1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp đối phó với tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm toàn cầu

67 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 469 KB

Nội dung

Vì vậy đã xảy ratình trạng trục lợi bảo hiểm, là một hành vi gian lận của khách hàng nhằm lấy được số tiền bồi thường từ bảo hiểm một cách không chính đáng.. Để hiểu hơn về tìnhtrạng này

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 3

I Nội dung cơ bản của một số nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 3

1 Phân loại và một số quy định chung về bảo hiểm xe cơ giới 3

2 Nội dung cơ bản của một số nghiệp vụ bảo hiểm cho xe cơ giới 4

2.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 4 2.2 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới 8

II Vấn đề trục lợi bảo hiểm trong bảo hiểm xe cơ giới 11

1 Khái niệm trục lợi bảo hiểm xe cơ giới 11

2 Các hình thức trục lợi bảo hiểm xe cơ giới 12

2.1 Hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm 12

2.2 Thay đổi tình tiết vụ án 12

2.3 Tạo hiện trường giả 13

2.4 Khai tăng số tiền tổn thất 13

2.5 Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần 14

2.6 Cố ý gây tai nạn 14

2.7 Gian lận đối với người thứ ba 14

3 Nguyên nhân của hành vi trục lợi bảo hiểm 14

3.1 Nguyên nhân khách quan 14

3.2 Nguyên nhân chủ quan 17

4 Hậu quả của trục lợi bảo hiểm 18

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU GIAI ĐOẠN 2008-2012 21

I Giới thiệu sơ lược lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Công ty Bảo hiểm toàn cầu GIC 21

II Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại GIC 25

1 Công tác triển khai và tình hình phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 25

2 Công tác đề phòng tổn thất 27

3 Công tác giám định bồi thường 28

Trang 2

III Tình hình trục lợi bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại GIC

giai đoạn 2008-2012 29

1 Thực trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại GIC giai đoạn 2007-2012 29

1.1 Thực trạng 29

1.2 Nguyên nhân 32

2 Các biện pháp ngăn chặn và xử lí trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại GIC .33 2.1 Những dấu hiệu nghi vẫn có gian lận bảo hiểm xe cơ giới 33

2.2 Các biện pháp ngăn chặn và xử lí trục lợi bảo hiểm 34

2.3 Kết quả đạt được: 41

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH HÌNH TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU GIC 47

I Định hướng phát triển bảo hiểm xe cơ giới tại GIC trong những năm tới 47

1 Tăng cường kiểm tra và quản lý các khâu, từ nhân viên khai thác, đại lý đến khâu bồi thường giám định 47

2 Kết hợp chặt chẽ với các ngành, các bên có liên quan 51

3 Học hỏi và trang bị những phương pháp kinh doanh bảo hiểm hướng tới hiệu quả, những trang thiết bị hiện đại từ những công ty bảo hiểm khác và từ các công ty nước ngoài 52

4 Có chế độ đúng đắn với nhân sự của Công ty 53

5 Tuyên truyền, quảng bá về công ty, nâng cao nhận thức người dân về bảo hiểm 53

6 Có những nguyên tắc cũng như quy định cụ thể ngay từ khi có hợp đồng với khách hàng 54

7 Mở rộng quan hệ với các công ty khác trong ngành, cùng trao đổi thông tin học hỏi cũng như cạnh tranh lành mạnh 54

II Một số kiến nghị 55

1 Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước 55

1.1 Sửa đổi, bổ sung hành lang pháp luật về bảo hiểm 55

1.2 Chấn chỉnh lại các cơ quan thuộc nhà nước như Bộ Công an, hoặc bộ Y tế khi có biểu hiện sai phạm, tiếp tay cho trục lợi 56

2 Kiến nghị với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 57

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm toàn cầu

giai đoạn 2008-2012 26Bảng 1.2 Tỷ lệ doanh thu phí của bảo hiểm xe cơ giới so với tổng doanh thu phí

của toàn công ty 27Bảng 1.3 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty Bảo hiểm

Toàn cầu qua các năm 29Bảng 1.4 Tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Toàn cầu

giai đoạn 2008-2012 30Bảng 1.5 Chi quản lý nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm

Toàn cầu giai đoạn 2008-2012 31Bảng 1.6 Kết quả đạt được trong công tác ngăn chặn và xử lí trục lợi bảo hiểm

xe cơ giới tại GIC giai đoạn 2008-2012 43Bảng 1.7 Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại GIC trong

trường hợp không phát hiện trục lợi 44Bảng 1.8 Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại GIC

trong trường hợp phát hiện trục lợi 45

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với nước ta hiện nay thì xe cơ giới là phương tiện chủ yếu khi tham giagiao thông Mặc dù cũng với sự phát triển của đất nước thì cũng có rất nhiều loạihình phương tiện song với ưu thế cơ động của mình, và giá cả hợp túi tiền ngườidân thì xe cơ giới vẫn là phương tiện được ưa chuộng hơn cả Nhưng cũng chính vìlượng xe cơ giới đang ngày càng tăng cộng với nhiều nguyên nhân khác như hệthống giao thông chưa tốt,…dẫn đến việc tai nạn giao thông xảy ra cũng theo chiềuhướng gia tăng Vì vậy việc quan tâm đến bảo hiểm cho xe cơ giới nhằm bảo vệ vàhạn chế, khắc phục những tổn thất xảy ra với người tham gia giao thông bằng xe cơgiới cần phải tăng cường hơn nữa thông qua nhiều cách trong đó có cách tham giabảo hiểm cho xe cơ giới Hiện nay thị trường bảo hiểm nước ta cũng phát triển rất

đa dạng nhiều sản phẩm bảo vệ cũng như còn nhiều tiềm năng chưa khai thác Điềunày tạo điều kiện cho người dân có thể vừa tham gia các loại hình bắt buộc, vừa cóthể lựa chọn thêm cho mình những sản phẩm tự nguyện khác để bảo vệ bản thân vàgia đình Đối với loại hình bảo hiểm xe cơ giới thuộc bảo hiểm phi nhân thọ đã pháttriển từ lâu nhưng với thị trường bảo hiểm hiện nay thì đây vẫn là một mảng thịtrường tiềm năng khai thác Song không phải lúc nào việc khai thác thị trường giữacác công ty cũng lành mạnh, đồng thời người dân không phải lúc nào cũng tham giađầy đủ và có ý thức đối với loại hình bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc Vì vậy đã xảy ratình trạng trục lợi bảo hiểm, là một hành vi gian lận của khách hàng nhằm lấy được

số tiền bồi thường từ bảo hiểm một cách không chính đáng Để hiểu hơn về tìnhtrạng này và có thể đưa ra giải pháp hạn chế bớt tình trạng trục lợi này thì em đã

chọn lựa đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Thực trạng và giải pháp đối phó với tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Toàn cầu” Việc nghiên cứu đề tài này tại một công ty cụ thể là Công ty Bảo hiểm

Toàn cầu sẽ giúp em có được số liệu tốt hơn, đánh giá được tình hình trục lợi hiệntại ở công ty, sau đó sẽ hiểu được một phần thực tế thị trường bảo hiểm của nước ta

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo củagiảng viên hướng dẫn Th.S Phan Anh Tuấn, em đã tìm hiểu được cơ sở lí thuyếtcũng như một số nét về tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Bảo hiểmToàn cầu Từ đó, em đưa ra một số kiến nghị của cá nhân với các đối tượng liên

Trang 6

quan, hi vọng có thể góp phần nào vào việc hạn chế và phòng chống trục lợi bảohiểm ở nước ta.

