Trang 1 PHẠM THANH TỪNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYET KHIEU NẠI CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN _ THANH PHO HO CHi MINH LUAN VAN THAC Si LUAT HOC Chuyên ngành: Hành chính.
Trang 1PHẠM THANH TỪNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYET KHIEU NẠI CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
_ THANH PHO HO CHi MINH
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC Chuyên ngành: Hành chính Mã số: 60.38.20
“TT-Thư viện ĐH Luật TP.HCM
TRUONG ĐẠIHt LUẬT TPHCH
TUTHONGTIN-THUVERN G8
Trang 3PHÀN MỞ ĐẦU - ‹‹‹<« Án at áab 60 SBRG0u201010T-7 1
CHUONG I: NHUNG VAN DE LY LUAN VE QUYEN KHIEU NAI CUA
CONG DAN VA TRACH NHIEM CUA CHU TICH UY BAN NHAN DAN
THANH PHO HO CHi MINH TRONG VIEC GIAI QUYET KHIEU NALS
1.1 Quyền khiếu nại của công dân -veseseseeeteereesrortraresee 5
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền khiếu nại . -:cccccccee 5
1.1.2 Tính chất và mục đích của việc thực hiện quyền khiếu nại của công
1.1.3 Quyền khiếu nại của công dân qua các Hiến pháp của nước ta
1.2 Khái niệm khiếu nại hành chính, phân loại và thủ tục khiếu nại
1.2.1 Khái niệm khiếu nại hành chính
1.2.2 Phân loại khiếu nại 3 LBB TARE Tie ngi AOA MRR Ge ee 8 CG le ine 14
1.2.4 Quyén, nghia vụ của người khiếu nại . -cc-ccsccc+ 15 1.3 Vị trí, vai trò và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh trong việc giải quyết khiếu nại -«e 16
1.3.1 Vị trí, vai trò của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong việc
BIGU AVEC KIICU NẠI c5 1010001001070 560111))-1312315151Á osx520pssprtbnrDxT TT TS 16
1.3.2 Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uy ban nhân dân THANH DHỔ: ta s0 (2S EU 0 Quang Hiasadalil0 TM TUNI 19
1.3.3 Thủ tục giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố mẽ teres eee ere a ater te cee ever ae arene Tete 21 CHUONG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYÉT KHIẾU NẠI CỦA CHỦ ae UY BAN NHAN DAN THANH PHO HO CHi MINH 28 2.1 Tình hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại tại thành phố Hồ Chí Minh 28
2.1.1 Những yếu tố chỉ phối hoạt động khiếu nại và hiệu quả giải quyết khiếu nại tại thành phố Hô Chí Minh wee
2.1.2 Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại tại thành phố Hè Chí
Trang 4
PRO TS es NANA EAD a CE nh Ai BAN Ae 35
2.2.2 Đánh giá về kết quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân GON than PRO) 21c 201155 0000012017117 S6et1151116xg si 1ospltdirs 36 2.2.3 Một số vướng mắc, bắt cập liên quan đến công tác giải quyết khiếu
nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phô - :-‹:- 45 CHUONG 3: NHUNG GIAI PHAP CHU YEU NHAM NANG CAO HIEU QUÁ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DẪN THANH PHO HO CHÍ MĨNHH .oeooooecsesseseesessessesesssee eosenscecencseces 54 3.1 Những yêu cầu và định hướng nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố .- «e« 54 3.1.1 Yêu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban
HN" GÓH/ THANH DHO co n7 211cc Tin Ya r0 ri 54 3.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy
00T TEAN, Q00: TINH DO 200015 ca ing 1051/20155sssettlbSSsiriott SP Trrf 36
3.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về khiếu nại . -s 57 3.2.1 Sự cân thiết phải hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và quan điểm
DNH HH Da 252,1 A101/0 011.000 :: Tốt là, ,30181-E1/10-‹4teAQ.TE eg 57
3.2.2 Một số giải pháp mang tính định hướng trong việc hoàn thiện quy
định pháp luật ve RIEU TIGL, ssscscess izagseecernsesocvobyssecessecosoat teres nate be 59
3.2.3 Những van dé cu thé cin Noam ign cccccccsccccsccccsscsssscssssssssssssessssseee 60 3.3 Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu
nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố M010
3.3.1 Một số giải pháp mang tính chỉ đạo, điều hành chung
3.3.2 Một só giải pháp cụ thể, mang tính đặc thù của Thành phố
3.4 Đỗi mới cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, trong đó cần hồn thiện
mơ hình tài phán hành chính ở nước ta 15
KẾT LUẬN ashe ste HỆ c6 ceecasnsbeasios
Trang 5Sinh thời, Bác hồ từng dặn dò: “Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và
Chính phủ càng được củng cố tốt hơn ”0),
Theo nhận định của Bộ Chính trị tại Thông báo số 130-TB/TW ngày
10/01/2008 thì tình hình khiếu nại vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp; khiếu nại
đông người, vượt cấp lên Trung ương gia tăng, với tính chất gay gắt, quyết
liệt và được tổ chức chặt chẽ hơn Trong số các vụ khiếu nại, phần lớn có nội dung liên quan đến đất đai, nhất là đất thu hồi để xây dựng khu công nghiệp,
khu đô thị, công trình công cộng, làm đường giao thông; trong khiếu kiện đông người, xuất hiện nhiều đoàn có tổ chức, có người cầm đầu, chỉ huy và có sự liên kết giữa các đoàn tập trung với số lượng lớn kéo về Trung ương, đáng
chú ý trong một số trường hợp có sự lôi kéo, kích động, xúi giục, hỗ trợ về vật chất của các thế lực thù địch, bọn phản động và phần tử cơ hội chính trị lợi
dụng dé xuyên tạc, phá hoại
Bộ Chính trị cũng đã xác định tình hình nêu trên xuất phát từ nhiều
nguyên nhân, mà chủ yếu là do cơ chế, chính sách, pháp luật còn có những
bắt cập, có điểm chưa phù hợp thực tế; công tác quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém, sai phạm nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng: công tác giải quyết khiếu nại còn có những hạn chế, yếu kém Từ đó, Bộ Chính trị xác định cần phải có giải pháp nhằm ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả khiếu nại của công dân
Thành phó Hồ Chí Minh là một đô thị lớn của nước ta; một trung tâm
lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế có vị trí quan trọng của cả nước Hiện nay, Thành phố đang trong quá trình đổi
mới; thực hiện tổng điều chỉnh mặt bằng đến năm 2020, đẩy nhanh tiến độ và
mở rộng quy mô đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển mạng lưới giao thông, cơ cấu lại kinh tế theo hướng tăng nhanh các lĩnh vực hoạt
' Dẫn theo Đinh Văn Minh, “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”,
Trang 6một bộ phận dân cư; giá bồi thường không theo kịp tốc độ tăng giá thị trường, đã làm phát sinh khiếu nại trong một bộ phận dân cư có đất bị thu hồi Bên cạnh đó, những do lịch sử để lại qua thực hiện chính sách quản lý đất đai,
quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa sau ngày giải phóng như: cải tạo nhà đất cho thuê và diện nhà 2/IV, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh; thực hiện việc đưa đất vào tập đoàn sản xuất, sau đó bố trí cho người trực tiếp sử dụng đất cũng làm phát sinh nhiều việc khiếu nại
Về công tác giải quyết khiếu nại, Ủy ban nhân dân thành phó Hồ Chí Minh nhìn nhận tình hình giải quyết khiếu nại hiện nay vẫn còn một số tồn tại
như số lượng đơn thuộc thẩm quyền giải quyết còn tồn đọng và vi phạm thời hạn luật định; quan điểm nhận thức pháp luật và áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại của các cấp, các ngành còn khác nhau ảnh hưởng nhất định
đến tiến độ, chất lượng giải quyết của một số vụ việc
Xuất phát từ tình hình khiếu nại nói chung, tại thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng và yêu cầu phải có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết
khiếu nại trong thời gian tới theo tinh thần Thông báo kết luận số 130-TB/TW
ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị; tác giả thấy rằng việc nghiên cứu có tính
hệ thống các vấn đề lý luận, quy định pháp luật về khiếu nại và tình hình khiếu nại tại thành phố Hồ Chi Minh để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả giải quyết khiếu nại là cần thiết Và Tác giả quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các đề tài liên
quan đến khiếu nại ở nhiều góc độ khác nhau như: Quyền khiếu nại tố cáo của
công dân trong Hiến pháp 1946 và các Hiến pháp Việt Nam (tác giả Lê Bình Vọng); Người khiếu nại và người bị khiếu nại trong khiếu nại hành chính (tác giả Nguyễn Thị Thủy); Tăng cường giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Trang 7trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế và Hoàn thiện những quy định của luật khiếu nại, tố cáo về giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người (cùng của tác giả Trần Văn Sơn); Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (tác giả Ngô Mạnh
Toan); Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân (tác giả Trần Văn Truyền); Xây dựng quy trình giải quyết
khiếu kiện hành chính (tác giả Đỉnh Văn Minh)
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu nghiên cứu
những vấn đề mang tính lý luận, pháp lý chung về khiếu nại hoặc nghiên cứu theo một lĩnh vực nhất định (giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai theo thủ tục hành chính của tác giả Nguyễn Thiện Thành); cũng có công trình đã nghiên cứu tình hình khiếu nại trên một địa phương nhưng chỉ
trong địa bàn một quận (Đổi mới việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban
nhân dân Quận - Từ thực tiễn Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thị Thanh) mà chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá việc giải
quyết khiếu nại của một cấp giải quyết khiếu nại như Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó Hồ Chí Minh
Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề về thẩm quyền; trình tự, thủ tục
giải quyết khiếu nại; tình hình giải quyết khiếu nại và đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại để từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó Hồ Chí Minh là cần thiết
và cần được nghiên cứu
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, quy định pháp luật cũng như về thực tiễn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phô Hồ Chí Minh Qua đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Trang 8luật cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước
4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài đã tập hợp, hệ thống tương đối đầy đủ các vấn đề,
quan điểm khoa học liên quan đến khiếu nại như quyền khiếu nại của công
dân, đặc điểm, tính chất và mục đích của việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân; khái niệm khiếu nại hành chính, phân loại khiếu nại, thủ tục khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại; góp phần hoàn thiện pháp luật về
khiếu nại trong giai đoạn hiện nay
Về mặt thực tiễn, đề tài đã nêu lên những ưu điểm cũng như hạn chế trong hoạt động giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả; góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó
Š Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; bám sát đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu cụ thể như phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phường pháp
tổng hợp, phương pháp so sánh, từ đó rút ra những kết luận cần thiết 6 Bố cục của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo
Phần nội dung gồm:
Chương 1 Những vấn đề lý luận về quyền khiếu nại của công dân và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong
việc giải quyết khiêu nại
Chương 2 Thực trạng giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hô Chí Minh
Trang 9CUA CONG DAN VA TRACH NHIEM CUA CHU TICH UY BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIẢI
QUYÉT KHIẾU NẠI
1.1 Quyền khiếu nại của công dân
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền khiếu nại
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, một
hình thức dân chủ trực tiếp để công dân tham gia quản lý nhà nước, được ghi
nhận trong Hiến pháp của nước ta
Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại,
quyên tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyên về những việc làm trái
pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vi vit
trang nhân dân hoặc bắt kỳ cá nhân nào Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ
quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật qui định ”
Cụ thể hóa Điều 74 Hiến pháp 1992, Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo (đã
sửa đổi, bổ sung) năm 2006 quy định: “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước,
của người có thẩm quyÈn trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyển, lợi ích
hợp pháp của mình ”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày
14/11/2006 của Chính phủ thì người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích
hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành
chính mà mình khiếu nại
Từ những quy định nêu trên, Tác giả cho rằng quyền khiếu nại của công dân là một khái niệm pháp lý, thể hiện qua việc công dân đề nghị người có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu hại, t6 cdo xem xét lại quyết
định hành chính, hành vi hành chính mà họ cho rằng quyết định, hành vi đó
là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Trang 10Về phương diện lý luận, khiếu nại là một “kênh thông tin ngược chiều trực tuyến” từ xã hội, từ công dân đến Nhà nước Việc xử lý và phát huy yếu
tố tích cực của nó phụ thuộc vào cơ chế, biện pháp bảo đảm dân chủ của thể
chế chính trị Về phương diện pháp lý, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật để giải quyết tốt nhất những khiếu nại của công dân, nhưng việc tiếp
nhận, đáp ứng nó đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện cụ thẻ
Thực tiễn thực hiện quyền khiếu nại là một trong những biểu hiện phản ánh trực diện, thường xuyên môi quan hệ giữa Nhà nước và công dân Khiếu nại tạo nên một cơ chế kiểm soát rộng lớn, một hệ thống báo động dự phòng thường trực trong xã hội Bởi lẽ, công dân khắp mọi nơi, mọi lúc gắn với những điều kiện kinh tế - xã hội, là nơi mà chính sách, pháp luật được áp
dụng vào thực tiễn cuộc sống Thông qua quyền dân chủ trực tiếp, nhân dân có thể tự mình phát hiện cho Nhà nước những vấn đề khiếm khuyết của cơ
chế, chính sách để Nhà nước xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với
thực tiễn, giúp cho công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội ngày càng hiệu quả hơn, yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết những quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Quyền khiếu nại của công dân là một biểu hiện của hình thức dân chủ trực tiếp liên quan đến việc thực hiện các quyền cơ bản khác của công dân Nó là phương tiện được công dân sử dụng để bảo vệ lợi ích của mình; đồng
thời việc thực hiện tốt quyền khiếu nại còn góp phần tăng cường sự nhất trí về mặt chính trị, tư tưởng giữa người dân với các cơ quan Đảng và Nhà nước
Thứ hai, công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình bằng việc đề
nghị cơ quan có thâm quyền xem xét một việc mà mình không đồng ý, cho là trái pháp luật hay không hợp lý
Hiểu một cách đơn giản hơn, khiếu nại là việc công dân đề nghị xem xét lại một sự việc hoặc một quyết định mà mình không đồng ý Qua đây, chúng ta thấy rõ một điều là: công dân thực hiện quyền khiếu nại thường xuất
phát từ nhận thức chủ quan Bởi vì sự “không đồng ý” của công dân đối với
Trang 11Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của người thực hiện quyền khiếu nại là mong muốn được cơ quan, cấp có thẩm quyền giải quyết sự việc theo ý
nguyện của mình một cách nhanh chóng, từ đó chủ thể của quyền khiếu nại đã
cố gắng chứng minh sự vi phạm của phía có việc làm, quyết định sai trái — theo nhận thức chủ quan của họ Chính vì thế, quá trình công dân thực hiện
quyền khiếu nại là quá trình cung cấp tài liệu, chứng cứ về sự vi phạm lợi ích
của chủ thể của quyền khiếu nại Và đến lượt mình, các cơ quan, cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, một mặt sử dụng tài liệu, chứng cứ tiếp nhận từ
chủ thê của quyền khiếu nại, mặt khác thu thập tài liệu, chứng cứ từ những
nguồn khác nhau để làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại một cách khách
quan, chính xác
1.1.2 Tính chất và mục đích của việc thực hiện quyền khiếu nại của
công dân
Như chúng ta đã biết, hoạt động khiếu nại của công dân đóng vai trò rất
quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ Chính vì thế, mọi hành
vi xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, hay bat cứ hành vi nào trái với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều có thể dẫn đến sự khiếu nại của công dân Hành vi khiếu nại của công dân có mối liên hệ
trực tiếp với trình độ nhận thức của chủ thể và không ít trường hợp, hành vi
khiếu nại còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của tính vụ lợi của chủ thể Chính vì thế, trong khi giải quyết khiếu nại, các cơ quan có thẩm quyền cần có sự phân loại tính chất của các đơn khiếu nại làm cơ sở cho việc giải quyết được nhanh chóng và đúng đắn
Mặt khác, chúng ta cũng thấy rằng, sự tồn tại với tư cách là quyền chủ
thể và việc công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình đồng thời làm nảy
sinh nghĩa vụ tương ứng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan Do
Trang 12Công dân thực hiện quyền khiếu nại trước hết là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của mình bởi những việc làm, những quyết định của các cơ quan, nhân
viên nhà nước và tổ chức xã hội Điều đó cũng có nghĩa rằng, khiếu nại là công cụ để người dân tự bảo vệ mình, dùng nó để đấu tranh trực tiếp với
những việc làm, quyết định mà họ cho rằng việc làm, quyết định đó xâm
phạm đến lợi ích của họ
Thông qua quyền khiếu nại, người dân tham gia vào hoạt động giám sát
hoạt động của cơ quan nhà nước, người có trách nhiệm; từ đó buộc các cơ
quan phải tự soi xét lại mình để hạn chế khiếu nại và ln hồn thiện để không lập lại sai lầm Đó cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt
động của cơ quan mình và thông qua việc xem xét, giải quyết khiếu nại của công dân sẽ trực tiếp góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố lòng
tin của người dân đối với Đảng, đối với Nhà nước Điều đó càng trở nên có ý nghĩa khi mà chủ nghĩa xã hội đang trải qua thời kỳ đầy biến động phức tạp, khi mà chúng đang có gắng thiết lập một trật tự xã hội theo đường lối đổi mới
của Đảng Chính vì vậy đòi hỏi phải có nỗ lực từ cả hai phía để bảo đảm tính
khách quan, kịp thời và có hiệu quả trong việc thực hiện quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Ngoài ra, thông qua việc giải quyết khiếu nại, cơ quan nhà nước phát
hiện được những lỗ hồng, những bất hợp lý của pháp luật để từ đó có giải pháp hoàn thiện phù hợp với thực tiễn cuộc sống
1.1.3 Quyên khiếu nại của công dân qua các Hiến pháp của nước ta
Theo Hiến pháp nước ta (1946, 1959, 1980, 1992), quyền và nghĩa vụ
của công dân có thể chia làm 3 nhóm chính:
- Các quyên và nghĩa vụ cơ bản trong lĩnh vực chính trị và xã hội: quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do biểu tình
- Các quyên và nghĩa vụ cơ bản trong lĩnh vực văn hóa - kinh tế xã hội
Trang 13- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản trong đời sống riêng như: quyền bất
khả xâm phạm về thân thé, về chỗ ở, thư tín, quyền tự do đi lại và cư trú;
quyền bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng nam nữ; quyền tự do tín ngưỡng
Hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản nêu trên là những quyền chủ
thể của công dân, thể hiện những lợi ích riêng của cá nhân công dân được
pháp luật bảo hộ, bảo đảm cho công dân hoạt động sáng tạo, có ích, là một sự hài hòa, thống nhất giữa lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích riêng của mỗi
người; để thỏa mãn những yêu cầu xã hội và yêu cầu riêng của mỗi công dân
Trong số các quyền cơ bản của công dân, quyền khiếu nại được Hiến pháp ghi nhận thể hiện địa vị pháp lý của công dân, nó được xác lập như một phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội Quyền khiếu nại cũng được từng bước phát triển
hoàn chỉnh, phù hợp với đòi hỏi của quá trình hoàn thiện Hiến pháp và hệ
thống pháp luật nước ta và yêu cầu của một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã xác định việc
bảo đảm các quyền dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến
pháp Với 18 điều luật về quyền, Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận 26 quyền
cơ bản của công dân Mặc dù quyền khiếu nại chưa được ghỉ nhận chính thức
trong những điều luật riêng, nhưng thể chế dân chủ mà Hiến pháp này tạo dựng nên đã là nền tảng cơ bản hình thành quyền khiếu nại của công dân trên
thực tê
Quyền khiếu nại của công dân chính thức được ghi nhận trong Hiến
pháp năm 1959, tại Điều 24 quy định: “Công đân có quyền khiếu nại, tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm vi phạm pháp luật
của cán bộ và nhân viên cơ quan nhà nước Các khiếu nại, tố cáo phải được
xem xét và giải quyết nhanh chóng Người bị thiệt hại có quyền được bôi thường ”
Việc ghi nhận quyền khiếu nại của công dân là một trong những bước phát triển quan trọng của Hiến pháp năm 1959 trên nền tảng cơ bản của Hiến
Trang 14quyền công dân và cả về cơ chế thực hiện các quyền đó Việc quy định quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã củng cố thêm
một bước địa vị pháp lý của công dân trong xã hội, khẳng định vai trò tham
gia quản lý nhà nước của công dân
- Hiến pháp năm 1980 tiếp tục cụ thể hóa quyền khiếu nại Tại Điều 73
quy định: “Công đân có quyền khiếu nại, tố cáo với bắt kỳ cơ quan nào của
Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc các
cơ quan, tổ chức và đơn vị đó”
So với Hiến pháp năm 1959, quy định của Hiến pháp năm 1980 về
quyền khiếu nại đã có một bước phát triển cao hơn Trước hết về đối tượng bị khiếu nại, nếu như ở Điều 29 Hiến pháp năm 1959 chỉ quy định đối tượng bị
khiếu nại là “những hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà
nước” thì Điều 73 Hiến pháp năm 1980 đã mở rộng đối với “những việc làm
trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vã trang nhân
dân hoặc của bất cứ cá nhân thuộc các cơ quan, tổ chức đó ” Như vậy, theo
Hiến pháp năm 1980, đối tượng bị khiếu nại đã được mở rộng rất nhiều Có thể nói, quy định của Hiến pháp năm 1980 về quyền khiếu nại đã kế thừa và
phát triển một cách nhất quán phương hướng xây dựng một Nhà nước của dan, do dân và vì nhân dân
Tại Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, những quy định về quyền cơ bản của công dân và mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và
công dân được xác lập đầy đủ hơn Quyền tự do, dân chủ của công dân được
coi trọng, có cơ chế đảm bảo thực hiện Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy
định: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tô cáo với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức
kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bắt cứ cá nhân nào Việc khiếu nại, tô cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn
pháp luật quy định Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm
Trang 15Trong quy định này tính pháp chế được thể hiện rõ: nếu như các Hiến
pháp năm 1959, 1980 quy định cho công dân được khiếu nại với bất cứ cơ
quan nhà nước nào thì Hiến pháp năm 1992 quy định công dân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thâm quyền Như vậy, một mặt trong hệ thống các cơ quan nhà nước phải có sự phân định rõ thâm quyền giải quyết
các khiếu nại của công dân theo từng ngành, từng cấp Mỗi cơ quan nhà nước
đều xác định được trách nhiệm cụ thể của mình trong việc giải quyết các khiếu nại của công dân Mặt khác, khi thực hiện quyền khiếu nại của mình,
công dân cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về
khiếu nại Quy định này nhằm tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại, tăng
cường pháp chế trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, loại trừ việc lợi dụng quyền khiếu nại để làm hại uy tín, danh dự của người khác
Như đã trình bày ở trên, quyền khiếu nại là quyền hiến định Thực tế, hầu hết các đạo luật đều có các điều khoản ghi nhận quyền khiếu nại đi kèm
như một chế định đảm bảo cho quyền, lợi ích của các bên khi họ tham gia vào
quan hệ pháp luật mà đạo luật đó điều chỉnh Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn xây dựng pháp luật Bản chất của pháp luật là xác lập và điều chỉnh
các mối quan hệ giữa các chủ thể Mối quan hệ đó suy cho cùng khơng ngồi những vấn đề về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên liên quan mà Nhà nước
và pháp luật dự liệu, bảo vệ Do vậy, mỗi khi có sự vi phạm các quyên, lợi ích
nào đó thì pháp luật cũng quy định cho các bên được dùng quyền khiếu nại, tố
cáo để tự bảo vệ thông qua sự can thiệp của Nhà nước
1.2 Khái niệm khiếu nại hành chính, phân loại và thủ tục khiếu nại
1.2.1 Khái niệm khiếu nại hành chính
Khiếu nại là “sự phản ứng tự giác của con người trước một quyết định,
một hành vi nào đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, không phù hợp với các quy tắc chuẩn mực trong đời sống cộng
đồng, xâm phạm tới quyên và lợi ích hợp pháp cia minh”,
Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì “khiếu nại là việc công
dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy
định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
Trang 16hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình " Đây là một quy định chung và từ quy định này, đã có nhiều quan niệm, nhiều cách hiểu khác nhau về khiếu nại hành chính
Theo quan điểm của Tiến sĩ Trần Văn Sơn, “khiếu nại hành chính là
việc công dân, cơ quan, tổ chức yêu câu cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xem xét lại quyết định hành chính, hành vì hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước mà người khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyên và lợi ích hợp
pháp của mình "®) Từ khái niệm trên đây cho thấy Tiến sĩ Trần Văn Son chi đề cập đến khái niệm khiếu nại hành chính thuộc phạm vi giải quyết của cơ
quan hành chính nhà nước
Từ điển Bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa về khiếu nại hành
chính như sau: “khiếu nại hành chính là việc cá nhân hay tổ chức đề nghị cơ quan hành chính nhà nước xem xét, sửa chữa một quyết định hay hành vi hành chính mà họ cho là quyết định hoặc hành vi đó không đúng pháp luật, gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyên và lợi ích hợp pháp của họ 249)
- Quan niệm này xuất phát từ việc xem xét khái niệm khiếu nại hành chính
dưới góc độ là quyền chủ quan của công dân Vì vậy, theo cách định nghĩa
này, các quy định pháp luật về khiếu nại hành chính sẽ hết sức thuận lợi, cởi mở để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện quyền khiếu nại hành chính
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại hành chính không chỉ là các cơ quan hành chính
nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước Vì vậy
các khái niệm trên vẫn chưa được coi là khái niệm đầy đủ Từ đó, Tác giả hoàn toàn đồng tình với quan điểm cho rằng: “Khiếu nại hành chính là việc
cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành
chính đề nghị chủ thể có thẩm quyên giải quyết khiếu nại hành chỉnh xem xét
lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán
3 Dẫn theo Nguyễn Thị Thủy (2007), “Người khiếu nại và người bị khiếu nại trong khiếu nại hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số (03)
* Dẫn theo Nguyễn Thị Thủy (2007), “Người khiếu nại và người bị khiếu nại trong khiếu nại hành chính”,
Trang 17bộ, công chức khi họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp
luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình "° Bởi lẽ khái niệm
này đã chỉ rõ được bản chất của khiếu nại hành chính, người khiếu nại, người bị khiếu nại, đối tượng khiếu nại cũng như thủ tục khiếu nại và giải quyết
khiếu nại hành chính
1.2.2 Phân loại khiếu nại
Việc phân loại khiếu nại góp phần giúp cho cơ quan nhà nước có thấm
quyền giải quyết khiếu nại được nhanh chóng và đúng đắn Ngoài ra, việc phân loại khiếu nại còn giúp cho cơ quan quản lý nhà nước có thể đánh giá
được tình hình khiếu nại diễn ra trên thực tế để có những chính sách quản lý nhà nước cho phù hợp, hiệu quả Có nhiều cách thức phân loại khiếu nại, tùy thuộc vào tiêu chí phân loại Trong đề tài này, Tác giả chỉ nêu lên một số loại khiếu nại chủ yếu thông qua một số số tiêu chí sau:
Thứ nhất, theo lĩnh vực quản lý chung, khiếu nại có thể được diễn ra
trên trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Có thẻ nói
rằng, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong mọi hoạt động của
các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đều tiềm ân khả
năng hoạt động khiếu nại
Thứ hai, theo lĩnh vực cụ thể, khiếu nại có thể được phân loại theo các
lĩnh vực: quản lý đất đai (đối tượng khiếu nại gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai như quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định
cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định xử lý vi phạm hành trong lĩnh vực dat dai .), quản lý nhà (đòi lại nhà do Nhà nước
đã quản lý trong quá trình thực hiện chính sách cải tạo hoặc chính sách nhà nước trước ngày 01/7/1991; quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà; việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất ở ), lĩnh vực quản lý đô thị (việc cấp phép xây dựng, xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng ), lĩnh vực bảo vệ môi trường,
Thứ ba, theo đối tượng khiếu nại, có thể phân ra thành khiếu nại hành vi hành chính hoặc khiếu nại quyết định hành chính
Ÿ Xem: Nguyễn Thị Thủy (2007), “Người khiếu nại và người bị khiếu nại trong khiếu nại hành chính”, Tạp
Trang 18Thứ tư, chúng ta cũng có thể dựa vào chủ thể khiếu nại, chủ thể bị khiếu nại, lần khiếu nại để phân loại khiếu nại Chẳng hạn, dựa vào chủ thể khiếu nại, có thể phân thành khiếu nại của công dân, của cơ quan, tổ chức
hoặc của cán bộ, cơng chức
Ngồi ra, chúng ta cũng có thể phân loại khiếu nại thành khiếu nại đơn lẻ, khiếu nại tập thể hay khiếu nại đông người (dựa vào số lượng người khiếu nại) Mặc dù, Luật Khiếu nại, tố cáo chưa có quy định về vấn đề khiếu nại đông người, nhưng thực tiễn cho thấy hoạt động khiếu nại đông người đã, đang và sẽ còn tồn tại, nhát là khi chúng ta mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền và vấn đề khiếu nại cần phải được quy định
cụ thể trong Luật Khiếu nại, tố cáo
2.1.3 Thủ tục khiếu nại
Đối với khiếu nại lần đầu, Điều 30 Luật Khiếu nại, tố cáo quy đinh: Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính
hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại
có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình Người khiếu nại có thể thực hiện khiếu nại bằng
đơn hoặc đến khiếu nại trực tiếp; đồng thời, pháp luật khiếu nại cũng quy định
người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại
diện
Trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu
nại phải ghỉ rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ có trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung
như nêu trên và phải có chữ ký của người khiếu nại
Trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì
người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều 33 Luật Khiếu nại, tố cáo Trường hợp này, Chính phủ đã quy định cụ
Trang 19Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ hoặc người giám hộ là người đại diện để thực hiện việc khiếu
nại; nếu không có người đại diện thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường,
thị trấn nơi người đó cư trú cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại; Khi thực hiện việc khiếu nại, người đại diện phải có giấy tờ hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người khiếu nại cư trú để chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của mình; Trong trường hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trần cử người
đại diện để khiếu nại thì phải có văn bản nêu rõ lý do, trách nhiệm của người
đại diện
Trường hợp người khiếu nai 6m dau, già yếu, có nhược điểm về thể
chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thẻ tự mình khiếu nại thì được
ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên, anh, chị, em ruột hoặc
người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đẻ thực hiện việc khiếu nại
Người được ủy quyền chỉ thực hiện việc khiếu nại theo đúng nội dung được
ủy quyền Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải có xác nhận của Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người uỷ quyền cư trú
Đối với khiếu nại lần hai, Điều 40 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: Người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan (nếu có) cho người giải quyết khiếu nại lần hai
2.1.4 Quyên, nghĩa vụ của người khiếu nại
Theo quy định của pháp luật về khiếu nại thì người khiếu nại có các
quyền sau đây:
Tự mình khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người chưa thành
niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi của mình thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược
điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu
Trang 20niên hoặc người khác để khiếu nại; Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong
quá trình khiếu nại;
Được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó; Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; biết théng tin, tài liệu của việc giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại, được bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ
án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo va pháp luật về tố tụng hành chính
Ngoài ra, người khiếu nại còn có quyền rút khiếu nại trong quá trình
giải quyết khiếu nại
Bên cạnh các quyền trên đây, người khiếu nại có các nghĩa vụ: Khiếu
nại đến đúng người có thâm quyền giải quyết; Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó; Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp
luật
1.3 Vị trí, vai trò và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh trong việc giải quyết khiếu nại
1.3.1 Vị trí, vai trò của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành pho trong việc
giải quyết khiếu nại
Điều 94 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định Uy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm “?ổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra
nhà nước, tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật `
Ngoài ra, theo quy định của Luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân là
người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên Như vậy, với vị trí là người đứng đầu,
thay mặt cho Ủy ban nhân dân thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
Trang 21dân va thay mặt tập thể Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả hoạt động,
của công tác này trước Hội đồng nhân dân thành phố và Chính phủ
Bên cạnh đó, Điều 126 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân cũng quy định: “Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân
công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao ”
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phó, có quyền phân công các thành
viên khác của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban
nhân dân thành phó, trong đó có vấn đề chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại Cũng theo quy định của Điều 127 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dan, “Chiu tich Uy ban nhân dân có nhiệm vụ tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tỐ cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật ” Theo quy định này, với vị trí là Thủ trưởng của Cơ quan, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố là người có trách nhiệm trực tiếp xét và giải
quyết khiếu nại của công dân, đây là thắm quyền riêng của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phó
Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc giải quyết khiếu nại cũng được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố phân công (thực chất là ủy quyền) các Phó Chủ tịch phụ trách khối (theo lĩnh vực phụ trách) đảm nhiệm Chẳng hạn tại Quyết định số 5626/QĐ-UBND ngày 06/12/2006 về bổ sung, điều chỉnh phân công công việc các thành viên Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,
nhiệm kỳ 2004-2009 Theo đó, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó
có nhiệm vụ “giải quyết những trường hợp khiếu nại, tỐ cáo có liên quan đến lĩnh vực được phân công ”
Trong công tác giải quyết khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đóng vai trò là một sự đảm bảo cho người dân thực hiện quyền khiếu nại của mình hay đảm bảo quyền khiếu nại của người dân được thực hiện Điều
này được thể hiện rõ trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai Luật Khiếu nại, tố cáo quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có thâm quyền giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện; Thủ trưởng các
Trang 22khiếu nại Điều này có nghĩa là, đối với những khiếu nại đã được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận, huyện hoặc Thủ trưởng các sở, ngành thành phó đã giải
quyết khiếu nại lần đầu mà người dân không đồng ý thì có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình bằng cách đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố xem xét, giải quyết
Trong những trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có
vai trò như một người xem xét, soát xét lại hành vi hành chính, quyết định hành chính của cấp dưới; qua đó kết luận hành vi, quyết định của cơ quan cấp dưới là đúng hay sai và việc khiếu nại của người dân là đúng, đúng một phần
hay sai toàn bộ để từ đó có quyết định giải quyết chính xác, khách quan, hợp lý, hợp tình Kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố sẽ giúp người dân bảo vệ được quyên, lợi ích hợp pháp của mình (đối với trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan cấp dưới là sai) hoặc chấp hành việc làm, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện; Thủ trưởng các sở, ngành thành phố (đối với trường hợp hành vi,
quyết định của cơ quan cấp dưới là đúng)
Việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm tốt công tác giải quyết
khiếu nại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi các quyết định giải
quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành Một khi người dân thấy được khiếu ,
nại của mình đã được xem xét thấu đáo; đảm bảo lý, tình thì họ sẽ tự nguyện
chấp hành; cơ quan nhà nước sẽ không cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế Ngoài ra, việc thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố còn đóng vai trò làm giảm tải, ngăn ngừa khiếu nại
nhiều lần, vượt cấp và hạn chế việc người dân khiếu nại lên các cơ quan
Trung ương
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết khiếu nại, cơ bản là
thông qua bộ máy tham mưu, giúp việc; có nghĩa là Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố không trực tiếp nhận, thụ lý, xác minh và kết luận, giải quyết đơn khiếu nại mà chủ yếu thông qua bộ máy giúp việc, đó là cơ quan Thanh tra
thành phố hoặc các sở, ngành chuyên môn và Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phó Đây là một trong những bắt cập của cơ chế
giải quyết khiếu nại, người giải quyết không trực tiếp thụ lý, xác minh, giải
quyết khiếu nại mà chủ yếu giải quyết khiếu nại gián tiếp thông qua cơ quan
Trang 23hệ quả là vẫn còn những trường hợp giải quyết sai, chủ yếu là do thông tin, báo cáo từ các cơ quan tham mưu không đầy đủ, không chính xác dẫn đến quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
không chính xác
Do đó, để nâng cao hiệu qủa công tác giải quyết khiếu nại của mình,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phải nắm chắc được bộ máy và nhân sự của mình, hiểu được năng lực của bộ máy tham mưu, có biện pháp kiểm soát
được hoạt động của các cơ quan tham mưu, nắm được thực trạng của hoạt
động giải quyết khiếu nại của địa phương mình để từ đó có biện pháp khuyến
khích, chấn chỉnh hoặc xử lý cho phù hợp, hiệu quả
1.3.2 Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố
Theo quy định tại Điều 23 Luật Khiếu nại, tố cáo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại; giải quyết
khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cắp tỉnh
Trên cơ sở quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; Chính phủ đã ban hành
Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chỉ tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; trong đó quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Giải quyết khiếu nại thuộc thâm quyền theo trình tự, thủ tục quy định
tại Luật Khiêu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khiếu nại, tố cáo năm 2005
- Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả gặp gỡ, đối thoại, kết quả thâm tra xác minh, kết luận và kiên nghị việc giải quyết khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo
- Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyên, lợi ích liên quan; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
Trang 24Về việc phân công cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại, Nghị định
136/2006/NĐ-CP quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nội
dung, tính chất vụ việc khiếu nại để giao Chánh Thanh tra cấp tỉnh hoặc Thủ
trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giao Chánh
Thanh tra chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn tiền hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết
Nhằm cụ thể hóa các quy định chung về trách nhiệm giải quyết khiếu nại và xuất phát từ đặc thù thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05/9/2006, Uy ban nhân dân thành phó đã ban hành Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND về ban hành Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố; trong đó, Ủy ban nhân dân thành phó đã quy định
cụ thể trách nhiệm của cơ quan tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố giải quyết khiếu nại và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong hoạt động giải quyết khiếu nại Theo đó, Văn phòng Tiếp công dân thành phố là đầu mối tiếp nhận đơn tranh chấp, khiếu nại để phân
loại, xử lý bước đầu; Thủ trưởng sở, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân
thành phố lĩnh vực nào thì có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phó giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực đó; Chánh Thanh tra thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phó giải quyết khiếu nại thuộc các lĩnh vực khác và Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân thành phố có trách nhiệm rà soát hồ sơ khiếu nại trước khi trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ra văn bản giải quyết khiếu nại
Về phân công trách nhiệm cụ thể của các cơ quan tham mưu giải quyết
khiếu nại:
- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phó giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận,
huyện giải quyết khiếu nại lần đầu; quyết định hành chính hoặc hành vi hành
chính về quản lý đất đai thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành
phơ
¬.- đốc Sở Xây dựng tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phô giải quyết khiếu nại liên quan đến lĩnh vực nhà thuộc quyền sở hữu Nhà
Trang 25hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó trong việc cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giầy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
- Thủ trưởng các sở, ngành khác của thành phố tham mưu Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố giải quyết khiếu nại liên quan đến lĩnh vực do sở,
ngành mình quản lý
- Chánh Thanh tra thành phố tham mưu giải quyết khiếu nại đối với các
lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
(không thuộc phạm vi phân công tại các điểm nêu trên)
Và cuối cùng, Chủ tịch Uy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm xem xét ký văn bản giải quyết khiếu nại khi nhận được báo cáo của cơ quan tham
mưu và ý kiến của Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
thành phó
1.3.3 Thủ tục giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó
Điều 14 Nghị định 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại để giao Chánh Thanh tra cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giao Chánh Thanh tra chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc
giải quyết
Theo quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm giải quyết khiếu nại, đồng nghĩa với việc thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết xong một hồ sơ khiếu nại (từ thụ lý đơn đến thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại) Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại để giao Chánh Thanh tra cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
Trang 26Thực tế cho thấy trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại, Chủ tịch Ủy
ban nhân đân cấp tỉnh chỉ tham gia trực tiếp trong giai đoạn ra quyết định giải quyết khiếu nại Còn các giai đoạn thụ lý, xác minh và thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại do Thanh tra cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện Mặc dù, các thủ tục thụ lý, thẩm tra, xác
minh hồ sơ khiếu nại do Thanh tra cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhưng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người ra quyết định giải quyết khiếu nại và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định của mình Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xem
xét, thẩm định được toàn bộ quá trình thực hiện do cơ quan tham mưu thực
hiện Việc thẩm định hồ sơ khiếu nại có thể thông qua chủ trì đối thoại, qua
báo cáo kết quả rà soát hồ sơ của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và qua
những tài liệu thể hiện trong hồ sơ khiếu nại a Thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại:
Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì đối với khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có quyền thực hiện việc khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc đến trình bày khiếu nại trực tiếp; riêng đối với khiếu nại lần hai, người khiếu nại phải khiếu nại thông qua đơn khiếu nại Tuy nhiên, Luật Khiếu nại, tố cáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể về thủ tục tiếp nhận, xử lý bước đầu đối với đơn khiếu nại Điều 33 Luật Khiếu nại, tổ cáo
chỉ quy định trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ có
trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo
Trong một số bài viết liên quan đến vấn đề này, có tác giả không xem
việc tiếp nhận, xử lý đơn là một thủ tục riêng mà nó nằm chung trong giai
đoạn thụ lý đơn khiếu nại Theo đó, quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm
các giai đoạn: “Thự lý; nghiên cứu sơ bộ; xác minh, thu thập chứng cứ; kết luận và kiến nghị việc giải quyết (báo cáo kết quả thẩm tra xác mình vụ việc khiếu nại); ra quyết định giải quyết khiếu nại "5
Tuy nhiên, tại thành phố Hồ Chí Minh, thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn được xác định như một giai đoạn riêng, không nằm trong giai đoạn thụ lý đơn
5 Đụ Dinh Van Minh, “Xây dựng quy trình giải quyết khiếu kiện hành chính”, www.giri.ac.vn/modules.php? 5
Trang 27khiếu nại Cụ thể, Ủy ban nhân dân thành phố giao Văn phòng Tiếp công dân thành phố là đầu mối tiếp nhận đơn khiếu nại gửi đến Ủy ban nhân dân thành phố để phân loại, xử lý bước đầu theo trình tự sau:
- Nghiên cứu nội dung đơn, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố nhưng không thuộc các trường hợp quy
định tại Điều 32 Luật Khiếu nại, tố cáo thì lập phiếu chuyển đơn đến cơ quan tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết khiếu nại;
- Đối với đơn khiếu nại thuộc một trong các trường hợp quy định tại
Điều 32 Luật sửa đổi, bd sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm
2005 thì Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố ký yan bản trả lời
cho người khiếu nại;
- Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố thì Văn phòng Tiếp công dân thành phố có văn bản hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến đúng cơ quan có thâm quyền giải quyết;
- Đối với đơn khiếu nại do cá nhân, tổ chức có chức năng kiểm tra,
giám sát hoặc do báo chí chuyển đến thì được thực hiện đồng thời 3 bước: tiếp nhận, phân loại và xử lý, hướng dẫn cho người khiếu nại bằng văn bản;
đồng thời trả lời cho các tổ chức, cá nhân chuyển đơn theo quy định của pháp
luật.”
b Thủ tục thụ lý đơn khiếu nại:
Mục tiêu của giai đoạn thụ lý đơn khiếu nại là "pháp lý hóa" quá trình
giải quyết một vụ việc khiếu nại đồng thời xác định rõ nội dung và tính chất
của vụ việc để định hướng cho các bước tiếp theo
Giải quyết khiếu nại mặc dù không theo trình tự "tố tụng" nhưng việc
thụ lý vụ việc có ý nghĩa hết sức quan trọng Bởi vì, việc thụ lý đơn khiếu nại sẽ xác định trách nhiệm của cơ quan và người tiếp nhận giải quyết vụ việc; làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của những người có liên quan đến quá trình giải quyết vụ việc (người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, những cá nhân, tổ chức có liên quan ) và làm căn cứ để tính thời gian giải quyết khiếu nại
Trang 28Về thủ tục thụ lý để giải quyết khiếu nại, Điều 34 Luật Khiếu nại, tố
cáo quy định: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường,
hợp quy định tại Điều 32 của Luật Khiếu nại, tố cáo; người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do
Điều 41 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không
thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật Khiếu nại, tố
cáo; người giải quyết khiếu nại tiếp theo phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do
Tại thành phố Hồ Chí Minh, đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thì cán bộ được phân công tại các sở, ngành tham mưu có trách nhiệm tiếp nhận đơn khiếu nại và cấp biên nhận tiếp nhận đơn cho người khiếu nại (trừ trường hợp đơn khiếu nại do Bưu điện chuyển phát) Nếu đơn khiếu nại đủ điều kiện thụ lý thì trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, Thủ trưởng sở, ngành tham mưu theo
quy định tại Quyết định 132/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố
có trách nhiệm phân công cán bộ thụ lý và thông báo cho người khiếu nại biết
về việc thụ lý Nếu không thụ lý giải quyết thì trong thời hạn 10 ngày phải có
văn bản trả lời cho người khiếu nại và nêu rõ lý đo không thụ lý
c Thủ tục thẩm tra, xác minh:
Việc nghiên cứu kỹ lưỡng những vấn đề nêu ra trong khiếu nại và tiến hành thâm tra, xác minh, thu thập chứng cứ là điều kiện quan trọng để giải quyết đúng đắn và kịp thời các khiếu nại của công dân
Trong giai đoạn thẩm tra, xác minh vụ việc khiếu nại; nghiên cứu sơ bộ hồ sơ có thể được coi bước đầu tiên Thông thường thì hồ sơ khiếu nại bao
gồm đơn khiếu nại và các tài liệu chứng cứ mà người khiếu nại gửi kèm theo
đơn Nghiên cứu sơ bộ là công việc rất quan trọng vì nó sẽ định hướng cho cả
quá trình giải quyết sau này
Trang 29được đối tượng hay vấn đề cần phải xác minh hay những bằng chứng cần thu
thập để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ việc Cũng trong quá trình này, có
thể thực hiện một số biện pháp nghiệp vụ như yêu cầu người khiếu nại đến
trình bày làm rõ những điều trong đơn khiếu nại, tham khảo ý kiến bước đầu
của các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là đối với vụ việc đã qua giải quyết lần đầu
Thẩm tra, xác minh thực chất là giai đoạn thu thập bằng chứng để làm
căn cứ giải quyết vụ việc khiếu nại Chất lượng giải quyết, tiền độ nhanh hay
chậm của quá trình giải quyết vụ việc khiếu nại phần lớn phụ thuộc vào giai
đoạn này, đây cũng là giai đoạn khó khăn, phức tạp nhất của cả quá trình giải
quyết, vì ngoài các nghiệp vụ thông thường (thu thập chứng cứ, đối thoại,
trưng cầu giám định, nghiên cứu các văn bản pháp luật cần làm căn cứ cho
việc áp dụng để giải quyết vụ việc ) trường hợp cần thiết có thể phải tham
khảo ý kiến của các nhà chuyên môn hoặc các cơ quan quản lý có liên quan
Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo (Điều 44); trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại,
yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại (Điều 37) Trong
quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiệu nại có quyền yêu
cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng về nội dung khiếu nại; yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về những nội dung bị khiếu nại; yêu cầu người giải quyết khiếu nại trước đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại; triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại khi cần thiết; xác minh tại chỗ; trưng cầu giám định hoặc tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật (Điều 44)
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết
định bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó để thẩm
tra, xác minh Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy
bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó Đối với giai đoạn giải quyết khiếu nại lần
hai, việc ra quyết định tạm đình chỉ cũng được thực hiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định bị khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ gây
Trang 30Trong giai đoạn thẩm tra, xác minh; Uy ban nhân dân thành phố quy
định cán bộ thụ lý hồ sơ khiếu nại có trách nhiệm nghiên cứu nội dung đơn;
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại bị
khiếu nại; các chứng cứ do người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có
liên quan cung cấp, lập kế hoạch tiền hành xác minh và lập báo cáo đề xuất
Trong hồ sơ khiếu nại phải có đơn khiếu nại hoặc văn bản ghỉ lời khiếu nại; quyết định hành chính hoặc bằng chứng về hành vi hành chính bị khiếu
nại; quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có); các tài liệu do người
khiếu nại cung cấp có liên quan đến nội dung khiếu nại; biên bản làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có liên quan (có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan và đóng dấu giáp lai); biên bản xác minh hiện trạng có xác
nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đến xác minh; bản vẽ hiện
trạng do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thực hiện (đối với hồ sơ khiếu
nại liên quan đến nhà, đất); biên bản cuộc họp để giải quyết khiếu nại, khi cần
thiết thì tổ chức đối thoại các bên có liên quan (có các thành viên tham dự ký
tên và đóng dấu của cơ quan người chủ trì) và các tài liệu khác có giá trị
chứng minh
Ngoài ra, dự thảo báo cáo đề xuất phải đảm bảo các nội dung chính như: nội dung chỉ tiết về vụ việc khiếu nại trên cơ sở hồ sơ tài liệu đã xác
minh thu thập được trong quá trình thụ lý giải quyết hồ sơ; cách giải quyết của các cơ quan hữu quan; ý kiên đê xuât của cơ quan tham mưu
Trên cơ sở đó, Thủ trưởng sở, ngành tham mưu giải quyết khiếu nại có
trách nhiệm xem xét, ký báo cáo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
xem xét, quyết định
d Thủ tục ra quyết định giải quyết khiếu nại:
Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu làm căn cứ giải quyết khiếu nại, người
có thâm quyên phải xem xét toàn diện những yêu cầu của khiếu nại, đối chiếu
với những tư liệu thu thập được để tiến hành ra quyết định giải quyết khiếu
nại
_ Đây là một công việc rat quan trọng bởi vì nó thể hiện quan điểm chính
thức của người có thâm quyên giải quyết đối với vụ việc khiếu nại; chấp nhận
- bác bỏ yêu cầu, đòi hỏi của người khiếu nại, quyết định trách nhiệm
nghĩa vụ cho các bên có liên quan Vì vậy nó phải
Trang 31Thực tế cho thấy việc ra quyết định giải quyết khiếu nại gắn bó chặt
chẽ với quá trình báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh Cho nên thông thường,
người tiến hành thẩm tra, xác minh vừa có báo cáo kết quả thẩm tra vụ việc khiếu nại, vừa có trách nhiệm chuẩn bị cho thủ trưởng cùng cấp dự thảo quyết
định giải quyết khiếu nại
Về nội dung, quyết định giải quyết khiếu nại phải nêu đầy đủ căn cứ pháp lý liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, nêu rõ căn cứ vào báo cáo kết
quả thẩm tra, xác minh đối với vụ việc Ngoài ra, nội dung quyết định giải
quyết khiếu nại phải đảm bảo các nội dung đã được quy định tại Điều 38 và
45 của Luật Khiếu nại, tố cáo
Về hình thức, cần phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, không
được dùng các hình thức khác thay thế như thông báo, công văn
Xác định giai đoạn ra quyết định giải quyết khiếu nại là một công việc
quan trọng nên trước khi ra quyết định, Ủy ban nhân dân thành phố giao Văn
phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm rà soát hồ sơ khiếu nại trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ký quyết định giải quyết khiếu nại Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố quy định Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố có
trách nhiệm rà soát hình thức văn bản, thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo
quy định; Trường hợp thành phần hỗ sơ đề xuất của cơ quan tham mưu không,
đủ theo quy định, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành
phô yêu cầu cơ quan tham mưu bổ sung trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố; Trường hợp cần xác minh, bổ sung, làm rõ các tình tiết có liên
quan hoặc có ý kiến đề xuất khác cơ quan tham mưu, Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố xem xét, giải quyết
Trên cơ sở hồ sơ do các cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại trình và
Trang 32CHUONG 2
THUC TRANG GIAI QUYET KHIEU NAI CUA CHU TICH UY BAN NHAN DAN THANH PHO HO CHi MINH
2.1 Tình hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại tại thành phố Hồ Chí
Minh
1.2.1 Những yếu tố chỉ phối hoạt động khiếu nại và hiệu quả giải quyết
khiếu nại tại thành phố Hô Chí Minh
Thứ nhất, sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chi Minh, xu thế đô thị hóa và những vấn đề về nhà đất do lịch sử dễ lại
Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích đất 209.902ha, gồm (trong
đó phân loại theo Luật Đất đai năm 1993: đất nông nghiệp: 93.458,09ha,
chiếm 44,61%; đất lâm nghiệp: 33.489,68ha, chiếm 15,99%; đất chuyên dùng: 24.746,45ha, chiếm 11,82%; đất ở: 17.690,4lha, chiếm 8,44%; đất chưa sử dụng: 40.099,37ha, chiếm 19,14%) Thành phó Hồ Chí Minh được
chia thành 19 quận và 5 huyện, với 322 xã, phường, thị trấn (trong đó có 63
xã) Theo số liệu thống kê đến năm 2007, thành phố có dân số 6.650.942
người (chưa kể dân vãng lai khoảng 1.500.000 người), mật độ trung bình 3.175 người/km? Lượng dân cư này tập trung chủ yếu trong nội thành, gồm
5.564.975 người, mật độ lên tới 11.265 người/km?.®
Theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển thành phó Hồ Chí Minh đến năm 2010 thì “Thanh phố Hà Chí Minh là một đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về kinh tế,
văn hóa, khoa học công nghệ, đầu môi giao lưu quốc tế có vị trí quan trọng của cả nước ” Đồng thời, Thành phố còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung La
một địa phương tuy có diện tích chỉ bằng 0,6% và đân số chỉ bằng 6,6% của cả nước nhưng tốc độ phát triển kinh tế-xã hội khá cao, mức tăng GDP bình
quân hàng năm trên 10%; hàng năm, Thành phố đóng góp gần 1/3 ngân sách cả nước, 40% kim ngạch xuất khẩu, trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp,
gần 25% tổng sản phẩm cả nước Song song với sự phát triển nhanh, mạnh về
Trang 33kinh tế xã hội là sự phát sinh khiếu nại; phát triển mạnh dẫn đến khiếu nại
nhiều, tính chất khiếu nại phức tạp
Cùng với sự phát triển kinh tế là xu thế đô thị hóa diễn ra ngày nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều khu đô thị mới được hình thành, tác động mạnh đến sự biến động về đất đai trên địa bàn Nhiều dự án đầu tư có quy mô
lớn như Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, các Trung tâm
thương mại, Khu dân cư Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, việc điều chỉnh, thu hồi đất theo quy hoạch của Nhà nước đã tác động nhất định đến quyền lợi và sinh hoạt bình thường của một bộ phận dân cư, trong khi giá
bồi thường không theo kịp tốc độ tăng giá do biến động của cơ chế thị trường trong lĩnh vực bất động sản, đã làm phát sinh khiếu nại trong một bộ phận dân cư có đất bị thu hồi
Bên cạnh đó, là các khiếu nại liên quan đến nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và
chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư
doanh, cải tạo nhà đất cho thuê, quản lý nhà và bố trí sử dụng bất động sản
vắng chủ và hợp tác hóa nông nghiệp trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa
về nông nghiệp
Thực tế giải quyết khiếu nại cho thấy việc khiếu nại không còn đơn
thuần là vấn đề dân sinh mà có sự tham gia của một số đối tượng cơ hội chính
trị, những kẻ xấu lợi dụng, kích động người dân khiếu nại, đặc biệt là khiếu
nại đông người Nếu không được đánh giá một cách sâu sắc, đúng thực chất, không quan tâm xử lý, giải quyết đúng đắn, kịp thời thì sẽ rất phức tạp, ảnh
hưởng không có lợi đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phó
Thứ hai, tình hình đân trí của nhân dân thành phố ngày càng nâng cao
Người dân có trình độ cao, có thể tự tìm hiểu và sử dụng pháp luật hoặc thuê
luật sư để bảo vệ khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ
quan nhà nước Chẳng hạn: trước đây, khi thực hiện việc khiếu nại về công
tác thu hồi đất, bồi thường và tái định cư; người khiếu nại chủ yếu đề cập đến những vấn đề như: giá bồi thường, đo đạc thiếu diện tích nhà hoặc diện tích
Trang 34nại, họ thường nêu yêu cầu đối với những nội dung cơ bản, chủ yếu như: tính
pháp lý của dự án, bản đồ hiện trạng vị trí đất và ranh giới của dự án được cơ
quan nhà nước có thâm quyền phê duyệt, trình tự, thủ tục thu hồi đất; phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Điều này đã tác động nhất định đến việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại qua tính chất việc khiếu nại phức tạp hơn, khó khăn hơn cho cơ quan giải quyết khiếu nại, từ đó đòi hỏi việc xác minh, kết luận, giải quyết khiếu nại phải đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, để bảo
đảm sự công minh của việc thực thi pháp luật
Thứ ba, thực trạng pháp luật còn thiếu thống nhát (đặc biệt giữa Luật
Khiếu nại, tố cáo; Luật Đất đai và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ), thiếu tính ổn định (trong đó có thể nói đến quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) Vấn đề này, Tác giả sẽ trình bày cụ
thể tại các chương sau của đề tài; trong phần này, Tác giả chỉ nêu lên một ví
dụ điển hình về sự thay đổi, thiếu ổn định trong chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Cụ thể: Từ tháng 8/1994 đến nay chính sách bồi thường và tái định cư đã được sửa đổi, bổ sung 05 lần: Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 và Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ,
quy định bé sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết về khiếu nại đất đai
Việc pháp luật thiếu đồng bộ, thiếu tính ổn định đã tác động, làm cho người khiêu nại dựa vào việc thay đôi quy định, chính sách mà khiêu nại, đòi
được giải quyết theo chính sách mới; pháp luật thay đôi dan dén khiếu nại
phát sinh Pháp luật thiếu đồng bộ, gây khó khăn nhất định đến hoạt động
giải quyết khiếu nại của cơ quan có thâm quyền Thực tế cho thay tai cac quan, huyén dang trong xu thế đô thị hóa nhanh thường phát sinh sô vụ việc
Trang 35việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó Nếu việc khiếu nại được giải quyết thấu đáo, người giải quyết khiếu nại lần đầu dành thời gian tiếp xúc, giải thích cho người khiếu nại và nghiêm túc,
cầu thị trong việc tiếp thu, chấn chỉnh, sửa chữa những sai sót trong quyết
định hành chính, hành vi hành chính thì việc khiếu nại của người dân lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố sẽ ít đi Còn ngược lại, số lượng vụ việc
khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó sẽ nhiều lên, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó
Qua đánh giá thực tế, năng lực giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện thời gian gần đây có khá hơn Tuy nhiên, sự tiền bộ
đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn những hạn chế nhất định trong công tác giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện như:
vi phạm thời hạn Luật định; quá trình giải quyết khiếu nại, ít tiếp xúc, đối thoại với người dân; việc áp dụng pháp luật để giải quyết khiếu nại đôi lúc thiếu chuẩn xác Chính những vấn đề này đã tác động nhất định đến việc khiếu nại của công dân
Thứ năm, năng lực của các cơ quan tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố giải quyết khiếu nại, đó là Thanh tra thành phố, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Văn phòng Tiếp công dân thành phó Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, thời hạn giải quyết hồ sơ khiếu nại
Thứ sáu, về trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong hoạt động giải quyết khiếu nại Vấn đề này thẻ hiện: nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quan tâm đến hoạt động giải quyết khiếu nại, sẽ có
tác động tích cực đến hiệu quả chung của hoạt động giải quyết khiếu nại, và
điều này sẽ có tác động đến người dân, làm cho họ tin tưởng hơn vào quyết
định giải quyết khiếu nại Ngược lại, hiệu quả việc giải quyết khiếu nại không
cao, người dân sẽ không tin vào quyết định của Thành phó, dẫn đến tình trạng khiếu nại vượt cấp, kéo dài
Thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố có quan tâm đến hoạt động giải quyết khiếu nại, thể hiện qua việc theo
Trang 36cáo về tình hình giải quyết khiếu nại để có biện pháp chắn chỉnh và chỉ đạo kịp thời Tuy nhiên, xuất phát từ việc phân công các Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố giải quyết khiếu nại theo lĩnh vực phụ trách đã ảnh hưởng phần nào đến công tác chỉ đạo, điều hành chung của công tác giải quyết khiếu
nại Mặt khác, có thể thấy thời gian giành cho công tác tiếp công dân, đối
thoại giải quyết khiếu nại chưa nhiều; chưa giải quyết kịp thời những vụ việc
phức tạp cần bố trí tiếp dân, chủ trì đối thoại (những việc này thường bị kéo dài thời gian giải quyết)
2.1.2 Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại tại thành phố Hồ Chí
Minh
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phó, trong 03 năm (2005- 2007), tổng số đơn khiếu nại phải giải quyết là 12.198 đơn, đã giải quyết
10.795 đơn Trong đó: Cấp thành phố giải đã giải quyết 6.343/6.976 đơn (đạt
tỷ lệ 91%) Cấp quận huyện đã giải quyết 4.452/5.222 đơn (đạt tỷ lệ 85%).' Năm 2008, tổng số đơn phải giải quyết là 5.820 đơn Đã giải quyết 3.403 đơn, đạt tỷ lệ 68,7% Cấp thành phó giải đã quyết 2.445/2.663 đơn (đạt
tỷ lệ 91,81%) Cấp quận huyện đã giải quyết 2.844/3.157 đơn (đạt tỷ lệ
90,10%).0®
Khiếu nại tại thành phố chủ yếu là khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất
đai (chiếm 77,8%), lĩnh vực quản lý, sử dụng nhà (chiếm 16%); các lĩnh vực
khác chỉ chiếm 6,2%, như khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính Về tình hình khiếu nại đông người tại thành phố Hồ Chí Minh Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành chưa quy định việc giải quyết khiếu nại đông người Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày
19/4/2005 của Chính phủ thì khi cơ quan nhà nước nhận được “đơn khiếu nại
có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết
thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại "
Tuy nhiên, tại thành phố Hồ Chí Minh, xuất phát từ tình hình thực tế,
hiện tượng có nhiều người cùng tham gia một vụ khiếu nại đã được Thành
phố quan tâm, cụ thể trong báo cáo về tình hình thực hiện Luật Khiếu nại, tố
` Xem: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo số 41⁄BC-UBND ngày 25/4/2008 về tình hình
thực hiện Luật Khiếu nại, tổ cáo (từ 01/01/2005 đến 31/12/2007)
'° Xem: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tổ cáo
Trang 37
cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đều có mục về công tác giải
quyết khiếu nại đông người Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Năm 2004, tại Thành phố phát sinh 84 vụ khiếu nại đông người với 580 đơn Các vụ khiếu nại đông người đa số liên quan đến chính sách bồi thường,
tái định cư tại các dự án đầu tư phát triển như: mở đường, xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp Trong đó, có nhiều vụ tập trung đông người với
nội dung khiếu nại gay gắt như: 23 hộ dân tại Trường Tiểu học phường 9,
quận 4; 29 hộ dân tại dự án Đại lộ Đông - Tây; 27 hộ dân tại Khu công nghệ
‘0 Nam 2005, có 103 dự án phát sinh khiếu nại, với tổng số 743 đơn (có 451 đơn tại 37 dự án đã phát sinh khiếu nại từ năm 2004, tiếp tục khiếu nại) Năm 2006, có 561 đơn khiếu nại tại 128 dự án Năm 2007, nổi cm có một số vụ việc khiếu nại đông người phức tạp xảy ra tại Thành phố như: dự án Khu
Công nghệ cao, quận 9; Khu vực vườn rau phường 6, quận Tân Bình (khiếu
nại tại các dự án này đặc biệt không đặt vấn đề về giá bồi thường mà khiếu nại về tính pháp lý của dự án, cơ sở pháp lý việc thu hồi đất); khiếu nại của 09
hộ dân tại dự án nút giao thông Gò Dưa, quận Thủ Đức; khiếu nại của 170 hộ
dân về việc bị cưỡng chế giải tỏa bàn giao mặt bằng thuộc dự án Trường Tiểu
học Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh "
Năm 2008, trên địa bàn Thành phô đã phát sinh 337 đơn khiếu nại tại
86 dự án; đã giải quyết 323 đơn tại 82 dự án (đạt 95,34%); hiện đang giải quyết 14 đơn khiếu nại tại 12 dự án “Trong đó, khiếu nại đông người phát sinh tại 22 dự án, cụ thể: Dự án đầu tư xây dựng Trường Tiểu học phường 9, quận 4 (19 hộ); Dự án Khu nhà ở Khánh Hội phường 3, 5, quận 4; Dự án đầu tư xây dựng Khu tái định cư Trương Đình Hội II, phường 16, quận 8 (70 hộ); Dự
án đầu tư xây dựng Khu tái định cư thuộc Khu công nghệ cao, quận 9 (74 công dân); Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở Cơng đồn Đại học quốc gia,
phường Phú Hữu, quận 9 (240 công dân); Dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư An Sương, quận 12 (15 hộ); Dự án đầu tư xây dựng nút giao thông Gò Dưa,
quận Thủ Đức (12 công dân); Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở và công trình
công cộng tại phường 6, quận Tân Bình (89 công dân); Dự án đầu tư xây
dựng đường 'Vành đai ngoài Tân Sơn Nhắt-Bình Lợi, quận Gò Vắp (200 công
dan)
'' Xem: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo vẻ tình hình thực hiện Luật Khiếu nại, tổ cáo các
năm 2004, 2005, 2006, 2007
'? Xem: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo vẻ công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tổ cáo
Trang 38Qua báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phó và qua công tác nghiên
cứu, theo dõi, tình hình khiếu nại tại thành phố Hồ Chí Minh xuất phát từ một
số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Quá trình thực hiện các chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà, đất đã tạo ra sự thay đổi lớn về tình trạng sở hữu nhà và sử dụng đất Trong
những năm gần đây, khi nền kinh tế đất nước phát triển thì giá trị nhà, đất cũng ngày càng gia tăng, đất đai từ chỗ có giá trị tháp trở thành có giá trị cao và nhiều nơi, nhiều lúc giá nhà, đất tăng đột biến đã dẫn đến tình trạng chủ sở hữu cũ hoặc con cháu của họ gửi đơn đòi lại nhà, đất diễn ra khá phỏ biến
- Gia dat Nhà nước quy định còn thấp hơn so với giá đất thị trường, dẫn đến có sự chênh lệch thực tế giữa đơn giá bồi thường đất nông nghiệp tại các dự án đầu tư kinh doanh và công ích Cụ thể, Chủ đầu tư các dự án kinh doanh đã tự cân đối hiệu quả kinh doanh dé hỗ trợ thêm cho người bị thu hồi đất đặc biệt là đất nông nghiệp cao hơn giá bồi thường đất nông nghiệp tại các dự án công ích từ 4 đến 6 lần, dẫn đến người dân so bì, khiếu nại
~ Do các quy định về quản lý đất đai và chính sách bồi thường luôn có sự thay đổi Quá trình tổ chức thực hiện dự án, do có sự thay đổi về pháp luật
(Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 thay thế Nghị định 22/NĐ-CP
ngày 24/4/1998), nên các hộ dân khiếu nại yêu cầu bồi thường theo quy định mới Trong khi, pháp luật quy định không áp dụng hồi tố cho các dự án đã triển khai Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khiếu nại đông
người
- Co chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải quyết việc làm khi Nhà nước thu hồi đất chưa đảm bảo được cuộc sống ôn định, tốt
hơn cho người dân
- Trong một số dự án, trình tự, thủ tục chưa chặt chế; trình tự phê duyệt dự án đầu tư trong một số trường hợp còn vi phạm; năng lực thực hiện dự án của một số chủ đầu tư còn yếu; phương án tái định cư chưa rõ ràng, cụ thé,
Do vay phát sinh những dự án kéo dài do thiếu kinh phí và lúng túng trong bố trí tái định cư gây bắt ồn về tâm ly cho nhân dân trong khu quy hoạch
- Sự hiểu biết pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật của một
Trang 39phap luat, có tình không hiểu pháp luật, đưa ra những đòi hỏi quá đáng Một
số phần tử cơ hội lợi dụng kích động, lôi kéo công dân đi khiếu kiện
2.2 Thực trạng giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Kết quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó
Năm 2004, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó tiếp nhận giải quyết 1.965 hồ sơ do các cơ quan tham mưu trình; đã giải quyết 1.886 hồ sơ (đạt 94%), 79 hồ sơ được chuyển sang năm 2005 (6%) Năm 2005, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó tiếp nhận 1.578 hồ sơ; đã giải quyết 1.486 hồ sơ (đạt
94,17%), 92 hồ sơ được chuyển sang năm 2006 (5,84%) Năm 2006, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phó tiếp nhận 1.642 hồ sơ; đã giải quyết 1.549 hồ sơ (đạt 94,3%), 93 hồ sơ được chuyển sang năm 2007 (5,7%) Năm 2007, tổng số đơn phải giải quyết là 2.856 đơn Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó đã
giải quyết 2.333 đơn (đạt 81,7%), 523 đơn được chuyển sang năm 2008
(18,3%) Năm 2008, tổng số đơn phải giải quyết là 2.663 đơn Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã giải quyết 2.445 đơn (đạt 91,81%), 218 đơn được
chuyển sang năm 2009 (8,19%)
Qua thống kê số quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố của 6 tháng đầu các năm 2004, 2005, 2006, 2007 và 2008; cho thấy khiếu nại tại thành phố Hồ Chí Minh tập trung chủ yếu vào
một số lĩnh vực, vấn đề sau đây:
- Lĩnh vực đất đai (chiếm 77,8%) Trong đó, 32,6% vụ việc có nội dung
khiếu nại đòi lại đất do các đơn vị quân đội, nông trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý sử dụng; đòi lại đất cũ trước đây đưa vào hợp tác xã,
tập đoàn sản xuất, khi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất giải thể, Nhà nước đã
giao phần đất này cho người đang trực tiếp sử dụng; Khiếu nại hành vi hành
chính như từ chối giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở .; 45,2% vụ việc có nội dung
khiếu nại về đơn giá bồi thường, đòi được tái định cư như: Khiếu nại về đơn
giá bồi thường, về vấn đề bố trí tái định cư hoặc khiếu nại về thủ tục pháp lý
'? Xem: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo về tình hình thực hiện Luật Khiếu nại, tổ cáo các
Trang 40dự án, cưỡng chế thu hồi đất Đặc biệt, từ năm 2007 đến nay, một số dự án
tại thành phó, các hộ dân đã không những khiếu nại về đơn giá bồi thường mà
chuyển sang khiếu nại liên quan đến quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân
dân thành phó [dự án Khu Công nghệ cao, quận 9; dự án Cầu Gò Dưa, quận
Thủ Đức .]
- Lĩnh vực quản lý, sử dụng nhà (chiếm 16%), nội dung chủ yếu là đòi
lại nhà do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các
chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991; khiếu nại việc phân chia nhà thuộc sở hữu nhà nước cho những
người được bố trí sử dụng ; khiếu nại cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
và quyền sử dụng đất
~ Lĩnh vực khác (chiếm 6,2%) như khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính (tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà, đất, thương
mai)
2.2.2 Đánh giá về kết quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó
Ưu điểm lớn nhất về kết quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó là hồ sơ giải quyết khiếu nại nhìn chung đạt chất lượng cao, phần lớn quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố là đúng pháp luật; tỷ lệ quyết định bị sửa đổi là không đáng kẻ
Để đánh giá chất lượng quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó, có thẻ dựa trên cơ sở kết quả giải quyết của các cơ
quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo như: Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây
dựng, và Tòa án nhân dân thành phố, có thể dẫn chứng một số thống kê cụ thể
như sau:
- Đối với những vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 2166/QĐ-TTCP ngày 19/12/2005 và Quyết
định số 474/QĐ-TTCP ngày 03/3/2006 về việc thành lập Doan Thanh tra, tổ chức kiểm tra, rà soát lại 313 vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại
cuối cùng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, theo đó Đoàn Thanh tra