1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho doanh nghiệp

151 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 6,56 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ HHOR HỌC CƠNG NGHỆ VÌ MƠI TRƯỜNG

TRUNG TAM THONG TIN TU LIEU KHOA HOG & CONG NGHE QUOC GIA

Bdo cdo téng két dé tai: |

NGHIEN COU VA DE XUAT CAc GIAI PHAP NHAM NANG CAO HIEU QUA PHYC VU THONG TIN

CHO DOANH NGHIEP -

Chi nhiém dé tai: Hoang Kim Dung

Trang 2

Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện đề tài: "Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho doanh nghiệp”

chúng tôi nhận được sự giáp đỡ của các đông nghiệp ở Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia cũng như các đồng nghiệp ở những Trung tâm thông tin ngành như: Trung tâm thông tin của Cục Sở hữu Công

nghiệp, Trung tâm thông tin của Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường và Chất

lượng, Trung tâm thông tin của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

Quốc gia, Trung tâm Thông tin & Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật ngành điện, Phòng Tư liệu của Bộ Công nghiệp và những đồng nghiệp ở các doanh nghiệp

Trang 3

Mục lục LỒI GẮN ƠN u52 2 Si HH1 18 nen 1211001110010 k0 tr, 1 150/1 „ri Các chữ VISE LẤC Sen cases .tf.V 0 ¡0 tr VI Phần một: Tình hình hoạt động và

nhu cầu thông tỉn của các doanh nghiệp

1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp - Ă Snehhrreede tr,

1.2 Về vấn đề đổi mới công nghệ và sức cạnh tranh của đoanh nghiệp tr.4

: 1,3 Về vấn đề Chất lượng, giá cả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp tr | Ö 1.4 Về vai trò của hoạt động thông tỉn trong doanh nghiệp — trl

1.5 Hoat dong thong tin trong doanh nghiép và nhu cầu thong tin

của doanh nghiệp - - Sen HH Hư ¬_ tr.13 1.5.1 Về qui mơ của hoạt động thông tín trong doanh nghiệp tr.13

1.5.2 Về cơ sở vật chất kỹ thuật của hoại động thông tín

trong doaqHh nghiỆD .à cà chua Hi hhhirhh tr, 14 1.5.3 Về các hình thức litu giữ thông tín trong doanh nghiỆệp tr.14 1.5.4 Về nguồn lấy thông tin của các doanh nghiỆp co tr.15

1.5.5 Về mối quan hệ giữa hoạt động thông tin

trong doanh nghiệp với các cơ quan thơng tin bên ngồi tr.15 1.5.6 Về như cầu thông tin của doanh nghiỆp .ìàcàcseieereeee tr.l7

Trang 4

Phần hai: Hoạt động thông tin

công nghệ của các nước liên quan đến doanh nghiệp

“21 Mạng lưới thông tin công nghệ trong liên hợp QUỐC - tr.23

2.1.1 UNIDO và hoạt động thông tin công nghiệp và công nghệ tr.23 2.1.2.1NSTEAD - Cơ quan thông tin về lựa chọn công nghệ cho

phát trIỂn c2 11212 reo tr.27

2.2 Hoạt động thông tin công nghệ ở khu vực châu Á-

Thái Bình Dương .Ặs SH HH HH Hee tr.28

2.2.1 APCTT và hoạt động thông tin công nghệ trong khu vực Châu Á-

Thái Bình DƯƠI SH HH re tr.28 2.2.2 Mang lưới Hệ thống Xúc tiến Thông tin công nghệ và

Thương mại-TIPS NGIWOFĂ à HT Hee tr.30

2.2.3 Hoạt động thông tin công nghệ ở một số nước và khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương à 0n ccee tr.32 Phần ba: Hoạt động thông tin ở một số trung tâm thông tin

ngành và ở Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học & Công nghệ Quốc gia phục vụ doanh nghiệp

3.1 Hoạt động thông tin ở một số trung tam thong tin ngành phục vụ

doanh nghiệp - Hà HH0 1X Ea Ho tr 36 3.2 Hoạt động thông tin công nghệ của TTTTTLKH&CNQG ¬ tr.37

3.2.1 Trước "Nghị quyết Trung ương II về Khoa học và Công nghệ” tr.37

3.2.2 Sau "Nghị quyết Trung ương H về Khoa học và Công nghệ" tr.44

Phần bốn: Những vấn đề được đặt ra và các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ

thông tin cho các doanh nghiệp

Trang 5

AD NAAM NOE tr.5 Í

4.1.1 Nhận xét về hoạt động & nhu câu thông tin trong doanh nghiệp tr.5 Í

4.12 Nhận xét về hoạt động thông tin của các cơ quan thông tin các cấp

„ phục vụ doanh nghiỆp ào tr.53

-4.2 Những vấn đề được đặt ra cân giải quyết tt e tr.56 4.2.1 Về vấn đề hoạt động thông tin trong các doanh MARNIE uc tr 56 * 4.2.2 Vé vấn đề kết hợp nguồn lực giữa các cơ quan thông tỉH tr 60 4.2.3 Về vấn đê hiệu quả phục vụ thông tin cho doanh nghiệp tr, 63

4.3 Những kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ

thông tỉn cho doanh nghiệp á 555 C2 nghe tr.72

4.3.1 Các SP&DVTTCN nên được hiểu theo nghĩa tổng họp tr.72 4.3.2 Hướng thi diém phuc vu théng tin cho các sẵn phẩm trong diém

và doanh nghiệp trọng điỂm à Hee tr.74 4.3.3 Thành lập một bộ phận đầu mối về thông tin cho doanh nghiệp

theo Nghị định 350HĐBT về hoạt động dich vụ KHCN tr.76 4.3.4 Triển khai tích cực các hoạt động marketing —— tr 78

4.3.5 Giới thiệt một số cách tiếp cận theo ISO 9000 & TQM nhằm

nâng cao liệu quả phục vụ thông tin cho doanh nghiệp tr.79

Tài liệu tham khảo chính - 0222222 cec tr.88 Các phụ lục Phụ lục 1: Phụ lục 2: Phụ lục 3: Phụ lục 4: Phụ lục-5: Phụ lục 6: Phụ lục 7: Phụ lục 8:

Ấp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo S0 9001-2000 vào hoạt động dịch vụ thông tin của Trung tâm thông tin

Tiêu chuẩn-Ðo lường-Chất lượng .- 2 SSnnnnneee tr.92

Một số phiếu điều tra các doanh nghiệp

Danh sách điều tra các doanh nghiệp

Các yếu tố điều tra các doanh nghiệp -2-7¿- se csscsics tr.114

Một số phiếu điều tra các cơ quan thông tỉn tr.L17 Danh sách điều tra cơ quan thông tỉn c.cccccccsocccc, tr.127 Các yếu tố điểu tra các cơ quan thông tỉn s cccc tr.129 Nghi dinh 35/HDBT vé cong tac quan lý khoa học và công

nghệ và Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính

ấp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu -s ca So soeccac tr 131

Trang 6

Chữ viết tắt

APCTT: (Asian Pacific Center for Technology Transfer - Trung tam chuyén giao công nghệ khu vực châu Á - Thái Bình Dương)

CSDI: Cơ sở dữ liệu

DNV&N: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ESCAP: (Economic and Social Commision for Asia and the Pacific —

Uý ban kinh tế & xã hội Châu Á Thái Bình Dương)

ICSTI: — (International Center of Scientific and Technological Institute — Trung tam Thong tin Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế)

INSTEAD: (Information Service on Technological Alternatives for Development- Hệ thống thông tin công nghệ

INTIB: (Industrial and Technological Information Bank - Ngân hàng Thông tin công nghiệp và Công nghệ )

ISO: (International Standardization Organization — Té chite ti@u chuẩn hoá quốc tế )

SP&DVITT: Sản phẩm và dịch vụ thông tin

TCVN: - Tiêu chuẩn Việt nam

TIPS: (Technological and Commercial Information Promotion System —

Hệ thống Xúc tiến Thông tin công nghệ và Thương mại

TQM: (Total Quality Management - Quan ly chat lượng tổng hợp) TITTTLKH&CNQG: Trung tam Thông tin Tư liệu Khoa học é« Công nghệ

Quốc gia

UNIDO: (United Nation’s Industrial Development Organization —

Trang 7

&,

Lời mở đầu

Mục tiêu của các doanh nghiệp trong thập niên đầu của thế kỷ 21 là nâng cao

sức dành tranh cho sản phẩm của mình để tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới,

đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và khách hàng nước ngoài Để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực phấn đấu, phải đổi mới

công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới quản lý, phải nắm bắt được

thông tim một cách chính xác và kịp thời

Là một nước đông dân, lại chủ yếu sống bằng nghề nông, lao động dư thừa nhiều và có mức thu nhập thấp thì khu vực doanh nghiệp tư nhân đóng một vai trò

rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp vào tổng sản phẩm xã hội,

bao dam nhu cầu tiêu dùng trong nước và phát triển các ngành nghề sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động Nhờ có chủ trương và chính sách đúng dan của Đảng và Nhà nước ta phát huy vai trò nhiều mặt của các doanh nghiệp tư nhân mà số lượng và quy mô của loại hình doanh nghiệp này ngày càng phát triển Đến thời điểm năm 2000 theo số liệu của bộ tài chính, nếu tính số đơn vị có mã số thuế ca nước đã có trên 10.000 đoanh nghiệp, trong đó có trên 80%, là doanh nghiệp tư nhân Đa số các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ và có thể đồng nhất coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ (ĐNV&N)

Hơn 10 năm đổi mới, doanh nghiệp Việt Nam tuy đã có nhiều tiến bộ và có những bước chuyển mình cho phù hợp với cơ chế thị trường nhưng nhìn chung, sản phẩm của họ vẫn chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường, chưa thoả mãn được yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước Qua thăm dò, đánh giá của Bộ kế hoạch và đầu tư, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các DNV&N được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp chẳng hạn như thị trường xuất khẩu hạn chế, hạn chế về các hoạt động xúc tiến sản xuất-kinh doanh, thuế cao, thiếu thong tin, nhu cầu trong nước chưa cao, vay vốn khó khăn, buôn lậu, hàng giả, chị phí vận tải, điện

thông -ứn liên lạc, công nghệ thiết bị lạc hậu, năng lực đội ngũ quản lý, lao động

Trang 8

Cũng theo một số điều tra khác do chương trình Phát triển dự án sông Mê Kông tiến hành năm 1999, những khó khăn lớn nhất theo các chủ doanh nghiệp tư

nhân Việt nam là: không có khả năng tiếp cận vốn (53%), thiếu các thông tin

(41%), thiếu vốn lưu động (39% ), khủng hoảng kinh tế Đông Á (19%), các chính

sách chưa rõ ràng (16%) Điều này chứng tö rằng các DNV&N thiếu những thông

fin về thị trường trong và ngoài nước, thiếu những thông tin mới nhất về sản xuất,

về đối mới công nghệ, về công nghệ chế tạo và nguyên liệu, v.v và rất cần sự hổ

trợ thông tin phía các cơ quan nhà nước

Với vai trò là cơ quan đầu ngành trong hệ thống thông tin khoa học và công nghệ, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia từ nhiều năm nay đã đầu tư xây dựng tiểm lực thong tin khoa học công nghệ, tiến hành tạo lập thị

trường thông tin công nghệ cho các doanh nghiệp và đạt được một số kết quả nhất định Song, nhằm góp phần tháo gỡ một phần khó khăn về thông tin cho các đoanh nghiệp trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, Trung tâm tiến hành nghiên

cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho doanh nghiệp

Đây là vấn đề hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn phù hợp với mục tiêu