Nội dung chuyên đề của em gồm có 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm xe cơ giới và vấn đề trục lợi bảo hiểm

Trang 7

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ

VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI.

I Nội dung cơ bản của một số nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới

Theo nghị định 103/2008/NĐ-CP thì xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, xemáy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sửdụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéobởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và cácloại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giaothông.

Còn hiểu một cách đơn giản thì xe cơ giới là tất cả các loại xe tham gia giaothông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô và xemáy

1 Phân loại và một số quy định chung về bảo hiểm xe cơ giới

 Phân loại:

Hiện nay trên thế giới cách phân loại bảo hiểm xe cơ giới phổ biến nhất làbảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện

- Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc:

+ Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

+ Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe

- Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện:

+ Bảo hiểm vật chất xe

+ Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa vận chuyển trên xe + Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và lái phụ xe

 Một số quy định chung:

- Đối tượng bảo hiểm: là những đối tượng mà các công ty chọn và chấp nhậnbảo hiểm, chịu trách nhiệm bồi thường khi có các rủi ro thuộc đối tượng bảo hiểmxảy ra

- Phạm vi bảo hiểm: Là những quy định về những rủi ro được bảo hiểm vànhững rủi ro sẽ bị loại trừ của công ty bảo hiểm

Trang 8

- Giá trị bảo hiểm: là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm ngườitham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.

- Số tiền bảo hiểm: là số tiền ghi trong đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhậnbảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm của nhà bảo hiểm trong trường hợp phảibồi thường

- Phí bảo hiểm: là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải đóng cho nhàbảo hiểm để được nhà bảo hiểm cam kết bảo hiểm cho mình Phí bảo hiểm có thểđóng một lần hoặc nhiều lần, theo tháng, quý hoặc năm

- Hợp đồng bảo hiểm: là một thỏa thuận giữa người tham gia bảo hiểm vànhà bảo hiểm thông qua các điều khoản Theo đó thì người tham gia bảo hiểm phảinộp phí cho bên bảo hiểm, còn bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho bêntham gia khi có tổn thất xảy ra

- Giấy chứng nhận bảo hiểm: là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểm giữacông ty bảo hiểm và chủ xe cơ giới Các yêu cầu sửa đổi bổ sung của chủ xe đượccông ty bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản cũng là một bộ phận của hợp đồng bảohiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và chủ xe

- Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được ghi trên Giấy chứng nhận bảohiểm

2 Nội dung cơ bản của một số nghiệp vụ bảo hiểm cho xe cơ giới

2.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

2.1.1 Đối tượng bảo hiểm.

Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cá nhân hay đạidiện cho môt tập thể Công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần trách nhiệmdân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển của người lái xe Nhưvậy, đối tượng được bảo hiểm ở đây là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đốivới người thứ ba Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba làtrách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe chongười thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn Người thứ ba là những người bị thiệt hại

về thân thể và tài sản do xe cơ giới gây ra loại trừ người trên xe, lái phụ xe và hànhkhách trên chính chiếc xe đó

Trang 9

Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước Chỉ khi nào việc lưuhành xe gây ra tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ

ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể

Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ babao gồm:

- Điều kiện thứ nhất: có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của bênthứ ba

- Điều kiện thứ hai: chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật Có thể do

vô tình hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các quyđịnh khác của Nhà nước,…

- Điều kiện thứ ba: phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luậtcủa chủ xe (lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba

- Điều kiện thứ tư: chủ xe (lái xe) phải có lỗi

Thực tế chỉ cần đồng thời xảy ra ba điều kiện thứ nhất, thứ hai, và thứ ba làphát sinh trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba của chủ xe (lái xe) Nếu thiếumột trong ba điều kiện đó, trách nhiệm dân sự của chủ xe sẽ không phát sinh và do

đó không phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm Điều kiện thứ tư có thể có hoặckhông, vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do nguồn nguy hiểm cao độ mà không hoàntoàn do lỗi của chủ xe (lái xe)

2.1.2 Phạm vi bảo hiểm.

 Các thiệt hại nằm trong phạm vi bảo hiểm: công ty bảo hiểm nhận đảmbảo cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được gây ra tai nạn và làm phát sinhtrách nhiệm dân sự của chủ xe Bao gồm:

- Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khỏe của bên thứ ba

- Thiệt hại về tài sản, hàng hóa,…của bên thứ ba

- Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thunhập

- Các chi phí cần thiết và hợp lí để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạnchế thiệt hại; các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cảbiện pháp không mang lại hiệu quả)

Trang 10

- Những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của những người tham gia cứuchữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.

 Các điều khoản loại trừ: công ty không chịu trách nhiệm bồi thường thiệthại của các vụ tai nạn mặc dù có phát sinh trách nhiệm dân sự trong các trường hợpsau:

- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại

- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thôngtheo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ

- Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường

+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửachữa

+ Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải.+ Xe không có hệ thống lái bên phải

- Thiệt hại do chiến tranh, bạo động

- Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sảnxuất kinh doanh

- Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn

- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ khi có thỏa thuận khác

Ngoài ra, công ty cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệt nhưvàng, bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt

2.1.3 Số tiền bảo hiểm

Trong loại hình bảo hiểm TNDS nói chung thì số tiền bảo hiểm bao giờ cũngbiểu hiện hạn mức trách nhiệm của nghiệp vụ Hạn mức này cao hay thấp hoàn toànphụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong mỗi thời kì nếu như cơquan quản lý nhà nước về bảo hiểm quản lý tập trung thống nhất vấn đề này Bởi vì,

Trang 11

hạn mức trách nhiệm cao thì mức phí sẽ cao Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới cácvấn đề kinh tế xã hội.

