MỤC LỤCDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 7 LỜI MỞ ĐẦU 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH BIỂN 13 1.1. Cơ sở lý luận chung về du lịch 13 1.1.1. Một số khái niệm về du lịch 13 1.1.2. Đặc điểm của du lịch 14 1.1.3. Các loại hình du lịch 14 1.1.4. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó 14 1.2. Cơ sở lý luận chung về du lịch biển 17 1.2.1. Khái niệm về du lịch biển 17 1.2.2. Tài nguyên du lịch biển 18 1.3. Cơ sở lý luận chung về kinh doanh du lịch 18 1.3.1. Khái niệm về kinh doanh du lịch 18 1.3.2. Đặc điểm của kinh doanh du lịch 19 1.3.3. Các bộ phận cấu thành kinh doanh du lịch biển 23 1.3.3.1. Kinh doanh lữ hành 23 1.3.3.2. Kinh doanh lưu trú du lịch 25 1.3.3.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch 26 1.3.3.4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch 27 1.3.3.5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 28 2.1. Khái quát chung về khu vực Bắc Trung Bộ 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 28 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 30 2.2. Tiềm năng du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ 31 2.2.1. Vị trí địa lý 31 2.2.2. Tài nguyên du lịch 32 2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 32 2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 33 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch biển Bắc Trung Bộ 34 2.4. Thực trạng kinh doanh du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ 36 2.4.1. Thực trạng kinh doanh lữ hành 36 2.4.1.1. Tình hình chung về kinh doanh lữ hành 36 2.4.1.2. Chỉ tiêu khách du lịch quốc tế đến Bắc Trung Bộ 37 2.4.1.3. Chỉ tiêu cơ cấu thị trường khách quốc tế 38 2.4.1.4. Chỉ tiêu doanh thu kinh doanh lữ hành 39 2.4.2. Thực trạng kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch 39 2.4.3. Thực trạng kinh doanh vận chuyển khách du lịch 40 2.4.4. Thực trạng kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và sản phẩm du lịch 42 2.4.5. Thực trạng về các mối quan hệ giữa KDDL với các ngành khác 43 2.4.5.1. Thực trạng mối quan hệ giữa KDDL với ngành văn hoá 43 2.4.5.2. Thực trạng mối quan hệ giữa KDDL với ngành lâm nghiệp 44 2.4.5.3. Thực trạng mối quan hệ giữa KDDL với ngành giao thông vận tải 44 2.4.5.4. Thực trạng mối quan hệ giữa KDDL với ngành thuỷ lợi, thuỷ sản 45 2.4.5.5. Thực trạng mối quan hệ giữa KDDL với ngành công nghiệp trong khai thác tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng 45 2.5. Đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ từ năm 2009 đến nay 46 2.5.1. Kết quả đạt được của kinh doanh du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ trên các lĩnh vực 46 2.5.1.1. Thu nhập từ khách du lịch tăng đáng kể 46 2.5.1.2. Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch 46 2.5.1.3. Thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc 48 2.5.1.4. Quy mô đầu tư cho phát triển KDDL tăng lên theo thời gian 49 2.5.1.5. Hoạt động của KDDL biển đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT XH của các tỉnh Bắc Trung Bộ 49 2.5.2. Những tồn tại, hạn chế trong kinh doanh du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ thời gian qua 51 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 54 3.1. Phương hướng phát triển du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 54 3.1.1. Chiến lược, mục tiêu phát triển du lịch biển của lãnh đạo địa phương 54 3.1.1.1. Chiến lược phát triển của lãnh đạo địa phương 54 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển 54 3.1.2. Phương hướng phát triển 55 3.1.2.1. Phát triển sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 56 3.1.2.2. Mở rộng đầu tư cho phát triển KDDL biển ở Bắc Trung Bộ 57 3.1.2.3. Bảo đảm tính bền vững trong KDDL biển ở Bắc Trung Bộ 58 3.1.2.4. Mở rộng liên kết trong phát triển KDDL ở Bắc Trung Bộ 58 3.1.2.5. Phát triển các khu, điểm du lịch biển ở Bắc Trung Bộ 59 3.2. Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ 60 3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 60 3.2.1.1. Rà soát để hoàn thiện hệ thống chính sách 60 3.2.1.2. Nâng cao hiệu lực quản lý trong lĩnh vực du lịch biển 61 3.2.2. Nhóm giải pháp làm tăng các điều kiện thuận lợi cho hoạt động KDDL biển ở khu vực Bắc Trung Bộ 62 3.2.2.1. Mở rộng thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch của toàn vùng Bắc Trung Bộ ở trong nước và ra nước ngoài 62 3.2.2.2. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 63 3.2.2.3. Tăng cường đầu tư phát triển các cơ sở lưu trú du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 65 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 65 3.2.3.1. Đa dạng hóa và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm du lịch 65 3.2.3.2. Phát triển sản phẩm du lịch khác biệt 67 3.2.3.3. Xây dựng chiến lược về giá cả sản phẩm du lịch 68 3.2.4. Nhóm giải pháp về các nguồn lực du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 69 3.2.4.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 69 3.2.4.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý lao động trong DNDL 69 3.2.5. Huy động và sử dụng vốn để phát triển KDDL Bắc Trung Bộ 70 3.2.6. Coi trọng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về KDDL 70 3.2.7. Phát triển cơ sở vật chất hạ tầng cho KDDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 71 3.2.8. Nhóm giải pháp liên kết và hợp tác phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 72 3.2.8.1. Liên kết để phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 72 3.2.8.2. Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 74 3.2.9. Nhóm giải pháp phát triển kinh tế du lịch biển đảm bảo tính bền vững 76 3.2.9.1. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 76 3.2.9.2. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế du lịch biển 77 3.3. Kiến nghị 78 3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch 78 3.3.1.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp Trung ương về du lịch 78 3.3.1.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp địa phương về du lịch 79 3.3.2. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch biển 79 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 84
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 7
LỜI MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH BIỂN 13
1.1 Cơ sở lý luận chung về du lịch 13
1.1.1 Một số khái niệm về du lịch 13
1.1.2 Đặc điểm của du lịch 14
1.1.3 Các loại hình du lịch 14
1.1.4 Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó 14
1.2 Cơ sở lý luận chung về du lịch biển 17
1.2.1 Khái niệm về du lịch biển 17
1.2.2 Tài nguyên du lịch biển 18
1.3 Cơ sở lý luận chung về kinh doanh du lịch 18
1.3.1 Khái niệm về kinh doanh du lịch 18
1.3.2 Đặc điểm của kinh doanh du lịch 19
1.3.3 Các bộ phận cấu thành kinh doanh du lịch biển 23
1.3.3.1 Kinh doanh lữ hành 23
1.3.3.2 Kinh doanh lưu trú du lịch 25
1.3.3.3 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch 26
1.3.3.4 Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch 27
1.3.3.5 Kinh doanh dịch vụ du lịch khác 27
-CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 28
2.1 Khái quát chung về khu vực Bắc Trung Bộ 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 30
2.2 Tiềm năng du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ 31
2.2.1 Vị trí địa lý 31
Trang 22.2.2 Tài nguyên du lịch 32
2.2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 32
2.2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 33
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch biển Bắc Trung Bộ 34
2.4 Thực trạng kinh doanh du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ 36
2.4.1 Thực trạng kinh doanh lữ hành 36
2.4.1.1 Tình hình chung về kinh doanh lữ hành 36
2.4.1.2 Chỉ tiêu khách du lịch quốc tế đến Bắc Trung Bộ 37
2.4.1.3 Chỉ tiêu cơ cấu thị trường khách quốc tế 38
2.4.1.4 Chỉ tiêu doanh thu kinh doanh lữ hành 39
2.4.2 Thực trạng kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch 39
2.4.3 Thực trạng kinh doanh vận chuyển khách du lịch 40
-2.4.4 Thực trạng kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và sản phẩm du lịch 42
2.4.5 Thực trạng về các mối quan hệ giữa KDDL với các ngành khác 43
2.4.5.1 Thực trạng mối quan hệ giữa KDDL với ngành văn hoá 43
-2.4.5.2 Thực trạng mối quan hệ giữa KDDL với ngành lâm nghiệp - 44 -2.4.5.3 Thực trạng mối quan hệ giữa KDDL với ngành giao thông vận tải 44
-2.4.5.4 Thực trạng mối quan hệ giữa KDDL với ngành thuỷ lợi, thuỷ sản 45
-2.4.5.5 Thực trạng mối quan hệ giữa KDDL với ngành công nghiệp trong khai thác tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng 45
-2.5 Đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ từ năm 2009 đến nay 46
-2.5.1 Kết quả đạt được của kinh doanh du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ trên các lĩnh vực 46
2.5.1.1 Thu nhập từ khách du lịch tăng đáng kể 46
-2.5.1.2 Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch - 46 -
2.5.1.3 Thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc 48
Trang 32.5.1.4 Quy mô đầu tư cho phát triển KDDL tăng lên theo thời gian
49 -2.5.1.5 Hoạt động của KDDL biển đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT XH của các tỉnh Bắc Trung Bộ 49
-2.5.2 Những tồn tại, hạn chế trong kinh doanh du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ thời gian qua 51
-CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 54
-3.1 Phương hướng phát triển du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 54
3.1.1 Chiến lược, mục tiêu phát triển du lịch biển của lãnh đạo địa phương
54 3.1.1.1 Chiến lược phát triển của lãnh đạo địa phương 54
3.1.1.2 Mục tiêu phát triển 54
3.1.2 Phương hướng phát triển 55
3.1.2.1 Phát triển sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 56
-3.1.2.2 Mở rộng đầu tư cho phát triển KDDL biển ở Bắc Trung Bộ - 57 3.1.2.3 Bảo đảm tính bền vững trong KDDL biển ở Bắc Trung Bộ 58
3.1.2.4 Mở rộng liên kết trong phát triển KDDL ở Bắc Trung Bộ 58 3.1.2.5 Phát triển các khu, điểm du lịch biển ở Bắc Trung Bộ 59
3.2 Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ 60
3.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 60
3.2.1.1 Rà soát để hoàn thiện hệ thống chính sách 60
3.2.1.2 Nâng cao hiệu lực quản lý trong lĩnh vực du lịch biển 61
-3.2.2 Nhóm giải pháp làm tăng các điều kiện thuận lợi cho hoạt động KDDL biển ở khu vực Bắc Trung Bộ 62
-3.2.2.1 Mở rộng thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch của toàn vùng Bắc Trung Bộ ở trong nước và ra nước ngoài 62
-3.2.2.2 Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 63
Trang 4-3.2.2.3 Tăng cường đầu tư phát triển các cơ sở lưu trú du lịch ở các
tỉnh Bắc Trung Bộ 65
-3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 65
3.2.3.1 Đa dạng hóa và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm du lịch
65 3.2.3.2 Phát triển sản phẩm du lịch khác biệt 67
3.2.3.3 Xây dựng chiến lược về giá cả sản phẩm du lịch 68
3.2.4 Nhóm giải pháp về các nguồn lực du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 69
3.2.4.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 69
3.2.4.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý lao động trong DNDL 69
3.2.5 Huy động và sử dụng vốn để phát triển KDDL Bắc Trung Bộ 70
3.2.6 Coi trọng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về KDDL 70
3.2.7 Phát triển cơ sở vật chất hạ tầng cho KDDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
71 -3.2.8 Nhóm giải pháp liên kết và hợp tác phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 72-
3.2.8.1 Liên kết để phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 72 -3.2.8.2 Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 74
3.2.9 Nhóm giải pháp phát triển kinh tế du lịch biển đảm bảo tính bền vững
76 3.2.9.1 Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 76
-3.2.9.2 Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế du lịch biển 77
3.3 Kiến nghị 78
3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch 78
3.3.1.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp Trung ương về du lịch 78 3.3.1.2 Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp địa phương về du lịch 79
3.3.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch biển 79
Trang 5KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 82 - PHỤ LỤC - 84 -
Trang 6Khoa học - công nghệKinh tế - xã hộiKinh tế du lịchKinh tế thị trường
Du lịch kết hợp Hội nghịNhà xuất bản
Nghiên cứu và phát triểnQuốc phòng - An ninh
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
Tổ chức thương mại thế giới
Xã hội chủ nghĩa
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP theo các ngành khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2009 – 2013 - 31 - Bảng 2.2: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành tại khu vực Bắc Trung Bộ (2009 - 2013) - 39 - Bảng 2.3: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch ở khu vực Bắc Trung Bộ - 39 - Bảng 2.4: Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch ở khu vực Bắc Trung Bộ (2009 - 2011) - 40 - Bảng 3.1: Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ (theo phương án trung bình) 56
Trang 8-DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Số lượng khách quốc tế đến Bắc Trung Bộ (2009 - 2013) - 37 - Biểu đồ 2.2: So sánh lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ với các vùng khác trong nước (2010 - 2013) - 38 - Biểu đồ 2.3: Thống kê một số thị trường khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung
Bộ (2007 2013) 38 Biểu đồ 2.4: Thu nhập từ khách du lịch khu vực Bắc Trung Bộ - 46 - Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch khu vực Bắc Trung Bộ (2009 - 2011) - 47 - Biểu đồ 2.6: Quy mô việc làm trong kinh tế du lịch ở khu vực Bắc Trung Bộ (2009 - 2013) - 48 - Biểu đồ 2.7: Cơ cấu kinh tế ngành trong GDP của vùng Bắc Trung Bộ - 50 -
Trang 9-LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích vô cùng to lớn
Du lịch không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà còn tạo độnglực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập chongười dân, là phương tiện quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước tới bè bạn quốc tế
Theo Tổng cục Du lịch, năm 2012 số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn6,8 triệu lượt, tăng gần 14% so với năm 2011 Khách du lịch nội địa đạt 32,5 triệulượt, tăng hơn 8,3% so với năm 2011 Nhờ vậy, năm 2012 tổng nhập từ khách dulịch đạt 160.000 tỷ đồng, tăng trên 23% so với năm trước Ngoài những đóng góptrên, du lịch còn góp phần quan trọng vào quảng bá hình ảnh đất nước, con ngườiViệt Nam với cộng đồng quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biếtgiữa các dân tộc và nhiều quốc gia trên thế giới
Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế bao gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, với diện tích tự nhiên là84.163,3 km2, dân số là 16.556,7 nghìn người Bắc Trung Bộ là lãnh thổ tập trungnhiều tiềm năng có giá trị về du lịch với sự đa dạng về thiên nhiên (bãi biển, hangđộng, lăng tẩm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo, điển hình: bãi biển Sầm Sơn,Cửa Lò, Thiên Cầm, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng); giàu bản sắc về vănhóa với nhiều di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di sản văn hóa thế giới Mặtkhác, với vị trí địa lý thuận tiện giao thông đường bộ, đường sắt và đường biển kháphát triển tạo điều kiện cho du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phát huy được lợi thế,thu hút khách du lịch
Trong những năm qua, du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ đã có nhữngbước phát triển đáng khích lệ, tăng trưởng du lịch nói chung và du lịch biển nóiriêng đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc CNH, HĐH đất nước Hoạt
Trang 10động du lịch đã góp phần tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng, gópphần bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững QP - AN của vùng.
