Kyhtvn 31 lý tùng hiếu (2018), các lý thuyết tương đối luận văn hoá, đa dạng văn hoá và phương hướng vận dụng trong nghiên cứu văn hoá

13 3 0
Kyhtvn 31  lý tùng hiếu (2018), các lý thuyết tương đối luận văn hoá, đa dạng văn hoá và phương hướng vận dụng trong nghiên cứu văn hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC LÝ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI LUẬN VĂN HOÁ, ĐA DẠNG VĂN HOÁ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ Lý Tùng Hiếu* Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh TĨM TẮT Nhằm phản đối lý thuyết khuếch tán văn hoá, lý thuyết tộc người trung tâm lý thuyết chủng tộc ưu việt, nhà nhân học Bắc Mỹ đề xuất thuyết tương đối luận văn hoá, phê phán quan điểm gắn kết văn hoá vào chủng tộc, khẳng định tính tương đối văn minh, xác lập luận điểm cho văn hoá phải hiểu tuỳ theo lối suy luận riêng nó, khơng thể xếp văn hố bậc thang tiến hoá Nhằm mục tiêu tương tự, nhà nhân học Tây Âu xây dựng luận điểm tính đa dạng văn hố, giải thích dị biệt văn hố lập địa lý thuộc tính riêng môi trường, đồng thời khẳng định tồn mối liên hệ văn hoá làm nên tính thống lồi người Vận dụng lý thuyết tương đối luận văn hoá đa dạng văn hố vào việc nghiên cứu văn hố, chúng tơi nhận thấy giá trị trước tiên lý thuyết giúp xác lập nhìn bình đẳng văn hố Tiếp theo, chúng tơi vận dụng lý thuyết để xác định tính tương đối đặc trưng văn hố: tính giá trị, tính biểu tượng, tính truyền thống tính hệ thống Đó đặc trưng có tính phổ qt văn hoá, văn hoá khác nhau, đặc trưng có biểu hiện, nội dung khác Bởi lẽ đơn giản: Các văn hố khơng tạo cách đồng loạt, đồng thời, mà sản phẩm phục vụ cho lợi ích cộng đồng người khác nhau, tồn khơng gian thời gian khác Từ khóa: tương đối luận văn hố; tính tương đối văn minh; tính đa dạng văn hố; đặc trưng văn hoá ABSTRACT Theories of cultural relativism and cultural diversity, and directions of application in cultural research In opposition to theories of trans-cultural diffusionism, ethnocentrism and racism, North American anthropologists have proposed the theory of cultural relativism, which criticizes the idea of integrating cultures into races, affirming the relativism of civilization, establishing the notion that all cultures must be understood according to its own inference, and therefore it is impossible to arrange cultures on the same evolutionary ladder Similarly, Western European anthropologists formulate * * Nhà riêng: 392/8/110 Cao Thắng, P.12, Q.10, TP Hồ Chí Minh Cơ quan: Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 10-12 Đinh Tiên Hồng, quận 1, TP.HCM Email: lytunghieu@gmail.com Điện thoại: 0909.530.241 theory of cultural diversity, explaining that cultural differences are due to geographic isolation and to the particular characteristics of the environment It also affirms the existence of interrelationships between cultures that make up the unity of humanity Applying theories of cultural relativism and cultural diversity to cultural research, the author finds that the first value of these theories is to help establish a view of equality between cultures Next, the author uses these theories to determine the relativity of cultural characteristics: value, symbolism, traditionality, and systemativity These are all universal characteristics of culture, but in different cultures, these characteristics will have different manifestations and contents For one simple reason: Cultures are not created simultaneously, but at the same time, and they are products that serve the interests of different communities, exist in different places and times Keywords: cultural relativism; relativity of civilization; the diversity of culture; cultural characteristics ĐẶT VẤN ĐỀ Hình thành ngành nhân học Mỹ, tương đối luận văn hoá (cultural relativism) lý luận cho niềm tin, giá trị hành động cá nhân, cộng đồng người phải hiểu dựa văn hố cá nhân cộng đồng người đó, khơng phải xét đốn dựa theo tiêu chuẩn cá nhân khác cộng đồng người khác Ngay sau đó, ngành nhân học Tây Âu, lý luận tính đa dạng văn hố (cultural diversity) hình thành, giải thích đa dạng văn hoá ngăn cách địa lý, thuộc tính riêng mơi trường ý thức tự phân biệt, giữ gìn riêng cộng đồng người Cả hai lý thuyết nhằm