Hạn mức trách nhiệm là số tiền tối đa mà các DNBH phải trả cho những thiệthại về người và tài sản trong mỗi vụ tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự Hiệnnay, mức bồi thường trong bảo hiểm TNDS bắt buộc đối với người thứ ba được thểhiện trong Thông tư 151/2012/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/11/2012 sửa đổi, bổsung Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy địnhQuy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệmdân sự của chủ xe cơ giới và Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của

Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảohiểm xe cơ giới Theo quy định mới thì số tiền bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giớivới người thứ ba của xe máy được giới hạn ở mức 70 triệu đồng/người/vụ và 40triệu đồng về tài sản của một vụ tai nạn, còn đối với ô tô là 70 triệu đồng/người/vụ

và 10 triệu đồng về tài sản của một vụ tai nạn

2.1.4 Phí bảo hiểm.

- Phí bảo hiểm TNDS được nộp theo mỗi đầu phương tiện, các phương tiệnkhác nhau thì sẽ có mức phí khác nhau (do nó phụ thuộc vào xác suất xảy ra tai nạngiao thông, các loại xe khác nhau thì xác suất xảy ra tai nạn cũng khác nhau)

+ Si: số vụ tai nạn giao thông xảy ra năm thứ i có phát sinh TNDS

+ Ti: thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn giao thông có phát sinh TNDS

Trang 12

+ Ci: số xe tham gia bảo hiểm TNDS năm thứ i.

+ n: thứ tự các năm lấy số liệu tính toán

- Với công thức nói trên, nhà bảo hiểm hoặc quản lý nhà nước về bảo hiểmphải xác định riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe, thậm chí phái xác định riêngcho từng hạn mức, số tiền bảo hiểm

2.2 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

2.2.1 Đối tượng bảo hiểm

Khác với bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được ápdụng bắt buộc bằng pháp luật đối với các chủ xe, bảo hiểm vật chất xe cơ giới làloại hình bảo hiểm bảo hiểm tài sản và hiện tại thì đang được triển khai dưới hìnhthức bảo hiểm tự nguyện

Đối với xe mô tô và xe máy thì chủ xe thường tham gia bảo hiểm toàn bộ vậtchất thân xe Còn đối với ô tô thì các chủ xe có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ thân

xe hoặc cũng có thể chỉ bảo hiểm theo bộ phận như tổng thành thân vỏ hay động cơ,

2.2.2 Phạm vi bảo hiểm.

Trong hợp đồng bảo hiểm vật chất thân xe, các rủi ro được bảo hiểm thôngthường gồm:

- Tai nạn do đâm va, lật đổ

- Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá

- Mất cắp toàn bộ xe

- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên

* Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc xeđược bảo hiểm trong những trường hợp trên, các công ty bảo hiểm còn thanh toáncho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh( như sửachữa xe, thay thế bộ phận bị hỏng,…) nhằm:

- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các rủi

ro được bảo hiểm

- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất

- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm

Trang 13

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp thì tổng số tiền bồi thưởng của công ty bảohiểm sẽ không được vượt quá số tiền bảo hiểm ghi trên đơn hay giấy chứng nhậnbảo hiểm.

Đồng thời công ty sẽ không bồi thường những thiệt hại vật chất gây ra bởi:

- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tậthoặc hư hỏng thêm do sửa chữa Hao mòn tự nhiên được tính dưới hình thức khấuhao và thường được tính theo tháng

- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng màkhông do tai nạn gây ra

- Mất cắp bộ phận của xe

* Ngoài ra để tránh trục lợi bảo hiểm thì nhà bảo hiểm còn quy định cácđiểm loại trừ không được bồi thường như:

- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe

- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quyđịnh của Luật giao thông đường bộ

- Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng Luật an toàn giao thông đường bộnhư:

+ Xe không có giấy phép lưu hành;

+ Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ;

+ Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy hoặc các chất kích thích tương tựkhác khi điều khiển xe;

+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép;

+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định;

+ Xe đi vào đường cấm;

+ Xe đi đêm không đèn;

+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa;

-Những thiệt hại gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuấtkinh doanh;

- Thiệt hại do chiến tranh

Trang 14

2.2.3 Số tiền bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm vật chất xe cơ giới được xác định căn cứ vào giá trị banđầu của chủ xe ghi trên hóa đơn, tính đến khấu hao nếu có Việc xác định số tiềnbảo hiểm còn liên quan đến cơ cấu giá trị của mỗi tổng thành nếu như chủ xe khôngtham gia bảo hiểm toàn bộ Khi nhân viên bảo hiểm tiếp xúc với khách hàng cầnphải thống nhất và xác định chính xác số tiền bảo hiểm vì đây là số tiền làm căn cứ

để xét bồi thường khi có tổn thất xảy ra

2.2.4 Phí bảo hiểm.

Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới được xác định theo công thức sau:

P= S(b) * RTrong đó:

S(b) là số tiền bảo hiểm

- Trong nội tình mỗi công ty bảo hiểm thì việc xác định phí bảo hiểm đôi khirất linh hoạt:

+ Người ta có thể lợi dụng biểu phí bảo hiểm của công ty khác để tham khảo

và từ đó đưa ra biểu phí riêng của mình

+ Có thể tự công ty tiến hành điều tra về tình hình tai nạn giao thông và mức

độ thiệt hại Từ đó phân tích và thiết kế bảng phí

+ Nếu công ty đã tiến hành kinh doanh được nhiều năm, nhà bảo hiểm sẵn cómột tài liệu thống kê lịch sử để phục vụ tính phí Đây là cách tốt nhất và chính xácnhất để xác định tỷ lệ phí Nếu xác định theo cách này , tỷ lệ phí sẽ bao gồm 2 phần:

R = R1+ R2Trong đó:

R1 là tỷ lệ phí thuần;

R2 là tỷ lệ phụ phí

Trang 15

R2 thường được kế hoạch hóa từ trước nếu công ty kinh doanh được nhiềunăm và thường được quy định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng tỷ lệphí.

