49 -
3.1.2.1. Phát triển sản phẩm du lịc hở các tỉnh Bắc Trung Bộ 56
- Phát triển du lịch di sản gắn với du lịch biển đảo: Theo hướng này, tập trung khai thác di sản cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng, Thành Nhà Hồ, di tích Kim Liên, di tích Quảng Trị gắn với biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Cừa Tùng - Cửa Việt, Cồn Cỏ, Lăng Cô - Cảnh Dương. Hệ thống sản phẩm hình thành trên nền văn hóa, lịch sử, lối sống địa phương; sản vật địa phương và ẩm thực miền biển.
- Phát triển sản phẩm du lịch theo các loại hình du lịch: du lịch lễ hội (Festival Huế, các lễ hội truyền thống); du lịch làng nghề (nghề làm nón Huế, dệt thổ cẩm của người Bru - Vân Kiều); du lịch gắn với thiên nhiên (du thuyền trên sông Hương: du lịch MICE (chủ yếu ở Huế, Quảng Bình); du lịch đường biển (du lịch cửa khẩu EWEC, mua sắm tại các khu kinh tế cửa khẩu: Cầu Treo, Lao Bảo…); du lịch cộng đồng …
- Phát triển các sản phẩm du lịch khác:
+ Sản phẩm du lịch sinh thái: với thế mạnh về tài nguyên DLST, trong những năm tới vùng cần tập trung phát triển sản phẩm DLST nhằm khắc phục tính mùa vụ trong phát triển KDDL của vùng.
+ Sản phẩm du lịch lễ hội: phát triển sản phẩm du lịch này nhằm phát huy các giá trị và sức mạnh thương hiệu đã định hình ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, đặc biệt là lễ hội Festival ở Huế.
+ Sản phẩm du lịch tìm hiểu văn hóa, lối sống: các nét văn hóa, lối sống giản dị, thủy chung, cần kiệm, … của con người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung và người dân Huế nói riêng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sức hút và nét đặc trưng để tạo dựng thương hiệu du lịch.
+ Sản phẩm du lịch đường bộ caravan: đây là loại hình sản phẩm du lịch đặc thù mà Bắc Trung Bộ cần đưa vào khai thác mạnh mẽ trong những năm tới, nhằm tạo nên những nét độc đáo, khác biệt, riêng có của sản phẩm du lịch ở các tỉnh Băc Trung Bộ.