1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Gạo Của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Chế Biến Lương Thực Vĩnh Hà
Tác giả Nguyễn Văn Phông
Trường học Cao đẳng nghề
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 127,59 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ (9)
    • 1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty (10)
      • 1.1. Giới thiệu sơ lược (10)
      • 1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển (10)
    • 2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Công ty (12)
      • 2.1. Chức năng của công ty (12)
      • 2.2. Nhiệm vụ của công ty (13)
      • 2.3. Quyền hạn của công ty (14)
    • 3. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp (14)
      • 3.1. Ngành nghề kinh doanh (14)
      • 3.2. Sản phẩm (16)
    • 4. Tổ chức quản trị của công ty (17)
      • 4.1. Ban Giám đốc (19)
      • 4.2. Các phòng ban chức năng (20)
    • 5. Môi trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh của Công ty (21)
      • 5.1. Môi trường kinh doanh (21)
      • 5.2. Đối thủ cạnh tranh (22)
  • CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GẠO THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY (23)
    • I. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, CÁC NGUỒN LỰC, MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY (23)
      • 1. Khái quát về xuất khẩu và hiệu quả sản xuất kinh doanh của (24)
        • 2.1. Giá trị doanh nghiệp (25)
        • 2.2. Tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp (26)
        • 2.3. Lực lượng lao động và trình độ lao động (29)
        • 2.4. Vốn điều lệ của Công ty sau cổ phần hóa (31)
        • 3.1. Môi trường kinh doanh hiện tại của Công ty (32)
        • 3.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh ( sau khi cổ phần hóa ) (33)
        • 3.3. Kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới (34)
    • II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GẠO THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY VĨNH HÀ (35)
      • 1. Đặc điểm của quy trình sản xuất, chế biến gạo thành phẩm cho xuất khẩu, đánh giá những yếu tố liên quan, những thế mạnh và điểm yếu trong (35)
      • 2. Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty trong (38)
        • 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm trước khi cổ phần hóa (40)
        • 2.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 3 năm sau cổ phần hóa và kểt quả đạt được ( 2006 – 2008 ) (41)
      • 3. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh gạo của Công ty (44)
  • CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY VĨNH HÀ (59)
    • I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY (59)
      • 1. Mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty (59)
      • 2. Định hướng chiến lược và mục tiêu định lượng (60)
      • 3. Phân tích ma trận SWOT của Công ty trong giai đoạn mới (60)
        • 3.1. Điểm mạnh (60)
        • 3.2. Điểm yếu (62)
        • 3.3. Cơ hội (62)
        • 3.4. Thách thức (63)
    • II. ĐỀ XUẤT CÁC HƯỚNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY (63)
      • 1. Các giải pháp mang tính tổng hợp từ phân tích ma trận SWOT (63)
      • 2. Nghiên cứu và thâm nhập để mở rộng thị trường xuất khẩu (64)
        • 2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu gạo (65)
        • 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu gạo (66)
        • 2.3. Những chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu gạo (67)
      • 3. Nghiên cứu, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh để tìm hướng đi cho riêng mình (67)
        • 3.1. Nhận định đối thủ cạnh tranh chiến lược và mục tiêu của họ (68)
        • 3.2. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh (69)
      • 4. Xây dựng hệ thống kênh phân phối của Công ty ở thị trường nước ngoài. 64 5. Chiến lược tiếp thị quốc tế (69)
      • 6. Chiến lược về giá (70)
        • 6.1. Phương pháp định giá của công ty (70)
        • 6.2. Sử dụng chiết khấu - giảm giá (71)
        • 6.3. Phản ứng đối với sự thay đổi giá (71)
      • 7. Các biện pháp nâng cao chất lượng gạo thành phẩm xuất khẩu (72)
        • 7.1. Chất lượng gạo hiện tại của Công ty và gạo Việt Nam nói chung (72)
        • 7.2. Các biện pháp (73)
  • KẾT LUẬN (73)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên công ty : Công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà.

- Trực thuộc : Tổng Công ty lương thực Miền Bắc.

- Địa chỉ : Số 9A-Vĩnh Tuy – Quận Hai Bà Trưng – Tp.Hà Nội.

- Tên giao dịch quốc tế : VINH HA PROCESSING AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY.

- Tên viết tắt : VINH HA FOOD JSC.

- Hình thức : Công ty cổ phần ( bán 1 phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp ).

- Tổng khối lượng cổ phần bán đấu giá là 1.748.900 cổ phần, mệnh giá 10.000 đ/cổ phần, giá khởi điểm là 10.020 đ/cổ phần.

- Công ty CP Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty lương thực Miền Bắc Vốn điều lệ dự kiến của Công ty là 43 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51 %, cán bộ, công nhân viên trong công ty nắm giữ 08,33 % và bán đấu giá 40,67 %.

- Năm đầu tiên sau cổ phần hóa, doanh thu công ty dự kiến đạt 120 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế đạt 2,58 tỷ đồng Mức cổ tức đạt 6 %.

1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển :

Công ty CP xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà là một trong số 35 công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc Công ty được thành lập từ năm 1993 theo quyết định số 44NN/TCCB-QĐ của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn.Công ty có đội ngũ công nhân là 264 người với lượng vốn điều lệ là 43 tỷ đồng Nếu xét theo tổng lượng vốn và quy mô nhân công thì quy mô hoạt động của công ty ở mức trung bình so với các thành viên khác thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc.

Trước đây Công ty có tên gọi là Công ty Kinh doanh Vận tải-Lương thực, trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Trung Ương I.Năm 1996, công ty sáp nhập them công ty Vật tư, Bao bì lương thực.Năm 2001 tiếp tục sáp nhập thêm Công ty kinh doanh Xây dựng Lương thực và một số đơn vị thuộc liên hiệp các Công ty Lương thực Hà Nội.

Ngày 05 tháng 06 năm 2001, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty lương thực Miền Bắc có Quyết định số 232 HĐQT/QĐ-TCLĐ đổi tên Công ty Kinh doanh Vận tải-Lương thực thành Công ty CP Xây Dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà Đến đầu năm 2009, để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà.

Từ khi thành lập công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau :

- Giai đoạn 1973-1986 : Công ty hoạt động theo các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước đưa xuống, với nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển lương thực cho các tỉnh miền núi và giải quyết nhu cầu lương thực đột xuất tại Hà Nội.

- Giai đoạn 1986-1988 : Công ty tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển lương thực và mở rộng khai thác các hoạt động kinh doanh trên địa bàn toàn quốc. Đây là bước chuyển quan trọng từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh.

- Giai đoạn 1988-1990 : Công ty tiếp tục thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm lương thực trên thị trường, vận tải hàng hóa.

- Năm 1991 Công ty quyết định mở thêm một xưởng sản xuất vật liệu xây dựng.trong thời kì đầu phát triển, xưởng làm ăn có hiệu quả và giúp giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động Nhưng sau đó do sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, hàng hóa nước ngoài với nhiều ưu thế về công nghệ và chất lượng sản phẩm đã tràn vào khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp gặp nhiều khó khăn do công nghệ sản xuất lạc hậu.

- Ngày 8/01/1993, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã ra quyết định số 44NN/TCCB quyết định thành lập Công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà.

- Năm 1995 Công ty mở thêm xưởng sản xuất bia, xưởng này hoạt động rất hiệu quả.

- Năm 1997 do việc sát nhập với Công ty vật tư bao bì đã làm dư thừa lực lượng lao động Qua xem xét thị nhu cầu thị trường trong điều kiện mới Công ty quyết định mở xưởng sản xuất sữa đậu nành và xưởng chế biến gạo chất lượng cao.

- Từ năm 1997 - 2005, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,khai thác tiềm năng mới trên thị trường đồng thời giải quyết lượng lao động dư thừa trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, tham gia vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.

- Từ 2005 đến nay, sau khi được tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, công ty đi vào đổi mới cơ cấu tổ chức, tổ chức lại bộ máy cán bộ quản lý doanh nghiệp, bố trí sắp xếp lại lực lượng lao động, chủ động tìm kiếm bạn hàng mới ngoài những đơn hàng từ Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo, là hoạt động chủ yếu của Công ty, phát triển những hướng kinh doanh mới như dịch vụ vận tải, kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản… Hiện nay, Công ty đang tiến hành sản xuất kinh doanh trên ba chủng loại sản phẩm chính là bia hơi, sữa đậu nành và gạo các loại, ngoài ra Công ty cũng không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực mới như kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, tham gia đầu tư vào các hạng mục công trình xây dựng, kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản… Qua quá trình hình thành và phát triển, Công ty CP xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế đất nước,được Đảng và nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có : 01 Huân chương lao động hạng

3, 02 cờ luân lưu “Đơn vị thi đua xuất sắc” của Chính Phủ, nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng liên đoàn Lao động ViệtNam, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…

Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Công ty

2.1 Chức năng của công ty

 Góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương của cả nước phát triển, tham gia vào chiến lược phát triển kinh tế chung của cả nước với nhiều ngành nghề kinh doanh đa dạng trong phát triển thương mại thông qua mối quan hệ thành viên của Tổng Công ty lương thực Miền Bắc và tư cách pháp lý của một doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu gạo và các sản phẩm nông sản thế mạnh Sản xuất kinh doanh và cung ứng cho thị trường các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chế biến, vật liệu xây dựng,vận tải, kho bãi,… đặc biệt là mặt hàng lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và một phần xuất khẩu.

 Tiêu thụ các sản phẩm nông sản của nông dân Tổ chức thu mua, vận chuyển, chế biến, dự trữ phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là chế biến gạo xuất khẩu.

 Mở rộng và phát triển các hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh theo đăng ký kinh doanh, đảm bảo sản xuất có hiệu quả, mang lại lợi ích chung cho xã hội, sự phát triển của Công ty, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty, đóng góp vào ngân sách Nhà nước…

 Liên doanh, liên kết với các thành viên của Tổng Công ty lương thực Miền Bắc, các doanh nghiệp trong ngành, các tổ chức kinh tế khác nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế khác phát triển.

2.2 Nhiệm vụ của công ty

 Trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký, tuân thủ quy chế, quy định của nhà nước về kinh doanh xuất nhập khẩu, giao dịch đối ngoại và phát triển thương mại trong nước.

 Công ty cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách và tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới các trang thiết bị nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ khác theo kế hoạch.

 Thực hiện chính sách chế độ tài sản tài chính, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội,… làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề cho nhân viên.

 Thực các nghĩa vụ và các khoản thuế đối với nhà nước.

2.3 Quyền hạn của công ty Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ đã nêu trên thì đòi hỏi công ty cũng cần phải có những quyền hạn tương xứng Công ty CP xây dựng và chế biến Lương thực Vĩnh Hà có các quyền sau :

 Quyền chủ động về tài chính doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cơ sở vật chất kỷ thuật và các nguồn lực khác được cấp phát.

 Quyền tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của công ty.

 Quyền đầu tư liên doanh, liên kết góp vốn cổ phần và mua lại các tài sản của các doanh nghiệp khác.

 Quyền chủ động đổi mới công nghệ, trang thiết bị, mở rộng qui mô kinh doanh theo khả năng của công ty và yêu cầu của thị trường.

 Quyền tham gia xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản ( chủ yếu là xuất khẩu gạo ), hàng hóa phục vụ tiêu dùng, ủy thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị bạn.

 Quyền đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

 Quyền đặt văn phòng đại diện của công ty trong và ngoài nước để tiến hành giao dịch đồng thời thu thập và cung cấp thông tin và thị trường phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trong từng thời kỳ phát triển của mình, công ty luôn có hoạch định chiến lược phát triển rõ ràng, xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ của từng thời kỳ, đưa ra các phương hướng và giải pháp thưc hiện các mục tiêu của mình Do vậy, công ty không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước, đảm bảo nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty….

Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp

3.1 Ngành nghề kinh doanh : Để thuận lợi cho quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau này và xu hướng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, Công ty đăng kí kinh doanh với các ngành nghề sau :

 Vận tải và đại lý vận tải đường biển, đường thủy, đường bộ.

 Thương nghiệp, bán buôn, bán lẻ.

 Bán buôn, bán lẻ công nghệ thực phẩm, hàng tiêu dùng, hương liệu, phụ gia.

 Đại lý bán buôn, bán lẻ ga, chất đốt.

 Kinh doanh vật tư nông nghiệp.

 Kinh doanh và sản xuất bao bì lương thực.

 Kinh doanh bất động sản.

 Bán buôn, bán lẻ và đại lý sắt thép, ống thép, kim loại màu……

 Kinh doanh lương thực, thực phẩm và các mặt hàng đã chế biến.

 Xuất nhập khẩu lương thực và thực phẩm.

 Xây dựng công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp.

 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

 Sản xuất nước tinh lọc, bột canh.

 Dịch vụ dạy nghề, giới thiệu việc làm, hợp tác xuất khẩu lao động.

 Dịch vụ ăn uống, nhà hàng.

 Cho thuê tài sản, nhà kho……

( Nguồn : Đăng kí kinh doanh Công ty CP XD và CBLT Vĩnh Hà).

Tuy nhiên, do khả năng về các nguồn lực còn hạn chế nên hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và chế biến lượng thực Vĩnh Hà mới chỉ tập trung vào các ngành nghề chủ yếu sau :

 Vận tải hàng hóa, xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm đã qua chế biến ( chủ yếu là gạo, sưa đậu nành và một số các mặt hàng nông sản khác ).

 Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ.

 Công nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

 Kinh doanh bất động sản và cho thuê tài sản.

Nguyên liệu Bóc tách vỏ trấu Sàng tạp chất

Sàng tấm Đánh bóng Xát lần II Xát lần I

Máy chọn hạt Thành phẩm Đóng bao

Phân loại Sàng tạp chất

 Xây dựng các công trình và các hạng mục công trình Công nghiệp.

3.2 Sản phẩm : Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ thời kỳ mới cũng như đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, Tổng công ty có quyết định số 238/HĐQĐ/QĐ-TCLĐ về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty, công ty đã quyết định đăng ký lại ngành nghề kinh doanh bao gồm các ngành nghề sau:

- Xuất khẩu lương thực, thực phẩm;

- Xây dựng các công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp;

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Kinh doanh bất động sản;

Tuy nhiên, cho đến nay các mặt hàng thế mạnh của Công ty chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng lương thực và xây dựng đặc biệt là mặt hàng gạo, sản xuất bia và sữa đậu nành Dưới đây là một số quy trình công nghệ chế biến giới thiệu các sản phẩm chủ yếu của Công ty :

Sơ đồ 1 : Quy trình công nghệ chế biến gạo. Áp dụng với gạo xuất khẩu 5% tấm

Nhìn vào quy trình chế biến gạo thành phẩm của Công ty, để đảm bảo yêu cầu kĩ

Bộ phận trộn các nguyên liệu

Máy phân loại đậu Bộ phận lọc Máy li tâm

Khử trùng 1300C Đóng chai Khử trùng nhiệt độ cao

Bộ phận chiết Máy nghiền thuật cũng như tiêu chuẩn gạo xuất khẩu, nguồn nguyên liệu sau khi được nhập từ các tỉnh phía Nam được sàng lọc tạp chất kĩ, xay sát 2 lần và tiếp tục sàng lọc tạp chất, tùy thuộc vào yêu cầu của từng thị trường,giai đoạn đánh bóng được tiến hành

2 lần đảm bảo lượng tấm theo mặt hàng xuất khẩu cuối cùng là khâu đóng bao và vậnchuyển.

Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ chế biến bia.

Sơ đồ 3 : Quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành.

Tổ chức quản trị của công ty

i Ban giám đốc. ii 07 phòng ban :

1 Phòng Hành chính-Bảo vệ.

2 Phòng Tổ chức-Lao động.

3 Phòng Kinh Doanh-Thị trường.

4 Phòng Tài chính-Kế toán.

5 Phòng Kế hoạch-Đầu tư.

6 Bộ phận xuất nhập khẩu.

7 Phòng Kỹ thuật. iii Các đơn vị trực thuộc :

 Trung tâm kinh doanh lương thực Cầu Giấy.

 Trung tâm kinh doanh lương thực Gia Lâm.

 Trung tâm kinh doanh lương thực Thanh trì.

 Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy.

 Xí nghiệp thủy sản Vĩnh Hà.

 Xí nghiệp xây dựng số 2.

 TT GTSP và Dịch vụ Vĩnh Hà. Để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bất kỳ công ty doanh nghiệp nào cũng đều phải tổ chức bộ máy quản trị sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có với mục đích thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất Tại Công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà bộ máy quản trị được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng,theo cơ cấu tổ chức này thì Giám đốc trực tiếp điều hành và chịu trách nghiệm với cấp trên về quá trình và kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giúp việc Giám đốc có hai Phó Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực cụ thể Các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn hóa và tham mưu cho Giám đốc vừa đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn vừa đảm bảo gánh vác trách nhiêm quản lý chung Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty hiện tại là : ( xem sơ đồ 4 ).

Sơ đồ 4 : Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty.

Cụ thể, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công ty như sau:

4.1 Ban Giám đốc : gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc

Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc

Xưởng Sản Xuất Sữa Đậu Nành

 Giám đốc : là người nắm quyền điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm quản lý chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty và chịu trách nhiệm trước hôi đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Phó Giám đốc : có nhiệm vụ cố vấn, trợ giúp cho Giám đốc trong công tác chỉ huy điều hành và quản lý Công ty.

4.2 Các phòng ban chức năng :

 Phòng Kỹ thuật : chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý máy móc thiết bị, hoàn chỉnh công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo quá trình sản xuất của máy móc thiết bị được diễn ra liên tục với công suất cao nhất….

 Phòng kinh doanh : chỉ đạo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cho các phương án kinh doanh của công ty đã được xét duyệt.

 Phòng tổ chức : với chức năng tổ chức bộ máy quản lý, nhân sự, nghiên cứu đề xuất về công tác cán bộ nhân lực quản lý và lao động Quản lý tiền lương thu nhập của người lao động, các chế độ khen thưởng, kỷ luật, công tác công đoàn, chế độ BHXH,BHYT…

 Phòng Marketing : phân tích nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của công ty, tổ chức quản lý mạng lưới phân phối, tìm kiếm khách hàng, thị trường,giá cả, xúc tiến bán hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành và đưa ra các chiến lược marketing nhằm mở rộng thị phần của doanh nghiệp.

 Phòng tài vụ : quản trị các hoạt động tài chính, thu chi, phân bổ ngân sách, thực hiện các khoản đóng góp với nhà nước với mục tiêu tối thiểu hóa các chi phí và tối đa hóa giá trị thu được.

 Phòng hành chính-bảo vệ : chịu trách nhiệm về công tác hành chính thông thường đối với một cơ quan, các nghiệp vụ văn phòng, tiếp khách, bảo vệ an toàn và ổn định sản xuất cho Công ty.

 Bộ phận xuất nhập khẩu : thực hiện các công tác liên quan tới việc nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm phục vụ công tác sản xuất, các hoạt động lưu kho và xuất khẩu thành phẩm ra thị trường nước ngoài đối với các sản phẩm xuất khẩu

Sơ đồ 5 : Bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh của Công ty.

Xí nghiệp sản xuất bia

Kho thành phẩm cuối cùng

Phòng trực bảo vệ Nơi làm việc của bộ phận quản lý

Xí nghiệp sản xuất sữa đậu nành

Xí nghiệp chế biến gạo

Của hàng GT sản phẩm

Bãi cho thuê của hàng

( Vẽ theo bố trí thực địa tại Công ty sô 9A – Vĩnh Tuy – HBT – Hà Nội )

Với cơ cấu quản lý như vậy, cùng với điều kiện cơ sở vật chất và diện tích đất đai hiện có, yêu cầu của việc bố trí mặt bằng sản xuất là rất quan trọng sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dòng di chuyển vật liệu, lao động và sản phẩm trong quá trình sản xuất trên cơ sở tiết kiệm diện tích, thời gian di chuyển của từng yếu tố. Công ty đã căn cứ vào diện tích mặt bằng và quy mô sản xuất của mình để thiết kế và lựa chọn phương án bố trí nhà xưởng, máy móc, dây truyền công nghệ, trang thiết bị được bố trí như sơ đồ trên.

Môi trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh của Công ty

Công ty Cổ phần Cổ phần Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà không chỉ là một doanh nghiệp thương mại dịch vụ hoạt động đa lĩnh vực mà còn là một trong số 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, cũng chính bởi khả năng hoạt động đa lĩnh vực thương mại phục vụ nhiều đối tượng khách hàng nên thị trường của Công ty bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước.

 Thị trường trong nước : là một doanh nghiệp được thành lập từ rất sớm với khả năng đảm bảo bình ổn, cung ứng lương thực cho các Tỉnh thành phía Bắc, vì vậy Công ty vẫn giữ vững được vị trí của mình trong việc cung ứng sản phẩm phục vụ thị trường 28 tỉnh thành phố phía Bắc Tuy nhiên, hoạt động thu mua nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất lại được thực hiện chủ yếu trên địa bàn các tỉnh phía Nam Cùng với các nguồn lực có sẵn từ trước giai đoạn cổ phân hóa mà đặc biệt là quyền sử dụng rất nhiều bất động sản có vị trí đắc địa thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm, có thể nói thị trường nội địa của Công ty là rất rộng lớn, nhưng để có thể khai thác mang lại hiệu quả kinh doanh cao và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành thì công tác hoạch định chiến lược cần phải được đầu tư thỏa đáng.

 Thị trường quốc tế : mặc dù hoạt động xuất khẩu chủ yếu được tiến hành theo các đơn hàng từ Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, nhưng doanh nghiệp vẫn được phép và luôn cố gắng tự tìm kiếm cho mình những bạn hàng mới, đặc biệt là giai đoạn sau cổ phần để có thể tự phát triển một cách độc lập Do chất lượng sản phẩm của Công ty nói riêng và cả ngành gạo Việt Nam nói chung còn chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế bị hạn chế rất nhiều Công ty mới chỉ thâm nhập được vào các thị trường có yêu cầu chất lượng sản phẩm ở cấp thấp và cấp trung, cho đến nay bạn hàng chủ yếu của Công ty bao gồm một số nước trong khu vực Đông Nam Á như : Indonexia, Philippin; thị trường Cuba; các nước Trung Đông như Iran, Irac và một số nước ở Châu Âu chiếm tỷ trọng rất nhỏ Trong đó, Cuba là khách hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Công ty.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty là thị trường cạnh tranh tự do cả trong và ngoài nước, có rất nhiều Công ty cùng hoạt động trên thị trường và các sản phẩm của họ cũng có sự đồng nhất, ít có sự khác biệt lớn Cho nên sự cạnh tranh trên thị trường là rất khắc nghiệt Các sản phẩm của Công ty trên thị trường không chỉ phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các Công ty khác mà còn chịu sức ép rất lớn từ các sản phẩm có tính thay thế trong tiêu dùng

 Trong nước, các đối thủ cạnh tranh của Công ty với sản phẩm sữa đậu nành là các doanh nghiệp : Anh Đào, Trường Sinh, 109, 106, Hoa Lư, Ngân Hạnh, Thiên Hương, Hưng Nguyên…Các đối thủ cạnh tranh lớn cho sản phẩm bia hơi bao gồm : Bia hơi Hà Nội, Bia Việt Hà, Bia Sài Gòn, Bia của vện thực phẩm, ngoài ra còn phải kể đến các đối thủ cạnh tranh mới như bia Đại Việt và các doanh nghiệp sản xuất bia tư nhân…Đối với sản phẩm gạo xuất khẩu thì các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm các đơn vị thuộc Tổng công ty lương thực Miền Nam, các đơn vị thuộc Tổng công ty lương thực Miền Bắc và các doanh nghiệp tư nhân.

 Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế : Việt Nam tuy không phải là nước duy nhất xuất khẩu gạo nhưng là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Thái Lan về sản lượng xuất khẩu Tuy nhiên chất lượng gạo của chúng ta chủ yếu tập trung vào các thị trường cấp thấp và cấp trung nên giá trị gạo xuất khẩu gạo của chúng ta chưa cao Công ty Cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là một trong 35 thành viên của Tổng Công ty lương thực Miền Bắc, các hợp đồng xuất khẩu thường do chỉ đạo từ phía Tổng Công ty, do đó đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế cũng là đối thủ chung của toàn ngành Đó là các doanh nghiệp của các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazil.…

=>> Trước những thách thức đặt ra của thị trường cạnh tranh trong và ngoài nước,đòi hỏi Công ty luôn phải tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty, nâng cao chất lượng gạo thành phẩm xuất khẩu để có thể xâm nhập vào các thị trường khó tính hơn nhưng giá trị mang lại cao hơn, tự tìm kiếm các đơn hàng, thực hiện các chiến lược cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng….

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GẠO THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY

TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, CÁC NGUỒN LỰC, MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

NGUỒN LỰC, MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

1 Khái quát về xuất khẩu và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp Để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Xuất khẩu là quá trình đưa hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất trong nước bán ra thị trường nước ngoài Các hình thức kinh doanh xuất khẩu bao gồm :

- Xuất nhập khẩu trực tiếp : là hình thức công ty tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa bằng nguồn vốn của công ty mình.

- Xuất nhập khẩu ủy thác : là hình thức công ty nhận làm dịch vụ xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa của các đơn vị khác không có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp ( hoặc có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp nhưng không đúng ngành nghề mà họ kinh doanh ) để hưởng hoa hồng dịch vụ.

- Liên doanh – liên kết : là hình thức công ty dùng tài sản của mình để góp vốn với các đơn vị kinh doanh khác trong và ngoài nước và được chia lãi theo tỷ lệ vốn góp giữa các bên liên doanh.

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản như : sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay Đối với Công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà cũng không nằm ngoài quy luật này.

Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất. Cần hiểu phạm trù hiệu quả kinh tế một cách toàn diện trên cả hai mặt định lượng và định tính Về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh doanh biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra, việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó chỉ có hiệu quả kinh tế khi nào kết quả thu được lớn hơn chi phí đã bỏ ra để thực hiện mục tiêu đó và mức chênh lệch này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh cố gắng, nỗ lực, trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống quản lý doanh nghiệp Hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả kinh tế ( hiệu quả kinh doanh ) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh Về hình thức, hiệu quả kinh doanh luôn là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái bỏ ra và cái thu về Kết quả kinh doanh chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả kinh doanh

Một trong những mục tiêu của doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là phải đạt được hiệu quả kinh doanh Mục tiêu cao nhất và không thay đổi đó là phát triển trên cơ sở có lợi nhuận cao, bảo toàn và tăng vốn kinh doanh, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và mọi người lao động trong DN (các nhà quản lý, người lao động trực tiếp) đồng thời đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, của xã hội Để phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào cần phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu như : năng xuất, suất hao phí vốn, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ lợi ích chi phí, các nghĩa vụ với ngân sách, các phúc lợi xã hội và chế độ đối với lao động…

2 Các nguồn lực trợ giúp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại thời điểm ngày 31/03/2005, theo quyết định số 2605 QĐ/BNN-ĐMDN ngày 30/09/2005 về việc xác định giá trị doanh nghiệp trực hiện cổ phần hóa là91.684.754.066 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 43.460.108.623 đồng.

Giá trị doanh nghiệp phân theo tài sản :

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn : 91.684.754.066 đồng.

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn : 61.458.679.685 đồng.

Qua các số liệu về giá trị của doanh nghiệp thời điểm sau cổ phần hóa, Công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là một doanh nghiệp có giá trị và phần vốn Nhà nước cao, điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ nhận được sự giúp đỡ từ phía các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đó là một lợi thế rất lớn.

2.2 Tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp

Bảng 1 : Tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp.

Các tài sản cố định Đơn vị đo giá trị tài sản

Nguyên giá Giá trị còn lại

1 Nhà của và vật kiến trúc. Đồng 26.012.609.711 12.795.996.29

2 Máy móc thiết bị Đồng 1.405.448.602 772.118.110

3 Phương tiện vận tải Đồng 1.526.205.288 425.425.895

4 Thiết bị văn phòng Đồng 418.934.132 189.834.210

5 Tài sản cố định khác Đồng 812.815.635 259.243.048

( Nguồn : Bản CBTT của Công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà khi thực hiện cổ phần hóa thưo quyết định số752/QĐ/BNN – TCCB ngày 04/04/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn VN).

Tài sản cố định của doanh nghiệp có giá trị còn lại tương đối thấp, máy móc và trang thiết bị có tuổi thọ cao, được nhập khẩu từ những năm cuối thập kỉ 90 Vì vậy, yêu cầu cải tiến, đầu tư trang thiết bị máy móc mới hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường là một đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết.

 Một doanh nghiệp có thế mạnh về các hoạt động kinh doanh và sử dụng bất động sản ?

- Diện tích đang sử dụng trong kinh doanh là 188.034,89 m2. Đặc biệt khi phân tích về tài sản của doanh nghiệp thì Công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là đơn vị có thế mạnh về bất động sản, với diện tích và vị trí thuận lợi Đó là cơ sở cho việc khai thác các thế mạnh về nguồn lực đất đai như xây dựng khu chung cư, xây dựng nhà cao tầng cho thuê làm văn phòng…Cụ thể, nguồn lực về bất động sản của Công ty được thể hiện rõ qua bảng phân bố dưới đây : ( Trang Bên ).

Bảng 2 : Các nguồn lực về bất động sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của Công ty.

TT Địa chỉ Diện tích (m2)

Các giấy tờ có liên quan

1 25 An Dương-Yên Phụ-Tây Hồ-Hà

- Quyết định giao đất của UBND-TP Hà Nội số 1961 CV/UB.

- Hợp đồng thuê đất 20 năm.

2 Thị trấn Yên Viên-Gia Lâm-Hà Nội 2.654,5 - Quyết định giao đất của UBND-TP Hà Nội số 2521 CV/UB.

- Hợp đồng thuê đất 20 năm.

3 9A-Vĩnh Tuy-Hai Bà Trưng-Hà Nội 9.040 - Quyết định giao đất của UBND-TP Hà Nội số 397 UB/KBCT.

4 Thị Trấn Gia Lâm-Ngọc Lâm-Long

3.835 - Quyết định giao đất của UBND-TP Hà Nội số 5342 UBXDCB.

5 Thị Trấn Sài Đồng-Phường Sài Đồng-Long Biên-Hà Nội 2.000 - Hợp đồng thuê đất 20 năm.

6 Thị Trấn Đức Giang-Long Biên-Hà

517 - Hợp đồng thuê đất 20 năm.

7 Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long

202 -Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

8 780 Minh Khai-Hai Bà Trưng-Hà

918,5 - Hợp đồng thuê đất 10 năm.

- Đã có hồ sơ hợp thức.

9 Thị Trấn Văn Điển 741 - Hợp đồng thuê đất 20 năm.

10 Phường Lĩnh Nam-Hoàng Mai-Hà

Nội 610 - Hợp đồng thuê đất 20 năm.

11 Thị Trấn Yên Viên-Gia Lâm-Hà Nội 625 - Hợp đồng thuê đất 10 năm.

12 Xã Tả-Thanh Oai-Thanh Trì-Hà Nội 109 - Hợp đồng thuê đất 20 năm.

13 Cổ Bi-Gia Lâm-Hà Nội 589 - Đã nộp hồ sơ hợp thức.

14 Uy Nố-Đồng Anh-Hà Nội 4.130 - Đã nộp hồ sơ hợp thức.

15 Xã Thụy Phương-Từ Liêm-Hà Nội 3.300 - Đã nộp hồ sơ hợp thức.

16 Cổ Nhuế-Từ Liêm –Hà Nội 2.130 - Đã nộp hồ sơ hợp thức.

17 Thạch Bàn-Gia Lâm-Hà Nội 2.643 - Đã nộp hồ sơ hợp thức.

18 Tây Mỗ-Từ Liêm-Hà Nội 4.490 - Đã nộp hồ sơ hợp thức.

19 45 Nguyễn Sơn-Ngọc Lâm-Long

3.343 - Đã nộp hồ sơ hợp thức.

20 231 Cầu Giấy-Hà Nội 2.018 - Đã nộp hồ sơ hợp thức.

21 Phố Thụy-Gia Lâm-Hà Nội 7.702 - Đã nộp hồ sơ hợp thức.

22 Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long

23 Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long

24 Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long

25 Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long

26 Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long

27 Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long

28 Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long

4.900 Giấy chứng nhận QSD đất số AB-096.297.

( Nguồn : Bản CBTT của Công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh

Hà khi thực hiện cổ phần hóa 04/04/2005 ).

2.3 Lực lượng lao động và trình độ lao động

Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm lập phương án cổ phần hóa 31/05/2005 là 264 người.Cơ cấu lao động và phương án sắp xếp lại lao động được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 3 : Phân loại lao động trong Công ty tại thời điểm tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp.

Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ

1 Đại học và trên đại học : 82 31,06%

2 Cao đẳng và trung cấp : 35 13,26%

3 Công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông : 147 55,68%

2 Phân theo tính chất hợp đồng lao động 264 100,00%

1 BGĐ và kế toán trưởng thuộc diện không ký hợp đồng : 06 2,27%

2 Hợp đồng không xác định thời hạn : 216 81,82%

3 Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 năm : 42 15,91%

3 Phương án sắp xếp lại lao động : 264 100,00%

1 Tổng số lao động Công ty : 224 84,85%

2 Tổng số lao động tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ theo nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của

3 Tổng số lao động nghỉ việc theo Bộ luật lao động và 13 04,92% chuyển công tác :

( Nguồn : Bản CBTT của Công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh

Hà khi cổ phần hóa ).

Các nguồn lực dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm : vốn, máy móc trang thiết bị, lao động, đất đai và các tài nguyên khác Trong đó, nguồn lực lao động có vai trò quyết định sự phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nguồn vốn nhân lực, đó là tổng hợp các kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo dục có sẵn tạo cho cá nhân có được năng suất lao động cao hơn Nhưng vấn đề làm thế nào để đảm bảo nguồn lực lao động trong Công ty luôn đủ về số lượng, được bố trí làm việc có hiệu quả cao nhất, chất lượng lao động cao mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tối ưu? Mặt khác, về phía doanh nghiệp thì yêu cầu cần tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, công bằng, phân công công việc hợp lý nhằm khai thác khả năng của người lao động, đồng thời cần có những chính sách khuyến khích nâng cao năng xuất lao động, tạo điều kiện nâng cao tay nghề, học tập mở rộng, đào tạo lao động có trình độ phục vụ sản xuất kinh doanh Dưới đây là số liệu sủ dụng lao động qua các năm của công ty.

Bảng 4 : Bảng phân tích tình hình lao động của công ty từ 2004 – 2008.

Chỉ tiêu Số lượng (người) Lao động năm sau so năm trước

Số tuyệt đối Số tương đối (%)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GẠO THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY VĨNH HÀ

1 Đặc điểm của quy trình sản xuất, chế biến gạo thành phẩm cho xuất khẩu, đánh giá những yếu tố liên quan, những thế mạnh và điểm yếu trong quy trình

Thông qua việc tìm hiểu tài liệu tại Phòng Kinh Doanh về quy trình sản xuất, chế biến gạo cho xuất khẩu và thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có một số điểm liên quan tới quy trình sản xuất chế biến gạo thành phẩm có tác động tới hiệu quả chung của hoạt động xuất khẩu gạo như sau :

Quy trình công nghệ chế biến gạo Áp dụng với gạo xuất khẩu 5% tấm

 Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà là một trong số 35 doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc ( Vinafood 1 ) có địa chỉ tại số 9A Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng – Hà Nội, nhưng nguồn nguyên liệu thu mua lúa gạo chủ yếu lại được thu mua tại các tỉnh phía Nam, vậy nguyên nhân là do đâu ? Tại sao lại không thu mua ngay tại Miền Bắc để giảm thiểu chi phí vận chuyển và tránh cạnh tranh về nguồn hàng với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam ( Vinafood

2 ) Đó là do đặc điểm sản xuất kinh doanh lương thực tại Miền Bắc chủ yếu là tự cung tự cấp, sản lượng nhỏ manh mún, hoặc cung ứng gạo đặc sản hoặc là cung ứng với khối lượng nhỏ làm khả năng thu mua khó khăn hơn Mặt khác, truyền thống sản xuất gạo của nông dân các tỉnh phía Bắc là sản xuất đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của bản thân và tiêu thụ với khối lượng rất nhỏ trên thị trường nội địa khó thu mua Do đó, việc thu mua nguyên liệu gạo cho xuất khẩu gạo tại khu vực Miền Bắc chủ yếu tập trung vào các loại gạo đặc sản với khối lượng nhỏ Trong khi đó, hoạt động sản xuất lúa gạo ở Miền Nam mang tính sản xuất hàng hóa truyền thống với khối lượng lớn, chi phí thấp, loại gạo phổ biến, hoạt động thu mua được tiến hành thuận tiện thông qua các thương lái đã hình thành từ lâu đời.

 Hoạt động thu mua được tiến hành qua thương lái, đây là đặc điểm lâu đời khó thay đổi trong hệ thống thu mua chung của ngành, vì ảnh hưởng bởi điều kiện giao thông, địa bàn, quy mô sản xuất, nó là một hệ thống cố định nhiều cấp Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo thông qua hệ thống thu mua của các thương lái, đặt hàng cho họ theo số lượng, chủng loại, chất lượng, tiêu chuẩn… mà không thu mua trực tiếp từ trong nhân dân, do ảnh hưởng bởi điều kiện giao thông, khó kiểm soát về chất lượng, không đảm bảo đủ về số lượng Tuy nhiên,việc thu mua phải tiến hành qua hệ thống thương lái cũng có một số nhược điểm như : phụ thuộc vào hệ thống thu mua bên ngoài, có thể bị ép giá, khả năng đảm bảo của các thương lái phụ thuộc vào quy mô hoạt động của họ…Vì vậy, một trong số các hướng hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài và đảm bảo hệ thống thu mua, cung ứng nguyên vật liệu là doanh nghiệp cần xây dựng cho mình các cơ sở thu mua của chính doanh nghiệp đặt ngay tại vùng nguyên liệu để có thể chủ động thu mua của nông dân với giá cả thấp hơn, đảm bảo hơn về số lượng, chất lượng của chính Công ty.

 Công ty không đầu tư trực tiếp cho nhân dân sản xuất và thu mua trực tiếp vì rủi ro cao Rút kinh nghiệm từ sự kém hiệu quả của hình thức đầu tư của cây mía trong lĩnh vực sản xuất đường hay cây chè, cafe…việc đầu tư cây giống, phân đạm…cho một bộ phận nông dân tiến hành sản xuất nhằm cung ứng nguyên vật liệu cho công ty có thể mang lại những rủi ro cao vừa gây tốn kém về vốn đầu tư nghiên cứu con giống, ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tới năng xuất chất lượng của giống lúa nghiên cứu, tính ỷ lại của người nông dân vào doanh nghiệp hoặc họ có thể bán ra bên ngoài với giá cao hơn…

 Khâu xay sát và đánh bóng cần tiến hành 2 lần đảm bảo loại bỏ cám, tăng khả năng bảo quản và chất lượng gạo theo yêu cầu Việc này còn phụ thuộc vào trình độ máy móc trang thiết bị của Công ty, của các cơ sở cung cấp Vì vậy, trong khâu này của quy trình cần chú ý tới vấn đề đổi mới và chuyển giao công nghệ, lựa chọn nhà cung ứng có hệ thống máy móc phù hợp và quan trọng hơn và công tác quản lý và kiểm soát chất lượng của gạo sau giai đoạn sơ chế quan trọng này, nó sẽ là cơ sở ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm của Công ty, giá cả trên thị trường…

Bảng 7 : Bảng liệt kê các máy móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến gạo thành phẩm của Công ty.

Trang thiết bị Nước sản xuất Năm sản xuất

1 Máy làm sạch Việt Nam 1995

2 Máy tách vỏ Việt Nam 1995

3 Máy chà gạo Việt Nam 1995

5 Máy sàng phân loại Mỹ 1996

6 Máy đóng bao Việt Nam 1994

Nhìn vào bảng liệt kê máy móc trang thiết bị sản xuất và chế biến gạo thành phẩm xuất khẩu, thấy rằng : công nghệ của các máy này chủ yếu được sản xuất tại Việt Nam, chỉ có máy đánh bóng và máy sàng phân loại, là 2 loại máy quan trọng trong việc sàng lọc, nâng cao chất lượng gạo là được nhập từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, năm sản xuất của các máy này, gần nhất là năm 1997 cách thời điểm hiện tại là 12 năm, như vậy là quá cũ kĩ và lạc hậu so với sự phát triển của công nghệ ngày nay Yêu cầu của công tác đổi mới Công nghệ là cấp thiết hơn bao giờ hết, vì vai trò của công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn : đổi mới công nghệ không chỉ giúp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên vật liệu đầu vào, nâng cao năng suất, tạo ra những sản phẩm mới có ưu thế và tính năng đặc trưng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm…Là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Vì vậy, đây là một khâu yếu trong quy trình chế biến gạo xuất khẩu của Công ty cần được khắc phục sớm.

Hoạt động xuất khẩu gạo phải có sự giám định từ phía có quan quản lý chất lượng, đồng thời tiến hành thanh toán theo thông lệ quốc tế để đảm bảo tính nhất quán, thuận tiện.

Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu là : Cuba chiếm 70 – 80 %; Philippin, Irac, Iran chiếm 20 %; còn lại là xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Nam Á như Indonexia….Gạo cao cấp 5% tấm thường chỉ xuất sang Irac, Iran… những nước có yêu cầu phẩm cấp gạo cao.

Hệ thống kho và công tác bảo quản gặp nhiều khó khăn như diện tích, điều kiện tránh mưa, nắng, ẩm thấp…do cơ sở vật chất còn yếu kém, diện tích nhỏ hẹp.

2 Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty trong giai đoạn 2003 – 2008 ( 3 năm trước cổ phần hóa và 3 năm sau cổ phần hóa doanh nghiệp )

Trước khi đi vào đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và xuất khẩu gạo của

Công ty, chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về kết quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty, nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới từng sản phẩm của doanh nghiệp Mặt khác, gạo là sản phẩm chủ yếu đóng góp vào kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp Trong những năm qua, kinh doanh lương thực Miền Bắc gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc xuất khẩu lương thực Việc xuất khẩu lương thực của Công ty được thực hiện thông qua hình thức cung ứng cho Tổng Công ty lương thực Miền Bắc Hoạt động kinh doanh lương thực nội địa mang tính thời vụ.Hơn nữa, Công ty lại nhận sát nhập một số đơn vị thành viên của Tổng Công ty,nên Công ty phải ổn định lại cơ cấu tổ chức, cơ cấu sản xuất kinh doanh, do vậy mà sản lượng và doanh thu của Công ty qua những năm qua bị hạn chế, cụ thể là :

2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm trước khi cổ phần hóa :

Bảng 8 : Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm trước khi cổ phần hóa Đơn vị :1.000.000 đồng.

6 Tỷ suất LNST/Vốn NN 0,52% 0,05% 0,38%

7 Lao động thường xuyên ( Người ) 441 330 264

( Nguồn : CBTT công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà ).

Nhận xét : 3 năm trước khi tiến hành cổ phần hóa, doanh thu của doanh nghiệp qua các năm tuy có tăng nhưng tốc độ tăng không cao Doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng 39.369 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 38,46 % Tuy nhiên, lợi nhuận lại giảm mạnh tới 304 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 91,3

%, điều này chứng tỏ chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên rất lớn làm hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm mạnh Nguyên nhân là do sau khi sáp nhập Công tyVật tư - Bao bì lương thực, Công ty kinh doanh Xây dựng Lương thực và một số đơn vị thuộc liên hiệp các Công ty Lương thực Hà Nội, Công ty phải tiến hành ổn định cơ cấu tổ chức mới, tiếp nhận và quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên của các thành viên mới sáp nhập, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại phải chịu thêm nhiều khoản chi phí liên quan tới vấn đề tổ chức hành chính mới, bố trí lại sản xuất làm chi phí sản xuất chung tăng Trong năm tiếp theo, doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 8.867 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 6,2 % Doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 so với năm 2004 tăng chậm lại nhưng lợi nhuận lại được cải thiện đáng kể mặc dù, tăng 191 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 658,6 % Tốc độ tăng cao nhưng do lợi nhuận năm 2004 là rất thấp nên mức lợi nhuận vẫn thấp hơn so với năm 2003 Điều này chứng tỏ, cơ cấu doanh nghiệp đã đi dần vào ổn định và bắt đầu hoạt động có hiệu quả hơn Mặt khác, lực lượng lao động trong công ty giai đoạn này luôn được tiến hành tinh giảm, hạn chế sự cồng kềnh, dư thừa của bộ máy quản trị sản xuất, cụ thể : năm 2004 so với năm

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY VĨNH HÀ

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

1 Mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty :

Chuyển hình thức sở hữu 100% vốn Nhà nước thành hình thức đa sở hữu, trong đó có sở hữu của các cổ đông là đông đảo cán bộ công nhân viên trong Công ty và các nhà đầu tư có tiềm năng khác nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý kết hợp với cơ chế năng động trong việc huy động vốn để có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của Công ty. Nâng cao và phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, gắn chặt giữa trách nhiệm trong công việc và quyền lợi của người lao động và các cổ đông, tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, đổi mới hình thực quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả, xây dựng và phát triển doanh nghiệp, cải thiện đời sống người lao động.

Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên, người lao động trong công ty và các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp để có cơ hội đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Phát huy vai trò làm chủ của người lao động, trách nhiệm, năng lực và trình độ của lãnh đạo, người lao động, các cổ đông,tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư với doanh nghiệp Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước – Doanh nghiệp – Nhà đầu tư – Người lao động – Xã hội.

2 Định hướng chiến lược và mục tiêu định lượng :

Chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới và ảnh hưởng của điều kiện hội nhập kinh tế - khủng hoảng kinh tế thế giới được xác định tập trung vào hai hướng chính là :

 Tận dụng tối đa lợi thế và các lợi ích từ bất động sản do Công ty quản lý.

 Tăng cường xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới. Để thực hiện hai chiến lược đó Công ty cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm đổi mới, khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng,nội lực đã có về : Vốn, lao động, bất động sản, lợi thế thương mại, tinh thần đoàn kết, vượt khó, cạnh tranh…nhằm ổn định sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách Nhà nước, phúc lợi xã hội….

Các chỉ tiêu cụ thể là : ( theo chỉ tiêu kế hoạch CBTT Lương thực Vĩnh Hà )

- Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15 % - 20 %.

- Doanh thu đạt từ 120 – 150 tỷ đồng/năm.

- Lợi nhuận đạt từ 2 tỷ đến 4,5 tỷ đồng/năm.

- Tạo đủ việc làm, đảm bảo thu nhập >2 triệu đồng/người/tháng.

- Nộp ngân sách từ 4,2 – 4,5 tỷ đồng/năm.

3 Phân tích ma trận SWOT của Công ty trong giai đoạn mới :

Sau năm 2006 sẽ là năm khởi đầu kỳ kế hoạch 5 năm mới và cũng là thời kỳ đất nước ta tham gia sâu và rộng hơn vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp Trong đó, thách thực về cạnh tranh và chuẩn hóa mọi mặt hoạt động theo các tiêu chuẩn phù hợp với mặt bằng được thừa nhận rộng rãi trong môi trường kinh doanh quốc tế…là những sức ép rất lớn Công ty sẽ có thuận lợi hơn do tính linh động cao của mô hình Công ty cổ phần, nhưng lại khó khăn vì thu hẹp quy mô vốn, người lao động chưa quen với hình thức hoạt động và quản trị mới có thể mang theo những cách suy nghĩ và làm việc cũ không phù hợp với điều kiện mới, đặc biệt là sau khi cổ phần Do vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của Công ty Bên cạnh đó, Công ty cổ phần cũng có rất nhiều công việc phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nền nếp, trong đó công việc trước mắt là xây dựng hệ thống các quy chế quản lý nội bộ bao gồm quy chế tài chính,quy chế phân phối, quy chế sử dụng và đào tạo cán bộ…. Nền kinh tế quốc gia tăng trưởng với tỷ lệ khá cao và sự ổn định về chính trị - xã hội cùng với các cải cách về hành chính của Nhà nước, cũng như việc ban hành và áp dụng các chính sách điều hành – quản lý kinh tế hướng đến các chuẩn mực quốc tế thông dụng ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực để tham gia sâu thêm vào hội nhập kinh tế quốc tế…., đồng thời việc ký kết các cam kết quốc tế về hợp tác kinh tế - thương mại song phương và đa phương giữa nước ta với nhiều nước và tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã tạo ra môi trường kinh doanh cởi mở và thuận lợi chung cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà.

Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động lâu năm trong ngành lương thực và do đó có nhiều bài học kinh nghiệm nhất đinh, vì vậy, khi chuyển sang công ty cổ phần sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy kinh doanh trong giai đoạn tới.

Sau khi cổ phần hóa, Công ty CP Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà sẽ chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần có đầu tư vốn Nhà nước, Công ty vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và có sẵn các mối quan hệ đã hình thành từ trước với các đơn vị và bạn hàng.

Doanh nghiệp đã có những bước đột phá nhất định trong việc chuyển đổi cơ chế quản lý và vận dụng có hiệu quả cơ chế chính sách của Nhà nước vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp, dám nghĩ, dám làm, mở rộng hoạt đồng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề.

Doanh nghiệp có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội, hiện đang trực tiếp quản lý và sử dụng nhiều bất động sản có giá trị thương mại lớn, có lợi thế trong tiếp cận các dịch vụ và khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng kinh tế vùng cũng như kinh tế quốc dân Mặt khác, việc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần hóa giúp Công ty thu hút được lượng vốn dư thừa bên ngoài doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Đội ngũ Ban lãnh đạo Công ty và các cấp quản lý là đa số các Cán bộ Cộng nhân viên có tâm huyết và kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục làm việc và đóng góp cho công ty Họ là những cổ đông của Công ty nên sẽ gắn bó và làm việc có trách nhiệm hơn. Đồng thời việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần sẽ tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi giúp Công ty năng động hơn trong cơ chế huy động các nguồn lực đáp ứng yêu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng tạo ra cơ sở pháp lý linh động và phù hợp để Công ty xây dựng cơ chế quản lý nội bộ với mục tiêu vừa đảm bảo mọi hoạt động của Công ty phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước vừa phát huy được tính năng động sang tạo của đội ngũ người lao động trong Công ty, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư,hoạt động sản xuất kinh doanh…

Kinh doanh lương thực nội địa nhìn chung trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, tỷ suất lợi nhuận thấp, các ngành nghề mới xâm nhập vẫn chưa mang lại hiệu quả cao Bên cạnh đó, nhận thức của người lao động chưa theo kịp nhu cầu của quá trình đổi mới cơ chế thị trường.

Giai đoạn đầu hoạt động Công ty sẽ gặp không ít khó khăn trong điều hành do sự chuyển đổi hình thức kinh doanh Một số lĩnh vực đầu tư chiếm khối lượng vốn khá lớn nhưng trước mắt còn chưa có hiệu quả, phải lấy kết quả sản xuất kinh doanh từ nguồn khác để bù vào chi trả cổ tức cho cổ đông.

Công ty cũng rất cần nâng cao trình độ đội ngũ lao động do nhu cầu trẻ hóa đội ngũ cán bộ đào tạo lại để tiếp tục sử dụng lao động có hiệu quả.

Ngoài ra, các yếu tố mới về môi trường với doanh nghiệp cổ phần hóa vừa là thuận lợi vừa là khó khăn đối với công ty trong giai đoạn đầu cổ phần hóa.

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu xuất nhập khẩu đang gia tăng nhanh, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO.

ĐỀ XUẤT CÁC HƯỚNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY

1 Các giải pháp mang tính tổng hợp từ phân tích ma trận SWOT

Qua phân tích SWOT – phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức mà môi trường bên trong và bên ngoài có thể tác động đến công ty, đã đưa ra một số chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo từ việc sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội, khắc phục những yếu kém, giảm bớt những nguy cơ, thách thức nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty :

- Giữ vững và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước bằng nhiều cách thức, biện pháp như thành lập xây dựng bộ phận nghiên cứu thị trường, thâm nhập vào những thị trường mới giàu tiềm năng nhưng có yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao như EU và các nước phát triển, thực hiện ký kết các hợp đồng trực tiếp mà không cần thông qua Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, thiết lập kênh phân phối, thực hiện chương trình quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu qua báo, đài, internet, thị trường thế giới, xây dựng văn phòng đại diện tại các nước đối tác…

- Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách xây dựng và phát triển thương hiệu riêng của Công ty trên thị trường thế giới như nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có thế mạnh, là loại đặc sản, quảng bá thương hiệu, đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng, thuyết phục người tiêu dùng tại mỗi thị trường một cách có hiệu quả về sản phẩm của Công ty, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền địa phương để nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ thủ tục cần thiết Không ngừng đầu tư nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm, đồng thời hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn Chất lượng sản phẩm được nâng cao và hiệu quả sản xuất kinh doanh là chìa khóa duy nhất tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Liên kết với người sản xuất, đối với nông dân cần phải chú ý tạo các mối quan hệ, liên kết với tổ chức của người sản xuất như hợp tác xã, hội nông dân, thương lái, các doanh nghiệp cung ứng đầu vào, tổ chức xây dựng hệ thống thu mua riêng của doanh nghiệp… để tạo được nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lượng đồng đều. giá cả hợp lý

- Khắc phục những yếu kém để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể là nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ trong công ty, nỗ lực cố gắng vượt qua những khó khăn, hạn chế Cải tiến bộ máy quản trị doanh nghiệp, bố trí lại lao động, sử dụng nguồn lao động mới trẻ, có trình độ…

- Đảm bảo hệ thống tài chính thanh toán hợp đồng xuất khẩu vừa theo quy định, thông lệ quốc tế vừa thuận tiện, minh bạch, tốc độ nhanh…cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu riêng cho mặt hàng của Công ty sẽ là cơ sở gây dựng lòng tin và uy tín của Công ty trên thị trường xuất khẩu.

=> Thực hiện tốt những chiến lược này sẽ giúp công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả cao.

2 Nghiên cứu và thâm nhập để mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong quá trình phát triển của mình Công ty phải tự tìm cho mình hướng đi riêng trên cơ sở tự chủ về nguồn lực, tức là phải tìm kiếm cho mình những thị trường trực tiếp mà không cần xuất khẩu thông qua Tổng Công ty lương thực Miền Bắc( Vinafood 1 ) Nghiên cứu, thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, hội nhập với nền kinh tế của thế giới Tuy nhiên việc nghiên cứu, thâm nhập không phải đơn giản vì có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như chọn quốc gia và thời điểm nào để thâm nhập, chính sách kinh doanh phải phù hợp với từng quốc gia, từng khu vực Làm tốt công tác này sẽ giúp công ty mở rộng thêm thị trường mới, khách hàng giao dịch ngày càng nhiều hơn làm cho sản lượng xuất khẩu tăng nhanh, thu về lợi nhuận cao

2.1.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu gạo

Qua phân tích về thị trường xuất khẩu gạo của công ty ta thấy công ty vẫn còn đang bỏ ngỏ những thị trường như Nhật Bản, EU, một số nước trong ASEAN Vì thế cần phải nghiên cứu những thị trường này để từng bước mở rộng làm tăng sản lượng xuất khẩu, chủ động hơn về thị trường không chịu áp lực bởi một khu vực thị trường nhất định và giảm bớt sự phụ thuộc của Công ty vào Tổng Công ty

- Đây là một thị trường liên kết kinh tế, thống nhất về tiền tệ nhưng độc lập về chính trị, rộng lớn với trên 380 triệu người tiêu dùng tương đối khó tính, hàng hóa khi thâm nhập vào thị trường này phải có tính cạnh tranh cao

- Mặc dù có sự thống nhất về kinh tế nhưng thị trường EU bao gồm cả những nước giàu như Anh, Pháp, Đức… và cả những nước kém phồn thịnh như Hy Lạp… mặt khác còn có những khác biệt về văn hóa, tập tục giữa các dân tộc nên có sự khác biệt rất lớn về nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng Do thói quen tiêu dùng truyền thống của người dân ở thị trường này nên yêu cầu về sản phẩm là rất cao về chất lượng, chủng loại… sản phẩm của công ty khi muốn xuất khẩu sang thị trường này đòi hỏi phải có chất lượng cao, phẩm chất tốt phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng

Là cường quốc tài chính thứ 2 thế giới và là một trong 3 cường quốc công nghiệp của hành tinh Dân số trên 130 triệu người Cần nghiên cứu các đặc điểm của người Nhật như : họ rất tiết kiệm thời gian và tiền bạc, họ tranh thủ làm việc đến từng giây, trong kinh doanh có tinh thần tập thể cao độ bởi họ cho rằng “nếu đồng tâm hiệp lực, sẽ làm ra được những sản phẩm tuyệt hảo”, chính phủ Nhật thường có những chính sách bảo hộ đối với hàng sản xuất trong nước… để có những hiểu biết cần thiết khi thâm nhập thị trường này Đây là thị trường có tiềm năng lớn, sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường này đòi hỏi giá thành phải hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao

Thị trường các nước trong khối ASEAN :

Gồm 11 nước với khoảng hơn 600 triệu người tiêu dùng, cũng là một thị trường rộng lớn với khả năng tiêu thụ hàng hóa dồi dào Do có nhiều nước khác nhau nên tập quán tiêu dùng cũng khác, mặt khác thị trường này có nhiều đối thủ cạnh tranh bản xứ do đó sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này phải đáp ứng nhu cầu khác nhau phù hợp với thị hiếu tiêu dùng đồng thời phải có tính cạnh tranh cao cả về giá lẫn chất lượng Điều đặc biệt quan trọng là nước ta là một thành viên của khối, nên các vấn đề liên quan tới xuất khẩu và ngoại thương sẽ được tiến hành dễ dàng hơn bởi các cam kết liên kết phát triển kinh tế chung trong toàn khối, đây là điều kiện tương đối quan trọng giúp Công ty có thể dễ dàng thâm nhập khu vực thị trường này hơn.

2.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu gạo

Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa, chính trị, tập quán buôn bán, hệ thống pháp luật khác nhau nên nhu cầu về sản phẩm cũng khác nhau Do đó khi nghiên cứu, thâm nhập thị trường thì cần phải chú ý đến một số nhân tố sau :

- Đặc điểm của thị trường : cần xem xét đến nhu cầu, vị trí địa lý, phong tục tập quán, văn hóa, chính trị, pháp luật… nhằm đáp ứng một cách tốt nhất theo yêu cầu của từng thị trường

- Đặc điểm của sản phẩm : sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, chất lượng cao, giá cả hợp lý, sản phẩm nào đang có và đang cần để đáp ứng kịp thời và thỏa đáng Hiện tại công ty kinh doanh các loại gạo như sau: gạo 5 %,

Ngày đăng: 04/07/2023, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w