R1 bằng tổng số tiền bồi thường trong một số năm chia cho tổng số xe thamgia bảo hiểm vật chất trong những năm đó

- Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm đã nộp phí cả năm, nhưng trong năm vì một

lý do nào đó có một số tháng xe không hoạt động thì nhà bảo hiểm phải có tráchnhiệm hoàn lại phí trong những tháng đó Nhưng về phía chủ xe thì phải báo trướcbằng văn bản để nhà bảo hiểm biết và xác minh:

Phí hoàn lại= (Phí cả năm * Số tháng xe không hoạt động) /12

II Vấn đề trục lợi bảo hiểm trong bảo hiểm xe cơ giới

Lĩnh vực nào cũng có hai mặt của nó Bảo hiểm cũng như vậy, có phát triểnthì tình trạng trục lợi cũng xảy ra càng nhiều và ngày càng tinh vi hơn, nhiều hìnhthức trục lợi hơn Tình trạng trục lợi xảy ra nhiều tới mức đáng báo động và mỗicông ty bảo hiểm cần trang bị cho mình những phương thức riêng, cũng như học hỏiphương thức từ các công ty bảo hiểm khác nhằm hạn chế tình trạng trục lợi xảy ra,giảm chi phí không đáng có của công ty xuống thấp hơn

1 Khái niệm trục lợi bảo hiểm xe cơ giới.

Theo Hiệp hội bảo hiểm Canada: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố tình giandối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi

đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanhnghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng”

Trục lợi bảo hiểm còn được quan niệm là gian lận trong bảo hiểm Trên thếgiới, hiện tượng này được biết đến như là một vấn đề nhức nhối đối với các doanhnghiệp bảo hiểm Nhiều DNBH đã phải bỏ ra khá nhiều tiền để khắc phục vấn đềtrục lợi bảo hiểm, song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian và hình thức ngàycàng tinh vi, thủ đoạn ngày càng sắc sảo Nhất là đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơgiới thì tình trạng trục lợi là nhiều nhất do dễ dàng trục lợi nhất và trục lợi khôngchỉ từ phía khách hàng mà còn từ những người thuộc bên bảo hiểm

Trang 16

2 Các hình thức trục lợi bảo hiểm xe cơ giới

Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm triển khai đều có những hành vi trục lợi bảo hiểm

và mối nghiệp vụ lại có những cách trục lợi khác nhau Dưới đây là một số hìnhthức trục lợi bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, đặc biệt là bảo hiểmtrách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và bảo hiểm vật chất xe

2.1 Hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm

Giấy chứng nhận bảo hiểm được coi là một hợp đồng kinh tế và hiệu lực sẽđược ghi trên đó Giấy chứng nhận bảo hiểm được cấp cho người tham gia bảo hiểmnhư một lời cam kết và đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm Khi có sự kiện bảohiểm xảy ra, công ty sẽ dựa vào giấy chứng nhận này để xác định xem sự kiện cóxảy ra trong thời gian bảo hiểm có hiệu lực hay không, từ đó tiến hành giám định vàbồi thường Hiệu lực bảo hiểm thường do địa lý khai nhân viên khai thác viết trêngiấy chứng nhận cho khách hàng Ở đây có thể có hai trường hợp để trục lợi:

- Ghi lại ngày có hiệu lực của hợp đồng: nhờ vào mối quen biết thì khi xảy ratai nạn mà khách hàng chưa tham gia bảo hiểm hoặc đã tham gia bảo hiểm nhưnglúc đó hiệu lực bảo hiểm đó đã hết hạn mà chưa mua mới, họ có thể nhờ người hoặcmua chuộc để ghi lại ngày giấy chứng nhận bảo hiểm mới có hiệu lực trước khi tainạn xảy ra nhằm lấy tiền bồi thường

- Ghi lại ngày tai nạn: tương tự như trường hợp trên nhưng khi bảo hiểm đãhết hiệu lực, tai nạn xảy ra thì khách hàng có thể mua chuộc các cơ quan chức nănglàm công tác giám định để ghi sai lệch về thời gian xảy ra tai nạn trước khi hết hạnhiệu lực bảo hiểm Như vậy có thể trực lợi được

2.2 Thay đổi tình tiết vụ án

Trường hợp này thường xảy ra khi chủ xe vi phạm các điều khoản loại trừcủa công ty bảo hiểm như:

- Giấy phép lưu hành quá hạn hoặc không hợp lệ

- Lái xe không có bằng, bằng hết hiệu lực hoặc không phù hợp với xe được lái

- Xe đi vào đường cấm, đường một chiều,…

- Xe chở hàng quá tải, chở nhiều hơn số khách cho phép

Trang 17

Khi tham gia giao thông mà vi phạm những điều này, gây ra tai nạn thì cónhững trường hợp chủ xe (lái xe) đã cố tình thay đổi tình tiết vụ án nhằm trục lợi.

Do có thể tai nạn xảy ra ở nơi hoang vắng không có người kiểm chứng nên họ dễdàng dàn dựng hiện trường để nhà bảo hiểm không phát hiện ra họ mắc lỗi, dẫn đến

họ nhận được tiền bồi thường không xứng đáng Hoặc cũng có thể họ thay đổi hồ

sơ, giấy tờ bảo hiểm nhằm hợp lý hóa các tình tiết của vụ tai nạn, cấu kết với cáclực lượng giám định hiện trường để dàn xếp các tình tiết của vụ tai nạn

2.3 Tạo hiện trường giả

Khách hàng có thể tạo hiện trường giả để trục lợi, nhất là đối với nhữngngười am hiểu về kỹ thuật và xe cơ giới Ví dụ như họ vô tình hoặc cố ý tự đâm vàotường nhưng lại dàn dựng như mình bị đâm để nhà bảo hiểm bồi thường Hoặc họ

có thể thay đổi biển số xe của xe đã mua bảo hiểm vào xe bị tai nạn chưa mua bảohiểm để chụp ảnh, khám nghiệm, lập biên bản Những hành vi này được dàn dựng

vô cùng tinh vi, nên có thể qua mắt được các cơ quan chức năng, giám định

2.4 Khai tăng số tiền tổn thất

Đây là những trường hợp tai nạn có thật và thuộc phạm vi được bồi thường.Nhưng khi lập hồ sơ bồi thường thì bằng cách nào đó họ đã thay đổi hồ sơ và khaităng số tiền tổn thất lên nhằm kiếm lợi

- Đối với xe sửa chữa sau khi tai nạn xảy ra:

+ Khách hàng có thể cấu kết với cơ sở sữa chữa để khai tăng số tiền sửachữa của xe lên

+ Sửa chữa, thay thế mới cả các bộ phận hư hỏng không do tai nạn

+ Khai tăng số tiền vận chuyển tới nơi sửa chữa

- Đối với xe đã sửa trước tai nạn:

+ Khai báo tăng chất lượng thực tế của hạng mục tổn thất trước khi tai nạn + Kê khai những phụ tùng, thiết bị đã bị hư hỏng từ trước khi tai nạn

+ Lấy bớt phụ tùng, hàng hóa, tài sản chở trên xe; thay đồ đã hỏng vào xetrước khi nhân viên giám định hiện trường tới

Trang 18

2.5 Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần

Trường hợp này phổ biến nhất xảy ra là khi khách hàng tham gia bảo hiểm ởnhiều công ty cùng lúc với cùng một loại hình bảo hiểm Theo nguyên tắc, thì kháchhàng được tham gia bảo hiểm trùng nhưng khi tai nạn xảy ra, người tham gia bảohiểm phải đồng thời thông báo cho các nhà bảo hiểm để họ tiến hành giám định vàphân chia tỷ lệ bồi thường Song ở đây, họ có ý định trục lợi nên sẽ khi tai nạn xảy

ra sẽ không thông báo đồng thời cho các nhà bảo hiểm Mà họ sẽ thông báo tới từngbên một, qua nhiều lần, để có thể nhận được số tiền bồi thường lớn nhất từ cả haicông ty bảo hiểm

2.6 Cố ý gây tai nạn

Hành vi này là một hành vi trục lợi nguy hiểm và có liên quan tới pháp luậtnhất Do khách hàng muốn trục lợi theo cách này sẽ có ý định từ trước, và sẽ dàndựng một cách tinh vi nhất để qua mắt lực lượng chức năng Có thể như đốt xe, thấy

xe cũ có thể tự phá hủy xe nhưng làm như xe bị tai nạn ngẫu nhiên, cho xe laoxuống vực ở nơi có ít người qua lại,…Thường thì những xe này giá trị còn lạikhông cao, nhưng sau khi cố ý gây tai nạn thì người có hành vi trục lợi sẽ đòi nhàbảo hiểm bồi thường với giá trị cao hơn thực tế rất nhiều

2.7 Gian lận đối với người thứ ba

Hành vi này thường chỉ xảy ra trong bảo hiểm TNDS Họ có thể trục lợibằng nhiều cách như không bồi thường cho người thứ ba, mặc dù đã nhận được tiềnbảo hiểm Hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi thường song không khai báo vớiDNBH nhằm kiếm thêm tiền bồi thường từ DNBH

3 Nguyên nhân của hành vi trục lợi bảo hiểm

3.1 Nguyên nhân khách quan

a, Nguyên nhân xuất phát từ hành lang pháp lý của Nhà nước.

Sự thiếu chặt chẽ trong các quy định của hành lang pháp lý đã tạo điều kiệncho các hành vi trục lợi, gian lận bảo hiểm xảy ra Do chủ xe (lái xe) biết được rằng

họ sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật khi công ty bảo hiểm phát hiện ra hành

vi gian dối của mình, nên hành động này dường như được khuyến khích và xảy rangày càng nhiều với mức độ ngày càng nghiêm trọng

Trang 19

Hơn nữa, sự quản lí lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, cũng như thiếu đi

sự kiểm tra, kiểm soát nên càng tạo cơ hội cho trục lợi phát triển Theo nguyên tắcthì các xe đang lưu hành bắt buộc phải có giấy bảo hiểm TNDS đối với người thứ

ba Nhưng khi lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ của các phương tiện

cơ giới, họ thường không kiểm tra giấy tờ bảo hiểm này Do vậy, các chủ xe yênthấy yên tâm khi không tham gia loại hình bảo hiểm này

b, Nguyên nhân từ thị trường bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển, luôn sôi động song cũng đầy sựphức tạp Hơn nữa, càng phát triển thì sự cạnh tranh lại càng gay gắt khốc liệt hơn,

do không chỉ còn là sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước mà còn có

sự tham gia của không ít các công ty bảo hiểm nước ngoài Và vì vậy các công tyluôn giữ bí mật về thông tin, đặc biệt là thông tin của khách hàng Việc trao đổithông tin cần thiết về khách hàng như tiểu sử trục lợi bảo hiểm, hay đã từng thamgia bảo hiểm của công ty nào, có đang tham gia bảo hiểm của công ty khác haykhông,…là hầu như không có Do đó, một đối tượng có thể tham gia bảo hiểm củanhiều công ty cùng lúc; hoặc trục lợi của công ty này, rồi tiếp tục tham gia bảo hiểm

ở công ty khác để có thể thực hiện hành vi trục lợi của mình thêm các lần khác,…Khi xảy ra tổn thất, thì khách hàng sẽ nhận được tiền bồi thường ở tất cả các công ty

mà mình tham gia bảo hiểm

c, Nguyên nhân từ ý thức người dân.

Hiện nay, nhận thức của người dân về pháp luật còn nhiều yếu kém, nhất là

về những quy định của pháp luật Nhiều người dân nhận thức rất mơ hồ về bảo hiểmnói chung và về bảo hiểm xe cơ giới nói riêng Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm đốivới xe cơ giới thường là tham gia theo hình thức bắt buộc và thường cũng chỉ vớimục đích để đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông khi bị kiểm tra, chứ ít khitham gia vì sự an toàn của chính bản thân mình Khi tai nạn xảy ra thì những chủ xechưa tham gia bảo hiểm sẽ nghĩ ra mọi cách thức để trục lợi bảo hiểm, nhằm làmgiảm bớt khó khăn tài chính từ những thiệt hại mình gặp phải như nhờ mối quenbiết để có thể mua bảo hiểm sau nhưng thời gian bảo hiểm lại trước khi xảy ra tainạn

Trang 20

Nguyên nhân khác nữa là do những người dân chứng kiến tai nạn có thể do

vô tình hoặc cố ý khai sai tình tiết vụ tai nạn nhằm giúp đỡ cho người trục lợi bảohiểm Điều này xảy ra có thể do những người làm chứng này bị mua chuộc hoặccũng có thể do nhận thức về bảo hiểm chưa tốt Họ chưa hiểu được tác dụng củabảo hiểm cũng như tác hại của việc khai sai của mình Họ chỉ nghĩ rằng khai nhưvậy sẽ giúp người gặp nạn nhận được tiền bồi thường, giảm bớt khó khăn mà tiềnthì lại do Nhà nước chi trả

Ngoài ra, người gặp thiệt hại không chỉ có thể mua chuộc được người dânchứng kiến mà còn có thể nhờ các mối quan hệ mà mua chuộc các cơ quan chứcnăng có liên quan Khi tai nạn xảy ra, thì cảnh sát giao thông sẽ là những người làmnhiệm vụ khám nghiệm hiện trường, xác định lỗi của các bên và lập biên bản vụ tainạn Nhân viên bảo hiểm thường phải dựa vào biên bản này để giám định lại, xácđịnh tổn thất và số tiền bồi thường cho khách hàng, chứ ít khi nhà bảo hiểm có thểgiám định trực tiếp, đặc biệt là các tai nạn ở xa Vì vậy nên có thể có trường hợpkhách hàng nhờ mối quan hệ của mình để có thể mua chuộc các nhân viên cảnh sát,làm họ ghi sai biên bản giám định, nhằm trục lợi cho mình Ngoài ra, họ còn có thểmua chuộc các y bác sỹ tại các cơ sở khám chữa bệnh nhằm lập hồ sơ bệnh án giảhay tăng nặng tình trạng bệnh, kê đơn thuốc đắt tiền để trục lợi Tuy đó chỉ là một

bộ phận nhỏ thoái hóa về đạo đức nên mới tiếp tay cho các hành động gian lận saitrái, song cũng đã góp một phần không nhỏ trong việc trục lợi của chủ xe (lái xe)

Còn có một nguyên nhân khác xuất phát từ ý thức đó là ý thức người điềukhiển phương tiện xe cơ giới Do kinh nghiệm của lái xe thường khá cao, am hiểu

về xe cũng như kỹ thuật, nguyên nhân tai nạn, vì vậy họ có thể dễ dàng dàn dựnghiện trường cũng như tìm được lý do chính hợp lý để trục lợi bảo hiểm mà khônglàm nhà bảo hiểm nghi ngờ

d, Nguyên nhân xuất phát từ không gian địa lý.

Như ta đã biết thì xe cơ giới là loại xe có tính cơ động cao, có thể hoạt độngtrên nhiều địa bàn và nhiều khu vực khác nhau trên cả nước Và nhà bảo hiểm nàocũng muốn mở rộng thị trường của mình nên loại hình bảo hiểm xe cơ giới của mỗicông ty cũng thường được triển khai khá rộng trên nhiều khu vực Song tai nạn xảy

ra bất ngờ và có thể xảy ra ở bất cứ đâu, nên thường thì nhà bảo hiểm không thể

Trang 21

trực tiếp giám định được mà phải nhờ vào biên bản giám định của cảnh sát Do vậy,

vì khoảng cách địa lý mà có những lúc kết quả giám định không được khách quan,trung thực Nhà bảo hiểm không thể trực tiếp kiểm soát hay tìm kiếm được nhânchứng xác thực, nên rất dễ tạo cơ hội cho trục lợi xảy ra

3.2 Nguyên nhân chủ quan

a, Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm.

Do sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nên công ty nào cũngmuốn tăng thị phần của mình bằng mọi cách Như việc giảm thủ tục tham gia bảohiểm dẫn đến sơ hở trong khâu quản lý hoặc giảm phí tham gia bảo hiểm nhằm lôikéo khách hàng Do đó khi có tai nạn xảy ra, gặp phải vướng mắc trong khâu thủtục như bảo hiểm trùng thì hai công ty bảo hiểm thường không phối hợp với nhaunên không phát hiện ra Dẫn đến tình trạng khách hàng đòi bồi thường nhiều lần vớicùng một tai nạn Hơn nữa, khi phát hiện ra gian lận thường thì chỉ công ty bị gianlận lập hồ sơ của khách hàng, mà không có hệ thống cơ sở khách hàng giữa tất cảcác công ty bảo hiểm, cho nên khách hàng lại càng dễ dàng trục lợi ở nhiều công tybảo hiểm khác nhau với cùng một thủ đoạn

Thêm vào đó những hành vi gian lận trục lợi bị công ty phát hiện lại khôngđược xử lý thích đáng, chỉ dừng lại ở việc từ chối bồi thường chứ ít khi có biệnpháp xử lí đối tượng gian lận Nên điều này càng tạo tâm lý an tâm cho người cóhành vi trục lợi Sở dĩ việc xử lý có vẻ lỏng tay như vậy là do công ty bảo hiểmđánh giá việc không bồi thường đã là không mất chi phí Còn nếu kiện khách hàng

về hành vi gian lận thì vừa mất thêm phí theo đuổi khiếu kiện dù mình đúng hay sai,cộng thêm cả nguy cơ mất khách hàng của công ty là rất lớn Mà hiện nay thì công

ty nào cũng muốn giữ thị phần của mình nên lại càng dễ dàng nhẹ tay với các đốitượng này Ngoài ra, khách hàng còn có thể có quen biết với công ty nên việc xử lýkhông được triệt để

b, Nguyên nhân từ các nhân viên bảo hiểm.

Trong cả quá trình bảo hiểm thì khâu khai thác và khâu giám định là haikhâu quan trọng nhất để phát hiện ra trục lợi Song công ty bảo hiểm thường không

có sự khuyến khích thích đáng cho những nhân viên thuộc bộ phận này để họ tíchcực phát hiện ra các hành vi gian lận Ngược lại, ở khâu khai thác, thường các công

Trang 22

ty bảo hiểm phi nhân thọ chú trọng tới doanh thu hơn, nên càng tạo sức ép cho nhânviên khiến họ thường bỏ qua một số điều kiện hay thông tin của khách hàng trongthủ tục tham gia bảo hiểm

Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do trình độ của các nhân viên bảo hiểmchưa cao Do vậy, nhân viên khai thác thì có thể ghi sai thông tin, hoặc bỏ sótnhững thông tin cần thiết khi khách hàng tham gia bảo hiểm Vậy nên càng tạo kẽ

hở cho khách hàng gian lận Đối với các nhân viên giám định thì họ lại có thể không

có chuyên môn cần thiết Ngoài kiến thức chuyên môn cơ bản về bảo hiểm, họ còncần phải có kiến thức về kỹ thuật xe cơ giới mới có thể đánh giá về hiện trường,cũng như xem xét giám định các vụ tai nạn, từ đó phát hiện gian dối Song họ lạithiếu chuyên môn kỹ thuật hoặc chuyên môn còn yếu nên bỏ qua, hoặc bị che mắtbởi những hành vi dàn dựng hiện trường của khách hàng

Hơn nữa, còn có một số thành phần nhân viên bảo hiểm còn tiếp tay cho gianlận Do đại lý khai thác không phải nhân viên chính thức của công ty, nên việc gì cólợi cho họ nhất thì họ sẽ làm Nếu như bị phát hiện có cấu kết với khách hàng thì họcũng có thể dễ dàng đi làm đại lý cho các công ty bảo hiểm khác Do vậy, họ có thể

vì phần lợi ích được hưởng từ việc cấu kết để giúp khách hàng trục lợi từ công tybảo hiểm

4 Hậu quả của trục lợi bảo hiểm

Với những hình thức trục lợi ngày càng tinh vi và mật độ diễn ra ngày càngphổ biến như hiện nay thì hậu quả của nó để lại chắc chắn sẽ không hề nhỏ và mức