mục tiêu chống lại lý thuyết khuếch tán văn hoá, lý thuyết tộc người trung tâm lý thuyết chủng tộc ưu việt, tảng lý luận chủ nghĩa đế quốc chủ nghĩa phát-xít Trong bối cảnh hội nhập tồn cầu hố hơm nay, người nghiên cứu văn hố Việt Nam khơng thể quay lưng với lý thuyết khoa học mà giá trị thừa nhận nghiên cứu văn hố Trong này, vận dụng phương pháp phân tích - tổng hợp tư liệu phương pháp so sánh, chúng tơi tóm lược nội dung kèm theo nhận định giá trị đóng góp lý thuyết tương đối luận văn hoá đa dạng văn hoá, để từ chọn lọc, đúc kết luận điểm phù hợp, vận dụng vào việc nghiên cứu văn hoá văn hoá Việt Nam GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC LÝ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI LUẬN VĂN HOÁ VÀ ĐA DẠNG VĂN HOÁ 2.1 Franz Boas với luận điểm “tính tương đối” văn minh Vào cuối kỷ XIX, số nhà khoa học châu Âu F Ratzel, F Grebner (Đức), G Elliot Smith, W Rivers (Anh)… đề xuất lý thuyết khuếch tán văn hố (trans-cultural diffusionism), giải thích tương đồng văn hoá khu vực khác giới khuếch tán, lan toả vùng văn hoá trung tâm Châu Âu cho trung tâm văn hoá nhân loại, từ nơi văn hoá phát tán khu vực khác giới Song hành với lý thuyết khuếch tán văn hoá lý thuyết tộc người trung tâm (ethnocentrism), lý thuyết chủng tộc ưu việt (racism), phổ biến châu Âu đương thời Lý thuyết tộc người trung tâm sử dụng giá trị tiêu chuẩn văn hóa riêng tộc người để đánh giá văn hóa khác, dẫn đến hệ có nhóm người tin họ ln ln chiếm vị trí cao khơng số dân tộc quốc gia đương thời mà quan hệ với tất dân tộc khứ Còn lý thuyết chủng tộc ưu việt (còn gọi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc) đặt niềm tin vào tính ưu việt chủng tộc so với chủng tộc khác, nên thường dẫn đến hậu kỳ thị định kiến người dựa chủng tộc tộc người họ Chẳng hạn, theo lập luận nhà địa lý học, dân tộc học Friedrich Ratzel (1844-1904), dân tộc có văn hố vĩ đại có “động lực không gian” (Raum-motiv) sức mạnh lịch sử mãnh liệt, thúc đẩy họ bành trướng mặt tự nhiên Đối với Ratzel, không gian (Raum) khái niệm mơ hồ, không giới hạn lý thuyết, định nghĩa nơi mà dân tộc Đức sống, nhà nước yếu phục vụ cho kinh tế dân tộc Đức, văn hoá Đức làm phong phú cho văn hoá khác Ratzel giả thuyết nhà nước mạnh bành trướng tự nhiên vào khu vực thuộc vịng kiểm sốt nhà nước yếu Các lý thuyết khuếch tán văn hoá, lý thuyết tộc người trung tâm, lý thuyết chủng tộc ưu việt tảng lý luận chủ nghĩa đế quốc chủ nghĩa phátxít Và để phản đối lý thuyết ấy, nhà nhân học Tây Bán cầu đề xuất thuyết tương đối luận văn hóa (cultural relativism) Người đặt móng cho hình thành tương đối luận văn hoá nhà nhân học Mỹ Franz Boas (1858-1942) Trong “Museums of Ethnology and their classification” (“Các bảo tàng dân tộc học phân loại chúng”, 1887) đăng Tạp chí Science, ơng viết: “văn minh khơng phải tuyệt đối, tương đối, ý tưởng khái niệm khuôn khổ văn minh thơi”1 Kể từ đó, tương đối luận văn hoá trở thành tiên đề hiển nhiên (axiomatic) nghiên cứu nhân học Franz Boas thập niên đầu kỷ XX Đến năm 1924, thuật ngữ “cultural relativism” nhà triết học Alain Locke đặt ghi vào từ điển Oxford English Dictionary để mô tả “tương đối luận văn hoá cực đoan” (extreme cultural relativism) Robert Lowie Culture and Ethnology (Văn hoá dân tộc học, 1917) Sau Franz Boas qua đời, nhà nhân học dùng thuật ngữ “cultural relativism” để tổng hợp số ý tưởng mà Boas phát triển Theo đó, Boas tin tầm vóc văn hoá rộng lớn lan toả khắp, đến mức khơng thể có mối liên hệ văn hoá chủng tộc Nhận định Franz Boas, Tim Ingold [2006: 19] viết: “Ơng có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lãnh vực, đóng góp quan trọng ơng có lẽ Nguyên văn: “civilization is not something absolute, but is relative, and our ideas and conceptions are true only so far as our civilization goes” [Boas, Franz, 1887: 589] học thuyết tính tương đối văn hoá, ý tưởng cho văn hoá phải hiểu tuỳ theo lối suy luận riêng mặt phân tích thật sai lầm cố gắng xếp văn hoá bậc thang tiến hoá Thuyết tương đối văn hoá cần thiết công cụ phương pháp luận” Ngày nay, tương đối luận văn hoá hiểu mở rộng tương đối luận nhận thức (epistemological relativism) văn hoá khác Trên sở nghiên cứu, so sánh văn hoá khác nhau, người ủng hộ tương đối luận văn hoá