1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030

112 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 341,88 KB

Cấu trúc

  • 1.1/ Tính cấp thiết của đề tài (7)
  • 1.2/ Mục tiêu của nghiên cứu (8)
    • 1.2.1/ Mục tiêu chung (8)
    • 1.2.2/ Mục tiêu cụ thể (8)
  • 1.3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
  • 1.4/ Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 1.5/ Tổng quan tình hình nghiên cứu (9)
  • 1.6/ Đóng góp của đề tài (10)
  • 1.7/ Kết cấu của luận văn (10)
  • CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÂY CÂY CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIỆP (7)
    • 2.1/ Khái niệm cây công nghiệp và đầu tư phát triển cây công nghiệp (11)
      • 2.1.1/ Khái quát về cây công nghiệp (11)
      • 2.1.2/ Khái niệm đầu tư phát triển cây công nghiệp (11)
    • 2.2/ Nội dung đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương (11)
      • 2.2.1/ Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu (12)
      • 2.2.2/ Đầu tư cho công nghiệp chế biến (13)
      • 2.2.3/ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực (14)
      • 2.2.4/ Đầu tư phát triển khoa học công nghệ (16)
    • 2.3/ Đặc điểm đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương (17)
      • 2.3.1/ Đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện tự nhiên (17)
      • 2.3.2/ Đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư, lao động lớn (18)
      • 2.3.3/ Đầu tư phát triển cây công nghiệp nói chung có độ rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn nhiều so với các ngành , lĩnh vực khác (19)
    • 2.4/ Nguồn vốn đầu tư phát triển cây công nghiệp (19)
      • 2.4.1/ Nguồn vốn trong nước (20)
      • 2.4.2/ Nguồn vốn nước ngoài (22)
      • 2.5.1/ Điều kiện tự nhiên (23)
      • 2.5.2/ Tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư của địa phương (23)
      • 2.5.3/ Nguồn nhân lực (24)
      • 2.5.4/ Các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển cây công nghiệp của địa phương (24)
      • 2.5.5/ Thị trường đầu ra (24)
      • 2.5.6/ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển (25)
      • 2.5.7/ Các nhân tố khác (26)
    • 2.6/ Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cây công nghiệp (26)
      • 2.6.1/ Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triển cây công nghiệp (26)
      • 2.3.2/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cây công nghiệp (26)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2012 TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2012 (7)
    • 3.1/ Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (32)
      • 3.1.1/ Điều kiện tự nhiên (32)
      • 3.1.2/ Tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2012 (34)
      • 3.1.3/ Nguồn nhân lực (37)
      • 3.1.4/ Các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển (39)
      • 3.1.5/ Thị trường đầu ra của hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp (41)
      • 3.1.6/ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (42)
    • 3.2/ Tình hình đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (2000 – 2012) (46)
      • 3.2.1/ Tình hình đầu tư phát triển vùng nguyên liệu (46)
      • 3.2.2/ Tình hình đầu tư cho công nghiệp chế biến (49)
      • 3.2.4/ Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực (52)
      • 3.2.5/ Tình hình đầu tư phát triển khoa học công nghệ (55)
      • 3.2.6/ Nguồn vốn đầu tư phát triển cây công nghiệp (58)
    • 3.3/ Kết quả, hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) (64)
      • 3.3.1/ Kết quả hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (2000- 2012) (64)
      • 3.3.2/ Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) (72)
      • 3.4.1/ Những hạn chế (74)
      • 3.4.2/ Nguyên nhân (78)
  • CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA CÂY CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2013 – 2030.............2GIAI ĐOẠN 2013 – 2030 4.1/ Quan điểm, quy hoạch phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn (11)
    • 4.1.1/ Quan điểm phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2030 (81)
    • 4.1.2/ Quy hoạch phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 (82)
    • 4.2/ Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (96)
      • 4.2.1/ Giải pháp về vốn đầu tư (96)
      • 4.2.2/ Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cây công nghiệp (100)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là một tỉnh đông dân, có địa hình phức tạp, gồm nhiều huyện vùng cao Dân số năm

2012 là 3.426,5 nghìn người, trong đó dân số khu vực nông thôn chiếm 88,5%; tổng diện tích tự nhiên 1.113.194 ha Bước vào công cuộc đổi mới, Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn cả về địa hình, khí hậu cũng như xuất phát điểm Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, tăng trưởng kinh tế bình quân của cả tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2000 - 2012 ở mức 10,2%/năm.

Thanh Hóa có diện tích đất đai rộng lớn và dân số đông, thêm vào đó điều kiện khí hậu và đất đai Thanh Hóa phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp, đây là những điều kiện vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển cây công nghiệp. Tỉnh Thanh Hóa cũng như Trung ương cũng cùng chung nhận định đây là hình thức sản xuất mang lại giá trị cao, phù hợp với các điều kiện tự nhiên cũng như xã hội của tỉnh Thanh Hóa, là giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế toàn tỉnh Từ đó tỉnh đã hoạch định một số chính sách nhằm tận dụng ưu thế của mình, tạo động lực phát triển kinh tế chung toàn tỉnh.

Tuy nhiên, đáng tiếc là kết quả đạt được trong đầu tư phát triển cây công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa còn chưa tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh của mình Kết quả đạt được ở mức khá nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần khắc phục: vốn đầu tư ít, hiệu quả và chất lượng chưa cao, kĩ thuật lạc hậu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nguồn nhân lực đông đảo nhưng chất lượng chưa đảm bảo, đồng thời với đó là những hạn chế thiếu sót trong chính sách, những sai lầm trong kĩ thuật đã dẫn tới việc khai thác tiềm năng vốn có một cách hạn chế, lãng phí rất nhiều tiền của.

Từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2030” Mục đích của tác giả nhằm đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2000 – 2012, tìm hiểu và phân tích những hạn chế, bất cập đã và đang diễn ra, từ đó xin được đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết điểm vẫn còn tồn tại.

Mục tiêu của nghiên cứu

Mục tiêu chung

Thông qua việc làm rõ cơ sở lý luận hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương và nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư này tại tỉnh Thanh Hóa, tìm ra những mặt thành công và hạn chế cùng với nguyên nhân của những hạn chế đó Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cây công nghiệp của tỉnh và định hướng cho những năm tiếp theo.

Mục tiêu cụ thể

* Thứ nhất: Đề tài nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương.

* Thứ hai: Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển cây công nghiệp tại Thanh Hóa.

* Thứ ba: Từ thực trạng đầu tư phát triển cây công nghiệp đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện chủ yếu dựa trên việc thu thập, tổng hợp các số liệu từ Sở Nông nghiệp, Sở Kế hoạch đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và tài liệu về cơ sở lý thuyết từ các sách báo, giáo trình và internet

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để thực hiện phân tích là phương pháp thống kê toán, thống kê kinh tế, tổng hợp số liệu, so sánh đối chiếu và phân tích dữ liệu Các phương pháp này được sử dụng kết hợp hoặc riêng rẽ trong quá trình nghiên cứu.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Theo tìm hiểu của chính tác giả, cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào về hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp tại Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng Chính vì đây là một đề tài tương đối mới mẻ nên các nghiên cứu, đánh giá về ngành này khá sơ sài và lẻ tẻ, gây nhiều khó khăn cho tác giả trong quá trình thu thập số liệu cũng như một số vấn đề về cơ sở lý luận Tuy nhiên có một số đề tài nghiên cứu về đầu tư phát triển ở một số ngành như ngành chè, mía đường ở Việt Nam; cùng với một số đề tài về đầu tư phát triển công nghiệp, thủy lợi tại tỉnh Thanh Hóa Những công trình này ở một khía cạnh nào đó đã cho tác giả những kế thừa đáng giá về kinh nghiệm, phương pháp luận, phương pháp đánh giá cũng như cơ sở lý luận để từ đó hoàn thành đề tài đang nghiên cứu Xin nêu ra 2 đề tài tiêu biểu: Đề tài " Đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Nguyễn Thị Thu Hà, luận văn tốt nghiệp 2004" : Tác giả đã đi sâu tìm hiểu những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển trong ngành chè, đặc biệt là nội dung đầu tư phát triển ngành chè rất đầy đủ và chi tiết Trên cơ sở đó, tác giả Thu Hà đã tìm hiểu, phân tích rất tốt thực trạng hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam, phác họa cho người đọc những thành quả đạt được cùng với một số vấn đề tồn tại Nguồn số liệu và dữ liệu của luận văn được cung cấp vô cùng chi tiết, ở nhiều khía cạnh cho thấy sự đầu tư thời gian và tâm trí của tác giả Cuối cùng, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam Tuy nhiên, đề tài có nhược điểm là phần kết quả đầu tư phát triển làm chưa thực sự công phu, chỉ mới đề cập đến kết quả đầu tư khâu chế biến chè khô, trong khi đó còn kết quả của khá nhiều mặt trong hoạt động đầu tư phát triển ngành chè lại chưa được đề cập đến Kết cấu của luận văn rất cân đối và đầy đủ, nhưng ở điểm này lại mất cân đối nghiêm trọng. Đề tài " Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 -

2010, Trần Tuấn Việt, luận văn thạc sỹ 2007" : Tác giả đã tập trung làm rõ các lý luận chung và đặc điểm hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp của một tỉnh, ngoài ra còn bổ sung kinh nghiệm đầu tư phát triển công nghiệp của một số tỉnh khác Từ cơ sở đó, tác giả Trần Tuấn Việt đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa về nhiều mặt: quy mô, cơ cấu vốn đầu tư; đầu tư phát triển khu công nghiệp, đầu tư phát triển khoa học công nghệ Qua những thống kê và phân tích của mình, tác giả chỉ ra những mặt thành công cũng như vấn đề còn tồn tại của hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa Cuối cùng tác giả Tuấn Việt đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh hoạt động đầu tư này tại Thanh Hóa Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích đủ các nguyên nhân của những hạn chế đã nêu ra, các nhận định phần này mang tính chung chung, chưa đủ sức thuyết phục Kéo theo đó là phần giải pháp không thực sự ăn khớp với phần hạn chế và nguyên nhân, gây ra sự rời rạc trong luận văn.

