1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đại học

157 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của trường Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30-04-1975, trong giai đoạn quân quản, Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn đượ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TP.HCM - 9/2007

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO 5

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ 7

A PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG I Thông tin chung về trường 10

II Giới thiệu khái quát về trường 10

III Tổ chức quản lý của nhà trường 17

B PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh 45

Tiêu chí 1.1 46

Tiêu chí 1.2 48

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản l ý 51

Tiêu chí 2.1 51

Tiêu chí 2.2 53

Tiêu chí 2.3 55

Tiêu chí 2.4 57

Tiêu chí 2.5 59

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo 62

Tiêu chí 3.1 62

Tiêu chí 3.2 64

Tiêu chí 3.3 67

Tiêu chí 3.4 68

Tiêu chuẩn 4: Các hoạt động đào tạo 70

Tiêu chí 4.1 71

Tiêu chí 4.2 73

Trang 3

Tiêu chí 4.4 76

Tiêu chí 4.5 78

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên 80

Tiêu chí 5.1 80

Tiêu chí 5.2 83

Tiêu chí 5.3 85

Tiêu chí 5.4 87

Tiêu chí 5.5 88

Tiêu chí 5.6 89

Tiêu chí 5.7 91

Tiêu chí 5.8 92

Tiêu chí 5.9 94

Tiêu chí 5.10 95

Tiêu chuẩn 6: Người học 96

Tiêu chí 6.1 97

Tiêu chí 6.2 98

Tiêu chí 6.3 100

Tiêu chí 6.4 102

Tiêu chí 6.5 105

Tiêu chí 6.6 108

Tiêu chí 6.7 109

Tiêu chí 6.8 111

Tiêu chí 6.9 113

Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 116

Tiêu chí 7.1 117

Tiêu chí 7.2 119

Tiêu chí 7.3 121

Tiêu chí 7.4 122

Tiêu chí 7.5 124

Trang 4

Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế 127

Tiêu chí 8.1 127

Tiêu chí 8.2 129

Tiêu chí 8.3 131

Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác 134

Tiêu chí 9.1 134

Tiêu chí 9.2 137

Tiêu chí 9.3 138

Tiêu chí 9.4 140

Tiêu chí 9.5 142

Tiêu chí 9.6 144

Tiêu chí 9.7 144

Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lý tài chính 148

Tiêu chí 10.1 149

Tiêu chí 10.2 151

Tiêu chí 10.3 154

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Quyết định về việc thành lập Hội đồng Tự đánh giá

Phụ lục 2: Quyết định về việc thành lập Ban thư ký và Nhóm chuyên trách Phụ lục 3: Kế hoạch Tự đánh giá

Phụ lục 4: Danh mục các minh chứng dùng trong báo cáo tự đánh giá

Trang 5

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Bảng Tựa đề Trang

4 Tổng số học sinh đăng ký dự thi đại học vào trường, số sinh viên

trúng tuyển và nhập học trong 5 năm gần đây (hệ chính quy)

19

5 Thống kê, phân loại số lượng học viên nhập học (trong 5 năm

gần đây) các hệ chính quy và không chính quy

19

7 Tỷ lệ sinh viên có chỗ ở trong ký túc xá/tổng số sinh viên có nhu

14 Bảng 5.1: Số lượng tuyển dụng giảng viên, cán bộ quản lý và

nhân viên từ năm 2002 đến 2006

81

15 Bảng 5.3: Thống kê cán bộ, giảng viên được cử đi đào tạo, hoạt

động chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước từ năm 2002

19 Bảng 6.9b: Thống kê tình trạng tốt nghiệp của sinh viên hệ đại

học chính quy

114

20 Bảng 7.2: Số lượng đề tài các cấp đã nghiệm thu và tỷ lệ số

lượng đề tài trên số lượng giảng viên cơ hữu

120

21 Bảng 7.3: Thống kê số lượng bài báo khoa học trong toàn trường 121

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

Viết tắt Từ

Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

ĐHKT TP.HCM Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Đoàn TNCS HCM Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

NCT Nhóm công tác chuyên trách

Trang 7

NCƯD Nghiên cứu ứng dụng

Trang 8

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

Ngày 30 tháng 09 năm 2007

Thời gian tự đánh giá: 05/3/2007 đến 30/9/2007 Không đánh giá

1 Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường 6 Tiêu chuẩn 6: Người học

3 Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo

Trang 10

A GIỚI THIỆU CHUNG

Trang 11

I THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG

1 Tên trường: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

2 Tên viết tắt: ĐHKT TP.HCM

3 Tên tiếng Anh: UEH (University of Economics Ho Chi Minh City)

4 Cơ quan/Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

5 Địa chỉ: 59C Nguyễn Ðình Chiểu Quận 3 TP.HCM

6 Thông tin liên hệ: 084.8.9572935 Fax: 084.8.9572933

E-mail: ktkd@ueh.edu.vn

Website: http://www.ueh.edu.vn

7 Năm thành lập Trường (theo quyết định thành lập): 1976

8 Thời gian bắt đầu đào tạo khóa 1: 1976

9 Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khóa thứ nhất:1978 (khóa A)

10 Loại hình trường: Công lập

II GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG

11 Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của trường

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-04-1975), trong giai đoạn quân quản, Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn được giao nhiệm vụ tiếp tục đào tạo sinh viên đang học các trường đại học Luật Sài Gòn, Cần Thơ, Huế, Đà Lạt

và một số trường đại học khác thuộc khối ngành Luật, Kinh tế và QTKD để trở thành cán bộ quản lý kinh tế có trình độ đại học phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế đất nước Đến ngày 27-10-1976 Chính phủ có Quyết định số 426/TTg thành lập Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trên cơ sở Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn, trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngày 27-01-1995 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về việc thành lập Đại học Quốc gia TP.HCM, tiếp sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 09-7-1996 thành lập Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM trên cơ sở hợp nhất Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Tài chính - Kế toán TP.HCM và Khoa Kinh

tế của Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM Trường Đại học Tài chính - Kế toán TP.HCM (cũ) được thành lập theo Nghị định số 155/HĐBT ngày 15-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng (trước đó từ tháng 10-1976, là cơ sở II của Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội tại TP.HCM) Khoa Kinh tế trường Đại học Tổng hợp TP.HCM (cũ) được thành lập từ năm 1986 Chức năng và nhiệm vụ

