Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch biển 79

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ (Trang 80 - 90)

49 -

3.3.2.Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch biển 79

Các doanh nghiệp cần xác định rõ tầm quan trọng và ý nghĩa sống còn của việc khai thác, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên biển đối với lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh để có được cái nhìn tích cự hơn trong mỗi chương trình, dịch vụ mình cung cấp.

Các doanh nghiệp du lịch cần phải là những người chủ động đi đầu trong việc tuyên truyền giáo dục trước hết là cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp của mình, khách du lịch mà mình phục vụ, sau đó mới phối hợp với cơ quan có thầm quyền, cơ quan có liên quan ở trung ương và địa phương về công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Đẩy mạnh việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng theo hướng hiện đại hóa, vừa đạt mục tiêu giảm chi phí cấu thành sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp, vừa nhằm mục đích bảo về môi trường; nhắm tới những tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là tiêu chuẩn ISO 14001 về quản lý và bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN

KDDL biển là ngành có vai trò to lớn trong đời sống KT - XH và chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phát triển KDDL biển không chỉ nhằm khai thác tiềm năng vốn có của đất nước mà còn là đòi hỏi bức xúc để hội nhập nền kinh tế nước ta với các nền kinh tế trên thế giới trong quá trình phát triển.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng trong Chiến lược phát triển KDDL của Việt Nam. Đây là vùng có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và đa dạng, cho phép phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng nổi bật về nghỉ dưỡng biển, đảo, sinh thái biển, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch di sản, du lịch đường bộ caravan, du lịch sự kiện và ẩm thực miền biển.

Từ năm 2008 đến nay, mặc dù bối cảnh trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, khó khăn, thách thức nhưng KDDL biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn phát triển vượt bậc: thu nhập từ khách du lịch liên tục tăng lên, trung bình hơn 20%/năm, đóng góp khoảng 4% vào giá trị sản phẩm ngành du lịch cả nước, trong đó, thu từ các dịch vụ lữ hành - vận chuyển và vui chơi giải trí tăng mạnh; giải quyết việc làm cho gần 1% lực lượng lao động trên địa bàn; lượng vốn đầu tư vào CSVC - HT của KDDL được tăng lên, cơ chế quản lý đã bước đầu được đổi mới, KDDL đã bắt đầu trở thành một lĩnh vực quan trọng trong HNKTQT.

Tuy nhiên, sự phát triển KDDL chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng, chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp. Những thế mạnh phát triển KDDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần phải được phát huy đồng thời với việc khắc phục những điểm yếu hiện tại, do vậy đã vượt xa tầm quản lý và nguồn lực của một vùng. Từ đó, việc liên kết tạo sức mạnh trong huy động nguồn lực và triển khai các chương trình hành động chung của vùng trở thành yếu tố quyết định để giải bài toán phát triển KDDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Để đạt được hiệu quả KT - XH cao, KDDL biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối kết hợp giữa các giải pháp trong từng giai đoạn cụ thể.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về nguồn thông tin, tư liệu và hạn chế chủ quan về phía nhóm nghiên cứu nên đề tài không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thanh Bình (2010), "Việt Nam phát triển cơ sở lưu trú du lịch",

Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12), tr.23 - 25.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Hoàng Thị Lan Hương (2011) Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Võ Long (2010), "Quảng Trị phát triển Du lịch biển, đảo", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (5), tr.49 - 50.

6. Phạm Trung Lương (chủ nhiệm) (2008), Cơ sở khoa học phát triển du

lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện NC & PT Du lịch, Hà Nội.

7. Phạm Trung Lương (2010), Phát triển Du lịch khu vực Bắc Trung Bộ:

Những vấn đề đặt ra, Bài viết Hội thảo: Định hướng phát triển Du lịch khu vực Bắc Trung Bộ, Vinh - Nghệ An.

8. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du

lịch, Hà Nội.

9. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 247/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/12/2011 "Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

10. Nguyễn Văn Tuấn (2010), "Du lịch Việt Nam: khó khăn, thách thức và vận hội phát triển", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.3-4.

