1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn tmu) nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty tnhh deka trên thị trường nội địa

70 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 128,36 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài (11)
  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan (13)
  • 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu (16)
  • 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu (17)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (18)
  • 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp (20)
  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM (21)
    • 1.1. Khái niệm (21)
      • 1.1.1. Cạnh tranh (21)
      • 1.1.2. Sức cạnh tranh và sức cạnh tranh sản phẩm (23)
      • 1.1.3. Mặt hàng thiết bị y tế (25)
    • 1.2. Một số lý thuyết về nâng cao sức cạnh tranh sản phầm (0)
      • 1.2.1. Bản chất nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm (26)
      • 1.2.3. Tác nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm (29)
    • 1.3. Nội dung và nguyên lý nâng cao sức canh tranh sản phẩm (0)
      • 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm (36)
      • 1.3.2. Các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm (0)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY TNHH DEKA TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA19 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA (0)
    • 2.1.2. Thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế (43)
    • 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA (44)
    • 2.2.1. Thực trạng sức canh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty qua các chỉ tiêu. .24 2.2.2. Các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công (49)
    • 2.3. Các kết luận và phát hiện từ thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA (54)
      • 2.3.1. Những thành công (54)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (55)
  • CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẮM NÂNG CAO SỨC CẠNH (57)
    • 3.1. Quan điểm, định hướng giải quyết nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị (57)
      • 3.1.1. Quan điểm dài hạn về nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế (57)
      • 3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển mặt hàng thiết bị y tế (58)
      • 3.2.1. Giải pháp về giá bán sản phẩm (62)
      • 3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, và phát triển thương hiệu của công ty (63)
      • 3.2.3. Đầu tư hợp lý cho công nghệ (64)
    • 3.3. Các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA (66)
      • 3.3.1. Đối với nhà nước (66)
      • 3.3.2. Đối với ngành (66)
    • 3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu (67)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (69)

Nội dung

Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế trong thời đại hiện này Toàn cầu hóa gây ra những sức ép gay gắt về cạnh tranh đối với mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp Để sản xuất, phát huy lợi thế cạnh tranh của mình, chiếm giữ chỗ đứng trên thị trường, mỗi nhà quản lý cũng như mỗi nhà kinh doanh không chỉ sản xuất cái mà mình có thể mà phải sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến mẫu mã,…Để đạt được lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao, các thành viên tham gia vào thị trường phải chấp nhận cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng hóa Cạnh tranh là điều tất yếu của nền kinh tế thị trường, trong một thị trường càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động thì vấn đề cạnh tranh càng trở lên khốc liệt và phức tạp hơn Nhưng cạnh tranh ở đây không phải để loại bỏ nhau, mà cạnh tranh để nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô Nhưng muốn tồn tại và phát triển như vậy thì doanh nghiệp đó phải khẳng định được sức cạnh tranh của mình trên thị trường Vì vậy đổi mới và nâng cao sức cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển của ngành y tế, thị trường thiết bị y tế của Việt Nam đã phát triển ổn định trong những năm gần đây, đạt mức 781.8 triệu đôla Mỹ trong năm phẩm trên thị trường hiện tại đều là nhập khẩu, đặc biệt là trong các phân khúc cao cấp như sản phẩm chẩn đoán hình ảnh Tính đến thời điểm năm 2015, các nhà sản xuất nội địa mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho các vật tư y tế cơ bản như giường bệnh hay các thiết bị sử dụng một lần Với tiềm năng tăng trưởng hấp dẫn, ngành thiết bị y tế vẫn là mảnh đất màu mỡ, thu hút nhiều công ty tham gia Các công ty sản xuất, cung cấp, phân phối thiết bị y tế đang mọc lên ngày càng nhiều, giá cả trên thị trường cạnh tranh nhau, cùng với đó các doanh nghiệp dốc sức nâng cao sản phẩm thiết bị y tế của mình để tồn tại và phát triển Thị trường thiết bị y tế diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt và tất yếu sẽ đào thải không khoan nhượng với những nhà kinh doanh không bắt kịp cuộc chơi

Công Ty TNHH DEKA là một trong những công ty phân phối thiết bị y tế, doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để tồn tại được trên thị trường.

So với các doanh nghiệp khác cùng cung cấp sản phẩm thiết bị y tế trên thị trường nội địa như Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam - VINAMED, Công ty cổ phần thiết bịMetech, thì DEKA có sức cạnh tranh yếu hơn Doanh nghiệp nhận ra được tầm quan trọng của việc nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Qua thời gian thực tập tại công ty, nhận thấy được tính cấp thiết của việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty, em đã lựa chọn cho mình đề tài : “ Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của Công ty TNHH DEKA trên thị trường nội địa ” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận của mình.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Phạm Thị Duyên (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang tại Thành Phố Nha Trang, Chuyên đề tốt nghiệp – Khoa Kinh tế và

Kinh doanh quốc tế, Đại học Thương Mại.

- Về lý thuyết, tác giả đã rất cụ thể về cạnh tranh (khái niệm, phân loại, vai trò, công cụ), phân tích rất rõ ràng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đưa ra được các giải pháp cho những vấn đề tác giả đã đặt ra Tuy nhiên, tác giả chưa nêu được các chính sách của công ty, của nhà nước liên quan về việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó

- Tác giả đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê: Được sử dụng để phân tích, thu thập tổng hợp các số liệu có liên quan tới Công ty cổ phần cà phê Mê

Trang Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích các kết quả trong báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… tại Công ty cổ phần cà phê Mê

Trang Phương pháp so sánh: so sánh kì này với kì trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về khả năng cạnh tranh của công ty được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có giải nghiệp khác cùng quy mô để thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là tốt hay xấu.

Nguyễn Thị Thịnh (2007), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam Đề án môn học - K15QT2.

- Về lý thuyết, tác giả đã rất cụ thể về cạnh tranh (khái niệm, phân loại, vai trò, công cụ), năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, cấp doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm Đặc biệt tác giả nêu rất chi tiết về sản phẩm: từ định nghĩa đến các cấp độ của sản phẩm Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng trong phần cơ sở lý luận, các chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm cà phê.

- Tác giả đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê: Được sử dụng để phân tích, thu thập tổng hợp các số liệu có liên quan tới sản phẩm cà phê Việt Nam. Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cà phê Việt.