Trang 12

của khoa là đào tạo đại học, sau đại học và tổ chức nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh

Đến ngày 10-10-2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg, thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP.HCM, trong đó tách Trường Đại học Kinh tế ra khỏi Đại học Quốc gia TP.HCM, trở thành Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến nay

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM hiện đang đào tạo 7 ngành, với 23 chuyên ngành Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nhà trường có 12 Khoa đào tạo và 2 Ban chuyên môn

Trong 5 năm qua, tập thể lãnh đạo và CBCC nhà trường đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, mang lại nhiều thay đổi tích cực, những kết quả vượt bậc trong các hoạt động đào tạo, NCKH, phát triển đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

Những thay đổi này được thể hiện qua một số mặt hoạt động sau:

Với nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về đào tạo nhân lực trình

độ cao cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành khu vực phía Nam, trong 5 năm trở lại đây Trường đã mở thêm nhiều ngành và chuyên ngành đào tạo mới như: Luật kinh doanh, Quản trị chất lượng, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế thẩm định giá, Toán tài chính, Kinh tế bất động sản Bên cạnh đó, Trường chủ trương mở rộng các loại hình đào tạo; xây dựng hoàn chỉnh tất cả các chương trình đào tạo; biên soạn giáo trình và tài liệu tham khảo; tăng cường giảng dạy một số học phần bằng tiếng Anh; tăng cường đổi mới phương pháp đánh giá và kiểm tra giám sát trong thi cử; đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm

Công tác phát triển đội ngũ được đặt vào ưu tiên số một Đội ngũ cán bộ giảng dạy tăng nhanh trong những năm gần đây, trình độ của CBGD được nâng cao, chú trọng phát triển năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp của cán bộ phục vụ và nhân viên quản lý Tỷ lệ SV chính quy/GV hiện nay đạt 27,38

NCKH có bước phát triển đáng khích lệ: riêng giai đoạn 2002-2007 đã có

300 đề tài với 03 đề tài cấp nhà nước, 136 đề tài cấp bộ và 161 đề tài cấp cơ sở được tổ chức nghiệm thu thành công và ứng dụng vào thực tiễn Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức và hỗ trợ cho sinh viên NCKH với hàng ngàn đề tài có chất lượng cao đạt nhiều giải thưởng cấp Bộ và tương đương Hoạt động NCKH của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao và khen thưởng nhiều bằng khen, giấy khen cho tập thể và cá nhân

Trang 13

Trong 5 năm qua Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã ký kết gần 40 bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận với các đối tác nước ngoài, đón tiếp 163 đoàn khách quốc tế từ 62 quốc gia, vùng và lãnh thổ đến thăm và làm việc tại trường (trong

đó có 03 nguyên thủ quốc gia), có quan hệ hợp tác với gần 50 trường đại học nước ngoài, đã và đang thực hiện 10 dự án liên kết đào tạo, 6 chương trình HTQT

Thành tích đã đạt được trong giai đoạn vừa qua

- Danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2006;

- Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2001;

- 02 Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1996 (cho 2 trường cũ: Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Tài chính - Kế toán TP.HCM);

- 02 Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1991 (cho 2 trường cũ: Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Tài chính - Kế toán TP.HCM);

- 02 Huân chương Lao động hạng Ba năm 1986 (cho 2 trường cũ: Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Tài chính - Kế toán TP.HCM);

- Huân chương Lao động hạng Ba năm 2000 cho nhà trường về thành tích đền ơn đáp nghĩa và công tác xã hội từ thiện;

- Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2006 cho Công đoàn nhà trường;

- Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2001 cho Công đoàn nhà trường;

- Huân chương Lao động hạng Ba năm 1996 cho Công đoàn nhà trường;

- Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2003 cho Đoàn thanh niên trường;

- Huân chương Lao động hạng Ba năm 1997 cho Đoàn thanh niên trường;

- Huân chương Lao động hạng Ba năm 2006 cho Hội Sinh viên trường;

- Cờ truyền thống của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm

- Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác quan hệ quốc tế giai đoạn 1998-2003;

Trang 14

- Cờ “Đơn vị tiên tiến xuất sắc” năm học 1999-2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích trong công tác hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ giai đoạn 2001-2006;

- Liên tục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận “Trường tiên tiến xuất sắc” trong 2 năm học liền 2002-2003 và 2003-2004;

- Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích xuất sắc trong phong trào NCKH của sinh viên năm 2006;

- Nhiều Bằng khen của ủy ban nhân dân các tỉnh, thành cho nhà trường

trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

Trong mỗi năm học, có rất nhiều cá nhân và tập thể nhận được Huân chương và Huy chương các loại, Bằng khen của Chính phủ, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác phục vụ giảng dạy và

các công tác đoàn thể, phong trào Về thành tích cá nhân và tập thể thuộc trường,

có 02 cá nhân được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì;

12 cá nhân được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 34 cá nhân và 11 tập thể được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 181 cá nhân

và 44 tập thể được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen; 38 cá nhân và 3 tập thể được Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng Bằng khen; 31 cá nhân được Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh tặng Bằng khen;

- Ngoài ra rất nhiều cá nhân của trường được trao tặng Huy chương, Kỷ niệm chương: “Vì sự nghiệp Giáo dục”, “Vì sự nghiệp Tài chính”, “Vì sự nghiệp Khoa học công nghệ”, “Vì Thế hệ trẻ”, “Danh dự”, “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”, “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức Nhà nước”, “Vì sự nghiệp Thống kê”

