Đa dạng hóa và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ (Trang 66 - 69)

49 -

3.2.3.1.Đa dạng hóa và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm du lịch

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch:

Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, độc đáo, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để sản phẩm du lịch Bắc Trung Bộ có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Để tạo ra được nhiều sản phẩm mới có giá trị, các tỉnh Bắc Trung Bộ cần thường xuyên tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm du lịch mới để thu hút sự sáng tạo của nhiều cá nhân hoặc DNDL tham gia. Nếu sản phẩm của họ được giải thưởng thì ngành cần kịp thời cấp cho họ giấy chứng nhận độc quyền trong một thời gian nhất định để được cơ quan nhà nước bảo hộ. Qua đó

sẽ khuyến khích được các nhân và DNDL tiếp tục đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch mới, đồng thời có trách nhiệm củng cố, đầu tư tu bổ, bảo tồn những sản phẩm du lịch chủ yếu và những tài sản đã được đăng ký độc quyền của chính họ.

Các địa phương cần hỗ trợ nhau trong việc sưu tập, phục hồi và phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch: các làn điệu dân ca đặc trưng, các lễ hội đặc sắc, các làng nghề sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, đồ lưu niệm, sản vật quý hiếm từng vùng miền ... Những sản phẩm này được chọn lọc đưa vào từng chương trình du lịch, từng tour du lịch của các địa phương trong vùng, sẽ làm tăng tính hấp dẫn du khách.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch:

Tiến hành điều tra, đánh giá về hiện trạng các sản phẩm du lịch chính của vùng Bắc Trung Bộ và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng một kế hoạch có tính khả thi cao để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm du lịch ở các vùng khác, cũng như các nước khác.

Tiến hành việc đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, cần có những quy định chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng. Trên cơ sở những quy định đã thống nhất, cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ ít bị xuống cấp.

Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng nhiều loại hình vui chơi, giải trí ở các trung tâm du lịch: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Phong Nha ...; xây dựng thêm các điểm vui chơi giải trí mới của vùng; ở mỗi điểm vui chơi giải trí cần nghiên cứu để tạo ra sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, tránh sự trùng lặp trong thiết kế và hình thức tổ chức.

Quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với những chương trình biểu diễn độc đáo, đặc sắc mang tính nghệ thuật cao, những

môn nghệ thuật dân gian lâu đời của người dân Bắc Trung Bộ. Đây sẽ là hoạt động du lịch hấp dẫn và thu hút một lượng khách du lịch không nhỏ, bởi mục đích du lịch của phần lớn khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng là để tìm hiểu đời sống văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý trên địa bàn, đặc biệt là ở các trung tâm du lịch lớn của vùng. Tổ chức quy hoạch lại các làng nghề truyền thống phục vụ du khách. Tuy nhiên, ở đây cần đặc biệt lưu ý đến quyền lợi của người dân địa phương để họ có thể yên tâm đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo này.

Tiến hành hợp tác chặt chẽ với các vùng phụ cận, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ và Bắc Bộ … để tạo nhiều hơn nữa sản phẩm du lịch có chất lượng thông qua các tuyến, các điểm du lịch liên vùng. Song, cần có sự tổ chức thống nhất về giá cả, tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh làm mất niềm tin ở du khách.

3.2.3.2. Phát triển sản phẩm du lịch khác biệt

- Tạo sản phẩm du lịch khác biệt để khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong những năm tới cần ưu tiên, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù: sản phẩm du lịch đường bộ caravan, sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - lịch sử …

- Để phát triển sản phẩm mới, khác biệt, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc tạo ra thị trường mới, các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần: đầu tư vốn dựa trên nhu cầu thị trường, phát triển dựa trên sự dẫn dắt của cầu du lịch, sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao, đầu tư vào kinh doanh hiện tại để tăng trưởng bền vững về dài hạn, tất cả các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành du lịch đều phải dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững.

- Đầu tư và phát triển những dòng sản phẩm, tour du lịch thể hiện những đặc thù ở các tỉnh Bắc Trung Bộ về văn hóa, lịch sử, con người, sinh thái … Các

loại hình du lịch như du lịch đường bộ caravan, du lịch tàu biển, du lịch đường sông, du lịch leo núi, vượt thác, đi bè trên suối ở miền núi, du lịch dã ngoại ở nông thôn, du lịch làng nghề, du lịch xe đạp, xe máy … cũng sẽ hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Những dòng sản phẩm trên sẽ đem lại ấn tượng sâu sắc, riêng có của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong lòng du khách.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ (Trang 66 - 69)