Trang 9

PHẦN MỘT

TINH HINH HOAT DONG VA NHU CAU THONG TIN CUA

CAC DOANH NGHIép

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

(DNV&N)

DNV&N có tác dụng tích cực trong lịch sử phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới Ở những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Đài

Loan DNV&N cũng luôn luôn được coi trọng, có hệ thống luật lệ nhất quấn và

kiên trì khuyến khích (xem bảng 1) [15]

Vai trò của các DNV&N ở các nước (Bang |) [ i Í TIÊ ể sO LIEU DIEU TRA THEO THO GIAN CỦA CÁC NƯỚC CÁC CHÍ TIỂU CỤ THỂ Mỹ Nhật | Đàioan (2000) (1998) (1999) 1 Ty trong trong tổng số đoanh nghiệp 997%, 99,7% | gần 971%

2 Thu hút lao động trong khu vực tư nhân 52% 70%

3 Cung cấp số việc làm mới cho xã hội 75% 7

4 Sản xuất ra tổng sản phẩm của khu vực 51%

tư nhân so với tổng sản phẩm cả nước 5 Doanh thu bán hàng trên tổng doanh thu 47% 40% cả nước 6 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong 31% 21,1% tổng kim ngạch

7, Giá tị gia tăng của toàn bộ khu vực 60% 47, 8% DNV&N so v6i toan khu vuc san xuat

8 Số lao động trong tổng số lao động cả 78,2% nước 9 Đóng góp thuế VA T trong tổng số 44,1% L thuế

Đài Loan thường được nhắc đến như là một điển hình thành công, là “vương quốc” của DNV&N Đặc biệt là nhờ có DNV&N mà kinh tế Đài Loan

đã giữ được ổn định trong cuộc khủng hoảng về tài chính khu vực năm L997 (tốc

Trang 10

độ phát triển trong khoảng thời gian đó luôn ở mức trên 4% năm); điểm này có thể so với những khó khăn của Hàn Quốc với những “cheabol” (tổ hợp công nghiệp lớn) quá nặng nề, không thích ứng

Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới chủ yếu có 2 loại hình tổ chức kinh doanh

cơ bản, đó là đoanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã Từ năm 1986 tới nay, các š loại hình doanh nghiệp trở nên phong phú và đa dạng hon N goài doanh nghiệp

nhà nước còn có doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ z phần Qua 3 đợt sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, số doanh nghiệp đã giảm hơn một nửa, cả hai loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tập thể chỉ

còn chiếm 20,4% tức 1/5 tổng số doanh nghiệp Việt Nam [38] (bảng 2} [ Loại hình DN Số lượng DN Số lượng DN sau 1990-2001 trước 1990 ` DN nhà nước | trên 12.6000 5.531 chiém 12,9% trén téng s6 DN DN tap thé may chuc nghin =| 3.187 chiếm 7,5% trên tổng số DN

Nhờ thiết lập khuôn khổ pháp lý, đường lối đổi mới và mở cửa nhiều loại

hình kinh đoanh đã được thành lập và hoạt động với tốc độ phát triển lớn vào giai đoạn 1991-1993, sau đó tốc độ phát triển có chậm lại Tuy nhiên, sau khi

luật doanh nghiệp được ban hành (12-6-1999) và có hiệu lực (1-1-2000), tốc độ

tăng về số lượng đoanh nghiệp rất nhanh Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2000 đã có 6445 doanh nghiệp được thành lập với tổng vốn đăng ký là 5734 tỷ đồng, trong đó có 3031 doanh nghiệp tư nhần (1211 tỷ đồng), 3132 công ty trách nhiệm hữu hạn (3302 tỷ đồng) và 282 công ty cổ phần (1221 tỷ đồng) Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân tập trung chủ yếu vào ngành thương mại, dịch vụ (trên 50%) và công nghiệp (gần 30%) Hiệu quả sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn doanh nghiệp nhà

nƯỚC,

Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh được hình thành và chính thức

thừa nhận từ đầu những năm 1990 Phạm vi hoạt động của khu vực này ngày

càng được mở rộng sang nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế Hiện nay khu vực này dang được khuyến khích phát triển, không hạn chế về quy mô và địa bàn

hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm Hàng vạn doanh

Trang 11

Theo số liệu thống kê năm 1996, năng suất lao động bình quân toàn bộ nền

kinh tế là 55,7 triệu đồng/lao động, trong đó các doanh nghiệp tư nhân là [56,5 triệu đồng/lao động, còn doanh nghiệp nhà nước thì chỉ đạt 127,2 triệu đồng/lao

động Hiệu quả sử dụng vốn toàn bộ nền kinh tế đạt 1,23 đồng doanh thu/đồng vốn kinh doanh, trong đó hiệu quả sử dụng đồng vốn của doanh nghi Pp va cong ty tư nhân là 2,88 ty déng/déng von kinh doanh Chi số này của khu vực ngoài quốc doanh cao hơn mức trung bình của cả nước, cao hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước

Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả cao hơn, góp phần thu nhập dân cư theo thống kê thì khu vực kinh tế tư nhân chiếm 44-45% GDP trong những năm 1995-1998 Sự ra đời của Luật doanh nghiệp, cùng với những chủ trương và chính sách của

Đẳng và nhà nước ta về phát huy vai trò nhiều mặt của doanh nghiệp tư nhân,

thì số lượng doanh nghiệp tư nhân sẽ ngày càng phát triển Đa số các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta có quy mô là vừa và nhỏ và có thể đồng nhất coi là DNV&N.- Theo quy định thống nhất của-chính phủ tại công văn số 681/CP-K'IN ngày 20/6/1998, DNV&N là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng ` và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người (có thể đồng thời áp dung cả 2 chỉ tiêu này hoặc chỉ áp dụng một trong hai chỉ tiêu đó) NÐ 90/2001 đã đưa ra định nghĩa mới về DNV4@&N là những cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lận đã đăng ký theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc

số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người So với trước đây chỉ tiêu

được nâng lên cho phù hợp với tình hình thực tế của nước ta hiện nay, quy mô của doanh nghiệp dân doanh đã lớn hơn trước: về vốn từ 5 tỷ đồng được nâng lên 10 tý đồng để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư làm ăn lớn (nhưng cũng chỉ tương đương 665.000 USD vào thời điểm hiện nay, còn rất thấp so với chỉ tiêu

của nhiều nước); còn số lao động từ 200 người được nâng lên 300 người là nhằm khuyến khích thu hút thêm nhiều lao động đang thiếu việc làm, Tuy time trường hợp, đối với từng chương trình trợ giúp có thể vận dụng cả hai hoặc một trong

hai chỉ tiêu đó

Qua điều tra, tuy chưa có thống kê đẩy đủ về DNV&N nhưng có thể thấy DNV&N chiếm đến 70-§0% số doanh nghiệp cả nước, sử dụng khoảng 26% số lao động phi nông nghiệp và đang có bước phát triển khá, nhất là từ khi Luật

doanh nghiệp được ban hành Tại cuộc gặp doanh nghiệp nhà nước ngày 14/9/2001, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã nhấn mạnh rằng: “ Cần thấy rằng

DNV&N là loại hình rất phù hợp để phát huy mọi tiểm năng cho việc phát triển kinh tế, kể cả ở những nước phát triển Đối với nước ta, phất triển thật nhiều

DNV&N lại càng phù hợp với bước đâu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 12

vừa, kể cả kinh tế hộ gia đình phát triển” Ngoài những ưu điểm chung là không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, quản lý đơn giản, dễ linh hoạt thay đổi mẫu mã hàng hoá theo nhu cầu của thị trường v.v DNV&N ở nước ta còn có tác dụng hết sức

quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động (chiếm trên | 3

tổng số lao động của toàn bộ doanh nghiệp ) đang là một sức ép lớn đối với nền kinh tế

, Tiên thực tế DNV&N tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng quy mô nói chung còn quá nhỏ Cả nước hiện có tới 97,8% tổng số doanh nghiệp có quy mô dưới 300 lao động và 95,6% tổng số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng [38] Ngày nay, tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới đang ,

đặt các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt DNV&N là rất kém thể hiện ở nhiều mặt như: quy mô còn nhỏ bé, trình độ kỹ thuật-công nghệ còn thấp, việc tiếp cận với các nguồn vốn ngân hàng còn hạn chế nên thường phải vay với lãi suất cao, chất lượng sản phẩm kém, giá thành sản phẩm cao, công nghệ thấp và lạc hậu, quản lý kém, thiếu thông tín v.v

1.2 VE VAN DE ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC DNV&N

Công nghệ lạc hậu đang là một cản trở lớn đối với khả năng và quá trình hội nhập của các doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp được trang bị máy móc từ nhiều nước khác nhau thuộc nhiều thế hệ khác nhau, có loại đã quá cũ Kết quả khảo sát 727 thiết bị và 3 dây chuyền nhập khẩu của 42 cơ sở thuộc một ngành do Viện Khoa học Bảo hộ Lao động tiến hành gần đây cho thấy có đến 76% thiết Dị máy móc nhập khẩu thuộc thế hệ những năm 50-60, trên 70% đã hết khấu hao, gần 50% được tân trang lại Theo số liệu của Bộ KHCN&MT qua khảo sát nhiều xí nghiệp thuộc 7 ngành thì máy móc, thiết bị, dây chuyên sản xuất của ta lạc hậu so với thế giới 10-20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30 đến 50%, thậm chí có tới 38% số này ở đạng thanh lý, 52% đã qua bảo dưỡng, sửa chữa

Theo con số thống kê [39] thì khoảng 80-90% công nghệ hiện đang sử

dụng ở Việt Nam là công nghệ nhập ngoại, trong đó cho đến thời điểm năm

Trang 13

qua đầu tư trực tiếp (liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài), phần lớn là của các nước công nghiệp mới ở châu Á (Đài Loan, Malaixia, Singapo ) Việc đổi mới công nghệ thông qua nhập công nghệ chưa thể đem lại những thay đối đáng kể về trình độ công nghệ sản xuất trong nền kinh tế đất nước Một tình hình cụ thể

hơn ở các doanh nghiệp nhà nước, do các chuyên gia trong nước đánh giá, có thế được khắc hoạ qua những khía cạnh sau:

¢ Tudi tho trung bình của máy móc thiết bị là cao, khoảng vài chục năm © Mức hao mòn hữu hình của máy móc thiết bị phổ biến khoảng 40-60%, có

nơi còn hơn thế nữa

e Số thiết bị, máy móc đạt trình độ trung bình của thế giới còn ít, Nhìn chung còn lạc hậu và thủ công Hệ số cơ khí hoá chung trong nền kinh tế chỉ vào khoảng 20%