đến lập luận văn hố có tương đối khơng có tuyệt đối, “những niềm tin tỏ không hợp lệ bối cảnh văn hố khơng hẳn bất hợp lệ văn hố khác Theo đó, tuyên bố ‘X hành vi yêu thuật’ không thuộc địa hạt khoa học phương Tây cho hợp lệ văn hoá mà yêu thuật hành động đúng” [Barker, Chris, 2004: 175-177]2 2.2 Claude Lévi-Strauss với luận điểm “tính đa dạng văn hoá” Claude Lévi-Strauss (1908-2009) nhà nhân học xuất sắc người Pháp, người sưu tầm, phân tích khái quát tư liệu nhân học theo phương pháp luận gắn liền với tên tuổi cấu trúc luận (structuralism) Cơng trình Les structures élémentaires de la parenté (Các cấu trúc sơ đẳng thân tộc) công bố năm 1949 ông đánh cách mạng nhân học Năm 1952, bối cảnh đấu tranh chống tàn dư lý thuyết tộc người trung tâm, lý thuyết chủng tộc ưu việt sau Thế chiến thứ II, Tổ chức Giáo dục, Khoa học Văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cơng bố loạt tiểu luận có tiểu luận Race et histoire (Chủng tộc Lịch sử, 1952) Claude Lévi-Strauss Tập tiểu luận trình bày quan điểm xem văn minh văn hố có giá trị lớn, ngang nhau, nói lên tính thống lồi người, tộc người mang sâu đậm sắc Đối với thuyết tộc người trung tâm, Claude Lévi-Strauss lên án cách liệt: “ ‘Những thói quen người dã man’, ‘điều khơng có chúng ta’, ‘khơng cho phép điều đó’ v.v…, nhiêu phản ứng thô thiển thể run sợ, ghê tởm lối sống, lối tin lối nghĩ xa lạ Vì thế, thời cổ đại đặt tất khơng có văn hố Hy Lạp (rồi Hy Lạp - La Mã) vào tên gọi dã man; sau văn minh phương Tây dùng từ dã man theo nghĩa này”; “Thái độ tư ấy, mà nhân danh người ta vất người ‘dã man’ (hoặc tất bị coi thế) khỏi loài người; thái độ rõ rệt bật người dã man ấy” [Lévi-Strauss, Claude, 1996: 20, 21] Đối với lý thuyết chủng tộc ưu việt, Claude Lévi-Strauss không khoan nhượng Khi bàn luận mối tương quan chủng tộc văn hố, ơng viết: “Có nhiều văn hố người chủng tộc người, văn hố người Ngun văn: “Cultural relativism is the extension of that argument to different cultures leading to the suggestion that beliefs that appear to be invalid in the context of one culture are not so in another Thus, the claim that ‘X is an act of witchcraft’ will not hold up within the confines of Western science but can be said to be valid within a culture for which witchcraft is a truthful practice” [Barker, Chris, 2004: 175-177] có tới hàng nghìn, cịn chủng tộc người có vài đơn vị: hai văn hoá người thuộc chủng tộc xây dựng khác hai văn hố nhóm cách xa chủng tộc, chí cịn khác nhiều hơn” [LéviStrauss, Claude, 1996: 11] Tuy nhiên, trước thực tế tồn hiển nhiên chủng tộc, Claude Lévi-Strauss cho tương đối luận văn hoá chưa phải giải pháp giải vấn đề Bởi vì: “chỉ riêng việc tuyên bố bình đẳng tự nhiên tất người tình hữu cần có để đồn kết lại, khơng phân biệt chùng tộc văn hố, có gây thất vọng cho người ta, coi nhẹ tính đa dạng thực tế mà quan sát phải thừa nhận, điều khơng đủ để đụng tới sở vấn đề khiến người ta coi khơng có tính đa dạng lý thuyết thực tiễn” [Lévi-Strauss, Claude, 1996: 23] Thay cho việc sử dụng tương đối luận văn hoá để chống lại lý thuyết tộc người trung tâm, lý thuyết chủng tộc ưu việt, Claude Lévi-Strauss đề xuất giải pháp trung dung thừa nhận “tính đa dạng văn hố” Bởi vì, “tính đa dạng văn hố người, có thật có thật khứ, lớn phong phú nhiều so với mà biết tới” Theo ơng: “Có lẽ người ta tạo dựng nên văn hoá khác cách xa địa lý, thuộc tính riêng mơi trường khơng biết phần cịn lại loài người đâu”; “và bên cạnh khác cô lập tạo ấy, có khác quan trọng gần gũi nhau: ý muốn đối lập nhau, phân biệt nhau, mình” Tuy nhiên, theo Claude Lévi-Strauss, bên cạnh cô lập làm cho văn hố khác nhau, diễn trình văn hố lồi người, có mối liên hệ thống văn hố, khơng nên hiểu khái niệm tính đa dạng văn hố theo lối tĩnh: “Tính đa dạng văn hố người khơng cho phép quan sát cách manh mún Tính đa dạng tuỳ thuộc vào lập nhóm vào mối liên hệ thống chúng lại” [Lévi-Strauss, Claude, 1996: 14, 17, 18] VẬN DỤNG CÁC LÝ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI LUẬN VĂN HOÁ VÀ ĐA DẠNG VĂN HỐ 3.1 Xác lập nhìn bình đẳng văn hoá Ngày nay, tương đối luận văn hoá có vị vững giới nghiên cứu văn hố giới Như mơ tả Chris Barker [2004: 175-177]: “Chủ nghĩa hậu cấu trúc, chủ nghĩa hậu đại, chủ nghĩa thực dụng, dòng tư tưởng triết học lưu chảy mạnh mẽ văn hoá học, bị ‘cáo buộc’ tương đối luận Sở dĩ tất lý thuyết bác bỏ tính hợp lệ tuyên bố chân lý phổ quát Họ tranh luận khơng tồn thứ nhận thức luận phổ quát tất tuyên bố chân lý hình thành thuyết giảng trị chơi ngơn ngữ tất chân lý bị giới hạn văn hoá”3 Nguyên văn: “Poststructuralism, postmodernism and pragmatism, streams of philosophical thought that are strong within cultural studies, have all been ‘accused’ of relativism This is so because they all reject the validity of universal truth-claims They argue that no universalizing epistemology is possible because all truth-claims are formed within discourse Bên cạnh đó, luận điểm tính đa dạng văn hố Claude Lévi-Strauss thừa nhận rộng rãi giới nghiên cứu văn hoá quản lý văn hố Năm 2001, UNESCO ban hành “Tun bố tồn cầu đa dạng văn hoá” (Universal Declaration on Cultural Diversity), lấy làm cơng cụ pháp lý để nhìn nhận đa dạng văn hoá “di sản chung nhân loại” (“common heritage of humanity”), xem việc bảo vệ đa dạng văn hoá yêu cầu cụ thể có tính đạo đức khơng thể tách rời khỏi tôn trọng phẩm giá người [UNESCO, 2001] Xem xét việc vận dụng lý thuyết tương đối luận văn hoá đa dạng văn hoá vào việc nghiên cứu văn hố, chúng tơi nhận thấy, văn hố cộng đồng người tạo để tự đáp ứng mục đích, nhu cầu, lợi ích mình, giá trị, truyền thống, biểu tượng… văn hố có ý nghĩa tương đối, nghĩa có giá trị “chân lý” khn khổ văn hố Nhìn từ quan điểm lý thuyết tương đối luận văn hoá đa dạng văn hoá, văn hoá khác nhau, tiêu chuẩn thực tiễn văn hoá nên đánh giá theo quan điểm văn hố khơng phải theo tiêu chuẩn văn hố khác Người bên ngồi nên có khả nhìn nhận văn hố từ góc độ trung lập khơng đánh giá văn hố trước hiểu Mỗi văn hố nên xem xét với tơn trọng bình đẳng, khơng văn hoá tốt văn hố khác Do đó, vận dụng lý thuyết tương đối luận văn hoá đa dạng văn hoá vào việc nghiên cứu văn hoá cần thiết phù hợp 3.2 Xác định tính tương đối đặc trưng văn hoá Đặc trưng “nét riêng biệt tiêu biểu, xem dấu hiệu để phân biệt với vật khác” [Hoàng Phê cb, 1998: 283] Vậy văn hố có đặc trưng gì? Một nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm [1999: 11-14; 2004: 20-25] cho văn hố có bốn đặc trưng: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử Nhưng vấn đề với quan niệm xem văn hoá hoạt động, sản phẩm, thành tựu mang dấu ấn dân tộc, tộc người, đặc trưng văn hố khác văn hoá dân tộc, văn hoá tộc người Tức là, cho dù văn hố có đặc trưng đặc trưng có ý nghĩa tương đối mà thơi Các đặc trưng khơng thể có nội dung, biểu mức độ giống văn hoá khác Do đó, vận dụng lý thuyết tương đối luận văn hố đa dạng văn hố, chúng tơi muốn giới thiệu cách luận giải khác đặc trưng văn hoá: đặc trưng văn hố có tính tương đối, tức có giới hạn khả dụng định tuỳ thuộc vào văn hố 3.2.1 Tính giá trị tính tương đối giá trị văn hoá Ở Việt Nam, thập niên 1990, ngành văn hố học hình thành, giới nghiên cứu đưa khái niệm “giá trị” vào quan niệm văn hoá Tiêu biểu quan niệm Trần Quốc Vượng [cb, 1998: 24]: “Văn hoá tổng thể nói chung giá trị vật chất tinh thần người sáng tạo ra”; Trần Ngọc Thêm [1999: 10, 1618; 2004: 25, 28-29]: “VĂN HOÁ hệ thống hữu giá trị vật chất tinh thần người sáng tạo tích luỹ qua q trình hoạt động thực tiễn, tương tác người với môi trường tự nhiên xã hội mình”; Chu Xuân or language-games so that all truth is culture-bound” [Barker, Chris, 2004: 175-177] Diên [2008: 12]: “văn hoá khái niệm bao trùm (chứa giá trị vật chất giá trị tinh thần)” Trong đó, đáng ý lý luận Trần Ngọc Thêm [1999: 11-14; 2004: 2025] đặc trưng tính giá trị văn hố Theo ơng, văn hố có tính giá trị phục vụ cho đời sống người Phân loại giá trị văn hố theo mục đích, ta có giá trị vật chất giá trị tinh thần; phân loại theo ý nghĩa, ta có giá trị sử dụng, giá trị đạo đức; giá trị thẩm mỹ; phân loại theo thời gian, ta có giá trị vĩnh cửu giá trị thời Để đánh giá tượng văn hoá có giá trị hay khơng, cần phải xem xét mặt đồng đại: mức độ giá trị tuỳ theo góc nhìn bình diện xem xét, mối tương quan mức độ “giá trị” “phi giá trị” nó; mặt lịch đại: tượng có giá trị hay khơng tuỳ thuộc vào chuẩn mực văn hoá giai đoạn lịch sử Và lý luận Phạm Đức Dương [2013: 191-210] vị trí vai trị giá trị văn hố Theo ơng, giá trị văn hố bao gồm giá trị vật chất (giá trị sử dụng) giá trị tinh thần (giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ) Các loại giá trị hợp thành hệ thống giá trị Các giá trị chắt lọc kết tinh thành truyền thống, nếp sống dân tộc, cộng đồng lựa chọn, tạo nên sắc văn hoá dân tộc Các hệ thống giá trị với sắc văn hoá dân tộc hợp thành cấu trúc chiều sâu phận chìm nằm tâm thức người, số, yếu tố tĩnh văn hố, đóng vai trị định hướng điều chỉnh biến đổi cấu trúc bề mặt văn hoá Điều cần thảo luận giá trị văn hoá tạo nào, chúng mang giá trị, chúng có hiệu lực phạm vi Hoạt động văn hoá (cultural activities) người bao gồm hoạt động thực hành văn hoá, sáng tạo văn hoá, tiếp biến văn hố, tích luỹ văn hố…, giúp người sinh tồn phát triển Để tiến hành hoạt động này, người vận dụng kinh nghiệm, tri thức, giá trị, di sản, vật liệu, công cụ, phương tiện, kỹ thuật… họ thụ đắc, kế thừa, để tạo sản phẩm văn hoá (cultural products) Nếu hoạt động sản phẩm đáp ứng mục đích, nhu cầu, lợi ích người, cá nhân cộng đồng, cá nhân cộng đồng chấp nhận, phổ biến, truyền lưu, để từ tạo giá trị văn hoá (cultural values) truyền thống văn hoá (cultural traditions) Ngược lại, hoạt động sản phẩm khơng đáp ứng mục đích, nhu cầu, lợi ích cá nhân cộng đồng, bị cá nhân cộng đồng xem vô giá trị bị lãng quên Vậy, giá trị văn hoá lợi ích mà hoạt động văn hố, sản phẩm văn hoá đem lại cho người, cá nhân cộng đồng, đáp ứng mục đích, nhu cầu, lợi ích cá nhân cộng đồng Vậy có phải giá trị văn hố đơn kết thẩm định cá nhân cộng đồng người xuất phát mục đích, nhu cầu, lợi ích riêng mình? Có phải giá trị văn hố có tính chất tương đối, chủ quan? Chúng không nghĩ Trong tự nhiên xã hội, vật tượng tiềm tàng giá trị tự thân, sở để chúng thiết lập quan hệ với vật tượng khác, hình thành cơng dụng, chức chúng Nếu giá trị tự thân vật tượng người nhận biết, đánh giá, sử dụng, chúng tạo nên giá trị văn hố Nếu chúng khơng người nhận biết, giá trị tiềm năng, giá trị tiềm tàng Điều vừa nói kiến thức mẻ mà khoa học giới nhận thức từ lâu Từ hàng trăm năm trước, nhà triết học, kinh tế học Karl Marx phân biệt hai loại giá trị: giá trị sử dụng tiềm tàng tư liệu sản xuất thiên nhiên cung cấp sẵn, giá trị trao đổi hình thành lao động người Trong tác phẩm Tư Phê phán khoa kinh tế trị, tập thứ nhất, Q.1 (1867), ông viết: “Một tư liệu sản xuất không chuyển vào sản phẩm giá trị nhiều giá trị mà q trình lao động giá trị sử dụng thân bị huỷ hoại Nếu tư liệu sản xuất khơng có giá trị để cả, nghĩa thân khơng phải sản phẩm lao động người, khơng thể chuyển giá trị vào sản phẩm Tư liệu sản xuất dùng để hình thành giá trị sử dụng mà không tham dự vào việc hình thành giá trị trao đổi Đó trường hợp tất tư liệu sản xuất thiên nhiên cung cấp sẵn, khơng có tác động người: đất đai, gió, nước, sắt vỉa quặng, gỗ rừng nguyên thuỷ, v.v.” [Marx, Karl H., 1982] Nói cách khác, tài nguyên thiên nhiên có giá trị tự thân chúng, từ có làm giá trị văn hố hay khơng nào, tuỳ vào mục đích, nhu cầu, lợi ích tri thức, phương tiện, kỹ thuật, truyền thống văn hoá Hãy lấy thí dụ: tài ngun thiên nhiên, có khơng khí, yếu tố chắn có giá trị định, giá trị tuyệt đối sống Thế nhưng, nhiều văn hoá trước khơng biết đến tồn khơng khí mà nhận biết biểu gió mà Và dựa vào quan điểm văn hố để nói khơng khí khơng tồn tại, hay khơng khí vơ giá trị Vậy, giá trị văn hoá trước hết giá trị tự thân, tồn khách quan, tiềm ẩn vật tượng tự nhiên hoạt động văn hoá người Tuy nhiên, người sáng tạo tích luỹ giá trị văn hố để thoả mãn mục đích, nhu cầu, lợi ích Cho nên, giá trị văn hố có ý nghĩa thật đầy đủ chủ thể sáng tạo tích luỹ chúng, khơng gian thời gian định Trong trường hợp đó, giá trị văn hố hoạt động sản phẩm văn hoá chủ thể xem có ích Đối với chủ thể khác, không gian khác, thời gian khác, giá trị văn hố xem có ích vơ ích, có giá trị vơ giá trị Nói cách khác, tồn đồng thời hai mặt giá trị vô giá trị hoạt động sản phẩm văn hoá tác dụng, công dụng khác chúng chủ thể khác nhau, không gian, thời gian khác Như vậy, giá trị văn hoá đồng thời khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, khơng gian, thời gian, lượng giá thơng qua thước đo khác cá nhân cộng đồng người khác Vì mục đích, nhu cầu, lợi ích cá nhân cộng đồng người giống mà khác nhau, nên họ xem có ích có giá trị đánh giá khác hẳn quan niệm cá nhân khác cộng đồng người khác Như vậy, quan niệm giá trị văn hoá vừa kết nối người mục đích, nhu cầu, lợi ích giống nhau, vừa tạo khác biệt cá nhân cộng đồng người mục đích, nhu cầu, lợi ích khác Một cộng đồng người có chung mục đích, nhu cầu, lợi ích có chung tập hợp giá trị văn hố, tự phân biệt với cộng đồng người khác nhờ tập hợp giá trị văn hố Do đó, nhận định Mikhail Epstein [2007]: “Văn hoá (culture) với tư cách chỉnh thể lĩnh vực hoạt động, bao hàm tính đa dạng văn hố (cultures) với tư cách đa dân tộc đa kiểu loại lịch sử, kiểu loại có nguyên tắc hình thành riêng, khơng thể giản hố Trong văn hoá học quan tâm đến văn hoá với tư cách tồn thể (a whole), đồng thời thừa nhận tính đa dạng ‘những tồn thể’ (wholes) tạm phân biệt chúng thuật ngữ giá trị” Tính tương đối giá trị văn hố đòi hỏi quan điểm lịch sử - cụ thể giá trị văn hoá cách tiếp cận khách quan (objective approach) nghiên cứu văn hoá Theo đó, muốn xác định giá trị hoạt động sản phẩm văn hố phải xem xét bối cảnh chủ thể, khơng gian, thời gian cụ thể Và nhận thức, ứng xử với văn hoá, truyền thống văn hoá khác biệt, người nghiên cứu cần có tinh thần tơn trọng khác biệt, khơng có nhìn kỳ thị, khơng lấy văn hố, truyền thống văn hố để làm tiêu chuẩn đánh giá Cách tiếp cận hoàn toàn tương hợp với quan niệm bình đẳng giá trị văn hố tộc người tổ chức UNESCO xác lập từ cuối kỷ XX [Mayor, Federico, 1989: 4-9] Hiện nay, số người làm công tác quản lý văn hố cịn thiếu nhìn khách quan khoa học văn hoá tộc người thiểu số Họ có định kiến cho văn hố Việt hình mẫu, văn minh; văn hố tộc người thiểu số lạc hậu, rợ Định kiến kéo theo cách ứng xử sai lầm công khai ngấm ngầm khinh miệt, kỳ thị văn hoá tộc người thiểu số, vận động xoá bỏ ngăn cấm việc thực hành hoạt động văn hoá truyền thống tộc người [Lý Tùng Hiếu, 2014: 174-186] Do đó, theo chúng tơi, cán viên chức ngành văn hoá cần trang bị tự trang bị nhìn khách quan khoa học cách ứng xử tôn trọng khác biệt, tôn trọng văn hố tộc người thiểu số 3.2.2 Tính biểu tượng tính tương đối biểu tượng văn hố Văn hoá sản phẩm người Con người chủ thể sáng tạo văn hố Nói chung, tất vật tượng người tác tạo, tác động nhìn nhận theo quan điểm người, thuộc văn hố Do đó, theo Đặng Nghiêm Vạn [2010: 18], “văn hoá tất khơng phải tự nhiên Văn hố phân biệt người với sinh vật khác, phần môi trường người sáng tạo ra” Và theo Trần Ngọc Thêm [1999: 11-14; 2004: 20-25], văn hố có tính nhân sinh Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá tượng xã hội với giá trị tự nhiên Văn hoá tự nhiên biến đổi người Và tác động người vào tự nhiên mang tính vật chất (như việc luyện quặng, đẽo gỗ…) tinh thần (như việc đặt tên, truyền thuyết cho cảnh quan thiên nhiên…) Điều cần thảo luận cách thức người “nhân hố” giới tự nhiên: có phải người đơn giản tác động vào tự nhiên phương tiện vật chất tinh thần? Thật ra, cách thức người nhận thức, định danh, khai thác, bảo tồn, huỷ hoại tự nhiên khác với loài động vật mà khác cá nhân cộng đồng người Cho nên, kết trình nhận thức, tác động vào tự nhiên khác cá nhân cộng đồng người Trong quan hệ với người, tự nhiên vừa tồn dạng khách quan vốn có, vừa tồn hình ảnh chủ quan kết nhận thức, tác động khác cá nhân cộng đồng người Trong không gian tự nhiên thảo nguyên vùng Trung Tây chẳng hạn, lạc Indian Bắc Mỹ điều có ý nghĩa đồng cỏ rừng nơi họ chăn ni săn bắt thú Nhưng nhà tư Mỹ vào kỷ XIX điều quan trọng khơng gian tự nhiên có mỏ dầu lòng đất Và nhin nhận khác dẫn tới hai cách ứng xử khác điều kiện không gian tự nhiên Vì vậy, nói cách thức người nhận thức, tác động vào tự nhiên có tính biểu tượng (symbolic) Biểu tượng (symbol) “hình ảnh tượng trưng”, “hình thức nhận thức, cao cảm giác, cho ta hình ảnh vật cịn giữ lại đầu óc sau tác động vật vào giác quan ta chấm dứt” [Hoàng Phê cb, 1998: 64] Theo Phạm Đức Dương [2011]: “Con người không khác động vật lực sáng tạo công cụ lao động, tư ngôn ngữ, mà cịn khả biểu trưng hố Thế giới thực vào giới ý niệm trí óc người thông qua phương thức biểu trưng, thông qua khái niệm phản ánh thực theo cách biểu trưng hoá Thế giới ý niệm khác giới thực chỗ vơ hình, vơ hạn, vơ khả tri Để cho người khác hiểu giới ý niệm mình, người sáng tạo giới biểu tượng, gồm hai mặt: cảm nhận được, ý nghĩa nằm giới ý niệm vơ hình vơ hạn vơ khả tri Thí dụ tượng nhà mồ ‘sinh thành’ Tây Nguyên Biểu tượng có mặt, giống tín hiệu Tín hiệu có loại: tín hiệu biểu thị, biểu thị trực tiếp, hiển ngơn (như ngơn ngữ); tín hịệu hàm nghĩa biểu tượng, biểu trưng, có tính hàm ngôn, đại diện (như nghệ thuật, tôn giáo, phong tục tập quán…)” Tuỳ theo mục đích, nhu cầu, lợi ích tuỳ theo tri thức, phương tiện, kỹ thuật, truyền thống sẵn có, cá nhân cộng đồng người tự tạo cho biểu tượng giới xung quanh Vì việc hình thành biểu tượng vừa phụ thuộc vào giới thực vừa phụ thuộc vào mục đích, nhu cầu, lợi ích tri thức, phương tiện, kỹ thuật, truyền thống cá nhân cộng đồng người, nên biểu tượng tạo giống mà khác cá nhân cộng đồng người Do đó, biểu tượng văn hố có tính tương đối: chúng chụp lại giới thực thân thực tại, chúng có ý nghĩa tượng trưng cá nhân cộng đồng người sáng tạo sử dụng chúng Một dịng sơng, trái núi miền quê có ý nghĩa biểu tượng cư dân người từ Đối với khách qua đường, dịng sơng trái núi vật tự nhiên 3.2.3 Tính truyền thống tính tương đối truyền thống văn hoá Tự nhiên biến thành văn hố nhờ có hoạt động xã hội - sáng tạo người Nhờ có hoạt động mà giá trị tích luỹ tạo thành văn hố Do đó, theo Trần Ngọc Thêm [1999: 11-14; 2004: 20-25], văn hố có tính lịch sử Tính lịch sử cho phép phân biệt văn hố sản phẩm q trình tích luỹ qua nhiều hệ với văn minh sản phẩm cuối cùng, trình độ phát triển giai đoạn Và tính lịch sử trì truyền thống văn hoá giá trị tương đối ổn định tích luỹ tái tạo cộng đồng người qua không gian 10 thời gian, đúc kết thành khuôn mẫu xã hội cố định hố dạng ngơn ngữ, phong tục, tập qn, lễ nghi, luật pháp, dư luận… Điều cần thảo luận văn hoá địi hỏi độ dài thời gian để hình thành, nên xem tính lịch sử đặc trưng văn hố đâu khác biệt văn hoá? Và cấp độ cá nhân, liệu văn hố có mang tính lịch sử hay khơng? Mỗi văn hố hình thành khơng gian văn hố định Để sinh tồn phát triển, cộng đồng người phải trải qua trình thích nghi với khơng gian q trình giao lưu tiếp biến văn hố với cộng đồng người khác Tồn q trình tạo truyền thống văn hoá cộng đồng người Và truyền thống văn hố cá nhân cộng đồng chấp nhận, phổ biến, truyền lưu, nên cấp độ cá nhân, truyền thống văn hoá tồn thể mức độ khác Vậy, thay cho tính lịch sử, chúng tơi cho tính truyền thống đặc trưng văn hoá Là đặc trưng văn hố, tính truyền thống có ý nghĩa tương đối Bởi lẽ, nội dung tính chất, truyền thống văn hố cộng đồng người tương đồng mà khác biệt với truyền thống văn hố cộng đồng người khác Và tác dụng, truyền thống văn hố dù có nội dung, tính chất có ý nghĩa đầy đủ cộng đồng người tạo giữ gìn truyền thống mà thơi 3.2.4 Tính hệ thống tính tương đối hệ thống văn hoá Văn hoá bao gồm nhiều thành tố tương tác với có quan hệ tương tác với mơi trường Do đó, theo Trần Ngọc Thêm [1999: 11-14; 2004: 20-25], văn hố trước hết phải có tính hệ thống Đặc trưng cần để phân biệt hệ thống với tập hợp; giúp phát mối liên hệ mật thiết tượng, kiện thuộc văn hoá; phát đặc trưng, quy luật hình thành phát triển Điều cần thảo luận liệu tính hệ thống có phải đặc trưng thiết phải có văn hố hay khơng? Và văn hố có đặc trưng tính hệ thống đâu khác biệt văn hoá, văn hoá cộng đồng người với văn hoá cá nhân? Như lý thuyết hệ thống ra, tập hợp văn hoá trở thành hệ thống văn hoá phận có quan hệ tương tác, chế ước lẫn nhau, phối hợp với tạo giá trị chung cho tập hợp Như vậy, thời gian điều kiện cần, quan hệ tương tác phận điều kiện đủ, để tập hợp phận văn hố trở thành hệ thống Nói cách khác, văn hố khơng phải ln ln tồn hệ thống hồn chỉnh Tính hệ thống văn hố đòi hỏi thời gian, gắn kết thành tố hình thành giá trị quan hệ tương tác thành tố hệ thống Chính vậy, nói tính hệ thống văn hố có ý nghĩa tương đối Ở văn hoá khác nhau, số lượng, nội dung, tính chất thành tố văn hố khác nhau, độ gắn kết thành tố văn hoá quan hệ hệ thống với mơi trường khác Do mà lý thuyết có nhiều mơ hình hệ thống văn hoá khác nhau, thực tế nhà nghiên cứu đưa nhiều mơ hình hệ thống văn hoá, cấu trúc văn hoá khác 11 KẾT LUẬN Tóm lại, nhằm phản đối lý thuyết khuếch tán văn hoá, lý thuyết tộc người trung tâm lý thuyết chủng tộc ưu việt, nhà nhân học Bắc Mỹ đề xuất thuyết tương đối luận văn hoá, phê phán quan điểm gắn kết văn hố vào chủng tộc, khẳng định tính tương đối văn minh, xác lập luận điểm cho văn hoá phải hiểu tuỳ theo lối suy luận riêng nó, khơng thể xếp văn hoá bậc thang tiến hoá Tương tự, nhằm chống lại tàn dư lý thuyết tộc người trung tâm lý thuyết chủng tộc ưu việt, nhà nhân học Tây Âu xây dựng luận điểm tính đa dạng văn hố, giải thích dị biệt văn hố lập địa lý thuộc tính riêng mơi trường, đồng thời khẳng định tồn mối liên hệ văn hố làm nên tính thống loài người Vận dụng lý thuyết tương đối luận văn hoá đa dạng văn hoá vào việc nghiên cứu văn hố, chúng tơi nhận thấy giá trị trước tiên lý thuyết giúp xác lập nhìn bình đẳng văn hố Tiếp theo, vận dụng lý thuyết để xác định tính tương đối đặc trưng văn hố: tính giá trị, tính biểu tượng, tính truyền thống tính hệ thống Đó đặc trưng có tính phổ qt văn hố, văn hoá khác nhau, đặc trưng có biểu hiện, nội dung khác Bởi lẽ đơn giản: Các văn hố khơng tạo cách đồng loạt, đồng thời, mà sản phẩm phục vụ cho lợi ích cộng đồng người khác nhau, tồn không gian thời gian khác TÀI LIỆU THAM KHẢO Barker, Chris (2004), The Sage Dictionary of Cultural Studies (Từ điển Sage văn hoá học), First published, SAGE Publications, London - Thousand Oaks - New Delhi Boas, Franz (1887), “Museums of Ethnology and their classification” Science Chu Xuân Diên (2008), Cơ sở văn hoá Việt Nam, in lần đầu năm 1999, tái lần thứ hai, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Đặng Nghiêm Vạn (2010), Văn hoá Việt Nam đa tộc người, NXB Văn học Epstein, Mikhail (2007), “Văn hoá học: culturology cultural studies”, Nguyễn Văn Hiệu dịch từ nguyên tác tiếng Anh Transcultural Experiments: Russian and American Models of Creative Communication, New York: St Martin’s Press, 1999, Tạp chí Văn hố Nghệ thuật, số 9-2007 Hồng Phê chủ biên (1998), Từ điển tiếng Việt, in lần thứ 6, Hà Nội - Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng & Trung tâm Từ điển học Ingold, Tim (2006), “Nhân học triết lý người”, Một số vấn đế lý thuyết phương pháp nghiên cứu nhân học, Vũ Thị Phương Anh & Phan Ngọc Chiến & Hoàng Trọng dịch, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 9-28 Lévi-Strauss, Claude (1996), Chủng tộc Lịch sử, Huyền Giang dịch từ nguyên tác tiếng Pháp Race et histoire, UNESCO xuất năm 1952, NXB Denoel tái năm 1987, Hà Nội: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Lý Tùng Hiếu (2014), “Nhận thức ứng xử văn hoá tộc người thiểu số phía nam – thực trạng giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào tạo, nghiên cứu văn hoá 12 ứng dụng với thực tiễn hoạt động văn hố khu vực phía nam”, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh & Cục Cơng tác phía nam, Bộ Văn hố, Thể thao Du lịch tổ chức, TP Hồ Chí Minh, 31/10/2014, trang 174-186 10 Marx, Karl H (1982), Tư Phê phán khoa kinh tế trị, T.1, Q.1, in lần đầu năm 1867, Tuyển tập Mác Ăng-ghen, tập III, Hà Nội: NXB Sự thật 11 Mayor, Federico (1989), “Interview with Federico Mayor, Director-General of Unesco”, UNESCO Courier, November 1989, http://unesdoc.unesco.org/ images/0008/000842/084201eo.pdf, pp 4-9 12 Phạm Đức Dương (2011), “Văn hoá, đối tượng văn hoá phương pháp nghiên cứu liên ngành”, báo cáo chuyên đề Khoa Văn hố học, Trường Đại học Văn hố TP Hồ Chí Minh, Lý Tùng Hiếu lược ghi, www.vanhoahoc.edu.vn, 9/9/2011 13 Phạm Đức Dương (2013), Văn hoá học dẫn luận, NXB Văn hố Thơng tin 14 Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, tái lần thứ 2, NXB Giáo dục 15 Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm sắc văn hố Việt Nam Cái nhìn hệ thống - loại hình, in lần thứ 4, NXB Thành phố Hồ Chí Minh 16 Trần Quốc Vượng chủ biên (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục 17 UNESCO (2001), “Universal Declaration on Cultural Diversity”, http://portal.unesco.org, 2/11/2001 Nguồn: Lý Tùng Hiếu (2018), “Các lý thuyết tương đối luận văn hoá, đa dạng văn hoá phương hướng vận dụng nghiên cứu văn hoá”, Các lý thuyết nghiên cứu văn hoá phương Tây vận dụng vào nghiên cứu văn hoá Việt Nam, nhiều tác giả, kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức, 29/11/2018, 209 trang, trang 128-145 13

Ngày đăng: 31/10/2023, 19:33

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan