1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra tài chính bảo hiểm xã hội của hệ thống bảo hiểm xã hội việt nam

123 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 22,88 MB

Nội dung

Trang 1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CÚU KHOA HỌC:

|

GIAI PHAP NANG CAO HIEU LUC CONG TAC KIỂM

TRA TÀI CHÍNH BAO HIẾM XA HOI CUA HE THONG

: BAO HIEM XA HOI VIET NAM

Trang 2

Nhân xét đẻ

khoa hoe:

“GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIEU LUC CONG TÁC KIÊM TRA TÀI

CHÍNH BHXH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM”

Chủ nhiệm: Trẩn Đức Long, Phó Trưởng ban Kiểm tra - BHXH Việt Nam

Người nhận xét: TS Đương Xuân Triệu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học BHXH

Sau khi đọc kỹ 95 trang báo cáo, tôi có một số nhận xết sau:

1 Về tính cấp thiết của để tài

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một ngành mới thành lập trên cơ sở tiếp thu nhiệm vụ của 2 hệ thống: Lao động — Thương bình và Xã hỏi và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về bảo hiểm xã hội Ngay từ năm 1995, cùng với việc triển khai nghiệp vụ của ngành về quản lý chế độ chính sách, quản lý thu chỉ và táng trưởng quỹ BHXH, ngành đã chú trọng đến công tác kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra tài chính BHXH Công việc này đã từng bước hoàn thiện Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra tài chính BHXH đang đòi hỏi ngày càng phải được hoàn thiện theo các điều kiện cụ thể của mỗi giai đoạn, nhất là trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay Do đó, tác giả đã chọn để tài “Giải pháp nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra tai chính BHXh của BHXH Việt Nam "đập ứng được yêu cầu trọng tâm của ngành, đồng thời cũng phản ánh được tính cấp thiết của vấn để nghiên cứu

2 Về kết cấu của để tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, để tài

được kết cấu 3 chương, 8 tiết là hợp lý Kết cấu theo kiểu truyền thống này

khiến người đọc dễ hiểu đồng thời đảm bảo được tính lô gích của vấn dể

nghiên cứu Tác giả đã đi từ việc phân tích lý luận, phản ảnh và đánh giá đúng thực trạng rồi để ra các giải pháp hoàn thiện mang tính khả thí cao

Chương l: Những vấn để lý luận cơ bản vẻ kiểm tra tài chính BHXH

Từ trang 5 đến trang 26 tất cả những vấn đề lý luận cơ bản về kiếm tra tài chính BHXH được xem xét, làm rõ Từ khái niệm phân biệt các phạm trù nội hàm và ngoai diện, nội dung và phương thức kiểm tra ính BHXH

Nhing vấn đề lý luận cơ bản có liên quan chặt chẽ với các nội dung mô tả,

đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra tài chính trong chương IT Chương UL: Thực trạng kiểm tra tài chính của BHXH Vì Từ trang 27 đến trang 60, tác chính BHXH theo 2 giai đoạn trước và 1 Nam ¿ đã mộ tả hoạt động kiểm tra

sau năm 1995, Sự phân đoạn này đã

Trang 3

lầm rõ hơn đặc thù phát triển BHXH ở Việt Nam, đồng thời phản ánh dược

chính xác hơn về kết quả, hiệu quả, hiệu lực hoạt động kiểm tra tài chính của

BHXH Việt Nam Chúng tôi đồng tình với những kết luận đã nêu ở trang 35,

36 và những đánh giá về kết quả kiếm wa tai chính BHXH (trang 51 - 63) Đặc biệt là sự phân tích những nguyên nhân của những mặt đạt được và chưa

được trong lĩnh vực này

Chương JIL: Các giải pháp nang cao hiệu lực công tác kiểm tra tài chính BHXH của BHXH Việt Nam

Từ trang 61 — 94, tác giả đã nêu được định hướng phát triển của ngành

BHXH, từ đó để hoàn thiện hoạt động kiểm tra tài chính Đồng thời tác giả

cũng nêu lên được 4 nhóm giải pháp chủ yếu; các phương án tổ chức bộ máy

để nâng cao hiệu lực kiểm tra (2 phương ấn trang 66 - 68); phương hướng hoàn thiện các văn bản nghiệp vụ kiểm tra theo tiêu chuẩn hóa Tôi đồng tình với các giải pháp có tính khả thi đã nêu và đồng tình với việc tiêu chuẩn hoá các tiêu thức đánh giá trong việc kiểm tra; quy uình hoá công tác kiểm

tra tài chính BHXH (trang 77 - 92)

Các kiến nghị hoàn thiện các văn bản pháp luật vẻ chính sách BHXH, BHYT; các văn bản dưới Luật về công tác thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện về cơ chế phối hợp chỉ đạo thực hiện (trang 93 -94) có tính kha thi cao 3 Những ding góp chính của để k

- Trên cơ sở phân tích các nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến

ụ chính BHXH; đặc điểm của quản lý tài chính BHXH ở

Việt Nam; hoạt động đặc thà và phương thức kiểm tra tài chính BHXH, tác

giả đã làm rõ những vấn đẻ lý luận và thực tiến của kiểm tra tài chính BHXH Đặc biệt đã làm rõ được khái niệm, bản chất, quy mô, phương thức

kiem tra, phân biệt dược rõ các phạm trù; kết quả, hiệu quả, hiệu lực của

kiểm tra tài chính BHXH Những kết luận về mối tương quan, tác động qua

lại lẫn nhau giữa các phạm trù nêu trên trong lĩnh vực kiểm tra tài chính

BHXH (trang 25 — 26) thể hiện rõ tính khoa học cả về lý luận và thực tiễn

~ Góp phần làm rõ cơ sở lý luận vẻ kiểm tra tài chính BHXH, phân

tích được những nhân tế ảnh hưởng đến hiệu lực của công tác kiểm tra tài

chính BHXH của hệ thống BHXH Việt Nam;

- Đánh giá đúng thực trạng hoạt động kiểm ta lài chính BHXH trong

hệ thống BHXH Việt Nam;

- Để xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động, kiểm tra tài chính BHXH, cung cấp nguồn tham khảo cho các cơ quan quản

Trang 4

ản chỉnh sửa những lỗi chính tả trong báo cáo và những để mục

giữa báo cáo khoa học và tóm lat Các câu hỏi:

1 Sự khác nhau giữa kiểm tra và thanh tra (chủ thể, thẩm quyền,

phạm vi hoạt động ) thể hiện trons miền giao thoa như thế nào?

2 Giải thích rõ mối quan hệ giữa hiệu quả và hiệu lực kiểm tra tài

chính BHXH?

3 Quan điểm phân tích số nợ BHXH tồn đọng qua các công thức đã

nêu ở trang 80 — 83?

Tóm lại, tuy còn một số hạn chế nhất định, song đ

nghiên cứu công phụ, ưu điểm của để tài là chính, để tài cơ

Trang 5

NHẬN XÉT ĐỀ TÀI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC CÔNG TÁC KIỂM TRA TÀI

CHÍNH CỦA HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Hoạt động kiểm tra của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong những

năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đáng kể vào công tác

quản lý của BHXH Việt Nam Tuy nhiên hoạt động kiểm tra của Trung uơng

cũng như địa phương mới chỉ tập irung chủ yếu vào công tác quản lý đối tượng,

quản lý thu, chỉ chế độ, chính sách BHXH, BHYT Riêng lĩnh vực tài chính liên

quan đến các công tác quản lý trên, đặc biệt là quản lý chỉ hoạt động bộ máy,

quản lý hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ thi hau như chưa được thực hiện kiểm

tra, hoặc kiểm tra chưa sâu, chưa toàn điện Kiểm tra những nội dung này là một vấn đẻ lớn, cần được quan tâm

Vì vậy dể tài: "Giải pháp nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra tài chính của

hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam" đã tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu, tìm ra những giải phép nhằm quản lý tốt hơn nữa các hoạt động tài chính của

BHXH Việt Nam thông qua kiểm tra tài chính Do đó để tài đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hiện nay và có ý nghĩa thực tiễn cao

Il VE NOL DUNG CUA Dé TAL

1 Những kết quả nghiên cứu của để tai:

a) Dé cd cơ sở lý thuyết cho việc luận giải các vấn để trong các chương tiếp

theo của để tài, tác giả đã làm rõ một số vấn để lý thuyết cơ bản vẻ hoạt động tài

chính và kiểm tra tài chính của BHXH Việt Nam Đặc biệt, tác giả phân tích và

nhấn mạnh về nội dung của kiểm tra tài chính BHXH Việt Nam Theo tác giả,

những nội dung chính đó là:

- Kiểm tra công tác tổ chức hạch toán

- Kiểm tra việc tổ chức quản lý thu quỹ BHXH

Trang 6

- Kiểm tra công tác tổ chức quản lý và sử dụng kinh phí cho bộ máy quản lý BHXH

Các phương thức kiểm tra tài chính cũng được tác giải luận gi

trong đề tài của mình

Những vấn đề lý thuyết này tuy không phải là những nội dung hoàn toàn mới, nó đã được bàn luận đế trong một số tài liệu nghiên cứu về quản lý, nhưng

tôi đánh giá về sự thành công của tác giá là ở chỗ: tác giả đã khái quát hoá, chọn

lọc và đưa vào công trình của mình những nội dung cẩn thiết, phù hợp với yêu

câu của để tai Do vay, đã làm nổi bật sắc thái riêng của để tài và tính logic trong lập luận của tác giả

ð) Bảng hệ thống các tư liệu thực tế, tác giả đã phản ánh thực trạng hoạt

động kiểm tra tài chính của BHXH Việt Nam qua các giai đoạn từ trước và sau

năm 1995 đến nay trên các nội dung chủ yếu như: tổ chức bộ máy và cơ chế chỉ

đạo kiểm tra tài chính Từ thực trạng này, tác giả đã đưa ra những đánh giá nhận

xét về công tác kiểm tra tài chính BHXH Việt Nam trong những năm qua Tôi

đồng ý với tác giả khi cho rằng: Từ sau khi thực hiện đổi mới hệ thống BHXH

Việt Nam, công tác kiểm tra tài chính BHXH đã đi vào ồn định và có nhiều

chuyển biến rõ rệt Tuy nhiên, đo nhiều lý do khác nhau, công tác này vẫn còn

có những tổn tại, bất cập, cần phải nhanh chóng có biện pháp tháo gỡ Những tồn tại đó - Tên tại trong chính sách, môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm tra ững tồn tại trong công tác chỉ đạo hoạt động kiểm tra tài chính

Ýt cập về năng lực cần bộ lầm công tác kiểm tra tài chính

- Tén tại trong việc phối

hợp thực hiện kết luận xử lý sau kiểm tra Những đánh giá mà tác giá đưa ra là xác đáng, giúp ta có được cái nhìn toàn diện hơn vẻ

công tác kiểm tra tài chính BHXH hiện nay giúp cho BHXH Việt Nam thấy rõ

những điểm yếu trong hoạt động kiểm tra tài chính của mình, từ đó đưa ra một

chiến lược phát triển hồn chỉnh hơn

©) Từ những phân tích trên đây và dựa trên những định hướng, quan điểm

Trang 7

nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra tài chính BHXH ở nước ta trong những

năm tới, Các giải pháp tác giả đưa ra tập trung vào các vấn để chủ yếu như:

- Hoàn thi các vấn đề về cơ chế hoạt động kiểm tra

- Hoàn thiện các vấn để liên quan đến công tác cán bộ kiểm tra

- Hoàn thiện về hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, theo đó tác giả chú trọng đến

việc chuẩn hoá các tiêu thức đánh gía trong kiểm tra tài chính BHXH

Các giải pháp đưa ra khá toàn điện, để cấp đến nhiều khía cạnh khác nhau

của công tác kiểm tra tài chính đối với một đơn vị

đ) để tài có bố cục rõ ràng

2 Một số hạn chế của để tài:

# Một số nội dung trùng lặp Ví đụ nói về nội dung các nguồn thu của

BHXH Việt Nam, tác giả nhắc lại nhiều lần trong dé tai

# Trong chương II, nội dung chính của Chương này là phải phản ánh rõ

được thực trạng kiểm tra tài chính hiện nay ra sao thì tác ga trình bẩy còn sơ sài,

chưa bám sát và làm rõ nổi bật lên được các nội dung kiểm tra tài chính mà trong

chương I đã dua ra

* Trang 25, mục 1.2.4.1: Kết quả của kiểm tra tài chính không chỉ là những

tôn tại, hạn chế và những sai phạm mà cả những mặt làm được, làm tốt

Tuong tu trang 26 muc 1.2.4.3 hiệu qua: không chỉ là điểu chỉnh những kế hở mà còn là tổng kết những cái được, cái tốt trong quản lý tài chính

* Một số những nội dung còn chưa đây đủ, chưa chính xác như:

- Nội dung quản lý chỉ hoạt động bộ máy (trang 16 mục đ) thiếu phần chỉ

đầu tư xây dựng cơ bản

- Hệ thống quản lý BHXH Việt Nam (trang 21) thiếu một số Ban nghiệp vụ

khác

- Về tổ chức thực hiện sử đụng chính sách BHXH (trang 28) thiếu Bộ Tài

chính

1i KẾT LUẬN

Để tài "Giải pháp nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra tài chính của hệ

Trang 8

của tác giả vẻ cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu mà một để tài nghiên cứu khoa

học đã để ra Tôi đề nghị Hội đồng nghiệm thu và đánh giá để tài đạt loại khá

Trang 9

DE TÀI NGHIÊN CỤU KHÓA HỌC:

TRA TAl CHÍNH BAO HIEM XA HOI CUA HE THONG | GIAI PHAP NANG CAO HIEU LUC CONG TÁC KIEM |

BẢO HIẾM XÃ HỘI VIỆT NAM

CHU NHIEM: TRAN DUC LONG |

|

|

Trang 10

11 12 21 2.2 23 31 343 MG DAU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TRA TẢI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

Những vấn đề cơ bản về kiểm tra và kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội

Kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRÁ TÀI CHÍNH

CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội trước năm 1995

Kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội từ năm 1995 đến nay Đánh giá kết quả kiếm tra tài chính Báo hiểm xã hội

Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

LỰC CÔNG TÁC KIỂM TRA TÀI CHÍNH CỦA BẢO

HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Yêu cầu nâng cao hiệu lực công tác kiểm ta tài chính Bảo hiểm xã

hội

Trang 11

10 11 CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC DÙNG TRONG ĐỀ TÀI BHXH BHYT BHXHVN BLĐTBXH BYT BTC KCB CB BHYT SDLĐ XDCB UBND Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trang 12

BẠN KIỂM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

1- Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 19/CP ngày

16/2/1995 của Chính phủ và được tổ chức quản lý theo hệ thống dọc từ Trung

wong đến địa phương có 3 cấp là BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương và BHXH các quận, huyện, thị xã Qua 1Ø năm hoạt động,

hệ thống BHXH Việt Nam đã trưởng thành, góp phần ồn định và an toàn xã hội,

tạo ra sự công bằng, dân chủ trong các đơn vị kính tế và tổ chức xã hội, khẳng

định được vị trí quản lý của ngành BHXH trong hệ thống quản lý Nhà nước Đến

ngày 24/1/2002 Chính phủ có Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc chuyển giao BẢo

hiểm y tế (BHYT) Việt Nam sang BHXH Việt Nam

Cùng với những bước trưởng thành của ngành BHXH Việt Nam, hệ thống bộ máy kiểm tra từ Trung ương tới các địa phương cũng đã được cũng cố và kiện

toàn nhằm thực hiện một trong những chức năng quản lý của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Từ Quyết định số 606/TTg ngày 26/09/1995 của Thủ tướng chính phô quy định "Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chỉ BHXH" đến

Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 đã quy định cụ thể hơn và chỉ rõ

đối tượng kiểm tra đó là "Kiểm tra việc ký hợp đồng và việc thu, chỉ BHXH đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở KCB, kiến nghị với

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cơ quan cấp trên của đơn vị sử đụng lao

động, cơ sở KCB để xử lý những hành vì vi phạm pháp luật về BHXH" Để triển

khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách vẻ BHXH, BHYT đối với người lao dong

và người tham gia BHYT thì công tác quản lý tài chính và đi theo đó là kiểm tra

tài chính, đánh giá việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí là rất quan trọng

Tuy nhiên, công tác kiểm tra tại các đía phương mới chủ yếu đừng lại ở kiểm

tra nghiệp vụ công tác quản lý đối tượng, quan lý thực hiện thu, nộp BHXH; chưa

tổ chức triển khai kiểm tra được công tác quán lý tài chính hoặc có làm thì hiệu

quả còn rất hạn chế Là người quản lý và trực tiếp tham gia công tác kiểm tra của

ngành BHXH Việt Nam, tôi chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu lực công tác

Trang 13

BAN KiEM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Kiểm tra tài chính Báo hiểm xã hội của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam" Nhằm làm rõ những nhận tố hạn chế đến hiệu lực công tác kiểm tra tài chính Bảo

hiểm xã hội và để ra các giải phấp nhằm nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra

trên lĩnh vực này

2- Tình hình nghiền cứu liên quan đến để tài

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác quản lý tài chính BHXH đã

được công bố như "Quản lý rài chính BHXH trên địa bàn tỉnh Nghệ An" luận văn

thạc sỹ khoa học kinh tế của tác giả Trần Quốc Toàn- Học viện chính trị quốc gia

Hỗ Chí Minh - năm 1999, "Quản lý tài chính trong hệ thống BHXH Việt Nam -

Thực trạng và giải pháp" luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế của tác giả Đỗ Văn Sinh - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - năm 2001; chuyên đề nghiên cứu khoa học "Hoạt động đâu tư tăng trưởng quỹ BHXH ở Việt Nam - Thực trạng

và giải pháp" của thạc sỹ Hoàng Hà, BHXH Việt Nam và một số bài viết được

đăng tải trên tạp chí BHXH về công tác quản lý tài chính hoặc hoạt động quản lý

BHXH Các đề tài này mới chỉ tiếp cận ở giác độ quân lý tài chính BHXH trên địa ban tinh Nghệ Án, hoặc quản lý tài chính và quản lý quỹ BHXH trong hệ thống

quản lý tài chính của BHXH Việt Nam, chưa đề cập đến công tác kiểm tra, giám

sát việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí thu, chí BHXH

Để tài nghiên cứu khoa học "//ồn thiện cơng tác kiểm tra trong hệ thống BHXH Việt Nam" của tác giả Lê Quyết Thắng - BHXH Việt Nam - năm 2001, Dé

tài đã đánh giá được thực trạng công tác kiểm tra nói chung, đưa ra một số giải

phấp về công tác cán bộ, quy trình tổ chức thực hiện một cuộc kiểm tra, tiêu

chuẩn hoá một số văn bản nghiệp vụ trong kiểm tra Song hạn chế của để tài là

chưa đẻ cập sâu đến công tác kiểm tra tài chính, một trong những nội dung chủ

yếu và trọng tâm của hoạt động kiểm tra BHXII, để tài cũng chưa làm rõ được

những tốn tại, vướng mắc trong cơ chế quản lý và chỉ đạo hoạt động kiểm tra

BHXH Phần giải pháp chưa đưa ra được các tiêu thức tiêu chuẩn hoá chỉ tiêu

đánh giá nhằm nâng cao hiệu lực cửa hoạt động kiểm tra BHXH

Để thực hiện để tài này, tôi tham khảo thừa kế có chọn lọc các tài liệu và

những công trình đã nghiên cứu trên kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá

trình kiểm tra của hệ thống từ đó phân tích, đánh giá dựa ra các giải pháp nhằm

Trang 14

BAN KIEM TRA _BAO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra tài chính của BHXH Việt Nam,

3- Mục đích và nhiệm vụ của để tài

# Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, để xuất những giải

pháp nhằm nâng cao hiện lực công tác kiểm tra tài chính của BHXH Việt Nam

* Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của đề tài là:

- Lầm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò kiểm tra lài chính BHXH, nội dung

kiểm tra tài chính của BHXH Việt Nam

- Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra tài chính BHXH, tìm ra những nhân

tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm tra tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra tài

chính của BHXH Việt Nam trong thời gian tới

4- Đối tượng và pham vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm tra tài chính BHXH ở Việt Nam

~ Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kiểm tra trong hệ thống BHXH Việt Nam;

thời gian chủ yếu từ năm 1995 đến nám 2005

Š- Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương chính sách của Đảng để ra qua các kỳ đại hội Đảng toàn quốc liên quan đến hoạt động BHXH, về thanh tra kiếm tra nói

chung và kiển tra tài chính nói riêng Đề

ài sử dụng phương pháp đuy vật biện

chứng, duy vật tịch sử, phương pháp khảo sát và thống kê, tổng hợp và phân tích

để đánh giá làm sáng tổ những vấn đề thực tiễn trong hoạt động kiểm tra tài chính