Đóng góp của đề tài

* Thứ nhất, đề tài hệ thống hoá được lý luận về đầu tư phát triển cây công nghiệp.

* Thứ hai: Đề tài phân tích thực trạng đầu tư phát triển cây công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa Từ đó rút ra nguyên nhân tại sao hoạt động đầu tư chưa thực sự đạt hiệu quả trong thời gian qua.

* Thứ ba: Xác định phương hướng, triển vọng, giải pháp quản lý đối với vấn đề đầu tư phát triển cây công nghiệp tại Thanh Hóa.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÂY CÂY CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

Khái niệm cây công nghiệp và đầu tư phát triển cây công nghiệp

2.1.1/ Khái quát về cây công nghiệp

Cây công nghiệp là những cây trồng nông nghiệp mà sản phẩm của nó thông qua quá trình chế biến mới phát huy giá trị sử dụng của nó.

Cây công nghiệp là loại cây trồng cho sản phẩm chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

 Dựa vào giá trị sử dụng chia cây công nghiệp thành các nhóm cây sau:

+ Nhóm cây lấy dầu và làm thực phẩm: Cây lạc, đậu tương, vừng + Nhóm cây lấy đường: Cây mía

+ Nhóm cây lấy sợi: Cây bông, cây cói, cây đay + Nhóm cây có chất kích thích: Cây chè, cà phê, thuốc lá + Nhóm cây lấy nhựa: Cây cao su

 Dựa vào thời gian sinh trưởng chia cây công nghiệp thành 2 nhóm:

+ Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Lạc, đậu tương, mía, bông, đay,

+ Nhóm cây công nghiệp dài ngày: Cà phê, chè, cao su,…

2.1.2/ Khái niệm đầu tư phát triển cây công nghiệp Đầu tư phát triển cây công nghiệp là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động sản xuất, chế biến cây công nghiệp nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị ) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng ), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.

Nội dung đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương

Đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương bao gồm 2 lĩnh vực là đầu tư vùng nguyên liệu và đầu tư cho công nghiệp chế biến Hai lĩnh vực này có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và có tác động lẫn nhau Tuy nhiên hoạt động đầu tư phát triển này còn được mở rộng ở rất nhiều mặt khác như đầu tư cho công tác phát triển khoa học công nghệ, cho phát triển nguồn nhân lực, Tất cả những nội dung đó góp phần tạo nên bức tranh toàn cảnh của hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp trên địa phương đó.

Nhìn chung, tất cả các hình thức đầu tư này cần phải được tiến hành đồng bộ và có kế hoạch triển khai trên diện rộng nhằm mục đích tận dụng những lợi thế sẵn có tại các vùng trồng cây công nghiệp, tiếp nhận sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước và các cấp lãnh đạo địa phương để công cuộc đầu tư phát triển cây công nghiệp thực sự mang lại hiệu quả cao nhất.

2.2.1/ Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây công nghiệp nói riêng, diện tích và chất lượng vùng nguyên liệu là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định cho chất lượng thành phẩm sau này Để vùng nguyên liệu đạt được điều kiệt tối ưu, địa phương đó cần phải đầu tư vào nhiều khâu: đầu tư cho trồng mới, chăm sóc, thu hoạch; đầu tư thâm canh và cải tạo.

2.2.1.1/ Đầu tư cho công tác trồng mới Đối với việc đầu tư trồng mới thì bước quan trọng trước tiên là địa phương đó cần phải lựa chọn được những vùng đất thích hợp, nằm trong quy hoạch đầu tư, có các điều kiện thiên nhiên ưu đãi Hơn nữa, việc lưạ chọn vùng nguyên liệu còn tạo điều kiện cho cơ hội hợp tác - liên kết trong sản xuất, phát triển thành vùng chuyên canh hàng hoá lớn Mô hình này nhằm tập trung những vùng cùng điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng, nhằm khai thác những diện tích tuy độ phì của đất không cao, nhưng có thể áp dụng những kỹ thuật tiến bộ, và đầu tư hợp lý vẫn cho hiệu quả canh tác cao Đồng thời tạo sự liên kết sản xuất của các hộ dân trồng cây công nghiệp thành những vùng sản xuất liên hoàn, để công tác cung ứng vốn, vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị tiến hành thuận lợi.

Do đặc điểm của cây công nghiệp lâu năm là có chu kỳ sinh trưởng dài, lâu thu hoạch nên khó có thể thay thế ngay giống cây đã đầu tư nếu thấy nó không phù hợp Để hạn chế đặc điểm này, cần chú trọng ngay từ đầu vào công tác đầu tư giống, làm đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ,quan tâm đúng mức tới khâu làm đất, diệt trừ cỏ dại Hiện ở một số địa phương, có rất nhiều hộ dân, trang trại trồng cây cao su khi bắt đầu trồng cây đã chọn nhầm giống cây kém chất lượng, sau quá trình chăm sóc lâu năm, đến khi thu hoạch thì cây lại cho năng suất rất thấp, không đủ trang trải chi phí, cuối cùng phải chặt bỏ toàn bộ để trồng loại cây khác Bởi vậy địa phương cần xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm, luôn cập nhật các vấn đề khoa học để tư vấn cho các hộ, các trang trại những giống cây phù hợp với mỗi địa bàn, khí hậu Có như vậy, cây trồng mới phát triển tốt, cho sản phẩm có năng suất cao trong tương lai.

Ngoài ra, một điểm cần được lưu ý là việc trồng mới nên theo quy hoạch, định hướng của địa phương Khi các hộ dân thấy giá một loại cây tăng vọt thì thông thường tâm lý thường đổ xô đi trồng loại cây đó, chặt cây đang trồng Việc trồng cây theo phong trào này thường dẫn đến việc mua phải giống kém chất lượng, trồng cây mà không hiểu rõ về kỹ thuật, chăm sóc, thổ nhưỡng tất yếu dẫn đến thất bại và thua lỗ. Đây là giai đoạn vốn đầu tư bỏ ra là lớn nhất, nhưng lại chưa có thu hoạch. 2.2.1.2/ Đầu tư cho công tác chăm sóc, thu hoạch

Giai đoạn đầu tư cho chăm sóc, thu hoạch là giai đoạn bắt đầu cho sản phẩm. Trong giai đoạn này, vốn đầu tư bỏ ra ít hơn giai đoạn trước và tập trung vào các công đoạn: bón phân, phun thuốc trừ sâu, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ.Giai đoạn này đòi hỏi không chỉ lượng vốn đầu tư phải cung ứng kịp thời đầy đủ, mà quy trình canh tác cũng như thu hoạch cũng phải được đảm bảo đúng kỹ thuật nhằm thu được sản lượng cao nhất với chất lượng tiêu chuẩn.

2.2.2/ Đầu tư cho công nghiệp chế biến

Công nghệ chế biến càng phải được địa phương đầu tư thích đáng để tương đồng với sự phát triển của sản xuất cây công nghiệp Các thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp chế biến phải được đổi mới với công nghệ hiện đại chế biến ra nhiều loại sản phẩm, nhiều mặt hàng mới đạt tiêu chuẩn; chất lượng bao bì và kỹ thuật đóng gói phải đạt tiêu chuẩn bảo quản, hợp thị hiếu người tiêu dùng với giá cả hợp lý để cạnh tranh trên thị trường Do dó, hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến đòi hỏi giải quyết các vấn đề sau:

2.2.2.1/ Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến cây công nghiệp Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến cây công nghiệp phải nằm trong quy hoạch đầu tư nông nghiệp của địa phương đó và gắn với vùng cung cấp nguyên liệu, để khép kín chu trình nguyên liệu - chế biến, và có tác dụng qua lại với nhau, thực hiện chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung Việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cây công nghiệp phải có quy mô phù hợp với sản lượng vùng nguyên liệu Nếu quy mô nhà máy quá lớn sẽ gây ra lãng phí về việc sử dụng công suất thiết bị; tốn nhiều chi phí gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản thiết bị và khiến cho giá thành sản phẩm tăng cao Nếu quy mô nhà máy quá nhỏ, công nghệ lạc hậu, thì sẽ gây ra sự lãng phí nguyên liệu và hiệu quả kinh doanh sẽ thấp Đồng thời, hệ thống kho tàng, bến bãi, hệ thống giao thông cũng phải được đầu tư đồng bộ, để vận chuyển nguyên liệu cho nhà máy được thuận lợi Phải làm sao cho khoảng cách giữa vùng nguyên liệu đến nhà máy là nhỏ nhất Điều đó giúp ích rất nhiều cho việc tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm.

2.2.2.2/ Đầu tư mua sắm nâng cấp các thiết bị công nghệ mới

Các thiết bị của nhà máy cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất ra các thành phẩm Đầu tư vào vùng nguyên liệu, vào đường sá, kho tàng tốt như thế nào nhưng nếu dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị chế biến lạc hậu, tốn nhiều nhiên liệu thì sẽ gây ra nhiều hao tổn, giảm số lượng và chất lượng thành phẩm, đẩy giá thành sản phẩm lên cao.

Việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị đòi hỏi phải đầu tư cả vào phần mềm, đó là các bí quyết công nghệ, các công trình vận hành sản xuất, hướng dẫn sử dụng, đào tạo trình độ công nhân và quản lý, phụ tùng thay thế Việc đầu tư phải đồng bộ và phù hợp với hiện trạng sẵn có của nhà máy, với sản lượng vùng nguyên liệu, với trình độ lành nghề của công nhân vân hành, và với thị trường tiêu thụ.

Việc đầu tư này cần thông qua các nhà tư vấn có chuyên môn, kinh nghiệm để có được những dây chuyền công nghệ tương thích với thực tiễn, để có những sản phẩm giá cả hợp lý, chất lượng tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường.

2.2.3/ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Đây là một hoạt động đầu tư phát triển cần thiết cho sự phát triển của ngành sản xuất cây công nghiệp, bởi lẽ nếu không có một đội ngũ cán bộ và lao động thích hợp với trình độ tương ứng thì công cuộc đầu tư phát triển cây công nghiệp trên một qui mô lớn là không thể thực hiện được Một nguồn nhân lực yếu kém thì dù nhiều đến mấy cũng chỉ làm lãng phí tiền của, tài nguyên, công sức của toàn xã hội. Ngược lại, nếu là một nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ thì hoàn toàn có thể tận dụng triệt để những thế mạnh, đặc điểm kinh tế, xã hội, địa lý, thổ nhưỡng… của địa phương, giúp đẩy mạnh kinh tế cả một vùng, một tỉnh.

Vùng nguyên liệu cũng như các nhà máy sản xuất, chế biến cây công nghiệp chủ yếu nằm ở vùng trung du, miền núi Đây lại là địa bàn còn lạc hậu (hạ tầng cơ sở chưa phát triển, trình độ dân trí chưa cao…), nhưng lại có nhiều tiềm năng chưa được khai phá để làm giàu cho đất nước Do đó, cần thiết phải đầu tư phát triển vào vùng này để phát triển kinh tế, tiến kịp miền xuôi Để khai thác vùng cây công nghiệp nào đó, ngoài việc đầu tư tiền vốn, vật tư, công sức ra còn phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực - mà cụ thể là việc đào tạo những con người thực hiện chiến lược này, là một việc hết sức quan trọng và cực kỳ cấp bách. Đội ngũ nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh cây công nghiệp rất đông đảo, bao gồm lực lượng lao động tại các hộ gia đình, đội ngũ công nhân tại các nông trường và trang trại, công nhân trong các nhà máy chế biến; đội ngũ chuyên viên kỹ thuật, quản lý, kinh tế, văn phòng; đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật; công tác quản lý cấp cơ sở và trung ương Vì thế, trọng tâm hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực sản xuất cây công nghiệp tuỳ thuộc vào từng loại đối tượng và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương đó mà có các giải pháp đào tạo cho thật phù hợp để mang lại hiệu quả cao.

Với mục tiêu chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường,lấy hiệu quả làm trọng tâm và định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đòi hỏi đội ngũ nhân lực trong ngành sản xuất cây công nghiệp của địa phương đó phải nâng cao trình độ, từ người lao động đến các cán bộ quản lý, lãnh đạo, thông qua việc đào tạo lại và đào tạo theo yêu cầu quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương, của Nhà nước Hình thức đào tạo phù hợp là hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nhà máy, các trung tâm đào tạo trong và ngoài ngành, mở các lớp giảng dạy chuyên ngành, các lớp chuyên đề có liên quan.Chương trình đào tạo phải thực tiễn và đa dạng hoá Đồng thời, phải tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đội ngũ cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật có năng lực tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành bằng những cơ chế thích hợp; thu hút lực lượng nhân lực của ngành cùng hoạt động thông qua các trung tâm nghiên cứu, các tổ chức khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm…

2.2.4/ Đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Đặc điểm đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương

Đầu tư phát triển trong nông nghiệp nói chung và ngành cây công nghiệp nói riêng tại một địa phương mang những đặc điểm riêng so với các hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất vật chất khác Nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động trực tiếp và gián tiếp của điều kiện tự nhiên đối với bản thân các yếu tố đầu tư.

2.3.1/ Đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện tự nhiên

Khác với các lĩnh vực đầu tư khác, đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương được thực hiện trên một địa bàn rộng Điều này làm tăng tính phức tạp trong vấn đề quản lý và điều hành các công việc để hoạt động đầu tư có kết quả.

Ngoài ra đầu tư phát triển cây công nghiệp còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên tại địa phương đó Đặc trưng này là do đặc điểm chung của ngành nông nghiệp chi phối

Khi đầu tư vào lĩnh vực cây công nghiệp, do đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nên chúng ta phải nghiên cứu rất kĩ về các điều kiện của đất, chất lượng và đặc điểm của đất và đặc điểm về địa hình của địa phương Bởi vì đất tốt hay xấu ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình thực hiện đầu tư và các thành quả thu được Nếu đất tốt thì cây trồng phát triển thuận lợi và ngược lại Nghiên cứu về đất còn cho chúng ta biết nên trồng loại cây nào là phù hợp để từ đó có kế hoạch sản xuất

2.3.1.2/ Địa hình Địa hình của địa phương đó cũng có ảnh hưởng tới đầu tư, nếu địa hình bằng phẳng thì có thể đầu tư nhiều loại cây trồng, đỡ tốn công san lấp Cũng do địa hình bằng phẳng mà giao thông cũng được thuận lợi, việc vận chuyển sản phẩm trong địa bàn sản xuất hay vận chuyển tới nhà máy chế biến đều thuận lợi, tiết kiệm rất nhiều chi phí Khi đầu tư cần nghiên cứu kỹ điều kiện của địa hình của địa phương và đặc tính của từng loại cây để có những chính sách đầu tư phù hợp nhất.

Khí hậu của địa phương có ảnh hưởng mạnh mẽ tới kết quả và hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển cây công nghiệp, do đó khi tiến hành đầu tư phải nghiên cứu kỹ các điều kiện về khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa của địa phương đó Ví dụ khi tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi thì thường tiến hành vào mùa nước cạn, bởi khi nước lên thì việc xây dựng rất khó và cực kì tốn kém Hoặc khi ta đầu tư một loại cây công nghiệp nào đó, chẳng hạn như cây cao su, ta không thể trồng vào mùa đông lạnh, bởi cây cao su là loại cây không thích hợp với điều kiện giá rét, nếu cố đầu tư chỉ dẫn đến thiệt hại Do vậy mà khi đầu tư vào nông nghiệp nói chung các nhà đầu tư phải nghiên cứu rất kỹ đặc điểm tự nhiên của từng vùng để việc đầu tư có hiệu quả hoặc có những biện pháp phòng tránh ảnh hưởng xấu của tự nhiên hữu hiệu.

2.3.2/ Đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư, lao động lớn

Cụ thể, khi ta tiến hành đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (như hệ thống thuỷ lợi) hay khoa học công nghệ thì lượng vốn đầu tư khá lớn Ví dụ như để phát hiện ra một loại giống cây công nghiệp mới có sản lượng và chất lượng tốt thì lượng vốn bỏ ra và số nhà khoa học cần cho hoạt động nghiên cứu không thua kém với việc tạo ra một sản phẩm công nghiệp mới Hoặc chi phí để xây một hệ thống thuỷ lợi cũng không kém với việc xây dựng một nhà máy hay một khách sạn du lịch Vì vậy mà khi tiến hành đầu tư đỏi hỏi các nhà đầu tư phải có những chính sách, những biện pháp huy động đủ vốn và kịp tiến độ Ngoài ra còn phải căn cứ vào điều kiện tài chính của địa phương và dân cư trong vùng trước khi ra quyết định đầu tư.

