1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa vĩ mô và vi mô trong quản lý kinh tế ở việt nam

109 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN ĐỌC TỒN VĂN KQNC ©

© Sử dụng muc tue dpe nhanh bin phdi man hink

© Si dung ete phim PageUip, PageDown,

Onter, phim miii tin trén bin phim hode cite biéu tugng snuấi tên teén thanh cbag on dé lik trang:

Tools View Window

IEN),

© $i dung che bitu tupng teén thanh céng cự (hoặc chon ty lé hién hinh trang tài liệu trong hip cbng eg)

Trang 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ VI MÔ

QUA SU PHAT TRIEN SAN XUẤT KINH DOANH

CUA CAC DOANH NGHIEP TU SAU

AI HOI DANG TOAN QUOC LAN THU VII

Giai đoạn từ sau Đại hội DAng toan quéc Lan thir VIII dén nay Ja giai

đoạn tiếp tục thực hiện dường lối đổi mới về kinh tế với yêu cầu đấy nhanh

quá trình thực hiện CNH,HĐH Cùng với những biến đổi về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô cũng có những biến đổi theo những chiêu hướng khác nhau: những xu hướng tích cực tiếp tục được khẳng định; những mâu thuẫn nảy sinh trong giai đoạn trước bộc lộ ngày càng rõ: những vấn để mới guất hiện đời hỏi phải đánh giá đúng mức

“Thực trạng kinh tế ví mô qua sự phát triển sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp thuộc các thành phân kinh tế được khái quát bằng những đặc trưng cơ hắn sau đây:

1- Các loại hình doanh nghiệp đa dang tiếp tục được phát

triển về số lương nhưng sự chuyển biến vẻ chất lương còn rất chảm

chap khả năng canh tranh của các doanh nghiệp rất han chế

Nếu nam 1992 tổng số doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau là 1.514.615 đơn vị, thì năm 1996 đã là 2.245.558 đơn vị, tàng thêm 48%

Trong sự tăng chung đó, có những khuynh hướng vận động ngược chiều

nhau:

Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giảm xuống do

Trang 3

giải thể các doanh nghiệp kém hiệu quả hoặc không cấu thiết phải đuy trì

Nếu năm 1992 có 7060 đơn vị, thì năm 1996 chỉ còn 5790 đơn vị, giảm gần

18% Tuy giảm đi về mật số lượng, nhưng các DNNN vẫn chiếm giữ vị trí trọng yếu trong cơ cấu kính tế nhiều thành phần: nắm giữ các ngành then chốt trọng yếu trong nên kinh tế quốc dân, có tác dụng chỉ phối sự phát triển của toàn bộ nến kinh tế, đóng góp phần lớn nhất vào tổng sản phẩm quốc dân và thu ñgân sách Năm 1996, tuy chỉ chiếm 0,3% số doanh nghiệp,

nhưng doanh thu của các DNNN chiếm tới 61% tổng doanh thu của các loại

hình tổ chức kinh doanh Quá trình sắp xếp lại các DNNN vẫn đang tiếp tục

triển khai Số DNNN có quy mô nhỏ phân tấn trong nhiều ngành kinh tế,

hoạt động kém hiệu quả vẫn còn nhiều

Thứ hai, số lượng các hợp tác xã (HTX) vẫn tiếp tục giảm xuống do mô hình HTX kiểu cñ đã khóng còn thích ứng với điều kiện của cơ chế mới Năm 1992, số HTX phí nông nghiệp là 3.231, thì năm 1996 chỉ còn 1.867, giảm tới 42% Việc fim kiếm mô hình HTX kiểu mới vẫn đang được tiếp tục Những điển hình đổi mới HTX được thực hiện thành công ở một số nơi chậm được tổng kết để nhân rộng, trong khi đó lại xuất hiện hiện tượng áp dat trong việc "đổi mới”các HTX đang tổn tại

Thứ ba, số lượng các doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp tư

nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và hộ cá thể tăng lên nhanh chóng, So

năm 1996 với năm 1992, các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân từ 5.198 lên 21.360 đơn vị, tăng 305%, hộ cá thể từ 1.498.611 lên 2.215.000 đơn vị, tăng 47,8% Đó là kết quá của việc thực hiện chính sách phát triển kinh lế hăng hoá nhiều thành phẩn Sự phát triển này đã póp phần đáng, kể vào việc huy động các nguồn lực trong nước vào việc giải quyết các vấn để kinh tế xã hội của đất nước Nam 1996, tổng vốn

Trang 4

số

quyết việc làm cho 4.750.472 lao động Tuy nhiên, gần đây sự gia tăng lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh có chiều hướng chậm lại So sánh với

năm trước, số lượng doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn

tăng thêm như sau: năm 1993 là 6.376, nim 1994 là 4.319, năm 1995 Ja 2.834 và năm 1996 là 2.633 Thực tế cho thế:

một mật, những người có khả

năng kinh doanh, về cơ bản, đã thực hiện đầu tư với những mức độ khác

nhau; mật khác, sự bất định trong môi trường đầu tư và tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường đã tác động tiêu cực đến ý tưởng đầu tư của các nhà kinh đoanh trong và ngoài nước

có vốn đầu tư

Thứ tr sự phát triển nhanh chóng của các đoanh nghỉ

nước ngoài và ảnh hưởng của chúng đến nên kinh tế quốc gìa Đến cuối năm

1996, số doanh nghiệp loại này là 1.648 đơn vị, sử dựng 208.000 lao động

với số vốn kinh doanh là 120.130 tỉ đồng, Sự xuất hiện và gia táng của các

doanh nghiệp này đã tạo nguồn vốn đẩu tư quan trọng, giải quyết việc làm,

tạo sản phẩm đáp ứng nhu cẩu trong nước và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch cụ thể, năng lực kinh tế và năng lực quản lý ở cả tâm vĩ mô và vi mô còn yếu kém, sự phát triển khu vực kinh tế này đang đặt ra nhiều vấn để cấp thiết phái giải quyết

Trong thời gian qua, bên cạnh những doanh nghiệp năng động, thích

ứng nhanh với cơ chế quản lý mới, đồng góp tích cực vào sự phát triển và

giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của đất nước, cũng có không íL

doanh nghiệp làm ăn phi pháp yà đã xây ra đình trạng để vỡ của một số

doanh nghiệp có quy mô khá lớn không chỉ trong các lĩnh vực sẵn xuẤi, xảy đựng và thương mại, mã cả trong lĩnh vực tải chính, ngắn hàng Điển

Trang 5

Những vụ việc này íL nhiều đều có các quan chức ngành Ngân hàng và quan bức Nhà nước dính líu Sự đổ vỡ ấy đã gây nên những hậu quả to lớn đối với bản thân các doanb nghiệp và toàn bộ nên kinh tế Thật ra, việc giải thể hoặc phá sán của doanh nghiệp là hiện tượng tự nhiên của kinh tế thị trường Song

điều đáng lưu ý ở đây chính là ở nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của các

doanh nghiệp ấy, Đó là kiểu cách làm ăn phi pháp và chụp giật, là năng lực

quản lý, điều hành yếu kém của những người trực tiếp quản lý doanh nghiệp là sự buông lỏng công tác thanh tra, Kiểm tra, phát hiện và có các giải pháp chấn chỉnh kịp tời của các cơ quan quản lý nhà nước Mới cách khác, nguyên nhân của sự đổ vỡ ấy thuộc cá về quản lý ví mô và quản lý vĩ mô

Sự phái triển các loại hình doanh nghiệp vẫn chủ yến triển khai

theo bề rộng - tăng thêm số lượng doanh nghiệp - sự phái triển theo bé sau

còn rát hạn chế Trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có trình độ cơng nghệ khá, cồn lại phẩn lớn các doanh nghiệp trong nước có trình độ

công nghệ thấp kém, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn yếu Nói

chung, các doanh nghiệp nước ta hiện nay có trình độ công nghệ lạc hậu khoảng từ 2 đến 5 thế hộ so với trình độ quốc tế; trong số các DNNN do Trung ương quần lý có tới 54,3% ở trình độ thủ công, 41% ở trình độ cơ khí, chỉ có 3,7% ở trình độ tự động Trình độ công nghệ lạc hậu và sự yếu kém trong công tác quản lý dẫn đến năng suất lao động và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước thấp kém: năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến dầu thực vật chỉ bằng 10%, của các doanh nghiệp dệt, may, giấy,

nhựa bằng 30% mức chung của thế giới; nhiều sản phẩm sản xuất trong nước

có giá thành và giá bán cao hơn, giá nhập khẩu, trong đó có cả những sản

phẩm trọng yếu, như xi măng, thép, phân đạm, đường, giấy

Đó là một thực trạng đáng lo ngại nếu đạt các doanh nghiệp nước tạ

Trang 6

tham gia với tư cách một thành viên đẩy đủ của các tổ chức kinh

qua vi

tế quốc tế, như AFTA, APEC, WT0

vừa tạo ra những cơ hội mới cho các đoanh nghiệp nước ta thêm nhập vào

sẽ diễn ra trong một tương lai gần,

thị trường quốc tế, vừa tạo ra những thách thức mới vôi sự cạnh tranh

ngày càng gay gắt không những chỉ trên thi trường quốc tế, mà còn ngay

trên thị trường nội địa Thực tế cho thấy, phân lớn các doanh nghiệp trong nước còn đang rất lúng túng trên thị trường, giải quyết các vấn dễ

của quan lý sản xuất kinh doanh theo tình thế trước mắt chứ chưa có định hướng chiến lược rõ ràng Nói cách khác, phân lớn các doanh nghiệp

trong nước chưa được chuẩn bị đẩy đủ về tình thân va vat chát, do đó,

chưa sẵn sàng cho việc hội nhập quất tế

Trong thời gian qua, việc đổi mới các ĐNNN tiếp tục được chú trọng

Gíc DNNN được sắp xếp lại theo hướng tập trung hơn Việc hình thành các Tổng Công ty với mục tiêu lập trung nguồn lực của Nhà nước vào những Tĩnh

vực trọng yếu, tăng khả nãng cạnh tranh trên thị trường trong nước và vươn

ra thị trường quốc tế tiếp tục được triển khai Sự hình thành các Tổng công ty

đã tập trung khoảng 80% vốn và giá trị sản lượng của các DNNN Đó là lực

lượng nồng cối trong các ngành then chốt, trọng yếu của nền kinh tế quốc

đân Nhưng đến nay, các Tổng Công ty vẫn rất lúng ting trong hoat động,

đặc biệt là chức trách của Hội đồng Quản trị, mối quan bệ giữa Hội đồng

Quản trị và Tổng Giám đốc, phân cấp cho các doanh nghiệp thành viên, tổ

chức hạch toán kinh tế ở cấp Tổng Công ty và cấp doanh nghiệp thành viên, quy chế tìi chính và tổ chức hdạt động của Công ty Tài chính trong Tổng