BHXH

6- Đóng góp của đề tài

~ Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về kiểm tra tài chính BHXH, phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực công tác kiểm tra tài chính BHXH của hệ

thống BHXH Việt Nam

- Đánh giá đúng thực trạng hoạt dộng kiểm tra tài chính trong hệ thống

BHXH Việt Nam Đề xuất những giải pháp có tính khả thì nhằm nâng cao hiệu

lực công tác kiểm tra tài chính BHXH ở Việt Nam

Trang 15

BẠN KIỂM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

7- Kết cấu của để tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và đanh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết

cấu thành 3 chương, 8 tiết Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội Chương 2: Thue trang cong tác kiểm tra tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Chương

Yêu câu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra tài

chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trang 16

BAN KIEM TRA BAO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CHUONG | N ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN NHỮNG VỀ KIỂM TRA TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI 11- hing van dé cơ bản về kiểm tra và kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội

1.1.1- Khái niệm về kiểm tra, kiểm tra tài chính

* Khái niệm kiểm tra

“Theo từ điển Tiếng Việt thi: “kiém tra là xem xết tình hình thực tế để đánh

giá, nhận xét” [48] Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc cũng có thể là một chủ thể phí Nhà nước như hoạt động kiểm tra của các tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị

xã hội; kiểm tra trong nội bộ doanh nghiệp và theo quy định

của pháp luật dó cũng có thể là kiểm tra của công dan kiểm tra hoạt động của bộ

máy Nhà nước Trên một điện rộng hơn, kiểm tra có thể là sự xem xét, đánh giá

của bất kỳ một cá nhân trong xã hội đối với bất cứ hoạt động nào Khi con người biết lao động một cách có ý thức thì đã xuất hiện yêu cầu tất yếu phải kiểm tra,

Anghen néi "Mỗi hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người đều chứa đựng

trong đó những yếu tố của kiểm tra" và "đến với mỗi con người tự nhiên, mỗi

cộng đồng nguyên thuỷ, kiểm tra được xem như là phương thức hành động để thực hiện mục đích" [19, tr.348] Như vậy kiểm Ira xuất hiện trước thanh tra và

xuất hiện trước khi có sự ra đời của Nhà nước, kiểm tra sẽ tồn tại cùng với loài

người, kể cả khi Nhà nước đã tiêu vong Như vậy kiểm tra là một hoạt động

thường xuyên, do tính chất này không thể nói là đã có một hệ thống kiểm tra hữu hiệu nếu chỉ có những người lãnh đạo tổ chức và những cán bộ tổ chức chuyên

trách tham gia vào hoạt động kiểm tra Điều quan trọng là phải thiết lập được hệ

thống tự kiểm tra và duy trì được một nẻ nếp kiểm tra lẫn nhau trong nội bộ tổ

chức và giữa các đơn vị phối hợp Cơ sở của kiểm tra là sự phối hợp chật chế giữa 2 nhân tố chủ quan và khách quan trong tổ chức hoặc hai nhân tố khác nhau trong,

cùng một công việc

Trang 17

BAN KIEM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

* Phân biệt giữa kiểm tra và thanh tra

Giữa kiểm tra và thanh tra có một mảng giao thoa về chủ thể tiến hành đó là

Nhà nước, Nhà nước tiến hành cả hoạt động kiểm tra và hoạt động thanh tra Bởi

vì kiểm tra và thanh tra đều là một chức năng chung của quản lý Nhà nước; là

hoạt động mang tính phan hồi của chu trình quản lý Qua thanh tra và kiểm tra có

thể phân tích, đánh giá theo dõi qúa trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đã để ra Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì kiểm tra bao hầm thanh tra, hay nồi cách

khác thanh tra là một loại hình đặc biệt của kiểm tra mà ở đó luôn do một chủ thể

là Nhà nước tiến hành và mang tính quyền lực Nhà nước với sự độc lập tương dõi

Ngược lại, nếu hiểu theo nghĩa hẹp (mang tính nghiệp vụ) thì thanh tra cũng bao

hầm cả kiếm tra, các hoạt động thao tác nghiệp vụ trong một cuộc thanh tra

thường chính lại là kiểm tra, chúng có điểm giống nhau và khác nhau

+/ Giống nhau

- Kiểm tra và thanh tra có quan hệ gần gũi, bổ sung lẳn nhau, đều giống

nhau về bản chất, có mục đích chung là xem xét đánh giá một quá trình sự vật,

hiện tượng (là đối tượng của thanh tra, kiểm tra), từ đó rút ra kết luận đúng sai để có biện pháp điều chỉnh trong công tác quản lý Điểm cơ bản nhất của thanh tra và kiểm tra là cùng chung mục đích nhằm phát huy những nhân tố tích cực, phát

hiện và ngăn ngừa những vi phạm, góp phần thúc đấy và hoàn thiện công tác quản

lý, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và mỗi

công dan

- Coi trọng việc phát huy nhân tố tích cực và đấu tranh xử lý các vỉ phạm là hai mặt của một vấn để có tác động qua lại nhau, tạo điều kiện cho các nhân tố tích cực phát triển cũng là việc hạn chế tiêu cực, tăng khả năng phòng ngừa những

sai phạm Vì thế mục tiêu của thanh tra, kiểm tra không phải chủ yếu nhằm vào

việc phát hiện và xử lý mà quan trọng hơn thanh tra, kiểm tra đóng vai trò như là

một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vì phạt pháp luật đó là kịp thời phát

hiện những bất cập, lối thời để không ngừng sửa đối bổ sung kịp thời những quy định của pháp luật những chế độ, chính sách cho phù hợp với ý chí nguyên vọng

của đân, tăng cường được pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trang 18

BAN KIEM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

+/ Khác nhau

- Kiểm tra là hoạt động mang tính thường xuyên của bản thân các cơ quan

Nhà nước (bao gồm cả tự kiểm tra trong nội bộ), kiểm tra của các tổ chức đoàn

thể, quần chúng, của Đảng và của cá nhân công dân đối với hoạt động của các cơ

quan Nhà nước; cồn hoạt động thanh tra mang tính pháp lý của cơ quan Nhà nước

cấp trên hoặc theo sự uỷ quyền của cơ quan Nhà nước cấp trên đối với cơ quan

Nhà nước cấp đưới (mang tính trực thuộc) và là một bộ phận của hoạt động hành

pháp nói chung Vì thế hoạt động kiểm tra và thanh tra có sự khác nhau về chủ

thể thực hiện, vẻ thẩm quyên và về phạm ví hoạt động

- Về chủ thể thực hiện: Chủ thể hoạt động kiểm tra đa dạng, phong phú bao gồm nhiều thành phần và thường là hoạt động kiểm tra của chính đơn vị tự kiểm tra, tham mưu giúp lãnh đạo đơn vị trong việc chấp hành các quyết định quản lý

và điều chỉnh các quyết định quản lý của chính đơn vị mình nhằm đạt hiệu quả

cao trong quản lý; còn hoạt động thanh tra do các tổ chức Thanh tra Chính phủ

thực hiện và chủ tì với các nội dung đa đạng và phức tạp.Vì thế mà trình độ

nghiệp vụ của cán bộ thanh tra đòi hỏi cao hơn và chuyên sâu, hơn nữa được tổ

chức thành một hệ thống riêng biệt, nội dung hoạt động kiểm tra ít phức tạp hơn

song hoạt động kiểm tra bao gồm lực lượng rộng lớn, mang tính quần chúng,

không nhất thiết đòi hỏi nghiệp vụ chuyên sâu như thanh tra

~ Vẻ thẩm quyền: Kiểm tra phục vụ cho công tác chỉ đạo quán lý của thủ

trưởng đơn vị (tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội), nên người cán bộ kiểm tra phải

chịu trách nhiệm trước người ra quyết định kiểm tra (là thủ trưởng đơn vị) về

những kết luận, kiến nghị của mình và có quyền bảo lưu ý kiến kết luận, song kết

luận xử lý cuối cùng là của người ra quyết định kiểm tra; cồn thanh tra viên chỉ

tuân thủ theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật vẻ các kết luận, kiến

nghị và các quyết định của mình, các tổ chức thanh tra được quyền quyết định xử

lý theo quy định của pháp luật

- Vẻ phạm vi hoạt động: Hoạt động kiểm tra thường theo bẻ rộng, diễn ra

liên tục ở khắp mọi nơi, mọi tổ chức, đơn vị với nhiêu hình thức phong phú, đa

dạng và mang tính quần chúng, hoạt động của thanh tra thường hẹp hơa, có sự

chọn lọc, đôi khi thông qua hoạt động kiểm tra thấy có những đấu hiệu phức tạp

Trang 19

BAN KIEM TRA _ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

những nội dung, vấn dé để chuyển sang thanh tra Nhìn chung ở từng cấp thì số

lượng đề tài và địa điểm thanh tra thường ít hơn số lượng để tài và địa điểm kiểm

Tra

Như vậy, qua phân tích các khái niệm về kiểm tra như trên cho thấy tính tất yếu của hoạt động kiểm tra trong quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra Thông

qua đó làm cho hoạt động quản lý ngày càng phong phú, đa dạng, tạo điều kiện

cho nền kính tế phát triển đứng hướng và đạt hiệu quá

* Kiên tra tài chính

Kiểm tra cũng được phân theo các lĩnh vực chuyên ngành, mà trong đó kiếm

tra tài chính là một lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật riêng giúp cho các tổ chức, các

đơn vị kinh tế thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động tài chính trong nội bộ đơn vị tình nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế đẻ ra tại đơn vị Như vậy, kiểm

tra tài chính là hoạt động kiểm soát, xem xét, đánh gía việc thực hiện các chế độ

chính sách, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của các tổ chức, đơn vi do

chính thủ trưởng của tổ chức, đơn vị đó hoặc cơ quan quản lý thẩm quyền thực

hiện theo một trình tự thú tục quy định nhằm ngăn ngừa, chấn chỉnh và uốn nắn

kịp thời những sai phạm vẻ tài chính Đồng thời phát hiện những thiếu sót, sơ hớ

trong cơ chế quản lý chế độ chính sách vẻ tài chính, kiến nghị với cơ quan quản

lý có thẩm quyền điều chỉnh khắc phục và nâng cao năng lực quản lý

1.1.2- Đặc điểm của quản lý tài chính chỉ phối đến kiếm tra tài chính

Quản lý tài chính là việc sử dụng các công cụ riêng có như hạch toán nghiệp

vụ, hạch toán thống kê và hạch toán kế toán; trong đó hạch toán kế toán là công cụ quan trọng nhất nhằm quản lý các nguồn vốn tự có và coi như tự có và sử dụng các nguồn kinh phí đó theo đúng chế độ quy định của Nhà nước