Phương hướng phấn đấu

Với Sứ mạng của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu Đến năm 2020, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh có uy tín ngang tầm với các cơ sở đào tạo đại học trong khu vực châu Á Trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có

Trang 15

tính chuyên môn cao; đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế toàn cầu

Trang 16

12 Cơ cấu tổ chức hành chính của nhà trường

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

: Mối quan hệ phối hợp : Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp

HIỆU TRƯỞNG VÀ CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

CÁC HỘI ĐỒNG

TƯ VẤN

HỘI CỰU CHIẾN BINH

ĐOÀN TNCS HCM, HỘI SV

Quản lý đào tạo - CTSV

Quản lý khoa học & HTQT

Kế hoạch - Tài chính

Quản trị - Thiết bị

Công tác chính trị

Khảo thí và KĐCL

Thanh tra đào tạo

Quản lý giảng đường - TKB

Khoa đào tạo Tại chức

Khoa đào tạo Sau đại học

Kế toán - Kiểm toán Toán - Thống kê Tin học quản lý Luật kinh tế Triết học Ngoại ngữ Giáo dục thể chất

Bộ môn

TRUNG TÂM VIỆN CÔNG TY

-Tạp chí Phát triển Kinh tế Tin học Kinh tế

Hỗ trợ Sinh viên Nghiên cứu và Phát triển QT Ngoại ngữ Kinh tế - TM Bồi dưỡng văn hóa và Luyện thi

Nghiên cứu và ƯDKHKT Giới thiệu việc làm SV-HS Viện Nghiên cứu PTNNL Viện Nghiên cứu KTPT Công ty TNHH Một thành viên Sách kinh tế

Công ty TNHH Một thành viên In kinh tế

Công ty TNHH Một thành viên NCƯD Điện toán kinh tế

Trang 17

13 Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của nhà trường

Thông tin

Các bộ phận Họ và tên

Năm sinh

Chức danh Học vị Chức vụ

1 Hội đồng trường

2 Ban Giám hiệu

3 Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TN

4 Các phòng ban chức năng

5 Các Khoa/Ban trực thuộc

Trang 18

Thông tin

Các bộ phận Họ và tên

Năm sinh

Chức danh Học vị Chức vụ

6 Các Trung tâm/Viện/đơn vị trực thuộc

14 Công ty TNHH Một thành viên NCƯD

Điện toán kinh tế

14 Tổng số cán bộ của nhà trường (tính đến thời điểm đánh giá): 949

Trang 19

16 Các loại hình đào tạo của nhà trường:

- Chính quy

- Không chính quy

- Liên kết đào tạo trong nước

- Liên kết đào tạo với nước ngoài

17 Tổng số các khoa đào tạo: 12

18 Tổng số các chuyên ngành đào tạo: 23

22 Tỷ lệ sinh viên hệ chính quy trên 1 giảng viên:

- Tỷ lệ sinh viên chính quy/giảng viên : 18.948/692 = 27,38

- Tỷ lệ sinh viên chính quy + tại chức/giảng viên:29.301/692 = 42,34+ Tổng số SV tại chức: 20.707

+ Số SV quy đổi: 20.707/2 = 10.353

+ Tổng số SV (chính quy + quy đổi): 29.301

23 Số bài báo và đề tài các cấp (trở lên trong 5 năm gần nhất)

44

2

22 20

56

30 26

Trang 20

Số trúng tuyển (người)

Tỷ lệ cạnh tranh (%)

Số nhập học thực tế (người)

Điểm tuyển đầu vào

Điểm trung bình của sinh viên được tuyển Đại học

Trang 22

29 Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên: (Thống kê các giải thưởng

nghiên cứu khoa học, sáng tạo, các bài báo, công trình được công bố)

* Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính

30 Tổng diện tích đất sử dụng của Trường : 15.918 m2

31 Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau :

- Nơi làm việc: 4.042 m2 - Nơi học: 7.791 m2 - Nơi vui chơi giải trí: 11.000 m2

32 Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường: 91.710 cuốn

Tổng số đầu sách thuộc chuyên ngành đào tạo của trường: 86.872 cuốn

33 Tổng số máy tính của trường: 1.049 máy

- Dùng cho hệ thống văn phòng: 380 máy

Trang 23

34 Tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 5 năm gần đây:

Trang 24

B PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ

Trang 25

37 Đặt vấn đề

Báo cáo tự đánh trong các trường đại học là một công việc thường xuyên của các đại học trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển Báo cáo tự đánh giá của trường là điều kiện để các cơ quan đánh giá ngoài tiến hành kiểm định Kiểm định để tự khẳng định và để được công nhận đạt chuẩn chất lượng đại học Việt Nam (theo Bộ tiêu chí kiểm định chất lượng đại học của Bộ Giáo dục và đào tạo) Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã thực hiện kế hoạch tự đánh giá theo kế hoạch sau đây:

1 Mục đích tự đánh giá

Nâng cao chất lượng các hoạt động của trường và thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng của trường đại học đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo

68/QĐ-ĐHKT-Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên :

- Chủ tịch hội đồng: Chịu trách nhiệm chung trước Bộ GD&ĐT về hoạt động tự đánh giá và bản báo cáo tự đánh giá cuối cùng của trường, đồng thời chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động tự đánh giá, điều động nhân

sự, tài chính và tổ chức các cuộc họp hội đồng tự đánh giá

- Phó chủ tịch hội đồng: giúp Chủ tịch hội đồng quản lý công việc khi Chủ tịch hội đồng vắng mặt, góp ý cho bảng báo cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn

và báo cáo chung

- Ủy viên: Góp ý và phản biện cho bản báo cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn và báo cáo chung

Hội đồng tự đánh giá họp khoảng 6 lần trong suốt quá trình làm đánh giá (6 tháng), có trách nhiệm phản biện và góp ý cho bảng báo cáo đánh giá sơ thảo

và báo cáo cuối cùng và tư vấn cho Chủ tịch hội đồng khi làm các kế hoạch tự đánh giá

Trang 26

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

Nguyên tắc thực hiện công việc:

- Chủ tịch Hội đồng Tự đánh giá phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, các chức danh nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm

- Hội đồng tự đánh giá trường ủy nhiệm cho Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng chủ động tổ chức các hoạt động hội thảo, khảo sát thu thập ý kiến giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên và các nhà tuyển dụng nhằm phục vụ việc cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo và hoạt động tự đánh giá của trường

- Định kỳ Hội đồng tự đánh giá sẽ giao ban về hoạt động tự đánh giá trường Nội dung giao ban do Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng chuẩn

bị

- Quá trình tự đánh giá cần tập hợp được nhiều cán bộ quản lý các khoa, phòng ban chức năng tham gia góp ý kiến, tìm minh chứng Một mặt sẽ hình thành ở cán bộ quản lý năng lực tổ chức, quản lý công việc, mặt khác sẽ giúp hình thành ý thức thực hiện công việc một cách khoa học

- Ban lãnh đạo các khoa, phòng, ban, trung tâm thuộc trường thực hiện:

Trang 27

+ Triển khai lại chủ trương và các hoạt động tự đánh giá trường đến toàn thể giảng viên, CBCC thuộc đơn vị

+ Phối hợp và thực hiện tốt các yêu cầu của các Nhóm công tác chuyên trách, của Ban thư ký tự đánh giá nhằm giúp cho việc tự đánh giá của trường thực hiện kịp tiến độ theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đạt kết quả tốt

- Kinh phí chi trả cho hoạt động được tính theo mức đóng góp của mỗi thành viên tham gia, dựa trên khối lượng công việc mà từng thành viên đã làm (tham dự các cuộc họp, phản biện, thu số liệu, viết báo cáo, ) Một số công việc cần phải thực hiện thường xuyên và khó tính kết quả cụ thể sẽ được tính theo chi phí quản lý hàng tháng, như: Chủ tịch và các Phó chủ tịch Hội đồng TĐG, các thành viên trong Ban thư ký

3.2 Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách giúp việc tự đánh giá

Ban thư ký được thành lập theo Quyết định số 69/QĐ-ĐHKT-TCHC

ngày 05/3/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh gồm

có 7 thành viên

DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN THƯ KÝ

Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Ban thư ký:

- Trưởng ban thư ký: Chịu trách nhiệm chung về viết báo cáo sơ thảo và báo cáo cuối cùng

- Thư ký tổng hợp: giúp cho Trưởng ban thư ký quản lý công việc khi Trưởng ban thư ký vắng mặt, góp ý cho bản báo cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn và báo cáo chung

- Ủy viên: phác thảo bản báo cáo tiêu chuẩn và tiêu chí, góp ý cho bản báo cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn và báo cáo chung

Trang 28

Nhóm chuyên trách: 5 nhóm chuyên trách chịu trách nhiệm hoàn thành

tập hồ sơ, số liệu thống kê, bản đánh giá sơ bộ của tiêu chuẩn được phân công

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG 5 NHÓM CHUYÊN TRÁCH

Nhóm

1

(TC

1, 2) Phạm Thị Diễm CN - CV phòng Khảo thí & KĐCL Thành viên

Nhóm

2

(TC

3, 4)

Nhóm

3

(TC

5, 6)

Nhóm

4

(TC

7, 8)

Nhóm

5

(TC 9,

10)

Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong nhóm:

- Nhóm trưởng: điều hành chung, chủ động tổ chức họp nhóm để phân công công việc cho các thành viên, phân công và cử người tìm minh chứng, chịu

Trang 29

cùng của tiêu chuẩn, tiến hành rà soát thu thập thông tin minh chứng và viết báo cáo tự đánh giá theo Kế hoạch tự đánh giá của trường

- Thư ký nhóm: giúp nhóm trưởng và quản lý công việc khi nhóm trưởng vắng mặt, góp ý cho bản báo cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn và báo cáo chung; viết biên bản, phân loại và lưu trữ minh chứng, phác thảo bản báo cáo tiêu chuẩn và tiêu chí

- Thành viên: tìm minh chứng, góp ý cho bản báo cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn và báo cáo chung

4 Kế hoạch huy động các nguồn lực và tài chính

Xác định các nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính cần được huy động hoặc cung cấp cho từng hoạt động tự đánh giá, thời gian cần được cung cấp

Các nội dung chi cơ bản như sau:

- Chi mua trang thiết bị cho tổ KĐCL

- Chi vật tư tiêu hao, văn phòng phẩm

- Chi thuê chuyên gia tư vấn

- Chi công tác thống kê, khảo sát SV, cựu SV, nhà tuyển dụng, CBVC

- Chi hội thảo, hội nghị

- Chi lập kế hoạch, các báo cáo và các phiên họp Hội đồng TĐG, Ban thư

ký, các NCT

- Chi khác

5 Kế hoạch thu thập thông tin từ nguồn ngoài trường

Xác định các thông tin cần thu thập từ bên ngoài, nguồn cung cấp, thời gian cần thu thập, kinh phí cần có

6 Kế hoạch thuê chuyên gia từ bên ngoài

Ngày 22/3/2007, nhà trường đã tổ chức Hội thảo tập huấn công tác tự đánh giá trường (cả ngày) cho toàn thể thành viên; Hội đồng tự đánh giá; Ban thư ký; các Nhóm công tác chuyên trách; trưởng, phó khoa, phòng, ban, bộ môn,

ký túc xá, trung tâm thuộc trường và các giảng viên, CBCC quan tâm

Trong thời gian tự đánh giá, trường đã làm việc với chuyên gia tư vấn là

TS Nguyễn Kim Dung với thời gian tổng cộng là 6 ngày tư vấn tại chỗ và 06 ngày tư vấn từ xa Chuyên gia tư vấn tư vấn trực tiếp cho Ban thư ký và thành viên các Nhóm chuyên trách; tư vấn công tác thu thập minh chứng; tư vấn công tác viết báo cáo TĐG