Dương Thị Hường (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm rượu vang

Công ty cổ phần Thăng Long, Luận văn cao học - Khoa Kinh tế, Đại học Thương

Mại Luận văn đi sâu nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nâng cao sức cạnh trnah của sản phẩm rượu vang của Công ty CP Thăng Long, nghiên cứu số liệu từ năm 2002-

2004, sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu kết hợp với các chỉ tiêu nâng cao sức cạnh tranh để phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm rượu vang của công ty. Qua đó đề xuất kiến nghị và giải pháp nâng cao sức cạnh trnah của sản phẩm rượu vang của công ty CP Thăng Long.

Bùi Thị Thu Hoài (2017), Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nước rửa chén của công ty TNHH Winmark Việt Nam trên thị trường Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp – Khoa

Kinh Tế Thương Mại, Đại học Thương Mại Luận văn đi sâu nghiện cứu lý luận và thực tiễn về nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nước rửa chén của công ty TNHH Winmark Việt Nam trên thị trường Hà Nội nghiên cứu số liệu từ năm 2014-2016, sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu kết hợp với các chỉ tiêu nâng cao sức cạnh tranh để phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm nước rửa chén của công ty Qua đó đề xuất kiến nghị và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nước rửa chén của công ty TNHH Winmark Việt Nam trên thị trường Hà Nội Tuy nhiên một số giải pháp đưa ra nhằm nâng cao sức cạnh trnah sản phẩm chưa có sự đột phá. Đoàn Thị Thùy (2011), Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo Việt Nam trên thị trường nội địa (Lấy công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà làm đơn vị nghiên cứu)

- Khoa Kinh Tế, Đại học Thương Mại Luận văn đi sâu nghiện cứu lý luận và thực tiễn về nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nước rửa chén của công ty TNHH Winmark ViệtNam trên thị trường Hà Nội Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng tiêu thụ sản nâng cao sức cạnh tranh để phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của công ty Qua đó dự báo về thị trường nội địa, quan điểm cao sức cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo Việt Nam trên thị trường nội địa (Lấy công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà làm đơn vị nghiên cứu)

Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Sau khi phân tích được tính cấp thiết về việc nghiên cứu nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế Công ty TNHH DEKA, em đã thấy được mặt yếu kém về sức cạnh tranh sản phẩm của công ty, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao sức cạnh tranh và sự thiếu xót của các đề tài nghiên cứu liên quan Với mong muốn có thể thấy rõ được một bức tranh tổng thể về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, cũng như tầm quan trọng của nó đối với mỗi doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp để giúp công ty phát triển hơn Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “ Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA” Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của Công ty TNHH DEKA ?

- Các chỉ tiêu nào đánh giá sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công tyTNHH DEKA ?

- Các chính sách mà công ty đã áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế ?

- Các đề xuất, kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA ?

Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của Công ty

- Mục tiêu chung: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA trên thị trường nội địa

+ Làm rõ vấn đề lý luận về sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm của những doanh nghiệp khác trên thị trường nội địa.

+ Đề xuất các định hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA trên thị trường nội địa.

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về sức cạnh tranh sản phẩm Trong đó tập trung đi sâu các nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá và các chính sách nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm

- Phạm vi thời gian: Thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của Công ty TNHH DEKA trên thị trường nội địa trong giai đoạn 2015 – 2017

- Phạm vi không gian: tại thị trường nội địa

Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích, nghiên cứu về việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty TNHH DEKA trên thị trường nội địa, khóa luận đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp phân tích số liệu.

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Theo nguồn dữ liệu, có thể chia ra làm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp:

- Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng nghiên cứu.

Dữ liệu sơ cấp có ưu điểm là đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu nhưng nhược điểm là phải tốn kém chi phí và thời gian.

- Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập được từ những nguồn có sẵn, đã qua tổng hợp, xử lí Ưu điểm thu thập nhanh, rẻ nhưng có nhược điểm là đôi khi ít chi tiết và không đáp ứng nhu cầu nghiên cứu.

5.1.1 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Trên thực tế có rất nhiều cách để thu thập thông tin sơ cấp, trong bài khóa luận này sẽ sử dụng phương pháp quan sát, thu thập trực tiếp để tìm hiểu các chính sách giúp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty, các số liệu kết quả kinh doanh của công ty.

5.1.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp này sẽ được thực hiện tại các mục tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty, các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh Nguồn dữ liệu: Các báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo hoạt động kinh doanh từ phòng kinh doanh Kết quả của việc thu thập được thống kê hầu hết ở chương

5.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Đối với các số liệu sơ cấp, sử dụng bảng so sánh để so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giữa các năm để từ đó so sánh được các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Đối với số liệu thứ cấp, tìm hiểu trên thư viện, trên các trang báo, mạng để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh, các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh cũng như các công trình nghiên cứu liên quan để đưa vào tổng quan.

- Phương pháp so sánh: So sánh số liệu năm sau so với năm trước vào thời điểm cụ thể để làm nổi bật tốc độ tăng doanh số từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa qua các năm Qua đó thấy được chỗ đứng của công ty đang ở đâu.

- Phương pháp đánh giá: Dùng để đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm của công ty nói chung và đánh giá những chính sách mà công ty TNHH DEKA đã áp dụng.

Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài lời mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ,danh mục từ viết tắt, khóa luận được trình bày gồm 3 chương như sau:

MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM

Khái niệm

Khái niệm cạnh tranh ra đời khi nền kinh tế thị trường xuất hiện.Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh:

Các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển cho rằng cạnh tranh là quá trình bao gồm các hành vi phản ứng Quá trình này tạo ra trong mỗi thành viên trong thị trường một dư địa nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình

Theo C Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” (Nguồn: Nguyễn Văn Hảo (2011), “Kinh tế chính trị”, Nhà xuất bản thống kê)

- Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất” (Nguồn: Nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa, năm 2005)

Theo hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D Nordhaus: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường” (Nguồn: Dương Ngọc Dũng (2010), “Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter”, Nhà xuất bản thống kê)

Trong nghiên cứu này, cạnh tranh được hiểu là “Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị trường nhằm giành được ưu thế hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ, về cùng một loại khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.”

1.1.2 Sức cạnh tranh và sức cạnh tranh sản phẩm a) Sức cạnh tranh.

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu nhưng cho tới nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp.