* Các công cụ trong quán lý tài chính: bao gồm hạch toán nghiệp vụ, hạch

toán thống kê và hạch toán kế toán,

~ Hạch toán là việc quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép và phản ánh các hiện tượng kinh tế nhằm thực hiện chức năng quản lý các hiện tượng kinh tế dó

- Hạch toán nghiệp vụ là sự phản ảnh, giám đốc trực tiếp từng nghiệp vụ

kinh tế, kỹ thuật, cung cấp các chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ kỹ

thuật (hạch toán nghiệp vụ sử dụng thước do hiện vật là chính)

Trang 20

BAN KIEM TRA _ _ BẢO HIẾM XÃ HỘI VIỆT NAM

- Hạch toán thống kẻ là nghiên cứu mặt lượng trong sự liên hệ mặt thiết với

mặt chất của hình thái xã hội số lớa, nhiệm vụ chủ yếu của hạch toán thống kê là

nghiên cứu hiện tượng số lớn để tìm ra tính quy luật phát triển, số liệu kế toán

thống kê cung cấp cho việc phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế để từ

đó rút ra tính quy luật của sự vận động và phát triển Hạch toán thống kế tuỳ theo

tính chat của đối tượng nghiên cứu mà sử dụng thước đo hiện vật, thước đo kao động hay thước đo tiền tệ để xác định

- Hạch toán kế toán: phân ảnh và giám đốc các mặt hoạt động kính tế tài chính của các tổ chức kinh tế, cơ quan và đơn vị Nó phần ảnh và giấm đốc một cách liên tục, toàn bộ và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tài sản, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế, nhờ đó mà thực biện được sự giám đốc liên tục cả trước, trong, và sau quá trình sử dụng vốn, kinh phí của đơn vị Hạch toán kế toán sử dụng cả 3 loại thước đọ: Hiện vật, lao động và tiền tệ; nhưng thước đo tiền tệ được coi là thước do chủ yếu Các đối tượng phan ánh trong hạch toán kế toán dù đã sử dụng thước đo hiện vật hoặc thước đo lao động để phản ánh thì cuối cùng vẫn phải phân ảnh bằng thước đo tiền tệ, nhờ đó mà hạch toán kế toán cung cấp dược các chỉ

tiêu tổng hợp nhất phục vụ cho việc giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch tài

chính của đơn vị

ˆHạch toán kế toán sử dụng hệ thống phương pháp khoa học riêng có như;

Bảng cân đối kế toán, tài khoản kế toán, ghí sổ kép, lập chứng từ kế toán và kiểm

kê Trong đó phương pháp lập chứng từ kế toán là thủ tục hạch toán đầu tiên và

bắt buộc phải có đối với mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhờ đó mà số liệu do kế toán phản ánh đảm bảo chính xác và có cơ sở pháp lý vững chắc

'Tóm lại: Hạch toán kế toán là công cụ quan trọng nhất để quán lý tài chính

sử dụng hệ thống các phương pháp khoa học riêng để tính toán, ghi chớp, phản

ánh bằng con số một cách liên tục, toàn điện và có hệ thống đối với các loại vật

tư, tài sản, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế của một đơn vị

1.1.3- Quân lý tài chính và kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội

1.1.3.1- Nhiệm vụ và quyên hạn của Báo hiểm xã hội Việt Nam

- Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê đuyệt

Trang 21

BANKIEM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

+ Đề án bảo tổn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH; thu các khoản

đóng BHXH bất buộc và tự nguyện; chỉ các khoản trợ cấp vẻ BHXH cho đối

tượng tham gia BHXH đầy dủ, thuận tiện, đúng thời hạn theo đúng quy định của

pháp luật

- Cấp các loại sổ, thẻ BHXH;

- Quản lý quỹ BHXH theo nguyên tac tap trung thống nhất theo chế độ quan

Tý tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bão hộ

- Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Nhà nước

có liên quan về việc sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ BHXH; cơ chế quản lý

quỹ, cơ chế quản lý tài chính (kế cả chỉ phí quản 1ý bộ máy của BHXH Việt Nam)

và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

- Ban hành các văn bản hướng din thực hiện việc giải quyết các chế độ

BHXH và nghiệp vụ thu, chỉ BHXH theo thẩm quyền; quân lý nội bộ ngành

BHXH Việt Nam

- Tổ chức hợp đồng với các cơ sở KCB hợp pháp để phục vụ người có số, thể

bảo hiểm theo quy định của pháp luật

~ Kiểm tra việc ký hợp đồng thu, chỉ BHXH đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức

sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở KCB; kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền và cơ quan cấp trên đơn vị sử đụng lao động, cơ sở KCB để xử lý những

hành vi vì phạm pháp luật về BHXH

- Từ chối việc chỉ các chế độ BHXH khi đối tượng tham gia bảo hiểm không đủ điều kiện hưởng theo quy định của pháp luật hoặc khi có căn cứ pháp lý về các

hành vi giả mạo, khai man bổ sơ để hưởng BHXH

- Bồi thường mọi khoản thu chỉ theo quy định của pháp luật về chế độ

BHXH cho đối tượng tham gia BHXH

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân về việc thực hiện chính

sách, chế độ BHXH theo quý định của pháp luật

- Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH theo quy

định của pháp luật

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, ứng dụng cộng nghệ thông tín

trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH

Gia pip mag cao big tne high BHXH cas i ong BURT VA Nao lo

Trang 22

BẠN KIỀM TRÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

hức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ BHXH

- Tổ chức công tác thông tín, tuyên truyền, phổ biến chính sách chế độ

BHXH

- Thực hiện hợp tác quốc tế vẻ BHXH theo quy định của pháp luật

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội,

tổ chức xã hội ở Trung ương và địa phương với các bên tham gia BHXH để giải

quyết các vấn để có liên quan đến việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH theo quy định của pháp luật

- Quản 1ý tổ chức cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; tài chính và tài

sản của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật

- Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

[29, Điều 2]

1.1.3.2- Quản lý tài chính Bảo hiểm xã hội

a, Quản lý thu BHXH: (Bao gồm cả qun lý thu BHXH, BHYT bắt buộc và

tự nguyện)

- Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn;

+ Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: đóng góp của người sử dụng lao

động và đóng góp của người lao động, Nhà nước đóng góp và hỗ trợ

+ Đối tượng tham gia tự nguyện: Thành viên hộ gia đình, học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

hội viên và thân nhân hội viên của các hội, đoàn thể, tổ chức nghiệp đồn; tơn

giáo (gọi chung là hội, đoàn thể); thân nhân cán bộ, công chức - viên chức và

người lao động đang tham gia BHYT bát buộc

+ Tiên lãi thu được trong hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ đem lại, tiền tài

trợ trong và ngoài nước, các khoản thu khác (nếu có)

Trong các nguồn hình thành quỹ BHXH nói trên thì nguồn đo người lao

động, người sử dụng lao động và các thành viên tham gia BHXH tự nguyện là quan trọng nhất và là nguồn thu chủ yếu, vì vậy công tác quản lý thu BHXH tập

trung vào các nội dung sau

* Quản lý đối tượng tham gia BHAN: Đối tượng tham gia BHXH báo gồm

đối tượng tham gia bất buộc và đối tượng tham gia tự nguyện, BHXH Việt Nam

hs ¡ chính BHXH cũa hệ thống BHXII Việt Nam TưnN

Trang 23

BAN KIEM TRA BẢO H) HỘI VIỆT NAM

thực hiện quản lý trực tiếp đối tượng thuộc khối an nính, quốc phòng (Bộ Quốc

phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ); các đối tượng tham gia BHXH khác

thực hiện việc phân cấp quản lý giao cho BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc, tuỳ thuộc vào quy mô, loại hình đơn vị doanh nghiệp và trụ sở chính của các đơn

vị đoanh nghiệp đồng trên địa bàn để BHXH các tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý

thu hoặc giao cho BHXH các quận, huyện, thị xã quản lý thu; Đồng thời tiến

hành cấp và ghi số, thẻ BHXH cho người lao động và người tham gia BHXH tự

nguyện để theo dõi ghỉ chép kịp thời toàn bộ diễn biến quá trình tham gia BHXH theo các mức tham gia BHXH, đơn vị, ngành nghề công tác làm căn cứ để xét

hưởng các chế độ BHXH sau này,

* Quản lý thu BHXH

- Mức thu BHXH bất buộc đối với người sử dụng lao động và người lao

động tham gia BHXH theo Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị dịnh 12/CP

ngày 26/01/1995 và Nghị định 01/2003/NĐ-C P ngày 15/01/2003 về việc sửa đổi

bổ sung Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995

(đối với công chức, công nhân viên chức Nhà nước và mọi người lao động thuộc các thành phần kính tế và các tổ chức chính trị, chính trị xã hội khác), Nghị định số 45/C P ngày 15/7/1995 (Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan quân đội nhân dân và công an nhân dân) và Nghị định số 121/2003/NĐ-C P ngày 21/10/2003 (đốt với cán bộ xã, phường) của Chính phủ là người sử dụng lao động đồng 17% tổng quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia BHXH trong

đơn vị và người lao động đóng là 6% tiên lương tháng (trong đó thu cho quỹ hưu

trí là 20% va quy KCB la 3%)

- Riêng các đối tượng người lao động Việt Nam đi lao động có thời hạn ở

nước ngoài quy định tại Nghị định số 152/1999/NĐ-C P ngày 20/9/1999 của Chính phủ: Nếu người lao động đã có quá trình tham gia BHXH ở trong nước thì đóng bằng 15% mức lương tháng liên kẻ trước khi đi ra nước ngoài, nếu chưa

tham gia BHXH trong nước thì mức đóng bằng 15% của 2 lần mức tiền lương tối

thiểu do Nhà nước quy định hàng tháng tại từng thời điểm Các đối tượng tự đóng

BHXH theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 21/4/2002 của Chính

phủ và đối tượng quy định tại khoản b, Điểm 9, mục II, thông tư số 07/2003/TT-

DLĐTBXH ngày 12/3/2003 của Bộ Lao động - Thuong binh và Xã hội tự đóng

Giải pháp năng cao hiệu lực cúng tác kiểm trụ ti chính BEIXH cúa hệ thống BEIX]T Việt Ngưu, pháp năng, 1 ie 1

Trang 24

BẠN KIỂM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

bằng 15% mức tiền lương tháng trước khí nghỉ việc

- Ngoài các đối tượng phải tham gia BHXH và BHYT bắt buộc như trên còn có một số đối tượng không tham gia BHXH nhưng phải tham gia đóng BHYT bất

buộc đó là:

+ Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế

Nhà nước hoặc không hưởng chế độ BHXH hàng tháng; người có công với cách mang theo quy định tại Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ; thàn

nhân sĩ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002

của Chính phủ; lưa học sinh nước ngoài học tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư liên bộ số 68/LB-TC-KH ngày 04/11/1996 của Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và đầu tư; các đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thông qua BHXH; người nghèo và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định tại Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ

tướng Chính phủ Các đối tượng này thực hiện mức đóng theo các quy định hiện

hành của Chính phủ và do các cơ quan có trách nhiệm quản lý đóng

+ Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức, tai

nạn lao động, công nhân cao su ) mức tham già là 3% lương hưu và trợ cấp hàng, thấng và do cơ quan BHXH thực hiện trích từ quỹ hưu trí và trợ cấp sang quỹ

khám chữa bệnh

- Mức thu BHYT tự nguyên được thực hiện theo quy định tại nghị định

63/2005/NĐ-Chính phủ ngày 16/5/2005 của chính phủ và hướng dẫn tại thông tư

hiên bộ số 22/2005/TTLB -BYT -BTC ngày 24/8/2005 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính được thực hiện theo khung mức đóng căn cứ theo nhóm đối tượng và theo

khu vực quy định, BHXH Việt Nam quy định mức đóng cụ thể cho các nhóm đối tượng trên từng địa bàn cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, giá dịch vụ

khám chữa bệnh và việc sử dụng các địch vụ y tế của người đân ở mỗi địa

Trang 25

BẠN KIỂM TRA —_ BẢO HIẾM XÃ HỘI VIỆT NAM

Việt Nam, mọi sự đóng góp của các tập thể và cá nhân, các tổ chức, cơ quan đơn

vị đều được chuyển về BHXH Việt Nam để hình thành quỹ BHXH tập trung

"Quản lý quỹ BHXH theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo chế độ tài

chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ"

{29, Điều 21 "Quỹ BHYT là quỹ thành phần của quỹ BHXH, được quản lý tập trung

thống nhất, dân chủ và công khai theo quy chế quán lý tài chính đối với

BHXH Việt Nam" [35, Điều 21] - Để thực hiện quy định trên, BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấc quận, huyện, thị xã mở tài khoản chuyên

thu BHXH ở hệ thống Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam sử đụng tài khoản này

chỉ để thu nhận tiền nọp BHXH của các đơn vị và cá nhân tham gia BHXH, định

kỳ phải chuyển toàn bộ số liên đã thu được về BHXH cấp trên (BHXH huyện, thị

chuyển về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh thành phố trực thuộc Trung

ương, BHXH các tỉnh, thành phố chuyển về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam); theo quy định không được sử dụng tiền thu BHXH vào bất kỳ nội dụng chỉ tiêu nào khác

b„ Quản lý hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH

- Quỹ BHXH có số đư tạm nhàn rỗi lớn trong khoảng thời gian khá dài, đây là một nguồn kinh phí vô cùng quan trọng để hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ, đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước

- Mục đích quản lý, sử dụng quỹ BHXH nhằm phục vụ và đảm bảo đủ

nguồn lực để đáp ứng kịp thời mọi chế độ, quyên lợi của những người tham gia và

thụ hưởng các chế độ BHXH; hơn thế là đảm bảo an toàn cho cộng đồng xã hội

Vì vậy mục tiêu chính của hoạt động BHXH là hiện quả xã hội, mang tính nhân

văn và mang tính xã hội rộng lớn, không lấy mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi

nhuận là chính Do đó, khí sử dụng quỹ BHXH nhần rỗi vào hoạt động đầu tư cần

đâm bảo an toàn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, đạt hiệu quả cao về mặt xã

Trang 26

BẠN KIEM TRA - BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

+ Lĩnh vực đầu tư: Đảm bảo vốn đâu tư an toàn, ít rồi ro, mang ại hiệu quả

cao về mặt xã hội đồng thời vần bảo toàn được giá trị và có tăng trưởng

+ Hình thức đâu tư: Tham gìa đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp qua các tổ chức

trung gian tài chính song phải đảm báo khả năng sử dụng vốn linh hoạt Hiện nay

BHXH Việt Nam mới chủ yếu đầu tư qua các tổ chức tài chính, tiền tệ của Nhà

nước như cho Ngân sách Nhà nước vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu, công trái của Nhà nước, của các tổ chức tài chính, các ngân hàng phát hành

+ Quản lý đầu tư: Tuỳ thuộc vào các dự án, phương án đầu tư, thời gian đầu

tư và đặc biệt là các dự án đầu tư với hình thức trực tiếp, thực hiện phân cấp thẩm

quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của Hội đồng quản lý hay của Tổng

Giám đốc BHXH Việt Nam c, Quản lý chỉ BHXH

* Quản 1ý đối tượng hưởng các chế độ BHXH

- Đối tượng hưởng các chế độ BHXH là bản thân người lao động, là những người thân, rưột thịt của người lao động trực tiếp phải nuôi dưỡng (bố, mẹ, vợ, chồng, con) Múc hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng, nhiều hay ít tuỳ

thuộc vào mức độ đóng góp (thời gian tham gia BHXH, tiền lương làm căn cứ

đóng góp), các điều kiện lao động và biến cố rủi to mà người lao động mắc phải

Vì thế quản lý chỉ trả các chế độ BHXH phải căn cứ vào hồ sơ quản lý của đối

tượng tham gia BHXH (số BHXH) và hỗ sơ xét hưởng các chế độ BHXH phải

đảm bảo cụ thể, chính xác với từng đối tượng theo chế độ được hưởng, mức hưởng và thời gian được hướng của họ

- Đối tượng hưởng các chế độ BHYT là những người trực tiếp hoặc gián tiếp

tham gia đóng góp BHYT bắt buộc và tự nguyện, khí có ốm đau bệnh tật được

khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế Sử dụng và quản lý quỹ BHYT được dựa trên nguyên tắc mang tính xã hội ”lấy số đông tham gia bù số ít thụ hưởng” vì thế

mức hưởng các chế độ BHYT không chỉ căn cứ vào mức độ đóng góp mà còn

phải căn cứ vào mức độ bệnh tật, yêu cầu khám chữa bệnh theo các tuyến chuyên

môn, kỹ thuật và còn xét đến cả các đối tượng thuộc điện chính sách xã hội,

Trang 27

BAN KIEM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

định điều trị của các cơ sở y tế theo tuyến chuyên môn kỹ thuật quy định

Việc quần lý đối tượng hưởng rất quan trọng, nó đảm bảo việc tổ chức chỉ

trả đúng người, đúng đối tượng thụ hưởng theo đúng chế độ quy định hiện hành,

việc quản lý đối tượng hưởng không tốt sẽ dẫn dến tình trạng lạm dụng quỹ, gây

thất thoát và đặc biệt là mất công bằng xã hội (người không tham gia hoặc tham

gia đóng góp ít lại thụ hưởng nhiễu) tạo ra sự bất công, mất ổn định xã hội

* Phương thức chỉ trả và quản lý chỉ trả

~ Việc chỉ trả các chế độ BHXH hiện nay các đơn vị trong hệ thống BHXH Việt Nam đang thực hiện theo 2 phương thức: chỉ trả trực tiếp (do cán bộ công

nhân viên của hệ thống BHXH trực tiếp chỉ trả cho đối tượng hưởng) và chỉ trả

gián tiếp, thực hiện chỉ trả cho các đối tượng hưởng thông qua uỷ quyền của cơ quan BHXH các cấp cho các đơn vị sử dụng lao động hoặc cho các đại lý chỉ trả

thuộc Uỷ ban nhân dân các phường, xã chỉ trả hộ Nguyên tắc quản lý chỉ trả phải

đảm bảo “đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, đẩy đủ kịp thời, chính xác và an

toàn” tối người được thụ hưởng Để quân lý và kiểm soát nguồn kính phí chỉ trả,

các đơn vị đự toán cấp IÏ và cấp HI mở tài khoản chỉ BHXH ở hệ thống kho bạc

Nhà nước và ngân hàng; chỉ được rút tiền phục vụ công tác chỉ trá các chế độ

BHXH và yêu cầu kịp thời báo cáo quyết toán số kinh phí đã chỉ trả trong tháng

vê đơn vị quản lý cấp trên để kiểm tra và giám sát

- Việc thực hiên chỉ trả chế độ BHYT hiện nay cũng được thực hiện dưới 2

ấp cho người có thẻ BHYT, khám chữa bệnh theo

yêu cầu riêng hoặc khám chữa bệnh không đúng tuyến chuyên môn, kỹ thuật

phương thức: Thanh toán trực

hoặc tại các cơ sở khám chữa bệnh không có hợp đồng với cơ quan BHXH và thanh toán các chỉ phí khám chữa bệnh với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo hợp đồng ký giữa cơ quan BHXH và cơ sở y tế Để quản lý kính phí khám chữa bệnh, yêu cầu hàng quý cơ quan BHXH và cơ sở khám chữa bệnh BHYT thống kê

tổng hợp chỉ phí khám chữa bệnh tại cơ sở Phân xác định vượt trần, vượt tý lệ

quỹ theo quy định phải được để lại tổng hợp xem xét sau khi cân đối quỹ trên địa

bàn để thanh toán bổ sung cho cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho

người tham gia BHYT

d, Quản lý chỉ hoạt động bộ máy

Trang 28

BẠN KIỂM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

- Kinh phí chỉ hoạt động bộ máy của hệ thống BHXH Việt Nam lấy từ

nguồn tiền lãi do thực hiện các hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH và được

tính bằng 4% (áp dụng từ năm 2003 đến 2005) và bằng 3,6% (từ năm 2005 đến

hết 2007) tính trên số thực thu BHXH và BHYT phần do người sử dụng lao động

và các đối tượng tham gia bảo hiểm đóng

- Quần lý kinh phí chỉ hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam được chia thành 3 cấp:

+ Đơn vị đự toán cấp 1: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

+ Đơn vị dự toán cấp 2: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương, Văn phòng BWXH Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam + Đơn vị dự toán cấp 3: Bảo hiểm xã hột các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Nội dung chỉ gồm: + Chỉ thường xuyên + Chỉ cho công tác thu BHXH + Chỉ hội nghị