Công ty Nói chưng là, việc tổ chức và hoạt động của các Tổng Công ty chưa

thể hiện rõ hiệu quả như mong muốn Theo chỉ thị 91TTg ngày 7 tháng 3

Trang 7

đoàn kinh doanh được coi là thí điểm và cuối năm 1995 phải tiến hành tổng

kết Song trên thực tế, việc triển khai lại thực hiện đại trà Chỉ trong vòng,

hơn 1 năm, đã có tới 18 Tổng Công ty được thành lập Khó có thể nói đó là

việc triển khai thí điểm như đã để cập

Quá trình cổ phần hoá một bộ phận DNNN được tiến hành thí điểm từ đầu năm 1992 Đến nay mới có 10 DNNN được chính thức chuyển sang

hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phấn và một số đoanh nghiệp ở Hà

Nội, Thành phố Hỏ Chí Minh đang trong giai đoạn chuẩn bị hoặc hoàn tất thủ tục để chuyển sang hình thức Công ty Cổ phẩn Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp chuyển sang loại hình tổ chức kính doanh mới cho thấy các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh đều có sự tăng trưởng khả quan: không những huy đông được thêm vốn để mở rộng quy mô kính doanh, đầu

tư đổi mới công nghệ, mà còn tăng thêm lợi nhuận, đóng góp vào ngân sách

nhà nước, thu nhập của người lao động và của các cổ đông Tuy nhiên, quá tình chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần được đánh giá là triển khai chậm vì vấp phải một loạt vướng mắc về nhận thức và về cơ chế Cần nhấn mạnh rằng, việc chuyển đổi hình thức sở hữu một bộ phận DNNN qua con đường cổ phần hoá chỉ là một giải pháp trong hệ thống các giải pháp, chứ không phải là giải pháp duy nhất hoặc giải pháp quan trọng nhất, của đổi mới DNNN

Đến nay, chúng ta đã /go lập được khung pháp lý cơ bản cho việc tổ

chức và hoạt động của các loi hình đoanh nghiệp Đó là các Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước, Luật Phá sản

và một loạt văn bản dưới luật của Chính phủ Tuy nhiên, trong khuôn khổ

Trang 8

Thứ nhất, bản thân một số văn bản pháp quy trên đây đã bộc lộ những điểm không phù hợp với trực tế, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp;

Thứ hai, việc tổ chức thực hiện không nghiêm túc với những phiển

nhiễu và sự không nhất quán từ chính các cơ quan quản )ý nhà nước

2- Tình trans tài chính doanh nghiệp chứa đựng nhiều vếu tố

không lành manh tiếm ấn những nguy cơ với bản thân chúng và với

toàn bô nền kinh tế quốc đân

'Tĩnh hình tài chính doanh nghiệp là tấm gương phản ánh thực trang

kinh doanh, triển vọng phát triển doanh nghiệp, qua đó phần ánh thực trạng,

khả năng tăng trưởng ổn định và bên vững của toàn bộ nến kinh tế

Hiện nay, thực trạng lài chính doanh nghiệp đang có những diễn biến

phức lạp

Hầu hết các doanh nghiệp đều nằm trong tình trạng thiếu vấn kinh doanh, hoại động chủ yếu bằng vốn vay

Các DNNN chỉ được bảo đầm 20% vốn lưu động theo mức quy định là

30%, Trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tình trạng doanh nghiệp được hình thành từ “Vốn ảo” do sự lỏng lẻo trong việc xem xét nguồn gốc vốn khi cho phép-thành lập doanh nghiệp Nhìn chung, các doanh nghiệp

đều ở trong tình trạng có quá ít vốn kinh doanh, Số DNNN có quy mô vốn

dưới 1 tỉ đồng chiếm khoảng 40% tổng số DNNN; mức vốn sản xuất tính

bình quân cho một đoanh nghiệp tư nhân chỉ là 0/2 ti đồng, một công ty trách nhiệm hữu hạn là 1,6 tỷ đồng; tỷ lệ doanh nghiệp có mức vốn dưới một

tỉ đồng trong các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu

Trang 9

Dé thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, doanh nghiệp phải xoay sở bằng

nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến là vay vốn Ngân hàng thương mại

và chiếm dụng vốn lẫn nhau Năm 1996, tổng dư nợ của Ngân hàng lên tới

75.476,8 đồng, trong đó đư nợ của các DNNN chiếm 64%, của các doanh

nghiệp ngoài quốc đoanh chiếm 20%, của các hộ nông dân chiếm 16%

Trong nền kinh tế thị trường, việc doanh nghiệp vay vốn để thực hiện

nhiệm vụ kinh doanh là hiện tượng bình thường Song ở nước ta hiện nay, trong sự bình thường đó lại chứa dựng những yếu tố hết sức không bình thường Các khoản vay Ngân hàng của các doanh nghiệp chủ yếu là vay

ngắn hạn, tức là vay để chỉ trả cho các khoản thường xuyên Đây là sự minh

chứng rõ rằng các doanh nghiệp hiện kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay, thực

lực kinh doanh hết sức hạn chế Hơn nữa, nhiều doanh nghiệ

Vay nợ trên

mức khả năng thanh toán, dư nợ lớn hơn vốn kinh doanh, số phải trả lớn hơn

số phải thu Có thể xem xét tình trạng này qua thực trạng công nợ của các

DNNN Tổng số công nợ phải thu của các DNNN tính đến 31 - I2 - 1995 gấp 7 lần vốn lưu động của các doanh nghiệp và bằng 38,4% tổng doanh thu năm 1995 Nợ khó đòi và nợ khoanh lại (thực chất là nợ không có khả năng thu hồi) chiếm 46,1% vốn lưu động hiện có của các doanh nghiệp, làm cho

chúng càng khó khan về vốn Tổng số nợ phải trả của các doanh nghiệp

(gồm cả vốn vay ngân hàng và vay khác) là 279.376 tỉ, lớn gấp hơn 3 lần nợ phải thu, bằng 4,L lần vốn kinh doanh của doanh nghiệp và lớn hơn cả Tổng sẵn phẩm quốc nội Trong tổng số nợ phải trả, nợ ngân sách là 4.651 tỉ đồng, bằng 21% tổng số nộp ngân sách cả năm; số nợ quá hạn chưa trả là 1.182 tỉ đồng, bằng 0,7% tổng số tiền vay

Tình trạng các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu nhờ vấn vay, công

Trang 10

trong quản lý, góp phần làm xấu di inh trarig tai chink doanh nghiệp và tài chính quốc gia

Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và phiển hà trong việc bảo dâm các điều kiện về thế chấp, bảo lãnh vay vốn Ngân hàng Đặc biệt là côn tổn tại tình trạng phân biệt đối xử trong việc vay vốn ngân hàng: các ĐNNN không cần thế chấp tài sản trong vay vốn ở các ngân hàng thương mai, Irong khí đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải bảo đảm những điểu kiện khát khe trong việc thế chấp, bảo lãnh; các ngân hàng cơi trọng việc thế chấp hơn là xem xét khả năng báo đảm hiệu quả của dự án vay vốn Khi thế c

này dẫn đến sự thiệt hại kép của các doanh nghiệp vẻ lượng vốn vay vã vẻ

ấp lại bị đánh giá tài sản thấp hơn giá trị thực của tài sẵn đó điều phát mại tài sắn thế chấp khi gặp rủi ro trong việc sử dụng vốn vay Ngân

hàng chưa thực sự coi mình là người bạn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, mà đứng ngoài, hơn thế nữa đứng bên trên, công cuộc kính đoanh của các doanh nghiệp Tình trạng cán bộ ngân hàng gây phiển nhiễu cho các doanh nghiệp khi vay vốn và thông đồng với chủ đoanh nghiệp trong việc rút vốn vay không phải là cá biệt Thực tế các vụ TAMEXCO, EPCO và Minh Phụng cũng như ý kiến của nhiều chủ doanh nghiệp thể hiện rõ điểu này Tuy nhiên, xét một cách công bằng thì bản thần các Ngân hàng cũng có yêu cầu bảo đảm sự an toàn lrong kinh doanh của mình, chúng không thể yên tâm giao vốn của mình cho những doanh nghiệp kinh doanh có độ rũi rỏ cao được

Trang 11

hàng theo quy định Để đổi phó, có doanh nghiệp đã phải thực biện việc đảo

nợ: dùng hồ sở tài sản đã thế chấp ở ngân hàng này vay tiên Ở ngân hàng

khác và sử dụng vốn vay đó để trả nợ cho ngân hàng đã vay tiền trước; khi

doanh nghiệp bị phá sản, ngân hàng cũng khó có thể thu hổi lại vốn cửa

mình, tình hình an toàn vốn của các ngân hàng bị đe doa Sự đổ bể của một

loạt doanh nghiệp trong thời gian qua, mà tiêu biểu là Công ty Dệt Nam định va Cong ly trách nhiệm hữu hạn Minh Phụng, sự thất thoát vốn của Chỉ

nhánh Ngàn hàng Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh, có phần nguyên

nhân từ tình trạng này Việc Chính phủ cho phép các Ngân hàng thương mại

cho DNNN vay tiên không giới hạn theo tỷ lộ vốn điều lệ và không phải

dùng tìa sản thế chấp mà chỉ căn cứ vào hiệu quả kinh doanh đã tạo đi

kiện cho các doanh nghiệp này khắc phục khó khăn về vốn kinh doanh, xoá

bỏ được một loạt thủ tục hành chính phiển hà trong vay vốn Nhưng cũng

chính từ chủ trương này cũng đặt ra một loạt vấn để phức tạp mới Irong quản

lý: một DNNN có thể mở tài khoản và vay tiền (ại nhiều ngân hàng, khó có thể kiểm soát nổi tình trạng vay vốn của ngân hàng nọ để trả nợ cho ngân hàng kia (đảo nợ); việc không chấp hành nghiêm túc pháp lệnh kế toán - thống kẻ là tình trạng phổ biến hiện nay đã đẫn tới làm cho việc thẩm định tính hiệu quả trong hoạt động kinh đoanh của doanh nghiệp làm cơ sở xét duyệt hạn mức vay trở thành việc làm không có căn cứ rõ rằng