Theo từ điển thuật ngữ chính sách thương mại, năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế.

Tổ chức UNCTAD thuộc Liên hiệp quốc cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của mình một cách vững chắc hay năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phẩm bền, đẹp, rẻ của doanh nghiệp.

Theo dự án VIA 01/025, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước.

Từ những định nghĩa trên, trong bài nghiên cứu này em sẽ đi theo khái niệm: vị trí của mình một cách lâu dài và bền vững trên thị trường cạnh tranh bằng cách tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý, cách bán thuận tiện và thu được mức lãi mong muốn. b) Sức cạnh tranh sản phẩm:

Một sản phẩm hàng hoá được coi là có sức cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Nhưng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi sức cạnh tranh của doanh nghiệp Sẽ không có sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi sức cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp. Ở đây cũng cần phân biệt sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và sức cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau.Sức cạnh tranh của hàng hóa có được do sức cạnh tranh của chủ thể tạo ra, nhưng sức cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do sức cạnh tranh của hàng hóa mà có, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Tuy nhiên, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có ảnh hưởng lớn và thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.3 Mặt hàng thiết bị y tế

Theo Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế, định nghĩa khái niệm thiết bị y tế theo hướng sản phẩm được coi là trnag thiết bị y tế phải căn cứ vào mục đích sử dụng và chỉ định của chủ sở hữu, nhà sản xuất để phục vụ cho con người, cụ thể: Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:

- Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;

- Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;

- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;

- Kiểm soát sự thụ thai;

- Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét nghiệm;

- Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế;

- Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.

Một số lý thuyết về nâng cao sức cạnh tranh sản phầm

Sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên sức cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình Nhờ lợi thế, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.

Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì sản phẩm của doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh trên sản phẩm của mình để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng Những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm được biểu hiện thông qua các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, cộng nghệ, quản trị, hệ thống thông tin,…

Sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường kinh doanh và sự biến động khôn lường của nó, cùng một sự thay đổi của môi trường kinh doanh có thể là cơ hội phát triển thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp đó, cũng có thế là nguy cơ phát triển sản phẩm của doanh nghiệp khác.

1.2.2 Vai trò nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm đối doanh nghiệp

Thực chất của việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm là tạo ra những ưu thế hơn hẳn về giá cả, giá trị sử dụng, chất lượng cũng như uy tín sản phẩm, uy tín doanh nghiệp, uy tín quốc gia nhằm giành được những lợi thế tương đối trong cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan, chi phối sự vận động của cơ chế này Các chủ thể kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng, đều phải chấp nhận cạnh tranh Chính vì lẽ đó mà việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm đối với mỗi doanh doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn

- Hiệu quả của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, mặt khác nó còn xác định vị thế cho mỗi doanh nghiệp.

- Việc nâng cao sức cạnh tranh sẽ đồng nghĩa với quá trình xây dựng doanh nghiệp cả về vật chất lẫn tinh thần, vô hình sẽ tạo cho doanh nghiệp những ưu thế riêng mà doanh nghiệp khác không có được

- Cùng với việc nâng cao sức cạnh tranh là việc doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng tập khách hàng, hội nhập chung với thị trường quốc tế, từ đó sẽ tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, đem lại những thương vụ kinh doanh đầy hứa hẹn Như vậy, việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm là một tất yếu khách quan Để thắng thế trong cuộc cạnh tranh, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh thông qua các yếu tố trực tiếp như giá thành, giá bán, chất lượng sản phẩm…

1.2.3 Tác nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, các nhân tố thuộc nội bộ ngành cũng như các yếu tố trong bản thân nội tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm a) Các nhân tố khách quan.

- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Các yếu tố kinh tế:

Các yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái….có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

+ Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người sản xuất cũng như người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán các khoản mua bán hàng hóa của mình.Đồng thời, lãi suất còn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư.Nếu lãi suất ngân hàng cho vay cao sẽ dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên, giá thành sản phẩm cũng vì thế tăng lên Do đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa sẽ giảm đi nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn Và ngược lại, nếu lãi suất ngân hàng nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất và cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường bằng công cụ giá.

+ Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của quốc gia khác Thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt đối với các sản phẩm phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay các sản phẩm có lợi thế về xuất khẩu Nếu đồng nội tệ lên giá, sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu sẽ giảm và như vậy khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước; đồng thời xuất khẩu sẽ giảm do sản phẩm trong nước tăng giá Và ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cũng sẽ tăng lên

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người: nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao dẫn đến khả năng tiêu thụ hàng hóa cao Nền kinh tế phát triển cùng với các yếu tố như lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái,… ổn định sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài Từ đó dẫn tới nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

C ác yếu tố chính trị, pháp luật:

Yếu tố chính trị, pháp luật được thể hiện ở mức độ ổn định chính trị của quốc gia, cơ sở hành lang pháp lý… Các sản phẩm muốn được đưa ra tiêu thụ trên thị trường phải tuân theo các quy định của Chính phủ về chất lượng, mẫu mã…Những quy định này có thể là cơ hội hoặc mối đe dọa với các sản phẩm Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức đầu tư vốn của nước ngoài vào việc phát triển sản phẩm đồng thời ảnh hưởng đến mức độ chi mua hàng hóa của người tiêu dùng.

Các yếu tố về văn hóa xã hội

Tất cả các doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra đối với sản phẩm của mình Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến các sản phẩm như trình độ dân trí, tập quán thị hiếu của người tiêu dùng, truyền thống văn hóa dân tộc… Các yếu tố văn hóa xã hội thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố văn hóa xã hội ngày càng có tác động mạnh hơn đến sự ra đời và tiêu thụ của các sản phẩm. Đây là yếu tố không những có tác động đáng kể tới sự lựa chọn và tiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng mà còn tác động lớn đến các quyết định của doanh nghiệp khi lựa chọn biểu tượng logo, mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm…

Yếu tố về môi trường kinh doanh quốc tế

Nội dung và nguyên lý nâng cao sức canh tranh sản phẩm

sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giá thành hạ do năng suất lao động tăng, hao phí nhỏ…

Tài chính là yếu tố có vai trò quan trọng đảm bảo cho việc duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa đổi mới, nâng cao chất lượng của sản phẩm; có khả năng thực hiện tốt công tác bán hàng và dịch vụ sau bán… tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm.