+ Chi thông tin, tuyên truyền + Chỉ mua sắm, sửa chữa tài san

~ Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phan bố và giao kế hoạch chỉ thường xuyên cho các đơn vị BHXH huyện, thị đảm bảo kinh phí để hoàn thành nhiệm vụ

chuyên môn, phần còn lại để dùng chỉ những công việc đột xuất

- Để tạo động lực thúc đẩy cán bệ, công chức - viên chức toần ngành nâng

cao hiệu suất công tác, ý thức trách nhiệm trong quản lý và sử dụng kinh phí chỉ

hoạt động bộ máy tiết kiệm, được Chính phủ giao khoán chỉ phí, đồng thời đảm

bảo công khai và dân chủ trong quản !ý sử đựng kinh phí chỉ hoạt động bộ máy

của toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã quy định chỉ tiêu nội bộ trong hệ

thống BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 4394/QĐ-BHXH ngày

18/10/2005 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam nhầm cụ thể hoá các chế độ chỉ phí tiền lương, tiền thưởng, chỉ phí hội nghị, công tác, mua sắm trang thiết bị, văn

phòng phẩm và chỉ phí các nghiệp vụ chuyên môn

Trang 29

“BẠN KIỂM TRÀ, BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

1.1.3.3- Đặc điểm của quản lý tài chính Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Thứ nhất, mối quan hệ tài chính không chỉ trong nội bộ ngành BHXH và

một số đơn vị khách hàng mà là quan hệ tài chính với tất cả các đơn vị sử dụng

lao động (hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế tư nhân, tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị xã hội ), cá nhân người lao động (bao gồm cả quan hệ trực tiếp và gián tiếp) trong quản lý thu nộp và quản lý chỉ trả các chế độ BHXH, BHYT và quan

hệ tài chính với các cơ sở y tế trong việc thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT

Thứ hai, nguồn kinh phí sử dụng chỉ trả không chỉ từ nguồn thu của các chủ

sử dụng lao động và người lao động, mà còn có nguồn kinh phí rất lớn do Ngân

sách Nhà nước cấp và hỗ trợ

Thứ ba, quỹ BHXH bao gồm các quỹ thành phần: quỹ hưu trí và trợ cấp BHXH, quỹ khám chữa bệnh bất buộc và quỹ khám chữa bệnh tự nguyện được

quản lý và hạch toán riêng, cân đối thu chỉ theo từng quỹ thành phần, Bảo hiểm xã hội hoạt động theo nguyên tắc "Cộng đồng, lấy số đông bù số ítU' nhưng trong

quản lý và sử dụng quỹ BHXH thì quỹ hưu trí và trợ cấp được tính quỹ qua nhiều năm, việc sử dụng chỉ trả cơ bản mang tính phân phối, dich chuyển thu nhập

trong xã hội giữa những người tham gia BHXH và qua nhiều thế hệ khác nhau;

quỹ khám chữa bệnh (cả bắt buộc và tự nguyện) được cân đối thu chí dứt điểm

theo năm quyết toán

Thứ tư, chỉ hoạt động bộ máy trong toàn hệ thống được Chính phủ giao

khoán chỉ phí (theo tỷ lệ trên số thực thu trong từng giai đoạn cụ thể) Vì thế tác

động không nhỏ đến hiệu qưả thực hiện nhiệm vụ của ngành BHXH, kích thích

người lao động nâng cao hiệu suất lao động

1.1.3.4- Kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội

Việc phân tích khái niệm kiểm tra tài chính nói chung và những nội dung trong quản lý tài chính BHXH, những đặc điểm của công tác quản lý tài chính

BHXH ở Việt Nam hiện nay; có thể đưa ra khái niệm về kiểm tra tài chính BHXH

Trang 30

BAN KJEM TRA _ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

chính vẻ thu - chỉ BHXH của các tổ chức, đơn vị và cá nhân, các cơ sở khám chữa

bệnh do Tổng Giám đốc BIIXH Việt Nam, Giám dốc BHXH các tỉnh, thành phổ

trực thuộc Trung ương hoặc các cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện theo một trình tự thủ tục quy định của pháp luật nhằm ngăn ngừa và kịp thời xử lý

những sai phạm về tài chính, đồng thời sớm phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong cơ chế quản lý tài chính của ngành BHXH, kiến nghị với các cơ quan quân lý có

thẩm quyển điều chính, khắc phục và nâng cao hiệu lực quản lý, bảo vệ quyền, lợi

ích hợp pháp của người lao động và người tham gia BHXH

Từ khái niệm trên ta thấy một số vấn để cơ bản của kiểm tra tài chính

BHXH như sau;

* Bảo hiểm xã hội Việt Nam với chức năng thực hiện chế độ chính sách về BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH thì công tác quản lý tài chinh BHXH mang

nội dung bao trùm và xuyên suốt quá trình quản lý BHXH từ khâu quản lý đầu

vào (thực hiện thu, nộp BHXH, BHYT) đến khâu quần lý đầu ra (thanh quyết toán

chỉ trả các chế độ BHXH, BHYT) Vì thế kiểm tra tài chính BHXH là một nội

dung co ban và rất quan trọng trong hoạt động kiểm tra BHXH nhằm ngăn chận

và sử lý các hành vi vi phạm pháp luật, chế độ chính sách về tài chính BHXH; góp

phần nâng cao năng lực quản lý tài chính và hoàn thiện cơ chế quản lý chế độ

chính sách BHXH của Nhà nước, bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của người lao

động và cá nhân người tham gia BHXH

* Chủ thể kiểm tra tài chính BHXH là Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong phạm ví được

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam uỷ quyền), mà trực tiếp là tổ chức kiểm tra của

hệ thống BHXH Việt Nam từ Trung ương (là Ban Kiểm tra) đến các địa phương (là phòng kiểm tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); thực hiện kiểm tra

tài chính BHXII theo trình tự quy định của pháp luật và các quy định tại Quyết

định số 1539/QĐ-BHXH-KT ngày 27/10/2003 của Tổng Giám đốc BHXH Việt

Nam Ngoài ra theo nghĩa rộng thì chủ thể kiểm tra tài chính BHXH còn là các tổ

chức, cơ quan chức năng khác (như Thanh tra Chính phủ, kiểm toán Nhà nước )

thực hiện theo các quy định của pháp luật

Trang 31

BẠN KIỂM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM * Đối tượng của kiểm tra tài chính BHXH là

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động và cá nhân tham gia BHXH, BHYT (trực tiếp hoặc gián tiếp) trong quan hệ quản lý thu, nộp và quần lý chỉ trả

các chế đô BHXH

- Các cơ sở y tế có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trong quan hệ thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh và thanh quyết toán quỹ khám chữa bệnh

- Các đơn vị trong nội bộ ngành BHXH Việt Nam trong việc chấp bành các

quy định về quản lý thu nộp và quản lý chỉ trả các chế độ BHXH; quản lý, sử

dụng và thanh quyết toán kinh phí chỉ hoạt động 1.2- Kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội

1.2.1- Kiếm tra trong hệ thống quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Năm 1995 hàng loạt các văn bản quy định về chế độ, chính sách BHXH được ban hành nhằm đáp ứng với những yêu câu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, từ đó đặt ra đòi hỏi phải quản lý tập trưng thống nhất quỹ BHXH và chủ

động thực hiện các chính sách, chế độ BHXH đối với người lao động Ngày 16/2/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện tại ở Trung ương và địa phương đo

hệ thống Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt

Nam dang quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng,

Chính phủ chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước vẻ các lĩnh vực có liên quản và chịu sự giám sát

của tổ chức công đoàn

Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ, ngày 24/01/2002 Thủ

tướng Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg về việc chuyển BHYT Việt

Nam sang BHXH Việt Nam thực hiện chức năng quần lý quỹ BHYT và đầm bão chế độ khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT

Hệ thống quần lý của BHXH Việt Nam hiện nay bao gồm:

* Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam: Là cơ quan quản lý cao nhất của

BHXH Việt Nam có sự tham gia của các Bộ quần lý Nhà nước về các lĩnh vực có

liên quan (Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính) và có sự

giám sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Trang 32

BAN KIEM TRA _ BAO HIEM XÃ HỘI VIỆT NAM

* Ở Trung ương: Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các Ban nghiệp vụ: Chế độ

chính sách, quản lý thu, chỉ, Ban Kế hoạch tài chính, Ban Tổ chức cần bộ, Ban

Kiểm tra, Văn phòng và một số đơn vị trực thuộc làm công tác nghiên cứu khoa

hoc, dao tao, tuyên truyền

* Ở địa phương Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trùng ương có các phòng nghiệp vụ: Chế độ chính sách, quản lý thu, chỉ, kế hoạch tài chính,

tổ chức hành chính, kiểm tra và BHXH các quận, huyện, thành thị

Như vậy kiểm tra nằm trong hệ thống quản lý chung của BHXH Việt Nam

và được tổ chức thành Ban Kiểm tra (thuộc BHXH Việt Nam), phòng kiểm tra

(thuộc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nhằm tham mưu giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và Giám đốc BHXH các nh, thành phố trực

thuộc Trung ương thực hiện một trong những chức năng nhiệm vụ của BHXH

Việt Nam là: “Kiểm tra việc ký hợp đồng và việc thu, chỉ BHXH đối với cơ quan,

đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân cơ sở khám chữa bệnh; kiến nghị với

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao

động, cơ sở khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH

Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân về việc thực hiện chính sách,

chế độ BHXH theo quy định của pháp luật”

{29, Điều 2] 1.2.2- Nội dụng kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội

a, Kiểm tra công tác tổ chức hạch toán (hay kiểm tra tổ chức công tác kế

toán) Trong quần lý tài chính kiểm tra việc tổ chức công tác kế toán là rất quan

trọng vì:

- Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô quản lý của đơn vị, sự phân cấp

quản lý kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị và khả năng trình độ của đội ngữ cán bộ kế toán hiện có để lựa chọn hình thức tổ chức cơng tác kế tốn tập trung

hay phân tần, lựa chọn hình thức kế toán: Nhật ký - Số cái hay Chứng từ - Ghi sé

phù hợp nó sẽ quyết định đến hiệu quả công tác quản lý tài chính của đơn vị

- Mặc dù hệ thống sổ sách kế toán và ghi chép cập nhật số sách kế toán đã

được quy định trên những nguyên tắc cơ bản, song việc lựa chọn hình thức tổ chức công (ác kế toán và hình thức kế toán quyết định đến số lượng sổ sách kế