Đến nay đã trái qua đợi hai của Tổng thanh tốn cơng nợ, nhưng tình

hình công nợ vẫn chưa được giải quyết theo yêu cầu vạch ra mà thậm chí có

chiều hướng trẩm trọng hơn lên Tình trạng phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp nợ lẫn nhau, doanh nghiệp nợ Ngắn hàng, doanh nghiệp nợ Nhà

muốc, Nhà nước nợ DNNN Sự thiểu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp có nguồn gốc từ đây Đến lượt mình, tình trạng công nợ của các doanh

nghiệp lại bất nguồn từ tình trạng quản lý yếu kém, sẵn phẩm sẵn xuất ra khó

Trang 12

tiêu thụ, đầu tư kbông có hiệu quả Đối với các DNNN, do quyền hạn và

trách nhiệm trong việc sử dụng vốn và tài sắn của Nhà nước tại doanh nghiệp chưa gắn kết zới nhau, nên đã xảy ra tình trạng chỉ tiên lãng phí, tham ô, xà

xéo công quỹ gây tổn thất tãi sản nhà nước Tình trạng công nợ vòng vèo,

khó đòi, khó trả phân ánh tình trạng lộn xôn về tài chính doanh nghiệp và tài

chính quốc gia, chứa đựng những yếu tố tạo nên sự bất ỏn trong hoạt động

của doanh nghiệp và tiến trình phát triển đất nước

'Trong năm 1996 còn xẩy ra tình rạng nhiều đoanh nghiệp nhập

hàng theo phương thức mé LIC trả chậm Sự ứ đọng nhiễu loại hàng hoá

nhập khẩu theo phương thức này đã dẫn nhiều doanh nghiệp đến nguy cơ

mất khả năng thanh toán, kéo theo tình trạng khốn đốn về vốn, mất năng lực

thành toán, chỉ trả của một số Ngân hàng Tính đến ngày 31 thấng 12 năm

1996, tỉ lệ số dư bảo lãnh so với vốn tự có của một số ngân hàng như sau:

EXIMBANK laf 611,2%; Viét Hoa Ngan hang JA J.178,69%; Ngân hàng cổ

phần Hàng hải là 452,7%; Ngân hàng cổ phân ngoài quốc doanh (VP BANK) là 303,4%: Ngân hang Sài Gòn Thương tín là 243,1%,, Đáng chú ý là các ngân hàng cổ phần chiếm tới trèn 50% tổng dư nợ bảo lãnh của toàn bộ bệ thống ngân hàng Trong việc thực hiện nghiệp vụ này, tình trạng ví phạm

Pháp lệnh Ngân hàng xảy ra phổ biến và lên tới mức trầm trọng Đó là: nhận

tài sẵn thế chấp để bảo lãnh bằng động sản, bằng chính 16 hàng nhập, hoặc thậm chí không có tài sản thế chấp; nhiều ngân hàng cổ phẩn không thể hiện

các khoản bảo lãnh tín dụng trên bảng cân đối kế toán; việc điều hành theo

quan hệ gia đình; các cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị lợi đụng vay

ngay tại ngân hàng, trở thành con?nợ lớn khó đòi,

Trang 13

doanh nghiệp thuộc các thành phẩn kinh tế nộp ngân sách 13.860 ú đồng, năm 1996 đã là 18.137 tỉ đồng, răng 30,9%, trong đó, các DNNN tăng 22,36%, các doanh nghiệp tư bản nhà nước tăng 375 và các doanh nghiệp tư

bản tư nhân tăng 115%

Hiện nay còn lồn tại hai loại ý kiến khác nhau về mức đóng góp của các doanh nghiệp:

~ Các doanh nghiệp thường phần nần về mức thu cao và tình trạng lạm thu, chưa khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển và sự phân biệt đối xử

trong thu với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau

- Cơ quan chịu trách nhiệm thu doanh nghiệp lại đánh giá tình trạng thất thu còn lớn, tình trạng trốn thuế, lậu thuế là phổ biến Tình trạng đó đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến thu chỉ ngân sách nhà nước

Thật ra, các ý kiến nêu trên đều chứa đựng những yếu tố hợp lý thể hiện những bất hợp lý trong mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và vi mô trong

quản lý kinh tế WNiản từ góc độ doanh nghiệp có thể thấy một số chính sách kinh lế vĩ mô đã bộc lộ ngày càng rõ những khiếm khuyết Đó là

- Tình trạng đánh thuế trùng lắp, hay thuế chẳng lên thuế, trong

tính toán thuế doanh thu;

¬Những quy định bất hợp lý trong tinh thu loi tite;

- Sự ưu đấi về thuế theo thành phần kinh tế chứ không phải theo

ngành và lĩnh vực kinh đoanh,

- Sự sách nhiễu của một số cần bộ ngành thuế với doanh nghiệp Những khiếm khuyết ấy chậm được sửa đổi đã phần nào hạn chế động lực kinh doanh Nói như vậy khôàg có nghĩa các doanh nghiệp đã hoàn toàn nghiêm chính thực biện các sắc thuế, Bởi vậy, chấn chỉnh tỉnh trạng này đòi hỏi phải giải quyết các vấn để từ nhiều phương điện: chính sách thu, cơ quan

chịu trách nhiệm thu của Nhà nước và các doanh nghiệp, Việc giải quyết

Trang 14

ˆ những van dé 46 ddi hdi phai cd cdch nhin loan dién: mot mdt, kiên quyết

chông tình trạng trốn thuế, lậu thuế, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách phục

vụ thiết thực sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước; mặt khác, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa

vụ nộp ngân sách, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, nuôi dưỡng,

nguồn thu Việc Quốc hội thông qua [Luật Thuế Giá trị gia tăng và Luật Thuế “Thu nhập doanh nghiệp thay thế cho Luật Thuế Doanh thu và Luật Thuế Lợi

tức là nhằm khắc phục những nhược điểm đã nêu Các Luật thuế này sẽ có

hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1999, Từ nay đến đó có rất nhiều việc phải làm để bảo đâm những điều kiện cần thiết cho các luật thuế này phát huy tác

dụng thiết thực

Tóm lại, một thực trạng tài chính thiếu lành mạnh cùng với hoạt động yếu kém của hệ thống Tài chính - Ngân hàng là những yếu tố tiểm ẩn những nguy cơ của cuộc khủng hoảng tài chính do chính chúng ta gây ra Nguy cơ ấy sẽ gia tăng dưới tác động của những biến động tài chính

trong khu vực và trên thế giái ĐỂ làm lành mạnh nến tài chính quấc gia,

phải chủ trọng làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ nâng cao ý thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ

chủ chất của các doanh nghiệp, đồng thoi lăng cuồng công tác kiểm tra,

kiểm soát tình hình tài chính của các doanh nghiệp, trong đó có các ngân

hang thương mi

3- Các doanh nghiệp có cổ gắng phấn đấu nang cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh, nhưng mức đó hiệu quả còn thấp và không đồng đều

Trang 15

Tén tai trong moi trudng cạnh tranh, ở những mức độ khác nhau, các

doanh nghiệp đều có những cố gắng nhất định cải tiến các mặt hoạt động, piấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, hiệu quả sản

xuất kinh đoanh của các doanh nghiệp còn thấp, có những chỉ tiêu lại có xu

hướng giảm sút Năm 1994, trong công nghiệp 1 đỏng vốn kinh doanh tạo ra

được 0, 979 đồng doanh thu và 0,132 đồng nộp ngân sách, thì năm 1996 các

chỉ tiêu này chỉ còn là 0,92 và 0,1097, Các đoanh nghiệp thuộc các thành

phần kinh tế khác nhau, sự biến động các chỉ tiêu trên có khác nhau Chang

hạn, việc tính toán các chỉ tiêu trên cho các thời kỳ 1994 và 1996 với các DNNN là 1,31 và 0,141 so với 1,07 và 0,1115; với các doanh nghiệp tư bản tư nhân là 1,73 và 0,053 so với 2,7 và 0,099 .Qua đây có thể thấy mặc dù

đã được sắp xếp lại, hiệu quả kinh doanh của các DNNN vẫn còn thấp kém so với các thành phẩn kinh tế khác.Nếu so với lãi suất tín phiếu kho bạc và

chỉ số lạm phát, có thể thấy rõ rằng các doanh nghiệp hoạt động cồn rất kém

hiệu quả

Các doanh nghiệp nhà nước được coi là lực lượng nòng cốt của hệ

thống kinh tế nhà nước Nhưng ở đây hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp kém

đi liên với tình trạng quản lý tôi, lãng phí, tham ô làm thất thoát tài sản nhà

nước, hoặc biến tài sản nhà nước thành tài sẵn cá nhân Hiệu quả sản xuất -

kinh đoanh của các doanh nghiệp này không đổng đểu giữa các ngành: mgành thương mại và các ngành sẩn xuất sản phẩm phi kim loại có các chỉ tiêu hiệu quả tốt hơa các ngành cơ khí, xây dựng và nông nghiệp Tuy nhiên, sự chênh lệch này không phần ánh đúng sự nỗ lực của các doanh nghiệp, đà đo những lợi thế đặc thù của chúhg mang lại Tình trạng báo cáo sai sự thật phản ánh tình trang “Iai, gid, lỗ thật” xảy ra khá phổ biến; chế độ kiểm toán chưa phát huy hiệu jực Nam 1994, qua kiểm tra quyết toán đã xác định giảm chỉ phí, tăng lãi của các DNNN do Trung ương quản lý là 644 tỷ đồng và nộp

Trang 16

ngân sich Wing thêm 626 tỉ đồng, trong đó tăng thuế lợi tức là 482 tỉ, riêng

Tổng công ty Bưu chính viễn thông nộp tăng thêm 245 tỉ đồng

Các DNNN hoại động kém hiệu quả văn tiếp tục hoạt động, tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng những cách khác nhau

Điều đó đã góp phần làm căng thẳng thêm tình hình tài chính quốc gia vốn

đã nhỏ bé và đang trong tình trạng bội chỉ

Với trách nhiệm nặng nể mà nền kinh tế quốc đân giao phó cho các ĐNNN, tình trạng hiệu qủa sản xuất - kinh doanh thấp kém của chúng là một thực trạng đáng lo ngại, đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết phải giải quyết để đẩy nhanh tiến trình đổi mới hệ thống DNNN,

Tinh trạng chênh lệch về chỉ tiêu hiệu quả giữa các ngành đo những

yếu tố khách quan mang lại đã dân đến khu vực thương mại địch vụ tổ ra có sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước hơn là khu vực sản xuất, đặc biệt là xản xuất nông lâm ngư nghiệp Tình hình đó đã ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp

hố, hiện đại hoá Trong khi đó, các chính sách kinh tế vĩ mô chưa có tác

động lớn đến việc điều Liết cơ cấu đầu tư: sự ưu đãi đầu tư - kinh doanh vẫn

phân biệt theo thành phần kinh tế hơn là theo ngành và theo vùng; sự ưu dãi nếu có quy định thï chủ đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn phiên hà trong việc