Tuy nhiên, thực tế khai thác tài nguyên và phát triển du lịch biển tại khuvực Bắc Trung Bộ còn rất nhiều hạn chế và chưa thực hiệu quả so với yêu cầuHNKTQT và tiềm năng của vùng, thể hiện trên các mặt sau:
- Việc khai thác tài nguyên tại các khu du lịch biển chưa chuyên nghiệp,thiếu cái nhìn đồng bộ mang tính hệ thống và chiến lược dài hạn
- Sản phẩm du lịch của các khu du lịch biển được xây dựng một cách tựphát, không có tính liên kết và thống nhất cao, nên chưa thể hiện được rõ nét tínhđặc trưng độc đáo để tạo ra thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Chất lượng sản phẩm thấp nên chưa thu hút được thị trường khách có khả năng chitrả cao và hiệu quả doanh thu còn thấp
- Không gian trong các khu du lịch biển được qui hoạch manh mún, kiếntrúc công trình thiết kế theo rất nhiều phong cách khác nhau, ngôn ngữ kiến trúcthiếu đồng nhất, không tạo ra được bản sắc cho các khu du lịch biển
- Hiện trạng cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch biển chưađược đầu tư tương xứng, thiếu đồng bộ Đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước và xử
lý nước thải còn yếu kém, gây nhiều tác động xấu đến chất lượng của môi trường dulịch biển
Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là làm như thế nào để phát huy tiềm năng,lợi thế du lịch biển của vùng trước yêu cầu HNKTQT sâu rộng đem lại hiệu quả KT
- XH cao? Trong bối cảnh đó, việc nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Thực trạng
và giải pháp nhằm phát triển du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ” để nghiên
cứu, đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển, xác định những tồn tại, thách thứctrong quá trình HNKTQT và đề xuất các giải pháp khắc phục trong thời gian tới làviệc làm cấp thiết, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch biển tại khu vực BắcTrung Bộ một cách hiệu quả và bền vững
Trang 112 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu: Thúc đẩy phát triển du lịch biển ở các tỉnh BắcTrung Bộ trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn vàocác quan hệ kinh tế quốc tế
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục đích nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch nói chung và du lịch biển nói riêngtrong HNKTQT của một vùng lãnh thổ Việt Nam
+ Đánh giá thực trạng ngành du lịch biển trong HNKTQT ở khu vực BắcTrung Bộ, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạnchế trong phát triển du lịch biển ở khu vực này
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch biển
ở khu vực Bắc Trung Bộ trong HNKTQT đến năm 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Toàn bộ các quan hệ trong kinh doanh du lịch bao gồm: kinh doanh lữhành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanhphát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác ở khu vựcBắc Trung Bộ trong HNKTQT
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ.Vùng phát triển du lịch này bao gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế Đề tài không nghiên cứu riêng rẽ từngtỉnh trong vùng mà coi du lịch biển của mỗi tỉnh là một bộ phận cấu thành du lịchbiển Bắc Trung Bộ của Việt Nam
Trang 12+ Về thời gian: Phần phân tích, đánh giá thực trạng tính từ năm 2009 đếnnay; phần phương hướng, giải pháp xác định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030.
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận:
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đườnglối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển du lịch biển nóichung, du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế học hiện đại gồm:phương pháp thống kê, phân tích định lượng, phương pháp chuyên gia, phươngpháp so sánh, đồng thời tiếp thu có chọn lọc một số kết quả của các công trình khoahọc đã công bố trong quá trình nghiên cứu đề tài
5 Những đóng góp về khoa học và giá trị của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận về du lịch biển trong HNKTQT của một vùng dulịch ở Việt Nam Trong đó, đề tài đã khái quát các yếu tố cấu thành ngành du lịchbiển, phân tích làm rõ mối quan hệ giữa du lịch biển với sự phát triển KT - XH vàcác nhân tố ảnh hưởng đến du lịch biển trong HNKTQT
- Đánh giá thực trạng về du lịch biển, đề tài phân tích những thành tựu, hạnchế của du lịch biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT Từ đó, phân tíchnhững nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến những thành tựu, hạn chế đó
- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch biển khuvực Bắc Trung Bộ trong bối cảnh HNKTQT trong thời gian tới
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đềtài gồm 3 chương
Trang 13Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phát triển du lịch biển
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ trong
hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch biển khu
vực Bắc Trung Bộ
Trang 14Liên Hiệp Quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tếbắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi
ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưutrú không phải là nơi làm việc của họ”
Theo Pirogiơnic (1985) thì:
“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới
sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi,chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức-văn hoáhoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá”
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụphục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với cáchoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác
Luật Du lịch năm 2005 của Việt Nam đưa ra khái niệm: “Du lịch là hoạtđộng có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
Trang 15mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong mộtkhoảng thời gian nhất định”
1.1.2 Đặc điểm của du lịch
Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịchvừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ Du lịch còngóp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngườilao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan )
Có nhiều kiểu đi du lịch, một trong số đó có thể kể đến như du lịch với mụcđích nghỉ ngơi, thữ giãn; đi du lịch với mục đích học hỏi văn hoá; du lịch về cộinguồn, thăm người thân; hay du lịch thể thao; du lịch với mục đích kinh doanh; dulịch với mục đích chính trị …
1.1.3 Các loại hình du lịch
- Du lịch làm ăn,
- Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt,
- Du lịch nội quốc, quá biên,
- Du lịch tham quan trong thành phố,
- Du lịch trên những miền quê (du lịch sinh thái),
- Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm
- Du lịch hội thảo, triển lãm MICE
- Du lịch giảm stress, Du lịch ba-lô, tự túc khám phá
- Du lịch bụi, du lịch tự túc
1.1.4 Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhấthữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch
Trang 16Theo Michael M Coltman, sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thểnhư thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu khôngkhí tại nơi nghỉ mát.
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghicung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, CSVC -
HT và lao động du lịch tại một vùng nào đó
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và
vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ vàtiện nghi phục vụ khách du lịch
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách
Do đó nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi, có thunhập cao Nguời ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại sẽ bọ cắtgiảm nếu thu nhập bị giảm xuống
- Cơ cấu của sản phẩm du lịch:
+ Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) gồm nhómtài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
+ Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
+ Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữanhững tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tươngtác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cungứng du lịch
- Sản phẩm du lịch có 4 đặc điểm, đó là:
* Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình (không cụ thể).
Thực ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể Mặc dù trongcấu thành sản phẩm du lịch có hàng hóa Tuy nhiên sản phẩm du lịch là không cụ
Trang 17thể nên dễ dàng bị sao chép, bắt chước (những chương trình du lịch, cách trang tríphòng đón tiếp …) Việc làm khác biệt hóa sản phẩm mang tính cạnh tranh khókhăn hơn trong kinh doanh hàng hóa.
* Tính không đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy
mà khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua gây khókhăn cho việc chọn sản phẩm Do đó vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quantrọng
* Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du
lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng Do đó không thể đưasản phẩm du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra sảnphẩm du lịch
* Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là
dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống Do đó về cơbản sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hỏng
Ngoài ra sản phẩm du lịch còn có một vài đặc điểm khác:
- Sản phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ
- Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch
Trên thực tế, trong cơ cấu sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọngrất lớn (khoảng 80% - 90%) nên việc tìm hiểu và đánh giá đúng đặc điểm của dịch
vụ du lịch là điều hết sức quan trọng
- Những dịch vụ cơ bản của sản phẩm du lịch:
+ Dịch vụ vận chuyển: nhằm đưa đón du khách từ nơi cư trú đến các điểm
du lịch, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch Để thực hiện dịch
vụ này, người ta thường dùng nhiều phương tiện khác nhau (tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô,máy bay )
Trang 18+ Dịch vụ lưu trú: nhằm đảm bảo cho du khách nơi ăn chốn ở trong quá
trình thực hiện chuyến đi của họ, khách du lịch có thể chọn các khả năng như kháchsạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà người quen
Ngoài ra dịch vụ này còn bao gồm cả việc thuê đất để cắm trại và các hìnhthức tương tự khác Để thoả mãn nhu cầu ăn uống, khách du lịch có thể tự mìnhchuẩn bị bữa ăn, hay đến nhà hàng hoặc được người quen mời
+ Dịch vụ giải trí: là một bộ phận không thể thiếu được của sản phẩm du
lịch Khách du lịch muốn đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt chuyến đi thì có thểchọn nhiều hình thức khác nhau như: vãn cảnh, chơi hoặc xem thể thao, tham quanbảo tàng, chơi bài bạc Đây là dịch vụ đặc trưng cho sản phẩm du lịch vì thời gianrỗi của khách du lịch trong ngày rất nhiều Và vì vậy, dù có hài lòng về bữa ănngon, chỗ ở tiện nghi, du khách vẫn mau chán nếu họ không được tham gia vàthưởng thức các tiết mục giải trí
+ Dịch vụ mua sắm: Mua sắm cũng là hình thức giải trí, đồng thời đối với
nhiều khách du lịch thì mang quà lưu niệm về sau chuyến đi là không thể thiếuđược Dịch vụ này bao gồm các hình thức bán lẻ hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹnghệ, tạp hoá, vải vóc
1.2 Cơ sở lý luận chung về du lịch biển
1.2.1 Khái niệm về du lịch biển
Du lịch biển có thể hiểu là loại hình du lịch được phát triển ở khu vực venbiển nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch về nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí,khám phá, mạo hiểm … trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch biển bao gồm: tàinguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổchức các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván ) Loạihình du lịch này có tính mùa rất rõ nên nó thường được tổ chức vào mùa nóng vớinhiệt độ nước biển và không khí trên 200C Nếu bờ biển ít dốc, môi trường sạch đẹpthì khả năng thu hút du khách càng lớn
Trang 191.2.2 Tài nguyên du lịch biển
- Tài nguyên tự nhiên: là các điều kiện về địa hình, mà cụ thể là cảnh quanthiên nhiên ven biển; quần thể sinh vật trên cạn, dưới nước như cây, cỏ, tôm cá, cácđộng thực vật quý hiếm …; khí hậu (số ngày mưa, số giờ nắng trung bình, nhiệt độtrung bình của không khí vào ban ngày, nhiệt độ trung bình của nước biển, cường
độ gió, hướng gió …)
- Tài nguyên nhân văn: là tổng thể các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựukinh tế, chính trị có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của ngành du lịch biển như:các viện bảo tang hải dương học, các làng xã ven biển, các nghề thủ công truyềnthống, các di tích đặc trưng của một triều đại hoặc một nền văn minh cổ xưa …
1.3 Cơ sở lý luận chung về kinh doanh du lịch
1.3.1 Khái niệm về kinh doanh du lịch
Hoạt động kinh doanh du lịch là tổng hòa mối quan hệ giữa các hiện tượngkinh tế với hoạt động du lịch, hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm hànghóa du lịch và quá trình trao đổi mua và bán hàng hóa du lịch trên thị trường
Kinh doanh du lịch là một quan hệ kinh tế trong lĩnh vực cung ứng sảnphẩm du lịch, bao gồm các quan hệ ngành, nghề là: kinh doanh lữ hành, kinh doanhlưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu dulịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác, nhằm thoả mãn nhu cầu tinhthần của du khách, đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm
du lịch và bản thân DNDL Kinh doanh du lịch là ngành công nghiệp không khói,ngành sản xuất phi vật chất nhưng mang lại những giá trị vật chất và tinh thần rấtcao
Sự vận hành kinh doanh du lịch là lấy tiền tệ làm môi giới, tiến hành traođổi sản phẩm du lịch giữa người mua (du khách) và người bán (nhà kinh doanh dulịch), sự vận hành này lấy vận động mâu thuẫn giữa hai mặt cung cấp và nhu cầu dulịch làm đặc trưng chủ yếu
Trang 20Trong điều kiện thị trường , việc thực hiện thông suốt hoạt động kinh doanh
du lịch được quyết định bởi sự điều hòa nhịp nhàng giữa hai đại lượng cung và cầu
1.3.2 Đặc điểm của kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, có các đặc điểm sau:
- Hoạt động của KDDL có tính nhạy cảm:
So với các ngành kinh tế khác, KDDL có tính nhạy cảm cao hơn DoKDDL gồm nhiều bộ phận tạo thành nên trong quá trình cung cấp dịch vụ đối với
du khách, nhà cung ứng cần bố trí chính xác về thời gian, có kế hoạch chu đáo, chitiết về nội dung các hoạt động, cần phải kết hợp một cách hữu cơ, liên hệ chặt chẽgiữa các khâu vận chuyển hành khách, du ngoạn, ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí,mua sắm…
Giả sử một khâu nào đó không tuân thủ quá trình thì có thể gây ra hàng loạtphản ứng dây chuyền làm mất sự phối hợp nhịp nhàng trong cơ cấu tổ chức, ảnhhưởng đến việc cung cấp dịch vụ du lịch, do đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
du lịch
Mặt khác, các nhân tố thiên nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội đều có ảnhhưởng đến KDDL như chiến tranh, động đất, khủng bố kinh tế, bất ổn về chính trị,
Trang 21đại dịch … đều ảnh hưởng lớn, tạo tâm lý lo ngại cho những du khách khi họ muốnđến điểm du dịch, từ đó cản trở đối với sự phát triển của KDDL Chẳng hạn, thảmhọa động đất, sóng thần ở Nhật Bản (đầu năm 2011) là minh chứng điển hình Do
đó, để khắc phục được “tính nhạy cảm” này, KDDL cần chủ động để có chiến lượcđúng đắn trong hoạt động của mình
- KDDL có tính tổng hợp cao:
Trong quá trình hoạt động du lịch, khách du lịch có nhu cầu về ăn ở, đi lại,
du ngoạn, vui chơi giải trí, mua sắm Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau đó, nhàcung ứng du lịch cần cung cấp tuyến du lịch, cung cấp tư vấn tin tức, cung cấp cácphương tiện giao thông, nhà nghỉ cho du khách Vì vậy, sản phẩm của KDDL làsản vật tác dụng chung của nhiều bộ phận, là sản phẩm tổng hợp được biểu hiện rabằng nhiều loại dịch vụ
Phạm vi hoạt động của KDDL bao gồm các khách sạn du lịch, công ty dulịch, giao thông du lịch, đơn vị bán hàng lưu niệm du lịch… trong đó, có cả các bộphận sản xuất tư liệu vật chất (công nghệ dệt, ngành xây dựng ) và một số bộ phậnsản xuất tư liệu phi vật chất (văn hoá, giáo dục, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, hảiquan, tài chính, bưu điện )
Nắm được đặc điểm tổng hợp của KDDL có ý nghĩa thực tế vô cùng quantrọng đối với việc quản lý kinh doanh của ngành Các bộ phận trong KDDL khôngchỉ có đặc tính hướng đích thông qua nút “thoả mãn nhu cầu của du khách” mà cònliên hệ chặt chẽ với nhau Bất cứ hành vi chậm trễ hoặc bỏ lỡ dịp của bất kỳ bộphận nào cũng đều ảnh hưởng tới số lượng khách du lịch Do vậy, các bộ phậntrong KDDL phải hỗ trợ lẫn nhau và cần thiết triển khai kinh doanh liên hợp Nếucác DNDL theo đuổi lợi ích cục bộ, không phối hợp nhịp nhàng với các DNDLkhác có liên quan thì hiệu quả kinh doanh của toàn ngành sẽ bị suy giảm Vì thế,thực hiện quản lý ngành nghề toàn diện trong KDDL là điều hết sức cần thiết
- KDDL có tính đa ngành:
Trang 22Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịchnhư: sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng vàcác dịch vụ kèm theo …