Trang 33

BAN KIEM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

toán, cách ghí chép cập nhật sổ sách từ tổng hợp đến chỉ tiết ở từng

íp quản lý (đơn vị chính và các đơn vị cơ sở, phụ thuộc), đồng thời nó quy định việc quản lý

và luân chuyển chứng từ kế toán ở từng cấp

- Kiểm tra việc tổ chức công tác kế toán cũng là cơ sở và là điều kiện để tiến

hành kiểm tra các nội dung khác trong quản lý tài chính

b, Kiểm tra quản lý thu

* Kiểm tra việc khai thác và quản lý nguồn thu BHXH (cả bất buộc và tự

nguyện): Đây là nguồn thu quan trọng và lớn nhất của quỹ BHXH, là điều kiện

vật chất cơ bản để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội Các chế độ BHXH thể hiện sự quan tâm của cộng đồng và của xã hội đến từng cá nhân trong cộng đồng, lấy

"số đông người đóng góp để bù đấp hỗ trợ cho số ít người được hưởng các chế độ

BHXH" song vẫn phải kết hợp hài hoà giữa nghĩa vụ thu nộp và lợi ích các bên

tham gia BHXH, giữa khả năng của quỹ với việc đáp ứng nhu cầu BHXH của

người lao động Vì thế phải đắm bảo nguyên tắc có đóng, có hướng BHXH, Vậy nội đụng kiểm tra thu BHXH bao gồm:

- Kiểm tra xác định đối tượng phải tham gia BHXH theo luật định, các đối

tượng tham gia BHXH tự nguyện, mức tham gia BHXH trong từng giai đoạn phải

đắm báo chính xác đến từng đối tượng để làm cơ sở cho việc ghỉ sổ BHXH và giải quyết các chế độ BHXH sau này

- Kiểm tra việc quản lý quỹ BHXH: Xác định số đã thu, nộp ở từng cấp và

chuyển nộp kịp thời về cơ quan BHXH cấp trên (thực hiện quán lý quỹ tập trung) - Kiểm tra thu đo hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ gồm tiền sinh lời từ hoạt

động đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH hàng năm được phân bổ sử dụng như sau:

trích kinh phí quần lý của hệ thống BHXH Việt Nam (hiện nay bằng 3,6% trên số

thực thu BHXH và BHYT hàng năm, phần do người sử dụng lao động và đối

tượng tham gia đóng) Trích vốn đầu tư cơ bản của toàn hệ thống theo dự án và để

án công nghệ thông tin được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phần còn lại được bổ

sung vào quỹ BHXH Ngoài ra còn thu lãi từ các tài khoản tiền gửi (tài khoản thu

BHXH, chỉ hoạt động và chỉ trả BHXH) tại các địa phương,

c Kiểm tra công tác quản lý chỉ trả

* Chỉ trả các chế độ BHXH hàng tháng bao sồm

Trang 34

BẠN KIỂM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

sơ đối tượng hưởng BHXH hàng

- Kiểm tra ở đối tượng hưởn

tháng là căn cứ và chứng từ kế toán để lập danh sách chỉ trả, bộ chứng từ này có

tính đặc thù được sử dụng làm căn cứ chỉ hàng tháng (được sử dụng nhiều lần) và

được điều chỉnh mức hưởng theo quy định sửa đổi chế độ chính sách của Nhà

nước Đối tượng hưởng BHXH hàng tháng có thể hết hạn hưởng (do điều kiện

thời gian gia BHXH hoặc do hết tuổi được nuôi dưỡng ), hoặc đối tượng hưởng

đã chết vì thế phải được theo dối và cất giám kịp thời

~ Kiểm tra phương thức chỉ trả: Chỉ trả trực tiếp hoặc gián tiếp qua uy quyền

đại lý song phải đảm bảo an toàn tới tay người hưởng

* Chỉ các chế độ ngắn hạn ốm đau thai sản, nghỉ dưỡng sức

¬ Căn cứ và hề sơ chứng từ nghỉ ốm và thai sản của người lao động, giấy đẻ

nghị của cơng đồn đơn vị Cơ quan BHXH xét duyệt chí các chế độ BHXH ngắn

hạn và uỷ quyên cho các đơn vị sử dụng lao động chỉ trả thay

* Kiểm tra quyết toán chỉ Khám chữa bệnh bao gồm

- Căn cứ vào số thẻ đăng ký ban đu tại các cơ sở khám chữa bệnh xác định

+9 lệ quỹ khám chữa bệnh được sử dụng, kiểm tra hợp đồng khám chữa bệnh, việc

tíng cấp kính phí

- Kiểm tra việc

p hợp chỉ phí khám chữa bệnh BHYT: Kiểm tra và phân tích các chỉ phí thuốc và vật tư y tế tiêu hao, chỉ phí bệnh nhân từ tuyến đưới chuyển lên và bệnh nhân chuyển lên tuyến trên để xác định chính xác chí phí khám chữa bệnh và xác định quyết toán chỉ khám chữa bệnh

- Kiểm tra việc thanh quyết toán trực tiếp của cơ quan BHXH với người có

Thẻ BHYT

đ, Kiểm tra quần lý và sử dụng kinh phí chỉ hoạt động bộ máy

- Kiểm tra việc phân cấp quản lý sử dụng kinh phí; việc tiếp nhận và quản lý kinh phí

- Kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo các chế độ hiện hành; quản lý và sử

dụng tài sản

- Kiểm tra hồ sơ chứng từ thanh quyết toán chỉ phí

41.3.3- Phương thức kiểm tra tài chính Hảo hiểm xã hội

- Căn cứ vào các nội dung và tính chất của mỗi cuộc kiểm tra để có phương

thức kiểm tra tại chính BHXH theo thời gian hay nội dung kiểm tra cha phù hợp tục Nẵn lạ tạ chữb BIIXH sa hệ ống BINN Việt Nạp” Đa

Trang 35

BAN KIEM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

1.2.3.1- Phương thức kiểm tra theo thời gian, cô kiểm tra theo chương trình

kế hoạch và kiểm tra đột xuất

~ Kiểm tra theo chương trình kế hoạch còn gọi là.kiểm tra thường xuyên là

căn cứ vào yêu cẩu nhiệm vụ chỉ đạo và tình hình quản lý thực tế của từng đơn vị

để xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra hàng năm Việc xây dựng chương

trình kế hoạch kiểm tra này có trọng tâm, trọng diểm kiểm tra đã định trước, giúp

cho các đoàn kiểm tra và đơn vị được kiểm tra chủ động trong việc bố trí lực lượng và thời gian kiểm tra, đồng thời có điều kiện thu thập tài liệu, khảo sát

trước khi tiến hành kiểm tra

Việc kiểm tra theo chương trình kế hoạch chủ yếu nhằm rãn đe và điều

chỉnh các hoạt động trong công tác quản lý theo dúng các quy định hiện hành

- Kiểm tra đột xuất: Là các cuộc kiểm tra được xác định tức thời tại một thời

điểm nào đó khi xuất hiện các yếu tố đồi hỏi, không có trong chương trình kế

hoạch đã xây dựng hàng năm Việc thực hiện các cuộc kiểm tra đột xuất thường

gắn với những vấn đẻ có tính chất bức xúc, nóng bỏng trong điều hành và quản lý

ti chính cöa đơn vị, để đánh giá đúng thực trạng một cách khách quan không có

sự chuẩn bị trước của đơn vị được kiểm tra Các cuộc kiểm tra này đồi hỏi phải

xem xét, đánh giá và kết luận cụ thể, chính xác trong thời gian tương đối ngắn

nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo

1.2.3.2- Phương thức kiểm tra theo nội dung hay quy mô kiểm tra, có kiểm

tra toàn điện và kiểm tra chuyên đề

- Kiểm tra toàn diện là phương thức kiểm tra tất cả các nội dung của quản lý tài chính BHXH có phạm vi va mức độ ảnh hưởng rộng nhằm đánh giá tổng thể

công tác quản lý của một đơn vị hoặc của nhiều đơn vị từ đó đề xuất kiến nghị sửa đối, điều chỉnh các quy trình trong quản lý thu, chỉ BHXH hay cơ chế trong năm tài chính BHXH Đặc điểm của các cuộc kiểm tra này đòi hỏi lực lượng cán

bộ tham gia nhiều, với thời gian đài đồng thời sau kiểm tra phải tổng hợp và sâu

chuỗi dược các nội dung đã kiểm tra xem xét đế có thể đánh giá được chính xác

những tồn tại hạn chế và đưa ra được những kết luận chuẩn xác nhất

lẻ: xét trên điện rộng thì kiểm tra tài chính BHXH

cũng là kiểm tra một chuyên đề, song xét về kiểm tra tài chính BHXH thì xuất

- Kiểm tra theo chuyên

Trang 36

BẠN KIEM TRA BAO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

thị

đó trong công tác quản lý tài chính BHXH; Kiểm tra chuyên đề với nội

dang hẹp hơn nên có điều kiện xem xét kỹ và sâu hơn, song đòi hỏi phải am hiểu

và chuyên sâu về chuyên để được kiểm tra

1.2.4- Hiệu lực, hiệu quả của kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội

Kiểm tra tài chính BHXH cần làm rõ khái niệm về kết quả, hiệu lực và hiệu

quả của kiểm tra tài chính BHXH

1.2.4.1- Kết quả là những gì đạt được sau khi thực hiện một hành động nào

đó, kết quả đạt được có thể theo mong muốn, có thé bao gồm cả những điều mà

người thực hiện hành động đó không mong muốn,

Kết quả của kiểm tra tài chính BHXH là những tổn tại, hạn chế và những sai

phạm trong quần lý ti chính BHXH được kiểm tra phát hiện ra, thước đo kết quả

kiểm tra tài chính BHXH là việc trả lời được các nội dung yêu cầu ghi trong quyết

định kiểm tra của người ra Quyết định kiểm tra

1.2.4.2- Hiệu lực của kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội

- Theo từ điển hành chính: thì hiệu lực pháp lý là “Khả năng và tác dụng có

tính chất pháp lý là thuộc tính của một hoạt đông, chính sách của một cơ quan, tổ

chức trong thực hiện chức năng quản lý của mình” “Giá trị thì hành vẻ thời gian,

không gian và đối tượng áp dụng của một văn bắn quần lý Nhà nước sau khi

được ban hành” [50, tr.12I] Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là "Giá trị theo thứ tự cao thấp của một văn bản quy phạm pháp luật trong hệ

thống các văn bản quy phạm pháp luật Giá trị bất buộc thi hành của một

văn bản quy phạm pháp luật xét về mặt thời gian, không gian và đối tượng

thi hành" [50, tr.120}

Như vậy, hiệu lực của kiểm tra tài chính BHXH là: Việc chấp hành thực

hiện các kết luận xử lý sau kiểm tra của các đối tượng được kiểm tra và các đối

tượng có liên quan đến nội dung kết luận xứ lý sau kiểm tra trong thời hạn quy dinh trên văn bản kết luận, xử lý của người có thẩm quyền Việc chấp hành này

của các đối tượ

s càng khẩn trương, nghiêm túc thì hiệu lực của kiểm tra càng cao Ngược lại kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, văn bản kết luận xử lý thiếu

chặt chế và thiếu tính khả thi là những nguyên nhân dẫn đến hiệu lực của kiểm tra

