Thực trạng kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ (Trang 43 - 44)

ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Về vận chuyển bằng đường thủy: Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong những năm trước đây, phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy có tốc độ phát triển và đổi mới chậm hơn so với các loại phương tiện khác. Cho đến hiện nay, sau những năm phát triển gián đoạn, việc vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy đang có xu thế phát triển mạnh trở lại.

Lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam qua đường biển ngày một tăng, nhưng số lượng khách du lịch này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với đường bộ và đường hàng không. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của loại hình vận tải khách du lịch bằng đường biển thường là: Các du thuyền có trọng tải lớn từ 700 đến hơn 1.000 hành khách/ tàu như tàu Queen Elizabeth II, Seen Sea Mariner, Peace Boat … và với địa hình của nước ta có các điểm du lịch thường nằm dọc bên bờ biển. Cho nên, chỉ có cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế) thuộc nhóm cảng số 3 để đón các du thuyền cập cảng (cảng tổng hợp, có thể đón được tàu vào cảng lớn nhất 20.000 DWT, đường giao thông trong cảng rộng bình quân 10m) về cơ bản là đáp ứng được yêu cầu đón khách.

2.4.4. Thực trạng kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và sản phẩm du lịch du lịch

- Về không gian các hoạt động du lịch chính của các tỉnh Bắc Trung Bộ được chia thành 4 nhóm gắn với sản phẩm du lịch gồm: (i), du lịch nghỉ dưỡng biển: chủ yếu tại Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Đồng Hới; (ii), du lịch di sản: cố đô Huế; (iii), du lịch sinh thái: Phong Nha - Kẻ Bàng; (iv), du lịch tìm hiểu lịch sử cách mạng: Kim Liên - Nam Đàn, thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, địa đạo Vĩnh Mốc, ngã ba Đồng Lộc.

Các khu vực có hoạt động du lịch tập trung là: Thành phố Huế; Sầm Sơn - Thanh Hóa; Cửa Lò - Vinh; Đồng Hới; Phong Nha - Kẻ Bàng.

Điều này có nghĩa là hoạt động du lịch chủ yếu tập trung ở một số khu vực ven biển, cụm hang động chính của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và nội đô Huế.

- Hiện trạng về các sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ được cung ứng ra thị trường:

Nỗ lực trong liên kết phát triển KDDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ thời gian qua tập trung trong khuôn khổ hợp tác phát triển hành lang Đông - Tây với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Vùng đã có nhiều mô hình kinh doanh du lịch như: “Con đường di sản miền Trung”, “Hành trình kinh đô Việt cổ”, “Một ngày ăn cơm ba nước” … Nội dung hợp tác chủ yếu tập trung vào các hoạt động thúc đẩy, tạo thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển của khách du lịch, các hoạt động liên kết trong hợp tác đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến, tiếp thị, đào tạo nguồn nhân lực ...

Tình hình phát triển sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ từ năm 2009 đến nay có nhiều khởi sắc và nhiều điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước; đem lại hiệu quả cao cho ngành du lịch của vùng nói chung và ngành du lịch biển nói riêng (Xem thêm Phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w