1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến một số phương pháp dạy học môn tiếng anh theo nhóm nhỏ ở trường ptdtbt thcs trà cang

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 9,86 MB

Nội dung

Đối với phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ thì các nhiệm vụ học tập được giải quyết không phải từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, sựhợp tác của các thành viên trong một nhóm.. Từ

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO NHÓM NHỎ Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG

1 Mô tả bản chất của sáng kiến:

- Tên sáng kiến: Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo nhóm nhỏ ở trường PTDTBT THCS Trà Cang

- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục và đào tạo

- Mô tả sáng kiến:

Đổi mới phương pháp dạy học để phát huy được sự chủ động, tích cựccủa học sinh nhằm đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời kì công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay luôn là trăn trở của tất cả những người thầy

cô đang đứng trên bục giảng nói chung và của giáo viên môn Tiếng Anh nóiriêng Là một giáo viên Tiếng Anh đang công tác ở miền núi, tôi luôn suy nghĩtìm cho mình một phương pháp dạy học Tiếng Anh tối ưu, phù hợp với đốitượng học sinh đa số là người dân tộc thiểu số Làm thế nào để các em có thểlĩnh hội được kiến thức môn Tiếng Anh và vận dụng nó trong thực tế khi đối vớicác em, Tiếng Anh là một môn học rất khó?

Với những điều kiện đòi hỏi trên, một trong những phương pháp học tập

có tính khả thi là dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ Hiện nay, học tập theo nhómvừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng

rộng rãi, nhất là đối với học sinh ở trường THCS Phương pháp này không đòi

hỏi điều kiện học tập gì đặc biệt, lại không phụ thuộc quá nặng nề vào “cá tính”hay “khả năng đặc biệt” của người dạy, người học giống như các phương pháp

dạy học khác Đối với phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ thì các nhiệm vụ

học tập được giải quyết không phải từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, sựhợp tác của các thành viên trong một nhóm Việc phối hợp học tập theo cả chiều

Trang 2

đứng (giáo viên – học sinh) và chiều ngang (học sinh – học sinh) tạo điều kiệncho học sinh nhận thức từ hai phía thầy cô và bạn bè Chính trong quá trình họctập chung đó các em được trao đổi thảo luận học hỏi lẫn nhau, được khẳng địnhmình trong nhóm, tập thể tạo nên bầu không khí dân chủ trong lớp học Đồngthời học tập nhóm còn rèn luyện tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luậnvấn đề, sự hợp tác tương trợ lẫn nhau, ý thức cộng đồng, tính kỷ luật,vv… Từ

đó, giúp cho học sinh có thể thích ứng nhanh với những đòi hỏi ngày càng caocủa đời sống xã hội và hướng học sinh vào chuẩn bị cho cuộc sống chứ khôngphải chuẩn bị cho thi cử Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của dạy học

Dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học tích cực nhưng không phải làphương pháp quá mới lạ Tuy vậy, từ trước đến nay chưa có giáo viên nào đưa

ra những giải pháp để dạy học theo nhóm nhỏ một cách hiệu quả trong mônTiếng Anh tại trường PTDTBT-THCS Trà Cang Vì vậy, trong năm học 2021-

2022, tôi mạnh dạn đưa ra sang kiến: “Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo nhóm nhỏ ở trường PTDTBT THCS Trà Cang” Sáng kiến

nhằm chỉ ra ra những vấn đề khó khăn trong việc dạy học theo nhóm trong mônTiếng Anh ở các khối lớp ở trường PTDTBT THCS Trà Cang Từ đó, đưa ranhững phương pháp giảng dạy phù hợp, đa dạng với mong muốn giúp giáo viêndần khắc phục những khó khăn trong việc tổ chức hoạt động nhóm để tiến hànhgiảng dạy bộ môn Tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ độngtrong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học hơn

1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:

Trang 3

giảng dạy học hiểu một cách khoa học Quy trình tổ chức dạy học theo nhómnhỏ trong giờ học phải bao gồm ba khâu cơ bản với 11 bước cụ thể mà giáo viêncần tiến hành như sau:

Bảng: Tiến trình dạy học theo nhóm

TT Các khâu Các bước cụ thể

1 Thiết kế

họat động nhóm

1 Xác định mục tiêu, nội dung bài học

2 Xác định mục tiêu của họat động nhóm

3 Thiết kế nhiệm vụ của họat động nhóm

4 Dự kiến cách thức kiểm tra, đánh giá

2 Tổ chức thực

hiện trên giờ học

5 Tổ chức sắp xếp nhóm làm việc

6 Giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc

7 Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng làm

9 HS tự đánh giá kết quả làm việc nhóm

10 Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của

nhau

11 Giáo viên đánh giá, cho điểm kết quả làm

việc nhóm

Bước 1: Lập kế hoạch cho họat động nhóm khi soạn giáo án.

Đây là khâu đầu tiên, quan trọng giáo viên cần chuẩn bị kỹ trước khi tiếnhành dạy học theo nhóm Ngay khi soạn giáo án chuẩn bị cho giờ học, giáo viêncần thiết kế đầy đủ các bước của hoạt động nhóm từ khâu xác định thời điểmtiến hành dạy học nhóm trong tiết học, xác định nhiệm vụ, hình thức làm việcnhóm, phân công vai trò, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá

- Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy: Việc xác định tường minh

những mục tiêu mà học sinh cần đạt được, xác định rõ những nội dung chínhcủa bài và hình thành những câu hỏi cần trả lời là rất quan trọng cho việc lựachọn mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và thời điểm sử dụng dạy học nhóm tronggiờ học

Trang 4

Việc lựa chọn hình thức dạy học nhóm phải được ưu tiên khi mục tiêu dạyhọc là hình thành kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể, hình thành phương pháp

tổ chức hoạt động trong một nhóm Hoặc những nhiệm vụ học tập hay nhữngcâu hỏi không có câu trả lời trực tiếp hay tương đối phức tạp đối với đa số họcsinh trong lớp, những nhiệm vụ đòi hỏi sự huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biếtcủa nhiều người, hoặc cần tổ chức cho học sinh tranh luận, thảo luận về một vấn

đề mà học sinh còn có nhiều cách hiểu khác nhau, đa dạng các ý kiến, v v

- Xác định mục tiêu của họat động nhóm: Mục tiêu của họat động

nhóm phải bao gồm hai mục tiêu cơ bản: mục tiêu của bài học; mục tiêu cụ thểcho sự phát triển kĩ năng xã hội trong hoạt động nhóm Tuy nhiên, không thểmột lúc và đồng thời có thể giáo dục ở các em tất cả các kĩ năng mà nên lựachọn một vài kĩ năng cần thiết, phù hợp với nhiệm vụ/nội dung bài học, với trình

độ thực tế của học sinh

Trên cơ sở những kĩ năng xã hội cơ bản cần cho học sinh khi làm việc nhóm,giáo viên cần có kế hoạch cho toàn bộ quá trình hình thành kĩ năng làm việcnhóm ở học sinh; cần có sự ưu tiên những kĩ năng nào hình thành ở học sinhtrước, kĩ năng nào sau và có sự theo dõi tiến bộ của từng học sinh để có sự điềuchỉnh, bổ sung kịp thời Trên cơ sở kế hoạch tổng thể đó, giáo viên lựa chọn mộthay hai kĩ năng cho một bài học khi chuẩn bị cho dạy học theo nhóm

- Thiết kế các nhiệm vụ cho họat động nhóm:

+ Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau

+ Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng của học sinh.+ Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các nhóm và các thành viên.+ Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân

- Dự kiến cách thức đánh giá/ghi điểm nhóm: Vấn đề này giáo viên

cũng cần phải nghĩ đến ngay từ khâu chuẩn bị, thiết kế nhóm làm việc Vì cáchthức đánh giá như thế nào cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trách nhiệm cá nhân,đến sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong nhóm Vì thế cần xây dựngphương án đánh giá cụ thể để sự cố gắng của mỗi cá nhân trong nhóm đều có ý

Trang 5

nghĩa trong thành tích của nhóm và thành tích của các thành viên trong nhóm cóảnh hưởng lẫn nhau Ví dụ giáo viên sẽ định hình trước cho các em rằng nhómnào tất cả các thành viên đều tham gia tích cực thì giáo viên sẽ ghi điểm đồngđều cho tất cả các thành viên, ngược lại nhóm nào mức độ tham gia không giốngnhau thì sẽ ghi điểm khác nhau đối với từng thành viên.

Bước 2: Tổ chức, thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm trong giờ học.

- Sắp xếp nhóm làm việc: Việc phân chia nhóm học tập phụ thuộc vào

một số yếu tố như: mục tiêu, nhiệm vụ dạy học cụ thể của giờ học; điều kiện tiếnhành giờ học; phụ thuộc các kĩ năng làm việc nhóm của học sinh; phụ thuộc vàomức độ quen biết giữa các học sinh trong lớp về phân chia nhóm

Ví dụ trong Unit 1 My new school – lesson 4 Communication, khi cho các emthực hành giới thiệu bạn theo nhóm ba người thì phải chia lớp thành các nhóm

cụ thể (3 em ngồi cạnh nhau/ cùng bàn), yêu cầu thảo luận và thực hành giớithiệu:

S1: This is , my new friend

S2: Hi, Nice to meet you

S3: Hi, Nice to meet you, too

Có một số cách hình thành nhóm học tập như sau:

+ Hình thành nhóm theo nhiệm vụ học tập

+ Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên

+ Phân chia nhóm theo bàn hoặc một số bàn học gần nhau, hoặc dùngđơn vị tổ của học sinh để làm một hay một số nhóm

+ Một vài người lại thích để học sinh tự chọn tuy nhiên điều này thíchhợp nhất đối với những lớp ít học sinh, những lớp mà các em đã biết rõ về nhau

- Kích cỡ nhóm: Kích cỡ nhóm phụ thuộc vào bài tập mà giáo viên thiết

kế Nhóm đôi, nhóm ba phù hợp khi học sinh đóng vai đoạn hội thoại Tuy nhiênmột điều quan trọng cần lưu ý khi thiết kế quy mô nhóm là nhóm phải huy độngđược sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo

ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm

Trang 6

- Bố trí chỗ ngồi cho học sinh làm việc nhóm: Bố trí chỗ ngồi cho học

sinh phải phù hợp với họat động nhóm cũng như kích cỡ nhóm làm việc Việc

bố trí chỗ ngồi cho học sinh phải đảm bảo thuận lợi khi học sinh làm việc cũngnhư khi di chuyển, đồng thời đảm bảo sự tương tác giữa các học sinh trongnhóm cũng như giữa các nhóm được thuận lợi Ví dụ: khi yêu cầu học sinh thảoluận nhóm để viết bài mô tả căn bếp của Hoa trong tiết 39, unit 3 At Home ởchương trình Tiếng Anh 8, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 8học sinh ngồi ở 2 dãy bàn kề nhau

- Giao nhiệm vụ và thời gian dành cho làm việc nhóm:

Giáo viên cần đưa ra những chỉ dẫn rất cụ thể, như:

+ Nêu nhiệm vụ cho từng nhóm dưới dạng một câu hỏi hay một tìnhhuống có vấn đề

+ Nêu những kĩ năng xã hội yêu cầu học sinh tuân thủ khi làm việc nhóm.+ Nêu thời gian dành cho thảo luận nhóm là bao lâu?

+ Yêu cầu các nhóm diễn giải lại nhiệm vụ của nhóm mình để đảm bảochắc chắn là học sinh hiểu những gì giáo viên yêu cầu

+ Trình bày cách thực hiện nhiệm vụ như thế nào là tốt nhất?

Ví dụ: khi yêu cầu học sinh làm bài tập 3 trang 65 (Unit 6 Our Tet Holiday) của

chương trình Tiếng Anh 6 với yêu cầu như sau: Work in groups Discuss and

make a list of four things that you think children should and shouldn’t do at Tet (p 65) thì giáo viên phải thực hiện các bước sau khi cho học sinh thảo luận

Trang 7

Giáo viên có thể xây dựng một số dạng bài tập sau để giao cho các nhóm: Sắmvai; phân tích (phân tích một bức tranh, sự kiện ); Phân loại (phân chia các yếu

tố theo từng loại; sắp xếp theo thứ tự (sắp xếp trình tự các sự kiện, biến cố trongmột tác phẩm, sắp xếp theo trình tự các bước tiến hành một thí nghiệm, ); Nhớlại (nhớ lại các khái niệm, định nghĩa, sự kiện họat động này dùng trong ôntập); Lựa chọn (các chi tiết, sự kiện về nhân vật A, B ); Ghép đôi (nối kết haicột thông tin cho sẵn A và B); Mô phỏng (sau khi giáo viên cho ví dụ, học sinhphải cho ví dụ khác tương tự); Chuẩn bị (cho học sinh chuẩn bị một số bài tập,thí nghiệm, các bước trình bày một vấn đề); Cải tiến (giáo viên cho bài tập sai,hoặc thiếu dữ kiện, yêu cầu học sinh sửa lại)

- Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm:

+ Giúp nhóm phân công vai trò và nhiệm vụ cho từng thành viên: Trướctiên các thành viên trong nhóm cần cùng nhau bầu nhóm trưởng, thư kí và cácvai trò khác nếu cần thiết Giáo viên cần theo dõi, giám sát để tránh việc một emnào đó luôn giữ vai trò nhóm trưởng, thư kí Nên gợi ý để có sự luân phiên cácvai trò trong nhóm với nhau để mỗi học sinh đều được trải nghiệm vị trí lãnhđạo nhóm

+ Theo dõi, hướng dẫn học sinh các kỹ năng làm việc nhóm thông qua cáctương tác đa chiều, trực diện trong nhóm: Sự tương tác trực tiếp này thể hiện ởchỗ: Trong một nhóm, phải tạo ra các quan hệ giao tiếp, trao đổi hoặc tranh luậntrực tiếp giữa các thành viên khi giải quyết một công việc, một nhiệm vụ học tập

cụ thể của nhóm Giữa các nhóm với nhau, sự tương tác trực tiếp cũng thể hiện ởchỗ phải tạo ra những cuộc trao đổi, tranh luận giữa những ý kiến của các nhóm.Sau khi các nhóm xem xét, cân nhắc, trao đổi, đánh giá và sau đó phải cùngthống nhất một kết luận chung, trong đó có xem xét, bảo lưu cả những ý kiếntrái ngược hợp lý.Tương tác giữa giáo viên và học sinh chủ yếu được thực hiệnthông qua nhóm, chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới cần có tác động trựctiếp giữa giáo viên với học sinh

- Quan sát, kiểm soát họat động nhóm, bao gồm:

Trang 8

+ Kiểm soát các nhóm và cá nhân đã nắm vững nhiệm vụ học tập haychưa?

+ Kiểm soát quá trình làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm+ Kiểm soát kết quả công việc của các nhóm

Trong quá trình quan sát, kiểm soát họat động nhóm, nếu phát hiện thấy nhómnào có những thành viên không chịu phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ, giáoviên cũng không nên dừng nhóm lại ngay cả khi nhóm yêu cầu Hãy để chonhóm tự học cách giải quyết với những tương tác giữa các thành viên không hợptác

Bước 3: Đánh giá kết quả làm việc nhóm:

Đánh giá như thế nào để khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm, đảmbảo sự công bằng và thực hiện được mục tiêu của làm việc nhóm là rất quantrọng

- Học sinh tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm: Cần tạo cơ hội để các

thành viên trong mỗi nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình Trướctiên cần lưu ý khi để học sinh tự đánh giá là giáo viên phải hướng các em vàoviệc đánh giá ở cả hai khía cạnh: nhận thức và cách thức mà nhóm làm việc (sựtham gia tích cực của các thành viên, sự hợp tác với nhau, lắng nghe ý kiến củanhau, giải quyết bất đồng, v.v )

- Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau: Sau khi có sự đánh giá, nhận

xét nội bộ trong nhóm, giáo viên yêu cầu từng nhóm cử đại diện nên trình bàykết quả làm việc của nhóm mình Tiếp theo mỗi nhóm lại cử đại diện lên kiểmtra, nhận xét kết quả chéo nhau, ví dụ nhóm 1 có thể kiểm tra kết quả làm việccủa nhóm 2, nhóm 2 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 3 và nhóm 3 kiểm trakết quả làm việc của nhóm 4, …

- Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm: Công việc

này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giá giữa các nhómvới nhau Giáo viên nên cùng học sinh kiểm tra lại kết quả đánh giá của các

Trang 9

nhóm có đúng không? chỗ nào đánh giá chưa đúng thì cần chỉ ra cho toàn lớpbiết sai ở đâu và vì sao sai.

Kết quả làm việc của nhóm có thể được giáo viên sử dụng để cho điểmcác thành viên trong nhóm Một vài giáo viên đã đánh giá cho cùng điểm số nhưnhau đối với mọi thành viên trong nhóm khi cùng thực hiện nhiệm vụ nhóm Họcho rằng nếu đánh giá từng học sinh thì vô tình chung sẽ dẫn đến sự ganh đuatrong nhóm với nhau và như vậy phá hỏng những lợi ích của làm việc theonhóm Một sốgiáo viên khác cho điểm theo sự đóng góp của mỗi em dựa trêncác điểm số bài kiểm tra của mỗi em hoặc dựa trên sự đánh giá của nhóm vềcông việc của từng thành viên

Tuy nhiên, khi đánh giá cho điểm học sinh, giáo viên cần tính đến tính đamục đích của dạy học theo nhóm: thứ nhất là đánh giá kiến thức/hay nhiệm vụ

đã hoàn thành mà học sinh thu được sau khi làm việc nhóm Thứ hai là kĩ năngcần thiết để làm việc nhóm

1.1.1.2 Phát huy cao nhất vai trò người giáo viên trong quá trình dạy học theo nhóm nhỏ.

Để có được các tiết dạy học theo nhóm nhỏ hiệu quả, giáo viên cần thựchiện tốt các công việc sau

- Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của người học: Dự đoán xem người học

đã có những kiến thức và khả năng gì liên quan đến bài học Họ có mong muốn

gì khi học nội dung này?

- Lựa chọn mục tiêu kiến thức, kỹ năng cần đạt được khi hoạt độngnhóm

Trang 10

- Giám sát can thiệp

+ Hỗ trợ để hoàn thành công việc

+ Giám sát hành vi của học sinh

+ Can thiệp: Đôi khi phải tạm dùng hoạt động của nhóm để hướng dẫn lạihoặc hỏi học sinh nên làm thế nào?

- Đánh giá hoạt động nhóm

+ Đánh giá ý thức làm việc của nhóm

+ Đánh giá kết quả làm việc

+ Sơ đồ tư duy

1.1.1.3 Phát huy cao nhất sự tích cực và khai thác khả năng của học sinh

trong quá trình dạy học theo nhóm nhỏ.

Trên cơ sở quan sát sâu sắc, nhạy bén và khả năng tư duy trừu tượng, đặcbiệt là khả năng phân tích, tổng hợp so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, các

em ở lứa tuổi này không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt củagiáo viên Các em thích tranh luận thích bày tỏ những ý kiến riêng biệt của cánhân mình về những vấn đề lý thuyết và thực tiễn Đây là một thuận lợi cơ bản

mà giáo viên cần khai thác triệt để khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy họctiếng Anh, trong đó có thực hiện phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ Trongquá trình tổ chức dạy học hãy tạo cho học sinh một vị thế mới và những tiền đề,những điều kiện thuận lợi để hoạt động Từ đó, phát triển ở học sinh khả năng tựđánh giá kết quả hoạt động của mình để trên cơ sở đó bản thân học sinh có thểđiều chỉnh các hoạt động của mình theo các mục tiêu đã định

1.1.1.4 Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cơ bản cho các tiết dạy học theo nhóm nhỏ

Trang 11

Để việc dạy và học tiêng Anh nói chung cũng như áp dụng thành công cóhiệu quả phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, thì việc tăng cường về cơ

sở vật chất kỹ thuật cho dạy và học là một vấn đề cấp thiết So với trước đây thìđiều kiện vật chất cho việc dạy học tiếng Anh ở trường PTDTBT THCS TràCang đã được cải thiện một cách đáng kể Trong các giờ học tiếng Anh, hầu hếthọc sinh trong lớp đều có SGK, SBT…Giáo viên đã thiết kế bài học với sự trợgiúp của power-point

Ngoài yêu cầu chính cho một giờ dạy học tiếng Anh nói chung kể trêncòn có các yêu cầu quan trọng khác cho hoạt động dạy học hợp tác nhóm trênlớp như sau:

- Về kích thước phòng học: Không quá chật, cũng không quá rộng, phònghọc phải có diện tích hợp lý sao cho giáo viên có thể quan sát được sự làm việctất cả các nhóm Nếu phòng học quá chật sẽ rất khó khăn cho việc chia nhóm,phòng quá rộng các nhóm có thể mất trật tự, hiệu quả làm việc không cao

- Bàn ghế trong lớp có thể kê được các bàn liền kề với nhau hoặc hai bàn

có thể quay mặt vào nhau

- Phiếu học tập (Do giáo viên chuẩn bị);

- Máy chiếu đa năng/TV của trường (nếu có)

1.1.2 Các bước, cách thức thực hiện sáng kiến:

- Khảo sát lần 1 về thái độ của học sinh đối với việc học hợp tác theonhóm nhỏ trong bộ môn Tiếng Anh

- Áp dụng những giải pháp trong thực tế giảng dạy

- Học sinh làm bài kiểm tra giữa và cuối học kỳ I mônTiếng Anh

- Tiếp tục áp dụng những giải pháp trong thực tế giảng dạy

- Học sinh làm bài kiểm tra giữa và cuối học kỳ II môn Tiếng Anh

- Khảo sát lần 2 về thái độ của học sinh đối với việc học hợp tác theonhóm nhỏ trong bộ môn Tiếng Anh

- Phân tích, so sánh mức độ kết quả các bài kiểm tra của học sinh trước vàsau khi áp dụng các giải pháp trong thực tế giảng dạy

Trang 12

- Đánh giá kết quả thực hiện.

1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

Khi nhìn nhận lại thực trạng dạy và học theo nhóm nhỏ ở trườngPTDTBT THCS Trà Cang, bản thân tôi thấy được những điểm sau:

- Đối với trường PTDTBT THCS Trà Cang, tuy nhận được rất nhiều sựquan tâm đầu tư về điều kiện cơ sở vật chất của cấp trên, nhưng đồ dùng để phục

vụ giảng dạy bộ môn tiếng Anh còn hạn chế, đặc biệt là thiết bị phục vụ dạy họcmôn Tiếng Anh khối lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 Do

đó việc thực hiện các giờ dạy theo phương pháp hoạt động nhóm cũng gặp

không ít khó khăn

- Trong thực tế giảng dạy, các giáo viên bộ môn Tiếng Anh đã áp dụngphương pháp dạy học theo nhóm nhỏ Tuy nhiên hầu hết các tiết dạy đó chưathực sự mang lại hiệu quả như mong muốn do nhiều nguyên nhân chủ quan vàkhách quan từ cả giáo viên và học sinh:

Về phía giáo viên:

+ Hình thức tổ chức nhóm chưa được phong phú

+ Thời gian một tiết học (45 phút) không thể chờ cho học sinh suy nghĩ vàthảo luận hết các vấn đề như học sinh mong muốn Có nhiều khi giáo viên đặt ranhiều vấn để mà học sinh chậm trả lời thì giáo viên lại phải tự giải thích

+ Trong một tiết giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp, một thaotác mà còn phải sử dụng nhiều phương pháp và thao tác khác

Ngày đăng: 26/10/2023, 21:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w