Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tính đến tháng 12 năm 2013, khu vực Bắc Trung Bộ đã thu hút được 326 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký: 26,2 tỷ USD và vốn điều lệ: 8,1 tỷ USD, chiếm 2,7% số dự án và 11,2% số vốn đăng ký đầu tư của cả nước. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần cải thiện bộ mặt KT - XH của các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và là đòn bẩy quan trọng hỗ trợ phát triển ngành du lịch của vùng nói chung cũng như ngành du lịch biển nói riêng.
Thu hút vốn đầu tư trong nước: Trong những năm qua, Chính phủ đã có sự quan tâm đặc biệt trong hỗ trợ đầu tư nâng cấp và phát triển CSVC - HT du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trong giai đoạn 2009 - 2013, tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển CSVC - HT du lịch của vùng vào khoảng 1203,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 19,2% tổng số vốn ngân sách nhà nước cho CSVC - HT của KDDL và đã tạo được “cú hích” hiệu quả để thu hút vốn đầu tư phát triển KDDL của các thành phần kinh tế khác, nhất là khối tư nhân.
Tình hình thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch biển: Trong thời gian qua, công tác đầu tư phát triển các khu du lịch cũng được quan tâm phát triển. Đến nay, trong vùng đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước như Tập đoàn ITC - Hoa Kỳ, Hiệp hội đầu tư quốc tế Hồng Kông, Tổng công ty du lịch Sài Gòn … đầu tư khai thác phát triển các điểm du lịch trong vùng. Đáng chú ý là các khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến, khu du lịch suối khoáng Bang, khu du lịch Đồng Hới - Nhật Lệ, khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), khu DLST ven biển Cửa Tùng (Quảng Trị), khu du lịch biển Diễn Thành (Nghệ An), khu du lịch Làng Xanh (Thừa Thiên - Huế) …
2.5.1.5. Hoạt động của KDDL biển đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT - XH của các tỉnh Bắc Trung Bộ
+ Về kinh tế: Đóng góp trong GDP, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong xuất khẩu … KDDL tạo động lực, lôi kéo sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Từ năm 2009 đến nay, thu nhập ngân sách bình quân của vùng 7 - 8% mỗi năm, trong đó, ngành dịch vụ du lịch nói chung và KDDL biển nói riêng đã có
những đóng góp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2009 KDDL biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đóng góp khoảng 126 triệu USD vào thu nhập ngân sách của vùng, đến năm 2013 con số này đã lên tới 237 triệu USD, gấp 1,88 lần trong vòng 5 năm.
KDDL được phát triển đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Đến nay, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cơ cấu kinh tế đã và đang được chuyển đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã và đang giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước. Năm 2009, giá trị GDP của khu vực dịch vụ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (trong đó có KDDL) mới chiếm tỷ trọng 35,7% trong GDP, đến năm 2011 là 36% và năm 2013 đã chiếm tỷ trọng 36,2% trong tổng GDP của toàn vùng.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu kinh tế ngành trong GDP của vùng Bắc Trung Bộ
Đơn vị : %
Nguồn: NGTK của các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2013
KDDL phát triển đã kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong vùng như phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng, hàng không … Chính vì lẽ đó, việc phát triển KDDL sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Thực tế, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong những năm qua cho thấy, nhờ sự phát triển của KDDL mà ngành bưu
chính viễn thông, thủ công mỹ nghệ, giao thông vận tải … đã có những bước tiến đáng kể. Song, ngược lại sự phối hợp và tác động qua lại của các ngành kinh tế trong vùng cũng như sự hợp tác quốc tế có hiệu quả về lĩnh vực du lịch, tạo đà cho KDDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tiếp cận được với thị trường trong nước và quốc tế để phát triển.
+ Về xã hội: Tạo việc làm, giảm thất nghiệp; tạo ý thức cho người dân và các cấp các ngành trong việc gìn giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường, phát triển tiềm năng du lịch của địa phương; tạo động lực xây dựng nông thôn mới.
Khi KDDL phát triển, đời sống vật chất của nhân dân ở địa phương cũng được nâng lên, do đó họ có điều kiện để nâng cao học tập nâng cao trình độ, cải thiện đời sống văn hóa và tinh thần. Mặt khác, ở những nơi KDDL phát triển, luồng du khách đến từ nhiều vùng, nhiều nước khác nhau, vì thế, người dân địa phương có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa. Và chính sự giao thoa giữa các luồng văn hóa này đã góp phần làm cho đời sống xã hội của các địa phương trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn.
Chẳng hạn, nhờ có sự phát triển của KDDL mà đời sống nhân dân ở Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Phong Nha (Quảng Bình), Lăng Cô (Huế) … được cải thiện đáng kể cả về kinh tế lẫn văn hóa, xã hội.
2.5.1.2. Những tồn tại, hạn chế trong kinh doanh du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ thời gian qua
Một là, về thị trường, mặc dù trong thời gian qua, cơ cấu thị trường khách đã có nhiều thay đổi nhưng các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn chưa thu hút được nhiều khách du lịch từ những thị trường khách du lịch cao cấp, tỷ trọng khách du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng dài ngày, chi tiêu nhiều vẫn còn thấp.
Tốc độ phát triển của KDDL ở các các tỉnh Bắc Trung Bộ còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương: đây là vùng có lợi thế về tiềm năng cho phát triển KDDL với điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, cảnh quan
thiên nhiên đa dạng, độc đáo, lại có bề dày về truyền thống văn hóa, lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho KDDL phát triển.
Hai là, sản phẩm du lịch của vùng còn chưa đặc sắc, sức cạnh tranh còn chưa cao.
Trong thời gian qua, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có nhiều chủ trương trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch trong HNKTQT. Tuy nhiên, phương pháp xây dựng các sản phẩm du lịch ở các tỉnh này còn mang tính chủ quan, dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có của địa phương, thiếu đầu tư và chưa dựa vào thế mạnh đặc thù về tiềm năng tài nguyên theo nhu cầu cụ thể của từng thị trường. Việc phát triển sản phẩm du lịch còn “mạnh ai nấy làm” dẫn đến sản phẩm du lịch còn “trùng lắp, na ná như nhau”, thiếu vắng những sản phẩm du lịch đặc thù, đặc sắc.
Ba là, cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa được như mong muốn.
Trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ấy, KDDL đóng góp với tỷ lệ chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Các DNDL nhà nước được chuyển dịch theo xu hướng cổ phần hóa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch đó, vẫn còn mang nặng tính hình thức, nhiều DNDL du lịch sau chuyển đổi vẫn trong tình trạng “bình mới rượu cũ”.
Bốn là, hoạt động kinh doanh lữ hành của các DNDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả kinh doanh thấp, khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường nước ngoài còn yếu.
Hiện nay, năng lực về nghiệp vụ của hầu hết các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ quản lý trong nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch còn chưa cao, chưa tiếp cận tốt với kiến thức, phong cách quản lý hiện đại; cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhà nước còn quá cồng kềnh, không năng động, linh hoạt. Khách du lịch quốc tế đến vùng hiện nay chủ yếu
do các doanh nghiệp lữ hành ở hai trung tâm phân phối khách lớn là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khai thác đưa đến. Các doanh nghiệp lữ hành du lịch tại địa phương chỉ tổ chức dịch vụ từng phần nên hiệu quả kinh doanh chưa cao.
Năm là, khả năng hội nhập du lịch quốc tế còn hạn chế.
Năng lực cạnh tranh về vốn cho KDDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn thấp. Hầu hết các DNDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là doanh nghiệp nhỏ, với vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và lao động không quá 30 người. Vì vậy, các DNDL này sẽ rất khó khăn khi phải cạnh tranh với những đối thủ lớn. Công nghệ ứng dụng trong KDDL đổi mới với tốc độ chậm, chưa đồng bộ. Tuy các tỉnh đã có website riêng nhưng các tỉnh trong vùng chưa khai thác một cách hiệu quả để quảng bá thương hiệu điểm đến cho địa phương. Nhiều DNDL chưa có website riêng hoặc có chỉ là hình thức, phong trào, chưa đưa vào khai thác để giảm thời gian và chi phí giao dịch.
Năng lực quản lý nhà nước về KDDL còn hạn chế. Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về KDDL trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ còn buông lỏng. Ở các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơ cấu tổ chức chưa tương xứng với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện tượng phân biệt đối xử giữa các DNDL nhà nước, quốc doanh với tư nhân, liên doanh vẫn còn tồn tại, tạo nên những bất hợp lý ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh giữa các DNDL.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
3.1. Phương hướng phát triển du lịch biển khu vực Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2020, tầm nhìn đến năm 2030
3.1.1. Chiến lược, mục tiêu phát triển du lịch biển của lãnh đạo địa phương
3.1.1.1. Chiến lược phát triển của lãnh đạo địa phương
- Phát triển bền vững: Phát triển du lịch luôn phải đặt trên quan điểm phát triển bền vững, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng mà du lịch đảm nhận.
- Phát triển toàn diện: Phát triển du lịch trên cơ sở phải xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến các ngành, lĩnh vực mang những nội dung văn hóa sâu sắc và đặt trong mối liên hệ với sự phát triển của du lịch cả nước và rộng hơn là khu vực ASEAN.
- Khai thác tiềm năng: Trên cơ sở các tiềm năng và lợi thế của khu vực, khai thác có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn để phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng và nhu cầu của thế giới.
- Tận dụng cơ hội: Tận dụng những cơ hội mới của xu hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và khu vực để tạo thành những động lực thúc đẩy du lịch phát triển.
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển
Đến năm 2020 cơ bản hình thành được sự liên kết phát triển du lịch Vùng một cách toàn diện, đồng bộ; đưa du lịch biển trở thành ngành kinh tế du lịch mũi nhọn của vùng Bắc Trung Bộ.
Phấn đấu đến năm 2030, vùng Bắc Trung Bộ trở thành trọng điểm phát triển du lịch của cả nước, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm nghèo và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.2. Phương hướng phát triển
Dựa vào tiềm năng, xu hướng phát triển du lịch và chủ trương của các tỉnh trong vùng, có thể xác định mục tiêu của phát triển KDDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ theo hướng HNKTQT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần coi trọng tăng thu nhập từ hoạt động du lịch. Lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế là trọng tâm, coi trọng chất lượng tăng trưởng, không chạy theo số lượng mà kiểm soát số lượng tương xứng với quy mô, sức chứa đảm bảo chất lượng ổn định, bền vững về xã hội và môi trường. Đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ hiệu quả thu nhập từ hoạt động du lịch phải mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư, đồng thời góp phần gìn giữ tài nguyên biển và văn hóa bản địa.
Một số chỉ tiêu cụ thể:
- Về khách du lịch: đến năm 2015, toàn vùng sẽ đón tiếp và phục vụ được 2.150 ngàn lượt khách quốc tế và 8.380 ngàn lượt khách nội địa; đến năm 2020 đạt 2.950 ngàn lượt khách quốc tế và 10.800 ngàn lượt khách nội địa và dự báo đến năm 2030 sẽ đạt 5.200 ngàn lượt khách quốc tế, 17.000 ngàn lượt khách nội địa.
- Về thu nhập từ khách du lịch: đến năm 2015 đạt khoảng 954 triệu USD, đến năm 2020 đạt khoảng 1.823 triệu USD và dự báo đến năm 2030 con số đó sẽ đến năm 2020 đạt khoảng 1.823 triệu USD và dự báo đến năm 2030 con số đó sẽ đạt 3.591 triệu USD.
- Về cơ sở lưu trú và lao động: đến năm 2015, toàn vùng sẽ có khoảng 33.700 buồng lưu trú với khoảng 53.400 lao động trực tiếp; đến năm 2020 số buồng lưu trú tăng lên khoảng 50. 500 buồng và số lao động trực tiếp tăng lên khoảng 75.600 người và dự kiến đến năm 2030 toàn vùng sẽ có 81.000 buồng, 126.000 lao động trực tiếp.
Bảng 3.1: Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (theo phương án trung bình)
Tăng
trưởng Các chỉ tiêu 2015 2020 2030
1 Số lượt khách quốc tế (ngàn) 2. 150 2. 950 5.200
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,54 2,70 2,80
2 Số lượt khách nội địa (ngàn) 8. 380 10. 800 17.000
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,55 1,70 1,80
3 Thu nhập từ khách du lịch (triệu USD) 954 1.823 3.591 4 Lao động trực tiếp (người) 53. 400 75. 600 126.000
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch
Để đạt được các mục tiêu trên, dưới đây là đề xuất phương hướng phát triển KDDL các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3.1.2.1. Phát triển sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
- Phát triển du lịch di sản gắn với du lịch biển đảo: Theo hướng này, tập trung khai thác di sản cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng, Thành Nhà Hồ, di tích Kim Liên, di tích Quảng Trị gắn với biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Cừa Tùng - Cửa Việt, Cồn Cỏ, Lăng Cô - Cảnh Dương. Hệ thống sản phẩm hình thành trên nền văn hóa, lịch sử, lối sống địa phương; sản vật địa phương và ẩm thực miền biển.
- Phát triển sản phẩm du lịch theo các loại hình du lịch: du lịch lễ hội (Festival Huế, các lễ hội truyền thống); du lịch làng nghề (nghề làm nón Huế, dệt thổ cẩm của người Bru - Vân Kiều); du lịch gắn với thiên nhiên (du thuyền trên sông Hương: du lịch MICE (chủ yếu ở Huế, Quảng Bình); du lịch đường biển (du lịch cửa khẩu EWEC, mua sắm tại các khu kinh tế cửa khẩu: Cầu Treo, Lao Bảo…); du lịch cộng đồng …
- Phát triển các sản phẩm du lịch khác:
+ Sản phẩm du lịch sinh thái: với thế mạnh về tài nguyên DLST, trong những năm tới vùng cần tập trung phát triển sản phẩm DLST nhằm khắc phục tính mùa vụ trong phát triển KDDL của vùng.
+ Sản phẩm du lịch lễ hội: phát triển sản phẩm du lịch này nhằm phát huy các giá trị và sức mạnh thương hiệu đã định hình ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, đặc biệt là lễ hội Festival ở Huế.
+ Sản phẩm du lịch tìm hiểu văn hóa, lối sống: các nét văn hóa, lối sống giản dị, thủy chung, cần kiệm, … của con người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung và người dân Huế nói riêng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sức hút và nét đặc trưng để tạo dựng thương hiệu du lịch.