Trang 30

7 Thời gian biểu

Thời gian thực hiện tự đánh giá (khoảng 6 tháng, từ 05/03/2007 đến 10/09/2007), theo lịch trình sau:

Thời gian Các hoạt động

Tuần 1-2 - Họp Lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời

gian biểu và xác định các thành viên Hội đồng tự đánh giá

- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá của trường và gửi 1 văn bản cho BGD&ĐT

- Họp Hội đồng tự đánh giá để:

o Công bố quyết định thành lập HĐ tự đánh giá

viên trong Hội đồng,

Hội đồng thực hiện trách nhiệm TĐG theo bộ tiêu chuẩn KĐCL

o Dự thảo kế hoạch tự đánh giá

Tuần 3-4 - Phổ biến chủ trương triển khai tự đánh giá đến toàn thể cán bộ,

giảng viên, nhân viên và sinh viên nhà trường (thông qua các khoa, phòng, ban )

- Tổ chức Hội thảo về chuyên môn, nghiệp vụ triển khai tự đánh giá cho các thành viên của HĐ tự đánh giá, các cán bộ chủ chốt của nhà trường, khoa, phòng, ban (do chuyên gia tư vấn và các thành viên của Hội đồng TĐG đã tham gia khóa tập huấn về TĐG thực hiện)

- Trình Hiệu trưởng phê chuẩn kế hoạch TĐG

- Trường nộp kế hoạch TĐG cho BGD&ĐT

Tuần 5 - 7 - Thu thập thông tin và minh chứng

- Mã hóa các thông tin và minh chứng thu được

- Mô tả thông tin và minh chứng thu được

- Phân tích, lý giải nội hàm của minh chứng để chứng minh trường đạt được các yêu cầu trong Bộ tiêu chuẩn KĐCL

Trang 31

Thời gian Các hoạt động

Tuần 8 - 10 - Các Nhóm chuyên trách viết các báo cáo của từng tiêu chí

- Thu thập thông tin bổ sung (nếu cần thiết)

Tuần 11 -12 - Trưởng các Nhóm chuyên trách tổng hợp các báo cáo tiêu chí

thành các báo cáo tiêu chuẩn

- Thu thập thông tin bổ sung (nếu cần thiết)

Tuần 13 - 16 Hội đồng Tự đánh giá của trường:

- Xem xét các báo cáo của từng tiêu chuẩn do các NCT dự thảo

- Kiểm tra lại các thông tin, minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG

- Xác định các vấn đề phát sinh

- Xác định các thông tin cần thu thập bổ sung

- Thư ký HĐTĐG tập hợp các báo cáo tiêu chuẩn thành dự thảo báo cáo TĐG của trường

Tuần 17 -18 - HĐTĐG xem xét dự thảo báo cáo TĐG và đề xuất những chỉnh

Tuần 23 - Hiệu trưởng nhà trường phê chuẩn báo cáo TĐG

Tuần 24 - Trường nộp bản báo cáo TĐG cho BGD&ĐT

- HĐTĐG lưu giữ các thông tin minh chứng theo thứ tự mã minh chứng đã ghi trong báo cáo TĐG, sẵn sàng để đoàn chuyên gia đánh giá ngoài thẩm định

Trang 32

tế TP.HCM là một trường đại học đa ngành trong lĩnh vực kinh tế, được giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đào tạo các chuyên gia kinh tế ở khu vực các tỉnh, thành phía Nam

Trong 5 năm qua, tập thể lãnh đạo và CBVC nhà trường đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, mang lại nhiều thay đổi tích cực, những kết quả đáng khích lệ trong các hoạt động đào tạo, NCKH, phát triển đội ngũ, phát triển

cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

Những phát hiện chính trong quá trình tự đánh giá

Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

1 Những điểm mạnh

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM có sứ mạng rõ ràng và phù hợp với chức năng và nguồn lực của mình Sứ mạng của trường đã được công bố chính thức trên website trường Sứ mạng của trường súc tích, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước

Các mục tiêu cụ thể của trường đều rõ ràng, được định kỳ rà soát, chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế của trường trong từng năm học và được cụ thể hóa trong các văn bản kế hoạch chiến lược phát triển trung và dài hạn của trường Mục tiêu giáo dục của trường có sự thống nhất cao giữa các cấp Ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiêu đề ra Mục tiêu giáo dục cũng được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, viên chức và sinh viên thông qua công tác tuyên truyền, sinh hoạt đầu khóa, các tài liệu giới thiệu trường

Trang 33

2 Những tồn tại và kế hoạch

Trường chưa có những biện pháp tích cực nhằm công bố sứ mạng của trường đến các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan sử dụng sản phẩm của trường Nhiều năm qua, mục tiêu của trường còn phụ thuộc nhiều vào nhiệm vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao và các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính từ các hoạt động có thu của trường còn hạn chế, nên trường chưa thật sự chủ động hoàn toàn trong việc đề ra và thực hiện các mục tiêu

Từ năm học 2007-2008, trường sẽ thông báo rộng rãi sứ mạng của trường

ra bên ngoài, thường xuyên tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức và sinh viên của trường về phương hướng phát triển của trường Ngoài ra, trường sẽ tổ chức việc khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan và địa phương nhằm bổ sung và hoàn chỉnh sứ mạng của mình Bên cạnh đó, tuyên bố sứ mạng của trường sẽ được đưa vào các bảng đặt tại các vị trí trang trọng của các hội trường, thư viện, ký túc xá và các cơ sở trực thuộc

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý

1 Những điểm mạnh

Cơ cấu tổ chức của trường là phù hợp với thực tế, linh động và được thể chế hóa bằng các quy chế hoạt động rõ ràng, tạo điều kiện phát huy được mối quan hệ giữa các đơn vị nhằm phục vụ mục tiêu chung Trường là một trong những trường đầu tiên triển khai thành lập Hội đồng trường theo Điều lệ trường đại học, vì thế đã thuận lợi trong việc hoạch định các mục tiêu chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển trường trong trung và dài hạn, phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học của quốc gia