KDDL sẽ không phát triển được nếu không có sự trợ giúp của các ngành KT - XHkhác như thủ công mỹ nghệ, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giao thông - vậntải, công an, môi trường Ngược lại, KDDL cũng mang lại nguồn thu cho nhiềungành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách dulịch: bảo hiểm, điện, nước, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, tranh ảnh, v.v…Nắm được đặc tính đa ngành trong KDDL đòi hỏi các cấp, các ngành, các địaphương cần phải có chính sách phối, kết hợp chặt chẽ, nhằm tạo ra “xung lực’’mạnh
mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
- KDDL có tính đa thành phần:
Đặc điểm này được biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, nhữngngười phục vụ du lịch, các cộng đồng dân cư trong khu du lịch, các tổ chức chínhphủ và phi chính phủ tham gia vào KDDL Do đặc tính đa thành phần của KDDL
mà nhiều loại hình du lịch khác nhau và dịch vụ mới đã ra đời nhằm đáp ứng nhucầu phong phú và đa dạng của du khách Tuy nhiên, đặc tính đa thành phần trongKDDL, nếu không được khai thác một cách hợp lý sẽ dẫn đến sự bất đồng quanđiểm giữa một số cá nhân hoặc thậm chí là nhiều cá nhân trong đoàn đi du lịch,cũng như mâu thuẫn trong nội bộ những người làm du lịch
- Cầu của du khách có tính chi phí:
Mục đích của các khách đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứkhông phải với mục tiêu kiếm tiền Du khách sẵn sàng trả những khoản chi phítrong chuyến đi của mình về các khoản dịch vụ như ăn, uống, ở, đi lại và nhiều cácchi phí khác nhằm thực hiện được mục đích vui chơi, giải trí, hưởng thụ vẻ đẹp củathiên nhiên, giá trị văn hoá, lịch sử
Trang 23Hiểu rõ đặc tính này, các quốc gia, các nhà kinh doanh du lịch cần có biệnpháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đa dạng các loại hình dịch vụ, nhằmthu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
Song, thực tế ở một số điểm du lịch nhiều nhà kinh doanh du lịch đã lợidụng đặc tính này để đẩy mức giá dịch vụ lên quá cao, làm cho sự tin tưởng của dukhách đối với nhà cung ứng du lịch giảm sút Những sai sót này sẽ lan truyền từ dukhách này đến du khách khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh của KDDL trong conmắt của du khách
- KDDL có tính liên vùng:
Đặc điểm này biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể cácđiểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.Mỗi một điểm du lịch đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng, song nó không thểtách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực và quốc gia Vì vậy, bất
cứ một khu vực, một quốc gia nào muốn phát triển KDDL cần phải đưa mình vào
“quỹ đạo’’ chung của quốc tế và khu vực KDDL ở một vùng, một quốc gia khó cóthể phát triển được nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm viquốc gia cũng như trên toàn thế giới
Trên thực tế hiện nay, các địa phương, các DNDL đang khai thác sản phẩm
du lịch theo kiểu “mạnh ai nấy làm” dẫn đến hệ quả là các sản phẩm du lịch “trùngnhau” như sản phẩm du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng hoặc có những sản phẩm dulịch đặc thù của từng vùng thì lại “bưng bít”, “thiếu thông tin” đến với du kháchđang ở vùng khác Điều đó dẫn đến hiện tượng là các du khách khi đến du lịch ởtỉnh này nhưng cũng không biết vùng khác đang diễn ra hoạt động văn hóa du lịchgì? Điều này làm thất thu một nguồn thu nhập lớn cho người làm du lịch, đồng thờikhông làm thõa mãn được nhu cầu lưu trú dài ngày của du khách
- Hoạt động KDDL có tính thời vụ:
Do ảnh hưởng của yếu tố địa lý tự nhiên, thời tiết khí hậu, nên KDDL hầukhắp các nước đều mang “tính thời vụ” đặc trưng Tại điểm du lịch, điều kiện khí
Trang 24hậu có ảnh rất lớn tới sự hình thành tính thời vụ du lịch Ngoài ra, tính thời vụ củaKDDL có liên quan mật thiết tới việc sắp xếp ngày nghỉ của nhân viên, các kỳ nghỉcủa học sinh, sinh viên; sự bố trí sắp xếp này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt độngcủa KDDL.
Những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố cung - cầu trên khiến hoạt độngkinh doanh du lịch có tính mùa vụ rõ rệt, ảnh hưởng tới tỷ lệ cung và cầu của dulịch, gây ra hiện tượng mùa thịnh thì cung du lịch không đủ cầu du lịch, mùa suy thìthiết bị và nhân viên phục vụ nhàn rỗi
Vì vậy, muốn tối đa hoá lợi nhuận người kinh doanh du lịch cần chú ý đầy
đủ tới đặc điểm này để tìm mọi cách áp dụng các biện pháp hữu hiệu, cố gắng giảmthiểu sự chênh lệch giữa mùa thịnh, mùa suy, khai thác tối đa các thiết bị và tàinguyên du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Việc khắc phục tính mùa vụ luôn làvấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận trong KDDL
1.3.3 Các bộ phận cấu thành kinh doanh du lịch biển
KDDL biển là một quan hệ kinh tế tổng hợp, bao gồm các quan hệ ngành,nghề chủ yếu là kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vậnchuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanhdịch vụ du lịch khác
1.3.3.1 Kinh doanh lữ hành
Theo nghĩa rộng, kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư đểthực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyểngiao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đíchhưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một, một
số hoặc tất cả các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặctrưng và các nhu cầu khác của khách du lịch
Ví dụ, sắp xếp để tiêu thụ hoặc bán các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, chươngtrình du lịch hoặc bất kỳ dịch vụ du lịch khác; tổ chức hoặc thực hiện các chươngtrình du lịch vào và ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia; trực tiếp cung cấp hoặc
Trang 25chuyên gia cho thuê dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch; trực tiếp cung cấp hoặcchuyên gia môi giới hỗ trợ các dịch vụ khác có liên quan đến các dịch vụ kể trêntrong quá trình tiêu dùng của du khách.
Theo nghĩa hẹp, kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa,kinh doanh lữ hành quốc tế Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán, tổchức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ bađiều kiện Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện cácchương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện
Như vậy, theo định nghĩa này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểutheo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh lữ hành
- Kinh doanh đại lý lữ hành, là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng kýnơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của cácdoanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoahồng
Tuy nhiên, cách phân chia như trên chỉ mang tính chất tương đối Trên thực
tế, không có nghĩa là tồn tại các doanh nghiệp chỉ kinh doanh đại lý lữ hành với cáchoạt động kể trên Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạnglưới đại lý lữ hành Hiện nay, các công ty lữ hành du lịch có nhiều loại khác nhau,với những hoạt động phong phú, đa dạng, phức tạp và biến đổi không ngừng theo
sự phát triển của hoạt động du lịch
1.3.3.2 Kinh doanh lưu trú du lịch
Trang 26Theo điều 62 Luật Du lịch Việt Nam, cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: kháchsạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ dulịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Trong đó:
- Khách sạn: là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên,đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụkhách lưu trú và sử dụng dịch vụ
- Làng du lịch: là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự, căn hộ, bãicắm trại … được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp,
có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơigiải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch
- Biệt thự du lịch: là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịchthuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Nếu có từ ba biệt thự du lịch trở lênđược gọi là cụm biệt thự du lịch
- Căn hộ du lịch: là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịchthuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Nếu có từ mười căn hộ du lịch trởlên được gọi là khu căn hộ du lịch
- Bãi cắm trại du lịch: là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quanthiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụcần thiết phục vụ khách cắm trại
- Nhà nghỉ du lịch: là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cầnthiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạngkhách sạn
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: là nơi sinh sống của người sửdụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghicho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng củachủ nhà
Trang 27- Các cơ sở lưu trú du lịch khác bao gồm: tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch,caravan, lều du lịch.
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch
vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.Kinh doanh lưu trú là một trong những ngành, nghề quan trọng đem lại nguồn thunhập lớn cho KDDL
1.3.3.3 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con người từnơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thường với một khoảngcách xa Do vậy, khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung, đến hoạt động kinhdoanh du lịch nói riêng không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vậnchuyển Kinh doanh vận chuyển là hoạt động nhằm giúp cho du khách dịch chuyểnđược từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại điểm dulịch
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phương tiện vận chuyểnkhác nhau như ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay … Trên thực tế ít có các DNDL (trừmột số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyểnkhách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch Phần lớntrong các trường hợp, khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phươngtiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vậnchuyển
1.3.3.4 Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm: đầu tư bảo tồn,nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khaithác phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng
du lịch, CSVC - KT du lịch
Theo điều 4 Luật du lịch Việt Nam thì: “Khu du lịch là nơi có tài nguyên dulịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát
Trang 28triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả KT - XH
và môi trường” “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhucầu tham quan của khách du lịch”
Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch là điều kiện quan trọngkhông thể thiếu để phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thu hút du khách vàđem lại hiệu quả KT - XH cho quốc gia hoặc vùng có tài nguyên du lịch
1.3.3.5 Kinh doanh dịch vụ du lịch khác
Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu ở trên, trong các bộ phận cấuthành KDDL còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh các loạihình dịch vụ vui chơi, giải trí, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch,
…
Việc kinh doanh các loại hình dịch vụ nói trên sẽ góp phần vào chuỗi cácsản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm cung ứng cho khách du lịch, đem lại lợi ích thiếtthực cho nước làm du lịch và bản thân DNDL
Trang 29CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN KHU VỰC
BẮC TRUNG BỘ 2.1 Khái quát chung về khu vực Bắc Trung Bộ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp
ở phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã ở phía Nam - là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung
Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Diện tích tự nhiên của vùng: 51,5 nghìn
km2 Phía Tây là dãy núi Trường Sơn, phía Bắc giáp với nước Cộng hòa dân chủnhân dân Lào, với Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng, phía Nam giáp duyên hảimiền Trung và phía Đông giáp Biển Đông
- Về giao thông: Nằm trên trục giao thông xuyên Việt, Bắc Trung Bộ cónhiều tuyến đường ngang Đông - Tây quan trọng, có hệ thống đô thị ven biển gắnliền với sáu tỉnh gồm: Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Thừa Thiên Huế vớicác khu công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch và các cảng biển: NghiSơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Chân Mây Ngoài ra, Bắc Trung Bộ nằm tương đối gầnđường hàng hải quốc tế, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các vùng phát triển năngđộng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, mở ra khả năng to lớn trong quan
hệ về mọi mặt thông qua hệ thống đường biển
- Về khí hậu: Khí hậu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ mang tính chất chuyển tiếpcủa khí hậu Bắc Bộ, vẫn có một mùa đông lạnh, nhưng ngắn hơn Nhiệt độ thườngcao hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ 1 - 20C, tổng lượng nhiệt 8.200 - 9.2000C, số giờnắng 1.460 - 1.920 giờ Độ ẩm không khí là 82% - 87% Diễn biến của khí hậutrong năm thường gây nên những biến cố như gió phơn Tây Nam (gió Lào), gây hạnhán, nóng bức (từ tháng 5 - tháng 7)
- Về thuỷ văn: Tuy biến động khá phức tạp nhưng tiềm năng nước của vùngkhá phong phú Vùng có 21 lưu vực sông, mật độ sông suối khá dày, đạt 9.75
Trang 30km/km2, riêng vùng núi cao đạt 1 km - 1,8 km/ km2 Do địa hình dốc, lưu vực nhỏnên sông ngắn, độ dốc lớn, dòng chảy nhỏ, thuỷ lợi thích hợp, giữ nước trong mùamưa, điều tiết nước trong mùa khô Nguồn nước ngầm khá phong phú, đáng chú ý
là nguồn suối khoáng, nước nóng
- Tài nguyên tự nhiên:
+ Tài nguyên đất: Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tài nguyên đất rất đa dạng vềchủng loại và diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều Có 3 loại đất chính: đất đỏvùng trung du miền núi gồm đất đỏ feralit, đất đỏ bazan … thích hợp cho trồng câycông nghiệp dài ngày hoặc khai thác nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi giasúc; đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển thích hợp với trồng câylương thực, cây công nghiệp ngắn ngày
+ Tài nguyên nước: Bắc Trung Bộ là vùng có hệ thống sông ngòi khá dàyđặc, nguồn cung cấp nước dồi dào, với trữ lượng thuỷ sản và môi trường thuỷ sảnlớn, có nhiều cửa sông đổ ra biển với mực nước sâu, thuận lợi để xây dựng cảngsông, cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
+ Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng được đánh giá là một trong những thếmạnh to lớn để phát triển ngành lâm nghiệp Tổng trữ lượng gỗ của Bắc Trung Bộ
là 124,737 triệu m3 và 1,5 triệu cây nứa, luồng, chiếm 17,9% trữ lượng gỗ và 25,4%trữ lượng tre nứa toàn quốc Tài nguyên rừng của vùng chỉ đứng sau Tây Nguyên vàchính nó đã cung cấp một phần quan trọng về gỗ và lâm sản hàng hoá cho đồngbằng Sông Hồng, đáp ứng một phần cho việc sản xuất gỗ ở nước ta
+ Về tài nguyên biển: Bắc Trung Bộ có bờ biển dài 670 km, với 23 cửasông, trong đó có nhiều cửa sông lớn có thể xây dựng cảng phục vụ cho vận tải,đánh bắt cá như: Nghi Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Cửa Hội (Nghệ An) Tàinguyên biển đa dạng và phong phú - là những thế mạnh góp phần không nhỏ vàoviệc hình thành những ngành kinh tế biển và góp phần phát triển ngành du lịch củavùng
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Trang 31- Điều kiện kinh tế:
Từ cổ xưa, cư dân vùng này chủ yếu sống bằng nông nghiệp Bên cạnh đó,thương mại giao lưu buôn bán và nghề trồng bông, dệt vải, làm chiếu cói là nghề cổtruyền ở vùng này Hiện nay, với chính sách mở cửa của nền KTTT và HNKTQT,các tỉnh Bắc Trung Bộ đang được nghiên cứu để đưa vào khai thác các tiềm năng,đặc biệt là tiềm năng du lịch để phát triển KT - XH của vùng trong HNKTQT
- Điều kiện xã hội:
Hiện nay, vùng Bắc Trung Bộ có số dân hơn 18,6 triệu người; mật độ dânsố: 226 người/km2 Ngoài dân tộc Kinh là bộ phận dân cư chủ yếu, trên lãnh thổvùng Bắc Trung Bộ còn có cư dân của các dân tộc ít người cư trú Những cư dânvùng Bắc Trung Bộ theo các chúa Nguyễn vào Đàng trong lập nghiệp đã mang theođặc trưng văn hóa chủ đạo của mình là văn hóa làng xã Tuy nhiên, trước một vùngđất có một nền văn hóa phát triển cao, những cư dân mới đã chọn cách hội nhập,hòa hợp làm phương sách ứng xử
Nói đến Bắc Trung Bộ không ai lại không nghĩ ngay đến con người và vănhóa Huế Chỉ riêng Huế thôi đã đủ làm một nét riêng cho Bắc Trung Bộ Chínhtiếng Huế là yếu tố đặc sắc nhất, cùng với ca Huế, hò Huế, trang phục Huế đã tạonên một bản sắc văn hóa đặc trưng cho Bắc Trung Bộ
Nhìn chung, trong những năm gần đây, tình hình phát triển KT - XH củavùng đã có những chuyển biến tích cực, những thành tựu đạt được là khá toàn diệntrên mọi lĩnh vực KT - XH và QP - AN Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình chogiai đoạn 2009 - 2013 đạt 11,68%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước
Trang 32Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP theo các ngành khu vực
Bắc Trung Bộ giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị tính: %/năm
Tốc độ tăng trưởng
Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam
Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường với sựtăng trưởng mạnh của tỷ trọng kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
tỷ trọng các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể giảm Cùng với quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tương ứng Tỷ
lệ lao động khối nông - lâm - ngư nghiệp giảm mạnh trong khi tỷ lệ lao động khốicông nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng nhanh chóng, đặc biệt là khối thương mại -dịch vụ
2.2 Tiềm năng du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ
2.2.1 Vị trí địa lý
Khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh:Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, QuảngNgãi
Diện tích tự nhiên của vùng là 51,6 nghìn km2, chiếm 15,6% diện tích cảnước Dân số năm 2013 là 18,6 triệu người, chiếm 20,67% dân số cả nước
Có thể nói Bắc Trung Bộ là vùng có vị trí địa lý hết sức đặc biệt Đây chính
là cầu nối giữa miền Bắc với miền Nam, giữa nước bạn Lào, Campuchia với biểnĐông rộng lớn Lại có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua nên vùng có điềukiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng
Đây là vùng mà tất cả các tỉnh đều giáp biển Đây là lợi thế mà không phảivùng nào cũng có được
Trang 332.2.2 Tài nguyên du lịch
Bắc Trung Bộ là vùng có tiềm năng phong phú và đa dạng về tài nguyên dulịch, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc, tiêu biểu là 04 di sản thế giới đượcUNESCO công nhận đó là: Quần thể di tích cố đô Huế; Vườn Quốc gia Phong Nha
- Kẻ Bàng; Nhã nhạc cung đình Huế và Thành nhà Hồ Ngoài ra, Mộc bản triềuNguyễn cũng được UNESCO công nhận là “Di sản Tư liệu Thế giới” (xem phụ lục1)
2.2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
+ Tài nguyên du lịch biển:
Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài, không chỉ có tầm quan trọng trongcông cuộc chiến đấu, phòng thủ, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh hải quốc gia, màcòn là địa bàn tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú Nổi trội là các bãi biểnvới nhiều bãi tắm đẹp, thắng cảnh kỳ thú như: Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, CửaHội, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương (Nghệ An), Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải,Đèo Con (Hà Tĩnh), bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình), bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt,huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và bãi biển Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế)
… Các bãi tắm này đã và đang được khai thác nhằm phục vụ dân cư địa phương và
du khách để phát triển KDDL
+ Tài nguyên du lịch hang động:
Hang động là một sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hoá karst ở vùngnúi đá vôi Bắc Trung Bộ có rất nhiều hang đẹp, rộng, có khả năng khai thác pháttriển KDDL Hang động nổi tiếng nhất vùng Bắc Trung Bộ cũng như cả nước là hệthống hang động Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở khu vực phía nam của dải núi đá vôi
Kẻ Bàng
+ Tài nguyên du lịch sông, hồ, suối nước nóng:
Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên sông, hồ, suối nước nóng phong phúđược khai thác phục vụ mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, vui chơigiải trí và chữa bệnh Các dòng sông lớn ở vùng này, đặc biệt là hệ thống sông Mã,
Trang 34sông Lam, Sông, sông La, sông Bến Hải, sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Hương
… đã tạo điều kiện hình thành các tuyến du lịch trên sông Đây là một trong nhữngloại hình du lịch hấp dẫn du khách, mang nét đặc trưng của vùng
+ Tài nguyên sinh thái
Thể hiện rõ nhất là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có sự đa dạng sinh học cao,nhiều hệ sinh thái đặc trưng, đặc biệt tập trung ở các vườn quốc gia Bến En, PùMát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng Với tính nguyên sơ và đa dạng sinh học,Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc Bắc Trung Bộ có ý nghĩa như một bảo tàng sinh vậthọc khổng lồ ở Việt Nam và đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thếgiới Sự phong phú, đa dạng về thành phần, chủng loại động thực vật quý hiếm ởvùng Bắc Trung Bộ là hệ quả tất yếu của điều kiện sinh cảnh và là đặc trưng tiêubiểu về sinh thái rừng tại đây Chính vì vậy, tiềm năng DLST ở vùng này là rấtphong phú và đa dạng
2.2.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn
Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hoá quan trọng của ViệtNam có kho tàng các di sản văn hoá, bao gồm các di sản phi vật thể và di sản vậtthể rất đặc sắc, nơi có tới 03 di sản văn hóa thế giới: quần thể di tích cố đô Huế, nhãnhạc cung đình Huế, thành nhà Hồ và 01 di sản tư liệu thế giới: mộc bản triềuNguyễn (xem phụ lục 1)
Đây là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hoá, chính trị Việt Nam: Hồ ChíMinh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn Với sựphong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch nhân văn, Bắc Trung Bộ là vùng đất cótiềm năng du lịch quan trọng đặc biệt của cả nước
Di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, khảo cổ: Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ córất nhiều di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng có giá trị cho hoạt động du lịch, nổibật: di tích Ngã Ba Đồng Lộc, khu di tích tưởng niệm Nguyễn Du, Quảng BìnhQuan, Thành Champa, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị Đặc biệt, di tíchlịch sử văn hoá nổi tiếng gắn liền với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí hết
Trang 35sức quan trọng, có một không hai trong hệ thống tài nguyên nhân văn của tỉnh Nghệ
An nói riêng cũng như toàn vùng nói chung, là đối tượng thu hút được nhiều dukhách trong và ngoài nước đến tìm hiểu, tham quan
Lễ hội và văn hoá dân gian: Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt vănhoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trìnhlịch sử; là nét văn hoá đặc trưng riêng biệt, linh hồn của mỗi vùng, địa phương BắcTrung Bộ là vùng có nhiều di tích lịch sử gắn với nhiều lễ hội truyền thống Nhiều
lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá, có tác dụng tích cực trong việc giáodục các thế hệ sau về truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹptrong sinh hoạt văn hoá cổ truyền
Làng nghề thủ công truyền thống: Cũng như các vùng khác trên cả nước,Bắc Trung Bộ là nơi tập trung nhiều làng nghề thủ công truyền thống với những sảnphẩm chất lượng Thanh Hoá nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói ở Nga Sơn, nghề chếtác đá ở Đông Sơn Nghệ An được biết đến với nghề làm gốm gia dụng bằng tay,nghề thêu đan của đồng bào các dân tộc Thái, Mường, H’Mông Nói đến Hà Tĩnhthì phải nhắc đến nghề chằm tơ ở Thạch Hương, nghề gốm đất nung ở Cổ Đạm.Vào Quảng Bình chúng ta sẽ biết đến làng nghề làm nón Ba Đồn và các làng mâytre đan truyền thống, nghề nấu rượu ở Kim Long, nghề làm hương Đông Định …
Nghề thủ công truyền thống ở Huế được biết đến với các nghề làm nón ởTây Hồ, nghề kim hoàn ở Kế Môn, nghề dệt tơ ở Phú Cam và nghề chạm khắc gỗ ở
Mỹ Xuyên …
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch biển Bắc Trung Bộ
Trong xu thế HNKTQT, ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ nói chung vàngành du lịch biển nói riêng đang đối mặt với không ít khó khăn Đó là:
Lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếpcủa thiên tai như bão, lũ, gió mùa khô nóng (gió Lào) … vì vậy gặp nhiều khó khăntrong hoạt động phát triển KDDL
Trang 36Cơ sở vật chất - kỹ thuật ở nơi đây nhìn chung còn chưa được quan tâm đầu
tư đúng mức, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hướng đến chất lượngdịch vụ, đến thời gian lưu trú và thu nhập từ khách du lịch
Việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển KT - XH trong phạm vi lãnhthổ vùng Bắc Trung Bộ còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng tài nguyên hạn chế, tácđộng tiêu cực đến môi trường, làm giảm tính hấp dẫn của các cảnh quan và ảnhhưởng trực tiếp đến tâm lý khách du lịch
Hệ thống thể chế, chính sách đặc biệt là hệ thống pháp luật tạo môi trườngpháp lý cho hoạt động phát triển KT - XH của vùng chưa đồng bộ và thiếu hoànchỉnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của mỗi ngành kinh tế, trong đó cóKDDL
Tuy mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên nhưng vẫn còn thấp sovới mức trung bình của cả nước Phát triển kinh tế mới chủ yếu theo chiều rộng,tăng trưởng thiếu bền vững, tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế thấp (đặc biệt sau nhữngkhó khăn trong những năm vừa qua)
CSVC - HT còn nhiều yếu tố lạc hậu, đặc biệt là hạ tầng giao thông cònthiếu đồng bộ, các công trình đầu mối giao thông quan trọng mới chỉ đang ở giaiđoạn quy hoạch Quy mô sản xuất của các ngành công nghiệp còn nhỏ, chưa có sảnphẩm mũi nhọn Sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn do các điều kiện tựnhiên không thuận lợi Thương mại, dịch vụ chưa phát triển, đặc biệt, khó khăntrong phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo là biển đảo do yếu tố mùa vụ tác động bởithời tiết Chuyển sang nền KTTT, đội ngũ lao động du lịch còn lúng túng, thiếukinh nghiệm, thiếu kỹ năng Đây là những khó khăn không những đối với sự pháttriển KDDL mà còn khó khăn đối với các ngành kinh tế khác trong vùng
Về văn hoá - xã hội, công tác xoá đói giảm nghèo còn thiếu bền vững, chấtlượng giáo dục phổ thông còn thấp, chưa đồng đều giữa các địa phương, chất lượngcác dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội Trình độ dân trí nhìn chungchưa cao, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi Các hành vi ứng xử kém văn hóa
Trang 37trong giao tiếp với du khách còn khá phổ biến và chưa được quản lý tốt đã làm giảm
đi đáng kể chất lượng môi trường du lịch và sức hấp dẫn ở các điểm tham quan, ảnhhưởng đến tâm lý của khách du lịch
2.4 Thực trạng kinh doanh du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ
2.4.1 Thực trạng kinh doanh lữ hành
2.4.1.1 Tình hình chung về kinh doanh lữ hành
Hệ thống DNDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện có 33 DNDL lữ hành quốc
tế, chiếm 3,0% số DNDL của cả nước DNDL lữ hành quốc tế hiện chủ yếu tậptrung tại Thừa Thiên - Huế (12 doanh nghiệp, bằng 33% tổng số DNDL lữ hành củakhu vực), tiếp đến là Nghệ An (10 doanh nghiệp), Quảng Trị (5 doanh nghiệp),Thanh Hóa (4 doanh nghiệp), Hà Tĩnh (1 doanh nghiệp), Quảng Bình (1 doanhnghiệp)
Hiện nay, thông qua các dự án đầu tư phát triển KT - XH trên địa bàn, mộtvài DNDL lữ hành nội địa tại Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã tiếp cận vớimột số thị trường Đông Bắc Á và bước đầu đã tạo được nguồn khách quốc tế đáng
kể Đặc biệt, có một số DNDL đã làm chủ được việc thu hút khách từ Đông BắcThái Lan và Nam Lào nhập cảnh vào bằng đường bộ (loại hình caravan) qua cửakhẩu Lao Bảo và Cầu Treo
Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đãđưa đón được một lượng lớn cả khách du lịch quốc tế và trong nước Quy mô lượngkhách ngày càng tăng lên và cơ cấu nguồn khách có thay đổi theo hướng tích cựccho KDDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ:
Năm 2009 lượng khách du lịch đến khu vực này là 245.682 lượt khách;năm 2010, lượng khách du lịch đến khu vực này đã vượt qua ngưỡng 1 triệu lượtkhách và đến cuối năm 2013 con số đó là 947.358 lượt khách du lịch (chiếm tỷ lệbình quân xấp xỉ 12,02% tổng số lượt khách du lịch đi lại ở Việt Nam) Tốc độ tăngtrưởng bình quân về khách du lịch giai đoạn 2009 - 2013 đạt 13,5%/năm
Trang 38Với tình hình phát triển khách du lịch như mấy năm gần đây, trong nhữngnăm tới nếu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lùi xa thì chắc chắn KDDL ở cáctỉnh Bắc Trung Bộ sẽ phát triển mạnh hơn nữa, tạo đà cho ngành dịch vụ tăngtrưởng nhanh, xứng đáng với vai trò, vị trí trong cơ cấu kinh tế chung của vùng và
cả nước
2.4.1.2 Chỉ tiêu khách du lịch quốc tế đến Bắc Trung Bộ
Về tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế có chiều hướng ngày càng tănglên Tốc độ tăng trưởng trung bình của khách du lịch quốc tế đến vùng Bắc Trung
Bộ tương đối cao (16,3%/năm)
Năm 2009 số lượng khách quốc tế đến Bắc Trung Bộ là 245.682 lượt, đếnnăm 2010 con số này đã đạt 1.081.936 lượt khách, năm 2011 có số tăng trưởng ấntượng là 1.103.543 lượt khách; năm 2012 là 1.026.354 lượt khách và năm 2013 là947.358 lượt khách
Biểu đồ 2.1 : Số lượng khách quốc tế đến Bắc Trung Bộ (2009 - 2013)
Đơn vị: lượt khách
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch
Trang 392007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 2.2: So sánh lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ với các
vùng khác trong nước (2010 - 2013)
Đơn vị: lượt khách
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch
2.4.1.3 Chỉ tiêu cơ cấu thị trường khách quốc tế
Nếu như trước đây, thị trường khách du lịch chính của vùng là khách đến từcác nước Đông Âu và Liên Xô cũ, thì ngày nay khách đến từ các thị trường nàykhông đáng kể Thay vào đó là khách du lịch đến từ các nước Tây Âu, các nước Bắc
Mỹ và các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và các nước Đông Nam Á
Biểu đồ 2.3: Thống kê một số thị trường khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung
Bộ (2007 - 2013)
Đợn vị: nghìn người
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch
2010 2011 2012 2013
Trang 402.4.1.4 Chỉ tiêu doanh thu kinh doanh lữ hành
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành luôn chiếm tỷ trọng lớn trongtổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch biển Năm 2009, tổng doanh thukinh doanh lữ hành khu vực Bắc Trung Bộ là 1,16 nghìn tỷ đồng; năm 2010 là 1,65nghìn tỷ đồng; năm 2011 là 1,83 nghìn tỷ đồng; năm 2012 doanh thu là 2,06 nghìn
tỷ đồng; đến năm 2013, con số này lên đến 2,13 nghìn tỷ đồng
Bảng 2.2: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành tại khu vực
2.4.2 Thực trạng kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch
Về số lượng, nếu năm 2009 toàn khu vực mới chỉ có 1.026 cơ sở lưu trú với
tổng số 19.337 buồng phục vụ khách du lịch, thì đến năm 2011 con số đó đã lên tới1.582 cơ sở với 23.668 buồng Năm 2013, số cơ sở lưu trú toàn vùng đạt 2.615 cơ
sở với 43.145 buồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2009
Bảng 2.3: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch ở khu vực Bắc Trung Bộ
Đơn vị tính: CSLT, buồng
Cơ sở lưu trú du lịch 1.026 1.582 2.615
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch
Về chất lượng, cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng cơ sở lưu trú
du lịch cũng được cải thiện rõ rệt, với khoảng 16,5% số cơ sở lưu trú; 32,6% số