3o thủ tục để được hưởng —

Từ đấu năm 1997 trở lại đây, sẵn xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp có những diễn biến phức tạp Tốc độ tăng trưởng của nhiều ngành

kinh tế có chiều hướng chậm hơn cùng: kì năm 1996 Chẳng hạn, tính chung 5 tháng đấu nam 1997 so với éng kỳ năm 1996, cơng nghiệp chỉ tăng 13,2%, trong đó công nghiệp quốc doanh táng 9,8%, cơng nghiệp ngồi quốc

Trang 17

dự báo của nhiều chuyên gia, năm 1997 nên kinh tế tuy tiếp tục tăng trưởng, nhưng sẽ chậm hon nam 1996

Hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các dnanh nghiệp thấp kém thể

hiện trực tiếp khả năng cạnh tranh thấp kém của chúng trên thị trường

trong nước và quốc tế Nói đến việc tăng khả năng cạnh tranh của các

doanh nghiệp không phải chí là việc đầu trr đổi mới và nâng cao trìmk: độ

cong nghệ, mà còn là việc đổi mới và nâng cao năng lực trình độ quản lý trên tất cả các phương điện; sự đổi mới áy hướng đến mục tiêu nâng cao mội cách căn bản hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của

toàn bộ nên kinh tế quốc đân

Xem xét hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài có thể thấy những vấn để hết sức phức tạp

Nếu căn cứ vào các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh mà các doanh nghiệp

có vốn đầu tr nước ngoài khai báo với cơ quan quản lý nhà nước, thì số dự ấn hoạt động có lãi rất thấp Có dự án hoạt động đã 3 - 4 năm vẫn bị lỗ Tỷ suất lợi nhuận so với vốn kinh doanh đã thấp lại có xu hướng giảm sút, từ

7,7% năm 1994 còn khoảng 6% năm 1996 Cần đánh giá một cách nghiêm

túc và khách quan tình trạng hiệu quả kinh doanh thấp kém đó Có những, nguyên nhân hoàn toàn chính đáng và khách quan với doanh nghiệp Chẳng bạn, phần lớn các dự án mới đi vào hoạt động, một số dự án gập phải khó khăn trong chính sách quota nhập khẩu các yếu tố đầu vào (lấp ráp ô tô, xe máy, hàng điện tử dân dung) nén chưa huy động hết công suất vào kinh

doanh Song, có thể khẳng định rằng có những đoanh nghiệp đã khai tăng chỉ

phí nhập khẩu đầu vào, khấu hao tài sản cố định với mức cao để nhanh

chóng thu hồi vốn đấu tư, tăng chỉ phí quảng cáo tiếp thị nhằm tuyến truyền

nhãn hiệu và sản phẩm của công ty mẹ ở nước ngoài Trong khi đó bên Việt

Trang 18

nam thiếu cần bộ có năng lực và trách nhiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán

và tài chính, thiếu cán bộ kiểm toán có đủ năng lực phân tích tài chính đoanh nghiệp, nhất là khi các doanh nghiệp này thực hiện chế độ kế tốn nước ngồi Bởi vậy, có thể thấy rằng hiện mạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khơng hồn tồn nhục báo cáo tài chính của chúng, các cán bộ Việt Nam trong các đoanh nghiệp này chua phát huy vai trò tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ lợi ích của bên Việt Nam và của Nhà nước Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước còn bất cập trong kiểm soát tài chính của các doanh nghiệp này, Đó là một điểm yếu trong quản lý kinh tế ví mô và quản lý kinh tế vĩ mô cần được khắc phục

Công trong môi trường kính doanh như nhau, nhưng các Ngan hang thương mại nước ngoài lại hoại động hữu hiệu hon các Ngôn hàng thương mại trong nước Trong khi vốn của các Ngân hàng thương mại trong nước hị đóng bảng, dư nợ cho vay và huy động vốn đêu giảm, thì ở các Ngân hàng nước ngoài tình hình lại diễn ra hoàn toàn ngược lại, thậm chí còn có tình trạng rút tiền từ Ngân hàng trong nước để gửi vào Ngân hàng nước ngoài Có xu hướng thị phần của các Ngân hàng thương mại trong nước bị thu hẹp lại, trong khi thị phần của các Ngân hàng thương mại nước ngoài ngày càng mở

rộng

Tám lại, tình trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thấp

kém là do năng lực quản lý yếu, khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng và mẫu mã hàng hoá sơ với hang ngoại cùng loại nhập vào bằng những con đường khác nhau còn thấp kém, máy móc thiết bị lạc hậu ma các doanh nghiệp không có năng lực tải chính để đổi mới công nghệ

Trang 19

yếu, môi trường kinh tế vĩ mô cũng có nhiều yếu tố bất lợi cho hoạt động

của doanh nghiệp: sức mua nhiều loại hàng hoá giảm sút, tình trạng thiểu

phát kéo dài, chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chan hang hod nhập lậu,

trấn thuế, bảo đẳm sự cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trên thị trường

Xét trên phương điện hiệu quả kinh tế - xã hội, có thể thấy những nỗ lực đáng trân trọng của các doanh nghiệp vào việc giải quyết nhiều vấn đề

bức xúc của đất nước

Sự phát triển theo bể rộng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã góp phần to lớn vào giới quyết việc làm, qua đó góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước Trong khi lao động của các DNNN

về cơ bản không tăng, lao động trong các hợp tác xã giảm sút, việc tạo thêm

chỗ làm việc mới chủ yếu là sự đóng góp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh So sánh năm 1996 với năm 1995, lao động thu hút vào các doanh nghiệp tăng thêm 534.733 người, các DNNN tăng thêm 45.130, chiếm 8.4%, tao động trong các hợp tác xã giảm 4.197 người, các doanh nghiệp có vốu đầu tư nước ngoài tăng thêm 63.720 người, chiếm 11,9%, các doanh nghiệp

tư bản tư nhân tăng thêm 30.933, chiếm 5,8%, các hộ cá thể tăng thêm

399.147 người, chiếm 74,6% số lao động tăng thêm

Sự phát triển của các doanh nghiệp thể hiện ở việc huy động các

nguồn lực trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển Năm 1996 tổng vốn

kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phẩn kinh tế (không tính phẩn của các hộ nông dân) ước khoảng 312.000 tỷ đồng, sơ với năm 1992 tăng hơn 2,5 lần, trong đó các DNNN tăng 1,9 lần, các hợp tác xã giảm 249, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,5 lần, các đoanh nghiệp tư

bản tư nhân và cá thể tăng 2,2 lần Rõ rang là nếu không có chủ trương phát

Trang 20

triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và môi trường kinh tế vĩ mô cổi mở,

sẽ không thể huy động được nguồn vốn to lớn đó và phát triển kinh tế

quả của phát triển các doanh nghiệp còn taể hiện ở việc

Ngoài ra,

tạo ra nguồn hàng hoá ngày càng phong phú đáp ứng nhu cẩu trong nước và góp phần vào xuất khẩu

Trong việc đánh giá hiện quả hoạt động của các doanh nghiệp cẩn phải có sự kết bạp giữa hai mặt hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh lế - xã hội Thực tế trong thời gian qua cho tháy các mặt này không vận động déng chiêu vôi nhau Đó là bài toán phúc tạp mà trong những năm trước

mắt chúng ta phải tìm được lời giải đáp để vừa giải quyết được những vấn

để kinh tế - xã hội búc xúc trong nước, vừa hội nhập bình đẳng và có hiệu

quả vào môi trường hợp tác, cạnh tranh của khu vực và thế giới

4- Công tác quản lý doanh nghiệp tiếp tục được đổi mới, song còn thấp xa so với yêu cảu của cơ chế quản lý mới

Thời gian qua, các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện những đổi mới đã được thực hiện trong những năm trước đó nhằm thích ứng đây đủ hơn với cơ chế quản lý mới Tuy thời gian chuyển từ cơ chế kế hưạch hố tập trung sang, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước chưa đài, nhưng cơ chế đó đã thúc đẩy và phát huy tính năng động của các nhà quản lý doanh nghiệp; đang hình thành đội ngũ cán bộ quả lý trẻ, có kiến thức kinh doanh hiện đại, dám mạo hiểm và đám chịu trách nhiễm trong kinh doanh Điều này thể hiện rõ

trong việc phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ở đó không có sự bao cấp dưới bất cứ hình thức nào của Nhà nước, người chủ đoanh nghiệp và

Trang 21

những người quản lý phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả và hiệu quả

kinh doanh

Những công việc chủ yếu mà các doanh nghiệp đang tiến hành và

những vấn đẻ còn vướng mắc là:

- Đổi mới bộ máy quản lý theo hướng tỉnh gọn hơn, phân định rõ hơn

cá nhân trong bộ máy quản lý,

chức nãng, nhiệm vụ của các bộ phận và

gắn quyền lợi và trách nhiệm kinh tế của bộ phận quản lý với các bộ phận trực tiếp sản xuất kinh đoanh trong doanh nghiệp Mô hình quản lý được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp là cơ cấu trực tuyến - tham mưu, một số doanh nghiệp trước đây thể nghiệm mô hình Giám đốc - chuyên gia cũng quay trở lại mô hình trên Điểm yếu trong bộ máy quản \ý đoanh nghiệp hiện này chính là năng lực và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý Việc so sánh hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong nước với các Ngân hàng thương mại nước ngoài nêu trên là một ví dụ điển hình

Những vướng mắc trong tổ chức bộ máy quản lý thể hiện rõ nét trong các DNNN Chẳng hạn, các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty chưa tạo lập được sự gắn bó trong sản xuất - kinh doanh; chưa xác định được rõ quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp của Hội đồng quản trị và quyền điều hành của Tổng Giám đốc dẫn đến Hội dồng quản trị không thực hiện được các chức trácH quy định, thực quyển quản lý và điểu bành vẫn

thuộc về tổng giám đốc Ở các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, bên

nước ngoài thường nắm giữ những công việc quan trọng, như phụ trách tài

: chính, xuất nhập khẩu, điểu hành quá trình sản xuất; do chức trách được

phân công, đo năng lực chuyên biôn, bản lĩnh và ý thức của nhiều cán bộ Việt nam trong bộ máy quản lý còn hạn chế, nên việc bảo đảm quyền lợi của bên Việt nam, của người lao động Việt nam trong doanh nghiệp liên doanh

và của Nhà nước Việt nam không được thực hiện đầy đủ

Trang 22

- Công tác kế hoạch của doanh nghiệp được từng bước đổi mới Với

các DNNN, quyền chủ động trong sản xuất kình đoanh được mở rộng, tính tự chịu trách nhiệm cũng được để cao, việc Nhà nước giao các chỉ tiêu phấp lệnh đã được giới hạn vào một số doanh nghiệp và sắn phâmr có tẩm quan trọng sống còn của nên kinh tế quốc dân Trong điểu kiện của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đê vẫn rất coi trọng công tác kế hoạch hoá Nói chung, kế hoạch sản xuất - kinh đoanh của các doanh nghiệp đều được khỏi thảo trên cơ sở định hướng chưng của Nhà nước, bám sất sự biến động của thị trường Tuy nhiên, công tác kế hoạch hoá của doanh nghiệp cũng bộc 16 những điểm yếu rất căn bản, Đó là: năng lực dự báo thị trường rất hạn chế do sự hạn chế vẻ trình độ cán bộ, thiếu các thông tín cập nhật cần thiết; hấu hết các doanh nghiệp đều chưa có chiến lược kinh đoanh bảo đám tính khả thì, ngừi lãnh đạo doanh nghiệp bị cuổn hút vào các công việc ngắn hạn trước

mắt, chỉ đạo sản xuất - kinh doanh roang tính chất tình thế, năng lực thực tế

để nắm bắt các cơ hội kinh doanh còn yếu, các sắn phẩm sắn xuất ra thườ để kém sức cạnh tranh so với hàng ngoại nhập, nhiều doanh nghiệp bị chỉ phối ính tự phát của thị trường trong việc xác định chủng loại An lượng sản phẩm

- Quản trị tài chính doanh nghiệp tuy có được chú trọng, song vẫn là khâu yếu nhất hiện nay trong toàn bộ các công việc của quản trị doanh nghiệp Pháp lệnh kế tốn - thống kê khơng được chấp hành nghiêm chỉnh Tình trạng cố ý làm sai quy định hoặc lợi dụng kẽ hở của luật pháp không phải là những hiện tượng cá biệt Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN, thực hiện quần lý chỉ phí một cách lỏng lẻo, khai tăng chỉ phí, dấu doanh thu và lợi nhuận, lậu thuế, lập quỹ riêng trái phép hoặc chỉ tiêu nhưng khơng

hạch tốn

Trang 23

- Việc phan định chức năng quần lý nhà nước về Kinh tế và chức

năng quần lý sản xuất kinh doanh tiếp tục được thực hiện Nhưng trên thực

tế, nếp làm việc theo kiểu tập trung bao cấp vẫn chưa được xoá bỏ, nhiều cơ

quan quản !ý nhà nước vẫn can thiệp vào hoạt động kinh doanh của cơ sở,

cẩn trở tính chủ động kinh doanh của các cơ sở trong hệ thống quản lý còn

tổn tại tình trạngchổng chéo hoặc trùng lắp Các cơ quan quan lý thiếu khả

năng phản ứng linh hoạt và năng động trước những biến động của tình hình do còn bị gò bó bởi cơ chế cứng nhắc và thiếu trách nhiệm cụ thể, Tính chử động trong kinh doanh chưa cao, còn trông chờ hoặc ÿ lại vào sự trợ giúp và bảo hộ của Nhà nước Tình trạng cố ÿ làm sai pháp luật khống phải là cá biệt, chúng chỉ bị vạch trấn khi có những đồ bể lớn

- Việc phân phối nội bộ các doanh nghiệp tay đã có chú ý tạo ra động lực trực tiếp cho người lao động, nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý: sự chênh lệch quá mức giữa thu nhập của cán bộ lãnh đạo với công nhân, thưởng sai chế độ, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thấp nhưng thu

nhập của cán hộ công nhân viên vẫn cao

**

Trên day là những nét tổng quát tình hình kinh tế vỉ mô thông qua

hoạt dộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ sau Đại hội Đăng toàn quốc lần thứ VIII đến nay Bên cạnh những yếu tổ tích cực, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đang đặt ra nhiều vấn để bức xúc phải nghiên cứu giải quyết Mặc dù có sự phát triển khá mạnh về lượng nhưng sự

chuyển biến về chất của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế còn

chậm, hiệu quả sản xuất - kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

chưa có sự thay đối tích cực Đặt trọng bối cảnh xây dựng nền kinh lế mở và

Trang 24

hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp và Loan bộ nên kinh tế nước ta đang đứng trước những thử thách hết sức gay gat, khoảng cách chênh lệch giữa nước ta với các nước trong khu vực dang có nguy cơ ngày càng nói rộng,

Những vướng mắc trong quan bệ vĩ mô và vi mô có thể khái quát thành những máu thuận chủ yếu sau đây:

1- Máu thuẫn giữa yêu cầu phái triển nhanh, bên vững của bẩm

thân môi doanh nghiệp và của toàn bộ nên kinh tế với sự hạn chế về

nguôn lực và năng lực cho sự phát triển ấy của hệ thống doanh nghiệp

2- Máu thuẫn giữa yêu cầu hội nhập vào đời sống kinh tế của khu vực và của thể giới với năng lục cạnh tranh con rdt han chế và tính chưa sẵm sàng cho sự hội nhập ấy của các doanh nghiệp trong nước

3- Aâu thuận giữa việc mỗ rộng quyên chủ động kinh doanh và tính

tự chịu trách nhiệm của các chủ thể linh tế với yêu cầu tăng cường quản

tý nhà nưác về kinh tế trong điều kiện cơ chế thị trường, khôi phục và để

cao kỷ cương trong các hoạt động kinh tế

4- Máu thuần giữa yêu câu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và mới trường kinh tế vĩ mô thiêú đồng bộ, thông thoáng, ẩn định và nhất quan

= $- Mâu thuận về lợi ích cụ thể của các chủ thể kinh doanh với lợi

ích của tổng thể kinh tế quốc dân, giữa lợi ích ngắn hẹn với lợi ích dài

hạn

“Thật ra, những mâu thuẫn này không phải mới nảy sinh từ sau Đại hội Đảng lần thứ VII, mà đã có mắm mống từ những năm trước đây Nhưng

những mâu thuẫn này hoặc chưa được phát hiện, hoặc chậm được giải quyết

mội cách hữu hiệu nên lrở thành lực cắn ngày càng lớn cho sự phát triển của

bắn thân doanh nghiệp và cửa toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Trang 25

Xét trên góc độ quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô trong quản lý kính tế không thể kết luận giản đơn rằng quản lý vĩ mô dang gò bó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Vhừn nhận tình hình một cách biện chứng có thể thấy nhiều vấn để đang được đặt ra từ cả hai

phía:

Một mặt, quản lý vì mô có nhiều vấn dé bất cập cản trở sự phát triển

về chất của bản thân các doanh nghiệp và sự phát triển nhanh, bền vững, có

hiệu quả của toàn bộ nên kinh tế quốc đân, các doanh nghiệp vừa muốn tranh thủ sự trợ giúp và bảo hộ, vừa muốn thoái khỏi sự kiểm soát của Nhà nước

Mặt khác, trong quản lý vĩ mô chưa hình thành được một cơ chế xử lý hài hoà, đồng bộ mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và kinh lế vi mô, chưa tạo ra được môi trường thơng thống và ồn định cho các hoạt động kinh doanh,

không ít những rủi ro, khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp là do

chính sách và điều hành vĩ mô gây ra

Như vậy, để giải quyết các mâu thuẫn trên đây cần phái chú trọng và đổi mới quản lý một cách đồng bộ cả ở phạm vi vĩ mô và

hồn thi

phạm vÌ vi mô Trên góc độ quân lý vĩ mo, việc hoàn thiện các chính sách tai chính - tiên tệ, chính sách thương mại - thị trường, trong đó có chính sách xuất nhập khẩu, là những vấn để có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay

Trang 26

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH DAT DAI TO] QUAN LY SAN

XUAT KINH DOANH CUA CAC DOANH NGHIEP VA

NHŨNG KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐẠI,

Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tư

liệu sản xuất đạc biệt, là cơ sở duy tì, phát triển sự sống và là cội nguồn

của mọi boạt động của con người Do vậy chính sách đất đai

đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, có

ảnh hưởng trực tiếp và hết sức to lớn tới sự phát triển của các ngành kinh

tế, đặc biệt là nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp) - một trong

hai lĩnh cực sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, nơi mà

ruộng đất trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là tư liệu

sản xuất, hơn nữa là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt

Mục tiêu cơ bản của chính sách đất đai là đảm bảo cho nguồn tài

nguyên quốc gia này được quản lý chat chẽ và thống nhất, được sử dụng

đây đủ hợp lý, đúng mục đích và có hiệu quả Trong nông nghiệp chính

sách đất đai phải đảm bảo gắn liền được v dụng và khai thác đất đai

hợp lý với việc bảo vệ cải tạo và không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của

ruộng đất, tạo diéu kiện cơ bản để nông nghiệp tăng trưởng ổn định và phái triển bền vững

Với tổng diện tích đất tự nhiên 33.104.218 ha, Việt nam là nước có

qui mô điện tích trung bình, xếp thứ 59 về diệ i

thứ 13 của thế giới nên bình quán đất đai rất thấp (0,45ba/người), cl bằng 1/6 mức bình quân của thế giới, đứng hàng thứ 9 trong số 10 nước

Đông Nam Á và hàng thứ 135 trong số hơn 200 nước trên thế giới

Trong các thời kỳ cách mạng và xây dựng đất nước Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đặc biệt quan tâm tới vấn để đất đai Cương lĩnh chính trị của Đăng Cộng sản Đông dương năm 1930 đã ghỉ rõ

quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" Ngay

khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chưa kết thúc cương lĩnh

ruộng đất của Đảng đã được thông qua tại Hội nghị BCH Trung ương

Trang 27

7/1954 Đảng và Nhà nước đã tiến hành 5 dot phat dong gidm 16 25% va

cải cách ruộng đất đợt I Cải cách ruộng đất ở Miền Bắc với mục tiêu cơ

bản là đem lại ruộng đất cho nông dân, thực hiện người cày có ruộng

được hoàn thành vào năm 1957, đưa lại 810.000 ha ruộng đất cho 2.1 triệu hộ nông dân, bình quân mỗi hộ được chia 3843 m”

Chính sách đất dat cha Dang va Nhà nước những năm gần day da

có những đối mới hết sức quan trọng Từ năm 1988 đến nay Nhà nước đã

ban hành nhiêu văn bản pháp quy mới về đất đai Những điểm mới trong

chính sách đất đai thể hiện đường lối đổi mới kinh tế theo hướng phát

triển nên kinh tế hàng hoá nhiêu thành phần vận' động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN Nội dung cơ

bản của chính sách đối mới về đất đai của Đảng và Nhà nước được thể hiện chủ yếu trong Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai năm 1993, Nghị

định 64/CP ngày 27/9/1993 về giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân và

cá nhân, Pháp lệnh ngày 14/10/1994, Pháp lệnh (sửa đổi, bố sung) ngày

27/8/1996 về giao đất và cho thuế đất và các văn bản pháp quy dưới luật

khác

Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định chế độ sở hữu toàn dân vẻ

đất đai mà Hiến pháp năm 1980 đã khẳng định và làm rõ nguyên lắc quan

lý đất đai là: Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp Iuật, đảm bảo sử dựng đúng mục đích và có hiệu quả; Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài: tổ chức, cá nhân có

trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, có

quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy

định của pháp luật

Luật đất đai năm 1993 cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp

năm 1992 về đất đai, trong đó Điều 3, Khoản 2 của Luật xác định rí ‘Ho gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất có quyển sử dụng đất có

quyền chuyển đối, chuyển nhượng, cho thuế, thừa kế và thế chấp quyền

sử dụng đất trong thời hạn giao đất và đúng mục đích sử dụng Như vậy

hộ gia đình và cá nhân khi được giao đất thì không những có quyển sử

Trang 28

đất 5 quyền trên làm cho khái niệm pháp lý "quyên sử dụng đất” được mở rộng gần như quyến định doat cha người sở hữu, chỉ hẹp hơn quyền định

đoạt của người sở hữu ở chỗ quyền này giới hạn trong thời gian giao đất

và việc sử dụng đất phải đúng mục đích sử dụng qui định khi được Nhà

nước giao

Đối với các tổ chức, quyền sử dụng đất được quy định tại Pháp lệnh

ngày 14/10/1994 và Pháp lệnh ngày 27/8/1996 Theo qui định của các

Pháp lệnh trên, có thể hiểu quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp như sau:

- Các doanh nghiệp công ích được Nhà nước giao đất để xây dựng,

các công trình công cộng (đường giao thông, trường học, bệnh viện )

không phải trả tiền sử dụng đất, có quyên sử dụng đất vào việc xây dựng

các công trình trên, không có quyển chuyển đổi, chuyển nhượng, thế

chấp

- Các doanh nghiệp được Nhà nước giao đất để sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làm muối được Nhà nước giao đất không

phải trả tiền sử đựng đất, có quyển: góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để liên doanh với các tổ chức kinh tế khác, thế chấp quyền sử dụng

đất đai Ngân hàng Nhà nước để vay vốn, nhưng không có quyền chuyển

nhượng quyển sử đụng đất

~ Các doanh nghiệp được Nhà nước giao đất để xây dựng nhà ở, kết

cấu hạ tầng để bán, chuyển nhượng hay cho thuế, phải trả tiền sử dụng đất, có quyền chuyển nhượng quyển sử dụng đất khi bán, chuyển nhượng

công trình trên đất, cho thuê quyền sử dụng khi cho thuê công trình xây

dựng trên đất, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Nhà nước

để vay vốn, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để liên đoanh với các

tổ chức, cá nhân,

- Các doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất để sử dụng vào các

hoạt động kinh đoanh khác, có quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất

tại Ngân hàng Nhà nước để vay vốn, các doanh nghiệp Nhà nước, các

doanh nghiệp của các tổ cbức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp quân

đội có quyển góp vốn bằng quyển sử dụng đất để liên doanh với nước

ngoài

Trang 29

Có thé thấy tính thân cơ bản của chính sách đất đai là: chế độ sở

hữu toàn dân về đất đai với sự quản lý thống nhất của Nhà nước theo quy

hoạch và pháp luật Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá

nhân sử dụng ồn định lâu dài, cá nhân và hộ gia đình ngoài quyền sử dụng

công năng của đất vào sản xuất kinh doanh còn có các quyền: chuyển đổi,

chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất trong

thời hạn và đúng mục đích được giao Các doanh nghiệp khác nhau có

những quyền cụ thể khác nhau về sử dụng đất (như đã nêu ở trên)

Chính sách đất đai với tỉnh thần cơ bản nêu trên là phù hợp với lình

hình đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay, với đường lối

phái triển kinh tế - xã hội đúng đán của Đảng ta Chính sách đất đai của

Đảng và Nhà nước cũng thể hiện sự kết hợp mục tiêu xây dựng CNXH

với việc vận dụng kinh nghiệm về quản lý đất đai qua các thời đại lịch sử

của đết nước: Trong các thời đại trước đất đai theo danh nghĩa là thuộc sở

hữu của vua song thực tế được để lại cho làng xã (công điền), cho nông dan và các đối tượng khác trực tiếp sử dụng (tư điền)

Sự đổi mới trong chính sách đất đai những năm qua đã có những tác

động tích cực và to lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể

kinh tế Sự tác động đó thể hiện ở chỗ chính sách đãi đai đã tạo ra sự gắn bó giữa người lao động, người sản xuất với đất đai Sự gắn bó trên là nhân

\ co ban tạo ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh

doanh trong các lĩnh vực của nên KTQD, đặc biệt là nông nghiệp

Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc

biệt, việc giao ruộng đất cho hộ nông đân sử dụng ổn định lâu đài với

quyển sử dụng công năng của đất vào sản xuất kinh doanh và các quyển

chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng

đất đã đưa người nông dân lên vị trtí người chủ thực sự của đồng ruộng,

làm cho họ gắn bó mật thiết với đồng ruộng Các quyền chuyển đổi,

chuyển nhượng tạo điều kiện cho quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất,

nâng cao trình độ chun mơn hố, thâm canh hoá, thúc đẩy sản x

hàng hố trong nơng nghiệp, nóng thôn Sự đối mới của chính sách đất đãi dã tạo tiên để kinh tế quan trọng để xác lập địa vị tự chủ về kinh tế

Trang 30

chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông thôn Chính sách đất đai mới cũng tác

động mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội trong nông thôn, tạo điều kiện cho

quan hệ bình đẳng thực sự giữa các chủ thể và do đó chính sách đổi mới

về đất đai cũng là cơ sở kinh tế của quá trình đân chủ hoá đời sống xã hội

nông thôn Như vậy chính sách đất đai mới, một mặt, tạo động lực mạnh

mẽ cho sản xuất, tạo cơ sở để khai thác các tiểm nang về lao động, về lợi

thế tự nhiên, về đất đai, vốn Hếng của hơn 10 triệu hộ nông dân để phát

triển sản xuất kinh doanh, mặt khác, tạo điều kiện kinh tế quan trọng đế mỗi người lao động, mỗi hộ nông dân vươn lên làm chủ cuộc sống, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nông thôn

"Thực tiễn nông nghiệp, nông thôn nước ta những năm qua cho thấy

chính sách đổi mới về đất đai đã và đang đi vào cuộc sống, đã và đang có

tác dụng 1o lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông

thôn, tới đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp nông, thôn, tới bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, và do đó là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, thôn thôn

nước ta Minh chứng rõ rệt nhất cho tác động to lớn và tích cực đó là

những thành tựu mà nền nông nghiệp nước ta đã đạt được trong những

năm đối mới vừa qua mà nổi bật nhất là thành tựu về sản xuất lương thực

và tấc độ tăng trưởng của nông nghiệp Từ chỗ thiếu lương thực triển

miền, nước la đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn của thế giới: năm 1996 và 1997, mỗi năm xuất khẩu trên 3 triệu

tấn gạo Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp những năm qua bình quân là

3,5 - 4.5%/năm Cũng cẩn nhấn mạnh rằng những thành tựu của nông

nghiệp là do nhiều nhân tố tác động, song sự đổi mới của chính sách đất

đại là một nhân tố hết sức quan trọng

Trong các ngành kinh tế khác, chính.sách đất đai những năm vừa

qua cũng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi mở ra các quan hệ hợp tác,

liên doanh, giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong

nước với các đối tác nước ngoài cũng như giữa các đối tác trong nước với

nhau Đến cuối năm 1996, như đã nêu ở các phần trước, chỉ tính riêng

kinh tế Nhà nước hợp tác liên doanh với nước ngoài đã có 1568 dự án với

số vốn đăng ký trên 27 tỷ USD

Trang 31

Tuy nhiên bên cạnh những tác động 1o lớn và tích cực của chính

sách đổi mới về đất đai tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản

xuất kinh doanh nông nghiệp, thực tiễn cũng đạt ra những vấn đề về quan

hệ đất đai cần được quan tâm xem xét và giải quyết nhằm góp phần tạp

môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và các chit thé

kinh tế Sau đây là một số vấn để chung nổi lên như những vấn đẻ cấp thiết nhất

1 Trên thực tế thị trường đất đai đã được hình thành từ nhiều năm trước với những mức độ khác nhan Trước khi Luật đất đai 1993 có hiệu

lực có thể xem thị trường đất đai hoàn toàn là một thị trường ngầm vì Luật đất đai 1987 và các văn bản pháp qui trước 1993 không có quy định

nào cho phép chuyển nhượng đất đai, song việc chuyển nhượng đất đai trái phép vẫn diễn ra rất phổ biến với nhiều hình thức rất đa dạng Sau khi

có Luật đất đai 1993 thị trường đất đai vẫn tiếp tục phát triển và về cơ bản

vẫn mang nặng tính chất của một thị trường ngầm Các cơ quan chức

nàng của Nhà nước hầu như khơng kiểm sốt được, thậm chí có thời kỳ

thị trường đất đai trở nên hỗn loạn (1991 - 1993): giá đất thời kỳ nầy tăng

từ 2 đến 5 lần tuỳ theo vị trí, ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh có tới

60 - 70% số vụ mua bán đất đai mang tính chất đầu cơ, Từ năm 1995

đến nay thị trường đất đai có hướng dịu hơn, song tính chất thị trường

ngầm của nó vẫn chưa có sự biến đổi một cách cơ bản

Sự tổn tại thị trường ngầm về đất đai như hiện nay dẫn tới những

thiệt hại không nhỏ về nhiều mật cho xã hội: Pháp luật kỳ cương bị vi

phạm, đất công bị lấn chiếm, ngân sách thất thu, quy hoạch đô thị bị xâm

quan trọng hơn nữa là lòng tin của người dân vào pháp luật bị mai

2 Công tác quản lý đất đai những năm qua chưa đáp ứng được yêu

cầu đặt ra trong giai đoạn chuyển đổi của nên kinh tế Trước hết là công

tác quy boạch đất đai Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai

chưa trở thành công cụ thực sự trong quản lý và sử dụng đất, Công tác

quy hoạch tiến hành rất chậm, khi có quy hoạch thì thiếu công bố công khai, phần lớn người dân không biết rõ quy hoạch đất đai ở chính nơi

mình cư trú Phần lớn các quy hoạch cũng chưa xác định rõ các khu đất

Trang 32

để dân tự xây dựng nhà ở dẫn đến sự mua bán, lấn chiếm đất công xây cất

nhà ở không theo quy hoạch Việc kiểm kê, đãng ký đất đai, lập va quan lý sở địa chính, địa bạ cũng chưa thường xuyên và thiếu đồng bộ