1.3 Nội dung và nguyên lý nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm.

1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm

Sức cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm cụ thể trên thị trường Cạnh tranh sản phẩm thể hiện những lợi thế của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu cơ bản và các chỉ tiêu cụ thể a) Các chỉ tiêu cơ bản:

Bao gồm giá thành và giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối và uy tín doanh nghiệp Chỉ tiêu uy tín doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm, cho thấy mối quan hệ giữa sức cạnh tranh doanh nghiệp ảnh hưởng cơ bản và lâu dài đến sức cạnh tranh sản phẩm. b) Các chỉ tiêu đánh giá cụ thể:

- Các chỉ tiêu định lượng bao gồm những chỉ tiêu cơ bản:

+ Thị phần của sản phẩm trên thị trường trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh, có thể tính thị phần khi so với toàn bộ thị trường, so với phân đoạn (phân khúc) thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn, so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất;

+ Mức sản lượng, doanh thu tiêu thụ của mặt hàng đó trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh;

+Mức chênh lệch về giá của mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh.

- Các chỉ tiêu định tính bao gồm những chỉ tiêu cơ bản:

+ Mức chênh lệch về chất lượng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh;

+ Mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu cách so với các đối thủ cạnh

+ Ấn tượng về hình ảnh nhãn hiệu hàng hóa của nhà sản xuất ra mặt hàng đó so với hàng hóa cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.

1.3.2 Các chính sách nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm a) Chính sách sản phẩm

- Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng Khi xem xét chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định:

+ Quyết định về dịch vụ sản phẩm

+ Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm

+ Quyết định về chất lượng sản phẩm

+ Quyết định thiết kế và marketing sản phẩm mới b) Chính sách giá

- Với hoạt động trao đổi: giá là mối tương quan trao đổi trên thị trường

- Với người mua: giá cả của một sản phẩm, dịch vụ là một khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó

- Với người bán: giá cả của một hàng hóa, dịch vụ là khoản thu nhập người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó

Các chính sách giá mà doanh nghiệp thường áp dụng đó là:

- Chính sách giá “hớt váng”: là việc doanh nghiệp đặt giá bán sản phẩm của mình ở mức cao nhất có thể, cho những đoạn thị trường người mua sẵn sàng chấp nhận sản phẩm mới đó

- Chính sách giá “thâm nhập”: là việc doanh nghiệp ấn định mức giá bán sản phẩm thấp hoặc ngang bằng với sản phẩm cạnh tranh với hy vọng hấp dẫn, thu hút nhiều khách hàng

- Chính sách giá phân biệt: là việc doanh nghiệp sẽ bán những sản phẩm cùng loại với những mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau

- Chính sách thay đổi giá : là việc doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh mức giá cơ bản của mình thông qua các hình thức: chính sách giảm giá, chính sách tăng giá, thực hiện giá khuyến mại c) Chính sách phân phối

Kênh phân phối là một tổ chức hệ thống các quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài để quản lý các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu trên thị trường của doanh nghiệp

Cấu trúc kênh phân phối là một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các công việc phân phối được phân chia cho họ Có hai yếu tố cơ bản phản ánh cấu trúc của một kênh phân phối: chiều dài và chiều rộng của kênh Cấu trúc kênh phân phối cho hàng hóa tiêu dùng cá nhân bao gồm: kênh phân phối trực tiếp, kênh một cấp, kênh hai cấp, kênh ba cấp Ngoài ra có thể có kênh phân phối nhiều cấp hơn

Hiện nay có 4 hình thức tổ chức kênh phân phối: kênh phân phối truyền thống, hệ thống kênh liên kết dọc (VMS), hệ thống kênh ngang, hệ thống đa kênh

Các chính sách phân phối thường được sử dụng bao gồm:

- Chính sách phân phối rộng rãi: có nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua vô số trung gian thương mại ở mỗi cấp độ phân phối

- Chính sách phân phối duy nhất (độc quyền) nghĩa là trên mỗi khu vực thị trường, doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một trung gian thương mại duy nhất

- Chính sách phân phối chọn lọc nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trung gian thương mại được chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối. d) Chính sách cạnh tranh trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ

THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY TNHH DEKA TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA19 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA

Thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế

Bảng 2.1 cho ta thấy nhìn chung các sản phẩm mua vào năm sau đều tăng so với năm trước nhưng tốc độ tăng 2017/2016 so với 2016/2015 lại giảm, thậm chí là giảm mạnh Thiết bị phòng khám nghiệm tử thi tốc độ giảm từ 45,24 % giảm mạnh xuống còn 19,63% Máy xét nghiệm nước tiểu tốc độ tăng giảm từ 69,77 giảm còn 17.73%, sự suy giảm tốc độ tăng của các thiết bị khác cũng tương tự

Bảng 2.2 cho thấy doanh thu các loại hàng hóa tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng qua các năm lại giảm xuống Cụ thể : Các hóa chất định danh vi sinh vật và làm kháng sinh đồ 2017/2016 là 11,64% giảm nhiều so với tốc độ tăng 2016/2015 là 42,33 %; Máy xét nghiệm vi sinh, máy xét nghiệm miễn dịch năm 2017/2016 là 25,81% giảm đáng kể so với 2016/2015 là 60,61%

Bảng 2.1: Hoạt động mua vào các thiết bị y tế của công ty giai đoạn 2015-2017

Thiết bị phòng khám nghiệm tử thi 155,53 225,89 270,24 70,36 45,24 44,35 19,63

Máy xét nghiệm nước 137,64 233,67 275,11 96,03 69,77 41,44 17,73 tiểu

Khoanh kháng sinh 189,675 263,62 297,56 73,945 38,98 33,94 12,87 Thẻ định dạng vi khuẩn 116,37 169,34 209,06 52,97 45,51 39,72 19 Máy phân tích chất lượng tinh trùng 142,95 177,261 202,65 34,311 34,45 25,389 14,32

Máy xét nghiệm miễn dịch tự động VIDA S 3 113,79 146,423 164,97 32,633 28,68 18,547 12,67 Máy xét nghiệm vi sinh 168,51 229,13 252,97 60,62 35,97 9.32 9.43

(Nguồn: Phòng Hành chính-kế toán) Bảng 2.2: Doanh thu theo từng mặt hàng thiết bị y tế của công ty giai đoạn

Các hóa chất định danh vi sinh vật và làm kháng sinh đồ

Máy xét nghiệm vi sinh,máy xét nghiệm miễn dịch

(Nguồn: Phòng Hành chính-kế toán)

Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA

a) Các đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm thiết bị y tế là các sản phẩm cùng loại của Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam - VINAMED, Công ty cổ phần thiết bị Metech.