Hệ thống văn bản tổ chức và quản lý cấp trường khá đầy đủ và đã được triển khai phổ biến trong trường bằng nhiều hình thức khác nhau Đồng thời do tránh được sự chồng chéo trong công việc giữa các cá nhân và đơn vị trong trường nên công việc được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả cao

Trường đã xây dựng được các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM và cả nước Các kế hoạch chiến lược này đã thể hiện được tầm nhìn của trường, vị thế và khả năng huy động các nguồn lực của trường

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ hoạt động của Đảng, chính quyền và các đoàn thể, trường hoạt động ổn định và luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc

Trang 34

2 Những tồn tại và kế hoạch

Việc xác lập chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị trong cơ cấu tổ chức còn có những điểm chưa phù hợp

Hệ thống giám sát việc thực hiện các văn bản về công tác tổ chức và quản

lý của trường còn hạn chế, hiệu quả chưa cao Công tác tổ chức và quản lý các hoạt động của trường chưa được tin học hóa một cách toàn diện, triệt để

Trong năm học 2007-2008, trường sẽ rà soát và điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ cụ thể của một số đơn vị theo hướng tập trung đầu mối Thành lập một

số trung tâm, viện nghiên cứu, công ty bổ sung vào cơ cấu tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển

Năm 2008, trường sẽ hoàn thiện hệ thống giám sát việc thực thi các văn bản quản lý trong trường, trong đó sẽ quy định chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm; khẩn trương thực hiện dự án tin học hóa công tác tổ chức và quản lý của trường

Trường sẽ thường xuyên cập nhật các chiến lược phát triển của địa phương và cả nước để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch chiến lược dài hạn của mình nhằm góp phần xây dựng nguồn nhân lực cho cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Tiêu chuẩn 3 Chương trình đào tạo

1 Những điểm mạnh

Chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP HCM được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động Trường có đầy đủ chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo giảng dạy và học tập cho các ngành, chuyên ngành đào tạo theo từng hệ đào tạo của trường Trường đã xây dựng nhiều chuyên ngành đào tạo mới nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội

Nhà trường có rà soát, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các chương trình đào tạo cho các ngành và các chuyên ngành dựa trên các ý kiến đóng góp của các tổ chức giáo dục, các nhà tuyển dụng, các chuyên gia, các cựu sinh viên thuộc các hệ, bậc đào tạo Trường thực hiện đào tạo liên thông giữa các trình độ đào tạo, giữa các phương thức đào tạo đạt kế hoạch đề ra

Trang 35

2 Những tồn tại và kế hoạch

Chương trình đào tạo của trường nói chung còn ít linh hoạt, mềm dẻo, biểu hiện là các học phần tự chọn trong các chương trình đào tạo còn ít Chương trình đào tạo của một ít chuyên ngành chưa thực sự đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nên chưa thu hút nhân lực Nhà trường đã chú ý đưa kỹ năng ứng dụng tin học, toán học, ngoại ngữ vào việc giải quyết các nội dung của

chuyên ngành, tuy nhiên vẫn còn hạn chế

Năm học 2007-2008 trường sẽ thiết kế lại các chương trình đào tạo của

hệ Đại học chính quy áp dụng học chế tín chỉ theo hướng có nhiều học phần tự chọn Trong các năm học tiếp theo, trường sẽ tiến hành xây dựng một số chuyên ngành mới đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của nền kinh tế, của người học

Trường sẽ ban hành văn bản về tổ chức định kỳ lấy ý kiến phản hồi về chương trình đào tạo từ giảng viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng và các tổ chức giáo dục khác Tiếp tục mở rộng hình thức hợp tác, liên thông trong đào tạo với các trường uy tín ở các nước phát triển trong thời gian tới

Tiêu chuẩn 4 Các hoạt động đào tạo

1 Những điểm mạnh

Trường Đại học Kinh tế TP HCM đã thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo đại học và sau đại học, thực hiện liên kết đào tạo với các trường địa phương, các bộ, ngành trong cả nước Do đó, trường đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học, tạo nhiều điều kiện cho người học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trường đã

có kế hoạch từng bước áp dụng chuẩn mực chung về chương trình đào tạo

Trường đã thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động của người học Nhà trường có hệ thống sổ sách quản

lý kết quả học tập của người học song song với phần mềm tin học, đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, truy cập và tổng hợp báo cáo, đồng thời có các giải pháp đảm bảo an toàn cho dữ liệu

Trang 36

Vào các năm tiếp theo, để thực hiện việc áp dụng chuẩn mực chung về chương trình đào tạo và kiểm tra, đánh giá đối với các phương thức tổ chức đào tạo khác nhau, trường sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn mang tính pháp quy Phòng Khảo thí và KĐCL sẽ tham mưu ban hành các quy định về việc xây dựng, quản lý và đánh giá ngân hàng đề thi; tiến hành việc thống kê phân tích định lượng các kết quả thi để từ đó điều chỉnh các hình thức thi và mức độ khó của đề thi

Để phù hợp với việc đang triển khai đào tạo tín chỉ, nhà trường cũng từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý đào tạo tín chỉ trong toàn trường

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

1 Những điểm mạnh

Về cơ bản, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên của trường hiện nay tương đối đủ về số lượng và ngày càng được trẻ hóa, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức và có năng lực chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, vị trí công tác đang đảm trách Đội ngũ cán bộ quản lý được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn, đúng quy trình, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sự tín nhiệm cao trong quần chúng và là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình tâm huyết với nhiệm vụ được giao Trường có đội ngũ giảng viên trình độ chuyên môn cao, thể hiện ở tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị chiếm tỷ lệ cao và có bề dày thâm niên giảng dạy

2 Những tồn tại và kế hoạch

Công tác xây dựng đội ngũ của trường trong 5 năm qua còn tồn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục Cơ cấu đội ngũ giảng viên ở một số ngành, chuyên ngành chưa hợp lý, số lượng kỹ thuật viên, nhân viên được đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn ít Trường chưa có quy định về định kỳ đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng như chưa có các tiêu chí cụ thể

để đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên

Trong thời gian tới, Trường sẽ chủ động xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai thực hiện chương trình xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên của Trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chuẩn chất lượng Trong đó chú ý đội ngũ giảng viên trẻ và đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên Từ năm 2008 nhà trường sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên

Trang 37

Tiêu chuẩn 6: Người học

1 Những điểm mạnh

Trường đã có những biện pháp cụ thể giúp sinh viên hiểu rõ về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu kiểm tra đánh giá, thực hiện tốt quy chế đào tạo, rèn luyện và những vấn đề liên quan đến người học Nhà trường luôn đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả hỗ trợ sinh viên về chế độ chính sách xã hội, chăm sóc sức khỏe và đầu tư kinh phí cho các hoạt động văn nghệ - TDTT trong sinh viên Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho công tác Đoàn, Hội và phong trào sinh viên bằng cách tạo cơ chế, điều kiện và hỗ trợ kinh phí hoạt động Công tác phát triển Đảng trong sinh viên được Đảng ủy trường quan tâm chú trọng, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể

Người học được cung cấp đầy đủ thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước Đại bộ phận sinh viên trường đã có

ý thức trong sinh hoạt, học tập và hoạt động cộng đồng, trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, thực hiện tốt các quy định của nhà trường và chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Nhà trường đã có chủ trương kịp thời và đúng đắn trong việc đa dạng hóa kênh tư vấn hướng nghiệp cho người học, đa dạng hóa các chương trình hoạt động nhằm hỗ trợ kỹ năng nghề nghiệp cho người học đồng thời có nhiều biện pháp tuyên dương khen thưởng các sinh viên, Đoàn viên gương mẫu và đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào

Bắt đầu từ năm học 2007-2008, trường sẽ thực hiện các kế hoạch cụ thể:

đa dạng hóa các kênh thông tin đến sinh viên thông qua website của trường và

Sổ tay sinh viên; lập kế hoạch dài hạn thuê các cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao, đầu tư thiết bị, hội trường phục vụ cho các hoạt động phong trào; lập kế hoạch phân cấp và giao nhiệm vụ cho các khoa trong việc tổ chức các buổi báo cáo thời sự về tình hình chính trị, xã hội

Trang 38

Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Hoạt động KH&CN của trường rất đa dạng, từ việc đảm nhận hoặc tham gia thực hiện các đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc tương đương và cấp

cơ sở đến việc xây dựng chương trình đào tạo, chương trình môn học Định hướng hoạt động KH&CN trong những năm qua là gắn NCKH với các hoạt động đào tạo, gắn NCKH với chuyển giao công nghệ Trên cơ sở đó, trường đề

ra những chính sách phù hợp, vừa khuyến khích, vừa nâng cao trách nhiệm, vừa huy động được đội ngũ CBVC tham gia NCKH

Qua hơn 30 năm phát triển, trường đã tổ chức thực hiện hàng trăm đề tài NCKH với các nội dung trên Riêng giai đoạn 2002-2007 đã có hơn 229 đề tài với 03 đề tài cấp nhà nước, 88 đề tài cấp bộ và 138 đề tài cấp cơ sở được tổ chức nghiệm thu thành công và ứng dụng vào thực tiễn Bên cạnh đó, nhà trường còn

tổ chức và hỗ trợ cho sinh viên NCKH với hàng ngàn đề tài có chất lượng cao đạt nhiều giải thưởng cấp Bộ và tương đương Hoạt động NCKH của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao và khen thưởng nhiều bằng khen, giấy khen cho tập thể và cá nhân

Trường có chiến lược cũng như quy định cụ thể và cơ chế, kinh phí hỗ trợ giảng viên, sinh viên NCKH như: xây dựng hệ thống các viện, trung tâm nghiên cứu; xuất bản Tạp chí Phát triển Kinh tế; tổ chức nhiều hoạt động NCKH cho sinh viên trong và ngoài trường

Nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất, nơi khởi xướng và phát triển công cuộc đổi mới của cả nước, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM có nhiều ưu thế để tiến hành các hoạt động KH&CN ứng dụng vào thực tế Nhờ vậy, trong những năm qua có nhiều kết quả của các đề tài đã được áp dụng vào thực tế, giải quyết tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH ở TP.HCM cũng như hầu hết các tỉnh thành phía Nam

Trang 39

2 Những tồn tại và kế hoạch

Bên cạnh một số bộ phận CBVC tích cực và thường xuyên tham gia NCKH, vẫn còn một số cán bộ giảng viên chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với các hoạt động NCKH của nhà trường

Công tác quản lý, thống kê lưu trữ còn có những hạn chế, một số đề tài, bài báo của giảng viên thực hiện ngoài trường chưa thống kê và quản lý đầy đủ Một số đề tài còn mang tính lý luận và giải pháp chung chung, tỷ lệ đề tài hoàn thành và nghiệm thu đúng hạn chưa cao Kinh phí bình quân cho mỗi đề tài chưa cao

Hàng năm trường sẽ phổ biến đến CBVC các văn bản pháp qui, kế hoạch nhiệm vụ KH&CN của nhà trường qua từng giai đoạn, đồng thời mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu, phương pháp viết đề án NCKH cho cán bộ, giảng viên

Năm học 2007-2008, trường sẽ phân cấp hoạt động KH&CN cụ thể cho các khoa, ban đào tạo nhằm nâng cao trách nhiệm; khuyến khích các khoa chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN cho đơn vị Nghiên cứu đề xuất khoán nhiệm vụ KH&CN và kinh phí theo thế mạnh cho mỗi khoa và bộ môn hàng năm