Một vấn để rất đáng quan tâm nữa là vấn để quản lý đất công Các

cơ quan chức năng Nhà nước những năm qua chưa chú trọng quản lý chat chẽ đất công chưa xử lý kịp thời và nghiêm minh các vi phạm nên đã tạo

điều kiện cho những hiện tượng cấp đất, sử dụng đất trái pháp luật, lấn chiếm chiếm đoạt và mua bán đất công kiếm lời bất chính phát triển

Hiện tượng cấp đất sử dụng đất trái pháp luật khá phố biến Không chỉ cá

nhân mà các cơ quan Nhà nước cũng vi phạm Hiện tượng lấn chiếm đất

công hiện đang tồn tại rất phổ biến, đặc biệt là ở đô thị, ở đâu có đất trống

thuận lợi cho kinh doanh, buôn bán hay để ở là bị lấn chiếm

Những con số sau ở Hà nội cho thấy rõ hơn tình trạng trên:

+ Đất công lấn chiếm bất hợp pháp khoảng 8 - 11%

+ Đất công bị chiếm đoạt đem bán trao tay khoảng 8 - 10%

+ Đất Nhà nước giao những cơ quan đơn vị tự ý chuyển đổi mục

đích sử dụng trái phép khoảng 40 - 45%

Ở các đô thị chức năng của các ngành, các cơ quan Irong hệ thống tổ chức quản lý đất đai còn chồng chéo làm giảm hiệu lực của quản lý

hà nước về đất đai

3 Còn có sự phân biệt về quyển sử dụng đất của hệ gia đình, cá

nhan với các doanh nghiệp Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đại năm 1993 thì không có sự phân biệt về việc giao đất và cho thuê đất giữa hộ gia đình, cá nhân và tổ chức (trong đó có doanh nghiệp) Điều này phù

hợp với đường lối phát triển nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các

thành phần kinh tế bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp lu

Song theo Pháp lệnh ngày 14/10/1994 và Pháp lệnh ngày 27/8/1996 thì lại

có sự phân biệt: Theo nghĩa pháp lý thì quyển sử đụng đất của doanh

nghiệp hẹp hơn nhiều so với của hộ gia đình và cá nhân Phần lớn các

doanh nghiệp không có quyền chuyển đổi chuyển nhượng Quyền thừa kế

không được dé cập, trong khi thực tế có sự tồn tại vấn đề thừa kế của

đoanh nghiệp khi có sự sát nhập một số doanh nghiệp thành một doanh

nghiệp mới hay một doanh nghiệp giải thể để thành lập doanh nghiệp

Trang 33

mới, doanh nghiệp mới cam kết thực hiện các quyên và nghĩa vụ của các

doanh nghiệp sát nhập hay giải thể

Sự hạn chế quyển sử dụng đất của các doanh nghiệp dẫn tới mặt

bằng pháp lý thiếu bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế không khuyến

khích và tạo điều kiện cho các thành phần kình tế và các chủ (hể kinh tế

cùng phát triển và cùng tham gia, đóng góp vào quá trình xây dựng và

phát triển nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

4 Căn cứ Luật đất đai 1993 Chính phủ quy định mức hạn điển đối

với hộ gia đình như sau (Nghị định 64/CP vẻ giao đấi nông nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân):

~ Đất canh tác: không quá 3 ha với các tỉnh, thành phố ở Nam bộ

không quá 2 ha với cac tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khác

~ Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: các xã đồng bằng không quá 10 ha, các xã trưng du và miền núi không quá 30 ha

Việc hạn điền là đúng đắn nhằm phân bố và sử dụng tài nguyên đất

dai hợp lý hơn cả về mặt kinh tế và mật xã hội Tuy nhiên mức hạn điển

đối với đất canh tác như nêu trên trong nhiều trường hợp lại cản trở sự

tích tụ ruộng đất, bạn chế phát triển sản xuất hàng hoá, trong nông nghiệp

theo hướng tổ chức trang trại là loại hình doanh nghiệp đặc trưng của nghề nông nghiệp hàng hoá Thực tế cho thấy các hộ nông dân Nam bộ

sản xuất kinh doanh hiệu quả thường có diện tích canh tác trên 3 ha: có

không íL hộ ebi sử dụng hàng chục ha đất canh tác để trồng lúa Ở các

vùng khác, trong nhiều trường hợp để tổ chức sản xuất có hiệu quả cũng

cẩn diện tích đất canh tác trên 2 ha

5 Cơ cấu dừ sụng đất ở Việt nam năm 1994 cho thấy trong số tổng quỹ đất tự nhiên 33.104.218 ha, đất chưa sử dụng tới 13.982.000 ha,

chiếm 42,2% tổng quỷ đất Trong diện tích đấi chưa sử dụng có 982.600

ha đất bằng, 10.050.600 ha đất đổi núi, 194.500 ha đất có mặt nước và 1.152.500 ha đất khác Trong khi đó điện tích đất nông nghiệp bình quân

đầu người chỉ khoảng 0,1 ha (vào diện thấp nhất thế giới) và có xu hướng

ngày càng giảm Việc vượt qua những an toàn lương thực mới chỉ là một

nhiệm vụ của nông nghiệp, trình độ hiện tại của nông nghiệp cần thấp xa

so với yêu cầu xây dựng đất nước Sự hạn hẹp và xu hướng giảm đất nông

Trang 34

nghiệp đang là khó khăn trực tiếp đối với việc phát triển nông nghiệp và

giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn Tình hình trên đời hỏi phải đặt vấn để mở mang thêm điện tích đất nông nghiệp như là một

nhiệm vụ có tính chất chiến lược trong phát triển nông nghiệp và là một

vấn để trọng tâm trong chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước

Đế góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên tạo môi trường kinh

đoanh thuận lợi thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của các

chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp, xin đề xuất một số kiến nghị bước đâu

về những vấn để nêu trên nhự sau:

1 Tố chức lại thị trường đất đai theo hướng tạo điều kiện cho việc

chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra trật tự, phù hợp với quy hoạch,

với pháp luật của Nhà nước Nhà nước phải từng bước kiểm soát được và

tiến tới chỉ phối được thị trường đất đai, sử dụng thị trường đất đai làm

mội công cụ quan trọng để thực hiện chính sách đất đai, trong giai đoạn mới

Biện pháp trước mắt là công khai hoá thị trường đất đai, tổ chức các trung tâm môi giới đất đai tại những nơi điển ra các quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đặc biệt là ở các đô thị với các chuyên viên được đào tạo chuyên môn tốt, có chứng chỉ hành nghề và ton trọng luật

pháp Đồng thời xây dựng hệ thống thông tin rộng rãi về đất đai, tiến tới

đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thông tin đất đai của xã hội, giúp cho công

tác quản lý đất đai cũng như các quan hệ trao đổi, chuyển nhượng đất đai

được thuận lợi, đúng pháp luật

2 Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai Để tăng cường quản lý

đất đai cản chí trọng những biện pháp sau:

- Khẩn trương tổ chức xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai ở từng

địa phương, xác định rõ ranh giới các khu vực đành cho dân cư tự xây

dung nha ở tại các đõ thị, công khai rộng rãi quy hoạch sử dụng đất để

mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều hiểu rõ quy hoạch và chấp hành

đúng quy hoạch

- Duy trì thường xuyên công tác kiểm kê, đăng ký đất đai, lập và

quản lý tốt số địa chính, địa bạ

Trang 35

- Khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất cho các hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp Không nên đặt mục

tiêu thu ngân sách đối với tiên thu vẻ sử dụng đất Mức thu nên phù hợp với thu nhập của dân cư

- Tang cường quản lý đất công, xử lý nghiêm minh các trường hợp

lấn chiếm, mua bán đất công đưới mọi hình thức

- Phân định rõ chức năng, quyển hạn của các cơ quan Nhà nước có

liên quan tới quản lý đất đai

- Đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục xìn cấp phép xây dựng của dân

cư cũng như các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai

3 Mở rộng hơn nữa quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp tương

đương với quyển sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân, tức là ngoài

quyển sử dụng công năng của đất, các doanh nghiệp cũng có các quyền:

chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng

đất như hộ gia đình và cá nhân, Mở rộng quyển sử dụng đất của c doanh nghiệp sẽ đâm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong

quan hệ đất đai, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp Xét cho cùng các hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong cơ

chế thị trường về bản chất cũng là những đơn vị kinh doanh (kinh doanh nhê), còn các doanh nghiệp là những đơn vị kinh doanh với quì mo lớn

hơn Cùng là những đơn vị kinh doanh thì không nên có sự phân biệt

nhiều về quyền sử đụng đất như hiện nay Việc hạn chế quyền chuyển

đổi, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất của doanh nghiệp sẽ trở

ngại cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một số trường hợp

như mở rộng hay thu hẹp qui mô kinh doanh, khi chuyển hướng ngành

nghề, thay đổi, địa điểm, thay đổi chủ doanh nghiép,

4 Nới rộng một cách hợp lý mức hạn điều đối với đất canh tác trên các vùng để tạo điều kiện tích tụ và tập trung ruộng đất vào những hộ

nông dân có kinh nghiệm và điều kiện sản xuất kinh đoanh nông nghiệp

có hiệu quả Mức hạn điều vẫn nên phân:biệt theo vùng Nam bộ và các vùng khác vì bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Nam bộ cao

hơn các vùng khác Nên chăng mức hạn điển đối với đất canh tác ở Nam

bộ là 5,6 ha, các vùng khác là 3 - 4 ha

Trang 36

5 Xem xét lại việc quy định thời hạn giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài

Điều 20 Luật đất đai 1903 qui định thời hạn giao đất cho tổ chức,

hộ gia đình và cá nhân như sau: "Thời bạn giao đất sử dụng ổn định lâu

đài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây

lâu năm là 50 năm Khi hết thời hạn, nến người sử dụng đất có nhu cẫu

tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng chấp hành đúng pháp luật vẻ đất đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng" Đồng thời ở