VINAMED – Doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp trang thiết bị y tế với hơn 30 năm hoạt động, sản phẩm của Vinamed đã khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường nội địa Với hệ thống phân phối trải rộng thì sản phẩm của công ty đã thực sự quen thuộc với các khách hàng Tuy nhiên việc phân phối rộng và xúc tiến bán hàng cao cũng làm cho giá thành của sản phẩm cao và khó có cách nào hạ giá sản phẩm

Công ty cổ phần thiết bị Metech cung cấp các thiết bị y tế, thiết bị khoa học kỹ thuật công nghệ cao của các nhà sản xuất Mỹ, Anh, Ý dùng trong chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, thẩm mỹ, thiết bị phòng mổ, phẫu thuật nội soi và vật lý trị liệu Với sự đa dạng trong các loại mặt hàng thiết bị y tế, Metech đã chiếm một lợi thế rất lớn trong việc cung cấp gần như đầy đủ các mặt hàng cho người tiêu dùng Ngoài ra METECH còn sản xuất các thiết bị nội thất dùng trong bệnh viện,phòng khám, việc này giúp Metech thuận tiện hơn rất nhiều trong việc cung cấp các sản phẩm.

Ngoài những đối thủ cạnh tranh chính, sản phẩm thiết bị y tế còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác như: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng, Công ty Hanoi IEC, Công ty TNHH thiết bị y tế Hoàng Lộc M.E,….

Từ khảo sát trên cho ta thấy: sản phẩm thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA đang phải đói mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm thiết bị y tế của các công ty khác, cho nên vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải có những giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh b) Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được coi là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và sản phẩm Trong quá trình xây dựng và phát triển, ban giám đốc công ty luôn đề cao nhân tố con người, dặt con người vào vị trí trung tâm trong mọi hoạt động và luôn luôn không ngừng nâng cao kiến thức, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của Công ty TNHH DEKA giai đoạn 2015-2017

Theo độ 21-29 11 42,31% 12 40% 15 42,86% tuổi >40 9 34,61% 10 33,33% 11 31,43% Theo trình độ

(Nguồn: Phòng Hành chính) Nhân lực của công ty chủ yếu là những người trẻ có độ tuổi từ 25-35 tuổi, lao động có trình đại học trở lên chiếm đến 83,4% Đây là lực lượng lao động chính của công ty với trình độ chuyên môn cao và sự nhiệt tình, năng động của tuổi trẻ, quá trình đào tạo sẽ diễn ra nhanh hơn, dẫn đến tiết kiệm được chi phí đào tạo , có tác động tốt tới tăng doanh thu chung cho toàn doanh nghiệp, giúp công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra và ngày càng phát triển

Theo giới tính: nhân viên công ty chủ yếu là nam ( hơn 60%) trong tổng số lao động của công ty vì nhân viên nam có thể lực phù hợ với công việc hơn, đặc biệt trong khâu vận chuyển hàng hóa.Tuy nhiên số nhân viên nữ tăng lên từ 8 nhân viên năm 2015 lên 12 nhân viên năm 2017 vì trong quá trình đi thị trường các nhân viên nữ có nhiều cách xử lý khéo léo hơn các nhân viên nam

CBNV sau khi ký hợp đồng lao động có thời hạn với Công ty, được tham dự các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, trung hạn theo kế hoạch đào tạo của đơn vị Ngoài ra,Công ty còn xét hỗ trợ học phí đối với các CBNV có nỗ lực tự đào tạo phù hợp với chuyên môn

Tại công ty, người lao động được hưởng các chế độ thu nhập, tiền thưởng theo quy chế rõ ràng Thu nhập được trả căn cứ thị trường lao động, trình độ, năng lực, vai trò, trách nhiệm, khối lượng công việc thực tế tại đơn vị, kết quả công việc của người lao động c Tình hình tài chính

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2015-2017

Số tiền Tỷ lệ(%) Sô tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Vốn lưu động

Từ bảng trên ta thấy: Tổng nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm từ

29694 triệu đồng năm 2015 lên 53815 triệu đồng năm 2017 Trong đó tăng chủ yếu là do vốn lưu động từ 22789 triệu đồng năm 2015 lên 44586 triệu đồng năm 2017 Công ty huy động được nguồn vốn linh hoạt hơn nhờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Công ty được thành lập năm 2001, lúc đầu với một mức vốn nhỏ hẹp, nhưng đến nay cùng với sự phát triển của Công ty số vốn cũng ngày một củng cố và gia tăng Mô hình hoạt động của cồng ty là: công ty TNHH nên vốn đều là do tự công ty có chứ không hề có vốn của Nhà nước Vốn điều lệ của công ty là 15 tỷ đồng Với sự phát triển như hiện nay của công ty, nguồn vốn ngày càng được củng cố và gia tăng Đây là một tiềm lực góp phần quyết định rất lớn tới việc mở rông nhà xưởng kinh doanh trong những năm tới Công ty cũng cố gắng nâng cao năng lực vay vốn để có điều kiện mở rộng sản xuất, tăng doanh thu.

Công ty quản lý nguồn lực tài chính một cách rất thận trọng Đối với các dự án lớn cần thêm vốn để sản xuất kinh doanh, công ty cân nhắc tính toán rất kỹ càng để có thể đưa ra những quyết định tốt nhất Các đại lý phân phối trong quá trình kinh doanh có phát sinh thêm các khoản cần chi thì cần trình lên ban giám đốc để được phê duyệt. Nguồn huy động vốn chủ yếu của công ty chủ yếu là từ các ngân hàng.

