Tiềm năng du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ 31

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ (Trang 32 - 90)

2.2.1. Vị trí địa lý

Khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Diện tích tự nhiên của vùng là 51,6 nghìn km2, chiếm 15,6% diện tích cả nước. Dân số năm 2013 là 18,6 triệu người, chiếm 20,67% dân số cả nước.

Có thể nói Bắc Trung Bộ là vùng có vị trí địa lý hết sức đặc biệt. Đây chính là cầu nối giữa miền Bắc với miền Nam, giữa nước bạn Lào, Campuchia với biển Đông rộng lớn. Lại có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua nên vùng có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

Đây là vùng mà tất cả các tỉnh đều giáp biển. Đây là lợi thế mà không phải vùng nào cũng có được.

2.2.2. Tài nguyên du lịch

Bắc Trung Bộ là vùng có tiềm năng phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc, tiêu biểu là 04 di sản thế giới được UNESCO công nhận đó là: Quần thể di tích cố đô Huế; Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Nhã nhạc cung đình Huế và Thành nhà Hồ. Ngoài ra, Mộc bản triều Nguyễn cũng được UNESCO công nhận là “Di sản Tư liệu Thế giới” (xem phụ lục 1).

2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

+ Tài nguyên du lịch biển:

Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài, không chỉ có tầm quan trọng trong công cuộc chiến đấu, phòng thủ, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh hải quốc gia, mà còn là địa bàn tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú. Nổi trội là các bãi biển với nhiều bãi tắm đẹp, thắng cảnh kỳ thú như: Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Cửa Hội, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương (Nghệ An), Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải, Đèo Con (Hà Tĩnh), bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình), bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và bãi biển Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) … Các bãi tắm này đã và đang được khai thác nhằm phục vụ dân cư địa phương và du khách để phát triển KDDL.

+ Tài nguyên du lịch hang động:

Hang động là một sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hoá karst ở vùng núi đá vôi. Bắc Trung Bộ có rất nhiều hang đẹp, rộng, có khả năng khai thác phát triển KDDL. Hang động nổi tiếng nhất vùng Bắc Trung Bộ cũng như cả nước là hệ thống hang động Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở khu vực phía nam của dải núi đá vôi Kẻ Bàng.

+ Tài nguyên du lịch sông, hồ, suối nước nóng:

Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên sông, hồ, suối nước nóng phong phú được khai thác phục vụ mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và chữa bệnh. Các dòng sông lớn ở vùng này, đặc biệt là hệ thống sông Mã,

sông Lam, Sông, sông La, sông Bến Hải, sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Hương … đã tạo điều kiện hình thành các tuyến du lịch trên sông. Đây là một trong những loại hình du lịch hấp dẫn du khách, mang nét đặc trưng của vùng.

+ Tài nguyên sinh thái

Thể hiện rõ nhất là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có sự đa dạng sinh học cao, nhiều hệ sinh thái đặc trưng, đặc biệt tập trung ở các vườn quốc gia Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng. Với tính nguyên sơ và đa dạng sinh học, Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc Bắc Trung Bộ có ý nghĩa như một bảo tàng sinh vật học khổng lồ ở Việt Nam và đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Sự phong phú, đa dạng về thành phần, chủng loại động thực vật quý hiếm ở vùng Bắc Trung Bộ là hệ quả tất yếu của điều kiện sinh cảnh và là đặc trưng tiêu biểu về sinh thái rừng tại đây. Chính vì vậy, tiềm năng DLST ở vùng này là rất phong phú và đa dạng.

2.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn

Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hoá quan trọng của Việt Nam có kho tàng các di sản văn hoá, bao gồm các di sản phi vật thể và di sản vật thể rất đặc sắc, nơi có tới 03 di sản văn hóa thế giới: quần thể di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, thành nhà Hồ và 01 di sản tư liệu thế giới: mộc bản triều Nguyễn (xem phụ lục 1).

Đây là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hoá, chính trị Việt Nam: Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn. Với sự phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch nhân văn, Bắc Trung Bộ là vùng đất có tiềm năng du lịch quan trọng đặc biệt của cả nước.

Di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, khảo cổ: Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng có giá trị cho hoạt động du lịch, nổi bật: di tích Ngã Ba Đồng Lộc, khu di tích tưởng niệm Nguyễn Du, Quảng Bình Quan, Thành Champa, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị ... Đặc biệt, di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng gắn liền với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí hết

sức quan trọng, có một không hai trong hệ thống tài nguyên nhân văn của tỉnh Nghệ An nói riêng cũng như toàn vùng nói chung, là đối tượng thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu, tham quan.

Lễ hội và văn hoá dân gian: Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử; là nét văn hoá đặc trưng riêng biệt, linh hồn của mỗi vùng, địa phương. Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều di tích lịch sử gắn với nhiều lễ hội truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục các thế hệ sau về truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền.

