TỔNG QUAN VỀ CTCP XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 3 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà
Giới thiệu sơ lược về Công ty
Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà (gọi tắt là Công ty Vĩnh Hà) thành lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 44/NN/TCCB – QĐ ngày 08/01/1993 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Là một đơn vị trực thuộc Tổng công công ty lương thực Miền Bắc chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về lương thực, nước giải khát, các sản phẩm về vật liệu xây dựng và các loại dịch vụ khác nhằm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Tên giao dịch quốc tế: VINH HA PROCESSING AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: VINH HA JSC.
Trụ sở chính: 9A - Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Địa chỉ liên hệ: (043) 9871309 – (043) 9871841.
Số đăng ký kinh doanh: 105865.
Tổng diện tích sử dụng: 100.000m 2
Tổng vốn đầu tư và tài sản hiện có: 43tỷ đồng VN.
Quá trình phát triển ngành nghề kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà được thành lập năm 1973 Trải qua 35 năm tồn tại và phát triển, đến nay công ty đã qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới, với các mốc sửa đổi và bổ sung:
* Ngành nghề kinh doanh khi thành lập:
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ: Vận chuyển, phân phối và lưu thông hàng hóa;
- Thương nghiệp bán buôn và bán lẻ: Kinh doanh lương thực, thực phẩm và các mặt hàng chế biến từ lương thực;
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
* Đăng ký bổ sung ngành, nghề lần thứ nhất ( ngày 30/12/1993 ) gồm:
- Sản xuất bia, sữa đậu nành.
* Đăng ký bổ sung lần thứ hai ( ngày 14/03/1997 ) bao gồm:
- Vận tải và đại lý vận tải đường thủy, đường biển;
- Sản xuất nước giải khát và dịch vụ ăn uống.
* Đăng ký bổ sung lần thứ ba ( ngày 31/7/1998 ) bao gồm:
- Kinh doanh chế biến lương thực.
* Đăng ký bổ sung lần thứ tư ( ngày 15/6/2001 ) bao gồm:
- Chế biến thực phẩm, xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm;
- Xây dựng công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp.
* Đăng ký bổ sung lần thứ năm ( ngày 10/9/2001 ) bao gồm:
- Thương nghiệp: bán buôn, bán lẻ các mặt hàng công nghệ phẩm, hàng tiêu dùng, hương liệu và chất phụ gia thực phẩm, vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh đất bất động sản, cho thuê tài sản: nhà, kho bãi, …
* Đăng ký bổ sung lần thứ sáu ( ngày 22/01/2003 ) bao gồm:
- Dịch vụ dạy nghề, dịch vụ giới thiệu việc làm;
- Đại lý bán buôn, bán lẻ gas, chất đốt.
* Đăng ký bổ sung ngành nghề lần thứ bẩy ( ngày 24/03/2003 ) gồm:
* Đăng ký bổ sung ngành nghề lần thứ tám ( ngày 29/4/2003 ) gồm:
- Bán buôn, bán lẻ, đại lý: sắt thép, ống thép, kim loại màu.
Từ năm 2006 đến nay, để phù hợp với chức năng nhiệm vụ thời kỳ mới cũng như đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, Tổng công ty có quyết định số 238/HĐQĐ/QĐ-TCLĐ về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh của Công ty, Công ty đã quyết định đăng ký lại ngành nghề kinh doanh bao gồm các ngành nghề chủ yếu sau:
- Chế biến và kinh doanh lương thực, thực phẩm;
- Xây dựng các công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp;
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh bất động sản;
- Dịch vụ ăn uống, nhà hàng.
- Sản xuất nước tinh lọc, bột canh, bia, sữa đậu nành.
Qua qua trình phát triển để thích ứng với môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, Công ty đã tiến hành sửa đổi và bổ sung các ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp Dưới đây là biểu đồ cho thấy sự thay đổi số lượng ngành nghề kinh doanh qua các năm với các mốc sửa đổi, bổ sung ngành nghề như sau:
Biểu đồ 1: Biểu đồ diễn biến số lượng ngành nghề kinh doanh qua các năm của Công ty.
Nhìn vào biểu đồ thay đổi ngành nghề ta thấy: Từ khi thành lập đến nay, số lượng ngành nghề của Công ty liên tục thay đổi Trong suốt giai đoạn
1973 – 2005 Công ty thực hiện biện pháp đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh nhằm mục tiêu khai thác các tiềm năng của thị trường và tiềm năng vốn có của Công ty Tuy nhiên, do hoạt động của một số ngành không hiệu quả như: Dịch vụ dạy nghề, dịch vụ giới thiệu việc làm; Đại lý bán buôn, bán lẻ gas, chất đốt; Bán buôn, bán lẻ, đại lý: sắt thép, ống thép, kim loại màu; … Sang năm 2006 với việc tiến hành hoạt động cổ phần hoá Công ty đã cắt bỏ những ngành kém hiệu quả nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tập trung đầu tư vốn cho các ngành chủ đạo
Biểu đồ ngành nghề kinh doanh qua các năm
Các giai đoạn phát triển của công ty
Căn cứ vào tình hình phát triển và các tài liệu thu thập được có thể chia chặng đường phát triển của công ty ra làm các giai đoạn sau:
Những năm đầu thập kỷ 70, lương thực đặc biệt là lúa, ngô, bột mỳ là những mặt hàng thiết yếu của đời sống nhân dân Trong điều kiện nền nông nghiệp còn chậm phát triển, tỷ lệ dân thiếu ăn còn ở mức cao và một khối lượng lớn lương thực nước ta phải nhập khẩu từ bên ngoài vào Năm 1973 Bộ lương thực và thực phẩm đã quyết định thành lập Xí nghiệp vận tải lương thực V73 (Gọi tắt là Xí nghiệp V73 - tiền thân của Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà) - ngày 30/10/1973 theo quyết định số 353LT/TCCB/QDD của Bộ Lương thực Với số vốn đầu tư ban đầu khá lớn là 1tỷ đồng tất cả đều do nhà nước cấp trong đó:
- Vốn cố định chiếm 70% bao gồm nhà xưởng, văn phòng làm việc và
80 xe vận tải 5 tấn loại IFA
- Vốn lưu động còn lại chiếm 30%
Mục đích là giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho các tỉnh miền núi phía Bắc và cung cấp lương thực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam, đồng thời giải quyết các nhu cầu đột xuất tại Hà Nội Do mang tính chất phục vụ nên doanh số hầu như là bao cấp hoạch toán lỗ lãi (làm theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp chỉ đạo xuống) Vốn kinh doanh đều do nhà nước cấp tùy theo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, số lượng cán bộ công nhân viên thời kỳ này chỉ khoảng 200 cán bộ, tiền lương tính theo bậc thợ và ngành nghề.
Năm 1985, Xí nghiệp V73 đổi tên thành xí nghiệp Vận tải lương thực I nhưng nhiệm vụ không có gì thay đổi Tính đến trước năm 1986 Xí nghiệp vẫn hoạt động theo kế hoạch của nhà nước Năm 1986 theo chủ trương của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, ban lãnh đạo Xí nghiệp vận tải lương thực I đã tiến hành chuyển hướng dần từ hoạt động bao cấp sang kinh doanh.