2.2 Kết quả phân tích thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA

Thực trạng sức canh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty qua các chỉ tiêu .24 2.2.2 Các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công

a) Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, doanh thu

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Đơn vị tính: Triệu đồng)

(Nguồn: Phòng Hành chính-kế toán) Được thành lập từ năm 2001, khi kinh tế Việt Nam chưa phát triển, cùng với trải qua nhiều biến động của nền kinh tế, Công ty TNHH DEKA đã có bước tiến đáng kể về doanh thu và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế những năm gần đây Từ bảng 5 ta có thể thấy doanh thu của công ty tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng có giảm xuống, cụ thể : doanh thu năm 2017 so với 2016 tăng 17,9%, doanh thu năm 2016 so với 2015 tăng 47,9% Tuy nhiên lợi nhuận có giảm xuống cho thấy còn nhiều khó khăn và chưa hợp lý trong quản lý và sử dụng nguồn lực của công ty. b) Giá cả của sản phẩm

Giá cả được thể hiện như một vũ khí để dành chiến thắng trong cạnh tranh thông qua việc định giá: Định giá thấp, định giá ngang bằng hoặc định giá cao.

DEKA xác định khách hàng mục tiêu của mình là những người mua hàng phục vụ sản xuất và dịch vụ khác, hoặc cũng có thể là tiêu dùng trực tiếp.Các sản phẩm của công ty so với các sản phẩm cùng loại là ngang giá, và có một số loại sản phẩm có thể rẻ hơn, có thể đắt hơn, tùy theo tính chất và chủng loại của mỗi loại sản phẩm riêng biệt.

Bên cạnh đó doanh nghiệp luôn luôn tìm kiếm các nguồn nguyên liệu rẻ hơn, tối đa năng suất …nhằm giúp giảm giá cả của hàng hóa đến mức thấp nhất mà chất lượng tốt hơn.

DEKA cũng có ưu điểm trong cạnh tranh giá cả đó là phía công ty đã tạo lập cho mình một bảng giá ứng với mỗi danh mục các loại sản phẩm riêng với các mức giá khác nhau phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng, điều này là một lợi thế cho khách hàng tham khảo trước khi quyết định mua sản phẩm của công ty đồng thời góp phần khẳng định uy tín vững chắc cho thương hiệu của sản phẩm c) Chất lượng sản phẩm

Nếu như trước kia giá cả được coi là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm Tiêu chuẩn về chất lượng được coi là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp ngày nay Vì thế chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề được Công ty TNHH DEKA quan tâm, nhất là trong thời buổi thị trường cạnh tranh Quy trình sản xuất kinh doanh được quản lý chặt chẽ, tất các cán bộ công nhân việ của công ty chịu trách nhiệm của mình tạo điều kiện để chủ động tham gia vào các hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, Hàng năm công ty tiến hành kiểm tra đánh giá nội bộ và đề ra các điểm lưu ý khắc phục cải tiến cho cả hệ thống

Hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên thị trường của doanh nghiệp có mặt trên khắp

3 miền Bắc, Trung, Nam Hiện tại các dịch vụ của công ty chủ yếu tại thị trường miền Bắc Tuy nhiên, công ty cũng đang trên đà mở rộng thị trường vào miền Trung và miền Nam Hiện tại thì thị trường miền Bắc công ty chiếm đến 60% phạm vị hoạt động của mình, và thị trường miền Nam là 25%, miền Trung là 15% Mục tiêu sắp tới của DEKA đang hướng đến khách hàng tại miền Trung Cũng vì thị trường rộng khắp và rào cản gia nhập thị trường không nhiều khiến mực độ cạnh tranh trong ngành khá khốc liệt Phải kể đến một số đối thủ cạnh tranh như: Công ty thiết bi y tế 24h, công ty cổ phần Vinamed, Công ty cổ phần thiết bị Metech,…

Sơ đồ 2.1: Thị trường hoạt động của Công ty TNHH DEKA

2.2.2 Các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của a) Chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty tuyển chọn dựa trên năng lực, phù hợp với từng vị trí công việc Bên cạnh đó công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ rất được chú trọng Thông qua công tác thử việc, các khóa đào tạo cho nhân viên Công ty mời các chuyên gia về hướng dẫn nhân viên khi có máy móc, thiết bị mới về Theo định kỳ nhân viên được tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật, phương thức sản xuất mới để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng sự thay đổi không ngừng của thị trường.

Công ty quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện làm việc, tạo môi trường tốt nhất để người lao động yên tâm, gắn bó và làm việc lâu dài tại công ty. Công ty thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của pháp luật Trợ cấp 30.000 đồng/ bữa cơm Chế độ khen thưởng thành tích và thưởng nhân các dịp nghỉ lễ, tết Chế đỗ nghĩ mát, du lịch 2 năm/ lần Nhân viên được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ theo đúng quy định nhà nước. b) Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật.

Nhờ tiềm lực tài chính ngày càng lớn nên cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện Năm 2017 công ty đã xây dựng thêm kho xưởng chứa hàng hóa tại thành phố

Hồ Chí Minh, sắm thêm 3 ô tô vận chuyển để khẩu vận chuyển hàng hóa, như vậy khách hàng giảm bớt thời gian chờ hàng Vận chuyển cũng là một yếu tố quan trọng trong việc khách hàng quyết định đặt mua sản phẩm, do vậy công ty đã đầu tư mạnh vận chuyển c) Chính sách quản lý chất lượng

“Sản xuất lấy chất lượng là hàng đầu” là châm ngôn và là kim chỉ nam của công ty, vì thế công ty luôn chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị,công nghệ ở tất cả các khâu, từ nhập khẩu phụ tùng đến sản xuất lắp ráp, tiêu thụ thành phẩm….

Các thiết bị cũ, lạc hậu đã được thay thế bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại hơn. Trong quán trình đầu tư, công ty luôn hướng tới tính hiện đại, tính đồng bộ, đảm bảo hiệu quả của năng suất sản xuất kinh doanh.

Công ty coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ và coi đó là bí quyết của thành công Từ chỗ áp dụng công nghệ thích nghi, chuyển dần sang làm chủ công nghệ và cải tiến cho phù hợp vào điều kiện trong nước.

Ngoài ra, công ty đang triển khai hệ thống công nghệ thông tin toàn công ty đáp ứng nhu cầu phát triển ngày một không ngừng của DEKA

Các kết luận và phát hiện từ thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA

- Doanh thu của công ty trong giai đoạn 2015-2017 tăng liên tục qua các năm. Công ty đã không ngừng mở rộng kinh doanh mặt hang thiết bị y tế ở khu vực miền Bắc và cả nước về cả quy mô và số lượng.