Làng nghề thủ công truyền thống: Cũng như các vùng khác trên cả nước, Bắc Trung Bộ là nơi tập trung nhiều làng nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm chất lượng. Thanh Hoá nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói ở Nga Sơn, nghề chế tác đá ở Đông Sơn. Nghệ An được biết đến với nghề làm gốm gia dụng bằng tay, nghề thêu đan của đồng bào các dân tộc Thái, Mường, H’Mông. Nói đến Hà Tĩnh thì phải nhắc đến nghề chằm tơ ở Thạch Hương, nghề gốm đất nung ở Cổ Đạm. Vào Quảng Bình chúng ta sẽ biết đến làng nghề làm nón Ba Đồn và các làng mây tre đan truyền thống, nghề nấu rượu ở Kim Long, nghề làm hương Đông Định …

Nghề thủ công truyền thống ở Huế được biết đến với các nghề làm nón ở Tây Hồ, nghề kim hoàn ở Kế Môn, nghề dệt tơ ở Phú Cam và nghề chạm khắc gỗ ở Mỹ Xuyên …

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch biển Bắc Trung Bộ

Trong xu thế HNKTQT, ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ nói chung và ngành du lịch biển nói riêng đang đối mặt với không ít khó khăn. Đó là:

Lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai như bão, lũ, gió mùa khô nóng (gió Lào) … vì vậy gặp nhiều khó khăn trong hoạt động phát triển KDDL.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật ở nơi đây nhìn chung còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hướng đến chất lượng dịch vụ, đến thời gian lưu trú và thu nhập từ khách du lịch.

Việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển KT - XH trong phạm vi lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng tài nguyên hạn chế, tác động tiêu cực đến môi trường, làm giảm tính hấp dẫn của các cảnh quan và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý khách du lịch.

Hệ thống thể chế, chính sách đặc biệt là hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý cho hoạt động phát triển KT - XH của vùng chưa đồng bộ và thiếu hoàn chỉnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của mỗi ngành kinh tế, trong đó có KDDL.

Tuy mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với mức trung bình của cả nước. Phát triển kinh tế mới chủ yếu theo chiều rộng, tăng trưởng thiếu bền vững, tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế thấp (đặc biệt sau những khó khăn trong những năm vừa qua).

CSVC - HT còn nhiều yếu tố lạc hậu, đặc biệt là hạ tầng giao thông còn thiếu đồng bộ, các công trình đầu mối giao thông quan trọng mới chỉ đang ở giai đoạn quy hoạch. Quy mô sản xuất của các ngành công nghiệp còn nhỏ, chưa có sản phẩm mũi nhọn. Sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn do các điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Thương mại, dịch vụ chưa phát triển, đặc biệt, khó khăn trong phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo là biển đảo do yếu tố mùa vụ tác động bởi thời tiết. Chuyển sang nền KTTT, đội ngũ lao động du lịch còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng. Đây là những khó khăn không những đối với sự phát triển KDDL mà còn khó khăn đối với các ngành kinh tế khác trong vùng.

Về văn hoá - xã hội, công tác xoá đói giảm nghèo còn thiếu bền vững, chất lượng giáo dục phổ thông còn thấp, chưa đồng đều giữa các địa phương, chất lượng các dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Trình độ dân trí nhìn chung chưa cao, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi. Các hành vi ứng xử kém văn hóa

trong giao tiếp với du khách còn khá phổ biến và chưa được quản lý tốt đã làm giảm đi đáng kể chất lượng môi trường du lịch và sức hấp dẫn ở các điểm tham quan, ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch.

2.4. Thực trạng kinh doanh du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ2.4.1. Thực trạng kinh doanh lữ hành 2.4.1. Thực trạng kinh doanh lữ hành

2.4.1.1. Tình hình chung về kinh doanh lữ hành

Hệ thống DNDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện có 33 DNDL lữ hành quốc tế, chiếm 3,0% số DNDL của cả nước. DNDL lữ hành quốc tế hiện chủ yếu tập trung tại Thừa Thiên - Huế (12 doanh nghiệp, bằng 33% tổng số DNDL lữ hành của khu vực), tiếp đến là Nghệ An (10 doanh nghiệp), Quảng Trị (5 doanh nghiệp), Thanh Hóa (4 doanh nghiệp), Hà Tĩnh (1 doanh nghiệp), Quảng Bình (1 doanh nghiệp).

Hiện nay, thông qua các dự án đầu tư phát triển KT - XH trên địa bàn, một vài DNDL lữ hành nội địa tại Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã tiếp cận với một số thị trường Đông Bắc Á và bước đầu đã tạo được nguồn khách quốc tế đáng kể. Đặc biệt, có một số DNDL đã làm chủ được việc thu hút khách từ Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào nhập cảnh vào bằng đường bộ (loại hình caravan) qua cửa khẩu Lao Bảo và Cầu Treo.

Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đưa đón được một lượng lớn cả khách du lịch quốc tế và trong nước. Quy mô lượng khách ngày càng tăng lên và cơ cấu nguồn khách có thay đổi theo hướng tích cực cho KDDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ:

Năm 2009 lượng khách du lịch đến khu vực này là 245.682 lượt khách; năm 2010, lượng khách du lịch đến khu vực này đã vượt qua ngưỡng 1 triệu lượt khách và đến cuối năm 2013 con số đó là 947.358 lượt khách du lịch (chiếm tỷ lệ bình quân xấp xỉ 12,02% tổng số lượt khách du lịch đi lại ở Việt Nam). Tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch giai đoạn 2009 - 2013 đạt 13,5%/năm.