Số lượng lao động khoảng 100 người Doanh thu bình quân giai đoạn này đạt
500 – 600 triệu đồng/năm Thu nhập bình quân đầu người/ tháng khoảng 260nghìn đồng Trong giai đoạn này Xí nghiệp bước đầu làm quen với hoạt động kinh doanh và khai thác địa bàn hoạt động theo cơ chế tự hoạch toán kinh doanh
Năm 1989, cơ chế bao cấp được xóa bỏ hoàn toàn, việc vận tải tập trung gặp nhiều khó khăn Ban lãnh đạo công ty đã xác định nhiệm vụ mới cho hoạt động kinh doanh của công ty là: Tiến hành thu mua thóc ở đồng bằng sông Cửu Long và chuyển ra miền Bắc tiêu thụ Cũng trong giai đoạn này qua nghiên cứu thị trường xí nghiệp nhận thấy nhu cầu vật liệu xây dựng rất lớn, nên công ty đã quyết định mở xưởng sản xuất vật liệu xây dựng Nhờ có sự chuyển biến này nên tình hình kinh doanh của xí nghiệp rất phát triển cho đến khi hàng Trung Quốc tràn vào thị trường nước ta, cùng với sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty khác nên hoạt động sản xuất bị thu hẹp dần.
Xí nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh lương thực, thực phẩm và vận tải theo tính bao thầu (thuê vận tải ) Năm 1993 do nhu cầu phát triển và mở rộng ngành nghề kinh doanh, xí nghiệp đổi tên thành: Công ty Kinh doanhVận tải lương thực Năm 1995, tình hình kinh doanh vận tải và sản xuất vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn do phương tiện lạc hậu và đầu tư giảm.Công ty đã tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, qua tìm hiểu công ty nhận thấy sản phẩm sữa đậu lành và bia có triển vọng Được phép của tổng công ty lương thực miền Bắc, công ty quyết định mở xưởng sản xuất sữa đậu lành và xưởng sản xuất bia Các sản phẩm của công ty đã dần dần có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ mạnh vào mùa hè với số lượng lớn Sự phát triển của các xưởng sản xuất đã đem lại công ăn việc làm cho rất nhiều lao động.
Năm 1996, công ty sát nhập thêm công ty Vật tư, Bao bì lương thực. Năm 2001 tiếp tục sáp nhập thêm Công ty kinh doanh Xây dựng Lương thực và một số đơn vị thuộc liên hiệp các Công ty Lương thực Hà Nội Ngày 05 tháng 06 năm 2001, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty lương thực Miền Bắc có Quyết định số 232 HĐQT/QĐ-TCLĐ đổi tên Công ty Kinh doanh Vận tải - Lương thực thành Công ty Vận tải - Xây Dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà Việc sát nhập này nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, đồng thời giảm dần đầu mối quản lý, tập trung vốn vào các mục tiêu trọng điểm
* Giai đoạn 5: Từ năm 2006 đến nay.
Căn cứ vào quyết định số 752/QĐ/BNN – TCCB ngày 04/04/2005 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc thực hiện cổ phần hóa Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà, doanh nghiệp nhà nước hoạch toán độc lập, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc Năm 2006, Công ty Vận tải Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà và tiến hành hoạt động cổ phần hóa với:
- Vốn điều lệ của công ty là: 43 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ51%, cán bộ, công nhân viên trong công ty nắm giữ 8,33% và bán đấu giá40,67%.
- Số lượng cổ phần bán đấu giá: 1.748.900 cổ phần phổ thông
Trong đó: Tổng số lượng cổ phần được bán cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30% vốn điều lệ tức: 1.290.000 cổ phần phổ thông.
- Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/1cổ phần.
- Hình thức phát hành: Đấu giá cạnh tranh.
- Giới hạn khối lượng đăng ký: Mỗi người đầu tư được phép mua tối thiểu 100 cổ phần, tối đa bằng lượng cổ phần chào bán.
- Giá khởi điểm bán đấu giá: 10.020đồng/cổ phần.
Năm đầu tiên cổ phần hóa, doanh thu công ty đạt trên 160 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế đạt 7.066 Tr.đ, mức cổ tức đạt 6% Từ đó đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định với mức tăng trưởng doanh thu đạt được năm sau cao hơn năm trước
Trải qua 35 năm tồn tại và phát triển, dù trong thời kỳ bao cấp hay khi hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, Công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và ngày càng khẳng định được vị thế của mình góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước Đến nay công ty đã đạt được những thành tích nổi bật:
- Chính phủ trao tặng cờ thi đua luân lưu ( năm 1997 );
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tặng bằng khen và danh hiệu thi đua: “ Đơn vị thi đua suất sắc” ( năm 1997 );
- Đảng ủy Tổng công ty Lương thực Miền Bắc tặng bằng khen và công nhận danh hiệu: “ Đảng bộ trong sạch, vững mạnh ” ( năm 1996, 1998);
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tặng bằng khen (năm1998);
- Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tặng bằng khen và danh hiệu: “ Đơn vị có phong trào thi đua lao động giỏi”( năm 1998 );
- Chính phủ trao tặng cờ thi đua ( năm 1999 );
- Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tặng danh hiệu “ Công đoàn vững mạnh” ( năm 1999 );
- Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng cờ thi đua (năm 2001);
- Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen ( năm 1999, 2001);
- Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba ( năm 2001 );
Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp liên tục tăng, nhưng có một thực tế là sự phân bổ không đồng đều sản lượng lương thực giữa các vùng miền trong cả nước dẫn đến sự chênh lệch về giá cả giữa các vùng với nhau Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà là công ty thuộc Tổng Công ty lương thực Miền Bắc có chức năng sản xuất kinh doanh và cung ứng cho thị trường các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chế biến, vật liệu xây dựng,vận tải, kho bãi,… đặc biệt là mặt hàng lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và một phần xuất khẩu Do là công ty phần lớn cổ phần thuộc sở hữu của nhà nước nên công ty có nhiệm vụ:
- Bình ổn giá cả thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và khuyến khích sản xuất lương thực; thực hiện các hoạt động hỗ trợ các công ty địa phương và hỗ trợ nông dân trong hoạt động thu mua lúa Đây là một vấn đề quan trọng trong sự ổn định và phát triển kinh tế nước ta.
- Mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài nước tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách của nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Dự trữ và lưu thông lương thực theo kế hoạch và sự điều hành của Tổng Công ty.
- Cung ứng gạo xuất khẩu cho Tổng Công ty để phục vụ cho mục đích xuất khẩu ra nước ngoài, đóng góp một lượng đáng kể vào tăng trưởng GDP hàng năm.
Trong suốt giai đoạn phát triển của mình, công ty luôn xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ của từng thời kỳ, đề ra phương hướng và giải pháp đúng đắn để thực hiện mục tiêu Do vậy, công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Một cơ cấu tổ chức tốt sẽ giúp cho mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách trơn tru, đảm bảo sự cân đối giữa mọi khâu của quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi của môi trường từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đánh giá đúng thực trạng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp trên cả hai mặt hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động; khả năng thích ứng của cơ cấu tổ chức trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh để từ đó điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bất kỳ công ty nào cũng phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp mình Là một công ty sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà xây dựng cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau: ( Trang bên).
Chức năng của các phòng ban:
- Hội đồng quản trị có chức năng giám sát mọi hoạt động của công ty.
- Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc: Có nhiệm vụ tư vấn, trợ giúp cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định quản trị.
Giám đốc Hội đồng quản trị
Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
Xưởn chế biến gạoz Xưởng sản xuất bia Phòng kỹ thuật Xí nghiệp chế biến nông sản Phòng kế hoạch đầu tư Phòng kinh doanh Trung tâm giới thiệu sản phẩm và dịch vụ Phòng tài chính kế toán Xí nghiệp nuôi tròng thủy sản
Phòng hành chính bảo vệ
Phòng tổ chức Trung tâm lương thực Thanh Trì
Trung tâm lương thực Cầu Giấy
Xí nghiệp xây dựng vận tải
Nước tinh khiết Của hàng 9A Vĩnh T Của hàng phục vụ a
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
Vũ Thị Thùy Mai QTKDTH 47B g 9A Vĩnh Tuy g phục vụ an uống
* Các phòng ban chức năng :
- Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm quản lý máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo quá trình sản xuất của máy móc thiết bị được diễn ra liên tục với hiệu suất cao.
- Phòng kinh doanh: Chỉ đạo kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện các phương án kinh doanh kinh doanh xuất nhập khẩu; phân tích nhu cầu thị trường, tổ chức quản lý mạng lưới phân phối, tìm kiếm khách hàng, thị trường, giá cả, xúc tiến bán hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành và đưa ra các chiến lược marketing mở rộng thị phần của doanh nghiệp, …
- Phòng kế hoạch đầu tư: Có chức năng lập các kế hoạch sản xuất và theo dõi quá trình thực hiện; kế hoạch đầu tư về nguồn lực con người, tài chính; kế hoạch thu mua và dự trữ nguyên vật liệu;… để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục, nguồn vốn được phân bổ hợp lý và có hiệu quả.
- Phòng tổ chức: Có chức năng tổ chức bộ máy quản lý nhân sự, nghiên cứu đề xuất các phương án về công tác cán bộ quản lý và lao động; Quản lý tiền lương thu nhập của người lao động, các chế độ khen thưởng, kỷ luật, công tác công đoàn, chế độ BHXH, BHYT…
- Phòng tài chính – kế toán: Quản trị các hoạt động tài chính, thu chi, phân bổ ngân sách; quản lý tài sản, vật tư, nguồn vốn dựa trên các quy định của nhà nước và Công ty; thực hiện các khoản đóng góp với nhà nước với mục tiêu tối thiểu hóa các chi phí và tối đa hóa giá trị thu được.
- Phòng hành chính - bảo vệ: Chịu trách nhiệm về công tác hành chính thông thường đối với một cơ quan, các nghiệp vụ văn phòng, tiếp khách, bảo vệ an toàn tài sản doanh nghiệp và ổn định sản xuất cho Công ty.
* Các xưởng sản xuất, chế biến và các trung tâm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng nơi theo kế hoạch chỉ đạo từ phía Công ty, đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra bình thường.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí theo mô hình trực tuyến – chức năng Theo cơ cấu này, chức năng được chuyên môn hóa cho từng bộ phận phòng ban – hỗ trợ cho thủ trưởng trong việc chuẩn bị và thực thi các quyết định và có quyền ra các quyết định cấp chức năng - đó là các quyết định liên quan đến việc hướng dẫn, triển khai, thực hiện các công việc chuyên môn; kiểm tra giám sát các công việc chuyên môn gọi là các mệnh lệnh chức năng.
- Thời gian chuẩn bị quyết định quản trị được rút ngắn;
- Chất lượng quyết định được nâng cao;
- Tính thống nhất trong hoạt động quản trị và điều hành được đảm bảo ở một mức độ nhất định.
- Chi phí cho hoạt động của bộ máy quản trị lớn;
- Đôi khi ý kiến mang tính chủ quan của người ra quyết định.
- Nếu người ra quyết định ở cấp chức năng có trình độ, chuyên môn kém có thể đưa ra các quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của công ty.
Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
1.3.1 Giới thiệu chung về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Là một công ty kinh doanh đa ngành nghề xong mặt hàng chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng lương thực và xây dựng Trong những năm gần đây, mặt hàng gạo đem lại khoảng 55% doanh thu và đóng góp khoảng 40% vào lợi nhuận của công ty (Năm 2008 doanh thu từ gạo là 225.500 tr.đ, lợi nhuận thu về 2.826,4 tr.đ, trong đó doanh thu từ xuất khẩu gạo 214.255 tr.đ) Với mục đích: vừa khai thác tiềm năng thị trường xuất khẩu gạo nhằm thu được lợi nhuận, vừa tham gia bình ổn thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Hiện nay, công ty vẫn đang hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, hàng năm đóng góp một lượng đáng kể vào tăng trưởng GDP của đất nước. Dưới đây là bảng số liệu về tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của các mặt hàng của Công ty:
Bảng 1: Tỷ trọng về doanh thu và lợi nhuận các mặt hàng năm 2008.
Chỉ tiêu Tỷ trọng về doanh thu
Tỷ trọng về lợi nhuận
Biểu đồ 2: Tỷ trọng lợi nhuận các mặt hàng của công ty năm 2008.
Dựa vào biểu đồ ta thấy: gạo là mặt hàng tuy chiếm tỷ trọng doanh thu
Biểu đồ tỷ trọng lợi nhuận giữa các mặt hàng
GạoXây dựngNông sảnHoạt động khác doanh vật liệu xây dựng và các hạng mục công trình tuy chỉ chiếm 10% doanh thu nhưng chiếm tới 30% về lợi nhuận Điều này cho thấy lĩnh vực xây dựng kinh doanh tương đối hiệu quả Các mặt hàng khác cũng chiếm khoảng 30% lợi nhuận trong tổng số 35% doanh thu của công ty
1.3.1.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà là một trong số 35 thành viên của Tổng công ty lương thực Miền Bắc - một trong số
10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam Năm 2008, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 5,1 triệu tấn gạo, đã giao 4,65 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,9 tỷ USD, gấp hơn hai lần so với năm 2007 (1,4 tỷ USD), trong đó lượng gạo xuất khẩu của Công ty trong năm: 20.821 tấn kim ngạch đạt khoảng 12,603 tr.USD) Công ty được giao nhiệm vụ cung ứng gạo xuất khẩu cho Tổng công ty hoặc có thể thực hiện xuất khẩu nếu đàm phán và ký kết được hợp đồng Thị trường hoạt động của công ty bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
* Đối với thị trường trong nước: Công ty chủ yếu thực hiện hoạt động tiêu thụ trên địa bàn 28 tỉnh thành phố phía bắc Có một vị trí xây dựng và điều kiện kinh doanh khá thuận lợi, với mặt bằng rộng hơn 2ha nằm ngoài vành đai thành phố tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao dịch, buôn bán, vận chuyển và tích trữ hàng hóa Thông qua việc thu mua lương thực của nông dân nơi sản xuất thừa, đem tiêu thụ ở nơi sản xuất thiếu, công ty đã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là bình ổn giá cả thị trường trong nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
* Đối với thị trường quốc tế: Thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của công ty chủ yếu bao gồm các nước: Cuba, Philippin, Inđônêxia, Iran, Iraq;ngoài ra còn các nước Châu Phi, Châu Á và một số nước châu Âu chiếm tỷ trọng nhỏ Trong đó Cuba luôn là những nước nhập khẩu với số lượng lớn.
Thị trường xuất khẩu gạo của công ty chủ yếu mới chỉ phát triển ở thị trường cấp thấp và cấp trung, còn đối với các thị trường cấp cao như EU, MỸ, Nhật Bản còn rất hạn chế; nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng gạo của ta chưa cao, gạo còn bị pha tạp nhiều, công tác nghiên cứu và dự báo thị trường chưa tốt, hoạt động quảng bá và nâng cao thương hiệu của gạo Việt Nam chưa thực sự được chú trọng Để có thể đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và tiến hành thâm nhập được thị trường các nước lớn, công ty cần phải phối hợp với các cơ quan nhà nước và người nông dân để có các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu của Gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, kèm theo đó là sự tham gia của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực ngày càng nhiều Do vậy công ty đã và đang phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt trong tất cả các lĩnh vực mà công ty đang tham gia, đặc biệt là trong mặt hàng lương thực – mặt hàng chủ đạo của công ty Trong những năm qua, hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta phát triển mạnh với mức sản lượng năm sau cao hơn năm trước Mặc dù nhu cầu tiêu dùng lương thực ngày càng cao nhưng sự cạnh tranh lại ngày càng gay gắt hơn, do có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, yêu cầu về gạo chất lượng cao cũng ngày một tăng Do vậy, công ty không những vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp ở thị trường quốc tế mà cả các doanh nghiệp ở thị trường trong nước, không chỉ các doanh nghiệp tư nhân mà cả các doanh nghiệp nhà nước trong cùng ngành.
* Đối với thị trường trong nước: Công ty không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân, các hộ buôn bán nhỏ lẻ hoạt động trên cùng một địa bàn, mà còn phải cạnh tranh với cả các doanh nghiệp nhà nước dưới giành quyền ưu tiên các hợp đồng xuất khẩu gạo do trên chỉ đạo xuống Do vậy, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp: Các đơn vị thuộc Tổng Công ty lương thực Miền Nam, các đơn vị thuộc Tổng Công ty lương thực Miền Bắc và các doanh nghiệp tư nhân khác.
* Đối với thị trường quốc tế: Các hợp đồng xuất khẩu gạo của công ty hầu hết là do chỉ đạo từ trên xuống Do vậy, đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới cũng chính là đối thủ cạnh tranh của toàn ngành. Trong năm 2007, sản lượng gạo thế giới đạt 420,6 triệu tấn trong đó: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Burma, Philippines, Brazil, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pakistan vẫn là 12 nước đứng đầu thế giới về sản xuất lúa gạo, với tổng sản lượng lúa gạo chiếm tới 89% tổng sản lượng lúa gạo của cả thế giới Năm 2008, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Ai Cập, Hoa Kỳ vẫn là 7 nước được dự báo vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, với tổng khối lượng gạo xuất khẩu dự kiến đạt 23,7 triệu tấn, chiếm 82% thị phần của thế giới Trong đó sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan Tuy nhiên, Sản phẩm gạo xuất khẩu mới chủ yếu tập trung ở thị trường cấp thấp và trung sức cạnh tranh chưa cao so với gạo Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ,…, sản phẩm của công ty vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, …
Do vậy, một mặt để đối phó với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, một mặt để đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường, công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện bộ máy quản lý các sản phẩm của công ty, nhằm mục đích nâng cao năng xuất và chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh và khẳng định được vị thế của mình ở thị trường trong nước và quốc tế.
1.3.2 Quy trình công nghệ, máy móc, trang thiết bị của công ty.
Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao thì trang thiết bị, máy móc và công nghệ phục vụ cho sản xuất ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp vừa góp phần tăng năng xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu và nhân công từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Dưới đây là bảng liệt kê các trang thiết bị mà công ty đang sử dụng:
Bảng 2: Bảng liệt kê các máy móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.
Loại thiết bị Nước sản xuất
Giá trị còn lại (Tr.đ)
I Dây chuyền sản xuất gạo.
1 Máy làm sạch Việt Nam 1995 2 – 3 560,5 252,2
2 Máy tách vỏ Việt Nam 1995 2 – 3 550 247,5
3 Máy chà gạo Việt Nam 1995 2,5 - 4 589 265,1
4.Máy đánh bóng Việt Nam 1997 1,5 – 2,5 621 279,5
5.Máy sàng phân loại Việt Nam 1996 2 – 2,5 750 337,5
6 Máy đóng bao Việt Nam 1994 2,5 - 3 429,5 193,3
II Dây chuyền sản xuất sữa đậu nành.
III.Dây chuyền sản xuất bia.
(Nguồn: Phòng kỹ thuật) Mặc dù công ty cũng rất chú trọng đến việc nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm thông qua việc đầu tư vào máy móc trang thiết bị Tuy nhiên, do tiềm lực tài chính có hạn nên việc đầu tư chưa đúng mức, máy móc quy trình công nghệ đều là của nội địa Mặt khác, tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ nên phần lớn máy móc thiết bị của công ty đều nhanh
Bộ phận trộn các nguyên liệu trong những quy trình công nghệ hiện đại nhất, nhưng đến nay công suất đã giảm đi nhiều Đối với dây chuyền chế biến gạo công suất của các máy xay xát so với công suất của máy đánh bóng chưa cân đối, hiệu suất hoạt động còn kém Hiệu suất hoạt động của cả dây chuyền đạt khoảng 2 – 2,5 tấn/h trong khi đó trên thị trường có nhiều dây chuyền có mức công suất hoạt động cao từ
5 – 10 tấn/h Việc các máy móc hoạt động với hiệu suất không đồng đều đã có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty, làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Dưới đây là một số quy trình công nghệ mà công ty đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh:
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ chế biến bia.
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành.
Một số lý luận cơ bản về chất lượng sản phẩm
2.1.1 Các khái niệm cơ bản về chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm Mỗi quan niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu và nhiệm vụ nhất định Dưới đây là một số quan niệm dựa trên các góc độ khác nhau:
- Quan niệm siêu việt: Chất lượng sản phẩm là tất cả những gì tuyệt vời nhất, hoàn hảo nhất của sản phẩm.
- Quan niệm dựa vào công năng của sản phẩm: Chất lượng được đánh giá dựa vào công năng của sản phẩm (ngụ ý rằng: sản phẩm càng có nhiều công năng thì đựơc coi là có chất lượng cao).
- Quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước
- Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
- Xuất phát từ giá trị: Chất lượng sản phẩm là đại lượng đo bằng tỷ số giữa giá trị thu được khi sử dụng và chi phí bỏ ra để có được sản phẩm đó.
- Xuất phát từ tính cạnh tranh: Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính tạo nên tính cạnh tranh của sản phẩm.
- Quan niệm của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu" Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn Do tác dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này được chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay Định nghĩa chất lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
* Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:
- Tình hình phát triển kinh tế thế giới: Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp khác nhau cùng sản xuất một mặt hàng tương tự và có thể thay thế cho nhau, điều này kích thích sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn Cùng với đó là sự phát triển của khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản xuất và dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội
- Tình hình thị trường: Sản phẩm chỉ có thể tồn tại nếu nó đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng Do vậy, xu hướng phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm và xu hướng vận động của thị trường Đồng thời cũng xuất phát từ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và yêu cầu càng cao hơn nó đã kích thích sự thay đổi và nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
- Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ: Trình độ chất lượng sản phẩm không thể vượt quá giới hạn khả năng của trình độ tiến bộ khoa học công nghệ của một giai đoạn lịch sử nhất định Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra những máy móc, trang thiết bị hiện đại; tìm kiếm ra những nguồn nguyên liệu phong phú; giúp nắm bắt nhanh hơn, tốt hơn nhu cầu thị trường; đồng thời cũng kích thích sự giao thương giữa các quốc gia; Điều này tạo động lực và điều kiện thúc đẩy việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của quốc gia: Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vừa tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư nghiên cứu nhu cầu, thiết kế sản phẩm Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng Mặt khác, cơ chế quản lý kinh tế còn là môi trường lành mạnh, công bằng đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp sản xuất đầu tư cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích việc nâng cao chất lượng, ngược lại sẽ tạo ra sự trì trệ và giảm động lực nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Câc yêu cầu về văn hoá, xã hội: Những yêu cầu về văn hoá, xã hội, các tập tục truyền thống và thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Đồng thời cũng tác động gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc mỗi sản phẩm phải thoả mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống văn hoá, xã hội của cộng đồng nơi doanh nghiệp tham gia.
* Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp:
- Lực lượng lao động trong doanh nghiệp: Chất lượng phụ thuộc rất lớn và trình độ chuyên môn, tay nghề, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp giữa các thành viên và các bộ phận trong doanh nghiệp Một đội ngũ lao động có ý thức, trách nghiệm, và trình độ sẽ thúc đẩy việc nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Ngược lại, nó sẽ kìm hãm và giảm động lực nâng cao chất lượng Do đó, hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những mục tiêu cơ bản của quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay.
- Khả năng máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp:Máy móc, trang thiết bị và trình độ, cơ cấu công nghệ quyết định đến chất đại, phù hợp sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm Do vậy, để có thể tạo ra được các sản phẩm tốt, đáp ứng được các nhu cầu khách hàng, trước hết doanh nghiệp phải chú ý đến việc đầu tư vào máy móc, công nghệ phù hợp với trình độ lao động và các tiêu chuẩn tạo ra sản phẩm tốt.
- Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu: Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm Để thực hiện được các mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng nhằm cung ứng đủ nguyên liệu về số lượng và chất lượng, thời gian đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và có hiệu quả
- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Chất lượng của hoạt động quản lý phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp Để có thể tạo ra được sản phẩm vừa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng vừa mang tính hiệu quả cao đòi hỏi hoạt động tổ chức và quản lý các khâu của quá trình tạo ra sản phẩm phải tố Do đó, nâng cao trình độ tổ chức quản lý sẽ thúc đẩy việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.1.3 Vai trò của chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh
Trong xu thế hội nhập các nền kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú, yêu cầu về các sản phẩm có chất lượng cao ngày càng gia tăng; trên thị trường xuất hiện nhiều hàng hoá có khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Do đó, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần:
Thực trạng chất lượng gạo xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế
2.2.1 Tình hình cạnh tranh xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế và yêu cầu về gạo xuất khẩu của Công ty.
2.2.1.1 Tổng quan về thị trường gạo thế giới
Năm 2007 là một năm thành công rực rỡ của ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, bởi giá liên tục tăng ở mức cao Năm 2008, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Ai Cập, Hoa Kỳ vẫn là 7 nước được dự báo vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo Thị trường gạo thế giới năm
2008 biến động mạnh Giá gạo chia làm 2 xu hướng rõ rệt: tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm, và giảm mạnh trong 7 tháng cuối năm Tính chung trong cả năm, giá gạo thế giới tăng khoảng 20 - 40% Năm tháng đầu năm: Giá tăng gần 200% và giảm 52% trong những tháng còn lại; Philippine nhập khẩu kỷ lục khoảng 2,5 triệu tấn; tuy nhiên giá gạo sẽ không giảm xuống mức của mấy
* Thị trường gạo thế giới 5 tháng đầu năm 2008 biến động mạnh.
Gạo trở thành mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong số các loại hàng hoá trong 6 tháng đầu năm 2008 do nhu cầu xuất khẩu tăng, trong khi nguồn cung hạn hẹp bởi nhiều nước xuất khẩu lớn hạn chế hoặc cấm xuất khẩu
Tại châu Á, giá gạo lập kỷ lục cao vào ngày 22/5, với loại 5% tấm của Thái Lan đạt 1.090 USD/tấn, còn gạo cùng loại của Việt Nam đạt 1.050 USD/ tấn, đều tăng gấp 3 lần so với một năm trước đó Trong khi đó trên thị trường Chicago, giá gạo thô đã lập kỷ lục cao 25,07 USD/cwt vào ngày 24/4, tăng 79% so với một năm trước đó
Tại Thái Lan, giá thóc gạo nội địa tăng kỷ lục bởi đồng Baht tăng quá nhanh so với USD khiến các nhà xuất khẩu Thái Lan không muốn ký hợp đồng mới vì sợ lỗ
Tại Ấn Độ, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Chính phủ đã chỉ thị tạm ngừng ký kết các hợp đồng mới về xuất khẩu gạo ngay từ quý I.Trước đó, Việt Nam, Campuchia, Ai Cập và nhiều nước khác cũng đã tạm dừng xuất khẩu gạo, ưu tiên đáp ứng nhu cầu nội địa để ngăn chặn lạm phát đang ở mức báo động Chính phủ Indonexia không cho phép xuất khẩu gạo nếu dự trữ gạo quốc gia chưa đạt 3 triệu tấn Tuy nhiên, theo các thương gia,tính đến cuối năm 2008, nước này cũng chỉ dư thừa khoảng 1,2 triệu tấn gạo.Guinea đã cấm xuất khẩu bất kỳ một loại thực phẩm nào, trong khi chính phủPhilippine tạm thời dừng chuyển nhượng đất nông nghiệp sang các mục đích khác Gạo không còn là điểm nóng ở châu Á mà trở thành vấn đề nóng của toàn cầu Tình hình cung gạo khan hiếm đã lôi cuốn sự chú ý của toàn thế giới, trong nỗi lo về giá thực phẩm tăng Braxin cũng thông báo tạm ngừng xuất khẩu gạo để bảo đảm nguồn cung cho tiêu dùng trong nước trong vòng6-8 tháng và giữ giá cả trong nước Việc Braxin hạn chế xuất khẩu gạo đồng nghĩa với nhu cầu và giá gạo Mỹ tăng lên Nigeria cũng phải miễn thuế nhập khẩu gạo trong vòng 6 tháng bắt đầu từ tháng 5 để khuyến khích khu vực tư nhân nhập khẩu gạo và kéo giá gạo trong nước xuống Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu gạo không ngừng tăng từ châu Á, Trung Đông, châu Phi Bão lớn xảy ra ở Myanma vào tháng 5 gây ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở nước này, không những biến giấc mơ xuất khẩu gạo năm 2008 của nước này trở thành hão huyền, mà còn buộc họ phải nhập khẩu khối lượng lớn gạo
* Thị trường gạo thế giới bẩy tháng cuối năm: Giá giảm 52%
Thị trường gạo thế giới hạ nhiệt từ cuối tháng 5, sau khi Việt nam và Thái Lan – hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới bước vào vụ thu hoạch, và một số nước nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo Việc giá gạo quá cao cũng khiến nhiều người giảm tiêu thụ gạo, chuyển sang tăng cường ăn những loại lương thực khác Xu hướng giảm giá không chỉ xảy ra ở thị trường gạo mà trên toàn bộ thị trường lương thực thế giới Ngày 26/5, Campuchia đã trở thành nước đầu tiên xoá bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo Tin này như một cơn gió lành thổi vào thị trường gạo thế giới, làm dịu lại nỗi lo về một nạn đói bùng phát trên toàn cầu Việt Nam cũng nới lỏng chính sách xuất khẩu gạo vào giữa tháng 6, khi cho phép tư thương ký hợp đồng xuất khẩu mới Ấn Độ cũng sẽ xem xét nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo vào tháng 9 tới bởi sản lượng gạo Ấn Độ trong niên vụ kết thúc vào tháng 6/2008 đạt kỷ lục cao 95,68 triệu tấn, so với 93,35 triệu tấn năm trước
Pakistan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 5 thế giới, cũng cho phép xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo bởi nhu cầu trong nước đã được đáp ứng đủ Các nước sản xuất hàng đầu tiến hành thâm canh, tăng vụ sau khi thấy giá thóc gạo tăng vọt hồi đầu năm, trong khi Philíppin, nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, đã hoàn thành việc mua gạo cho năm 2008
Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, có vụ mùa lúa chính sau khi đã tăng 27% đạt 8,9 triệu tấn trong vụ tháng 5-6, bởi giá cao kỷ lục khuyến khích nông dân tăng trồng lúa Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính Thái Lan xuất khẩu kỷ lục 10 triệu tấn gạo trong năm 2008, nhờ diện tích đất trồng lúa được mở rộng và sản lượng đạt được cao hơn năm trước Chính phủ Thái Lan đã giảm giá thu mua thóc của nông dân từ 14.000 Baht (410 USD)/tấn xuống 12.000 Baht do nhận được quá nhiều lời kêu ca từ các nhà xuất khẩu mặt hàng này bởi giá thu mua cao giữ giá gạo xuất khẩu cao, khiến họ không thể cạnh tranh trên thị trường thế giới, khi mà giá gạo của Việt Nam thấp hơn rất nhiều Thái Lan đã hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2009 trong bối cảnh dự trữ gạo trên thế giới còn khá cao và nhu cầu tiêu thụ đang chững lại do cuộc suy thoái kinh tế tại nhiều nước Tổng Giám đốc Vụ thương mại Bộ Thương mại Thái Lan Apiradi Tantraporn cho biết: Năm 2009 nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới này dự kiến bán khoảng 8,5-9,5 triệu tấn, giảm so với mức ước tính xuất khẩu 10 triệu tấn gạo đã được đưa ra trước đây.
Tại Việt nam, Bộ Nông nghiệp ước tính sản lượng thóc năm 2008 sẽ tăng 3% lên 37 triệu tấn, cao hơn mức 36,6 triệu tấn dự báo trước đây, tạo cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo Khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2008 sẽ tăng 13% so với mục tiêu đề ra trước đây, đạt 4,5 triệu tấn Chính phủ Việt Nam đã ra nhiều biện pháp hỗ trợ người trồng lúa, trong bối cảnh tồn kho lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều, và giá lúa gạo giảm mạnh Ấn Độ vẫn tiếp tục duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo phi-basmati cho tới đầu năm 2009 Ấn Độ vẫn chưa sẵn sàng bán gạo của mình ra Do chính sách hạn chế xuất khẩu, giá gạo Ấn Độ trở nên kém cạnh tranh hơn nhiều so với gạo Pakistan Theo dự báo, nhu cầu gạo của Ấn Độ dự báo sẽ đạt 128 triệu tấn vào năm 2012, và khi ấy sẽ cần nâng sản lượng lên 3.000 kg/hécta, so với trung bình 1.930 kg/hécta hiện nay Chính phủ đặt mục tiêu sản xuất 129 triệu tấn gạo vào năm 2011-12 Năm 2006/07, nước này tiêu thụ 88,25 tấn gạo.
Với Philippine, mặc dù sản lượng tăng, họ vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2008, bởi nước này đã mua trên 2,3 triệu tấn. Theo một quan chức của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippine (NFA), Philippine có kế hoạch nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn gạo trong năm 2009, sau khi đã nhập khẩu kỷ lục trong năm 2008 Dự kiến Philippinie sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo trong 5 năm tới vì chi phí sản xuất cao, đặc biệt là giá phân bón, ảnh hưởng tới mục tiêu về sản lượng
Thị trường gạo thế giới sẽ chưa sớm khởi sắc bởi nguồn cung vụ cuối năm khá dồi dào Tổ chức Nông - Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính sản lượng gạo toàn cầu năm 2008 tăng 1,8%, thêm khoảng 12 triệu tấn, làm gia tăng nguồn cung gạo tại một số quốc gia
* Dự báo giá gạo thế giới năm 2009:
Sang năm 2009, giá gạo sẽ có nhiều cơ hội tăng trở lại Viện Nghiên cứu Gạo Quốc tế (IRRI) và Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc (FAO) cho rằng việc các nước sản xuất gạo chủ chốt hạn chế xuất khẩu và dân số gia tăng sẽ khiến cho thị trường gạo toàn cầu khan hiếm nguồn cung IRRI dự báo tiêu thụ gạo trên toàn cầu sẽ tăng thêm 18 triệu tấn trong niên vụ 2008/09 do dân số tăng, số người nghèo đói tăng lên Giá gạo sau khi giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2008 rất có khả năng hồi phục trở lại năm 2009, khi thị trường gạo thế giới lại lâm vào cảnh khan hiếm Người dân ở các nước đang phát triển ngày càng có xu hướng quay sang gạo để thay thế các thực phẩm đắt đỏ hơn như rau quả và thịt Cũng theo dự báo giá gạo và các lương thực,thực phẩm khác sẽ không thể trở lại mức thấp của mấy năm trước do chi phí sản xuất cao mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp Theo Viện nghiên cứu gạo quốc tế (IRRI), năm 2009 sẽ là năm thứ hai liên tiếp thị trường gạo toàn cầu tiếp tục khan hiếm do các nước sản xuất gạo chủ chốt hạn
2.2.1.2 Yêu cầu về chất lượng gạo xuất khẩu và tình hình cạnh tranh xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế
Nếu như đầu năm 2008 được dự báo là có khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, ở thời điểm tháng 4/2008, giá gạo trên thị trường thế giới tăng vọt (trung bình 1.200 USD/tấn), Việt Nam tuy dồi dào gạo xuất khẩu, nhưng không dám xuất; nhưng bẩy tháng cuối năm 2008 giá gạo thế giới giảm nhanh, việc xuất khẩu gạo đang có xu hướng bất lợi Năm 2008, chỉ tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam được giao là 4,5 – 4,6 triệu tấn, 10 tháng qua đã có 3,95 triệu tấn gạo được xuất đi, lượng gạo xuất khẩu còn lại không lớn, nhưng nhu cầu gạo trên thị trường thế giới bị hạn chế và đang có xu hướng giảm mạnh Trong khi Thái Lan còn tồn kho trên 4 triệu tấn gạo Pakistan đã dỡ bỏ quy định giá xuất khẩu gạo tối thiểu và đẩy mạnh xuất khẩu Ấn Độ cũng nới dần lệnh cấm xuất khẩu gạo thường Theo trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, Chính phủ Indonesia, sau nhiều năm liên tục phải nhập khẩu, năm 2008, nước này có khả năng sẽ đảm bảo tự cung ứng gạo cho tiêu thụ trong nước Chính phủ Mynamar cũng dự định mở rộng sản xuất, tăng sản lượng lúa Trong năm tài khoá 2007 (kết thúc cuối tháng 3/2008), Myanmar đã xuất khẩu được 358.500 tấn gạo Chính phủ Campuchia cũng thông báo từ tháng 1/2009, nước này bắt đầu xuất khẩu gạo đạt tiêu chuẩn quốc tế sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) Chính phủ Việt Nam đang có các biện pháp bỏ giá sàn, doanh nghiệp được xuất khẩu tự do và hỗ trợ lãi suất thu mua để khuyến khích các doanh nghiệp mua gạo cho nông dân Tình hình thị trường thế giới trong cuối năm 2008 và đầu năm 2009 tiếp tục chịu áp lực bởi nguồn cung cấp thừa và cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng,cùng với xu hướng giảm giá mạnh các loại lương thực, nông sản nên việc ký hợp đồng xuất khẩu sẽ khó khăn Điều này đẩy thị trường xuất khẩu gạo canh tranh gay gắt hơn
Nhu cầu về chất lượng gạo thế giới rất đa dạng, mỗi thị trường đưa ra các mức yêu cầu chất lượng khác nhau Chẳng hạn, thị trường châu Phi thì chủ yếu tiêu thụ các loại gạo cứng và gạo đồ; thị trường Philippines và Indonesia tiêu thụ gạo dài thường; thị trường Nhật Bản, Eu tiêu thụ các loại gạo cấp cao Vì vậy, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, cần phải đa dạng hóa sản phẩm nhưng tập trung vào sản xuất các loại gạo mà thị trường đang có nhu cầu nhiều, có tiềm năng phát triển trong tương lai Gạo là một trong những mặt hàng yêu cầu về chất lượng là rất quan trọng, khi đời sống của con người ngày càng được nâng cao, điều này làm kích thích những nhu cầu tiêu dùng những loại gạo chất lượng cao, thơm, dẻo Nhiều quốc gia trong thời gian gần đây đã đầu tư rất mạnh vào vấn đề dinh dưỡng - gạo không chỉ thơm ngon, mà còn nhắm vào các khách hàng chuyên biệt, cụ thể như Nhật và Hàn Quốc đã sản xuất gạo cho những người bị tiểu đường, người bị bệnh thận Trong khi đó, Việt Nam tuy là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo nhưng phần lớn gạo ở mức trung bình, chưa đáp ứng được các thị trường cấp cao, điều này là một bất lợi trong cạnh tranh Vụ hè thu năm 2008 ở Việt Nam đa số nông dân sản xuất giống IR 50404 cho năng suất cao, chịu được sâu bệnh nhưng chất lượng kém, chỉ sản xuất được gạo 25% tấm, bị bạc bụng, xuống cấp nhanh trong quá trình bảo quản Thị trường tiêu thụ loại gạo này rất hạn chế, kể cả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa cũng không được nên chủ yếu dư thừa loại gạo này, giá giảm mạnh Vì vậy, theo Bộ Công thương, trường hợp loại gạo IR 50404 tiếp tục khó khăn về đầu ra có thể xem xét dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi thay thế lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang phải nhập khẩu hiện nay Ngược lại, cho dù nhu cầu tiêu thụ gạo trên thị trường thế giới giảm, nhưng loại gạo có chất lượng cao vẫn được tiêu thụ mạnh Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hiện nay, loại gạo cao cấp có giá tăng cao, nguồn trong nước để thu mua Nếu như các năm trước xuất khẩu gạo Việt Nam luôn đứng thứ 2 thế giới thì sang năm 2008, hoạt động xuất khẩu của ta đã tụt xuống vị trí thứ 3 sau Thái Lan và Ấn Độ Hiện nay gạo Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh ngay cả ở thị trường trong nước chứ chưa nói đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế Điều này một phần là do ảnh hưởng của chất lượng gạo tiêu thụ.
2.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty năm 2004 – 2008.
Mục tiêu chiến lược của công ty
Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà là doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành hoạt động cổ phần hoá năm 2006 Với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên, Công ty đã đề ra phương châm hành động là: Đoàn kết – Đời sống – Tự hào Dựa trên tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể và nội lực sẵn có, Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên; khẳng định vị thế Công ty trên thị trường, làm cho cán bộ công nhân viên có quyền tự hào về Công ty. Với phương châm này Công ty luôn đề ra các phương hướng và mục tiêu hành động rõ ràng.
* Mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty :
Là một công ty cổ phần, chuyển từ hình thức sở hữu 100% vốn Nhà nước thành hình thức đa sở hữu, trong đó có sở hữu của các cổ đông là đông đảo cán bộ công nhân viên trong Công ty và các nhà đầu tư có tiềm năng khác, nhằm mục đích: tạo ra sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, kết hợp với cơ chế năng động trong việc huy động vốn để có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh; Nâng cao và phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, gắn chặt giữa trách nhiệm và quyền lợi của người lao động và các cổ đông, tạo động lực thúc đẩy tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trước bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Công ty đã đặt ra mục tiêu chiến lược trong giai đoạn tiếp theo đối với mặt hàng gạo xuất khẩu:
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là với mặt hàng gạo xuất khẩu Phấn đấu trong những năm tiếp theo nâng tỷ lệ xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao lên 50 – 60 % nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị truờng quốc tế
- Phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục duy trì mối quan hệ với các khách hàng quen thuộc, bên cạnh đó không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ gạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu để đưa sản phẩm của Công ty xâm nhập được các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, EU, góp phần vào việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường
- Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm
- Xây dựng mối liên kết chặt chẽ với nguồn cung ứng, đảm bảo luôn có được nguồn nguyên liệu ổn định về số lượng lẫn chất lượng.
- Tiếp tục đầu tư vào công tác nghiên cứu và dự báo về cung, cầu thị trường để đưa ra các chiến lược về sản xuất và tiêu thụ, đảm bảo luôn đáp ứng theo nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, Công ty cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm đổi mới, khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng, nội lực sẵn có về : Vốn, lao động, bất động sản, lợi thế thương mại, tinh thần đoàn kết, vượt khó, khả năng cạnh tranh …nhằm ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách Nhà nước, phúc lợi xã hội….
Các giải pháp nâng cao chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế
3.2.1 Đối với các cơ quan chức năng.
Do nền kinh tế nước ta đang thời kì hội nhập, người dân vẫn còn thiếu kiến thức về trình độ công nghệ cũng như các kiến thức về thị trường, do vậy cần thiết phải tăng cường năng lực của chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ nông dân đối phó với những bất lợi trong sản xuất cũng như trong thị trường Để làm được điều này các cơ quan cần:
- Nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra các dự báo về cung, cầu thị trường; khả năng có thể đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng của từng thị trường để có thể đưa ra các khuyến cáo chính xác với các hộ sản xuất.
- Nghiên cứu tìm ra giống lúa chất lượng cao có giá trị thương phẩm tốt đối với thị trường nội địa và xuất khẩu Trong đó ta cần chú trọng các giống lúa đặc sản truyền thống của địa phương(Nàng Nhen, Jasmine85…), nhanh chóng hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cho xuất khẩu và các hệ thống nhân giống lúa thích hợp từ đó đảm bảo tốt giống thuần, khắc phục được tình trạng giống lai tạp, xuống cấp Tất cả phải được xem xét trên cơ sở của một nền nông nghiệp bền vững Đó chính là đòi hỏi áp dụng các qui trình thâm canh tổng hợp, 3 giảm 3 tăng; một phải năm giảm; chương trình IPM, ICM Đồng thời, phải đào tạo nông dân về kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn GAP, từ đó mới chứng minh được mặt hàng gạo ta luôn đảm bảo được an toàn vệ sinh Đảm bảo cung cấp các sản phẩm gạo đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
- Có các chính sách hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, vốn để người dân có điều kiện đầu tư vào máy móc, thiết bị, hệ thống kho chứa bảo quản lúa sau thu hoạch để nâng cao năng suất và chất lượng giống lúa
- Xây dựng mối liên kết giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước để tạo điều phối hợp đồng bộ giữa tất cả các khâu của quá trình tạo ra sản phẩm, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
- Cần quy hoạch và đầu tư cho các vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu, đây là một việc làm cần thiết khi muốn gia nhập thị trường thế giới Nó có thể tạo được nguồn hàng chủ động ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo, đáp ứng kịp thời nhu cầu từng thị trường; bên cạnh đó giúp nhà nước dễ phân công, phân cấp thị trường cho các doanh nghiệp gạo, đồng thời có hướng dẫn đầu tư đúng đắn và triển khai kịp thời các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, đảm bảo hạt lúa khi sản xuất ra không bị pha tạp; Ngoài ra còn đảm bảo cho sự phân phối đồng bộ các hoạt động theo quy trình canh tác gồm: canh tác - chế biến - đóng gói - bảo quản - vận chuyển - cảng khẩu từ đó ta nâng cao được chất lượng, giảm chi phí và nâng cao được sự cạnh tranh trong thương trường quốc tế Để đảm bảo kế hoạch này thực hiện có hiệu quả cần:
+ Giữ vững diện tích sử dụng lúa và không chuyển mục đích sử dụng sang mục đích kinh tế khác, có chính sách và chiến lược phát triển lúa.
+ Các cơ quan nhà nước cần phải xây dựng một kế hoạch quy hoạch phù hợp, có các biện pháp đẩy mạnh quá trình thực hiện.
+ Tuyên truyền và giáo dục cho người dân và chính quyền địa phương hiểu vai trò sự cần thiết cũng như quyền lợi của họ trong việc xây dựng các vùng chuyên canh
+ Trước mắt, cần phải sắp xếp lại thời vụ, mùa vụ theo từng vùng (vùng 3 vụ/năm thì làm 3 vụ, ở vùng 2 vụ/năm thì kết hợp với xen canh), bố trí cơ cấu giống lúa trên cơ sở đảm bảo tính đa dạng giống
+ Chuyển giao công nghệ và khuyến khích người dân áp dụng biện pháp theo quy trình canh tác tổng hợp, chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, chương trình IPM…
3.2.2 Đối với hộ nông dân:
Khả năng cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hạt gạo trong đó chất lượng giống và chất lượng canh tác là khâu đầu tiên nhưng cũng là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng hạt gạo Chính phủ Thái Lan đã khuyến cáo người dân chỉ nên gieo trồng một loại lúa, do các nhà chuyên sản xuất giống cung cấp trên một diện tích nhất định Trong khi đó ở Việt Nam, người dân chưa thật sự nhận thức được vai trò của hạt giống cũng như tập quán còn sử dụng lúa thương phẩm để làm giống, sau vài năm sản xuất những giống lúa này bị lẫn tạp, làm giảm năng suất từ 5%-40%, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng gạo; người dân có khuynh hướng trồng các loại lúa cho năng suất cao, dễ trồng, ít tốn phân, thời gian sinh trưởng ngắn: Đầu tháng 11-2008, hàng trăm ngàn tấn lúa đang tồn đọng rơi vào giống IR 50404 và OM 576 (Hàm Trâu), đây là 2 giống lúa
“công nghiệp” chủ yếu dùng để chế biến làm bún, bánh phở, bánh tráng… chiếm trên 30% diện tích sản xuất lúa ở ĐBSCL; việc chọn giống lúa chưa phù hợp, việc bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi, thiếu kiến thức trong sản xuất làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sản lượng lúa gạo; sản xuất manh mún, tự phát, thiếu định hướng, chưa xây dựng được các vùng chuyên canh trồng lúa nên sản phẩm làm ra không đáp ứng so với nhu cầu thị trường dẫn đến thua lỗ… Bên cạnh chất lượng giống lúa chưa tốt chiếm diện tích khá phổ biến, khâu bảo quản, phơi sấy sau thu hoạch còn rất kém Phần lớn lúa sau khi được thu hoạch về chỉ được phơi qua rồi đem bán do nông dân không có khả năng dự trữ lúa, nên hạt thóc không được già, còn lẫn nhiều tạp chất Mặt khác, hệ thống kho dự trữ lúa sau khi thu hoạch của người dân chưa được đầu tư hợp lý, còn thiếu nhiều và hầu như không đảm bảo, nên vào mùa mưa thóc không được che chắn, bảo quản tốt dễ bị nấm, mốc, nẩy mầm, sâu bệnh, … dẫn đến chất lượng lúa không đảm bảo Do vậy để nâng chất lượng lúa người nông dân cần:
- Hỗ trợ nhà nước trong việc thực hiện các chính sách và chương trình quy hoạch vùng chuyên canh có hiệu quả.
- Không ngừng tìm tòi học hỏi kỹ thuật canh tác mới, nâng cao nhận thức về giống, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng lúa.
- Chủ động tìm hiểu nhu cầu thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Có biện pháp bảo quản lúa sau thu hoạch, phơi sấy phù hợp. Để có thể nâng cao chất lượng về giống lúa đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, cơ quan nghiên cứu khoa học, cũng như giáo dục ý thức người dân khiến họ hiểu được lợi ích và làm theo Có như vậy mới đảm bảo chất lượng giống mới được tạo ra sẽ được ứng dụng rộng rãi và phát huy có hiệu quả.
3.2.3.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty lương thực Miền Bắc, tuy được hưởng nhiều ưu đãi nhưng hoạt động xuất khẩu gạo cũng bị hạn chế bởi các chính sách của nhà nước về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, các hợp đồng xuất khẩu gạo của Công ty chủ yếu do phía Tổng Công ty cung cấp, số lượng các hợp đồng do Công ty tự tìm kiếm còn hạn chế Mặt khác, việc cung ứng gạo của Công ty còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu gạo chất lượng cao cho các thị trường khó tính Điều này cho thấy hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty vẫn còn kém và mang tính thụ động Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước tuy có suốt trong thời gian tới nhưng điều đó không có nghĩa xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ không gặp khó khăn Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường vừa giúp Công ty tìm kiếm được các thị trường mới, đảm bảo chủ động trong hoạt động tiêu thụ và nguồn cung ứng; vừa giúp Công ty hiểu hơn về khách hàng và các yêu cầu về chất lượng của họ để từ đáp ứng tốt nhất nhu cầu, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của mình
Nghiên cứu thị trường là khâu mở đầu cho mọi hoạt động sản xuất, tiêu thụ Do vậy để có thể đáp ứng tốt nhu cầu khác nhau của từng thị trường đòi hỏi Công ty cần phải:
* Nghiên cứu cung thị trường:
- Xác định xem trên thị trường có các nguồn cung ứng nào? Khả năng đáp ứng của thị trường này thế nào? Chất lượng nguyên liệu cung ứng của từng thị trường ra sao? Lựa chọn các thị trường cung ứng chủ yếu của Công ty là ở đâu? Có thể mở rộng thêm các thị trường cung ứng nào khi cần thiết? Hiện nay thị trường cung ứng của Công ty chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đây là thị trường tương đối dồi dào và có tiềm năng phát triển trong tương lai, Công ty cần có kế hoạch khai thác triệt để Ngoài ra Công ty có thể mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh phía Bắc như: Thái Bình, Nam Định, … khi cần thiết để đa dạng hóa sản phẩm, khai thác được các loại gạo đặc sản của từng vùng miền Tuy nhiên, thị trường phía Bắc tương đối nhỏ lẻ và manh mún nên khả năng cung ứng hạn chế, chỉ có tác dụng hỗ trợ.