® Năng lực nghiên cứu, triển khai và tiếp thu, phát triển công nghệ ở các doanh nghiệp còn yếu và thiếu

Qua một thăm đò ý kiến của 24 công ty Nhật Bản hoạt động ở 10 nước ASEAN về môi trường kinh doanh của từng nước đã cho thấy về công nghệ Việt Nam chỉ được chưa đến 2 điểm (1,9 điểm) trong thang điểm 5, trong 10 nước ASEAN, chỉ đứng trên 3 nước trong khối là Myanma, Lào, Campuchia Dưới đây là bảng đánh giá công nghệ ở 10 nước ASEAN (qua ý kiến của 24 công ty Nhật

Bản)

Nước | Xin- Bru- Mala | Thái Phili- | Ind6- Viet | Mya | Lao Campu

gapo ney y-xia | Lan pin néxia Nam | n-ma -chia

Điểm 3,8 2,6 3,0 2,6 2,8 là Ww 19 |18 | 4,5 1,3

Điều này chứng tỏ sự đánh giá của các chuyên gia nước ngoài cũng không

mấy khả quan hơn sự đánh g giá của các chuyên gia trong nước Thực trạng bức

tranh về công nghệ ở các doanh nghiệp nhà nước còn có thể thấy thông qua các chỉ tiêu, thơng số-kỹ thuật sau:

® Tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, năng lượng Gía cả thành phẩm cao Có thể nói các chỉ tiêu này so với mức trung bình của thế giới và khu vực còn 'thua kém từ vài lần cho tới vài chục lần tuỳ theo từng loại sản phẩm ® CLSP sản xuất ra còn thấp, nhiều sản phẩm, dịch vụ là rất thấp, khó cạnh

tranh được với hàng nhập ngoại

e© Mẫu mã đơn điệu, kém hap dan va chap va

se Chỉ phí cho quản lý trong các ngành sản xuất cao: lấp ráp điện tử 21-37%;

thi cong bê tông 14,5%; sành sứ, thuỷ tỉnh I1%

Trang 14

® Năng lực và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ Việt Nam còn

yếu, hàng hoá ứ đọng nhiều

Như vậy từ doanh nghiệp nhà nước đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tuy có nhiều đặc điểm, sắc thái khác nhau nhưng đều có một nhược điểm

„ chung là yếu kém về chất lượng, về công nghệ Điều này đã được khẳng định

- trong các văn kiện của Đảng Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ bảy

(tháng 6-1991) đã đánh giá tình hình phát triển của 5 năm 1986-1990 với nhận

định như sau:”Whiểu cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sơ tiểu thủ công nghiệp và

công nghiệp quốc doanh địa phương, đang gdp khé khăn, chủ yếu do trình độ

trang bị kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩểm kém, giá thành sản phẩm cao lại bị hàng ngoại chèn ép” [40] Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm tại Đại hội Đảng lần thứ VHI, khi đánh giá 4 mặt yếu kém trong 5 năm 1991-1295 đã nêu yếu kém đầu tiên là:”chất lượng và hiệu quả của nên kinh tế còn thấp, nguy cơ tụt hậu xa hơn còn lớn” Dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đáng lần thứ IX, khi đánh giá 4 khó khăn, yếu kém của 5 năm 1996- 2000 (trong phần dự thảo về phương hướng, nhiệm vụ) vẫn khẳng định lại khó khăn, yếu kém đầu tiên là:”cháf lượng và hiệu quả phát triển kinh tế còn thấp; nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa đủ sức cạnh tranh” Nguyên nhân của sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kém có nhiều, từ chất lượng sẵn phẩm thấp, giá thành sản phẩm cao, từ vấn đề công nghệ lạc hậu, vấn đề tổ chức-quản lý, đặc biệt là quản lý chất lượng, vấn đề vốn liếng, vấn đề trình độ-kiến thức, vấn để đào tạo, thông tin đến các vấn để về chủ trương, chính sách, tổ chức thực hiện Đề tài này chỉ tập trung vào vấn đề thông tin, cụ thể là vấn đề nâng cao

hiệu quả phục vụ thông tin cho đoanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Tuy nhiên, trong bối cảnh còn yếu kém về công nghệ đó, không ít doanh

nghiệp nước ta đã vươn lên cải tiến công nghệ, nhập công nghệ để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được đồi hỏi, yêu cầu của khách

hàng trong nước và nước ngoài Dưới đây là một số ví dụ:

- Trước đây, Việt Nam từng được coi như một nước có tỷ lệ xe đạp tính

trên số dân vào loại cao nhất thế giới Xe đạp một thời đã là phương tiện vận

chuyển chính, nhất là đối với việc vận chuyển cá nhân Ngày nay, cùng với việc

chuyển đổi kinh tế theo cơ chế thị trường, đời sống nhân dân ta có phần nào dược cải thiện, xe đạp đã dần dần nhường chỗ cho xe máy, nhất là ở khu vực thành thị Tuy vậy, đối với phần lớn vùng nông thôn và những khu vực kinh tế

chưa phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện vận chuyển quan trọng, đặc biệt là đối

với cự ly gần Vì vậy thị trường xe đạp vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn Trong một thời gian khá dài, các doanh nghiệp Việt Nam đã bẻ trống thị trường này,

mặc cho xe đạp ngoại, nhất là xe đạp Trung Quốc mặc sức thao túng Sản xuất

Trang 15

xe đạp trong nước cứ bị co hẹp dần, nhiều doanh nghiệp sản xuất xe đạp và phụ tùng lao đao, công nhân không có việc làm, có doanh nghiệp phải chuyển sang làm nghề khác Gần đây, một số doanh nghiệp sản xuất xe đạp đã nhận thấy sự phi lý khi phải bỏ trống thị trường cho nước ngoài Với chủ trương dán tem mặt

hàng xe đạp để chống hàng lậu, việc sản xuất và buôn bán xe đạp trong nước đã

nhộn nhịp hơn Xe đạp Việt Nam đã được cải tiến về mẫu mã, chất lượng Với giá cá phù hợp với túi tiền người tiêu dùng, xe đạp Việt Nam đang dần từng bước chiếm lại vị trí của mình trên thị trường Với chủ trương tập trung để phục hồi sản sản xuất của ngành xe đạp, nhiều chương trình đầu tư kỹ thuật và công nghệ của ngành xe đạp đã được thông qua với khối lượng đầu tư nhiều tỷ đồng Công ty xe máy và xe đạp Thống Nhất được thành lập ngày 30/6/1960, đến nay đã trên

40 năm Trong mấy năm gần đây, công ty đã có nhiều cố gắng đổi mới công

nghệ, kỹ thuật quản lý và đã thu được một số kết quả khả quan Nếu như giá trị

tổng sản lượng năm 1996 là 10,9 tỉ đồng thì năm 1997 là 14,6 tỉ và năm 1998

ước thực biện 20 tỉ đồng Năm 1996 doanh thu dat 18 G, năm 1997 đạt 21 tỉ và năm 1998 ước đạt 32 tỉ đồng Về số lượng, năm 1996 sản xuất 23 ngần xe, con số của năm 1997 là 33 ngần xe và số xe sản xuất năm 1998 sẽ đạt khoảng SO ngàn xe Ngân sách nộp năm 1996 là 600 triệu, năm 1997 là 630 triệu va nam 1998 là 1 tỉ đồng Đời sống cán bộ công nhân ổn định và có phần được cải thiện, lương bình quân đạt 1,1 triệu đồng một người một tháng (theo báo cáo của bà Đỗ Thị Nga ở Câu lạc bộ chất lượng tháng 12/1998)

- Chiếc khoá tuy là một sản phẩm nhỏ nhưng nó có có tác dụng lớn trong

việc đảm bảo an toàn về tài sản cho mọi người, mọi nhà Cơng ty khố Việt Tiệp được thành lập từ năm 1974 với công nghệ sản xuất của Tiệp khắc cũ Từ năm 1974 đến 1978, mặc dù công suất thiết kế là 1 triệu khoá năm, cơng ty khố Việt

Tiệp chỉ sản xuất mỗi năm trên dưới 300 ngần chiếc, bằng 1/3 công suất thiết kế

Từ năm 1990, khi chuyển sang kinh tế thị trường, công ty rất lao đao Công nhân nghỉ không lương, sản nhấm không tiêu thụ được, công ty lâm vào tình trạng bế tắc Trong tình thế đó, công ty đã đưa ra quyết tâm tập trung vốn đầu tư vào đối

mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cho khoá Chất lượng khoá

quyết định ở dung sai lấp ghép giữa lễ thận và nhĩ khoá, độ chính xác của rãnh chìa, chất lượng các chỉ tiết mạ Vì vậy, công ty đã tập trung đầu tư một máy đúc

áp lực trị giá trên một tỷ đồng để đúc nhĩ khoá, hàng giả không bắt chước được,

đầu tư đây chuyển công nghệ gia cơng nhĩ khố, đây chuyển công nghệ ma (3 ty đồng), đang xúc tiến việc nhập hệ máy tiện mới Giám đốc Công ty, đồng chí Nguyễn Đình Phúc cho biết: Để nâng cao chất lưuợng sản phẩm, ngoài việc đầu

tư đổi mới công nphệ, Công ty đã chú trọng đẩy mạnh công tác quản lý chất

Trang 16

P

- Do nhu cầu trọng nước lớn nên mấy nam nay ngành xi măng phát triển khá mạnh Ngành đã đầu tư khá nhiều và tranh thủ được vốn nước ngoài khá lớn đăng lực toàn ngành đã được tăng cường đáng kể, kể cả xi măng trung ương và “xi mang dia phương Sang năm 1998, ngành xi măng phải đương đầu với cuộc cạnh tranh gay gất, cả trong nước và với xi mãng nước ngoài Để cạnh tranh “thắng lợi, ngành xi măng đã đầu tư 600 tỷ đồng để nâng cao công nghệ, có 6 nhà máy xi măng lò quay với công suất 7,2 triệu tấn/1 năm Hệ thống tiêu thụ của ngành xi măng rất rộng, chiếm khoảng 60% thị phần trong nước Chất lượng xi

măng Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng Tình hình tài chính lành mạnh,

nợ thấp, giá cả tương đối bình ổn Đây là những thế mạnh của ngành trong cạnh tranh

- Vai trò của công nghệ trong việc tạo ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được thể hiện qua ý kiến của đồng chí Trần Ngọc Bách, giám đốc Công ty

Công ty Sơn Tổng hợp là một doanh nghiệp Trung ương, trực thuộc Bộ công

nghiệp, chuyên sản xuất các loại sơn dùng trong công nghiệp, xây dựng và dân dụng Cũng như nhiều đơn vị sản xuất khác, Công ty gặp rất nhiều khó khăn để tạo lập cho một vị trí trong nên kinh tế thị trường Công nghệ và thiết bị cũ kỹ lạc hậu, mặt bằng chật hẹp, làm thế nào để cải tiến và hiện đại hố cơng nghệ, nang cao chất lượng sản phẩm trong khi rất nhiều hãng sơn nước ngoài đang cạnh tranh quyết liệt ngay trên thị trường Việt Nam? Công ty Sơn Tổng hợp Hà

Nội đã chọn cho mình một bước đi thích hợp, đẩu tư đổi mới công nghệ, nâng

cao chất lượng sản phẩm để trở thành một trong những nhà cung ứng sơn hàng đầu của Việt Nam, kể cả các loại sơn cao cấp như sơn cho Ô tÔ, xe máy, tàu biển

.„Đầu tư chiều sâu là một vấn để rất quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường Nhờ đầu tư chiều sâu, trong những năm qua, công

ty đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá, hiệu quả kinh tế cao, đời sống của cán bộ công nhân có nhiều cải thiện Với các giải pháp khoa học kỹ thuật trong đầu tư chiều sâu, đã đổi mới thiết bị và công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, đạt tốc độ tăng tr ưởng bình quân trong mấy năm qua bằng 34,5%/năm Sau Š năm kể từ khi chuyển sang cơ chế mới, từ năm 1991 đến năm 1994 giá trị tổng sản lượng tăng xấp xỉ 5 lần, năm 1997 đã đạt 67 tỷ và năm 1998 đạt 100 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế đạt trên dưới 9% so với doanh thu Nếu tính trên vốn thì cứ 1 đồng vốn làm ra được 1 đồng lãi, nộp ngân sách 0,75đ Con số này so với các ngành như dịch vụ, ăn uống thì chưa cao, nhưng so với các đơn vị sản xuất, đây là con số khá

lớn

Sự thành công của các doanh nghiệp về đổi mới công nghệ đã kích thích

Trang 17

năng tài chính hạn hẹp của doanh nghiệp Hầu hết các xí nghiệp ngoài quốc

doanh và kể cả một số doanh nghiệp nhà nước đều là vừa và nhỏ

Thực trạng trên khiến việc cải tiến và đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp của ta sẽ rất phong phú và đa dạng, từ việc nhập công nghệ để thoả mãn nhu cầu tối thiểu, tạo nguồn công nghệ từ nước ngồi thơng qua lắp ráp theo các loại hình SKD, CKD và IKD đến việc đổi mới công nghệ nhờ nghiên cứu triển khai v.v Chọn loại hình nào, bước đi nào tuỳ thuộc vào trình độ, khả năng của doanh nghiệp cũng như ý đồ của doanh nghiệp như thế nào Trong hơn 10 nam

qua do xác định đúng và rõ ý đồ, mục tiêu, một số doanh nghiệp đã thành công

trong việc cải tiến, đổi mới công nghệ để nâng cao CLSP, đạt hiệu quả cao

Nhưng cũng đã có nhiều doanh nghiệp thất bại do ý đồ và mục tiêu đã được xác

định sai và không rõ ràng Chẳng hạn:

- Nhập công nghệ có năng suất cao nhưng không giải quyết được nhược điểm về chất lưượng sản phẩm của doanh nghiệp nên hàng làm ra bị ứ đọng

- Chỉ chú ý đầu tư cho nhập máy móc, thiết bị hiện đại mà không quan tâm đầu tư cho việc đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật, đo đó máy móc đắt tiền nhập về đã nhanh chóng bị hư hỏng hoặc không hoạt động được

- Đo thiếu thông tín cần thiết nên đã bị mua đất, về dùng không đáp ting | được chức năng cần phải có, do đó hiệu quả sử đụng thấp, thậm chí phải xếp xó

- Chỉ chú ý đến phần vật tư kỹ thuật mà không quan tâm đến phần con người, phần tổ chức - quản lý cũng như phần thông tin của công nghệ v.v

Những thành công và thất bại trong quản lý công nghệ, chuyển giao công nghệ, đối mới công nghệ thời gian qua sẽ giúp cho chúng ta nhiều bài học bố ích để lựa chọn các công nghệ thích hợp cho các đoanh nghiệp của ta trong thời gian tới Chính đổi mới công nghệ và đổi mới quản lý chất lượng sẽ là hai động lực cơ bản để nâng cao chất lượng sản phẩm của nước ta trong những năm tới

Bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ nếu vận dụng tốt được các yếu tố chủ quan và khách quan này thì sẽ đạt được kết quả tốt trong việc đổi mới công nghệ hướng vào mục tiêu chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Nói chung thì tác dụng của công nghệ đối với doanh nghiệp là rộng lớn Nó không chỉ hỗ trợ cho mục tiêu chất lượng mà còn cho mục tiêu năng suất, tiết kiệm và nhiều mục tiêu khác Do khoa học kỹ thuật luôn tiến lên phía trước, nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi và ngày càng cao nên chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải luôn

cải tiến, đòi hỏi công nghệ cũng không ngừng cải tiến, đối mới để đáp ứng được

nhù cầu biến động và đa dạng đó Sự phát triển của công nghệ và chất lượng nếu đi theo những chiều hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu lẫn nhau, nếu không gắn bó với nhau thì hiệu quả sẽ rất hạn chế Nếu 2 yếu tố này gắn bó chật chế

với nhau thì đó chính là động lực quan trọng để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp nước ta để họ không những có thể đứng vững được trên thị trường

Trang 18

1.3 VỀ VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG, GIÁ CẢ VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA DNV&N

Cạnh tranh là một đặc trưng của nền sản xuất hàng hoá, là một yếu tố thúc ˆ đẩy tiến bộ xã hội Cạnh tranh trong thời đại ngày nay đã mang tính tồn cầu,

z khơng còn bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia Đặc điểm cơ bản của thị trường

hiện nay là việc chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh chất lượng Những doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường thường là những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao luôn cung cấp những hàng hoá có chất lượng thích hợp, đáp ứng được nhu cầu đa dạng cuả khách hàng với giá có thể chấp nhận được

Có nhiều yếu tố tạo năng lực cạnh tranh như: công nghệ, quản lý, năng suất, chất lượng, giá cả, chỉ phí sử dụng, sự phục vụ kỹ thuật khi bán và sau khi bán Quảng cáo cũng như danh tiếng của bãng, của nhãn hiệu có uy tín cũng là những yếu tố quan trọng để lôi cuốn khách hàng Tuy nhiên, trong nhiều tr ường

hợp, chdi lượng và giá cả là hai yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực

cạnh tranh của sẵn phẩm bán trên thị trường , Chất lượng ngày nay được coi là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, đặc biệt trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới hiện

nay như Deming đã dự đoán:"những kẻ sống sót duy nhất sẽ là những doanh

nghiệp kiên trì với mục đích chất lượng, năng suất và dịch vụ" Thế ký 20 là thế kỷ của quá trình phát triển quản lý chất lượng từ thấp tới cao, từ hẹp tới rộng, từ cục bộ tới toàn diện Thoạt đầu, người ta quản lý chất lượng bằng kiểm tra, loại bỏ phế phẩm không cho đưa hàng có sai lỗi ra thị trường Sau đó người ta tiến hành kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và đưa toán học thống kê vào kiểm soát chất lượng (SQC- Statistical quality control) Mét loạt các phuong pháp đã được áp dụng để quản lý chất lượng từ những hình thức đơn giản đến phức tạp như:

- Phương pháp 5 W+1 H (Why, What, Where, When, Who, How) - Phuong phap 4 M (Man, Machine, Material, Method)

- Phuong phap 7 W (Waste)

~ -Phuong phap 5S (Geiri, Seiton, Seiso, Sciketsu, Seisuke)

- Bảy công cụ cải tiến chất lượng (biểu đồ dòng chảy, biểu đồ Pareto,

Trang 19

- Nhóm chất lượng - Kaizen (cải tiến nhỏ) - JET (đúng thời han)

- TQM (quản lý chất lượng tổng hợp}

- ISO 9000 và các biến dạng của nó: QBase, QS 9000, AS 9000, TL, 9000

Có thể nói trong hơn nửa đầu của thế kỷ 20 này, Mỹ là nước dẫn đầu thế

giới về chất lượng nhưng từ cuối những năm 60 đến đầu những năm 90 Nhật đã vươn lên hàng đâu thế giới về chất lượng Hiện nay và trong những năm tới cuộc ganh dua vé chat lượng đã mở ra trên diện rộng và rất có thể sẽ xuất hiện những "cường quốc” chất lượng mới tr ong thập niên tới

Trong bối cảnh sôi động của cuộc cạnh tranh toàn cẩu về chất lượng đó, rất nhiều nhà doanh nghiệp của nước (ta còn chưa sắn sàng nhập cuộc Day la điều rất đáng lo ngại vì thời gian tham gia AFTA của ta đang đến gần Nếu chúng ta không nhanh chóng khắc phục những nhược điểm về chất lượng, về

công nghệ, về thông tin thì rất khó mà đảm Bảo được năng lực cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài ngay trên thị trường nước ta trong thời gian tới Có thể

nêu dưới đây một số xu thế còn phổ biến trong suy nghĩ và hành động của các doanh nghiệp nước ta:

+ Vẫn còn coi thường, xem nhẹ mục tiêu chất lượng, thường quan tâm đến những mối lợi tước mắt mà không chú ý đến hậu quả sẽ xảy ra sau đó

+ Còn không ít doanh nghiệp quốc doanh vẫn giữ nếp nghĩ, cách làm của thời bao cấp, chưa quan tâm tỉm hiểu nhu cầu khách hàng, ngại cải tiến và thay đổi tổ chức, ngại ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, ngại triển khai

công tác thông tin trong doanh nghiệp

+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu khó nấm bắt thị trường hơn

nhưng vốn ít, công nghệ còn lạc hậu, kiến thức quản lý hạn chế nên lúng túng và

gặp nhiều khó khăn, một số chuyển sang con đường kinh doanh không lành mạnh để làm giàu nhanh chóng, gây tác hại cho xã hội

1.4 VỀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TRONG

DOANH NGHIỆP -

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trừ một số ít công ty có trình độ khá ra, trình độ kỹ thuật và công nghệ ở nhiều cơ sở là thấp và lạc hậu Phần lớn các thiết bị là tự chế tạo, gom góp máy cũ Chính từ công nghệ cũ, lạc hậu nên hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh có chất lượng không cao, mẫu mã đơn điệu Việc thay đổi mẫu mã gặp nhiều khó khăn vì nhiều lý do: thiếu thông tin, trình độ tiếp thị kém, thiếu vốn, trình độ công nghệ thấp, làm ăn theo thói quen, tận lục cũ v.v Song bên cạnh đó, có một số doanh

nghiệp đã đổi mới công nghệ bằng những thiết bị tự chế tạo trong nước đảm báo -

Trang 20

nghệ mà vẫn sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng được như cầu thị

trường v.v Theo số liệu điều tra vừa được tiến hành vào tháng 8 đến tháng II

năm 2001 thì yêu cầu về đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chiếm 30% Do vậy, nhu cầu thông tin của các DNV&N này sẽ ngày một tăng Họ sẽ là những khách hàng tiềm năng của các trung tâm thông tin và của các tổ chức dịch vụ, tư vấn thông tin (gọi tất là nhà cung cấp thông tin) Để phục vụ thông tin cho ác doanh nghiệp một cách hiệu quả, trước mắt giữa nhà cung cấp thông tin va DNV&N phải có ít nhất một điểm chung, có nghĩa là bản thân nhà cung cấp thông tin phải có thông tin, hiểu một cách chính xác, thấu đáo nhu cầu tin của họ cung cấp cho họ đúng những gì mà họ quan tâm

Thông tin về công nghệ, chất lượng vốn là những điểm yếu của các doanh

nghiệp nước ta trong thời gian qua Trừ một số các doanh nghiệp có tương đối

đủ và cập nhật các hệ thống thông tin cần thiết, nhất là ở các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các liên doanh và một số doanh nghiệp lớn của nước ta, nói

chung, nhiều doanh nghiệp nước ta còn thiếu nhiều thông tin về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, thông tin về thị trường, về công nghệ, về giá cả, về tổ chức quản

lý, về nhu cầu tiêu dùng cũng như về những thông tin khác có liên quan đến quản lý chất lượng, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm mà mình đang sản

xuất hoặc lưu thông phân phối Tình hình thông tin ở các doanh nghiệp quốc

doanh truug ương có khá hơn các xí nghiệp địa phương, nhưng thiếu thong tin nhất thường là các xí nhiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ hợp Hoạt động thông tin trong nội bộ từng doanh nghiệp cũng là điểm yếu kém hiện nay ở hầu hết các doanh nghiệp của ta trừ một số doanh nghiệp có phòng hoặc trung tâm thông tin ra, nhiều doanh nghiệp còn chưa có người hoặc bộ phận làm công tác thông

lin một cách thực sự trong doanh nghiệp Bên cạnh tình hình phổ biến là thiếu

thông tin, cũng có hiện tượng có quá nhiều thông tin ở một số doanh nghiệp có

điều kiên, trong đó có những thông tỉn không rõ xuất xứ, không chính xác

Thường các DNV&N không có đủ điều kiện để thành lập một phòng hoặc trung tâm thông tin như ở một số doanh nghiệp lớn Qua một số đợt điều tra được tiến hành vào các thời điểm khác nhau đại thể cho thấy như sau: công tác thông tín thường được tiến hành một cách tự phát tuỳ theo ý đồ chủ quan của từng đơn vị, bộ phận trong doanh nghiệp

- Đo chưa có một tổ chức thông tin chung cho toàn doanh nghiệp nên công

tác thông tin còn nhiều điều hạn chế như sau:

- Thông tin không đến thẳng được bộ phận trực tiếp mà cồn qua nhiều khâu trung gian làm mất thời gian, đôi khi truyền đạt không chính xác

Trang 21

dựa trên thông tin đó, thực hiện và kiểm tra lại công việc của mình xem có

phù hợp không để điều chỉnh

~ Phần lớn giữa các phòng ban và bộ phận máy tính chưa được nối mạng cục

bộ và mạng Internet, việc tìm kiếm trao đổi thông tin cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất-kinh doanh của đoanh nghiệp chưa được chủ động - Lãnh đạo doanh nghiệp cũng chưa có quy định cụ thể về ngân sách cấp hàng

năm cho công tác thông tin là bao nhiêu và cũng chưa xây dựng được chính sách, mục tiêu cho hoạt động thông tin của mình, đây cũng là điều hạn chế của các DNV&N nói chung

Mặc dù công tác thông tin đã được chú ý hơn trong các doanh nghiệp ở nước ta trong thời kỳ đổi mới và đóng góp có hiệu quả cao trong một số doanh nghiệp, nhưng nhìn chung thì hoạt động này chưa phát huy được sức mạnh của mình trong phần lớn các doanh nghiệp nước ta Tình hình này đã đến lúc phải được cải thiện về cơ bản Thông tin cẩn được coi như một trong những nguồn

lực của doanh nghiệp Nguồn lực này không đòi hỏi đầu tư nhiều nhưng hiệu quả

mang lại sẽ vô cùng to lớn nếu được lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm phát triển 1.5 HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP VÀ NHU'

CẤU THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP

Qua hai đợt điều tra được tiến hành vào các thời điểm khác nhau ta có thể

thấy một bức tranh chung về hiện trạng hoạt động thông tin và nhu cầu thông tin

của các doanh nghiệp (danh sách xem phụ lục)

Đợt điều tra thứ nhất được tiến hành từ tháng 8 và tháng 9 năm 2000 tại 31 công ty có trình độ chất lượng sản phẩm khá tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh [11] Dot điều tra thứ hai được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng II năm 2001 trên tổng số 100 doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội

1.5.1 Về qui mô của hoạt động thông tin trong doanh nghiệp Chỉ có 2 doanh nghiệp có phòng thông tin chiếm 6,4% (trong số 31 doanh

nghiệp), 12 doanh nghiệp có nhóm hoặc tổ thông tin chiếm 39%, còn lại gần 55% số đoanh nghiệp chỉ có một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác thông tin

Trang 23

1.5.4 Nguồn lấy thông tin (Bảng 5) Nguồn lấy thông tin Số doanh | Tỷ lệ % | Số foanh 0 Dy nghié nghiép ot đọtD | (699 Ï quai Tài liệu (Sách, báo, tạp 27 87% 60 60% chí Tiêu chuẩn 46 46% Catalogue 27 87% Triển lãm, Hội chợ, 24 71% 39 39% Hội thảo, hội nghị Internet 38 38% Cá nhân 11 35% 34 34% Các cơ quan trong nước 20 64% 33 33% Các doanh nghiệp 33 33% Ngoài nước 22 71% 28 28% Báo cáo kết quả nghiên 24 24% cứu Mạng máy tính 12 39% 20 20% các cơ quan R&D 16 16% Các tổ chức phi chính phủ 4 12,9% 12 12% Các nguồn khác 3 3%

1.5.5 Về mối quan hệ giữa hoạt động thông tin trong doanh nghiệp với các cơ quan bên ngoài (Bảng 6)

Trang 24

“ay Mối quan hệ Số Tỷ lệ Số Tỷ doanh % doanh % nghiệp | (đợt 1) | nghiệp [ (đợi (dot 1) (dot 2) | 2) Trung tâm thông tin của Tổng cục 22 70 % 35 35% TC - ĐL - CL

Trung tâm thông tin (Bộ thương mại) 32_ | 32% | Trung tâm thông tin thị trường giá cả (Viện 32 32% nghiên cứu khơa học thị trường giá cả) | So KHCN va MT 16 51,6 % 31 31%

Trung tâm thông tin - Cục sở hữu công 14 45 % 26 26% nghiệp

Phòng thương mại và công nghiệp 14 45%

Các cơ quan thông tin ngành il 35%

Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học & 7 22,6% 23 23% Công nghệ Quốc gia

Phòng thông tin và hội chợ triển lãm (Bộ 22 22% công nghiệp) Trung tâm thông tin tư liệu (Bộ kế hoạch và 20 20% đầu tư) Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt 19 19% Nam

Phòng quản lý khoa học (Bộ công nghiệp) 17 17%

Cục công nghệ thông tin và thống kê hải 16 16%

quan-(Tổng cục hải quan)

Phòng thông tin-Tư liệu-Thư viện (Viện 14 14% kinh tế thế giới)

Trung tâm thông tin tư liệu - Trung tâm 14 14%

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia

Các tổ chức khác 7 22,6 % 8 8%

Các tổ chức nước ngoài 7 22,6% ˆ

Trang 25

1.5.7 Nhu cầu thông tin của doanh nghiệp (Bảng 7 )

[ Loại thông tin Số doanhl Týlệ |Số doanh|- Tỷ lệ

nghiệp | %(đợt 1)| nghiệp % (dot 2 | ⁄ (đợt 1) (đợt 2) ._ Thị trường 30 97% 73 73% Z Công nghệ 22 71% 70 70% Thông tin về thử nghiệm 22 71% Sản phẩm 20 64% 68 68% Tiêu chuẩn 20 64% 67 ‘67% Khach hang 25 80% 65 65% Chat luong 27 87% 62 62% ; uản lý chất lượng 48 48% Giá cả 47 47% Văn bản pháp lý 42 42% Thông số kỹ thuật 34 34% Tài chính 30 30% Đo lường, thử nghiệm 15 48% 28 28% Chính sách 26 26% Sở hữu công nghiệp 13 42% 24 24% Đầu tư 24 24% ˆ Báo cáo nội bộ 20 20% Các bản thiết kế 16 31% 18 24% Hop tac 17 17%

Nghiên cứu triển khai 14 14%

Catalo công nghiệp 17 34,8% 12 12% Các nội dung thông tin khác 9 9%

Tuy số liệu qua hai đợt điều tra có đôi chỗ khác nhau nhưng nhìn chung chúng khớp nhau ở những điểm cơ bản Ví dụ các nhu cầu thông tin doanh nghiệt (bảng 7) cho thấy có những chỗ phân tán, nhưng đều có sự tập trung giống nhau v ' những nhu cầu lớn như (xem bảng 8 và biểu đồ):

Trang 26

Bảng so sánh nhu câu thông tin giữa 2 đợt điều tra (bảng 8) Loại thông tin SốDN & | Số DN & | SốDN & tỷ tỷ lệ % tỷ lệ? | lệ % của cả của đợt 1 | của đợt 2 hai đợt

1 Thông tin về thị trường 30(97%) 733%) 103 | 79%

Trang 27

eat

`

Bảng so sánh về mối quan hệ giữa hoạt động thông tin trong doan

nghiệp với các cơ quan bên ngoài giữa 2 đợt điều tra (bằng 9) , A i Mối quan hệ Số DÑ & Ï SốDN & |SốDN & fy | tyle% | tỷlệ@ | lệ% của cả của đợt1 | cia dot 2 hai đột 1, TTTT Tổng cục TCĐLCL, 22(70%) | 35(35%) 357 144% 2 Sở KHCN&MT 16G1.6%) | 31(31%) 47 | 36% 3 TTTT Sở hữu CN 14(45%) 26(26%) 40 |31% 4 TTTTTTKH&CNOG 7(22.6%) | 23(23%) 30 | 23% Biểu đồ mối quan hệ 44% 50 36% 40 30 20 10 0 31% 1 2 3 4

Số liệu điều tra tuy cồn ít, chưa bao quát được tình hình đa dạng của các DNV&N ở nước ta, nhưng cũng cho ta thấy được tình hình đa số các doanh nghiệp đều được trang bị về cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thông tin trong một mức độ nhất định nào đó, nhưng về tổ chức, hầu hết chỉ là kiêm nhiệm làm thông

tin Nhiều khi bộ phận hoặc người làm công tác thông tin chỉ làm nhiệm

Trang 28

< X

vu ‘dat, mua sách, báo, tạp chí, lập thư mục, lập tủ sách như hoạt động của người làm thư v 'Ện; Sa

N

Tàu không ít các doanh nghiệp, hoạt động thông tin nằm phân tán ở các nơi, mỗi đơn VỆ mỗi người giữ từng mảng thông tin liên quan đến mình nhưng không

trao đổi với các đơn vị khác, có khi lại giữ “bí mật”, trong đó không ít những thông

tin hari hep, manh mún, thiếu chính xác

Cũng trong quá trình điều tra bằng phiếu, đẻ tài đã đã tiếp xúc với một loạt

doanh nghiệp để trao đổi ý kiến Một số doanh nghiệp cho biết họ đã đến các cơ

quan thông tin của trung ương, ngành và tỉnh, thành phố nhưng thường không tìm thấy được những dữ liệu họ cần Doanh nghiệp rất cần đến những thông tin cụ thể, cập nhật, nhưng ở các cơ quan thông tin trên, thông tin thường rộng, không cụ thể,

có khi còn lạc hậu đo thiếu cập nhật Nội dung thông tin ở các cơ quan mà họ đến : thường nặng về các thông tin khoa học dạng vĩ mô, các chương trình và đề tài nghiên cứu thích hợp cho các đối tượng dùng tin là cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên

cứu và cán bộ quản lý tâm rộng, thiếu những thông tin mà họ cần Một số doanh

nghiệp cũng đã đến phòng thương mại và công nghiệp hoặc liên lạc với thương vụ nưở¿ ta ở nước ngoài, nhưng kết quả rất hạn chế

,

Thực ra thì khi đã nói đến những thông tin rất chỉ tiết, rất cụ thể, rất sâu, rất đa đạng và lại luôn biến động của các doanh nghiệp thì khó có một cơ quan cấp trên nào có thể đáp ứng đầy đủ được Doanh nghiệp phải tự tổ chức lấy công tác thông tin cụ thể của mình tuỳ theo nhu cầu và khả năng của mình chứ không ai có thể làm thay cho mình được Tuy nhiên, ở đây cũng rất cần đến sự hỗ trợ của hệ thống các cơ quan thông tin chuyên ngành, chuyên dạng các cấp Vấn đề này sẽ được đề cập đến ở phần sau

Trang 29

PHẦN HAI

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CÔNG NGHỆ cỦn Các NƯỚC

LIÊN QUAN ĐẾN DORNH NGHIỆP

Vai trò của công nghệ đối với sự tăng trưởng kinh tế đã từ lâu được thừa nhận trọng các nền kinh tế công nghiệp hóa Nguyên lý phát triển dựa trên công nghệ được đề xuất lần đầu tiên tại khoá họp hàng năm lần thứ 40 của Uỷ Ban

Kinh tế Xã hội Châu á - Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên Hợp Quốc tổ chức

tháng 4 năm 1984 cũng đã cho rằng sự phát triển của công nghệ là yếu tố được coi là cơ sở quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - xã hội Đã có nhiều cố gắng để đánh giá sự đóng góp của riêng công nghệ đối với sự tăng trưởng kinh tế Theo một phân tích dựa trên số liệu thống kê ở nhiều nước trong khoảng thời gian 1950-1985, hai nhà nghiên cứu M J Boskin và L J Lan cũng đã xác định sự đóng góp chủ yếu và to lớn của tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh tế của

các nước tư bản phát triển như: Pháp 76%, Đức 78%, Nhật Bản 55%, Anh 73%

và Mỹ 49%,

Dựa trên những xem xét này và cùng với sự ra đời của cuộc cách mạng thông tin và công nghệ hiện nay, sự đóng góp quan trọng của công nghệ vào sự tăng trưởng kinh tế đã được sự thừa nhận rộng rải và nhất trí ở mọi quốc gia Như vậy, đối với bất kỳ một quốc gia nào, để đưa ra các chính sách tăng trưởng kinh tế có hiệu quả phải chú ý tới sức nặng công nghệ và mối quan hệ mật thiết của

chúng đối với cơ cấu của nền kinh tế quốc dân và mô hình đầu tư cũng như

thương mại thế giới

Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, sang thiên niên kỷ thứ 3 với nền Kinh tế Thị thức, thế giới đang chứng kiến những biến đổi lớn lao của nền văn minh nhân loại mà động lực chủ yếu là cuộc cách mạng Khoa học Công nghệ, trong đó Cách mạng Công nghệ là cốt lõi

Tăng trưởng kinh tế của đất nước và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đang toàn cầu hoá phụ thuộc rất nhiều vào việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Hoạt động đổi mới công nghệ chỉ có thể mang lại hiệu quả thực sự một khi những tiến bộ của công nghệ mới và những kinh

nghiệm quản lý tiên tiến được áp dụng nhanh chóng và rộng rãi trong các ngành

kinh tế, đem lại khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cả về chất lượng và giá cả, đồng thời

cũng phải rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường Thế nhưng, việc phổ

Trang 30

biến, triển khai và áp dụng mở rộng công nghệ mới có thể là một quá trình chậm

chap và không chắc chắn nếu như công tác thông tin công nghệ không được đẩy

mạnh cũng như không được phổ biến rộng rãi, các doanh nghiệp không nắm bắt

Kịp thời những thông tin mới nhất, cần thiết cho hoạt động sản xuất - kinh đoanh,

đổi mới sản phẩm

Tại các nước phát triển, để tổn tại và giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh quyết liệt trên thương trường, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp

lớn đều phải tự mình tổ chức và tăng cường công tác thu thập và nắm bắt thông

tin công nghệ Các hãng lớn của các nước phát triển đã sớm nhận thức được tầm - quan trọng của công nghệ và thông tin công nghệ Thí dụ như hãng Siemens của

CHLB Đức đã thuê trên 500 người chỉ để thu thập, theo dõi thông tin về các sáng chế của các công ty nước ngoài liên quan đến các sản phẩm mà Hãng quan tâm Hãng Philips của Hà Lan đã thuê khoảng 250 người cũng chỉ để làm công việc

này, ở Nhật Bản có khoảng 120 công ty tư nhân chuyên chào hàng các CSDL về

thị trường trong nước trị giá 2 tỷ yên năm 1984 và tăng khoảng 29% mỗi năm [28| Cùng với việc tăng cường năng lực nghiên cứu và triển khai để tạo ra các công nghệ mới, các công nghệ mang tính đột phá, các doanh nghiệp lớn đầu tư ngày càng nhiều vào khâu thu thập, xử lý thông tin công nghệ hiện có để nắm

bất những gì mà họ không thể tự làm được hoặc có thể tự làm được nhưng kém

hiệu quả do phải đầu tư quá lớn lại mất nhiều thời gian Do vậy, thông tin công nghệ đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng, một bộ phận hữu cơ không thể thiếu được trong cơ chế đổi mới các doanh nghiệp, giúp cho các doanh

nghiệp duy trì được khả năng cạnh tranh cũng như có thể đón đầu các xu hướng phát triển công nghệ để tránh bị tụt hậu

Đối với các nước đang phát triển, thông tin công nghệ càng có ý nghĩa lớn lao, do khả năng tài chính còn eo hẹp không có khả năng chỉ phí nhiều cho

những hoạt động nghiên cứu triển khai, cũng như trình độ công nghệ ở những

nước này còn thấp, các công nghệ tiên tiến nhất được sử dụng đều nhập từ nước

ngồi nên thơng tin công nghệ sẽ giúp cho các nước này có khả năng lựa chọn

được chính xác những công nghệ thích hợp nhất phù hợp với những điều kiện của đất nước có thể chấp nhận được Tuy nhiên, ở khía cạnh hoạt động này, thì thông tín công nghệ thiên về hướng phục vụ cho mua sắm và chuyển giao công nphệ hơn là phát triển công nghệ của doanh nghiệp Để đảm bảo cho việc mua sắm công nghệ và chuyển giao công nghệ, hoạt động thông tin công nghệ phải thu thập, xử lý tạo lập được những CSDL, chào bán/ tìm mua công nghệ, những CSDL về catalô các thiết bị, máy móc, sản phẩm của các ngành công nghiệp

trone nước và ngoài nước đủ tầm để có thể tra cứu, đáp ứng được những yêu cầu của các doanh nghiệp Còn theo hướng phát triển công nghệ của bản thân doanh

nghiệp thì thông tin công nghệ phải hỗ trợ cho việc nghiên cứu và triển khai để

doanh nghiệp có thể tạo ra những công nghệ nội sinh để có thể nắm bắt, làm

Trang 31

hướng này thì Thông tin công nghệ phải bao hàm các thông tin nghiên cứu khoa

học và công nghệ ở trong nước và đặc biệt ở nước ngoài, các thông tin này sẽ hỗ trợ cho công tác nghiên cứu triển khai của các nhà nghiên cứu khoa học, các cơ

quan nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước, và tổ chức được việc áp „ đụng các thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất tại các doanh nghiệp ˆ Ngồi ra, thơng tin cơng nghệ cũng giúp cho các nhà hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ xác định được các hướng ưu tiên cho phát triển

z công nghệ nội sinh của quốc gia, từng bước nâng cao năng lực công nghệ của

quốc gia

Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ sức duy trì và phát

triển công tác thông tin công nghệ ngang tầm với yêu cầu phát triển của mình

Ngoài tính chất phức tạp trong tổ chức đáp ứng và cung cấp dịch vụ thông tin công nghệ thường khá tốn kém và mất nhiều thời gian thu thập và hệ thống hoá, phân tích xử lý, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều không đủ sức để tự thu thập theo đõi một cách có hệ thống Chính vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu biết cách đến với các cơ quan thông tin thường xuyên, hoặc có những hợp đồng để nghị được cung cấp thường xuyên những thông tin có liên quan đến những yêu cầu mang tính đặc thù riêng của từng doanh nghiệp Như chúng ta đã biết, ở các nước đang phát triển, chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có vai trò : cực kỳ quan trọng tr ong nền kinh tế của đất nước - là nơi có thể giải quyết nhiều việc làm cho xã hội và là nơi tạo ra thị trường mới về sản phẩm và dịch vụ Do vậy, để phục vụ tốt thông tin công nghệ cho doanh nghiệp các cơ quan thông tin thuộc Chính phủ cũng nên có những biện pháp hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích đối với hộ dùng tin là doanh nghiệp

2.1 MẠNG LƯỚI THÔNG TIN CONG NGHE TRONG LIÊN HỢP

QUÔC

Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ và thông tin công nghệ,

nhiều quốc gia và chính phủ đã có những nỗ lực quan trọng trong việc hỗ trợ các

doanh nghiệp vừa và nhỏ để với tới và sử dụng rộng rãi các nguồn thông tin công

nghệ Các Tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc cũng phát triển các mạng lưới : thong tin cong nghệ và hoạt động thông tin công nghiệp và công nghệ nhằm hỗ trợ và giúp các nước đang phát triển có thể với tới các nguồn thông tin công

nghệ

2.1.1 ƯNIDO và hoạt động thông tin công nghiệp và công nghệ

Ngân hàng Thông tin công nghiệp và Công nghệ (INTIB) thuộc Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) là một trong những nguồn chủ yếu cung cấp thông tin cho các nước đang phát triển trong việc lựa chọn,

Trang 32

mua hoặc bán công nghệ Ra đời năm 1977, sau khi được hội nghị toàn thể của

UNIDO tai Lima (Peru) va được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua, INTIB đã tạo ra một luồng thông tin đặc thù rất cần thiết cho các nước đang phát triển trong việc lựa chọn những công nghệ thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển công

nghệp của nước minh [33]

⁄ NHI là một bộ phận của Ban Thông tin Công nghiệp và Công nghệ Chức năng chủ yếu là đảm bảo phối hợp các hoạt động có liên quan đến thông tin công nghiệp và công nghệ: củng cố các hệ thống thông tin trong các nước

dang phát triển và phổ biến thông tin mà những nước này yêu câu Đặc biệt,

INTIB san sang:

¢ Hé6 trg và mở rộng mạng lưới của mình bằng cách thúc đẩy và phát

triển các mạng lưới, các hệ thống và dịch vụ thông tin thích hợp ở quy mô

_ quốc gia, khu vực và toàn cầu với sự hợp tác của các quốc gia thành viên UNIDO va cdc tổ chức quốc tế khác;

®- Giúp các nước đang phát triển hoạch định chính sách và xây dựng

kế hoạch có liên quan đến thông tin công nghiệp và công nghệ; hỗ trợ cho

việc phát triển các hệ thống, các trung tâm, các dịch vụ thông tín quốc gia và thiết lập các mối liên kết hữu hiệu giữa chúng và INTIB;

® Thúc đấy việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin công nghiệp và công nghệ ở quy mô quốc gia và khu vực để tiếp cận được với các CSDL, hiện có trên thế giới; Xây dựng và mở rộng các CSDL thuộc 20 lĩnh vực công nghiệp đã lựa chọn, đó là: Chế biến lương thực và thực phẩm; Các loại phân bón; ‘ Da và các loại sản phẩm bằng da;

Tư liệu sản xuất (nhấn mạnh đặc biệt vào phần thiết bị và công

nghệ có liên quan đến lĩnh vực năng lượng);

Hoá dầu;

Vật liệu xây dựng;

Nghề cá;

Đào tạo nhân lực cho công nghiệp; - Máy móc nông nghiệp;

Trang 33

13.Tài chính công nghiệp; 14.Gỗ và các sản phẩm bằng gỗ; 15.Dệt và may mặc; 16.Điện tử; 17 Công nghiệp trên cơ sở nông nghiệp; 18 Vận tải giá rẻ; 19.Giấy và bột giấy;

20.Năng lượng (các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo,

các nguồn năng lượng phi truyền thống, năng lượng chọ nơng

thơn);

© Thu thập và phổ biến thông tin về các tiến bộ công nghệ và về các xu hướng có liên quan đến sản xuất công nghiệp của thế giới thứ ba;

e©_ Xuất bản các ấn phẩm :

Các hoạt động của INTIB:

Trong phạm vi UNIDO, INTIB hoạt động như một chất xúc tác

thong tin thông qua dịch vụ hỏi - đáp, như một điểm chỉ dẫn và phổ biến các ấn phẩm công nghệ do UNIDO phát hành;

- INTIB dong vai trò là cầu nối giữa các thành viên UNIDO và nguồn tin phong phú của UNIDO thông qua các hệ thống thông tin của mình mà chủ yếu thông qua hệ thống thông tin công nghiệp (INDIS) và mạng lưới các nguồn thông tin về các lĩnh vực công nghiệp đã được lựa chọn ở các nước

phát triển và các nước đang phát triển;

Mục tiêu chủ yếu của INTIB là đảm bảo được lượng thông tin nhanh hơn, rộng hơn và dễ với tới hơn cho tất cả những ai có nhu cầu về thông tin khi phải

lựa chọn công nghệ Nhằm đạt được mục tiêu này, INTTB một mặt tìm cách tạo

ra một nguồn thông tin như vậy từ tất cả các nguồn thông tin đa dạng, phong phú ở bên trong cũng như bên ngoài ƯNIDO Mặt khác, tìm cách phát triển các mối liên kết và liên lạc với người dùng tin tại các nước đang phát triển, nâng cao khả năng của họ trong việc khai thác một cách có hệ thống thông tin công nghiệp và

công nghệ

Các hoạt động của INTIB được tiến hành thông qua các hình thức sau:

~ Dịch vụ tra cứu công nghiệp (HS) cung cấp các thông tin bao gói cụ thể cho các hãng công nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu đặc thù của các hãng này

Hang nam, HS đã đáp ứng khoảng 1.500 yêu cầu thông tin của các nhà công nghiệp, các nhà soạn thảo chính sách và các hệ thống Liên Hiệp Quốc Khi phân tích người dùng tin của INTIB phân bổ như sau:

Trang 34

Các xí nghiệp công nghiệp - 28%

Các trung tâm dịch vụ thông tin - 16% Các tổ chức Liên Hiệp Quốc - 14%

Các cơ quan nghiên cứu và triển khai - 9% Các hãng kỹ thuật và tư vấn - 8% , Các nhà hoạch định chính sách - 7% Các trường đại học - 7% Các tổ chức về các nghề nghiệp khác - 6% Các ngân hàng phát triển - 2%

Các người dùng tin thuộc các lĩnh vực khác - 3%

Phần lớn các câu hỏi liên quan đến 3 lĩnh vực công nghiệp là:

Cơng nghiệp hố chất, hố dầu và được phẩm - 29%, Chế biến thực phẩm - 26%

Các sản phẩm kim loại và hàng tiêu dùng - 18%

Hệ thống mạng lưới của INTIB bao pôm các điểm đầu mối quốc gia và

khu vực Các điểm đầu mối quốc gia do các quốc gia muốn tham gia vao he thống tự chỉ định Thông qua các đầu mối quốc gia, các yêu cầu thông tin về công nghiệp và công nghệ được chuyển đến INTIB Ngoài ra, các điểm đâu quốc gia có nhiệm vụ bao gói thông tin dưới dạng phù hợp với yêu cầu của người dùng tin ong nước và thu thập thông tin công nghệ để cung cấp cho CSDL, của

INTIB Hiện tại INTIB đã phát triển 80 điểm đầu mối quốc gia và 3 điểm đầu

mối khu vực:

- Trung tam Cong nghé khu vực châu Phi (ARCT) đóng tại Dakar,

Scncpal;

Trung tâm chuyển giao công nghệ khu vực châu á - Thái Bình

Dương (APCTT) đóng tại Níu Delhi, ấn Độ; và

-_ Trung tâm Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế (ICSTI), đóng tại Moskva, Liên Xô cho khu vực châu Âu

Các điểm đầu mối khu vực có nhiệm vụ xây đựng các cơ sở dữ liệu và

tăng cường hoạt động hình thành mạng lưới trong khu vực mình `

Các hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu: Thông tin liên quan đến công nghệ được UNIDO xử lý và lưu trữ trong các hệ thống thông tin và trong các CSDL sau:

se, Hệ thống thông tin công nghiệp (INDIS) là một dạng tuyển tập các

Trang 35

liệu đưa vào IDA là các báo cáo kỹ thuật, các nghiên cứu khả thi và các báo

cáo công tác được trình bày tại các hội nghị của UNIDO

¢ Cơ sở dữ liệu LINK: bao gồm các thơng tin ngồi UNIDO - gồm các cuốn chỉ dẫn về các cơ quan nghiên cứu và triển khai như : luyện kim,

kim loại phi sắt, sinh khối công nghiệp, năng lượng mặt trời, các sản phẩm

phụ của đường và rau quả

© _ Hệ thống trao đổi thông tin công nghệ (TIES) là thông tin tóm tất và các hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các nước thành viên ca UNIDO

đâ H thng thông tin về hoạt động trong lĩnh vực năng lượng của UNIDO

¢ CSDL cung cap céng nghé (TSDB) - gồm các công nghệ chào bán/ tìm mua do 50 cơ quan của 35 quốc gia đã đóng góp hình thành CSDL này

® CSDL, về hố đầu và dược phẩm, phát triển về sản phẩm, quy trình

và nguyên liệu thô

2.1.2 INSTEAD - Cơ quan thông tin về lựa chọn công nghệ cho

phát triển

Trong nhiều năm, Cơ quan Lao động Quốc tế (ILO) đã tích cực thúc đẩy

việc triển khai, phổ biến và áp dụng các công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế

- xã hội của các nước đang phát triển Năm 1985, ILO đã đặt hàng với SATLIS (Socially Approriate Technology International Information Service), một tổ chức phi chính phủ, để thực hiện một hệ thống thông tin công nghệ có tên là INSTEAD (Information Service on Technological Alternatives for Development) vào đầu năm 1986

INSTEAD/ILO có ba chức năng chính như sau:

_ > Là dịch vụ thông tin về các lĩnh vực công nghệ đặc thù như : xây

dựng nhà ở, giao thong nông thôn, máy và công cụ nông nghiệp, các công

nghệ giành cho các phụ nữ nông thôn, lâm nghiệp, các nguồn năng lượng tái tạo;

- Là một dịch vụ thông tin về các cơ hội phát triển kỹ năng lựa chọn

: công nghệ đặc biệt INSTEAD có mối quan hệ với hệ thống đào tạo thông tin quốc tế/ khu vực

-_ Là một dịch vụ thông tin về phương pháp luận cho việc lựa chọn và

Trang 36

Các dịch vụ của INSTEAD phục vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

tất cả những người quan tâm đến việc thúc đẩy, đánh giá, triển khai, phổ biến,

kiểm tra, làm thích nghỉ và áp dụng các công nghệ thích hợp

INSTEAD có khả năng cung cấp thông tin về các vấn để sau:

-_ Dữ liệu kỹ thuật về các sản phẩm và phương pháp đặc biệt, nhất là các thông tin liên quan đến các lĩnh vực sau:

+ năng lượng;

+ chế biến thực phẩm;

+ thiết bị và đựng cụ nông nghiệp; + vật liệu xây dựng cho xây nhà giá rẻ;

+ đồ thủ công (hàng đệt, da, gốm, .),

-_ Các cơ quan công nghệ thích hợp: vị trí, những mặt mạnh, phạm vi

ảnh hưởng về địa lý, loại thông tin và các dịch vu cung cấp; ~ Người cung cấp và người sản xuất thiết bị;

- Các sự kiện về công nghệ thích hợp như: hội chợ, triển lãm, các

khoá đào tạo, seminar, các dự án hỗ trợ kỹ thuật,

- Nhiing tac động kinh tế - xã hội của các công nghệ lựa chọn;

Tuỳ thuộc vào yêu cầu và sự sẵn có của tài liệu, thông tin do INSTEAD

cung cấp có thể các dang sau: thư mục vẻ sản phẩm, van dé, cơ quan; danh

mục người cung cấp/ nhà sản xuất thiết bị; bản sao các catalo, sách quảng

cáo, sách, bài báo, báo cáo; thư mục về các lĩnh vực công nghệ đặc biệt;

2.2 HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CÔNG NGHỆ Ở KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

2.2.1 APCTT và hoạt động thông tin công nghệ trong khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương

Trung tâm Chuyển giao Công nghệ khu vực Châu á - Thái Bình Dương

(tiếng Anh viết tắt là APCTT), là một cơ quan trực thuộc Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu á- Thái Bình Dương (ESCAP) được thành lập ngày 16 tháng 7 năm 1977, có trụ sở tại Bangalore, ấn Độ, năm 1993, Trung tâm đã chuyển về New Delhi, ấn Độ

Mục tiêu chủ yếu của APCTT là giúp đỡ các nước thành viên chính thức cũng như không chính thức của ESCAP nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao, thích nghi và ứng dụng công nghệ; cải tiến các phương thức chuyển giao

Trang 37

công nghệ; tìm kiếm các công nghệ thích hợp và thúc đẩy việc chuyển giao các

công nghệ đó trong khu vực

APCTT có những nhiệm vụ chủ yếu là thu thập, phân tích và phổ biển

thông tin công nghệ; tổ chức trao đổi thông tin công nghệ và kinh nghiệm thích

hợp; tổ chức đào tạo cán bộ phục vụ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao

công nghệ; chương trình thúc đẩy chuyển giao công nghệ và ứng dụng công

nghệ đã chọn lọc; nghiên cứu chính sách và kế hoạch hoá khoa học - kỹ thuật

APCTT là một cơ quan khu vực duy nhất có trách nhiệm về vấn để công nghệ đối với cả khu vực Châu á - Thái Bình Dương, nên vai trò của Trung tâm rất có ý nghĩa Các hoạt động của APCTT được tiến hành nhằm:

-_ Phát triển các phương pháp luận mới và một số kỹ thuật làm công cụ hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của các nhà lập chính sách khoa học và kỹ thuật và những người sử dụng cuối cùng về công nghệ ở các nước đang

phát triển;

- Phát triển các chương trình quốc gia về sử dụng công nghệ, về thông tin công nghệ và quản lý công nghệ trên cơ sở các hệ thống sắn có tại APCTTT và tại một số Trung tâm quốc gia nổi bật khác;

-_ Hoàn thiện các hệ thống thúc đẩy việc chuyển giao và công nghệ

sẵn có trong khu vực;

- Tăng cường năng lực của các Tổ chức quốc gia và các mối quan hệ

giữa các tổ chức này thông qua việc trao đổi kinh nghiệm và đào tạo cán bộ

Dịch vụ thông tin công nghệ và chuyển giao công nghệ của APCTT là

cung cấp:

- Thông tin về công nghệ/kính đoanh/cơ hội đầu tư

- Phdi hop va lựa chọn trước các đối tác kinh doanh có triển vọng — Các dịch vụ hỗ trợ : lập các nghiên cứu thị trường/ nghiên cứu khả thi, đánh giá công nghệ, đàm phán hợp đồng

Trang 38

Năng lượng Môi trường Thực phẩm Các lĩnh vực hỗ trợ công nghiệp và các dịch vụ Thiết bị dụng cụ, đo lường và kiểm tra ? Chế tạo máy Vật liệu và mạ phủ - Y tế và dược phẩm Kim loại và công nghiệp gia công kim loại Chất dẻo và cao su Giấy, gỗ và dệt

APCTT đã có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan của Liên Hợp Quốc,

các ngân hàng công nghệ, các nhà môi giới công nghệ, các Phòng Thương mại

và Công nghiệp của các nước, các Hiệp hội công nghiệp, các trung tâm thông tin kinh doanh APCTT hoạt động có kết quả trong vai trò tư vấn cũng như vai trò phổ biến thông tin, tăng cường năng lực tổ chức của các cơ quan quốc gia,

bao gói và phổ biến thông tin ở khu vực thông qua mạng lưới Tổng số các hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa do APCTT tổ

chức tiến hành vào năm 1996 đã đạt tới hơn 60 triệu USD APCTT thực sự có vai

trò thúc đẩy sự phát triển tiểm lực khoa học công nghệ của các nước trong khu

vực Châu á - Thái Bình Dương

2.2.2 Mạng lưới Hệ thống Xúc tiến Thông tin công nghệ và Thuong mai - TIPS Network

TIPS bát đầu hoạt động vào năm 1986, nhờ sự hỗ trợ của UNDP và Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của Liên Hợp Quốc (UNFSTD) và nguồn vốn

của Chính phủ Italia (khoảng 6 triệu đô la Mỹ), UNDP đã thiết kế và xây dựng mạng lưới Hệ thống Xúc tiến Thông tín công nghệ và Thương mại (Technological

and Commercial Information Promotion System - TIPS) TIPS 1a mạng lưới

chuyên cung cấp sự hỗ trợ và thông tin cho các doanh nghiệp kinh doanh

TIPS hoạt động với sự tin tưởng rằng một trong những công cụ giúp cho việc thành công của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chính là Thông tin Chính vì lý đo đó, TIPS cung cấp hơn 40 các loại dịch vụ dựa trên thông tin

trong các lĩnh vực công nghệ, phát triển sản phẩm, tài chính, kinh tế, thương

mại, chuyển giao công nghệ, các hợp đồng, những quy định vẻ chất lượng và kỹ thuật, sản xuất an tồn về mơi trường và bảo vệ môi trường

Trang 39

~ Thúc đấy việc chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh tế nhằm nâng

cao tiểm năng và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở các nước đang phát triển Khai thác nguồn lực và khả năng của các ngành công nghiệp thuộc khu vực chính phủ, bán chính phủ, tư nhân, các tổ chức

nghiên cứu, các tổ chức tài chính và các tổ chức phát triển

- Tăng cường các cơ hội hợp tác và nâng cấp công nghệ, khuyến khích đầu tư

Theo thiết kế, TIPS sẽ là chiếc cầu nối các nguồn thông tin và người sử dụng thông tin công nghệ và thương mại của các nước thành viên Giai đoạn thử nghiệm đầu tiên được lắp đặt các thiết bị cần thiết tai 10 nước thành viên, đó là Trung Quốc, Kênya, Pêru, Hy Lạp, Mehicô, Philppin, Braxin, Pakixtan, ấn Độ và Dinbabuê Năm 1994 với pha thử nghiệm tại các Viện, cơ quan Chính phủ và

các Tổ chức thương mại đã hoàn thiện, mạng lưới TIPS có thể mở rộng và củng

cố ở mức quốc tế Hiện nay, cấu trúc mạng lưới TIPS bao gồm các Văn phòng quốc gia ở 38 nước ở Châu Mỹ La tỉnh, khu vực Trung và Đông Âu, Châu á và Châu Phi; 3 Trung tâm khu vực của TIPS được dat tai Roma (Italia), Manila (Philippin) va Montevideo (Uruguay) Một Uỷ ban liên chính phủ làm công tác

tư vấn đã được Liên Hợp Quốc thành lập để xem xét hoạt động của dự an TIPS, đứng đầu là Cơ quan điều hành Quốc tế (IOC) déng tại Roma, Italia Mỗi nước

thành viên có một Văn phòng quốc gia, phần lớn các Văn phòng này được đặt tại các Phòng Thương mại và Công nghiệp, các Hiệp hội kinh doanh và các Cơ quan

chính phủ rộng khắp thế giới

Năm 1996 đã có hơn 96.000 doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào mạng

TIPS trong khi hơn 410.000 hãng được tích hợp vào chương trình này thông qua

các hiệp định với các tổ chức quản lý và xúc tiến thương mại TIPS phục vụ đông

đảo các khách hàng, tại mỗi nước thành viên có khoảng 200 - 400 người sử dụng

thông tín của TIPS, trong đó có các đối tượng là:

- các nhà sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư, những người hoạch định chính sách, các nhà sáng chế,

`— các hãng, các cơ quan công nghệ và thương mại, cơ quan tài chính, các hiệp hội công nghệ và thương mại, hệ thống Liên Hợp Quốc, các cơ quan nghiên cứu và triển khai

TIPS mỗi ngày thông qua tuyến điện báo vệ tỉnh tin học hoá mỗi Văn

phòng Quốc gia (NB) truyền đi thông tin thương mại và kỹ thuật về các sản

phẩm hoặc các công nghệ trong nước tới Trung tâm Điều hành Quốc tế (ÓC - International Operation Centre) ở Roma Các thông tin kỹ thuật và thương mại này sẽ được xử lý, bao gói, biên tập lại và xuất bản thành một trong những Bulletins của TIPS Bulletin của TIPS bao gồm không chỉ những thông tỉn từ một

Trang 40

Văn phòng Quốc gia NB mà còn có thông tin của hơn 100 nước khác qua các kênh khác nhau Các Bulletin này sẽ được gửi đi tới các Văn phòng Quốc gia

qua tuyến điện tín được giành riéng cho (dedicated telegraphic line) cũng như tới hon 100 nude Méi mot Van phòng Quốc gia (NB) phải chuyển dịch các thông tin của Bulletin TIPS sang ngôn ngữ địa phương và sau đó phân phối cho các

Văn phòng mạng lưới chỉ nhánh ở trong nước Các chỉ nhánh ở trong nước có thể z tiếp xúc trực tiếp với các công ty nước ngoài theo các địa chỉ có trong bulletin

ˆ Đo vậy, TIPS hoạt động như chiếc cầu nối các nước đang phát triển vì mục dich „ đẩy mạnh, xúc tiến trao đổi công nghệ và thương mại kinh tế [36] Chúng ta có thể truy cập vào các dich vu ma mang TIPS cung cấp (www.tips.org)

2.2.3 Hoạt động thông tin công nghệ ở một số nước trên thế

giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

cụ thể Nhà nước đầu tư và phát triển Cơ quan Phổ biến Thông tin Công nghệ - ADIT (Agence de la Diffusion d'Information Technologique) chuyén lam cong tác cảnh báo công nghệ phục vụ các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý công nghệ Hoạt động của ADIT được triển khai dựa trên cơ sở mạng lưới các tuỳ viên và tham tán khoa học kỹ thuật tại các Sứ quán Pháp đóng trên khắp thế giới

Nga đã thiết lập và triển khai C ung k¥ thuat (Dom Techniki) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm thúc đẩy chuyển Blao công nghệ giữa Nga với các nước và hỗ trợ các doanh nghiệp của Nga trong việc tiếp cận tới các nguồn thông tin công nghệ cần thiết thông qua Trung tâm thông tin khoa học và kỹ thuật quốc tế MXNTI tại Moskva

Trung Quốc đầu tu phát triển Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật

Trung Quốc (ISTIC - Institute for Scientific and Technical Information of China) trực thuộc Bộ Khoa hoc Kỹ thuật Trung Quốc Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Viện ISIIC là thúc dẩy các dịch vu thong tin cong nghệ phục vụ đổi mới

công nghệ ở các doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở triển khai rộng khấp cả nước “Mạng Thông tín Xúc tiến C Ong nghé va Thuong mai - TIPS China" mang tính thông tin công nghệ và thương mại trên phạm vị quốc tế Văn phòng Quốc gia (NB) của TIPS ở Trung Quốc chuyển ra nước ngoài 60 đến 90 khoản mục thông tin (chào bán hoặc yêu cầu) và thu lại hơn 300 khoản mrục hàng tháng cho

đến nay đã thành lập một mạng lưới gồm 20 Trung tâm chỉ nhánh TIPS ở các

địa phương liên hệ với các thành phố và các tỉnh thành và hơn 1.500 các chi

Ngày đăng: 04/11/2023, 22:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w