đạt thấp

Trang 37

BẠN KIỂM TRA _ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

1.2.4.3- Hiệu quả là "Kết quả cuối cùng mà hoạt động mang lại trên cơ sở

tính mối tương quan giữa chỉ phí và cái thư lại được (đầu vào và đâu ra) Cái thu lại được (đầu ra) càng nhiều trong khi chỉ phí (đầu vào) càng ít thì hiệu quả càng cao Ngược lại, cái thu vào được càng ít trong khi chỉ phí càng cao

thì hiệu quả càng thấp" [50, tr.121]

- Hiệu quá ïà "Kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ

đợi và hướng tới, nó có nội đung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau" [51] - Hiệu quả trong kiểm tra tài chính BHXH hiểu theo nghĩa hẹp là kết quả

chỉ phí thấp nhất, thời gian ngắn nhất mà đạt được yêu cầu và mục đích cao nhất của người ra quyết định

của mỗi cuộc kiểm tra được tổ chức với số người tham gia

kiểm tra, nói cách khác là phát sinh hiện được trúng những vấn để cồn tổn tại hạn chế trong quản lý tài chính và cũng có thể hiểu là những thu hồi về tài chính sau kiểm tra Nhưng hiểu theo nghĩa rộng thì biệu quả của kiểm tra tài chính BHXH là kết quả sau khí thực hiện những ý kiến tham mưu để xuất và điều chỉnh của lu tra trong quản lý tài chính, mà các kết quả đó đem lại hiệu quả cao trong

quản lý trên các lĩnh vực nghiệp vụ Như thì kết qủa kiểm tra chưa phải là lu quả của những để xuất tham điều mà nhà quản lý mong muốn mà phải là

mưu trong công tác quản lý tài chính Việc phát hiện ra những sai phạm của một số đối tượng hưởng chế độ chính sách BHXH hay những vị phạm trong quản lý

tài chính của một vài đơn vị, chỉ là những minh chứng để kết luận cho những kẽ hở trong quản lý, nhằm đề xuất với nhà quản lý kịp thời điều chỉnh các quyết định trong quản lý cho phù hợp với thực tiền

Vậy kết quả, hiệu lực và hiệu quả của kiểm tra tài chính BHXH là ba giai

đoạn trong cả quá trình thực hiện kiểm tra tài chính BHXH, có quan hệ logic với

nhau; Kết quả kiểm tra là cơ sở để kết luận, đánh giá những tồn tại hạn chế va dé

xuất xử lý những sai phạm trong quản lý tài chính; hiệu lực của kiểm tra tài chính

chỉ đạt được khi văn bản kết luận xử lý sau kiểm tra được triển khai thực hiện

nghiêm tức, kịp thời và hiệu quả của kiểm tra tài chính là kết quả đạt được san khi

thực hiện các đề xuất điều chỉnh trong quản lý tài chính cao hơn trước khi thực

hiện kiểm tra

Trang 38

BẠN KIỂM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

CHUONG 2

THUC TRANG CONG TAC KIEM TRA TAI CHINE

CỦA BẢO HIẾM XÃ HỘI VIỆT NAM

2.1- Kiểm tra tài chính Bảo hiểm xã hội trước năm 1995

3.1.1- Quá trình hình thành các chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội sà tổ

chức thực hiện

- Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, mặc dù còn

bộn bề với bao nhiêu việc củng cố và xây dựng tổ chức chính quyền nhưng Đảng

và Nhà nước đã quan tâm tới việc thực hiện các chính sách BHXH đối với người

lao động Ngày 3/11/1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã ký Sắc lệnh số 54/SL quy định những căn cứ và điều kiện để cần bộ, công chức Nhà nước nghỉ hưởng

chế độ hưu trí Ngày 14/6/1946 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký Sắc

lệnh số 105/SL quy định việc trợ cấp hưu bổng cho cán bộ, công chức Nhà nước

và Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/12/1947 quy định một số chế độ trợ cấp hưu bồng, thương tật, trợ cấp tuất đối với quân nhân

- Đến năm 1950, Chủ tích Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 76/SL ngày

20/5/1950 quy định cụ thể về các chế độ ốm dau, thai sản, tai nạn lao động, hưu

trí và trợ cấp tử tuất đối với công chức nhà nước; Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 quy định chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí và trợ cấp tử tuất đối

với công nhân Đối với công nhân viên chức bị mất sức lao động do ốm yếu, sau

ngày hoà bình lập lại tháng 7/1954 được hưởng trợ cấp một lần theo Nghị định

594/TTg ngày 11/12/1957 của Thủ tướng Chính phủ, nếu là cán bộ tham gia

kháng chiến hưởng với mức 100.000 đồng và nếu là công nhân viên chức lưu

dung bằng một tháng tiền lương

- Ngày 27/12/1961 Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời kèm theo Nghị

dịnh 218/CP vẻ chế độ BHXH đối với cổng nhân viên chức nhà nước gồm có các

loại trợ cấp: ốm đau, thai sẵn, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao

động, hưu trí và tử tuất ngoài ra hệ thống Liên đoàn lao động còn thực hiện thêm

chế độ nghỉ đưỡng sức cho cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước,

Trang 39

BẠN KIỂM TRÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Nội dụng các chế độ BHXH trong thời kỳ này quy định còn rất đơn giản, đối

tượng hưởng các chế độ BHXH còn ít, chủ yếu là cán bộ, công chức - viên chức

thuộc khu vực kinh tế nhà nước và lực lượng vũ trang; mức trợ cấp còn mang tính

bình quân và có tính chất hỗ trợ; chưa có quỹ riêng mà chủ yếu đo Ngân sách

Nhà nước chỉ trả

- Đến năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993

quy định tạm thời vẻ chế độ BHXH bắt buộc áp dụng đối với các cán bộ, công

chức - viên chức Nhà nước thuộc khối hành chính sự nghiệp, các tổ chức Đảng,

Đoàn-thể, người lao động làm việc ở các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động

trở lên, người lao động làm việc trong các khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài Ngoài ra còn quy định loại hình BHXH tự nguyên áp đụng từ 1 đến 5 chế độ BHXH (ốm dau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử

tuất), đối với những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Nghị định 66/CP

ngày 30/9/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ BHXH đối

với lực lượng

vũ trang quy dịnh các chế độ BHXH đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiết

nhân dân Ö cả 2 Nghị định 43/CP và 66/CP đều quy định các chế độ BHXH bao công an

gồm: trợ cấp ốm đau, thai sắn, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và từ

tuất Đến giai đoạn này chế độ BHXH đã được mở rộng đối lượng thụ hưởng không chỉ là người lao động trong kbu vực kinh tế Nhà nước và lực lượng vũ trang, mã được quy định cho các đối tượng lao động có vốn đầu tư nước ngoài, đồng

thời còn quy định loại hình BHXH tự nguyện áp dụng một số chế độ BHXH cho

người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Mức trợ cấp đã được quy định cụ thể hơn bằng các tỷ lệ trích trên mức lương tháng của người lao động tại thời điểm

xét hưởng tuỳ theo thời gian công tác chưa căn cứ vào thời gian tham gia BHXH

Song nguồn chỉ trả chủ yếu vẫn do Ngân sách Nhà nước đảm nhiệm

Việc tổ chức thực hiện: Việc tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ thu

BHXH giải quyết các chế độ chính sách, chỉ trả các chế độ BHXH cho các đối

tượng thụ hưởng được giao cho Tổng Cơng đồn Việt Nam (nay là Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam) và Bộ Nội vụ (trước đây) sau đó chuyển giao nhiệm vụ này sang Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội), Cụ thể là:

+ Tổng Cơng đồn Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý quỹ BHXH và kinh

Trang 40

BAN KIEM TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

quyết toán và báo cáo trước Hội đông Chính phủ, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra,

đôn đốc các cấp Công đồn trong cơng tác quản lý quỹ BHXH Quy định những biện pháp quản lý, thể lệ cụ thể về quản lý quỹ và chế độ kế toán tài vụ, phân phối điều hoà và xét duyệt dự toán hàng quý, hàng năm của cấp dưới Quản lý các nhà

đưỡng lão, nhà nghỉ mát của công nhân, viên chức Nhà nước Tham gia việc

nghiên cứu, xây dựng chính sách và chế độ vẻ BHXH đối với các cơ quan Nhà nước "Việc đôn đốc nộp tiên và thực hiện kế hoạch thu, chỉ thuộc quỹ BHXH do Téng Cơng đồn Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước phụ trách" [39]

Quá trình tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH giai đoạn này đã nảy sinh những chồng chéo, bất cập trong mối quan hệ giữa Tổng Cơng đồn Việt Nam và các Bộ quản lý nhà nước, cần phải được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp Ngày 20/3/1963 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/CP để điều chỉnh một số nhiệm vụ giữa Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Bộ Công Án, Bộ Y tế và

Tổng Cơng đồn Việt Nam, trong đó quy định:

~ Bộ Nội vụ có trách nhiệm nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ ban hành

các chính sách chế độ hưu trí, tử tuất, nghỉ việc vì mất sức lao động đối với cong

nhân, viên chức Nhà nước; chỉ đạo thực hie các chính sách ấy (kể cả việc quản lý quỹ và quản )ý các trại an dưỡng) ổng Cơng đồn Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chế độ chính sách về phúc lợi tập thể và các chế độ trợ cấp BHXH đối với công nhân viên chức còn đang công tác thuộc cả hai khu vực sẵn xuất và hành chính sự nghiệp bao gồm: các khoản trợ cấp ốm đau, thai sẵn, nghỉ trông con ốm, tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách ấy

- Đối với đơn vị quân đội, do hoàn cảnh chiến tranh, khi đóng quân ở địa phương nào thì đăng ký giải quyết các chế độ BHXH với tổ chức chính quyền tại địa phương đó Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thì giải quyết trực tiếp với Vụ hưu trí - Bộ Nội vụ

Đến năm 1993, để thi hành Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ BHXH bắt buộc đối với cần bộ, công chức - viên chức Nhà nước, ngày 18/6/1994 Liên Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, Bộ

Ngày đăng: 05/10/2023, 21:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w