Với tình hình phát triển khách du lịch như mấy năm gần đây, trong những năm tới nếu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lùi xa thì chắc chắn KDDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ phát triển mạnh hơn nữa, tạo đà cho ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh, xứng đáng với vai trò, vị trí trong cơ cấu kinh tế chung của vùng và cả nước.

2.4.1.2. Chỉ tiêu khách du lịch quốc tế đến Bắc Trung Bộ

Về tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế có chiều hướng ngày càng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng trung bình của khách du lịch quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ tương đối cao (16,3%/năm).

Năm 2009 số lượng khách quốc tế đến Bắc Trung Bộ là 245.682 lượt, đến năm 2010 con số này đã đạt 1.081.936 lượt khách, năm 2011 có số tăng trưởng ấn tượng là 1.103.543 lượt khách; năm 2012 là 1.026.354 lượt khách và năm 2013 là 947.358 lượt khách.

Biểu đồ 2.1 : Số lượng khách quốc tế đến Bắc Trung Bộ (2009 - 2013)

Đơn vị: lượt khách

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 2.2: So sánh lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ với các vùng khác trong nước (2010 - 2013)

Đơn vị: lượt khách

Nguồn: Viện NC & PT Du lịch

2.4.1.3. Chỉ tiêu cơ cấu thị trường khách quốc tế

Nếu như trước đây, thị trường khách du lịch chính của vùng là khách đến từ các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, thì ngày nay khách đến từ các thị trường này không đáng kể. Thay vào đó là khách du lịch đến từ các nước Tây Âu, các nước Bắc Mỹ và các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và các nước Đông Nam Á.

Biểu đồ 2.3: Thống kê một số thị trường khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ (2007 - 2013)

Đợn vị: nghìn người

Nguồn: Viện NC & PT Du lịch

2.4.1.4. Chỉ tiêu doanh thu kinh doanh lữ hành

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch biển. Năm 2009, tổng doanh thu kinh doanh lữ hành khu vực Bắc Trung Bộ là 1,16 nghìn tỷ đồng; năm 2010 là 1,65 nghìn tỷ đồng; năm 2011 là 1,83 nghìn tỷ đồng; năm 2012 doanh thu là 2,06 nghìn tỷ đồng; đến năm 2013, con số này lên đến 2,13 nghìn tỷ đồng.

Bảng 2.2: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành tại khu vực Bắc Trung Bộ (2009 - 2013)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng doanh thu kinh doanh lữ hành

(nghìn tỷ đồng) 1.16 1.65 1.83 2.06 2.13

Nguồn: Tổng cục Du lịch

2.4.2. Thực trạng kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch

Về số lượng, nếu năm 2009 toàn khu vực mới chỉ có 1.026 cơ sở lưu trú với tổng số 19.337 buồng phục vụ khách du lịch, thì đến năm 2011 con số đó đã lên tới 1.582 cơ sở với 23.668 buồng. Năm 2013, số cơ sở lưu trú toàn vùng đạt 2.615 cơ sở với 43.145 buồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2009.

Bảng 2.3: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch ở khu vực Bắc Trung Bộ

Đơn vị tính: CSLT, buồng

Chỉ tiêu 2009 2011 2013

Cơ sở lưu trú du lịch 1.026 1.582 2.615

Số buồng 19.337 23.668 43.145

Nguồn: Viện NC & PT Du lịch Về chất lượng, cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng cơ sở lưu trú du lịch cũng được cải thiện rõ rệt, với khoảng 16,5% số cơ sở lưu trú; 32,6% số

buồng được xếp hạng. Một số khu lưu trú chất lượng cao đã có thương hiệu tốt như Sunspa resort (Quảng Bình), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) ...

Hiện nay, số lượng khách sạn 5 sao đã có 4/277 cơ sở với 648 phòng (chiếm khoảng 2%), khách sạn 4 sao là 16/277 cơ sở với tổng số 2. 227 phòng (chiếm khoảng 6%), số khách sạn 3 sao đạt 29/277 cơ sở với 2161 phòng (chiếm khoảng 10%), số khách sạn từ 1 - 2 sao với con số là 228/ 277 khách sạn (chiếm khoảng 82%).

Bảng 2.4: Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch ở khu vực Bắc Trung Bộ (2010 - 2011) Hạng CSLT 2010 2011 Số CSLT Số buồng Số CSLT Số buồng 1 sao 86 5,4% 2769 8,1% 127 6,6% 2736 7,0% 2 sao 83 5,2% 3883 11,3 % 101 5,3% 4178 10,7% 3 sao 27 1,7% 2003 5,8% 29 1,5% 2161 5,5% 4 sao 13 0,8% 1787 5,2% 16 0,8% 2227 5,7% 5 sao 4 0,3% 655 1,9% 4 0,2% 648 1,7%

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch biển tại khu vực Bắc Trung Bộ (Trang 32 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w