Lao động cần sử dụng để quản lý, chăm sóc, thu hoạch, ở các trang trại, các nhà máy là rất lớn, đặc biệt là trong điều kiện nước ta chưa cơ giới hóa mạnh mẽ trong nông nghiệp Ở các nước phát triển thì tỷ trọng của lao động sẽ dần bị thay thế bởi tỷ trọng của vốn đầu tư.

2.3.3/ Đầu tư phát triển cây công nghiệp nói chung có độ rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn nhiều so với các ngành , lĩnh vực khác Đầu tư cho cây công nghiệp có độ rủi ro cao, đây là vấn đề thiệt thòi chung cho cả ngành nông nghiệp Sở dĩ rủi ro cao vì đầu tư cho cây công nghiệp một mặt chịu những rủi ro chung của các công cuộc đầu tư, mặt khác, nó còn chịu ảnh hưởng mạnh của những biến đổi tự nhiên xấu hoặc bão, lũ, Ngoài ra việc kiểm soát và hạn chế những loại rủi ro này là rất khó, đôi khi không thể ngăn chặn nổi. Để hoạt động đầu tư có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra, cần thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro gồm:

 Nhận diện rủi ro đầu tư.

 Đánh giá mức độ rủi ro.

 Xây dựng các biện pháp phòng, chống rủi ro.

Một thiệt thòi lớn của đầu tư phát triển cây công nghiệp là tỷ suất lợi nhuận của hoạt động đầu tư trong nông nghiệp rất thấp thường chỉ vài phần trăm một năm trong khi các ngành khác đạt hơn 10% , do nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao Khi đầu tư, thời gian thu hồi vốn cũng rất lâu.

Nguồn vốn đầu tư phát triển cây công nghiệp

Nguồn vốn đầu tư phát triển là thuật ngữ để chỉ các nguồn tích lũy, tập trung và phân phối cho đầu tư Về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội.

Nguồn vốn đầu tư phát triển cây công nghiệp bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.

2.4.1/ Nguồn vốn trong nước Đây là nguồn vốn có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, là nguồn vốn đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách liên tục, vững chắc và không phụ thuộc vào nước ngoài Bởi vậy, việc huy động nguồn vốn trong nước là hết sức cần thiết Do đặc thù của mình, nguồn vốn trong nước cho hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp bao gồm: nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn từ khu vực tư nhân.

Nguồn vốn đầu tư nhà nước lại được chia thành nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước Cụ thể từng nguồn vốn như sau: a/ Nguồn vốn Ngân sách nhà nước

Là phần chi hàng năm từ ngân sách Nhà nước cho hoạt động đầu tư, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia vì nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án lớn như dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, các dự án cần sự hỗ trợ của Nhà nước, các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển vùng, ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn Khi tổng thu ngân sách Nhà nước tăng lên thì tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển cũng tăng lên và ngược lại. Đây cũng là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển cây công nghiệp của đất nước Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án phát triển cây công nghiệp tại một số tỉnh, địa phương; hỗ trợ kinh phí trồng mới cho người dân; hỗ trợ các công ty chế biến trong việc mua sắm các loại máy móc, thiết bị và công nghệ…Từ đó Nhà nước có thể quy hoạch, định hướng cho các vùng, ngành cây nào đó phát triển theo quy hoạch đúng đắn. b/ Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển cây công nghiệp. Nguồn vốn này đóng vai trò tích cực trong việc làm giảm sự bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước Với nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển này hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn, tránh tình trạng lãng phí và không có khả nãng thu hồi bởi các hộ gia đình hay doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay Cá nhân, tổ chức vay vốn phải tính toán kĩ lưỡng hiệu quả đầu tư, trồng loại cây gì, phương án kinh doanh như thế nào, sử dụng vốn tiết kiệm hơn Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp

Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô Thông qua nguồn tín dụng đầu tư, Nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của các vùng sản xuất cây công nghiệp theo định hướng chiến lược của mình Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn cả mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Việc phân bổ và sử dụng tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế còn khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội, có tác dụng tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. c/ Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước

Các doanh nghiệp Nhà nước là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, nắm giữ khối lượng lớn vốn đầu tư của Nhà nước và có khả năng thực hiện những dự án mà các doanh nghiệp tư nhân không có khả năng thực hiện Tuy còn nhiều hạn chế nhưng xét khách quan thì khu vực kinh tế nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta Cùng với chủ trương tiếp tục đổi mới, tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này ngày càng gia tăng, lợi nhuận tích lũy liên tục phát triển đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư toàn xã hội Thực tế ở Việt Nam, các doanh nghiệpNhà nước giữ vai trò là đơn vị hàng đầu trong đầu tư phát triển cây công nghiệp.

2.4.1.2/ Nguồn vốn từ khu vực tư nhân

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân đầu tư cho cây công nghiệp bao gồm tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh và của các hợp tác xã. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khu vực tư nhân vẫn đang sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để đầu tư phát triển kinh tế nói chung và đầu tư phát triển cây công nghiệp nói riêng Lý do là hoạt động đầu tư vào cây công nghiệp đòi hỏi quy mô vốn lớn, lại nhiều rủi ro, một phần là do mức độ tích tụ và tập trung của nguồn vốn này còn hạn chế, nhỏ lẻ, nằm rải rác trong dân cư Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do nguồn thu nhập gia tăng hoặc do sự tích lũy truyền thống Với đặc thù của hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp, nguồn vốn này chiếm tỉ trọng vào loại lớn nhất.

2.4.2/ Nguồn vốn nước ngoài Đây là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, do nhu cầu vốn đầu tư lớn mà nguồn vốn trong nước lại hạn chế.

Tuy nhiên, do hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp tiềm ẩn không ít rủi ro, lợi nhuận lại không cao bằng các lĩnh vực khác nên các vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này là khá hạn chế Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này thông thường là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác đó là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi hoạt động đầu tư của mình có hiệu quả.

Nguồn vốn này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển giao khoa học công nghệ, trình độ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo thêm công ăn việc làm Chính vì vậy cần có cách thức huy động và quản lý sử dụng nguồn vốn FDI một cách hiệu quả.

2.5/ Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cây công nghiệp tại một địa phương

2.5.1/ Điều kiện tự nhiên Đối với hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp, nhân tố tác động quan trọng nhất chính là điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý kinh tế là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển nói chung Một địa phương có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, giao thông thuận tiện là một địa phương có nhiều cơ hội trong cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh rất nhiều ngành nghề lẫn hoạt động đầu tư phát triển Ngược lại, một địa phương có vị trí địa lý kinh tế bất lợi, giao thông gặp nhiều khó khăn luôn tạo ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư Việc cố gắng đầu tư vào một địa phương bất lợi như thế tồn tại quá nhiều rủi ro và trở ngại, thậm chí là gây lãng phí vốn, đe dọa đến thành công của công cuộc đầu tư.

Các yếu tố như đất đai, địa hình, khí hậu như đã nói ở phần đặc điểm hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp, cũng là những yếu tố quan trọng quyết định thành bại Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện đầu tư và kết quả thu được Mỗi địa phương thông thường chỉ thích hợp với một số loại cây nào đó, vì vậy khi tiến hành đầu tư, nhà đầu tư phải nghiên cứu kĩ những đặc điểm tự nhiên này, từ đó có phương án cũng như loại cây trồng đem lại hiệu quả.

2.5.2/ Tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư của địa phương

Tăng trưởng kinh tế của địa phương giúp các thành phần kinh tế trong địa phương đó gia tăng thu nhập, từ đó gia tăng lượng tích lũy và đầu tư Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn tác động đến nhiều mặt khác như chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mở rộng thị trường buôn bán và giap lưu với các địa phương khác

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2012 TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2012

Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

3.1.1.1/ Vị trí địa lý kinh tế

Tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam, có tọa độ địa lý từ 19°18 - 20°00 vĩ độ Bắc và 104°22 - 106°04 kinh độ Đông Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 1.113.194 ha, chiếm 3,4% diện tích cả nước.

Tỉnh Thanh Hóa nằm ở cửa ngõ giao lưu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam

Bộ, giữa Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, đồng thời nằm trên các tuyến giao lưu quan trọng của hệ thống đường quốc tế và quốc gia: tuyến đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A, quốc lộ 10, đường 15A, đường

3.1.1.2/ Địa hình và đất đai

Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m, thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng đồng bằng, vùng ven biển và vùng trung trung du miền núi.

Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 195.687ha, chiếm 17,6% diện tích toàn tỉnh Vùng ven biển có diện tích đất tự nhiên là 118.077ha, chiếm 10,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, địa hình tương đối bằng phẳng Vùng trung du, miền núi có tổng diện tích tự nhiên là 799.430ha, chiếm 71,8% diện tích toàn tỉnh, đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cao su, mía đường của tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa có 8 nhóm đất chính, trong đó một số nhóm phù hợp với phát triển cây công nghiệp: Nhóm đất xám với diện tích 717.245 ha chiếm 64,6% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi, trung du Nhóm đất đỏ diện tích 37.826 ha, chiếm 3,4%, phân bố ở độ cao trên 700m Nhóm đất phù sa: diện tích 191.216 ha, chiếm 17,2% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển, thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng Mùa đông lạnh và ít mưa Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23°C- 24°C Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn, độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85% Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6 - 1.762,6 mm Mùa khô lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, ngược lại mùa mưa tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm

Tỉnh thường xuyên chịu nhiều thiên tai, bão lũ trong suốt chiều dài lịch sử. Đánh giá: Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa tương đối thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp: diện tích đất đai rộng lớn, nằm trên tuyến giao lưu quan trọng của hệ thống đường quốc gia và quốc tế Địa hình và khí hậu Thanh Hóa cũng tỏ ra phù hợp với phát triển cây công nghiệp, nhóm đất phù hợp với cây công nghiệp chiếm hơn 85% diện tích.

Tuy nhiên vùng núi phía Tây của tỉnh vốn phù hợp với cây công nghiệp nhưng lại có địa hình phức tạp, giao thông cách trở, kết cấu hạ tầng yếu kém Tỉnh lại thường xuyên hứng chịu nhiều trận bão lớn gây nhiều thiệt hại cho hoạt động trồng cây công nghiệp Ngoài ra, do mùa nắng và mùa mưa kéo dài liên tục, lượng mưa chênh lệch lớn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, tạo điều kiện cho sâu bệnh.

3.1.2/ Tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

3.1.2.1/ Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a/ Tăng trưởng kinh tế

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thanh Hóa (2000-2012) (giá 94) Đơn vị: Tỷ đồng

Nông lâm nghiệp và TS 2.465,9 3.633,0 4.113,0 4.434,0 9,5 2,6 3,9 Công nghiệp và XD 2.703,7 4.535,0 9.533,9 12.418,1 13,5 22 15,1 Dịch vụ 2.531,2 3.739,0 6.683,2 8.325,8 9,5 15,7 12,3

Theo khu vực kinh tế

Quốc doanh 2.087,5 3.321,0 5.239,1 7.376,2 9,7 9,5 18,7 Ngoài quốc doanh 5.247,0 7.826,0 13.539,7 15.306,9 8,3 11,6 6,3 Đầu tư nước ngoài 366,3 763 1.551,3 2.494,8 15,8 15,2 26,8

Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2011, 2012

Trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng toàn tỉnh đạt tới 9,1%/năm.

Từ năm 2006 trở lại đây, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa với tốc độ tăng trưởng bình quân là 11,3%/năm Trong giai đoạn 2011-2012, mặc dù kinh tế cả nước suy thoái, tăng trưởng của tỉnh vẫn đạt 11,3% b/ Về quy mô nền kinh tế

Từ năm 2000 trở lại đây kinh tế của tỉnh Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng khá, song do xuất phát điểm thấp, nên hiện tại quy mô nền kinh tế chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng phát triển của tỉnh, thu nhập dân cư thấp, đời sống dân cư đặc biệt là ở các vùng cao, vùng xa còn nhiều khó khăn

Bảng 3.2: Tình hình thu chi ngân sách trên đ ịa bàn tỉnh Thanh Hóa (2000-2012)

I Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 4.691 6.295 16.071 20.945

1 Thu trên địa bàn Tỷ đồng 1.183 1.647 5.137 6.128

2 Thu trợ cấp từ trung ương Tỷ đồng 3.147 4.236 7.780 9.381

II Tổng chi trên địa bàn Tỷ đồng 4.164 5.741 15.327 18.788

1 Chi đầu tư phát triển Tỷ đồng 781 1.042 3.684 4.123

2 Chi thường xuyên Tỷ đồng 1.865 2.555 8.006 13.619

Nguồn: Số liệu thống kê 2011, 2012; Sở Tài Chính tỉnh Thanh Hóa. c Cơ cấu và chuyển dịch kinh tế

Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa (2000-2012)

GDP - giá thực tế (tỷ đồng) 8.624 18.745 51.769,8 72.471,2

1 Cơ cấu GDP theo ngành (%) 100 100 100 100

Ngành nông lâm thủy sản 32 30,5 20,2 17,6

Ngành Công nghiệp, xây dựng 35,1 38,1 46,9 49,3

Ngành Dịch vụ - thương mại 32,9 31,4 32,9 33,1

2 Cơ cấu theo khu vực kinh tế (%) 100 100 100 100

Ngoài nhà nước 68,1 65,7 66,6 60,8 Đầu tư nước ngoài 4,8 6,4 7,6 9,9

Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2011, 2012

Cùng với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của Thanh Hóa cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ thương mại trong tổng GDP ngày càng tăng Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch theo hướng khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nâng cao hiệu quả và gắn với nhu cầu thị trường.

 Cơ cấu thành phần kinh tế:

Với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và chuyển đổi mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch phù hợp dần với cơ chế thị trường Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước được phát triển, chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp và các ngành dịch vụ.

- Cơ cấu thành thị và nông thôn: Hiện nay 53,5% số lao động của Thanh

Hóa làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với gần 90% dân số sống ở khu vực nông thôn Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn cũng ngày càng lớn.

- Cơ cấu vùng: Phát triển kinh tế theo vùng lãnh thổ ngày càng rõ nét, phát huy lợi thế của từng vùng Vùng đồng bằng tập trung các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải Vùng ven biển tập trung phát triển lọc hoá dầu, luyện gang thép, nhiệt điện, thủy sản

Trong khi đó, vùng trung du miền núi được đầu tư kết cấu hạ tầng, điều kiện sản xuất, đời sống nhân dân được cải thiện Các vùng nguyên liệu mía, sắn phát triển ổn định; cây cao su, rừng sản xuất phát triển khá Các cơ sở chế biến tinh bột sắn, cao su, sản xuất ván sàn, dăm gỗ tiếp tục phát triển.

3.1.2.2/ Tình hình đầu tư tại Thanh Hóa (2000-2012)

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng nhanh, tổng vốn đầu tư năm 2012 là 40.634 tỷ đồng trong khi năm 2000 vốn đầu tư chỉ có 2.720 tỷ đồng.

Tình hình đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (2000 – 2012)

3.2.1/ Tình hình đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

3.2.1.1/ Đầu tư cho công tác trồng mới

Tùy đặc tính của từng loại cây công nghiệp, tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn những vùng đất thích hợp về khí hậu và thổ nhưỡng với từng loại cây để hình thành vùng nguyên liệu:

- Cói: tập trung chủ yếu ở huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia.

- Đậu tương: tập trung chủ yếu ở các huyện: Yên Định, Triệu Sơn, Nông Cống.

- Mía: phân bố ở các huyện: Thạch Thành, Ngọc Lặc, Bá Thước, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Thọ Xuân, Triệu Sơn.

- Lạc: phân bố chủ yếu ở các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia.

- Sắn: tập trung ở các huyện: Lang Chánh, Quan Hoá, Bá Thước, Thường Xuân và Như Xuân.

- Chè: tập trung ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân.

- Cà phê: tập trung ở các huyện Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lạc và Thạch Thành.

- Cao su: phân bố ở các huyện: Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh, Triệu Sơn, Nông Cống. Đầu tư cho công tác trồng mới là một khâu rất quan trọng nhằm mở rộng diện tích trồng các loại cây công nghiệp, nâng cao sản lượng đầu ra Hoạt động đầu tư cho công tác trồng mới cây công nghiệp gồm nhiều khâu: chọn giống, làm đất,mua sắm dụng cụ lao động, đầu tư cho phân bón, nhân công…

Bảng 3.7:Vốn đầu tư trồng mới các loại cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Lạc tỷ đồng 48,7 1,8 3,4 Đậu tương tỷ đồng 4,8 10,5 31,3

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa

Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy tổng vốn đầu tư cho công tác trồng mới có sự sụt giảm từ trong giai đoạn 2006-2010, sau đó lại tăng lên đột ngột trong giai đoạn 2011-2012 Giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư trung bình hàng năm là 67,88 tỷ đồng Giai đoạn 2006-2010, vốn đầu tư trung bình hàng năm giảm xuống chỉ đạt 48,14 tỷ đồng Còn giai đoạn 2011-2012, vốn đầu tư trung bình hàng năm lên tới 201,2 tỷ đồng, nghĩa là gấp 3-4 lần so với 2 giai đoạn trước đó, tất nhiên chưa tính đến yếu tố trượt giá.

Trong giai đoạn 2001-2005 ta thấy một số loại cây có vốn đầu tư trồng mới khá cao (đồng nghĩa diện tích trồng mới lớn) như cây mía, lạc, cà phê, cao su. Những cây trồng còn lại có sự gia tăng nhẹ Cây cà phê được trồng ở Thanh Hóa nằm trong Chương trình phát triển 40.000 ha cà phê chè trên toàn quốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đây là thởi điểm cây cà phê bắt đầu được đầu tư trồng trên diện tích lớn Đây cũng là lúc mà trào lưu trồng mía và cao su đang thịnh hành.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006-2010 tình hình đầu tư trồng mới cây công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa đã thay đổi theo chiều hướng tiêu cực Vốn đầu tư trồng mới chủ yếu rót vào cây sắn và cây cao su Vốn đầu tư có sự suy giảm được cho bởi nguyên nhân là do những khó khăn của nền kinh tế trong giai đoạn này, một phần là v́ tư duy đám đông của người dân, thấy cây sắn và cây cao su giá cao nên có nhiều người đã bỏ cây trồng cũ chuyển sang trồng 2 loại cây này Trong đó cây cà phê với những sai lầm trong khâu chọn giống, trồng thử, kỹ thuật và hỗ trợ cho người dân đã khiến cho loại cây này gần như bị xóa sổ.

Giai đoạn 2011-2012 chứng kiến sự khởi sắc khi vốn đầu tư trồng mới tăng lên đáng kể trong đó nổi bật nhất là cây mía và cây cao su khi cả 2 loại cây này có vốn đầu tư trồng mới khoảng 170 tỷ đồng Đây là kết quả việc định hướng của tỉnh Thanh Hóa cho người dân cũng như các công ty trên địa bàn Ngoài ra, tỉnh còn ra Quyết định số 269/2011/QĐ- UBND ngày 21/1/2011 về khuyến khích phát triển cây cao su, theo đó tỉnh sẽ hỗ trợ gia đình, cá nhân trồng mới và chăm sóc cao su 2 năm đầu: 9.000.000 đồng/ha và hỗ trợ tập huấn cho hộ nông dân Kinh phí tỉnh hỗ trợ năm 2011 là: 13 tỷ đồng; năm 2012 đã phân bổ 22 tỷ đồng.

3.2.1.2/ Đầu tư cho công tác chăm sóc, thu hoạch

Giai đoạn chăm sóc và thu hoạch là giai đoạn ảnh hưởng không nhỏ tới số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm đầu ra Giai đoạn này gồm nhiều khâu: bón phân, phun thuốc trừ sâu, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ…

Hiện nay, công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng được đẩy mạnh giúp cho các hộ gia đình cũng như các nông trường, công ty có thêm kiến thức khoa học trong việc chăm sóc và thu hoạch cây công nghiệp.

Bảng 3.8: Vốn đầu tư chăm sóc và thu hoạch cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Lạc tỷ đồng 37,6 71,1 31,3 Đậu tương tỷ đồng 52,0 118,7 48,3

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa

Quan sát bảng trên, chúng ta nhận thấy lượng vốn đầu tư cho chăm sóc và thu hoạch ở giai đoạn 2001-2005 là tương đối ít Lượng vốn này tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2010 Đà gia tăng tiếp tục trong giai đoạn 2011-2012 Xét giai đoạn2001-2005, bình quân mỗi năm đầu tư cho chăm sóc và thu hoạch đạt 80,68 tỷ đồng Giai đoạn 2006-2010, bình quân mỗi năm đầu tư cho chăm sóc và thu hoạch đạt tới 208,9 tỷ đồng Còn giai đoạn 2011-2012, bình quân mỗi năm vốn đầu tư là

254 tỷ đồng Điều này cho thấy hoạt động trồng cây công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa đang dần đi vào chiều sâu theo hướng tăng dần năng suất cây trồng.

Trong giai đoạn 2001-2005, dễ dàng nhận thấy vốn đầu tư chăm sóc và thu hoạch mía chiếm tỉ trọng rất cao, khoảng 38%, bởi vì diện tích cây mía trên địa bàn toàn tỉnh rất lớn Cây cao su có vốn đầu tư cho chăm sóc và thu hoạch lên tới 92 tỷ đồng, tức chiếm khoảng 22,8% trong tổng vốn đầu tư chăm sóc và thu hoạch Lý do đây là thời điểm mà cây cao su đang bắt đầu được trồng rất nhiều, đồng thời chi phí cho việc chăm sóc cây cao su lại khá cao.

Giai đoạn 2006-2010, vốn đầu tư chăm sóc của đại đa số các loại cây đều gia tăng lên rất cao, trong đó tiêu biểu nhất là cây mía và cây cao su Cây cao su giờ đây đã chiếm vị trí đầu tiên với vốn đầu tư chăm sóc và thu hoạch lên tới 426,8 tỷ, tức chiếm khoảng 40,1% trong cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tư chăm sóc và thu hoạch. Trong giai đoạn này cây cao su tiếp tục có sự gia tăng về diện tích trồng, đồng thời một lượng lớn cây cao su vẫn chưa cho thu hoạch của giai đoạn trước đó đã khiến cho vốn đầu tư bị rơi vào đây càng nhiều Trong các loại cây công nghiệp, chỉ có cây cà phê là lượng vốn đầu tư cho chăm sóc và thu hoạch sụt giảm, thậm chí là sụt giảm thê thảm Nguyên nhân của vấn đề này đã nêu ở trên, cuối cùng khiến cho người dân chán nản không bỏ công chăm sóc nữa, thậm chí là chặt bỏ đi để trồng loại cây khác Nhìn chung trong giai đoạn này, người dân đã tỏ ra quan tâm hơn đến việc nâng cao năng suất và chất lượng của cây công nghiệp Điều này sẽ được phản ánh ở những phần sau.

Giai đoạn 2011-2012 tiếp tục chứng kiến đà tăng trưởng vốn đầu tư cho công tác chăm sóc và thu hoạch Các loại cây trồng tiếp tục được đầu tư nhiều vốn hơn giai đoạn trước đó 2 cây mía và cao su vẫn là những thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn này.

3.2.2/ Tình hình đầu tư cho công nghiệp chế biến

Chế biến là khâu trung gian giữa sản xuất nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.Đầu tư công nghệ chế biến góp một phần quan trọng đưa sản phẩm đến với thị trường.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn:

 Nhà máy chế biến tinh bột sắn Như Xuân:

Nhà máy có tổng mức đầu tư 56 tỷ đồng Nhà máy lắp đặt dây chuyền thiết bị tự động hóa của Cộng hòa Liên bang Đức và Thái Lan, có công suất chế biến tối đa 640 tấn sắn tươi/ngày (tương đương 160 tấn sản phẩm tinh bột sắn/ngày).

Hiện nhà máy thu hút 170 lao động thường xuyên và khoảng 4.000 lao động thời vụ (chuyên trồng sắn) trong vùng nguyên liệu Mỗi năm nhà máy thu mua 55.000 tấn sắn tươi, sản xuất từ 16.000 - 18.000 tấn thành phẩm.

 Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA CÂY CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2013 – 2030 2GIAI ĐOẠN 2013 – 2030 4.1/ Quan điểm, quy hoạch phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

Quan điểm phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2030

Quy hoạch tổng thể phát triển lĩnh vực cây công nghiệp được Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII thông qua đã xác định quan điểm phát triển của ngành:

 Tập trung phát triển cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả, bền vững, đáp ứng đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, trong đó xác định mía đường, sắn, cói., đậu tương, lạc, cao su là những cây trồng mà Thanh Hoá có lợi thế để phát triển.

 Phát triển sản xuất cây công nghiệp phải trên cơ sở nhu cầu thị trường, áp dụng khoa học công nghệ để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường sinh thái; để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương.

 Phát triển sản xuất cây công nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung.

 Phát triển sản xuất cây công nghiệp phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, điều chỉnh dân cư, cùng với đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sản xuất với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

 Phát triển sản xuất cây công nghiệp phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội và phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước.

 Hạn chế tối đa mở rộng diện tích trồng lấn sang diện tích đất chuyên lúa nước để bảo vệ diện tích đất lúa Tập trung đẩy mạnh công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng cạnh tranh trên thị trường.

Quy hoạch phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030

4.1.2.1/ Quy hoạch sản xuất cây mía đường

Công suất thiết kế và nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy hiện có (Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn công suất 10.500 tấn/ngày, Việt Đài 6.000 tấn/ngày, Nông Cống 2.000 tấn/ngày, sản lượng thiết kế đạt 160.000 - 180.000 tấn đường/năm) Tổng nhu cầu mía nguyên liệu của 3 nhà máy khoảng 2,2- 2,4 triệu tấn Nhưng đến nay vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy vẫn chưa ổn định, làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trong ngành của nhà máy Vì vậy cần quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu trên cơ sở kế thừa và phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng nguyên liệu hiện có; đồng thời đẩy mạnh thâm canh, áp dụng công nghệ tiến tiến để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng mía nguyên liệu, đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu chế biến của cả 3 nhà máy.

Quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu (mía đứng) đến năm 2015 là 31.420 ha, năm 2020 ổn định diện tích mía đứng ổn định 29.000ha Tiếp tục đầu tư thâm canh tăng năng suất, đến năm 2015 năng suất bình quân đạt 700 tạ/ha, năm

2020 đạt 820 tạ/ha; trữ lượng đường trong mía bình quân năm 2015 đạt 10,8ccs và trên 11ccs vào năm 2020 Sản lượng mía hàng năm ổn định khoảng 2,2-2,4 triệu tấn, đáp ứng đủ nguyên liệu cho 3 nhà máy Định hướng đến năm 2030 diện tích mía nguyên liệu là 29.000 ha, sản lượng đạt 2,6 triệu tấn.

Bảng 4.1: Quy hoạch sản xuất nguyên liệu mía đường đến năm 2030

TT Hạng mục ĐVT Năm

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa

- Quy hoạch đến năm 2015: Diện tích mía đứng được qui hoạch là 16.097 ha, bố trí tại các huyện sau: huyện Ngọc Lặc 4.030 ha, huyện Thường Xuân 1.886 ha, huyện Thọ Xuân 3.537 ha, huyện Triệu Sơn 1.100 ha, huyện Cẩm Thủy 500 ha, huyện Yên Định 429 ha; huyện Bá Thước 2.200ha; Công ty TNHH Thống Nhất 771 ha, Sao Vàng 686 ha, Sông Âm 382 ha, Lam Sơn 576 ha.

+ Diện tích mía áp dụng các biện pháp thâm canh cao đạt 8.400 ha, chiếm

52% tổng diện tích mía vùng nguyên liệu.

+ Năng suất mía bình quân toàn vùng đạt 70 tấn/ha, trong đó diện tích mía thâm canh đạt năng suất trên 100 tấn/ha.

+ Tổng sản lượng mía đạt 1.126.790 tấn.

- Quy hoạch đến năm 2020: Diện tích mía đứng được qui hoạch là 14.700 ha, bố trí tại các huyện như sau: huyện Ngọc Lặc 3859 ha, huyện Thường Xuân 1.714 ha, huyện Thọ Xuân 3.428 ha, huyện Triệu Sơn 1.084 ha; Công ty TNHH Thống Nhất 771 ha, Sao Vàng 686 ha, Sông Âm 382 ha, Lam Sơn 576 ha.

+ Diện tích mía áp dụng các biện pháp thâm canh cao đạt 8.750 ha, chiếm 60% tổng diện tích mía vùng nguyên liệu.

+ Năng suất mía bình quân toàn vùng đạt 82 tấn/ha trở lên, trong đó diện tích mía thâm canh đạt năng suất trên 110 tấn/ha.

+ Tổng sản lượng mía đạt 1.205.400 tấn.

- Quy hoạch đến năm 2030: diện tích mía là 14.700 ha, sản lượng đạt 1.317.931 tấn.

- Quy hoạch sản xuất mía giống: Đất sản xuất mía giống đuợc qui hoạch tại

04 huyện trọng điểm mía và 4 Công ty TNHH, với tổng diện tích đất ổn định qua các năm ở mức 1.200 ha, cụ thể như sau:

+ Bố trí tại các huyện: huyện Thọ Xuân 150 ha, huyện Ngọc Lặc 150 ha, huyện Thường Xuân 150 ha, Triệu Sơn 100 ha.

+ Bố trí tại các Công ty TNHH (nông trường cũ): Sao Vàng 250 ha, Lam Sơn

150 ha, Sông Âm 100 ha, Thống Nhất 150 ha.

 Vùng mía nhà máy đường Việt Đài:

- Quy hoạch đến năm 2015 diện tích mía đứng là 9.200 ha, năm 2020 ổn định là 9.150 ha, bố trí tại các huyện như sau: Thạch Thành năm 2015 là 4.751ha và năm 2020 là 4.700ha, Cẩm Thủy 1.700ha, Hà Trung 665ha, TX Bỉm Sơn 750ha, Yên Định 89ha, Vĩnh Lộc 445ha, Bá Thước 800ha Năm 2030 diện tích mía đứng vẫn là 9.150 ha, sản lượng đạt 820.345 tấn

+ Diện tích mía áp dụng các biện pháp thâm canh cao năm 2015 đạt 2.944ha ha, chiếm 30%; Năm 2020 đạt 3.929ha, chiếm 43% tổng diện tích mía vùng nguyên liệu.

+ Năng suất mía bình quân toàn vùng năm 2015 đạt trên 65 tấn/ha trở lên, trong đó diện tích mía thâm canh đạt năng suất trên 70 tấn/ha; năm 2020 đạt tương ứng là trên 70 tấn/ha và trên 75 tấn/ha Sản lượng mía năm 2015 đạt 628.630 tấn, năm 2020 đạt 706.570 tấn.

- Quy hoạch sản xuất mía giống: Xây dựng một trung tâm giống với diện tích khoảng 8-10 ha tại thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành.

 Vùng mía nhà máy đường Nông Cống:

+ Tổng diện tích mía đứng 6.123 ha, được quy hoạch tại các huyện như sau: Như Xuân: 1.606,3 ha, Như Thanh 3.593,8ha, Nông Cống 777,3ha, Tĩnh Gia 39,4ha, Triệu Sơn (xã Thái Hòa) 20,6ha, Thiệu Hóa (xã Thiệu Thịnh) 85,7ha.

+ Diện tích mía thâm canh chiếm 35% tổng diện tích mía vùng nguyên liệu + Năng suất mía nguyên liệu toàn vùng bình quân đạt 75 tấn/ha trở lên, trong đó năng suất mía thâm canh đạt 100 tấn/ha.

+ Sản lượng mía toàn vùng đạt 440.000 tấn

- Quy hoạch đến năm 2020: Tiếp tục đầu tư thâm canh tăng năng suất, giảm dần diện tích mía ở các vùng xa nhà máy để giảm chi phí, tăng hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh.

+ Tổng diện tích mía đứng 5.150 ha, được quy hoạch tại các huyện như sau: Như Xuân: 1.287ha, Như Thanh 3.088ha, Nông Cống 775ha.

+ Diện tích mía thâm canh chiếm 50% tổng diện tích mía vùng nguyên liệu + Năng suất bình quân toàn vùng đạt trên 90 tấn/ha; trong đó năng suất mía thâm canh đạt 100 tấn/ha trở lên.

+ Sản lượng mía toàn vùng đạt 466.000 tấn

- Quy hoạch đến năm 2030: diện tích ổn định ở 5.150, sản lượng đạt 461.724 tấn.

- Quy hoạch sản xuất mía giống: Đất sản xuất mía giống được quy hoạch tại 3 huyện trọng điểm của vùng nguyên liệu với diện tích 400 ha; cụ thể như sau: Huyện Như Xuân: 100 ha; Huyện Như Thanh: 200 ha; Huyện Nông Cống: 100 ha.

 Giải pháp chủ yếu phát triển mía nguyên liệu:

- Về giống: Nâng cao năng lực sản xuất mía giống của trung tâm giống, đảm bảo cung ứng đủ các loại giống tốt, chất lượng cao, phục vụ sản xuất.

Về cơ cấu giống: Tập trung trồng nhóm giống ROC, mở rộng nhóm giống mía mới nhập nội có năng suất, chất lượng cao như Việt Đường, Quế Đường, Quế Dẫn và tập đoàn giống ROC mới…; vùng thâm canh mía phải bố trí 100% giống mới để đạt năng suất 100tấn/ ha trở lên.

+ Đầu tư nâng cấp trang thiết bị để phát huy công suất nhà máy đường Việt Đài, Nông Cống và Lam Sơn.

+ Kết hợp sản xuất đường với các sản phẩm sau đường, nhất là điện và cồn - êtanol. + Tận dụng các phụ phẩm bã bùn mía làm ván ép, dầu sinh học, phân bón để tăng thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

4.2.1/ Giải pháp về vốn đầu tư

Cần huy động tổng lực các nguồn vốn, trong đó gồm các nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất cây công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong suốt thời kỳ quy hoạch Từ thực trạng và hạn chế của hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa cho thấy nguồn vốn để phát triển ngành này còn hạn hẹp Để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư trong thời gian tới, các công ty, nhà máy, trang trại cần phối hợp hành động với tỉnh, phát huy sức mạnh tự chủ, khai thác tận dụng và huy động triệt để nguồn vốn có thể có Cụ thể là:

4.2.1.1/ Đối với nguồn vốn ngân sách, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn doanh nghiệp Nhà nước:

Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, chưa tích có tích lũy nhiều nên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước là vô cùng quan trọng, không thể xem nhẹ

Trước tiên, tỉnh Thanh Hóa cần dùy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như hiện nay (từ năm 2006-2012, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa ổn định ở mức 11,3%/năm) và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm, tận thu ngân sách, tăng nguồn thu từ thuế cũng như tích cực phòng chống hiện tượng thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư phát triển để tăng tỷ lệ tích lũy từ bản thân nền kinh tế Mặt khác, chính quyền tỉnh có thể phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư cho ngành cây công nghiệp Cùng với đó là hình thành quỹ đầu tư phát triển của tỉnh từ các nguồn vốn ngân sách của tỉnh, khoản thu vượt ngân sách, tiền thu từ quỹ đất Từ đó tăng cường vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất cây công nghiệp.

Ngoài ra cần tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, tăng cường sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế.

Tỉnh Thanh Hóa cần quan tâm dành nguồn vốn này để hỗ trợ cho công tác trồng mới, hỗ trợ kinh phí ban đầu cho người dân, nhà máy, hỗ trợ hoạt động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải, đê điều, nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp Bởi lẽ công tác đầu tư phát triển cây công nghiệp cần một lượng vốn ban đầu khá lớn, gây trở ngại cho ý định đầu tư của cả người dân lẫn các công ty, doanh nghiệp Đến khi đầu tư rồi, lại cần hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt thì hoạt động đầu tư mới có hiệu quả

4.2.1.2/ Đối với vốn từ các tổ chức tín dụng và định chế trung gian: Hiện nay các tổ chức tín dụng của tỉnh Thanh Hóa đang thu hút một lượng không lớn tiền tiết kiệm của dân cư, khoảng 19% ở thành thị và 10% ở nông thôn, ngoài ra còn tiết kiệm chủ yếu dưới hình thức tích trữ vàng bạc, đồ trang sức Các khoản này chiếm tới 66% ở thành thị và 84% ở nông thôn Để huy động được số tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức tín dụng cần hiện đại hóa công nghệ, mở rộng mạng lưới chi nhánh đến các cụm xã, thị trấn , đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn người dân,

Ngoài ra chính quyền tỉnh phải tạo điều kiện để hệ thống các ngân hàng thương mại phát triển trên địa bàn Tỉnh hỗ trợ các ngân hàng khi thành lập các chi nhánh như về thủ tục hành chính, địa điểm cho thuê, hỗ trợ tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Tỉnh cũng cần quan tâm xây dựng và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực nông thôn Đây là một nguồn vốn tương đối đáng kể đối với hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp nói riêng và nông nghiệp nói chung.

Các tổ chức tín dụng và các định chế trung gian cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp muốn vay vốn đầu tư phát triển cây công nghiệp bằng công cụ lãi suất và tín dụng, hướng luồng vốn chảy vào các khâu của quá trình sản xuất cây công nghiệp Ngoài ra cần đặc biệt ưu tiên cho các dự án xây dựng nhà máy chế biến cây công nghiệp hoặc đầu tư mua mới máy móc, trang thiết bị trên địa bàn tỉnh Có sự ưu tiên cho các ngành công nghiệp chế biến công nghệ cao và sử dụng nhiều lao động.

Mặt khác, để có thể huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và các định chế trung gian, các dự án đầu tư sản xuất, chế biến cây công nghiệp, các yêu cầu vay vốn cần có tính khả thi cao Đối với các dự án quan trọng, mang tính chiến lược thì chính quyền tỉnh có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay cho các dự án này.

4.2.1.3/ Đối với nguồn vốn từ các doanh nghiệp và tư nhân:

Trong điều kiện hiện nay, do nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa còn chưa thực sự phát triển nên nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp cũng như của người dân còn hạn chế Nhưng với đà phát triển hiện nay của kinh tế toàn tỉnh, nguồn vốn này sẽ gia tăng rất nhanh trong cơ cấu vốn đầu tư toàn tỉnh và sẽ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Để huy động nguồn vốn này vào đầu tư phát triển cây công nghiệp, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư, giảm các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi, chính sách ưu đãi để nhân dân và doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, thu hút các dự án đầu tư vào các vùng nguyên liệu, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất

Các chính sách ưu đãi cần được áp dụng như: miễn, giảm thuế thu nhập; hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư mua sắm công nghệ mới như miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị; giảm tiền thuê đất; giao đất giao rừng; khuyến khích thành lập doanh nghiệp sản xuất cây công nghiệp bằng cách ưu đãi chi phí thuê mặt bằng, đối với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài tỉnh muốn đầu tư vào trong lĩnh vực này. Đối với các công ty, nhà máy, nông trường đang hoạt động: cần phải tận dụng đất đai và các ưu thế của vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách hiện đại hóa, tối ưu hóa hoạt động trồng cây công nghiệp và công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng, từ đó gia tăng lợi nhuận Các công ty, nhà máy nông trường càng có lợi nhuận càng cao thì hoạt động tái đầu tư, mở rộng diện tích càng diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả Đây cũng là con đường phát triển sản xuất và chế biến cây công nghiệp hiệu quả nhất, bền vững nhất. Đối với người dân: Có cơ chế mua bán với mức giá cả khuyến khích, mạnh dạn áp dụng cơ chế đầu tư qua giá hướng tới nông dân để họ yên tâm sản xuất, cải thiện cuộc sống, trên cơ sở đó tiếp tục tự giác đầu tư lại cho vườn cây cũng như thực hiện mở rộng diện tích Việc giao đất cho người lao động là một hình thức huy động vốn trong dân một cách tự giác.

4.2.1.4/ Đối với nguồn vốn nước ngoài: Đối với nền kinh tế nói chung, đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng Tuy nhiên do hoạt động đầu tư phát triển cây công nghiệp nói chung có độ rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn nhiều so với các ngành, lĩnh vực khác nên đầu tư nước ngoài vào ngành này gặp nhiều hạn chế Để thu hút được nguồn vốn này, cần một số giải pháp:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi và thông thoáng: chính sách sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, chính sách ưu đãi đầu tư, xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải, cải cách thủ tục hành chính để thu hút nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Cần ưu tiên, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đây cũng là hình thức đầu tư phù hợp nhất của các nhà đầu tư nước ngoài đối với hoạt động đầu tư sản xuất cây công nghiệp Từ đó, tỉnh giải quyết được khâu chế biến đối với sản xuất cây công nghiệp, không chỉ tạo nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, trình độ quản lý, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường.

Ngày đăng: 17/11/2023, 10:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thanh Hóa (2000-2012) (giá 94)   Đơn vị: Tỷ đồng - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thanh Hóa (2000-2012) (giá 94) Đơn vị: Tỷ đồng (Trang 34)
Bảng 3.2: Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 3.2 Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) (Trang 35)
Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) (Trang 35)
Bảng 3.4: Thu hút vốn đầu tư (giá thực tế) tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 3.4 Thu hút vốn đầu tư (giá thực tế) tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) (Trang 37)
Bảng 3.5: Dân số tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 3.5 Dân số tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) (Trang 37)
Bảng 3.7:Vốn đầu tư trồng mới các loại cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa Loại cây ĐVT 2001-2005 2006-2010 2011-2012 - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 3.7 Vốn đầu tư trồng mới các loại cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa Loại cây ĐVT 2001-2005 2006-2010 2011-2012 (Trang 47)
Bảng 3.9: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cây CN tỉnh Thanh Hóa  qua các năm - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 3.9 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cây CN tỉnh Thanh Hóa qua các năm (Trang 58)
Hình 3.1: Vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Hình 3.1 Vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (Trang 59)
Hình 3.2: Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Hình 3.2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (Trang 60)
Hình 3.3: Vốn của doanh nghiệp Nhà nước đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Hình 3.3 Vốn của doanh nghiệp Nhà nước đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (Trang 61)
Hình 3.4: Vốn tư nhân đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Hình 3.4 Vốn tư nhân đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (Trang 62)
Hình 3.5: Vốn FDI đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Hình 3.5 Vốn FDI đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (Trang 63)
Bảng 3.11: Khối lượng vốn đầu tư cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa  (2000-2012) - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 3.11 Khối lượng vốn đầu tư cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) (Trang 64)
Bảng 3.12: Các chỉ tiêu chính sản xuất một số cây công nghiệp hàng năm - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 3.12 Các chỉ tiêu chính sản xuất một số cây công nghiệp hàng năm (Trang 66)
Bảng 3.13: Các chỉ tiêu chính sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 3.13 Các chỉ tiêu chính sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm (Trang 69)
Bảng 3.14: Hệ số H IV(GO)  ngành cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa  (2000-2012) - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 3.14 Hệ số H IV(GO) ngành cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) (Trang 72)
Bảng 3.16: Số lao động tăng thêm ngành cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 3.16 Số lao động tăng thêm ngành cây công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (2000-2012) (Trang 73)
Bảng 4.1: Quy hoạch sản xuất nguyên liệu mía đường đến năm 2030 - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 4.1 Quy hoạch sản xuất nguyên liệu mía đường đến năm 2030 (Trang 83)
Bảng 4.2: Quy hoạch sản xuất sắn chế biến công nghiệp đến năm 2030 - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 4.2 Quy hoạch sản xuất sắn chế biến công nghiệp đến năm 2030 (Trang 88)
Bảng 4.3: Quy hoạch sản xuất cói đến năm 2030 - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 4.3 Quy hoạch sản xuất cói đến năm 2030 (Trang 90)
Bảng 4.4: Quy hoạch sản xuất đậu tương, lạc đến năm 2030 - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 4.4 Quy hoạch sản xuất đậu tương, lạc đến năm 2030 (Trang 93)
Bảng 4.5: Quy hoạch sản xuất cao su đến năm 2030 - Đầu tư phát triển cây công nghiệp tỉnh thanh hoá giai đoạn 2000 2030
Bảng 4.5 Quy hoạch sản xuất cao su đến năm 2030 (Trang 94)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w