LUẬN (18)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (89)

Nội dung

LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

Rủi ro tỷ giá

Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động thuận lợi Theo định nghĩa, rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai Rủi ro tỷ giá phát sinh khi ngân hàng kinh doanh mua bán ngoại tệ, hay nói một cách khác, rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà NHTM giữ dưới dạng tài sản Có, tài sản Nợ hoặc cả hai tức là tạo trạng thái ngoại tệ mở để đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi Rủi ro tài chính dễ gặp nhất của Ngân hàng khi tỷ giá trên thị trường ngoại hối thay đổi là mối đe dọa bị tổn thất một phần vốn của mình và không đạt được lợi nhuận hay đòi hỏi các khoản chi phí bổ sung để thực hiện các nghiệp vụ tài chính nhất định.

Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, với sự biến động của tỷ giá hối đoái, bất kỳ một khoản nợ nào cho dù dài hay ngắn, đối với một đồng tiền nhất định, đều có thể tạo cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái Sự thay đổi tỷ giá dẫn đến sự thay đổi giá trị ngoại hối, cụ thể:

 Nếu ngân hàng có dư dật về ngoai tệ nào đó, khi ngoại tệ đó lên giá, ngân hàng sẽ có lãi, ngược lại ngân hàng sẽ lỗ khi ngoại tệ đó xuống giá.

 Nếu ngân hàng ở vị đoản về loại ngoại tệ nào đó, khi ngoại tệ đó lên giá, ngân hàng sẽ lỗ và ngược lại ngân hàng sẽ có lãi nếu ngoại tệ đó xuống giá.

Một trạng thái ngoại hối dù ở thế trường hay thế đoản đều có nguy cơ gây tổn thất cho các nhà giao dịch Dư dật về ngoại tệ càng lớn thì rủi ro càng cao khi tỷ giá giảm; ngược lại, đoản về ngoại tệ nào đó càng mạnh thì rủi ro cũng không ít khi tỷ giá giảm Khi phân biệt tình hình lãi, lỗ ngoại hối theo vị thế ngoại hối, người ta so sánh số lỗ, lãi thực tế xảy ra so với mức lỗ, lãi dự kiến, qua đó đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái của một ngân hàng.

1.1 Tầm quan trọng của Quản trị rủi ro tỷ giá đối với Ngân hàng Thương mại

Theo Luật các tổ chức tín dụng, NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật Trong môi trường toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng trong quá trình hội nhập mạnh mẽ thì kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng Việc tham gia các giao dịch ngoại hối ngày càng gia tăng đã đặt các NHTM trước nguy cơ rủi ro tỷ giá do sự biến động của tỷ giá và do các ngân hàng thường xuyên không cân bằng về trạng thái ngoại tệ Trên thế giới, đã không ít các ngân hàng sụp đổ do rủi ro tỷ giá gây nên, như: Sự phá sản của ngân hàng Herstatt năm 1974, sự sụp đổ của tập đoàn Barings hay cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Nam Á gần đây. Tại Việt Nam, trong các báo cáo tài chính của không ít các ngân hàng và tập đoàn kinh tế lớn thể hiện các khoản lỗ khổng lồ do rủi ro ngoại hối gây ra

Bảng 1.1 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của một số NHTMCP Việt Nam Đơn vị :VNĐ

Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (43,304,784,267)

Ngân hàng TMCP Phương Đông (132,746,004,243)

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 330,057,000,000

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (297,374,000,000)

Ngân hàng TMCP Phương Nam (45,813,485,218)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (117,164,000,000)

Ngân hàng TMCP An Bình (30,461,000,000)

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM cổ phần Việt Nam năm 2012

Cuối năm 2012, Ngân hàng TMCP Á Châu kinh doanh ngoại hối lỗ hơn 1.863 tỷ đồng, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam lỗ gần 300 tỷ Bước sang năm 2013, cuối Quý II, ngân hàng Á Châu kinh doanh ngoại hối tiếp tục lỗ 53,67 tỷ, Ngân hàng TMCP Phương đông lỗ tiếp 88,96 tỷ, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank năm 2012 lỗ gần 139 tỷ đồng và cuối quý II năm 2013 lỗ hơn

61 tỷ đồng Các khoản lỗ này không những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh mà còn gây ra sự sụt giảm kỳ vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các ngân hàng tại Việt Nam

Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính thanh khoản nhất trên thế giới hiện nay Các ngân hàng tham gia thị trường ngoại hối không những để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của chính mình mà còn để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng và các nghiệp vụ thanh toán khác Thị trường ngoại hối quốc tế với các đặc điểm riêng có của mình gần như là một thị trường hàng hóa cạnh tranh hoàn hảo bất kể sự can thiệp tiền tệ của các Ngân hàng Trung Ương Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, do chính sách điều hành tỷ giá cố định của Nhà nước những năm trước đã hình thành nên một thị trường ngoại hối tự do với tỷ giá ngoại hối tự do có sự khác biệt so với tỷ giá công bố chính thức Thị trường này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính các nhà đầu tư trên thị trường Các ngân hàng TMCP với tư cách là các nhà đầu tư lớn không tránh khỏi các rủi ro này.

Khi các hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng trong nước và nước ngoài thì kinh doanh ngoại hối là hoạt động kinh doanh được nhiều ngân hàng tập trung nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng Hoạt động kinh doanh này không chỉ diễn ra trên thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế Việc thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm cũng như thiếu thông tin có thể khiến các ngân hàng TMCP của Việt Nam gặp phải những rủi ro bất lợi trên thị trường.

Khi ngân hàng huy động vốn hay đầu tư các tài sản có bằng ngoại tệ, việc tỷ giá thay đổi thường xuyên và bất lợi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến các kế hoạch kinh doanh trong trung và dài hạn.

Quản trị rủi ro tỷ giá trở thành vấn đề cấp thiết trong công tác quản trị của các ngân hàng.

Quản trị rủi ro tỷ giá tốt sẽ giúp các ngân hàng giải quyết được ba vấn đề lớn:

- Cảnh báo sớm các rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.

- Định hướng cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, lập kế hoạch phòng ngừa và giảm thiểu những hậu quả do rủi ro gây nên.

- Xác định nguồn vốn dự phòng cần thiết cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, giúp ngân hàng chủ động trước các diễn biến xấu của thị trường.

1.2 Nguồn rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của NHTM có thể xảy ra do tác động của môi trường bên ngoài hay do chính các yếu tố xuất phát từ các hoạt động bên trong của ngân hàng.

Các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài như môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và trên thế giới, các thay đổi cung – cầu làm thay đổi giá của các đồng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Các yếu tố này bao gồm cả các phản ứng của thị trường trước các chính sách điều hành tiền tệ của ngân hàng Trung ương các nước và nhiều tác động khác.

Các hoạt động bên trong của ngân hàng gây ra các rủi ro về tỷ giá bao gồm 2 nhóm hoạt động chính là: ngân hàng mua bán ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu thanh toán của khách hay nhu cầu kinh doanh của chính mình và ngân hàng đầu tư ngoại tệ vào các tài sản có hay huy động vốn bằng ngoại tệ.

1.2.1 Tác động của môi trường bên ngoài đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối

1.2.1.1Các yếu tố tác động do môi trường Quốc tế

Các yếu tố này phát sinh do các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của các nước trên thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM ở quốc gia đó nói riêng Mức độ tác động này có thể tùy theo độ mở cửa của từng nền kinh tế khác nhau Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa hiện nay, cũng như sự mở rộng thị trường ngoại hối đã vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia thì tác động của các yếu tố này thường mang tính chất nhanh chóng và trực tiếp.

QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NHTM CP TẠI VIỆT NAM: THỰC TIỄN TỪ PG BANK

Thị trường ngoại hối Việt Nam

Giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, 2008

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mĩ đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu chao đảo Kinh tế thế giới cuối năm

2008 và đầu năm 2009 suy giảm mạnh, các nước công nghiệp phát triển đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần 70 năm qua khi tăng trưởng kinh tế thấp kỉ lục, giảm phát, hàng loạt các doanh nghiệp và ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản Hàng loạt các gói kích cầu kinh tế được chính phủ các quốc gia tung ra với giá trị rất lớn nhằm thoát khỏi tác động tiêu cực của khủng hoảng này Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi mà nền kinh tế phải đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô Đó là: (i) lạm phát tăng cao lên mức kỉ lục 23% vào tháng 6 năm 2008; (ii) tăng trưởng kinh tế suy giảm; (iii) thị trường bất động sản và chứng khoán bị mất tới 40-50% giá trị so với thời kì bùng nổ; (iv) cán cân thương mại thâm hụt nặng nề, lãi suất tăng vọt, hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản…Trước tình hình đó, Chính phủ và NHNN đã thực thi hàng loạt các biện pháp để vượt qua tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi khá ấn tượng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,32%, lạm phát ở mức thấp nhất trong vòng

Kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO vào tháng 1/2007, ViệtNam đã dần dần thực hiện tự do hóa các thị trường theo đúng cam kết về mở cửa kinh tế Sự bùng nổ của Thị trường chứng khoán cuối năm 2006 và năm 2007 đã khiến cho Việt Nam được coi là một điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Thời điểm đầu năm 2007 diễn ra một hiện tượng khó quên đối với các nhà đầu tư chứng khoán khi mà họ có thể kiếm tiền một cách vô cùng dễ dàng.

Dù cho các nhà đầu tư có mua loại chứng khoán nào đi chăng nữa thì họ vẫn được lời; tất cả các loại cổ phiếu từ niêm yết đến OTC đều được săn đuổi, tìm kiếm Cũng trong năm 2007, lượng vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp cũng như kiều hối đều đạt mức kỉ lục dẫn đến hiện tượng “tiền tệ tràn ngập trên thị trường chứng khoán”. Chính điều này đã làm cho cung USD vượt quá cầu USD của nền kinh tế, gây áp lực tăng giá VND vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008:

Hình 2.1 Diễn biến tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá của NHTM theo ngày, 2007 - 2009

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và tính toán của tác giả

Hình 2.2 Diễn biến tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá của NHTM theo ngày, 2007 – 2009

Giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, 2010 – đến nay

Trong khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa có dấu hiệu chấm dứt, thì các quốc gia châu Âu lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng chưa từng có khiến cho nhiều quốc gia của khu vực này rơi vào nguy cơ “phá sản”.

Có thể thấy đây là giai đoạn suy thoái kéo dài của nền kinh tế thế giới Trong khi các quốc gia phát triển chưa có dấu hiệu phục hồi bền vững, thì các nền kinh tế mới nổi vốn được coi là đầu tàu của kinh tế thế giới cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại như Trung quốc, Ấn độ Sau giai đoạn bùng nổ tín dụng đẩy các thị trưởng chứng khoán, bất động sản tăng trưởng nóng, nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái, phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức ở những khía cạnh sau: (i) Tăng trưởng kinh tế suy giảm và không đạt mục tiêu đề ra; (ii) lạm phát ở mức cao mặc dù đã có giảm trong năm 2012; (iii) hàng tồn kho tăng cao, kinh tế khó khăn khiến cho 55.000 doanh nghiệp phải giải thể trong năm 2012; (iv) thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đóng băng; thị trường chứng khoản phập phù; hệ thống ngân hàng đối mặt với vấn đề nợ xấu, thanh khoản buộc phải tái cơ cấu

Tỷ giá USD/VND năm 2010 vẫn tiếp tục là một vấn đề gây sự chú ý đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như giới đầu tư khi nó liên tục có những diễn biến bất thường, gây nên những bất ổn về kinh tế vĩ mô. Thậm chí ngay cả khi tỷ giá USD tự do ổn định thấp hơn tỷ giá NHTM (vào thời điểm giữa năm 2010) thì nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ trong ngắn hạn Một trong những đặc điểm của diễn biến tỷ giá trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2010, đó là sự liên thông mật thiết giữa giá vàng thế giới, giá vàng trong nước và tỷ giá USD trên thị trường tự do Cứ mỗi khi giá vàng thế giới tăng đẩy giá vàng trong nước tăng, thậm chí là tăng nhanh hơn giá vàng thế giới là thị trường ngoại hối tự do lại dậy sóng Nhưng điều đó không có nghĩa là sự tăng lên của giá vàng thế giới là nguyên nhân khiến cho tỷ giá USD tăng mạnh lên mức kỉ lục 21.500, mà chính là những bất ổn nội tại về kinh tế vĩ mô như thâm hụt thương mại ngày càng tăng trong khi dự trữ ngoại hối khá mỏng, lạm phát tăng cao lên mức 2 con số 1 , vượt xa mức dự báo là 7-8% Những bất ổn diễn ra liên tục và ngày càng tăng cao đã làm suy giảm niềm tin của người dân vào giá trị của VND cũng như làm suy giảm niềm tin của thị trường vào khả năng giải quyết các bất ổn đó của các cơ quan hữu quan Chính vì niềm tin bị giảm sút nên khi giá vàng tăng đẩy giá USD tăng thì tâm lý đổ xô mua các tài sản này khiến cho VND ngày càng trở nên mất giá Sự biến động của tỷ giá USD/VND trong năm 2010-2012 có thể được chia thành 3 giai đoạn như sau:

(i) Giai đoạn 1- Quý 1 năm 2010: Giá USD trên thị trường tự do giao dịch ở mức cao hơn tỷ giá chính thức;

(ii) Giai đoạn 2- Quý 2 năm 2010: USD tự do và USD tại các NHTM giảm và rời mốc trần tỷ giá theo quy định của NHNN;

(iii) Giai đoạn 3- Quý 3 và 4 năm 2010: USD tự do biến động mạnh vượt giá USD trên thị trường chính thức

Thực tế những năm gần đây cho thấy, trong khi tỷ giá thường khá ổn định vào dịp đầu năm do nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ kiều hối, thì nó lại có xu hướng biến động lớn bất thường bắt đầu từ tháng 8 và đặc biệt vào các tháng cuối năm do nhu cầu thanh toán nhập khẩu, tất toán các khoản vay ngoại tệ đến hạn, và sự tăng lên của giá vàng thế giới Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá năm 2011 dường như không theo quy luật đó khi tỷ giá biến động khá mạnh vào dịp đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào ngày 11/2 Trong khi đó tỷ giá lại dường như không có dấu hiệu quá căng thẳng khi mà chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự do chỉ vào khoảng 300-400VND trong quý 4 năm 2010 (khá thấp so với chênh lệch khoảng 1500-2000 của các năm trước) trong quý 4/2011 Diễn biến tỷ giá VND trong năm 2011 có thể được chia thành 4 giai đoạn với các sắc thái diễn biến khác nhau của tỷ giá trên thị trường tự do:

1 Chỉ số giá tiêu dùng trong 11 tháng năm 2010 tăng 9,58% so với tháng 12/2009; và tăng 11,09% so với cùng kì năm 2009 – Nguồn GSO

- Giai đoạn 1 - Tháng 1/2011: Tỷ giá tự do ổn định quanh mốc 21000, trong khi NHNN cố gắng kiềm giữ tỷ giá chính thức ở mức 18932.

- Giai đoạn 2 - Thời điểm sát Tết nguyên đán đến đầu tháng 3/2011: Tỷ giá tự do tăng mạnh lên trên 22300 sau khi NHNN phá giá.

- Giai đoạn 3 - Trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 8/2011: Tỷ giá tự do giảm mạnh, xuống sát với tỷ giá của NHTM sau khi NHNN thi hành nhiều biện pháp điều hành chính sách tỷ giá.

- Giai đoạn 4 - Tỷ giá tự do bắt đầu tăng mạnh vượt trên giá trần quy định của NHNN và tiếp tục dao động quanh mức 21300-21400 cho đến cuối năm 2011.

Hình 2.3: Diễn biến tỷ giá USD/VND, giai đoạn 2010-nay

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, và www.vietcombank.com.vn

Khác với năm 2010, 2011, có thể khẳng định rằng, một trong những điểm sáng trong bức tranh điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong năm 2012 đó chính là sự ổn định của tỷ giá USD/VND trên cả thị trường chính thức và thị trường tự do Theo đó, kể từ ngày 24/12/2011, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng (USD/VND) được NHNN neo ở mức 20828 Tỷ giá USD/VND tại cácNHTM và trên thị trường ngoại tệ tự do khá ổn định, biến động cùng chiều và nằm trong biên độ dao động mà NHNN cho phép trong suốt năm 2012 Đây là một diễn biến hiếm thấy đối với thị trường ngoại hối Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây.

Nó cho thấy, về cơ bản NHNN đã khá thành công trong việc giữ tỷ giá ổn định,tránh được tác động truyền tải tiêu cực tới lạm phát, và các biến số vĩ mô khác Diễn biến tích cực này là do nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào trong khi nguồn cầu không biến động nhiều Ngoài ra còn phải kể đến các biện pháp điều hành tỷ giá củaNHNN như cam kết không điều chỉnh tỷ giá quá 2-3%, triển khai quyết liệt các biện pháp chống tình trạng vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế - đây vốn được coi là một trong các nhân tố gây biến động trên thị trường ngoại hối.

Công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam

2.2.1 Mô hình quản trị rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam

Nguyên tắc quản lý rủi ro tỷ giá

Hội đồng quản trị giao cho Ủy ban quản lý rủi ro của ngân hàng chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tỷ giá toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý nguồn vốn tập trung.

Rủi ro tỷ giá phải được quản lý hàng ngày, theo chiến lược của Hội đồng quản trị, chính sách của NHNN và các quy định về giới hạn trạng thái mở ngoại tệ, giới hạn chịu rủi ro của ALCO.

Hội đồng quản trị phải được thông tin kịp thời về tình hình rủi ro tỷ giá của ngân hàng.

Quản lỷ rủi ro tỷ giá được thực hiện thông qua các quy định, quy trình, thiết lập và kiểm soát hạn mức chịu rủi ro.

Mô hình quản lý rủi ro tỷ giá hàng ngày

Bước 1: Phân tích rủi ro

Hàng ngày, phòng QLRRTT thực hiện:

- Lập các báo cáo về trạng thái ngoại tệ mở hiện tại của Ngân hàng

- Đánh giá tình hình diễn biến tỷ giá trong tuần.

- Cập nhật hạn mức giao dịch của các đơn vị kinh doanh, thông báo các giới hạn giao dịch cho các đơn vị kinh doanh.

Bước 2: Kiểm tra tính tuân thủ hạn mức của đơn vị kinh doanh

Phòng QLRRTT có trách nhiệm liên tục cập nhật trạng thái ngoại hối mở của toàn hàng, kiểm soát các giao dịch trong ngày của các đơn vị giao dịch Phòng QLRRTT đảm bảo các giao dịch tuân thủ đúng các quy định của NHNN về hạn mức mở và tỷ giá giao dịch.

Cảnh báo bộ phận kinh doanh khi thị trường diễn biến xấu, đe dọa đến kết quả kinh doanh của ngân hàng Phòng QLRRTT có quyền yêu cầu các đơn vị kinh doanh thực hiện các giao dịch cắt lỗ để hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

Bước 3: Định kỳ xác lập lại các hạn mức

Hạn mức kinh doanh thường được Hội đồng quản trị giao cho Tổng giám đốc và Tổng giám đốc trực tiếp giao hạn mức cho các đơn vị kinh doanh cấp dưới.

Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban ALCO của ngân hàng xác định các hạn mức dừng lỗ đối với các giao dịch trong từng thời kỳ.

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại

Các nhân tố ảnh hưởng từ phía các NHTM

- Tuân thủ không tốt các chính sách và quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng

Mặc dù ngân hàng đã ban hành hệ thống quản lý rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, việc tuân thủ không đúng theo những gì trong hệ thống quy định tạo nên nhiều rủi ro cho hoạt động chung của ngân hàng Việc không tuân thủ theo các quy định trong chính sách này thể hiện ở chỗ có thể xuất phát từ phía các cấp lãnh đạo không quản trị rủi ro theo quy định đã ban hành hoặc có thể xuất phát từ phía những nhân viên kinh doanh ngoại hối, nhân viên quản lý rủi ro thị trường thi hành các quy định không đúng hoặc cố ý làm trái các quy định vì một lý do nào đó.

Việc không tuân thủ các quy trình về quản lý rủi ro có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng và gây ra nhiều khó khăn cho quá trình thực thi chính sách vì mục tiêu chung của ngân hàng.

- Ưa thích các giao dịch có mức lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Nhân tố này xuất phát từ các ngân hàng có Hội đồng quản trị thuộc nhóm người thích kinh doanh các hợp đồng tạo ra mức lợi nhuận cao và sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao Chính sự ưa thích này có thể là nguồn cảm hứng cho quá trình quản trị hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên, các hoạt động này thường bị kiểm soát rất chặt chẽ bởi NHNN và các cơ quan chức năng có liên quan khác thông qua các công cụ điều hành như giới hạn trạng thái mở ngoại tệ tối đa là 20% so với vốn tự có của ngân hàng

Việc ưa thích mạo hiểm trong việc thực hiện các hợp đồng giao dịch ngoại hối tạo ra nhiều lợi nhuận đã tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và gây ra khó khăn trong công tác quản lý rủi ro ngoại hối ở các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

- Hạn mức giao dịch và tổn thất cao

Thông thường, Hội đồng quản trị giao các loại hạn mức kinh doanh cho Tổng giám đốc ngân hàng, sau đó Tổng giám đốc ngân hàng giao hạn mức xuống các cấp bên dưới Việc giao hạn mức từ Hội đồng quản trị phụ thuộc rất lớn vào “khẩu vị rủi ro” của từng ngân hàng Còn việc giao hạn mức xuống các cấp bên dưới của Tổng giám đốc có quy định rất chặt chẽ và đặc biệt mỗi cấp quản lý chỉ được một hạn mức nhất định Tuy nhiên trên thực tế, trưởng phòng kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thường được giao mức tối đa hạn mức của Tổng giám đốc nhằm hỗ trợ cao nhất cho hoạt động kinh doanh với bản chất là kinh doanh luôn nhanh chóng, cơ hội kiếm được lợi nhuận và mức sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao.

- Theo đuổi mục tiêu lợi nhuận quá cao

Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía NHNN Bên cạnh đó, để phục vụ cho quá trình phát triển đất nước cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhiều ngân hàng được mở ra và tham gia vào hoạt động tại cùng một thị trường trong nước Chính lẽ đó, mức độ cạnh tranh ngày càng cao và mục tiêu lợi nhuận ngày càng khó đạt được so với điều kiện thị trường trong thời kỳ mở cửa kế hoạch lợi nhuận của các ngân hàng thì năm sau luôn cao hơn năm trước, để đáp ứng nguyện vọng của các cổ đông, do đó mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng luôn ở mức cao hơn so với khả năng thực hiện của ngân hàng và lợi nhuận cao thường đi kèm với rủi ro cao.

Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài

- Chính sách điều hành tiền tệ của Nhà nước thay đổi

Hàng năm nhà nước ban hành nhiều chính sách mới nhằm bổ sung, thay đổi các quy định pháp luật đã cũ và không phù hợp với điều kiện thị trường trong thời gian tới. Các giao dịch kinh doanh ngoại hối không chỉ được thực hiện trong vài ngày mà có nhiều giao dịch được thực hiện trong thời gian trước đó, khi chính sách nhà nước thay đổi và ngân hàng không dự liệu được hết sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho quá trình quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.

Ví dụ như khi NHNN chỉ đạo các ngân hàng giảm hạn mức mở trạng thái ngoại hối tối đa từ 30% vốn tự có xuống còn 20% vốn tự có đã khiến các ngân hàng phải thực hiện các giao dịch đóng bớt trạng thái ngoại hối của mình, và trong điều kiện diễn biến thị trường không thuận lợi, các giao dịch này có thể gây ra những tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

- Môi trường kinh doanh trong và ngoài nước tiềm ẩn nhiều rủi ro

Hoạt động kinh doanh luôn được đặt trong môi trường nhiều biến động ở trong và ngoài nước mặc dù, ngân hàng đã có nhiều sự chuẩn bị trong kế hoạch kinh doanh nhưng cũng khó tiên liệu hết những khó khăn do thị trường đem lại.

Các yếu tố biến động do môi trường kinh tế trong và ngoài nước mang lại thường không nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng và rất khó dự báo nên thường gây nhiều khó khăn cho công việc quản trị rủi ro KDNH của ngân hàng.

2.2.3 Đánh giá những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

- Tính tuân thủ chưa cao

Thực trạng kinh doanh ngoại hối tại PG Bank

2.3.1 Giới thiệu về PG Bank

Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU

Tên tiếng Anh: PETROLIMEX GROUP COMMERCIAL JOINT

STOCK BANK Tên viết tắt: PG BANK

Tên giao dịch NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX

Giấy phép thành lập: Số 0045/NH-GP của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 13/11/1993

Hội sở chính: Tầng 16,23,24 Tòa nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, phường

Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Webside: www.pgbank.com.vn

Email: dvkh.pgbank@petrolimex.com.vn Điện thoại: (+84) 4 6281 1298

Lịch sử hình thành và phát triển

- Tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, thành lập ngày 13/11/1993 theo giấy phép số 0045/NH-GP do Ngân hàng Nhà Nước cấp, với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000 đồng; phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

- Tháng 7/2005, HĐQT NH TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười thực hiện phương án tái cấu trúc hoạt động của Ngân hàng, kêu gọi Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam – PETROLIMEX và Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – SSI tham gia với tư cách cổ đông lớn, tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng.

- Tháng 9/2006, Ngân hàng tăng vốn lên 200 tỷ đồng Ngân hàng cùng với một tổ chức tư vấn nước ngoài đã hoàn thiện chiến lược phát triển dài hạn, lựa chọn và triển khai phần mềm ngân hàng lõi của Iflex, một trong những phần mềm Ngân hàng hiện đại nhất hiện nay.

- Tháng 1/2007, Ngân hàng được Ngân hàng Nhà Nước cho phép chuyển đổi từ Ngân hàng TMCP Nông Thôn sang Ngân hàng cổ phần đô thị theo quyết định số 125/QĐ-NHNN Tháng 2/2007 được đổi tên thành Ngân hàng TMCPXăng Dầu Petrolimex (PG Bank)- từ đây gọi tắt là Ngân hàng- theo quyết định số 368/QĐ-NHNN Kể từ thời điểm này, PG Bank được phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối

- Tháng 5/2007, Đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng đã họp và quyết định tăng vốn của Ngân hàng lên 500 tỷ đồng trong năm 2007 và có kế hoạch tăng vốn lên ít nhất 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và ít nhất là 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2008 đến 2010

- Tháng 6/2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Hà nội, khởi đầu cho chiến dịch mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc.

- Tháng 10/2007, Ngân hàng đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng

- Tháng 12/2007, khai trương Chi nhánh Sài gòn và Chi nhánh Đà Nẵng, hai chi nhánh đầu tiên ở khu vực miền Nam và miền Trung.

- Tháng 12/2008, PG Bank đã hoàn tất việc tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng.

- Tháng 12/2009, được Ngân hàng Nhà nước chính thức chấp thuận cho chuyển địa điểm trụ sở chính từ Đồng Tháp tới địa chỉ: Văn phòng 5, nhà 18T1- 18T2 Khu đô thị mới Trung Hòa, Nhân Chính, Lê Văn Lương, Hà nội.

- Ngày 31/12/2010: Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng

- Ngày 02/08/2012: Tăng vốn điều lệ lên 3.000 Tỷ đồng.

- Tính đến thời điểm 31/12/2012, PG Bank đã có hệ thống mạng lưới 16 chi nhánh và 74 phòng giao dịch trên phạm vi toàn quốc với tổng số nhân sự là 1.441 người Vốn điều lệ đạt 3000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 19.251 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 13.787 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 319 tỷ đồng

- Hiện nay cơ cấu cổ đông của PG Bank có yếu tố nhà nước chiếm tỷ lệ áp đảo và chưa có yếu tố nước ngoài.

Cập nhật tại thời điểm 31/12/2012

Tên cổ đông Số lượng cổ đông Số CP sở hữu Tỷ lệ sở hữu (%)

Trước tháng 01/2007, PGB vẫn còn là một ngân hàng Nông thôn với quy mô nhỏ hẹp, sau khi được sự chấp thuận của NHNN cho phép chuyển đổi sam mô hình ngân hàng đô thị, PG Bank với tiềm lực tài chính của các cổ đông lớn đã liên tục tưng vốn điều lệ từ 200 lên 500 tỷ đồng vào tháng 10/2007, và tháng 12/2008 là 1000 tỷ đồng Do xuất phát điểm là một ngân hàng rất nhỏ, nên tốc độ tăng trưởng những năm đầu của PG Bank rất nhanh Tăng trưởng về tài sản của PG Bank năm 2009 và

2010 đạt mức 68.5% và 57.2%, tăng trưởng về tổng dư nợ và tổng huy động cũng đạt những ngưỡng vượt bậc năm 2009 lần lượt là 165 % và 80% Các năm tiếp sau đó 2011 và 2012 tốc độ tăng trưởng về quy mô tài sản, dư nợ, huy động của PG Bank đã chậm lại, trung bình 2 năm này tổng tài sản tăng 8.4%, tổng dư nợ tăng 12%, và huy động tăng 6.5%

CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA PGBANK Đơn vị tính: Tỷ VND

Hệ số an toàn vốn tối thiểu

Tuy nhiên theo số liệu cập nhật tại thời điểm 31/12/2012, so sánh với các ngân hàng TMCP khác tại Việt Nam, PG bank đang thuộc một trong 10 ngân hàng tốp cuối về quy mô tài sản và có mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của NHNN(3000 tỷ đồng).

Nhằm tăng sức đề kháng trước tình hình kinh tế vĩ mô suy thoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các ngân hàng nhỏ lẻ hoặc tự nguyện hoặc theo chỉ định của NHNN đã tìm kiếm thêm các nguồn lực tài chính mới thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập.

Trước xu hướng và hàng loạt sự kiện mua bán và sáp nhập diễn ra cuối năm

2012 và đầu năm 2013, có thể nói là PG Bank hiện nay đang là 1 trong những ngân hàng nhỏ bé nhất trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam còn tồn tại và hoạt động ổn định, vững vàng Đằng sau sự đứng vững của PG Bank trước cơn bão suy thoái,bên cạnh những thế mạnh riêng của Pg Bank, cũng còn tồn tại một số điểm yếu liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro mà ta sẽ bàn tới trong những phần sau.

2.3.2 Thực trạng kinh doanh ngoại hối tại PG Bank

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của PG Bank được tiến hành từ những ngày đầu thành lập đến nay Tuy nhiên, cũng giống như tình hình chung của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam, các hoạt động giao dịch ngoại hối của PG Bank thời kỳ trước năm 2006 chỉ mang tính chất phục vụ đối ứng nhu cầu của khách hàng Phải sau năm 2006, PG Bank mới mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối theo cơ chế tự doanh, tìm kiếm cơ hội mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2012 Đơn vị: Triệu USD

Biểu đồ 2.2: Doanh số mua, bán ngoại tệ theo đối tượng khách hàng

- Tổng doanh số mua bán ngoại tệ của PGBank trong năm 2012 đạt 10.767,6 triệu USD, không có giao dịch tiền mặt, giảm 6.6% so với cùng kỳ năm ngoái

(11.533,3 triệu USD), trong đó doanh số bán cho Petrolimex là 2.710,11triệu

USD giảm 4% so với năm ngoái (2.825,59 triệu USD), chiếm tỷ trọng 25,17% tổng doanh số và chiếm 61% tổng nhu cầu mua ngoại tệ trong năm của Tập đoàn (4.4 tỷ).

- Doanh số mua ngoại tệ từ NHNN là 140,92 triệu USD, giảm mạnh so với con số 1540.83 triệu USD năm 2011 Tất cả số ngoại tệ này được bán phục vụ cho Petrolimex.

- Doanh số giao dịch mua bán với CN và KHDN là 672,52 triệu USD, chiếm 6,25% tổng doanh số của toàn Ngân hàng, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước (710 triệu USD).

Thực trạng công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại PG Bank

Mô hình quản trị rủi ro tỷ giá tại PG Bank

PG Bank thực hiện quản lý nguồn vốn theo cơ chế tập trung Các hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ đều thông qua Hội sở Hội sở đứng ra là tổ chức mua/bán và kinh doanh vốn với các chi nhánh.

Các hoạt động giao dịch và kinh doanh ngoại tệ tại PG Bank đều được thông qua Hội sở Chi nhánh có trách nhiệm thực hiện các giao dịch mua/bán ngoại tệ với khách hàng là các tổ chức kinh tế và tư nhân Hội sở thực hiện các giao dịch đối ứng với chi nhánh thông qua thị trường Liên ngân hàng và các hoạt động tự doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tỷ giá cho ngân hàng Các hạn mức kinh doanh, thiết lập vốn dự phòng đều do Hội đồng quản trị quyết định và được xác định lại thông qua các kỳ họp của ALCO.

Hội đồng quản trị giao cho Phòng QLRRTT quản lý trực tiếp mảng rủi ro tỷ giá hàng ngày Phòng QLRRTT có trách nhiệm kiểm soát tính tuân thủ các hạn mức kinh doanh của các đơn vị kinh doanh trong quá trình hoạt động, cũng như đề xuất các công cụ quản lý định lượng, làm cơ sở xác định mức vốn dự phòng cho hoạt động kinh doanh ngoại hối trình Hội đồng quản trị phê duyệt.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI PG BANK

Ứng dụng phương pháp VaR trong phân tích rủi ro tỷ giá của Ngân hàng

3.1.1 Giới thiệu phương pháp VaR trong phân tích tài chính

VaR của danh mục hoặc tài sản thể hiện mức độ tổn thất có thể xảy ra đối với danh mục, tài sản trong một khoảng thời gian nhất định với mức độ tin cậy nhất định.

VaR của một danh mục (hoặc của một lượng tài sản) với chu kỳ k (đơn vị thời gian) và độ tin cậy (1- α)100% là phân vị mức α của hàm Fk(x) Ký hiệu đại lượng này: VaR(k, α) và dấu âm của VaR biểu thị tổn thất (thua lỗ).

Như vậy ta có Pr(∆V(k) ≤ VaR(k, α)) = α Từ đây suy ra ý nghĩa của VaR(k, α): nhà đầu tư nắm giữ danh mục P sau chu kỳ k, với độ tin cậy (1-α)100% , khả năng tổn thất một khoản bằng VaR(k, α)

Thí dụ: Ngân hàng JP Morgan trong báo cáo tài chính năm 1994 có công bố:

VaR( 1 ngày, 5%) là 15 triệu USD Như vậy với xác suất 5%, trong một ngày toàn hệ thống của JP Morgan có khả năng thua lỗ là 15 triệu USD

- Ta có thể áp dụng cách tính VaR trong trường hợp “đoản vị” bằng cách sử dụng hàm phân bố xác suất của - ∆V(k).

- Độ chính xác của ước lượng VaR phụ thuộc vào các yếu tố:

 giá trị hiện tại của danh mục.

 mức độ tin cậy định trước (α)

 số liệu và phương pháp sử dụng để tính

- Trong thực tế, theo tiêu chuẩn quốc tế:

 Nếu chu kỳ tính k = 1 ngày thì α = 1% hoặc 5%.

 Nếu chu kỳ tính k = 10 ngày thì α = 1%

- Ta có lợi suất danh mục trong chu kỳ k: rt t ΔV(k)V(k)

Vt đã biết nên để tính VaR của danh mục ta cần tính VaR của lợi suất r t

- Mô hình VaR trong thực hành

- Trong thực tế các mô hình VaR đều được tính theo chu kỳ: ngày (1, 10 ngày)

- Mô hình VaR tham số

- Giả thiết: lợi suất danh mục (hoặc tài sản) có phân phối chuẩn, chỉ cần sử dụng hai tham số: kỳ vọng () và độ lệch chuẩn () (hoặc sử dụng các ước lượng của chúng) có thể tính được VaR Mô hình VaR đối với lợi suất và tài sản

- Giả thiết: Chuỗi lợi suất (theo ngày) của tài sản: rt là chuỗi dừng và có phân bố chuẩn.

- Như vậy rt  N ( ,   2 ) suy ra r t 

  N(0,1) Ta có công thức tính VaR:

Mô hình VaR đối với danh mục

Cho danh mục P: (w1, w2, , wN) với lợi suất các tài sản trong danh mục ri  ( , i 2)

 ;   P 2 W'.V.W vì vậy lợi suất của danh mục rP  N r( , P  P 2 ) Từ đây tương tự như cách tính đối với tài sản ta tính được VaR của danh mục.

Các mô hình VaR ở trên gọi là mô hình VaR đơn giản (Simple VaR).

Mô hình VaR - RiskMetrics TM

Trong thực tế có thể có các tài sản mà chuỗi lợi suất rt không dừng đặc biệt là phương sai không thuần nhất Về mặt kỹ thuật, để tính VaR cần ước lượng được μ và σ Năm 1995, ngân hàng JP Morgan đã đưa ra phương pháp RiskMetrics TM để ước lượng VaR Giả thiết cơ bản của phương pháp RiskMetrics TM là:

1 Chuỗi lợi suất rt với điều kiện biết các thông tin tới thời điểm (t-1) có phân phối chuẩn:

2 μt tuân theo mô hình ARMA(1,1)

3 σ 2 t tuân theo mô hình GARCH (1,1)

Tức là nếu đặt ut = rt - μt khi đó:

Như vậy chuỗi rt tuân theo mô hình IGARCH (1,1) Trong thực tế tính toán, RiskMetrics TM cho μt0.

- Đối với danh mục ngoài các tham số μ , σ còn phải ước lượng ma trận hiệp phương sai V Các phương pháp ước lượng khác nhau tạo ra mô hình VaR khác nhau về tên gọi.

- Đối với mô hình VaR đơn giản và RiskMetrics TM khi ước lượng được VaR (1 ngày,α) có thể suy ra VaR(k ngày, α) theo công thức dưới đây gọi là “Quy tắc căn bậc hai theo thời gian” (Square Root of Time Rule):

- Mô hình VaR phi tham số

- Trong trường hợp không biết phân bố xác suất của chuỗi lợi suất rt, sử dụng số liệu quan sát của rt và các phương pháp ước lượng trong kinh tế lượng hoặc bằng mô phỏng để:

- ước lượng phân bố xác suất

Các mô hình ước lượng VaR theo cách này gọi chung là “Mô hình VaR phi tham số”.

3.1.2 Ứng dụng phương pháp Toán kinh tế trong phân tích rủi ro tỷ giá tại PG Bank

Phương pháp toán kinh tế sử dụng phương trình trung bình và những mô hình phương sai sai số thay đổi có điều kiện.

Mô hình xem xét các chuỗi lợi suất tỷ giá như sau: rt = θ0 + ∑

Phương trình trung bình và phương trình độ dao động của rt thuộc lớp ARMA(p,q) và GARCH(n,m) Ước lượng mô hình và phân tích kết quả thu được:

Phân tích chuỗi LS_USD

Giả định của phương phỏp: lợi suất của tỷ giỏ hàng ngày LS_USD/Ft-1 ~ N(àt , σt 2)Trong đó: LS_USDt = ln(St/St-1)

Series: LS_USD Sample 2 1435 Observations 1434

Mean 0.000192Median 0.000000Maximum 0.056195Minimum -0.056195Std Dev 0.004329Skewness -0.478348Kurtosis 61.13018Jarque-Bera 201957.0Probability 0.000000

Kiểm định tính dừng của chuỗi LS_USD:

*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.

Theo giá trị kiểm định ADF thì chuỗi LS_USD là chuỗi dừng.

Xác định mô hình ARMA cho chuỗi lợi suất USD LS_USD

Autocorrelation Partial Correlation AC PAC Q-Stat Prob | | | | 1 -0.002 -0.002 0.0048 0.945 | | | | 2 -0.050 -0.050 3.5943 0.166 *| | *| | 3 -0.126 -0.127 26.448 0.000 |* | | | 4 0.068 0.065 33.043 0.000 |* | |* | 5 0.077 0.067 41.634 0.000 | | | | 6 0.028 0.020 42.784 0.000 *| | | | 7 -0.069 -0.047 49.586 0.000 | | | | 8 -0.003 0.012 49.603 0.000 | | | | 9 -0.034 -0.044 51.310 0.000 |* | |* | 10 0.107 0.087 67.720 0.000 |* | |* | 11 0.122 0.129 89.180 0.000 *| | *| | 12 -0.096 -0.094 102.39 0.000 | | |* | 13 0.039 0.081 104.57 0.000 | | | | 14 0.000 0.012 104.57 0.000 | | | | 15 0.033 -0.014 106.12 0.000 | | | | 16 -0.044 -0.044 108.98 0.000 | | | | 17 0.017 0.034 109.40 0.000 | | | | 18 0.050 0.056 113.02 0.000 | | | | 19 0.039 0.021 115.23 0.000 **| | **| | 20 -0.204 -0.193 175.55 0.000 |* | | | 21 0.068 0.061 182.29 0.000 *| | *| | 22 -0.057 -0.071 187.09 0.000 | | | | 23 0.065 0.023 193.25 0.000 | | | | 24 -0.010 0.000 193.38 0.000 | | | | 25 -0.037 -0.027 195.39 0.000 | | | | 26 -0.022 0.001 196.12 0.000 | | | | 27 0.012 0.002 196.34 0.000

Nhìn trên lược đồ ta thấy chuỗi lợi suất LS_USD có phụ thuộc vào các kỳ trước với các quá trình AR(2), AR(9), MA(2), MA(9), MA(10) Qua quá trình ước lượng và loại bỏ dần các hệ số không có ý nghĩa thống kê cũng như kết hợp với một số tiêu chuẩn khác (Akaike, Schwarz) ta chọn mô hình có biến AR(2)

Included observations: 1432 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

Adjusted R-squared 0.001799 S.D dependent var 0.004332 S.E of regression 0.004328 Akaike info criterion -8.045941 Sum squared resid 0.026788 Schwarz criterion -8.038585

Durbin-Watson stat 2.016446 Prob(F-statistic) 0.058730

Kiểm định tính dừng của chuỗi phần dư:

*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.

Như vậy chuỗi phần dư của mô hình là dừng.

Ta có mô hình ước lượng như sau:

Included observations: 1432 after adjusting endpoints

Coefficient Std Error z-Statistic Prob.

|RES|/SQR[GARCH](1) 0.532675 0.020907 25.47807 0.0000 RES/SQR[GARCH](1) 0.141760 0.012071 11.74387 0.0000

Adjusted R-squared -0.015247 S.D dependent var 0.004332 S.E of regression 0.004365 Akaike info criterion -9.365166 Sum squared resid 0.027170 Schwarz criterion -9.343098 Log likelihood 6711.459 Durbin-Watson stat 1.985457

+ Phương trình trung bình: LS_USDt = 0.0000678 + 0.066101 * σ 2 t-1 + et

+ Phương trình phương sai: Ln(σ 2 t )= -1.371934 + 0.532675 + 0.14176* + 0.915114*Ln(σ 2 t-1)

Dự báo lợi suất và phương sai lợi suất của đồng USD theo 2 phương pháp tĩnh và động

Phân tích chuỗi LS_EUR kiểm dịnh tính dừng của chuỗi LS_EUR

ADF Test Statistic -16.60178 1% Critical Value* -3.4378

*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.

Autocorrelation Partial Correlation AC PAC Q-Stat Prob | | | | 1 0.003 0.003 0.0104 0.919 | | | | 2 -0.032 -0.032 1.5221 0.467 | | | | 3 -0.012 -0.012 1.7464 0.627 | | | | 4 0.041 0.040 4.1729 0.383 | | | | 5 0.004 0.003 4.2003 0.521 | | | | 6 -0.023 -0.021 4.9797 0.546 | | | | 7 0.025 0.026 5.8627 0.556 | | | | 8 0.023 0.020 6.6042 0.580 | | | | 9 0.035 0.036 8.4192 0.493 | | | | 10 -0.017 -0.014 8.8419 0.547 | | | | 11 0.011 0.012 9.0311 0.619 | | | | 12 0.000 -0.002 9.0313 0.700 | | | | 13 -0.007 -0.008 9.0965 0.766 | | | | 14 0.005 0.006 9.1295 0.823 | | | | 15 0.025 0.024 10.018 0.819 | | | | 16 0.006 0.003 10.074 0.863 | | | | 17 0.042 0.044 12.592 0.763 | | | | 18 0.031 0.031 14.016 0.728 | | | | 19 -0.020 -0.019 14.600 0.748 | | | | 20 -0.012 -0.010 14.801 0.788 | | | | 21 -0.013 -0.016 15.063 0.820 | | | | 22 -0.029 -0.035 16.322 0.800 | | | | 23 -0.008 -0.008 16.420 0.837 | | | | 24 -0.018 -0.022 16.883 0.854 | | | | 25 -0.029 -0.034 18.144 0.836 | | | | 26 -0.035 -0.038 19.898 0.796 | | | | 27 0.004 0.002 19.923 0.834 | | | | 28 -0.011 -0.011 20.092 0.861 | | | | 29 0.022 0.025 20.779 0.867 | | | | 30 -0.030 -0.025 22.075 0.851 | | | | 31 0.040 0.044 24.383 0.795 | | | | 32 0.008 0.005 24.469 0.827 | | | | 33 0.010 0.014 24.610 0.854 | | | | 34 -0.041 -0.037 27.142 0.792 | | | | 35 0.058 0.058 32.015 0.613 | | | | 36 -0.002 -0.007 32.023 0.658

Nhìn trên lược đồ ta thấy chuỗi lợi suất LS_USD có phụ thuộc vào các kỳ trước với các quá trình AR(2), AR(4), AR(7), AR(17), MA(2), MA(4), MA(7), MA(17) Qua quá trình ước lượng và loại bỏ dần các hệ số không có ý nghĩa thống kê cũng như kết hợp với một số tiêu chuẩn khác (Akaike, Schwarz) ta chọn mô hình có biến AR(2) và MA(2):

Included observations: 1432 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

Adjusted R-squared 0.001590 S.D dependent var 0.008362 S.E of regression 0.008356 Akaike info criterion -6.729670 Sum squared resid 0.099768 Schwarz criterion -6.718636

Durbin-Watson stat 1.994751 Prob(F-statistic) 0.118062

Kiểm định tính dừng của chuỗi phần dư:

*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.

Vậy chuỗi phần dư trong mô hình ARIMA của LS_EUR là chuỗi dừng.

Included observations: 1432 after adjusting endpoints

MA backcast: 2 3, Variance backcast: ON

Coefficient Std Error z-Statistic Prob

|RES|/SQR[GARCH](1) 0.178572 0.019783 9.026421 0.0000 RES/SQR[GARCH](1) -0.005567 0.010985 -0.506809 0.6123

Adjusted R-squared -0.003382 S.D dependent var 0.008362 S.E of regression 0.008376 Akaike info criterion -6.885737 Sum squared resid 0.100054 Schwarz criterion -6.863669 Log likelihood 4936.187 Durbin-Watson stat 1.992906 Inverted AR Roots 78 -.78

+ Phương trình trung bình: LS_EURt + Phương trình phương sai: Ln(σ 2 t )Dự báo lợi suất và phương sai lợi suất của đồng EUR theo 2 phương pháp tĩnh và động

Phân tích chuỗi LS_AUD

Kiểm định tính dừng của chuỗi LS_AUD:

*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.

Vậy chuỗi LS_AUD là chuỗi dừng.

Autocorrelation Partial Correlation AC PAC Q-Stat Prob | | | | 1 0.000 0.000 5.E-05 0.994 | | | | 2 -0.042 -0.042 2.5828 0.275 | | | | 3 -0.031 -0.031 3.9677 0.265 |* | |* | 4 0.097 0.095 17.385 0.002 | | | | 5 -0.013 -0.016 17.633 0.003 | | | | 6 -0.051 -0.045 21.376 0.002 | | | | 7 0.023 0.029 22.147 0.002 | | | | 8 0.041 0.028 24.592 0.002 | | | | 9 -0.052 -0.051 28.468 0.001 | | | | 10 -0.041 -0.028 30.840 0.001 |* | | | 11 0.066 0.060 37.182 0.000 | | | | 12 0.029 0.015 38.424 0.000

Nhìn trên lược đồ ta thấy chuỗi lợi suất LS_USD có phụ thuộc vào các kỳ trước với các quá trình AR(2), AR(4), AR(6), AR(9), MA(2), MA(4), MA(11), MA(13) Qua quá trình ước lượng và loại bỏ dần các hệ số không có ý nghĩa thống kê cũng như kết hợp với một số tiêu chuẩn khác (Akaike, Schwarz) ta chọn mô hình có biến AR(2) và MA(2):

Included observations: 1432 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

Adjusted R-squared 0.011828 S.D dependent var 0.011084 S.E of regression 0.011018 Akaike info criterion -6.176474 Sum squared resid 0.173476 Schwarz criterion -6.165441

Durbin-Watson stat 1.998410 Prob(F-statistic) 0.000075 Kiểm định tính dừng chuỗi phần dư của mô hình:

*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.

Vậy phần dư của mô hình trên là dừng

Included observations: 1432 after adjusting endpoints

MA backcast: 2 3, Variance backcast: ON

Coefficient Std Error z-Statistic Prob

Adjusted R-squared 0.003523 S.D dependent var 0.011084S.E of regression 0.011064 Akaike info criterion -6.505079Sum squared resid 0.174689 Schwarz criterion -6.486689Log likelihood 4662.636 Durbin-Watson stat 1.998734

Kiểm định hệ số mô hình GARCH(1,1):

Vậy mô hình trên có dạng IGARCH => VaR(k) = * VaR

Dự báo theo phương pháp Risk Metric

Phân tích chuỗi LS_GBP

Series: LS_GBP Sample 2 1435 Observations 1434

Mean 5.24E-05 Median 0.000000 Maximum 0.039469 Minimum -0.065474 Std Dev 0.008059 Skewness -0.483231 Kurtosis 8.334485

Kiểm định tính dừng của chuỗi LS_AUD:

*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.

Vậy chuỗi LS_AUD là chuỗi dừng.

Xem xét lược đồ tương quan của chuỗi LS_GBP:

Autocorrelation Partial Correlation AC PAC Q-Stat Prob | | | | 1 0.043 0.043 2.6947 0.101 | | | | 2 -0.033 -0.035 4.2546 0.119 | | | | 3 -0.024 -0.021 5.1001 0.165 | | | | 4 -0.034 -0.034 6.8046 0.147 | | | | 5 -0.014 -0.012 7.0801 0.215 | | | | 6 0.020 0.018 7.6424 0.265 | | | | 7 -0.002 -0.006 7.6497 0.364 | | | | 8 0.003 0.003 7.6638 0.467

Kiểm định các hệ số của mô hình GARCH(1,1):

Included observations: 1433 after adjusting endpoints

MA backcast: 2, Variance backcast: ON

Coefficient Std Error z-Statistic Prob

Dự báo giá trị trung bình và phương sai của các chuỗi lợi suất ngày tiếp theo:

Phương pháp dự báo: dự báo tĩnh - sử dụng phần mềm eviews, dựa trên kết quả các mô hình phân tích chuỗi lợi suất của 4 đồng tiền USD, EUR, AUD và GBP

LS_USD LS_EUR LS_AUD LS_GBP

Trung bình Độ lệch chuẩn

Trung bình Độ lệch chuẩn

Trung bình Độ lệch chuẩn

Trung bình Độ lệch chuẩn

Giá trị danh mục ngoại tệ của ngân hàng ngày tiếp theo: Đồng tiền

Số lượng nguyên tệ nắm giữ

Giá thị trường ngày 01/10/2013 - dự báo

Giá trị thị trường của danh mục - dự báo - quy VNĐ

Giá trị chịu rủi ro của từng ngoại tệ : Đồng tiền Giá trị thị trường của danh mục - Mvi Độ lệch chuẩn Sei

Giá trị rủi roSdi = Mvi x Sei

Ma trận hệ số tương quan của các chuỗi lợi suất:

Ma trận C LS_USD LS_EUR LS_AUD LS_GBP

Giá trị chịu rủi ro của danh mục:

46 Ước lượng giá trị chịu rủi ro của danh mục - độ tin cậy (1-α):): Độ tin cậy VaR

Kiểm định lại mô hình dự báo - Back Test: Đồng tiền Số lượng nguyên tệ nắm giữ

Giá thị trường ngày 01/10/2013 - thực tế

Giá thị trường ngày 05/10/2013 - thực tế

Giá thị trường ngày 31/10/2013 - thực tế

0 Lãi/lỗ phát sinh do nắm giữ danh mục

Ứng dụng kết quả mô hình VaR trong công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại PG Bank

- Xác định giá trị tổn thất tối đa có thể gặp phải trong việc nắm giữ danh mục kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng

Theo kết quả tính toán từ phương pháp VaR thì giá trị tổn thất lớn nhất 1 ngày có thể gặp phải từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của PG Bank là 929 triệu Như vậy, với độ tin cậy 95%, việc nắm giữ danh mục ngoại tệ hiện tại có độ rủi ro tiềm ẩn không quá 929 triệu trong ngày tiếp theo và không quá 2 tỷ trong vòng 1 tuần làm việc.

- Đưa ra giới hạn dừng lỗ/lãi khi giá trị VaR vượt các hạn mức về rủi ro thị trường được Hội đồng ALCO duyệt cho từng thời kỳ

Trong bản nghị quyết được Hội đồng ALCO thông qua về kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2013, giá trị VaR cho danh mục ngoại tệ là 1,5 tỷ/ngày Như vậy, với diễn biến thị trường và giá trị danh mục ngoại tệ hiện tại, Phòng Cân đối và Kinh doanh Ngoại tệ chưa phải đóng bớt trạng thái mở ngoại tệ của Ngân hàng.

- Xác định mức vốn dự phòng cần trích lập cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng trong kỳ tiếp theo

Ngân hàng cần trích lập mức vốn dự phòng cho danh mục đầu tư ngoại tệ tại thời điểm ngày 30/09/2013 là 1,3 tỷ đồng (ứng với giá trị VaR/ngày với độ tin cậy99%) theo như điều lệ quy định trong nghị quyết ALCO.

Ngày đăng: 17/11/2023, 10:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. 1. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của 1 số NHTMCP Việt Nam - Quản trị rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng tmcp việt nam từ thực tiễn tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex
Bảng 1. 1. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của 1 số NHTMCP Việt Nam (Trang 7)
Bảng 1.1. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối  của một  số NHTMCP Việt Nam - Quản trị rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng tmcp việt nam từ thực tiễn tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex
Bảng 1.1. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của một số NHTMCP Việt Nam (Trang 25)
Hình 2.2. Diễn biến tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá của NHTM theo ngày, 2007 – 2009 - Quản trị rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng tmcp việt nam từ thực tiễn tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex
Hình 2.2. Diễn biến tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá của NHTM theo ngày, 2007 – 2009 (Trang 43)
Hình 2.1. Diễn biến tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá của NHTM theo ngày, 2007 - 2009 - Quản trị rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng tmcp việt nam từ thực tiễn tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex
Hình 2.1. Diễn biến tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá của NHTM theo ngày, 2007 - 2009 (Trang 43)
Hình 2.3: Diễn biến tỷ giá USD/VND, giai đoạn 2010-nay - Quản trị rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng tmcp việt nam từ thực tiễn tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex
Hình 2.3 Diễn biến tỷ giá USD/VND, giai đoạn 2010-nay (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w