Điều 26 và 27 Luật qui định rõ các trường hợp Nhà nước sẽ thu hồi toàn

bộ hay một phần đất đã giao cho người sử đụng Như vậy, theo các điều

luật nêu trên nếu người sử dụng đất chấp hành tốt các quy định của luật

pháp về đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất khi hết hạn được giao

thì về thực chất việc giao đất cho người sử dựng đất (tổ chức, hộ gia đình và cá nhân) ở đây là vô thời hạn Trong thực tế bất kỳ người sử dụng đất nào cũng đêu có nguyện vọng được sử dụng đất một cách lâu dài không

thời hạn để thực sự yên tâm đâu tư sử dụng đất đai lâu dài Nếu người sử

dụng đất, vì lý do nào đồ không có nguyện vọng tiếp tục sử dụng đất khi

hết thời hạn giao đất hoặc tự nguyện trả lại đất khi chưa hết thời hạn được

giao hay vi phạm các quy định của pháp luật về dat dai thì những trường

hợp này Nhà nước sẽ thu hơi tồn bộ hay một phần đất đã giao theo các

quy định ở Điền 26

Do vậy nên xem xét lại việc quy định thời hạn giao đất cho tổ chức,

hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu đài, vì việc qui định thời hạn

giao đất không ảnh hưởng gì tới việc Nhà nước thu hồi hay không thu hỏi

đất, mặt khác việc quy định thời hạn giao đất lại ít nhiều hạn chế sự gắn

bó của người sử dụng với đất đai và gây tâm lý e ngại ở người sử đụng đất

khi cần đầu tư lớn để sử dụng đất đai lâu dài

Vì vậy xin kiến nghị bỏ qui định về thời hạn giao đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi giao đất cho họ sử dụng ổn định lãu đài, đặc

biệt là vào mục đích sản xuất nông làm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản 6 Thực hiện một số biện pháp cần thiết để thúc đẩy việc mở rộng

diện tích đất nông nghiệp, trong đó cần coi trọng các biện pháp:

Trang 37

- Bổ sung một số quy định mới theo hướng mở rộng ưu đãi cho các

tổ chức, cá nhân, được sử đụng đất khai khẩn một cách lâu đài tạo lập

trang trại với quy mô thích hợp, không bị giới hạn ở mức bạn dién,

- Tăng đầu tư của Nhà nước cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng đất mới để hỗ trợ cho việc mở mang các vùng đất mới

+ Tăng cường hỗ trợ ban đầu cho dan cư đi khai khẩn đất hoang và

xây dựng vùng kinh tế mới

- Cùng với việc tổ chức tốt công tác đưa dân đi xây dựng các vùng

kinh tế mới cần kiên quyết xoá bỏ tình trạng đi dân tự do và phá rừng tuỳ

tiện bằng các biện pháp giáo dục, hành chính và luật pháp

Trang 38

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VI MÔ

Kể từ khi Nhà nước ta ban hành các Pháp lệnh vẻ ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt nam; Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) 5/1990, hệ thống ngân hàng nói chung và chính

sách tiên tệ ở Việt nam nói riêng đã có những thay đổi căn bản Từ hệ thống

ngân hàng một cấp, hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang mô

hình ngân hàng hai cấp, hoạt độn‡ theo cơ chế thị trường Từ đó, chức năng

hoạt động trong hệ thống ngân hàng Việt nam đã được phân định rõ ràng bằng pháp luật Trong đó, Ngân hàng nhà nước việt nam là một cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiên tệ và hoạt động

ngân hàng, nhằm mục tiêu duy tà sự ổn định giá trị Đồng Việt nam (VND)

và đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Các tố chức tín dụng (chủ

yếu là ngân hàng thương mại) là các tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng và

ngân hàng, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh đoanh và nhằm mục

tiêu thu lợi nhuận Theo đó, Chính sách tiên tệ cũng được đổi mới từng bước,

hướng theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô thì, chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính ài chính của nhà nước Nó bao gồm: chính sách tín dụng, suất, chính sách quản lý ngoại hổi, tỷ giá và các chính sách c nhằm thực hiện việc điều tiết lượng tiền cung ứng, ổn định giá trị đồng,

tiền và tăng trưởng kinh tế bên vững °

O day chỉ để cập đến một số vấn để về chính sách tiên tệ và sự tác động cha chính sách tiền tệ tới hệ thống kinh tế vi mô, mà chủ yếu là đối với hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp

1 THUC TRANG

1 Chính sách tín dụng

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, có tác động lớn và trực tiếp

đối với các hoạt động kinh tế Vì thế, ngân hàng thương mại về cơ bản là “đi

vay để cho vay”, bao gồm các hoạt động tập trung huy động vốn và hoạt

động cho vay và đầu tư, nhằm đắp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh Đó cũng là quan điểm mới vẻ hoạt động tín dụng của ngân hàng Việt nam,

đã góp phần từng bước hạn chế và đi đến xoá bỏ cơ chế phát hành tiên lầm

vốn cho vay Với phương châm đó, trong thời gian qua hệ thống ngân hàng

Trang 39

Việt nam đã coi trọng cả đầu vào và đầu ra trong hoạt động tín dụng của

mình

~ Để khai thác hết mọi tiêm năng về vốn tiền tệ tạm thời nhần rỗi trong nên

kinh tế, ngân hàng đã thực hiện chính sách đu dạng hoá các hình thức huy

động vốn như: huy động tiền gửi tiết kiệm, huy động tiền nhàn rỗi bằng cách

phát hành kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, tiết kiệm bão đắm bằng

vàng, huy động tiến gửi bằng ngoại tệ Bên cạnh đó, cùng với cơ chế lãi suất thực dương, đã làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng thêm đáng kể qua các năm (biểu 1)

- Ngân hàng thực hiện chính sách đa dạng hoá vẻ hình thức đầu tư, cho vay,

đáp ứng yêu câu về vốn ngày càng lớn và đa dạng của nên kinh tế Trong đó gồm: cho vay trực tiếp, cho vay thuê mưa, cho vay trả góp, các hình thức hùn

vốn, tiên doanh, các hình thức bảo lãnh, dịch vụ tư vấn đầu tư Giai đoạn

1991 - 1996, tín dụng ngân hàng có sự chuyển hướng sang phục vụ vốn cho các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, các khu chế xuất, khu công nghiệp,;

đặc biệt là các chương trình trọng điểm như cho vay đầu tư chiều sâu, đổi

mới công nghệ, cho vay thu mua lương thực, cho vay ưu đãi thú mua hàng

xuất khẩu, cho vay kinh tế hộ nông dân Vì thế mà doanh số cho vay và dư

nợ của hệ thống ngân hàng đối với nên kinh tế tăng nhanh qua các nam (biểu 2)

Nhìn chung, hoạt động tín dụng ngân bàng ngày càng được mở rộng cả vẻ quy mô và cơ cấu, góp phẩn quan trọng vào việc kiêm -chế lạm phát, tăng

trưởng kinh tế và giải quyết các vấn để xã hội

Song, hoạt động tín dụng ngân hàng Việt nam trước mắt đang nổi lên một số vấn để cần được Chính phủ và hệ ngân hàng quan tâm giải quyết:

M6t là: Trong khi nguồn vốn tiếp tục tăng nhanh, nhưng tốc độ cho vay ra

chậm Nó được biểu hiện: tổng du nợ cho vay đối với nén kinh tế 6 tháng

đâu năm 1997 tang 7% so với 31/12/1996 và bằng 40% kế hoạch cá năm

1997; trong 46 dự nợ ngắn hạn tăng 5%, trong khi cùngkỳ năm I996 là 18,5% Điều đó đã gây ra mâu thuần là ngứn hàng bị ứ đọng vốn, các

doanh nghiệp lại tiếu vốn trầm trọng để sản xuất kính doanh Nguyên

nhân có nhiều, nhưng chủ yến ở đây là:

- Tình hình phát triển kinh tế nãm [997 có xu hướng chững lại Sơ với 1996,

tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 1997 ước tính tăng khoảng 9% Tuy

đã đạt được chỉ tiêu kế hoạch, song tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn các

Trang 40

tăng khoảng 9%) Một số sản phẩm bị ứ đọng, đặc biệt là hàng lương thực

hoặc khó tiêu thụ, không có khả năng canh tranh, kể cả thị trường trong nước

và nước ngoài, ảnh hưởng đến mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

- Sau một thời gian quá chú trọng mở rộng quy mô tín dụng, hệ thống ngân

hàng Việt nam dang triển khai thực hiện yêu cầu chấn chỉnh lại hoạt động,

mã chủ yếu là nâng cao chất lượng tín dựng Đo vậy, thủ tục và quy chế cho

vay của ngân hàng chặt chế hơn, một số vướng mắc do nguyên nhân khách

quan và chủ quan trong hoạt động tín dụng chưa được khắc phục kịp thời,

tâm trạng "co cụm, đồng băng” xuất hiện trước những xử lý nghiêm minh

đối với một số vụ vi phạm pháp luật của cán bộ tín dụng ngân hàng Đồng

thời với yêu cầu triển khai thực hiện Nghị định 18/CP, ngày 24/2/1997 của

Chính phú vẻ “xử lý vì phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng” đã buộc

cần bộ tín dụng phải quan tâm hàng đầu đến chất lượng hơn là số lượng tín

đụng, bằng việc tăng cường thu nợ, cắt bổ những nhu cầu xin vay xét thấy

kém hiệu quả và thiếu những điều kiện cần thiết theo chế độ quy định, đồng

thời quản lý chặt chẽ dư nợ đối với những đơn vị sản xuất, kinh doanh kém

hiệu quả và làm ăn thua lỗ kéo dài

- Lãi suất cho vay của ngân hàng nói chung vẫn còn quá cao so với chỉ số lạm phát biện nay Chỉ số lạm phát 6 tháng đầu năm 1997 là 1,1%, dự tính củ năm chỉ số lạm phát khoảng 4% - 5%: trong khi đó lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng, theo Quyết định 197/QÐ - NHI ngày 28/6/1997 của Thống đốc ngân hàng nhà nước là I%/tháng, làm cho các đoanh nghiệp khó bẻ chịu nồi Bởi lẽ, các doanh nghiệp ở Việt nam có quy mô nhỏ, vốn tự có thấp, nèn hoạt động dang chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, mà lẽ ra vốn vay ngân hàng chỉ là nguồn vốn bổ sung cho các doanh nghiệp Theo đánh giá của Ngân hàng nhà nước thì, hiện nay vốn vay ngân hàng chiếm 85% vốn lưu động và 70% tài sản của doanh nghiệp Đặc biệt, vốn vay ngân hàng lớn gấp

nhiều lấn vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (ít cũng gấp 3 - 4 lần, nhiều thì gấp hàng chục lần)

- Vấn để thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng đang gặp nhiều ách tắc Đánh

giá tài sản thế chấp, thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ quá phức tạp, mà tự bản thân ngân hàng không thẻ giải quyết nổi Các doanh nghiệp nhà nước,

theo quy định của Chính phủ không ph ip ti sản vay von gay cho

ngân hàng khó khăn Irong quản lý vốn cho vay Thực tế, các ngân hàng rất dé dat trong việc cho vay đối với các doang nghiệp nhà nước

Ngày đăng: 06/10/2023, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN