TỔNG QUAN
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VẢI
1.1.1 Bước tiến mới trong ngành công nghiệp dệt may
Từ thời xa xưa, con người đã có ý thức sử dụng lá cây để làm vật che chắn cho cơ thể Khi xã hội ngày càng phát triển, công nghệ kỹ thuật được đầu tư và dần hoàn thiện thì con người dần biết đến vải, lúc này vải chỉ được xem là vật che phủ cơ thể, bảo vệ con người trước những tác nhân từ môi trường xung quanh Tuy các kỹ thuật may dệt cũng nhanh chóng phát triển theo hướng công nghiệp hoá của đất nước nhưng trong suốt những năm đó, con người cũng vẫn chỉ dùng các nguyên liệu tự nhiên, lấy từ cây cỏ như các sợi bông, sợi đay, sợi lanh hay từ động vật như da, sợi len, tơ tằm,…Vì thế sản xuất bị giới hạn, vải vóc trở thành mặt hàng xa xỉ, chất liệu cao cấp chỉ dành cho giới quý tộc, thượng lưu còn đa số dân chúng chỉ mặc vải thô, giá thành rẻ Vào khoảng những năm 1920-1950, các nhà khoa học ở Châu Âu đã có nhiều nghiên cứu phát minh ra sợi vải tổng hợp là kết quả của quá trình chế tạo sợi từ các phản ứng hoá học và chất xúc tác do con người thực hiện Kể từ đây vải vóc dần trở nên là một nhu yếu phẩm cơ bản của mọi người, mọi tầng lớp, không còn chỉ là sản phẩm quý giá của tầng lớp quý tộc
Chúng ta đã trải qua thời kỳ mà chất lượng vải đa phần được đánh giá bằng thị giác Giờ đây, những sự tiến triển trong công nghệ và những nghiên cứu mang tính đổi mới ngày càng gia tăng, đã tác động đến việc định hình lại thị trường thời trang một cách mạnh mẽ trong những năm tiếp theo Những sản phẩm đổi mới từ những cải tiến trong công nghệ đang tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong thị trường dệt may Với tốc độ sản xuất ngành dệt may vô cùng lớn, sự hạn chế trong thị trường vải hiện nay có thể được khắc phục bằng việc cải tiến quá trình hoàn tất vải [1] để tăng giá trị cho vải, tạo ra dòng sản phẩm vải thơm mang tính khác biệt và đổi mới Ước tính rằng trong 20 năm tiếp theo, 80% sản phẩm vải sẽ mang tính kỹ thuật và được chức năng hóa [2] Sự xuất hiện các xu hướng làm đẹp bằng những sản phẩm tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe đã dần định hướng các mối quan tâm của người tiêu dùng tới những sản phẩm quần áo không chỉ đáp ứng các nhu cầu cơ bản như che phủ, làm đẹp mà còn phải có những chức năng đặc biệt như tạo mùi thơm, siêu hút ẩm, dễ giặt giũ, khử mùi hôi, chống côn trùng, …Thêm vào đó, các sản phẩm vải hiện nay phải thân thiện với môi trường, mang lại cuộc sống tự nhiên và khỏe mạnh hơn
Ngành dệt may không ngừng nỗ lực đổi mới kỹ thuật sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và điều quan trọng nữa là các sản phẩm này phải được phát triển theo hướng thân thiện với môi trường Bên cạnh chức năng truyền thống là che phủ cho con người trước tác động của môi trường, hàng dệt giờ đây mang đến sự thoải mái vừa đáp ứng nhu cầu thị giác của con người mà con thêm vào đó các hoạt chất để tạo nên những tính năng riêng biết cho loại sản phẩm này Các yêu cầu quan trọng nhất đối với trang phục bảo hộ đó là tính hiệu quả của rào cản và sự thoải mái về nhiệt sinh lý cho người mặc [1]
Công nghệ vi bao (microencapsulation) đã ra đời, được sử dụng để bao bọc hoạt chất và hệ microcapsules chứa hoạt chất được sử dụng trong quy trình hoàn tất vải để tăng giá trị cho vải, cũng như khử đi các mùi khó chịu vốn có của các hoạt chất dùng cho sản xuất vải Cũng chính nhờ sự phát triển của công nghệ này, nhiều dạng hoạt chất đã được phối vào nền vải nhằm mang lại những đặc tính, công dụng riêng biệt cho người sử dụng Đây cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của Cosmetotextiles (vải mỹ phẩm)
Hàng dệt mỹ phẩm là một loại vải có chứa thêm thành phần hoạt chất bền ứng dụng trong mỹ phẩm như sử dụng các cao chiết từ thiên nhiên, các hoạt chất dưỡng ẩm và đặc biệt là các loại vitamin Các thành phần này sẽ giải phóng có kiểm soát khi người mặc sử dụng chúng Theo chỉ thị của cục Mỹ phẩm châu Âu: Bất kỳ loại vải nào chứa hợp chất hay chất pha chế được phân tán theo thời gian trên những bề mặt khác nhau của cơ thể con người, đặc biệt là trên da người và có chức năng đặc biệt như làm sạch, thay đổi mùi hương bên ngoài, bảo vệ, giữ trong tình trạng tốt, hay khử mùi cơ thể được gọi là Cometotextiles
Sự ứng dụng hiệu quả của mỹ phẩm và khả năng chữa bệnh lên vải không còn là một khái niệm mới Bằng chứng cho thấy những loại vải từ thời cổ xưa đã được tạo thành từ tơ sợi thiên nhiên, cùng với các chất nhuộm màu chiết xuất từ các loại thảo mộc thiên nhiên để mang lại những tác dụng có lợi cho da Vì thế, có thể nói rằng việc sử dụng vải và quần áo như một giải pháp cho sức khỏe chỉ là một khái niệm rất cũ, được gọi là Ayurvastra [2]
Các loại vải ngày nay đã phát triển nhanh chóng và có sự đa dạng chưa từng có Điều này có được là do những bước tiến nổi bật của khoa học và công nghệ của hàng thập kỉ trước như phát minh ra công nghệ vi bao (Encapsulation), dệt 3D, ứng dụng lên sợi micro, nano hay vật liệu chuyển pha Các phát minh này đã đem lại những tính năng đặc biệt cho các loại vải kỹ thuật như vải thoáng mát, vải y khoa, vải chống nắng, chống nhăn, chống côn trùng,… Và gần đây là sự phát triển của hàng dệt mỹ phẩm Trong các loại chất liệu may mặc hiện đại, hàng dệt mỹ phẩm đã dần khẳng định vị trí chiếm lĩnh trong thị trường dệt may, không chỉ là mang lại các đặc tính cơ bản mà còn tăng cường thêm các đặc tính khác như chống oxy hóa, chống sưng viêm, tăng cường độ ẩm,… đồng thời phải có tính bảo vệ môi trường ngay cả ở sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất
Hình 1 1 Sự xuất hiện của Cosmetotextiles [2]
Những hàng dệt này cung cấp mỹ phẩm và hiệu suất cao về sinh học, sinh lý con người như cảm giác dễ chịu, tràn đầy năng lượng, giảm béo, làm mới, tăng sức sống, sáng da, chống lão hoá, chăm sóc cơ thể, vóc dáng và sức khoẻ Hàng dệt may có thể để truyền đạt các đặc tính chăm sóc da, giảm lão hoá và cải thiện cảm giác về sức khoẻ hoặc phúc lợi
1.1.2 Xu hướng phát triển vải kỹ thuật
Sự ứng dụng các hiệu quả của mỹ phẩm và khả năng chữa bệnh lên vải không còn là một khái niệm mới Bằng chứng cho thấy những loại vải từ thời cổ xưa đã được tạo thành từ tơ sợi thiên nhiên, cùng với các chất nhuộm màu chiết xuất từ các thảo mộc thiên nhiên để mang lại những tác dụng dụng có lợi cho da Vải mỹ phẩm là sự kết hợp giữa các thành phần từ tự nhiên như các thảo mộc tự nhiên, các hương thơm từ thực vật và chất nhuộm màu từ tự nhiên cùng với các cải tiến trong công nghệ dệt may
Khi tiếp xúc với da và cơ thể con người, hàng dệt mỹ phẩm được thiết kế để chuyển hoạt chất mỹ phẩm một cách có mục đích Một ví dụ cụ thể là việc truyền hoạt chất dưỡng ẩm cho da được giải phóng từ hàng dệt mỹ phẩm đến cơ thể con người Để đạt được mục đích chỉ cần bằng cách truyền đạt và giải phóng các thành phần mỹ phẩm và dược phẩm và vải một cách đơn giản tự nhiên với chuyển động của cơ thể, làn da sẽ dần tươi mới và cải tạo lại Để đạt được những tính năng vượt trội trên, công nghệ vi nang dường như là một phương pháp tối ưu để cung cấp các tính năng với hiệu suất cao, độ bền tăng lên Cơ chế giải phóng hoạt chất của hàng dệt mỹ phẩm khi tiếp xúc với da được minh hoạ như Hình 1.2 dưới đây [4]
Hình 1 2 Cơ chế hoạt động của hàng dệt mỹ phẩm khi tiếp xúc với da [4]
Khả năng giải phóng hoạt chất có kiểm soát đối với hàng dệt mỹ phẩm là một khía cạnh quan trọng cần được nghiên cứu Theo cơ chế phân phối hoạt chất với tốc độ giải phóng chậm, hoạt chất mỹ phẩm có thể được giải phóng vào da người một cách kiểm soát để tránh quá liều [5,6]
Khả năng tương thích sinh học của hệ bao bọc cũng là mối quan tâm trong sự phát triển, yêu cầu không độc hại, không gây ung thư, không gây đột biến và quái thai,… Là một ứng dụng in vivo, hàng dệt mỹ phẩm không gây kích ứng da đồng thời giải phóng hoạt chất [5]
Hình 1 3 Hình ảnh quang học của vi nang chitosan bao bọc dầu jojoba [5]
Trước nhu cầu sử dụng các hạt vi nang ngày càng tăng lên, các nhà nghiên cứu và nhà sản xuất sản phẩm dệt may đã đầu tư đáng kể vào ngành dệt mỹ phẩm để nghiên cứu và phát triển sản phẩm Một số yếu tố quan trọng được chú trọng như sau:
- Ứng dụng thẩm mỹ và chăm sóc sức khoẻ của hàng dệt may
- Kết hợp các chất hoạt tính theo các chức năng khác nhau với độ bền tăng lên
- Mô hình hoá các đặc tính có hệ thống để đánh giá độ an toàn của hàng dệt may mỹ phẩm
- An toàn sinh học và lợi ích sinh học đối với da người
Bên cạnh đó, nhiều loại vải với các cấu trúc khác nhau đã được tận dụng bởi các nhà khoa học làm môi trường chứa và kiểm soát khả năng giải phóng hoạt chất Vì thế, nhiều công nghệ bao bọc được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi nhằm mục đích bao bọc các hoạt chất trong một lớp vỏ, giúp kiểm soát khả năng giải phóng theo các yếu tố mong muốn Công nghệ vi bao đã trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi bởi tính hiệu quả và linh động của chúng.
CÔNG NGHỆ VI BAO (MICROENCAPSULATION)
Microencapsulation là một công nghệ dùng để bao bọc các hoạt chất hay các hợp chất dễ bay hơi dưới dạng các viên nang có kích thước micro hay nano, còn được gọi là microcapsule [7] Các hạt microcapsule là hình cầu hoặc vô định hình, có chứa một hoặc nhiều thành phần lõi là các chất lỏng, rắn hãy là một hỗn hợp huyền phù được bao bọc bởi lớp vỏ bên ngoài Lớp vỏ có thể là polymer tự nhiên hay tổng hợp, hoặc là nền các chất béo rắn Thành phần lõi bên trong sẽ được lớp vỏ bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài nhằm kiểm soát khả năng phóng thích cũng như tăng độ bền
Hình 1 4 Cấu trúc của vi nang [7]
Phần vỏ còn được gọi là tường, vật liệu thành, lớp phủ, chất đóng gói, pha ngoài, màng, ma trận hay chất nền Đây là lớp bên ngoài của hạt vi nang được làm bằng polymer tự nhiên hay tổng hợp hoặc bán tổng hợp hay nền của chất béo rắn,… Vỏ có tác dụng bảo vệ phần bên trong (phần chứa hoạt chất của vi nang) khỏi những tác động bên ngoài và nhằm mục đích kiểm soát hiệu quả khả năng giải phóng hoạt chất đồng thời tăng độ bền sản phẩm Phần vỏ cần phải đáp ứng các điều kiện sau: khả năng tương thích hoá lý với các thành phần lõi, linh động, không thấm ướt, bền trong các điều kiện ứng dụng
Phần lõi còn được gọi là vật liệu lõi, pha bên trong, chất bao bọc, pha tải trọng hay chất lấp đầy Đây là phần bên trong của vi nang được bao bên ngoài bởi phần vỏ, có chứa hoạt chất chính Thành phần hoạt tính là chất có thể ở dạng lỏng, rắn hay là một hỗn hợp huyền phù,… Các loại vật liệu khác nhau như hoạt chất dược phẩm, protein, peptide, dầu dễ bay hơi, nguyên liệu thực phẩm, bột màu, thuốc nhuộm, monome, chất xúc tác, thuốc trừ sâu,… có thể được bao bọc bằng các loại vật liệu lớp phủ hoặc vỏ khác nhau như ethylcellulose, hydroxyl propylmethyl cellulose, natri carboxy methyl cellulose, natri alginate, PLGA, gelatine, polyeste, chitosan,… [9]
Vi bao được mô tả là một quá trình bao bọc các hạt chất rắn hoặc giọt chất lỏng hoặc khí có kích thước micron trong một lớp vỏ, từ đó cách ly và bảo vệ chúng khỏi tác động của môi trường bên ngoài Các sản phẩm thu được từ quá trình này được gọi là vi hạt, vi nang và vi cầu phân biệt về hình thái và cấu trúc bên trong Khi kích thước hạt nhỏ hơn 1 mm, chúng lần lượt được gọi là hạt nano, viên nang nano, quả cầu nano và các hạt có đường kính từ 3-800 mm được gọi là hạt siêu nhỏ, viên nang siêu nhỏ Các hạt lớn hơn 1000 mm được gọi là hạt lớn Vi bao có thể được thực hiện để bảo vệ các dược chất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, để che dấu các đặc tính cảm quan như màu, vị, mùi của dược chất, để giải phóng dược chất có kiểm soát, để xử lý an toàn các vật liệu độc hại, để giải phóng thuốc theo mục tiêu và để tránh các tác dụng phụ như kích ứng dạ dày [9]
Hình 1 5 Cơ chế bao bọc của hệ microcapsule [9]
Khả năng tương thích giữa thành phần lõi và vật liệu vỏ là một yếu tố quan trọng trong hiệu quả của nền microcapsule Kích thước lõi đóng vai trò quan trọng trong khả năng phân tác, thấm ướt và kiểm soát quá trình phóng thích hoạt chất Vật liệu vỏ sẽ đóng vai trò bảo vệ tạm thời hay lâu dài lõi khỏi các tác nhân bên ngoài Cấu trúc của hệ đa dạng, phụ thuộc vào các thông số như độ cứng của lớp phủ, loại vật liệu lõi và phương pháp điều chế Nhưng đa phần thì cấu trúc hình cầu chiếm đa số
Hình 1 6 Một số cấu trúc của hệ microcapsule [4]
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ microencaptulation
Lĩnh vực vi nang kết hợp các công nghệ khác nhau từ các lĩnh vực công nghiệp không liên quan khác, được hợp nhất để tạo ra một sản phẩm mới cho một ứng dụng cụ thể Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ vi nang đi kèm với việc giảm kích thước của các hạt, trong khi các ứng dụng đầu tiên có phạm vi tỷ lệ vĩ mô, được giảm dần xuống phạm vi tỷ lệ vi mô Do đó, các hạt nano hiện tại có thể được tìm thấy trên thị trường [10]
Quan điểm sớm nhất về microencapsulation được ra đời vào năm 1930 với định nghĩa đây là sự bao bọc hoặc giữ tính chất của vật liệu lõi được bao bọc bởi một vật liệu khác bên ngoài bằng kỹ thuật sấy phun [11] Cho đến những năm 1950, ứng dụng quan trọng đầu tiên của công nghệ đóng gói đã được phát triển bởi Barrett Green của Công ty Máy tính Tiền Quốc gia để cung cấp giấy sao chép không carbon sử dụng kỹ thuật bảo quản phức tạp Điều này được sử dụng trong một hệ thống in mới, kết hợp thuốc nhuộm không màu trong các pha dầu và phủ một tờ báo đánh giá thứ hai bằng đất sét có tính acid [12] Eurand America có trụ sở tại Mỹ đã giành được quyền để phát triển và đưa vào thị trường công nghệ vi bao cho tất cả các ứng dụng mới Sau đó, kỹ thuật bao bọc đa năng này đã ứng dụng trong một phạm vi lớn các lĩnh vực bao gồm dược phẩm, hóa chất, nông nghiệp, thực phẩm và mỹ phẩm Ngành công nghiệp dệt đã phản ứng chậm với các khả năng của vi bao Mãi đến những năm 1990, một số ứng dụng thương mại mới xuất hiện ở giai đoạn nghiên cứu và phát triển Trong thế kỷ 21, các ứng dụng thương mại của vi bao trong ngành dệt may có thể được tìm thấy nhiều hơn, đặc biệt là ở Tây Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ Kỹ thuật này đang được sử dụng để phát triển hàng dệt may với các đặc tính mới và giá trị gia tăng; bao gồm vật liệu kiểm soát khí hậu, vải phát hành nước hoa, hàng dệt mỹ phẩm, trị liệu và y tế Các nhà sản xuất hàng dệt may rất lạc quan rằng công nghệ mới này sẽ mở ra các cơ hội thị trường thú vị và một thế giới tiềm năng cho người tiêu dùng [13,14]
1.2.3 Kỹ thuật sản xuất vi bao
Có rất nhiều phương pháp sản xuất vi bao nhưng các phương pháp đều bao gồm 3 bước cơ bản: bao bọc các thành phần hoạt chất làm lõi, hình thành vi nang và làm cứng vi nang
Một số phương pháp sản xuất vi bao hiện nay như polyme hoá bề mặt (Interfacial Polymerisation), trùng hợp tại chỗ (In Situ Polymerisation), sự trùng hợp huyền phù (Suspension Polymerisation), đông tụ pha (Phase Coacervation), làm cứng nhũ tương (Emulsion Hardening), bay hơi dung môi (Solvent Evaporation), đông tụ phức tạp (Complex Coacervation), gel hoá ion (Ionic Gelation), sấy phun (Spray Drying)
Việc lựa chọn kỹ thuật nào cần dựa trên chi phí xử lý và việc sử dụng dung môi hữu cơ đối với sức khoẻ và môi trường a) Phương pháp nhũ tương hoá và bay hơi
Vật liệu ưa dầu được hoà tan trong một dung môi hữu cơ trộn lẫn với nước được nhũ hoá khi pha với nước SLN thu được bằng cách làm bay hơi dung môi dưới áp suất thấp Khi dung môi bay hơi, sự phân tán của các hạt nano được hình thành bởi kết tủa của lipid trong dung nước Ưu điểm của phương pháp này giúp tránh khỏi được sự tác động của nhiệt nhưng khuyết điểm lớn nhất là phải sử dụng dung môi hữu cơ b) Phương pháp sử dụng siêu giới hạn
Chuẩn bị bằng cách khuấy hỗn hợp quang học trong suốt tại nhiệt độ 65-70 o C bao gồm một acid béo dễ nóng chảy, chất nhũ hoá và nước Bỏ vi nhũ tương nóng chảy vào nước lạnh (2-3 o C) và khuấy đều Bằng cách sử dụng chất lỏng siêu giới hạn Có thể được chuẩn bị bằng cách mở rộng siêu giới hạn nhanh chóng Phương pháp giải quyết carbon dioxide (RESS) với 99.99% là dung môi Ưu điểm của phương pháp này giúp cho quá trình chế biến ngắn, ít ảnh hưởng vết dung môi còn lại c) Phương pháp sấy phun
Sấy phun đóng vai trò như một kỹ thuật vi bao khi vật liệu lõi được hòa tan hoặc phân tán trong dung dịch nóng chảy hoặc dung dịch polymer và chúng được bao lại khi sấy khô lớp vật liệu bên ngoài Trong quy trình sấy phun được sử dụng rộng rãi, quá trình sấy khô tạo thành hạt rắn được tạo thành bằng cách phun dung dịch của vật liệu lõi và vật liệu làm màng bao bọc dưới dạng những giọt mịn vào không khí nóng Sau đó, lỏng bay hơi và chất rắn khô được tách bằng bộ phận thu hồi riêng biệt
Phương pháp này được sử dụng để bao bọc các vật liệu không bền vì thời gian tiếp xúc ngắn trong máy sấy phun Tuy nhiên, nhược điểm của việc sử dụng phương pháp sấy phun là một số hương liệu có nhiệt độ sôi thấp dễ bị bay hơi hoặc biến tính trong quá trình sấy Một nhược điểm khác là vật liệu lõi cũng có thể hình thành trên bề mặt của vi nang, vì vậy có thể bị oxy hoá hoặc thay đổi mùi hương của sản phẩm được bao bọc
Hình 1 7 Quy trình sản xuất bằng phương pháp sấy phun Ưu điểm của phương pháp này giúp cho hệ ở trạng thái bền nhất, thuận lợi cho bảo quản, phối chế Nhưng nhược điểm lớn nhất của phương pháp này phải sấy ở nhiệt độ cao trên 70 o C và hạt dính chùm trong quá trình sấy d) Polymer hoá tại bề mặt pha và trùng hợp tại chỗ
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HỆ BAO BỌC HOẠT CHẤT
Năm 2006, nhóm nghiên cứu của Francessco Lai đã tiến phát triển hệ dẫn truyền mới cho thuốc trừ sâu sinh thái bằng cách kết hợp tinh dầu Artemisia arborescens L 1% (tinh dầu cây ngải cứu bao gồm α-pinene, β-thujone, camphor, beta-capophyllene, chamazulene) vào trong hệ hạt chất béo rắn Chất béo rắn sử dụng trong nghiên cứu là comptritol 888 ATO, được đun nóng lên 85 o C rồi trộn với tinh dầu đã được phân tán vào trong nước nóng có chứa chất hoạt động bề mặt (poloxamer 188 hoặc miranol ultra C32) Hỗn hợp được khuấy trong vòng 1 phút với tốc độ 8000 vòng/phút, sau đó đồng hóa áp suất cao ở 500 bar,
90 o C Kết quả đo phân bố kích thước hạt cho biết sử dụng poloxamer làm chất hoạt động bề mặt cho hạt nhỏ hơn so với việc sử dụng miranol ultra C32 Sau 60 ngày bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau, kích thước của hệ gia tăng không đáng kể đặc biệt là hệ sử dụng poloxamer để ở nhiệt độ 4 o C (từ 199 nm lên 207 nm) Hiệu quả bao giữ tinh dầu cũng được tiến hành kiểm tra và cho thấy cả hai chất hoạt động bề mặt sử dụng đều đạt hiệu suất cao, 87% khi dùng poloxamer 188 và 92% khi dùng miranol ultra C32 [17]
Năm 2007, nhóm tác giả gồm Waree Tiyaboonchai, Wacharaphorn Tungpradit, Pinyupa Plianbangchang đã sử dụng phương pháp microemulsion tạo hệ hạt chất béo rắn tại nhiệt độ 75 o C thành công Pha nước chứa 0,1% dẫn xuất curcuminoids, 5-15% poloxomer 188, 5-15% AOT, 5-20% ethanol và nước khử ion vừa đủ 100% Pha nước đun đến 75 o C trước khi được cho vào pha dầu [18] Pha dầu chứa 5-12,5% acid stearic, 4% GMS, cũng được đun nóng đến 75 o C Sau khi trộn lẫn hai pha này thu được hệ microemulsion, để ấm và phân tán trong nước lạnh 2 o C (tỉ lệ 1:20) và thực hiện đồng hóa tốc độ cao trong 15 phút, 8000 vòng/ phút thu được hệ chất béo rắn Sau đó hệ được lọc siêu âm hai lần với nước khử ion hóa Cuối cùng, cho vào hệ nhũ 4% mannitol trước khi làm lạnh nhanh trong nitơ lỏng và làm lạnh khô ở áp suất 0,4 mbar, nhiệt độ -30 o C, trong
24 giờ Kết quả tạo thành hệ hạt chất béo rắn chứa curcuminoids có kích thước gần 450 nm
Hệ duy trì được tính ổn định trong 6 tháng bảo quản ở nhiệt độ phòng không có ánh sáng Sản phẩm bước đầu đã được sử dụng thử nghiệm trên cơ thể người và mang lại kết quả tốt trong việc chữa trị vết nhăn
Năm 2007, nhóm tác giả gồm Waree Tiyaboonchai, Wacharaphorn Tungpradit, Pinyupa Plianbangbang đã thành công trong việc bao giữ curcuminoid bằng hệ hạt chất béo rắn với phương pháp microemulsion Nghiên cứu cho thấy rằng sự thành đổi thành phần của hệ ảnh hưởng lớn đến khả năng bao giữ cũng như kích thước hạt tạo thành Pha nước bao gồm 0,1% dẫn xuất curcuminoid, các chất poloxomer 188, dioctyl sodium sulfosuccinate (AOT), ethanol và nước khử ion được đun nóng lên đến 75 o C sau đó trộn với pha dầu chứa stearic acid và 4% GMS cũng được đun nóng lên 75 o C Hệ nhũ được phân tán lại trong nước lạnh ở 2 o C bằng máy đồng hóa trong vòng 15 phút với tốc độ 8000 vòng/phút Sau đó hệ được lọc siêu âm rồi trộn với nhũ 4% mannitol Cuối cùng, hệ được làm lạnh trong nitơ lỏng với áp suất 0,4 mbar ở nhiệt độ -30 o C trong 24 giờ Kết quả khảo sát chỉ ra nồng độ thành phần các chất thích hợp là 5% poloxomer, 5% AOT, 15% ethanol, 5% stearic acid sẽ đạt hệ có kích thước 450 nm và có thể ổn định trong 6 tháng bảo quản ở nhiệt độ phòng [19]
Năm 2010, V Chandrasekaran và M Senthikumar đã thành công nghiên cứu hệ bao bọc vitamin E lên vải dệt kim bằng phương pháp nitric acid hay còn gọi là phương pháp tận trích (Exhaustion method) Mục tiêu của nghiên cứu là các mẫu vải dệt kim đã được phủ lớp hoàn thiện vitamin E và xem xét hiệu suất của chúng thông qua các phương pháp thử nghiệm thương mại [20]
Các giá trị thực nghiệm thu được từ phương pháp SEM cho thấy hiệu suất tốt ngay cả sau mười chu trình giặt, hình ảnh chụp từ SEM cũng cho thấy được sự rõ rệt của vải trước và sau khi có lớp phủ vitamin E Trong khi đó, phương pháp thử nghiệm chuyển giao với collagen da dê cho thấy vitamin hoàn thiện trên vải có khả năng chuyển vào da dê, đồng thời cho thấy rằng vitamin có thể chuyển vào da người trong sử dụng Ngoài ra, các đánh giá chủ quan cho thấy hiệu quả của vải hoàn thiện vitamin E trên đối tượng nghiên cứu khác nhau, nhóm đối tượng sử dụng vải hoàn thiện vitamin E liên tục trong mười ngày cho thấy hàm lượng vitamin E trong huyết thanh tăng thêm 2mg/dl trong khi nhóm đối tượng không sử dụng giảm một lượng khoảng 1 kmg/dl vitamin E trong huyết thanh Kết quả từ ba thử nghiệm này cho thấy rằng vải giàu vitamin e có thể được sử dụng như một sản phẩm giá trị gia tăng đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng [21]
Tháng 4/2017, Fatemeh Ghaheh và các cộng sự đã thành công phủ các loại vải cotton bằng các hạt nano protein có chứa vitamin E bằng phương pháp xử lý miếng đệm Hoạt tính kháng oxy hoá của miếng vải phủ được đánh giá bằng phương pháp bắt gốc tự do ABTS Các mẫu vải được phủ bằng các hạt nano chứa lượng vitamin E dạng vi nang cao nhất (20% pha dầu) cho thấy hoạt tính chống oxy hoá là cao nhất Lớp phủ protein được duy trì trong ít nhất 10 chu kỳ giặt, chứng minh độ tin cậy của phương pháp xử lý bằng miếng đệm để cố định các hạt nano trên bề mặt cotton Một lượng lớn vật liệu có thể được chuyển và giải phóng sang các chất nền khác, chẳng hạn như vải và da, thông qua tác động tổng hợp của mồ hôi và ma sát Một loạt các ứng dụng mỹ phẩm và y tế có thể thực hiện được với phương pháp phủ và giải phóng hoạt chất đã phát triển, trong đó vitamin E sẽ mang lại những lợi ích quan trọng như sản phẩm bảo vệ da, chống lão hoá hoặc dưỡng ẩm cho da [22]
Năm 2013, Talita A Comunian đã thành công trong việc tạo hệ bao bọc vitC bằng cách đông tụ phức hợp sử dụng cả gelatin và gum arabic làm chất bao bọc Để làm cho quá trình đông tụ của vật liệu lõi ưa nước, nhũ tương nước trong dầu đầu tiên được điều chế bằng cách sử dụng dầu ngô, dung dịch 30% vitC và polyglycerol polyricinoleate (PGPR
90) làm chất hoạt động bề mặt Chín công thức vi nang được điều chế có chứa gelatin, gum arabic và vitC với tỷ lệ 1:1:0,5; 1:1:0,75 và 1:1:1, với lần lượt là 0,025; 0,05 và 0,075 g/mL polymer Bài nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp đánh giá như hình thái của các vi nang đông khô được phân tích bằng SEM và TEM, độ hút ẩm, độ hòa tan, kích thước hạt, hiệu suất đóng gói, quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier và độ ổn định của vật liệu được đóng gói Tất cả các công thức vi nang đều có hình cầu, đa nhân và có hòa tan và hút ẩm nhẹ Hiệu suất đóng gói cao khoảng 98% Do đó, có thể bao bọc vitC một cách hiệu quả bằng cách sử dụng phương pháp nhũ tương kép, sau đó là đông tụ phức hợp Điều này chứng minh được khả năng bảo vệ vitC và ổn định của vi nang tốt hơn là trong dung dịch Như vậy, nghiên cứu này chứng minh việc sử dụng kỹ thuật nhũ tương kép trước khi đông tụ phức tạp có thể thu được các vi nang có lõi ưa nước [20]
Tháng 4/2021, Jiyoo Baek và các cộng sự đã nghiên cứu thành công hệ bao bọc vitC bằng chitosan (GCh) với hai tác nhân liên kết chéo là tinh thể nano cellulose được phosphoryl hóa (PCNC) và tripolyphosphate (TPP) Quá trình hình thành hệ bao bọc vi nang được thực hiện thông quá tương tác tĩnh điện giữa GCh và glycidyltrimethylammonium clorua (GTMAC) làm lớp vỏ Sau đó, TPP và PCNC được thêm vào làm tác nhân tạo liên kết chéo nhằm tăng hiệu quả bao bọc
Mục tiêu của công trình nghiên cứu của Jiyoo Baek và các cộng sự là xem xét hai tác nhân liên kết chéo PCNC so với TPP nhằm đánh giá độ ổn định của hệ bao bọc, khả năng bao bọc và giải phóng vitC Do đó, bài nghiên cứu đã đưa ra các đánh giá về kích thước hạt vi nang, điện tích bề mặt, hiệu quả bao bọc, khả năng giải phóng vitC, thử nghiệm bắt gốc tự do, thử nghiệm kháng khuẩn và có một số kết luận ban đầu PCNC có thể ổn định hệ thống một cách hiệu quả thông qua sự gel hóa ion mạnh hơn so với TPP Tính ổn định của vitC trong hệ thống phụ thuộc nhiều vào ánh sáng, độ pH và oxy hòa tan của môi trường Các viên nang sử dụng tác nhân liên kết ngang PCNC sở hữu cấu hình phát hành bền vững hơn, từ đó PCNC được xem là tác nhân lý tưởng cho việc lưu trữ vitC trong thời gian dài Ngoài ra, hệ vitC-GCh-PCNC có khả năng kháng oxy, kháng khuẩn cao hơn hệ bao bọc vitC-GCh-TPP [23]
Năm 2020, Xin Liu và các cộng sự đã nghiên cứu thành công việc tạo ra hệ đồng bao bọc vitC và β-Carotene (βC) trong liposome (L) bằng cách sử dụng đồng thời các chất ưa nước và kỵ nước thông qua phương pháp tiêm ethanol Đầu tiên, một lượng lecithin lòng đỏ, cholesterol và βC được hòa tan trong 15 mL dung dịch hỗn hợp diclometan - ethanol với tỉ lệ về thể tích là 1:2 Tiếp tục cho 2 mg vitC được hòa tan trong 15 mL dung dịch đệm phosphat có nồng độ 0.01 M, pH 6.8 Sau đó, dung dịch được bơm từng giọt bằng ống tiêm vào dung dịch đệm Phosphat được duy trì ở 35 °C với khuấy từ Sau khi tiêm, thu được liposome thô bằng cách khuấy trong 20 phút ở 35°C Làm bay hơi ở 40°C để loại bỏ diclometan và ethanol Sau khi thể tích của mẫu được điều chỉnh đến 15mL bằng dung dịch đệm phosphat, sau đó được loại bỏ bởi màng nitrat cellulose 0.45 μm để thu được liposome đồng nhất Liposome trắng (un-L), liposome nạp vitC (L-vitC) và liposome nạp βC (L-βC) được điều chế theo cùng một cách Mỗi mẫu được chuẩn bị làm ba lần và tất cả sản phẩm được bảo quản ở 4°C trong bóng tối
Các kết quả về cấu trúc liposome được đặc trưng bởi kích thước hạt, chỉ số phân tán, thế Zeta và TEM cho thấy cấu trúc vi mô của tất cả các mẫu liposome là hình cầu không có sự kết dính hoặc vỡ Kích thước của liposome đã bao bọc vitC và β-Carotene (L-vitC-βC) lớn hơn L-vitC và L-βC Hiệu quả đóng gói của VitC trong L-vitC-βC cao hơn đáng kể so với L-vitC, và hiệu quả bao bọc của βC trong L-vitC-βC không có thay đổi đáng kể so với trong L-βC Tỷ lệ phản ứng gốc tự do của L-vitC-βC cao hơn đáng kể so với L-βC, trong khi nó không có thay đổi đáng kể so với L-vitC Ngoài ra, độ ổn định lưu trữ của βC trong L-vitC-βC được cải thiện rất nhiều so với trong L-βC
Kết quả cho thấy rằng sự đồng bao bọc của vitC và βC có thể cải thiện đáng kể độ ổn định lưu trữ của βC và không có ảnh hưởng đáng kể đến độ ổn định lưu trữ của vitC liposome có thể bảo vệ các hoạt chất khỏi bị hư hại trong dạ dày và giải phóng chúng trong ruột non, nơi chúng có thể được hấp thụ Hơn thế nữa, kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp ý nghĩa to lớn để cải thiện độ ổn định lưu trữ của βC Đồng thời, tạo tiền đề cho việc thiết kế các hệ thống phân phối hiệu quả cho các chất hoạt tính sinh học bằng cách sử dụng đồng thời các chất ưa nước và kỵ nước trong liposome Từ nghiên cứu này mở ra nhiều triển vọng và nhiều ứng dụng tiềm năng trong ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm
THỰC NGHIỆM
MỤC TIÊU
Ở nghiên cứu trước, Nguyễn Tiến Thanh đã tạo thành công hệ bao bọc vitamin E&C bằng chất béo rắn Emulgade với phương pháp bắt gốc tự do DPPH trên vải cotton Tiếp nối các kết quả thu được ở đề tài trước, trong bài báo cáo này sẽ tập trung nghiên cứu điều chế hệ bao bọc vitamin E&C bằng một số loại chất béo rắn (Emulgade, Naterol, Sabowax) với phương pháp bắt gốc tự do ABTS ứng dụng trên nền vải cotton từ đó khảo sát được hiệu quả bao bọc, hiệu quả sử dụng cũng như giải phóng hoạt chất của hệ bao bọc trên nền vải cotton Để đạt được mục tiêu này, luận văn dự kiến thực hiện các nội dung như sau
- Chuẩn bị và đánh giá tính chất nguyên liệu
- Điều chế hệ bao bọc hoạt chất bằng chất béo rắn
- Đánh giá tính chất hệ bao bọc hoạt chất bằng chất béo rắn
- Khảo sát hiệu quả bao bọc vitamin bằng phản ứng bắt gốc tự do ABTS
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giải phóng hoạt chất trên vải cotton
- Khảo sát hiệu quả và động học giải phóng hoạt chất trên vải cotton
HOÁ CHẤT VÀ THIẾT BỊ
Bảng 2 1 Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu
Emulgade SE-PF Lớp vỏ béo rắn của vi nang
Naterol 165 Lớp vỏ béo rắn của vi nang
Sabowax FL65K Lớp vỏ béo rắn của vi nang
Tween 80 Chất nhũ hoá trợ phân tán
Vitamin C (STAR-VCE) Thành phần hoạt tính
Vitamin E Acetate Care Thành phần hoạt tính
Dầu olive Thành phần hoạt tính
Dung môi hòa tan vitamin E
K2S2O8 Dung môi đo kháng oxy hoá
NaCl Pha dung dịch đệm
KCl Pha dung dịch đệm
Na2HPO4 Pha dung dịch đệm
KH2PO4 Pha dung dịch đệm
Vải cotton và viscose Đối tượng ứng dụng hệ bao bọc
Bảng 2 2 Các thiết bị dùng trong nghiên cứu
Thiết bị và dụng cụ Số lượng
Máy đo phổ nhiễu xạ laser LDS 1 Máy quang phổ hấp thụ UV-VIS 1
Các dụng cụ thí nghiệm khác 1
2.3.1 Đánh giá đặc tính của nguyên liệu
2.3.1.1 Phương pháp đánh giá khả năng kháng oxy hoá bằng phản ứng gốc tự do ABTS
❖ Chuẩn bị dung dịch đệm
Dung dịch đệm phosphate PBS 7.4 được tạo thành bằng cách hòa tan các thành phần của công thức trong 1L nước cất Độ pH của môi trường có thể được điều chỉnh bằng dung dịch HCl 1N hoặc dung dịch NaOH 1N sao cho pH không lệch quá 0.02 so với pH được chỉ định
Bảng 2 3 Thành phần các hóa chất trong dung dịch đệm phosphate pH=7.4
Hóa chất NaCl Na2HPO4 KH2PO4 KCl
❖ Phương pháp đánh giá sự kháng oxy hoá dựa vào khả năng bắt gốc ABTS + có cùng cơ chế hoạt động với phương pháp bắt gốc DPPH, tuy nhiên ABTS bản chất không phải gốc tự do, đòi hỏi sự chuyển đổi bằng một tác nhân oxy hoá mạnh là K2S2O8 Khi bị oxy hoá hoá, ABTS mất một điện tử và tạo ra gốc tự do ABTS + Chính điện tử độc thân trên gốc tự do đã hình thành nên hệ liên hợp điện tử và làm cho ABTS chuyển màu xanh, có độ hấp thu cực đại ở bước sóng 734 nm Nếu bị khử bởi chất có hoạt tính kháng oxy hoá, ABTS + sẽ chuyển về dạng ban đầu ABTS không màu Khả năng khử ABTS + của một chất kháng oxy hoá được thể hiện ở mức độ làm giảm màu của dung dịch ABTS, xác định được bằng cách đo độ hấp thu ở bước sóng cực đại 734 nm
Thực hiện với bốn mẫu gồm olive, vitE, vitC và hỗn hợp olive, vitE, vitC với tỉ lệ tương ứng 6:3:1 tương ứng với thể tích 100 μL
Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Tiến hành pha dung dịch ABTS 7 mM và dung dịch K2S2O8 2.45 mM như sau cân 0.0192 g ABTS + 5 mL nước và cân 0,0040 g K2S2O8 + 6 mL nước cất Hút 5 mL
K2S2O8 vào hủ ABTS ủ 16 tiếng trong bóng tối ở nhiệt độ phòng sẽ thu được dugn dịch stock Sau khoảng thời gian trên, dung dịch stock được ủ tối trong tủ lạnh Pha loãng dung dịch stock bằng dung dịch đệm 7.4 đến độ hấp thu 𝑂𝐷 734 = 0.7 ± 0.02 trước khi tiến hành phản ứng
Bước 2: Sàng lọc khoảng nồng độ ức chế bằng cách phân tán mẫu trong dung dịch đệm 7,4 thành các nồng độ thử nghiệm thích hợp đối với từng đối tượng khảo sát
Bước 3: Tiến hành phản ứng như sau:
• Hỗn hợp mẫu õm chứa 2000 àL dung dịch stock đó được pha loóng và 1000 àL dung dịch đệm
• Hỗn hợp mẫu trắng chứa 2000 àL dung dịch đệm và 1000 àL dung dịch mẫu ở nồng độ cần đo
• Hỗn hợp đo chứa 2000 àL dung dịch stock đó được pha loóng và 1000 àL dung dịch mẫu ở nồng độ cần thử nghiệm
Các hỗn hợp phải được lắc đều và để yên cho phản ứng ở nhiệt độ phòng trong thời gian cần khảo sát rồi tiến hành đo giá trị độ hấp thu; các hỗn hợp mẫu trắng và mẫu đo cần được đem siêu âm trong 5 phút trước khi tiến hành đo
Từ kết quả khảo sát mẫu ở các nồng độ thử nghiệm, tiến hành thí nghiệm tương tự với các nồng độ phù hợp Mỗi nồng độ được thực hiện ít nhất 3 lần để tính giá trị trung bình Phần trăm bắt gốc tự do ABTS được tính theo công thức
A: độ hấp thu quang của mẫu phân tích
Ao: độ hấp thu của dung dịch chứa mẫu trắng
An: độ hấp thu của dung dịch chứa mẫu đối chứng âm
2.3.1.2 Đánh giá tính chất nguyên liệu
Khả năng kháng oxy hoá của nguyên liệu được đánh giá thông qua phản ứng bắt gốc tự do ABTS theo từng mẫu nguyên liệu Bốn mẫu gồm dầu olive, vitC, vitE và mẫu mix (là sự kết hợp của dầu olive, vitE, vitC với tỉ lệ khối lượng lần lượt là 6:3:1) được đo khả năng kháng oxy hoá tương tự như quy trình ở mục 2.3.1.1
2.3.2 Đánh giá đặc tính hệ bao bọc
2.3.2.1 Xác định phân bố kích thước hạt hệ phân tán bằng phương pháp đo LDS
Phân bố kích thước hạt và đường kính trung bình của hệ phân tán được xác định bằng phương pháp LDS Nguyên lý cơ bản của phương pháp là sử dụng tia laser chiếu qua dung dịch huyền phù pha loãng, các đầu dò sẽ quét một góc từ 0 o đến 90 o để thu nhận các chùm tia khúc xạ và phản xạ, hàm phân bố kích thước và giá trị đường kính hạt (kích thước mean và median) được tính toán dựa theo thuyết tán xạ Mie Việc phân tích mẫu được thực hiện bằng thiết bị Horiba LA – 950V2 tại phòng thí nghiệm bộ môn Kỹ thuật Hóa hữu cơ, khoa
Kỹ thuật Hóa học, trường đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM
2.3.2.2 Xác định hình thái hạt bằng phương pháp SEM
Xác định hình thái hạt thông qua kính hiển vi quét SEM (Scaning Electron Microscopy): Phương pháp sử dụng một chùm điện tử hội tụ cao trong chân không quét qua bề mặt mẫu, thu thập các tín hiệu từ mẫu phát ra, tái tạo thành một hình ảnh lớn hơn của bề mặt mẫu và hiển thị lên màn hình
2.3.2.3 Xác định hiệu quả bao bọc
Hiệu quả bao bọc và hiệu quả sử dụng của hệ bao bọc là hai thông số quan trọng để xác định được hiệu quả của phương pháp điều chế, nó được đánh giá thông qua phản ứng bắt gốc tự do với ABTS như đã trình bày ở mục 2.3.1.1 Các hệ bao bọc sau khi được điều chế, sẽ siêu âm cho phá bọt và tiến hành xác định hàm lượng các hoạt chất có bên trong, trên vỏ hạt và tồn tại tự do bên ngoài hạt vi nang Để đánh giá được hiệu quả bao bọc của hạt nano chất béo rắn, ta cần tính toán được sự hao hụt của các thành phần nguyên liệu do bay hơi và thao tác trong quá trình tạo thành hệ bao bọc Hiệu quả sử dụng là tỷ lệ giữa lượng nguyên liệu có trong hệ sau khi được điều chế so với toàn bộ lượng nguyên liệu có trong hỗn hợp điều chế ban đầu Hiệu quả bao bọc là tỷ lệ giữa lượng hoạt chất bên trong và bên trên vỏ hạt vi nang với lượng hoạt chất tự do trong hệ bao bọc
2.3.3 Đánh giá đặc tính hệ bao bọc trên nền vải cotton
2.3.3.1 Đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất của hệ bao bọc trên nền vải cotton
Vải cotton sau khi được xử lý bằng hai phương pháp (tẩm và ngâm) được dùng để đánh giá khả năng kháng oxy hoá thông qua phản ứng bắt gốc tự với với ABTS tương tự như mục 2.3.1.1 Đánh giá và so sánh các điều kiện khác nhau của từng hệ bao bọc và đưa ra nhận xét về hiệu quả của từng phương pháp đưa hoạt chất lên hệ bao bọc
2.3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của dung tỷ đến khả năng giải phóng hoạt chất trên nền vải cotton
Vải cotton sẽ được ngâm với các hệ bao bọc khác nhau trong 24 giờ ứng với từng thể tích dung dịch bao bọc khác nhau Sau đó, vải sẽ được phơi khô và siêu âm phá bọt để đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất Tiếp tục đo kháng oxy hoá của dung dịch sau siêu âm thu được thông qua phản ứng bắt gốc tự do ABTS như được trình bày ở mục 2.3.1.1 Từ đó đưa ra đánh giá về ảnh hưởng của dung tỷ đến khả năng và hiệu quả giải phóng hoạt chất.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4.1 Chuẩn bị và đánh giá tính chất của nguyên liệu
Thực hiện đánh giá hoạt tính kháng oxy hoá của bốn mẫu bao gồm vitC, vitE, dầu olive và mẫu mix thông qua phản ứng bắt gốc tự do tương tự như quy trình ở mục 2.3.1.1 Sau đó vẽ đồ thị thể hiện phần trăm ức chế gốc tự do theo mẫu vitamin C trên
VitC (Ethyl Ascorbic Acid) sử dụng là loại dẫn xuất của L-ascorbic acid dưới dạng một ester Trong bài nghiên cứu này sử dụng vitC được cung cấp bởi công ty DCT KOREA Co., Ltd với các tính chất được cho trong Bảng 2.4:
Bảng 2 4 Các tính chất của vitamin C Đặc tính Thông số
Tên INCI Ethyl Ascorbic Acid Tên thông thường STAR-VCE
Trạng thái (20 o C) Bột, màu trắng Độ tinh khiết 99.58 % pH 3.4
Nhiệt độ nóng chảy 113.2 o C Độ ẩm 0.22%
VitE được sử dụng trong nghiên cứu này là α-tocopheryl acetate, đây là dẫn xuất este của tocopherol VitE được dùng là loại phổ biến trong ngành mỹ phẩm, là chất lỏng có màu vàng nhạt, tan tốt trong dầu, đặc biệt là dầu olive VitE trong nghiên cứu có độ bền tốt, nhiệt độ phân hủy cao cũng như tác dụng dưỡng ẩm, tăng khả năng đàn hồi của da,… nên dẫn xuất của VitE được lựa chọn làm thành phần hoạt tính trong bài nghiên cứu này
Dầu olive nguyên chất chứa 84% acid béo không bão hòa và một số các loại vitamin khác, đặc biệt là vitE Dầu olive là một loại dầu tự nhiên có thể hòa tan được vitE nên có thể sử dụng để tạo ra hỗn hợp đồng nhất tốt
❖ Chất béo rắn (Emulgade SE-PF TM )
Thường có dạng viên rắn, màu trắng hoặc màu kem xốp, có mùi đặc trưng Được điều chế từ thực vật (dầu dừa, dầu cọ) và các sản phẩm từ dầu khí (ethylene oxide) Emulgade có nhiệt độ nóng chảy 49–52 o C và pH 5.5–7 Thành phần chính và tỷ lệ được cho trong
Bảng 2 5 Thành phần chính và tỷ lệ các chất trong Emulgade
Glyceryl stearate 40–70 Ceteareth-20 10–20 Ceteareth-12 5–10 Cetearyl alcohol 5–10
Thường có dạng viên rắn, có màu trắng đến ngả vàng, mùi nhẹ đặc trưng Có nguồn gốc acid thực vật điều chế từ Glyceryl monostearate và PEG-100 Stearate, có nhiệt độ nóng chảy từ 60-70 o C và ổn định ở pH=5.5-7.5
❖ Chất béo rắn (Sabowax FL65 K)
Sabowax thường ở dạng sáp rắn, có màu vàng nhạt, không mùi, ổn định ở pH 6 – 7, nhiệt độ nóng chảy (được đo trong thực nghiệm) là 60 – 70 o C được cung cấp bởi công ty Sabo
Tween 80 là chất hoạt động bề mặt không ion tương đối ổn định và không có độc tính có nguồn gốc từ polyethoxylated và acid oleic Thường được phép sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa cũng như được ứng dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm, dược liệu Tween 80 có màu vàng đến vàng xanh, tan trong nước, các nhóm ưa nước trong hợp chất này là polyethers như polyoxyethylene và polymer etylen oxit Các tính chất của Tween 80 được cho trong Bảng 2.6
Bảng 2 6 Các tính chất của Tween 80 Tên IUPAC Polyoxyethylene (20) sorbitan monolaurate
Tỷ trọng (g/mol) 1.006–1.09 Độ nhớt ở 25 o C (cst) 300–500
Vải được cung cấp bởi Viện Nghiên Cứu Dệt May tại thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ 345/128A Đường Trần Hưng Đạo, Cầu Kho, Quận 1, Hồ Chí Minh)
Các thông số cơ bản của vải cotton và viscose được đánh giá gồm mật độ sợi và tỷ trọng, trong đó số liệu mật độ sợi là do nhà cung cấp Cách xác định tỷ trọng của vải: cắt vải thành các mảnh nhỏ có kích thước 5×5 cm, sau đó tiến hành cân khối lượng Lấy kết quả thu được chia cho diện tích sẽ được tỷ trọng của vải Vải cotton và viscose được ứng dụng trong nghiên cứu là vải 100% nguyên chất với các thông số cơ bản như trong Bảng
Bảng 2 7 Các tính chất của vải
Kiểu dệt Dệt thoi Dệt kim
2.4.1.1 Khảo sát khả năng ức chế gốc tự do của nguyên liệu Để khảo sát khả năng ức chế gốc tự do của nguyên liệu trong mẫu mix gồm dầu olive, VitE, VitC với tỷ lệ khối lượng lần lượt là 6:3:1, thực hiện đánh giá khả năng kháng oxy hoá của dầu olive, vitE và vitC thông qua phản ứng bắt gốc tự do ABTS Cho mẫu vitamin trên phản ứng với gốc tự do ABTS tương tự quy trình ở mục 2.3.1.1 Mỗi mẫu được thực hiện đo ba lần để lấy giá trị trung bình Vẽ đồ thị thể hiện khả năng kháng oxy hoá của bốn mẫu theo phần trăm ức chế gốc tự do, từ đó đánh giá khả năng hiệp đồng của từng nguyên liệu trong hỗn hợp dầu
2.4.1.2 Khảo sát thời gian phản ứng tối ưu của hỗn hợp nguyên liệu
Tiến hành đo độ hấp thu theo các mốc thời gian 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50,
55, 60 phút ở bước sóng 734 nm Thực hiện ba lần để tính giá trị trung bình Vẽ đồ thị liên hệ giữa thời gian phản ứng và phần trăm ức chế gốc tự do thu được đường động học của quá trình bắt gốc tự do của bốn mẫu ứng với các mốc thời gian đã khảo sát
2.4.2 Điều chế hệ bao bọc hoạt chất bằng béo rắn
❖ Quy trình điều chế hệ bao bọc hỗn hợp vitamin bằng béo rắn
Hình 2 1 Quy trình điều chế hệ bao bọc hoạt chất bằng béo rắn
Hệ béo rắn bao bọc hỗn hợp dầu (dầu olive, VitE, VitC với tỷ lệ khối lượng lần lượt là 6:3:1) được tổng hợp bằng chất béo rắn (Emulgade SE-PF, Naterol, Sabowax) có sử dụng chất hoạt động bề mặt Tween 80 trong hệ nhũ O/W (nhũ dầu trong nước) Quy trình điều chế hệ béo rắn bao bọc gồm 3 bước chính:
Pha A gồm nước và chất hoạt động bề mặt Tween 80 được phân tán đều nhờ quá trình đồng hoá bằng máy đồng hoá FSH 2A với tốc độ 13000 vòng/phút ở nhiệt độ 25-30 o C trong vòng 5 phút
Pha B là chất béo rắn và mẫu mix được gia nhiệt ở 65-80 o C đến nóng chảy hoàn toàn Tiếp tục cho pha A đã được đồng hoá vào pha B Đồng hoá nóng hệ này bằng máy đồng hoá FSH 2A hoặc máy đồng hoá Philips HR2531 với tốc độ đồng hoá là 13000 vòng/phút ở nhiệt độ từ 65-80 o C trong vòng 10 phút Sự phân tán của béo rắn nóng chảy vào trong hệ nhũ dưới sự hỗ trợ của máy đồng hoá tốc độ cao sẽ hình thành các hạt nhũ béo rắn bao bọc trong hỗn hợp dầu
Sau đó làm lạnh hệ nhũ trên về nhiệt độ đông tụ của béo rắn (0-5 o C) có sử dụng máy đồng hóa FSH 2A hoặc máy đồng hóa Philips HR253 với tốc độ 13000 rpm trong vòng 5 phút Sự đông tụ pha xảy ra trên bề mặt tiếp xúc giữa hai pha đã hình thành một lớp màng béo rắn bao bọc hỗn hợp dầu
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT NGUYÊN LIỆU
Vải mỹ phẩm (comestotextile) hay vải có kết hợp các hoạt chất có khả năng hỗ trợ chăm sóc da đang ngày càng được quan tâm Vitamin E và C là những hoạt chất cơ bản có đem lại nhiều vai trò chức năng dưỡng ẩm, chống nhăn da, giảm viêm, bảo vệ da và còn hỗ trợ làm trắng da [28] Tuy nhiên, bản thân các vitamin kém bền và đôi khi các tương tác làm da kích ứng Việc sử dụng công nghệ vi bao để bao bọc vitamin cũng như kiểm soát khả năng giải phóng của chúng là biện pháp hiệu quả để khắc phục những nhược điểm trên Gần đây, tác giả Nguyễn Tiến Thanh đã có nghiên cứu hệ béo rắn bao bọc hỗn hợp VitE, vitC trong dầu olive với chất béo rắn Emulgade được sử dụng làm vật liệu bao hoạt chất , hiệu quả bao bọc hơn 50% [25] đã ứng dụng trên nên vải viscose với nhiều đặc tính nổi trội Tuy nhiên, với hỗn hợp các vitamin và sáp, nhũ, thành phần khá phức tạp và ảnh hưởng đến việc xử lý mẫu và xác định hàm lượng các vitamin đó Các công trình liên quan hệ bao bọc sử dụng trong vải chứng minh tính hiệu quả khi sử dụng phương pháp đo hoạt tính kháng oxy hóa tương đương xác định thành phần để phục vụ cho các đánh giá hiệu quả bao bọc hay phóng thích [23] Do vậy, trong nhóm nghiên cứu cùng tác giả Nguyễn Tiến Thanh đã tập trung nghiên cứu với phương pháp sử dụng là khả năng bắt gốc tự do DPPH
[25] Cùng trên định hướng đó, đề tài này cũng tập trung nghiên cứu ứng dụng hệ bao bọc hỗn hợp giữa dầu olive, vitE, vitC trên nền vải cotton, tuy nhiên sử dụng phương pháp bắt gốc tự ABTS Bên cạnh đó, đề tài sử dụng thêm một số nền vật liệu béo rắn như Emulgade, Naterol, Sabowax
Các nguyên liệu được sử dụng là các nguyên liệu thương mại và mỹ phẩm để dễ dàng ứng dụng và đảm bảo về mặt an toàn khi sử dụng Các tính chất cơ bản được cung cấp bởi nhà cung cấp, cụ thể đã được trình bày trong mục Error! Reference source not found
3.1.1 Khả năng ức chế gốc tự do của nguyên liệu Để xác định khả năng ức chế gốc tự do của các nguyên liệu đóng vai trò là phần lõi của hạt vi nang cần tiến hành thí nghiệm ở mục 2.3.1.2 Số liệu thu được từ thí nghiệm được trình bày ở Phụ lục 1 và kết quả như Hình 3.1 a) Vitamin C b) Olive c) Vitamin E d) Mẫu mix
Hình 3 1 Khả năng ức chế gốc tự do ABTS của các nguyên liệu theo nồng độ
Phản ứng giữa dầu olive, vitE, vitC với gốc tự do ABTS tại 30 phút Từ kết quả thực nghiệm, cho thấy phần trăm ức chế gốc tự do của vitC tăng tuyến tính với nồng độ Trong khoảng từ 1 đến 9 ppm phần trăm ức chế tăng rõ rệt và gần đạt tuyến tính ở giai đoạn từ 9-
100 ppm Cụ thể hơn khi tăng nồng độ từ 0-1 ppm phần trăm bắt gốc tự do tăng từ khoảng 47% cho đến 98.94% và đạt tuyến tính ở khoảng nồng từ 9-100 ppm Ở đồ thị vitE và olive có điểm chung sự tuyến tính xảy ra ở phần trăm bắt gốc tự do thấp khoảng chưa đến 30% Kết quả thực nghiệm cho thấy phần trăm ức chế gốc tự do của vitE là thấp nhất và vitC là cao nhất VitE không cao là do là dạng α-tocopheryl acetate, một dẫn xuất phổ biến dùng trong mỹ phẩm để có độ bền tốt hơn cấu trúc cơ bản α-
Nồng độ (ppm) tocopherol [28] Tương tự, VitC sử dụng dạng dẫn xuất ethyl ascorbate, là cấu trúc bền, sử dụng rộng rãi như nguyên liệu mỹ phẩm và vẫn duy trì hoạt tính cao [28]
Nghiên cứu trước đây đã sử dụng hỗn hợp dầu olive và vitamin E khi đánh giá các hoạt tính của hệ vi nang gắn trên vải và thu được nhiều kết quả khả quan Với định hướng gia tăng hoạt tính và tăng cường bảo vệ nguyên liệu trên, nên vitC được bổ sung vào hỗn hợp này Để có cơ sở so sánh các nghiên cứu trước, hỗn hợp mix được giữ nguyên tỷ lệ khối lượng của dầu olive, vitE và vitC lần lượt là 6:3:1 Hoạt tính kháng oxi hóa của hệ mix khá mạnh, tăng tuyến tính trong khoảng nồng độ … Với giá trị ức chế gốc tự do lên gần 100% Khi so sánh với các nguyên liệu, dường như hoạt tính của hỗn hợp mix này đến từ thành phần vitC là chủ yếu
3.1.2 Ảnh hưởng thời gian phản ứng
Các khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của hỗn hợp mix được thực hiện tại các thời điểm phản ứng gốc tự do ABTS khác nhau Số liệu thí nghiệm được trình bày ở Phụ lục 2 và kết quả thu được như Hình 3.2
Hình 3 2 Động học phản ứng của hỗn hợp vitamin Đồ thị còn cho thấy khả năng kháng oxy hoá của mẫu mix rất tốt, ở 5 phút đầu tiên, khả năng kháng oxy hoá của mẫu tăng vọt rất nhanh và đạt trên 51% Sau thời điểm này, khả năng bắt gốc tự do có tăng nhưng rất nhỏ, từ 51.3-54.1% trong thời gian kéo dài 50 phút Không có dấu hiệu suy giảm hay các biến động ảnh hưởng dữ liệu Có thể thấy sự
Thời gian (phút) thay số liệu 8.89% (viscose) và ở phương pháp tẩm 33.17% (cotton) > 31.22% (viscose))
Bên cạnh đó, hiệu quả giải phóng tĩnh sau 30 phút (E tt30) thực nghiệm, cũng cho kết quả E tt30 của cotton lớn hơn của viscose (ở mẫu ngâm là 29.94% (cotton) > 22.99% (viscose) và ở mẫu tẩm là 40.53% (cotton) > 39.60%(viscose)) có nghĩa là ở cùng một thời điểm, một tỷ lệ, một loại hệ béo rắn bao bọc hoạt chất được khảo sát thì cotton giải phóng hoạt chất nhiều hơn so với viscose
Dựa vào kết quả ảnh chụp cấu trúc vải ở mục 3.3.1, có thể thấy viscose là loại vải dệt thoi có mật độ sợi dày và kín hơn cotton, cấu trúc tương đối bền, bề mặt vải khít, độ dãn dọc và dãn ngang ít nên các hạt vi nang bám chặt và sâu trong sớ vải Khi có tác động từ bên ngoài các hạt hoạt chất được kéo ra, khi ở trạng thái tĩnh các hạt hoạt chất phóng thích rất chậm do đó có thể thấy Qtotal > Qtt là do cấu trúc giữ tốt hoạt chất trên sớ vải Còn đối với cotton, với kiểu dệt kim có cấu trúc vòng sợi làm cho bề mặt thoáng, mềm, xốp, tính thẩm thấu tốt và nhược điểm là dễ tuột vòng Các tính chất vật lý này cho thấy sâu trong cấu trúc của vải cotton có rất nhiều khoảng trống, và bởi tính thẩm thấu tốt hầu như các hoạt chất không bám sâu trên các sớ vải, không được giữ nhiều và lâu như viscose
3.5.3 Ảnh hưởng của dung tỷ khi đưa hoạt chất lên vải với phương pháp ngâm
Tiến hành thí nghiệm theo phương pháp trình bày ở mục 2.4.5.2 và mục 2.4.6.1 Số liệu thí nghiệm được trình bày ở Phụ lục 19, Phụ lục 20, kết quả thí nghiệm được thể hiện ở Hình 3.19 và Hình 3.20
Hình 3 19 Ảnh hưởng của chất liệu vải và dung tỷ đến hoạt tính tổng a) Hoạt tính giải phóng a) Hiệu quả giải phóng
Hình 3 20 Ảnh hưởng của chất liệu vải và dung tỷ đến lượng hoạt chất (a) và hiệu quả giải phóng (b) tĩnh sau 30 phút Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi tăng dung tỷ thì lượng hoạt chất tăng lên nhưng xu hướng vẫn không đổi, vẫn cho thấy hoạt tính tổng của hoạt chất trên vải cotton cao hơn viscose (30.58% (cotton) > 27% (viscose) ở dung tỷ 1:05 g/mL và tăng đến 46.08% (cotton)