11. Viện NC & PT Du lịch (2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

12. Website tham khảo:

www.vietnamtourism.gov.vn,

www.moit.gov.vn,

www.itdr.org.vn,

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Di sản Thế giới ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay

Tính đến năm 2012, trong tổng số 16 di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận thì đã có 04 di sản thuộc vùng Bắc Trung Bộ đó là: Quần thể di tích cố đô Huế; Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Nhã nhạc cung đình Huế và Thành nhà Hồ. Ngoài ra, Mộc bản triều Nguyễn cũng được UNESCO công nhận là “Di sản Tư liệu Thế giới”.

A. Các Di sản Thế giới

1. Quần thể di tích cố đô Huế

Quẩn thể di tích cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1993. Nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, quần thể di tích này bao gồm những di tích lịch sử - văn hoá triều Nguyễn xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa bàn kinh đô Huế xưa (nay thuộc thành phố Huế - là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh), là kinh đô của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Quần thể di tích Cố đô Huế được phân chia thành các cụm công trình gồm có cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong kinh thành Huế. Trong đó, cụm di tích trong kinh thành Huế bao gồm: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên. Các di tích ngoài kinh thành bao gồm: hệ thống lăng tẩm, chùa chiền và các di tích khác. Ngoài ra, nhà vườn Huế cũng là một hình thức kiến trúc độc đáo, hấp dẫn khách du lịch.

2. Nhã nhạc Cung đình Huế

Theo đánh giá của UNESCO, “trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam chỉ có Nhã nhạc đạt với tầm vóc quốc gia”. Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất. Chính vì vậy, năm 2003, UNESCO đã công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Đây là thể loại

nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ trong năm của các triều vua nhà Nguyễn của Việt Nam.

3. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc huyện Bố Trạch và Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về phía Tây Bắc, nằm ở khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha. Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003.

Nơi đây được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha - Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kỳ bí, hùng vĩ. Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng ẩn chứa bao nhiêu điều bí ẩn của tự nhiên, với hàng trăm hang động trong lòng núi đá vôi có tổng chiều dài hơn 80 km được tạo tác từ hàng triệu năm trước cùng các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Với những giá trị đặc sắc về lịch sử hình thành trái đất, lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo; cảnh quan kỳ vĩ, huyền bí; tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia cùng với giá trị văn hoá - lịch sử đặc sắc.

Cửa chính của hệ thống động này là động Khe Ry và động én nằm ở độ cao khoảng 300m so với mực nước biển. Các hang trong hệ thống này phân bổ theo dạng cành cây chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Hệ thống hang Vòm có tổng chiều dài trên 30 km bắt nguồn từ hang Rục Cà Roòng, nằm ở độ cao 360m so với mặt nước biển và kết thúc là hang Vòm. Hệ thống hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là Nam - Bắc, Sông Rục Cà Roòng lúc ẩn mình trong núi đá, lúc hiện trên những thung lũng hẹp và sâu, cuối cùng đổ ra sông Chày ở cửa hang Vòm.

Hệ thống hang Rục Mòn nằm ở địa phận huyện Minh Hoá cũng là một trong những hang động lớn nhưng chưa được khai thác nhiều. Bên cạnh động Phong Nha là động Tiên Sơn hay động Khô - một động đẹp nổi tiếng của khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo. Ngoài ra, còn có động Thiên Đường được đánh giá là động lớn và dài hơn động Phong Nha.

Đặc biệt, gần đây, đoàn thám hiểm người Anh mới phát hiện ra một trong những hang mới nhất đó là Sơn Động, hang này được cho là hang động lớn nhất thế giới. Khoang lớn nhất ở Sơn Động có chiều đài hơn 5 km, cao 200m và rộng 150m.

4. Thành nhà Hồ

Ngày 27/06/2011, tại cuộc họp lần thứ 35 của Uỷ ban di sản Thế giới thuộc UNESCO diễn ra từ ngày 19 - 29/06/2011 tại Pari (Pháp), di tích Thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá của Việt Nam đã được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Quần thể Di sản thế giới Thành nhà Hồ bao gồm tòa Hoàng thành đá, đàn tế Nam Giao, La Thành, được Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397 - 1402. Toà thành thể hiện sự trao đổi, giao lưu những giá trị nhân văn quan trọng giữa Việt Nam và các nước Đông Á, Đông Nam Á vào thời kỳ cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV.

Tính đến nay, Thành nhà Hồ đã có tuổi thọ hơn 600 năm. Điều đặc biệt và độc đáo ở chỗ, toà thành được xây dựng từ những phiến đá lớn, có độ dài trung bình 1,5m, có tấm đá dài tới 6m, xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính. Công trình độc đáo này đã thể hiện bước phát triển mới trong phong cách kiến trúc và kỹ thuật xây dựng. Việc sử dụng kỹ thuật xây dựng đá lớn là một thành tựu đột khởi trước, sau chưa từng có ở Việt Nam, chứng minh quyết tâm mạnh mẽ của vương triều Hồ trong công cuộc cách tân xây dựng đất nước.

B. Di sản Tư liệu Thế giới

* Mộc bản triều Nguyễn

Mộc bản triều Nguyễn được sản sinh ra do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc người dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử … Tài liệu mộc bản triều Nguyễn được hình thành chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn (được thành lập năm 1920 dưới thời vua Minh Mạng) tại Huế. Mộc bản là những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm gồm 34.555 bản, được khắc trên gỗ thị và gỗ cây nha đồng đã giúp lưu lại những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn, các sách kinh điển và sách lịch sử. Đây là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do

giá trị về mặt nội dung, đặc tính về phương pháp chế tác và những quy định rất nghiêm nhặt của triều đình phong kiến về việc ấn hành và san khắc. Những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng. Ngoài giá trị về mặt sử liệu còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác. Nó đánh dấu sự phát triển của nghề khắc ván in ở Việt Nam.

Ngày 30/07/2009, Mộc bản triều Nguyễn đã là tư liệu đầu tiên của Việt Nam được công nhận là: "Di sản tư liệu thế giới" thông qua tại kỳ họp từ ngày 29/07 đến ngày 31/07/2009 tại thành bố Bridgetown (Barbados) của Uỷ ban tư vấn quốc tế (IAC) thuộc UNESCO. Mộc bản triều Nguyễn đã chính thức được đưa vào chương trình "Ký ức thế giới" của UNESCO. Mộc bản triều Nguyễn là loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam cũng như thế giới.

Phụ lục 2: Tình hình phát triển sản phẩm du lịch ở khu vực Bắc Trung Bộ từ năm 2009 đến nay

Địa

phương Sản phẩm chính Sản phẩm phụ

Thanh Hóa

- Du lịch biển: nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn

- Du lịch văn hóa: tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử khu di tích Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, khu di tích văn hóa Hàm Rồng, Động Từ Thức Đền Mai An Tiêm, suối cá Cẩm Lương

- DLST: tham quan nghiên cứu hệ sinh thái vườn quốc gia Bến En, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Du lịch cửa khẩu: tham quan và du lịch quá cảnh cửa khẩu quốc tế Nà Mèo.

-Tham gia lễ hội truyền thống: lễ hội Lam Kinh, lễ hội Bà Triệu, Phủ Na, Đền Sòng, Mai An Tiêm. - Tìm hiểu di tích khảo cổ Đông Sơn. Nghệ An

-Du lịch biển: nghỉ dưỡng biển Cửa Lò, Hòn Mê …

-DLST: tìm hiểu văn hóa - lịch sử, giáo dục khu di tích Kim Liên - Nam Đàn;

-DLST: nghiên cứu hệ sinh thái VQG Pù Mát;

-Du lịch cửa khẩu: tham quan và du lịch quá cảnh cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn.

- Tham gia lễ hội Đền Cuông;

- Tham quan và du lịch khám phá đảo ven bờ;

- Du thuyền sông Lam. Hà

Tĩnh

- Du lịch biển: nghỉ dưỡng biển Thiên Cầm - Du lịch văn hóa:

+ Tham quan nghiên cứu khu di tích Nguyễn Du; + Văn hóa - giáo dục tại khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc;

+ Lễ hội chùa Hương Tích;

- Du lịch cửa khẩu: tham quan, mua sắm và du lịch quá cảnh cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

- DLST vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ;

Tham quan khu lưu niệm Trần Phú, Hà Huy Tập, cụm di tích thành phố Hà Tĩnh; - Tham quan làng nghề: làng mộc Thái Yên, làng rèn Trung Lương;

- Du lịch leo núi - Núi Hồng

Quảng Bình

- DLST: Tham quan, nghiên cứu, thám hiểm hang động khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng;

- Du lịch biển: nghỉ dưỡng, tắm biển ở Nhật Lệ, Đá Nhảy;

- Du lịch văn hóa: tham quan cảnh quan, di tích

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ (Trang 80 - 90)