- Công ty có đội ngũ công nhân lành nghề, tinh thần sáng tạo, nhiệt tình trong công việc.

- Lãnh đạo công ty có chuyên môn, khả năng quản lý, biết cách tổ chức, giám sát hoạt động kinh doanh.

- Công ty đã dần nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dung để cung ứng những sản phẩm phù hợp với yêu cầu đó Công ty đã có thệ thống phân phối sản phẩm tương đối tốt, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh nhất và hiệu quả nhất.

- Công ty luôn đề có ý thức phụ vụ khách hàng, ưu tiên chất lượng sản phẩm và đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới với mẫu mã phù hợp với thị hiếu.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

- Doanh thu tiêu thụ có xu hướng tăng qua các năm nhưng lợi nhuận lại giảm do ngoài nguồn vốn tự có do cổ đông đóng góp, công ty còn phải vay thêm ngân hàng số vốn tương đối lớn, điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty khi lãi suất thị trường biến động.

- Sự ảnh hưởng chất lượng, uy tín của thiết bị y tế DEKA còn hạn chế do hoạt động Marketing chưa được đầu tư đúng mức,vẫn còn yếu kém, thiếu hiệu quả, ảnh hưởng đến các quá trình khác Công tác nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường còn thấp: hiện tại công ty chưa thành lập một bộ phận chuyên trách về nghiên cứu và phân tích thị trường nên việc nắm bắt về thông tin khách hàng còn hạn chế Đặc biệt là thông tin về đối thủ cạnh tranh còn ít.

- Sản lượng tiêu thụ mặt hàng của công ty tăng nhưng cơ cấu mặt hàng không ổn định, mặc dù cơ cấu mặt hàng đãcó sự chuyển dịch theo hướng phù hợp với nhu cầu thị trường nhưng công ty còn chưa chú trọng đầu tư phát triển mặt hàng chủ lực.

- Ngoài nguồn vốn tự có do cổ đông đóng góp, công ty còn phải vay thêm ngân hàng số vốn tương đối lớn, điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty khi lãi suất thị trường biến động.

- Công tác nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường còn thấp: hiện tại công ty chưa thành lập một bộ phận chuyên trách về nghiên cứu và phân tích thị trường nên việc nắm bắt về thông tin khách hàng còn hạn chế Đặc biệt là thông tin về đối thủ cạnh tranh còn ít Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc đầu tư,nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết nhưng do nguồn ngân sách của công ty đang tập trung vào việc đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng, sản xuất sản phẩm mới…

- Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty tuy rộng khắp cả nước nhưng sự phối hợp giữa các đại lý còn thiếu chặt chẽ Các hoạt động phân phối tiêu thụ ở các tổng đại lý còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào công ty đã làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không tiến hành kịp thời, dẫn đến đối thủ cạnh tranh nhanh chóng chiếm thị phần, làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty

CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẮM NÂNG CAO SỨC CẠNH

Quan điểm, định hướng giải quyết nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị

3.1.1 Quan điểm dài hạn về nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế

Trong thời gian tới, Công ty TNHH DEKA sẽ tập trung vào việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thiết bị y tế bằng cách tận dụng những lợi thế của công ty, đưa sản phẩm của DEKA đến gần với khách hàng, tạo thế đứng vững chắc Với kinh nghiệm và uy tín trên thương trường Công ty TNHH DEKA sẽ tập trung mọi nguồn

3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển mặt hàng thiết bị y tế a) Chiến lược sản phẩm và thị trường Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thành một công ty lớn mạnh của Việt Nam. DEKA tiếp tục chiến lược đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc xâu dựng hệ thống sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng. Ngoài ra, công ty xác định xác định đa dạng hóa sản phẩm để tận dụng công nghệ sẵn có, tận dụng hệ thống phân phối để phát triển, tiến tới trở thành một công ty lớn mạnh. b) Chiến lược Marketting

- Công ty tập trung cho việc chuyên nghiệp hóa tất cả các bộ phận, từ bộ phận marketing, quản lý thương hiệu đến chiến lược phân phối.

- Các bộ phận thiết kế, nghiên cứu và phát triển cũng như bán hàng, sản xuất, tiếp thị….đều nhất quán trong chính sách xây dựng thương hiệu, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện chính sách phát triển thương hiệu.

- Công ty tăng cường việc sử dụng các công ty tư vấn, công ty PR….

- Công ty cũng đầu tư mạnh cho công tác đào tạo kiến thức về quản trị thương hiệu cho những vị trí này c) Chính sách đối với các yếu tố đầu vào.

- Luôn luôn tìm kiếm các nguồn nguyên liệu chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh hơn.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng ngay từ khâu đầu vào d) Chính sách đối với người lao động

Với chiến lược phát triển của công ty hiện nay, DEKA xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của công ty.

Chính sách đối với người lao động:

- Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày một được cải thiện Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thêm thu nhập từ lợi nhuận được chia theo các điều khoản thưởng của công ty nếu nhân viên làm tốt nhiệm vụ.

- Thực hiện đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

- Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có công lao đóng góp cho Công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín công ty.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa

- Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển công ty nhằm gia tăng về chất.

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực:

Công ty đặt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực tri thức cao Một số hoạt động đào tạo công ty đã và đang thực hiện:

- Công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi ở các trường đại học tại thành phố Hà Nội vào làm việc.

- Những cán bộ công nhân viên có yêu cầu học tập cũng được công ty hỗ trợ 50% học phí cho các khóa nâng cao trình độ và nghiệp vụ.

3.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ

Theo thống kê, doanh thu của thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam ước tính khoảng 900 triệu đô la Mỹ mỗi năm Con số này có thể đạt tới 1,4 tỉ đô la Mỹ vào năm

2018 Thị trường được dự kiến có mức độ tăng trưởng bình quân 18%/năm trong giai đoạn 2015-2020 Sự tăng trưởng này được lý giải, là do chi tiêu cho y tế tăng lên, đi kèm với nhu cầu sử dụng các thiết bị y tế ngày càng tăng lên Trong khi đó, Việt Nam chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế được Bộ Y tế cấp phép, chỉ cung cấp khoảng 600 mẫu sản phẩm, phần lớn đều là những mặt hàng đơn giản, nên không đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường.

Với quy mô thị trường hiện có khoảng 1000 công ty thiết bị y tế đang hoạt động tại Việt Nam, số lượng thiết bị y tế nhập khẩu đã tăng dần qua các năm Dẫn chứng là nếu như năm 2015 Bộ Y tế chỉ cấp phép nhập khẩu thiết bị y tế cho 5500 đơn thì đến năm 2016, con số này là 6025 đơn hàng và năm 2017 là 7050 đơn hàng.

Theo Bộ Y tế, việc nhập khẩu trang thiết bị y tế đang ngày càng tăng lên, nên tỷ lệ hàng nhập khẩu chiếm khoảng 90% trên toàn thị trường Trong đó, các nước cung cấp thiết bị y tế chủ yếu cho Việt Nam là Nhật Bản, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Singapore và chiếm khoảng 55% giá trị nhập khẩu thiết bị y tế của Việt Nam.

Có thể thấy, nhu cầu đầu tư thiết bị y tế tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do chi phí y tế tăng nhanh Việc đầu tư trang TBYT công nghệ cao sẽ tập trung chủ yếu ở các bệnh viện lớn tại các thành phố lớn như (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ…) Riêng TP Hồ Chí Minh trong 3 năm tới ước tính sẽ đầu tư khoảng 900 triệu USD để nâng cấp thiết bị y tế cho các bệnh viện.

Theo đại diện của Cục quản lý Dược, để giảm bớt việc phải nhập khẩu, Việt Nam đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trang thiết bị y tế, nhất là các thiết bị kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn đo lường các sản phẩm Nhà đầu tư quan tâm, đầu tư vào lĩnh vực này sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi như thuế, cơ chế chính sách… của Việt Nam.

3.3 Các đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA

3.2.1 Giải pháp về giá bán sản phẩm

Hiện nay, công ty đang định hướng mục tiêu dẫn đầu về chất lượng, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất trên thị trường Với mục tiêu này, công ty không đặt mức giá thấp nhất nhằm thu hút khách hàng mà sử dụng cặp quan hệ giá cả- chất lượng để khách hàng cảm nhận được chất lượng cao cảu sản phẩm Để chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường mới, cũng như tăng thị phần tại các thị trường hiện tại và tận dụng được lợi thế về quy mô và chi phí sản xuất công ty nên cải thiện chính sách giá bán sản phẩm bằng cách sử dụng chính sách giá phân biệt theo hướng giá bán sản phẩm.

- Giá phân biệt theo từng gói bán: Giảm giá cho những đơn hàng có khối lượng lớn, linh hoạt với nhiều gói khác nhau nhiều chương trình khuyến mãi khác.

Các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA

Nhà nước cần hoàn thiện và ban hành luật cạnh tranh hoàn chỉnh Đó sẽ là khuôn khổ pháp lý để cho doanh nghiệp hoạt động Đảm bảo tính công bằng trên thị trường. tăng mức phạt về tài chính và dân sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là những hành vi đưa tin sai lệch, làm xấu hình ảnh của đối thủ cạnh tranh, gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh và cho nền kinh tế.

Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo cho các loại hình doanh nghiệp được bình đẳng trong việc tiếp cận vốn, bình đẳng về lãi suất, rà soát lại các quy định còn mang tính phân biệt đối xử hay còn quá chặt chẽ về thủ tục cho vay, điều kiện thế chấp…

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động của các công ty Khi có dấu hiệu của cạnh tranh không lành mạnh thì cần phải điều tra kỹ và kiên quyết lập biên bản để xử lý theo đúng pháp luật.

Có chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ giá cho người nông dân trong trồng cây cà phê, đảm bảo cho dù trong điều kiện biến động xấu nhất của thị trường, nông dân vẫn có một mức lợi nhất định

Xây dựng hệ thống kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt, thường xuyên, xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp qui phạm.

Xây dựng hệ thống thông tin về giá cả, mặt hàng tiêu thụ trong và ngoài nước linh động và rộng rãi kiểu tương tự như sàn giao dịch chứng khoán, nhằm giúp doanh nghiệp ứng phó kịp thời những rủi ro về giá.

Thiết lập quỹ hỗ trợ rủi ro ngành.

Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận đã làm rõ thực trạng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA trên thị trường nội địa.

Khóa luận đã đưa ra các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA trên cơ sở giải quyết các vấn đề về giá cả, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa, khác biệt hóa sản phẩm.

Mặc dù trong suốt thời gian nghiên cứu sinh viên đã cố gắng vận dụng kiến thức của bản thân cũng như tìm kiếm dữ liệu để hoàn thành những nội dung cần giải quyết Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, tài chính, năng lực bản thân nên để tài mới chỉ dừng lại ở giải quyết việc nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế trên thị trường nội địa một cách cơ bản, chưa chuyên sâu Do đó vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết ở là:

- Tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty TNHH DEKA trên thị trường nội địa.

- Mở rộng tầm nhìn tổng quát hơn trong quá trình điều tra, thu thập số liệu.

- Đưa ra những giải pháp cụ thể hơn, phù hợp với thực tiễn, có khả năng thích ứng với sự biến động của nền kinh tế.

Ngày đăng: 15/11/2023, 05:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  2.1 cho ta thấy nhìn chung các sản phẩm mua vào năm sau đều tăng so với năm trước nhưng tốc độ tăng 2017/2016 so với 2016/2015 lại giảm, thậm chí là giảm mạnh - (Luận văn tmu) nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty tnhh deka trên thị trường nội địa
ng 2.1 cho ta thấy nhìn chung các sản phẩm mua vào năm sau đều tăng so với năm trước nhưng tốc độ tăng 2017/2016 so với 2016/2015 lại giảm, thậm chí là giảm mạnh (Trang 43)
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của Công ty TNHH DEKA giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn tmu) nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty tnhh deka trên thị trường nội địa
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động của Công ty TNHH DEKA giai đoạn 2015-2017 (Trang 46)
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn tmu) nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty tnhh deka trên thị trường nội địa
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2015-2017 (Trang 48)
Sơ đồ 2.1: Thị trường hoạt động của Công ty TNHH DEKA - (Luận văn tmu) nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thiết bị y tế của công ty tnhh deka trên thị trường nội địa
Sơ đồ 2.1 Thị trường hoạt động của Công ty TNHH DEKA (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w