Trường sẽ ban hành các quy chế quy định về việc liên kết NCKH với hoạt động đào tạo sau đại học, thu hút NCS và học viên cao học, các cựu sinh viên thực hiện NCKH bằng cách ưu tiên chọn các đề tài có tính thực tiễn, giải quyết các vấn đề cụ thể, làm đề tài của luận án tiến sĩ, luận văn cao học Đặc biệt đối với những NCS, học viên đến từ các cơ quan thực tế

Khuyến khích cán bộ, giảng viên tham gia NCKH bằng nhiều hình thức khác nhau; nâng tỷ lệ kinh phí chi cho NCKH từ quỹ chi tiêu nội bộ nhằm khen thưởng và hỗ trợ cụ thể về kinh phí cho hoạt động chuẩn bị đề án NCKH, tham gia đấu thầu dự án NCKH… Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên hợp tác nghiên cứu với các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực quản lý và sản xuất kinh doanh

Có quy chế mời cộng tác viên là những nhà doanh nghiệp, nhà quản lý có trình độ cao tham gia vào công tác quản lý nhà trường (trong hội đồng trường), giảng dạy và NCKH; xây dựng và phát triển các loại hình doanh nghiệp khoa học công nghệ trong nhà trường; khuyến khích NCKH trong HTQT

Gắn nhiệm vụ NCKH với các quyền lợi cụ thể như: xây dựng các tiêu chuẩn xét duyệt chức danh, nâng lương, nâng ngạch, xét thi đua hàng năm cho CBVC

Trang 40

Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế

Thực hiện chính sách đổi mới trong quan hệ quốc tế của Đảng và Chính phủ, qua sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kể từ năm 1990 các hoạt động HTQT của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tiếp tục phát triển theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa để phát huy những cơ hội do hoạt động HTQT mang lại nhằm phát triển nhà trường về mọi mặt

Hoạt động HTQT của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trong thời gian qua đã hướng đến và đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:

- Hoạt động HTQT giúp cải tiến phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới chương trình giảng dạy, chương trình môn học, bổ sung

và cập nhật thường xuyên nội dung các môn học, phát triển các chuyên ngành và môn học mới

- Kết hợp các hoạt động HTQT với hoạt động khoa học và phát triển công nghệ

- Hoạt động HTQT giúp bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý

Nhờ đạt những thành tích xuất sắc trong công tác HTQT và trong các lĩnh vực khác nên ở giai đoạn 1998-2003, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã nhận được nhiều bằng khen của Bộ GD&ĐT (1998-2003; 2001-2005), Phòng Quản lý Khoa học - HTQT cũng nhận được nhiều bằng khen của Bộ trưởng (2000-2004)

và Thủ tướng (2001-2005) Hiệu trưởng đương nhiệm, PGS.TS Phạm Văn Năng được tặng Huân chương Lao động Hạng II và được Nước Cộng hòa Pháp tặng

“Cành cọ Hàn lâm” (Médaille Académique)

1 Những điểm mạnh

Trong 5 năm qua, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã ký kết gần 40 bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận với các đối tác nước ngoài, đón tiếp 163 đoàn khách quốc tế từ 62 quốc gia, vùng và lãnh thổ đến thăm và làm việc tại trường (trong

đó có 03 nguyên thủ quốc gia), có quan hệ hợp tác với gần 50 trường đại học nước ngoài, đã và đang thực hiện 10 dự án liên kết đào tạo, 6 chương trình HTQT Các hoạt động HTQT rất đa phương, đa dạng và không vi phạm quy định hiện hành

Hoạt động HTQT đã góp phần tích cực vào việc đổi mới nội dung chương trình giảng dạy theo hướng hội nhập với thế giới và là nhân tố quan trọng duy nhất giúp hoạt động đào tạo của nhà trường tiếp cận với công nghệ đào tạo hiện đại của thế giới và khu vực BGH nhà trường đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để khuyến khích CBCC tham gia các hoạt động HTQT

Ngày đăng: 20/06/2014, 23:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Tựa đề Trang - BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đại học
ng Tựa đề Trang (Trang 5)
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM - BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đại học
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM (Trang 16)
Bảng 5.1: Số lượng tuyển dụng giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên từ - BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đại học
Bảng 5.1 Số lượng tuyển dụng giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên từ (Trang 82)
Bảng 5.3: Thống kê cán bộ, giảng viên được cử  đi  đào tạo, hoạt  động  chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước từ năm 2002 đến tháng 04/2007 - BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đại học
Bảng 5.3 Thống kê cán bộ, giảng viên được cử đi đào tạo, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước từ năm 2002 đến tháng 04/2007 (Trang 87)
Bảng 5.7: Bảng số liệu thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên. - BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đại học
Bảng 5.7 Bảng số liệu thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên (Trang 92)
Bảng 6.4: Bảng số liệu kết nạp Đảng trong sinh viên qua các năm. - BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đại học
Bảng 6.4 Bảng số liệu kết nạp Đảng trong sinh viên qua các năm (Trang 105)
Bảng 6.9a: Thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp (trong 5 năm gần đây) - BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đại học
Bảng 6.9a Thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp (trong 5 năm gần đây) (Trang 115)
Bảng 6.9b: Thống kê tình trạng tốt nghiệp của sinh viên hệ đại học chính  quy - BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đại học
Bảng 6.9b Thống kê tình trạng tốt nghiệp của sinh viên hệ đại học chính quy (Trang 115)
Bảng 7.3: Thống kê số lượng bài báo khoa học trong toàn trường - BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đại học
Bảng 7.3 Thống kê số lượng bài báo khoa học trong toàn trường (Trang 122)
Bảng 10.3: Cơ cấu chi qua các năm 2002-2006 - BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đại học
Bảng 10.3 Cơ cấu chi qua các năm 2002-2006 (Trang 156)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w