độ lại ngày càng nặng nề trầm trọng hơn rất nhiều Hậu quả của nó không chỉ đơngiản ảnh hưởng tới lợi ích của các công ty bảo hiểm mà còn ảnh hưởng tới chínhkhách hàng cũng như toàn xã hội

a, Hậu quả đối với công ty bảo hiểm:

Đối với công ty bảo hiểm thì hậu quả do trục lợi có thể dễ dàng nhìn thấyđược Như ta đã biết, lợi nhuận của bất cứ công ty kinh doanh nào cũng bằng vớidoanh thu thu được trừ đi chi phí bỏ ra Mà đối với công ty bảo hiểm thì trục lợi gây

ra một phần chi phí không nhỏ, và tất nhiên sẽ làm giảm đi phần lợi nhuận thu đượccủa công ty, đồng thời còn làm hiệu quả kinh doanh bị hạn chế Hơn nữa, khi kháchhàng trục lợi còn có thể mua chuộc nhân viên của công ty, làm tha hóa đội ngũ nhân

Trang 23

viên dẫn đến những thiệt hại vô hình và về lâu dài sẽ ảnh hưởng và gây thiệt hại rấtlớn cho công ty

Khi xảy ra trục lợi thì công ty phải tăng cường giám định, kiểm tra và kiểmsoát nên thời gian để bồi thường thiệt hại cho khách hàng vì đó bị kéo dài hơn mongmuốn khiến cho khách hàng thất vọng, có thể dẫn đến việc giảm uy tín của công tytrên thương trường, làm giảm sức cạnh tranh khiến công ty có thể lâm vào tìnhtrạng kinh doanh thua lỗ

b, Hậu quả đối với khách hàng

Hậu quả của hành vi trục lợi sẽ ảnh hưởng, tác động xấu tới khách hàng, mà

ở đây là những khách hàng trung thực Họ hành động đúng nhưng lại chịu thiệt thòi

về quyền lợi Bởi vì, khi tham gia bảo hiểm là số tiền của người tham gia sẽ giốngnhư một quỹ lớn cho nhiều người nhưng chỉ dùng để giúp đỡ, chi trả cho một số ítngười gặp phải tai nạn không may gây thiệt hại Song hành vi trục lợi lại khiến chonhững khách hàng trung thực đóng một khoản tiền của mình để chi trả cho cả nhữngkhoản tiền gian lận không được phát hiện ra Do vậy, những DNBH nào có nhiều vụgian lận sẽ có mức phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống vàloại trừ những kẻ trục lợi bảo hiểm

Điều này ảnh hưởng tới việc tham gia bảo hiểm của những người trungthực, khiến họ nghi ngờ về tác dụng của bảo hiểm, tăng sự lo lắng về việc quyền lợicủa mình không được bảo đảm nên sẽ có thể giảm tỷ lệ tham gia bảo hiểm

c, Hậu quả đối với xã hội

Bảo hiểm về bản chất là đảm bảo an sinh cho toàn xã hội, lấy số đông để chia

sẻ rủi ro với số ít Điều đó mang một ý nghĩa rất tốt đẹp, ai tham gia bảo hiểm cũngnhận được sự bảo vệ Song tình trạng trục lợi xảy ra khiến một số thành phần nhậnđược lợi ích từ sự đóng góp của cộng đồng một cách không xứng đáng Điều này vôhình chung tạo nên sự bất công giữa những người tham gia bảo hiểm

Mặt khác, gian lận bảo hiểm còn là một nguy cơ về đạo đức, làm tha hóa,biến chất cán bộ Nhà nước như lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ giám định hiệntrường, đội ngũ y bác sĩ, …làm cho môi trường kinh doanh thiếu sự cạnh tranh lànhmạnh, thiếu công bằng, dần dần sẽ có tác động xấu gây ảnh hưởng tới nền kinh tế cả

Trang 24

nước Hơn nữa, còn dẫn đến tình trạng coi thường luật pháp, gây rối trật tự an ninh

xã hội

Như vậy, một hành vi trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tưởng chừng như nhỏ bénhưng lại có thể ảnh hưởng rất lớn không chỉ nói riêng tới các công ty bảo hiểm,ngành bảo hiểm mà còn ảnh hưởng xấu tới toàn xã hội Và với tình trạng trục lợingày càng gia tăng như hiện nay thì hậu quả của nó cũng đáng để báo động

Trang 25

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU GIAI ĐOẠN 2008-2012.

I Giới thiệu sơ lược lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Công ty Bảo hiểm toàn cầu GIC.

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu.

Tên tiếng anh: Global Insurance Company

Tên viết tắt: GIC

- Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: đây là một công cụ quản

lý rủi ro đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn vàtăng doanh thu từ phí nhận tái bảo hiểm và hoa hồng từ nhượng tái bảo hiểm GIC

đã xây dựng được cho mình mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Tổng công ty Tái bảo

Trang 26

hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) và hơn nữa là mở rộng mối quan hệ với các đốitác nước ngoài nổi tiếng về lĩnh vực tái bảo hiểm như Swiss Re, Munich Re,

- Đầu tư tài chính: là một kênh đầu tư chủ yếu tạo lợi nhuận cho công ty,điều hòa nguồn vốn sử dụng và tận dụng tối đa hợp lý nguồn vốn nhàn rỗi nhằmnâng cao năng lực tài chính, hỗ trợ khả năng khai thác

Với tầm nhìn: “Cung cấp những sản phẩm bảo hiểm tốt nhất và trở thànhCông ty bảo hiểm Phi nhân thọ lớn thứ 5 tại Việt Nam”

Sứ mệnh của công ty đó là: “ Trở thành một trong những Công ty bảo hiểmPhi nhân thọ hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa ngành trong lĩnh vực dịch vụ tàichính, có thương hiệu, uy tín và chiếm thị phần lớn về kinh doanh bảo hiểm”

Phương châm hoạt động: Vì quyền lợi khách hàng để phát triển

2 Các cổ đông chính:

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ 30% vốn điều lệ

- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DONGA BANK)

- Công ty dịch vụ bay miền Nam (SFC)

- Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE)

- Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà(SUDICO)

3.Các sản phẩm chính:

Bảo hiểm con người

- Bảo hiểm sức khỏe toàn diện

- Bảo hiểm học sinh

- Bảo hiểm du lịch

- Bảo hiểm trách nhiệm người sử dụng lao động

- Bảo hiểm tai nạn người sử dụng điện

- Bảo hiểm tai nạn con người

- Bảo hiểm nằm viện phẫu thuật

- Bảo hiểm sức khỏe gia đìnhBảo hiểm tài sản - Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản

- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

- Bảo hiểm trộm cắp

Trang 27

- Bảo hiểm tiền

- Bảo hiểm lòng trung thành

- Bảo hiểm đèn quảng cáo

- Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng

- Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhânBảo hiểm xe cơ giới

- Bảo hiểm vật chất xe ô tô

- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe

cơ giới

Bảo hiểm hàng hải

- Bảo hiểm tàu biển

- Bảo hiểm tàu ven biển, tàu sông, tàu cá

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và vậnchuyển nội địa

Bảo hiểm kỹ thuật

- Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt

- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc

- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh do đổ vỡ máymóc

- Bảo hiểm thiết bị điện tử

- Bảo hiểm mồi hơi

- Bảo hiểm hư hỏng hàng hóa trong kho lạnh

Bảo hiểm trách nhiệm

- Bảo hiểm trách nhiệm chung (trách nhiệm côngcộng)

- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệpBảo hiểm hàng không

- Bảo hiểm thân máy bay, hành khách, hành lý,phi hành đoàn

- Bảo hiểm trách nhiệm hàng khôngBảo hiểm hộ gia đình

Bảo hiểm cháy nổ

Trang 28

CÔNG TY CP BẢO HIỂM TOÀN CẦU

TRỤ

SỞ CHÍNH

HỘI SỞ PHÍABẮC

Bộ phận NV Hàng hải

Bộ phận NV Phi Hàng hảiBan TSKT

Ban Tái bảo hiểm

Bộ phận NV Phi Hàng hảiBan Tài chính - Kế toán

Ban Tài chính - Kế toán

Ban Kiểm tra nội bộ

Chi nhánh các khu vực phía Nam ( Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai…)

Chi nhánh các khu vực phía Bắc ( Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…)

- Miền Bắc: Hội sở phía Bắc, chi nhánh Tây Bắc, chi nhánh Hải Phòng, chinhánh Quảng Ninh với 31 phòng kinh doanh bảo hiểm

- Miền Trung và Tây Nguyên: chi nhánh Bắc miền Trung, chi nhánh ĐàNẵng, chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh ĐăkLăk, chi nhánh Thừa Thiên Huế, chinhánh Bình Định, chi nhánh Gia Lai với 11 phòng kinh doanh bảo hiểm

- Miền Nam: chi nhánh Đồng Nai, chi nhánh Cần Thơ, chi nhánh BìnhDương, chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu với 13 phòng kinh doanh bảo hiểm

6 Những thế mạnh của công ty :

Mặc dù công ty mới thành lập cũng chưa lâu nhưng công ty cũng có nhữngthế mạnh riêng của mình:

Trang 29

- Ban lãnh đạo GIC là những cán bộ có bề dày kinh nghiệm, công tác lâunăm trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ, có mối quan hệ rộng với các ban ngànhquản lý Nhà nước và các khách hàng lớn.

- Sự hợp tác chiến lược giữa GIC và ERGO- một trong những tập đoàn bảohiểm lớn nhất Châu Âu vào tháng 3/2011 đã mang lại cho GIC cơ hội nâng cao hơnnữa chất lượng sản phẩm và dịch vụ đến với khách hàng

- Mạng lưới hoạt động trải dài gần 60 tỉnh thành trên toàn quốc với hơn 500cán bộ nhân viên có năng lực chuyên môn cao, GIC đã và đang phục vụ hơn 30.000khách hàng doanh nghiệp và trên 1.000.000 khách hàng cá nhân

II Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại GIC

1 Công tác triển khai và tình hình phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới

Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của Công ty Bảo hiểm toàn cầu GIC đượctriển khai ngay từ khi bắt đầu thành lập Do GIC là một công ty bảo hiểm phi nhânthọ nên không thể thiếu được nghiệp vụ này Song công ty ra đời khá muộn so vớicác công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn khác như Bảo Việt, Pjico, Bảo Minh,…nên

để có được chỗ đứng trên thị trường bảo hiểm đang ngày càng cạnh tranh khốc liệtnhư hiện nay thì cần phải tích cực phát triển thị trường, biết tận dụng cũng như khaithác những khu vực thị trường mà những công ty khác chưa nhắm tới

Hiện nay công ty Bảo hiểm Toàn cầu đang triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe

cơ giới với loại hình bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đốivới người thứ ba và bảo hiểm vật chất xe ô tô

Để đánh giá được tình hình phát triển của công ty thì ta cần phải xem xétthông qua doanh thu ở bảng sau:

Trang 30

Bảng 1.1 Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm toàn cầu giai

đoạn 2008-2012

(trđ)

Tốc độ tăng trưởngTuyệt đối

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh GIC

Doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được thể hiện qua bảng 1.1

Ta dễ dàng thấy giá trị tuyệt đối của doanh thu thì tăng dần qua các năm, song tốc

độ tăng trưởng tuyệt đối thì không tăng đều như vậy

Từ năm 2008 đến năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng tuyệt đối tăng nhưng tốc

độ tăng trưởng tương đối lại giảm dần Sở dĩ như vậy là do:

- Do công ty mới thành lập không lâu nên chú trọng phát triển thị trường,nên doanh thu năm nào cũng tăng

- Công ty tăng cường hoạt động marketing cũng như mở rộng mạng lướibán hàng của mình

- Song do năm 2007 khi công ty mới thành lập còn non trẻ lại gặp phảikhủng hoảng nên những năm về sau bị ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế dẫn đến tốc

độ tăng trưởng tương đối bị giảm dần, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối tăng cũng khôngnhiều

- Công ty mới thành lập, thị phần chưa lớn, chưa có nhiều kinh nghiệmcũng như thông tin thống kê qua nhiều năm nên việc khai thác cũng gặp nhiều khókhăn hơn, phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm khác

đã thành lập lâu năm cũng như mới thành lập

Đến năm 2012 thì có doanh thu lớn nhất là 156.708,39 triệu đồng, vẫn trên

đà tiếp tục tăng của doanh thu Đồng thời, đạt tốc độ tăng trưởng tuyệt đối lớn nhất

là 32.906,77 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng tương đối cũng tăng lên là 26,58%

Trang 31

Có được thành quả này thì công ty đã phải nỗ lực rất nhiều cũng với sự phục hồicủa nền kinh tế và sự ngày càng phát triển lớn mạnh của ngành bảo hiểm

Ngoài ra, còn có thêm bảng tỷ lệ của doanh thu phí của bảo hiểm xe cơ giới

so với tổng doanh thu phí tất cả các loại hình bảo hiểm trong công ty như sau:

Bảng 1.2 Tỷ lệ doanh thu phí của bảo hiểm xe cơ giới so với tổng doanh thu

phí của toàn công ty

Đơn vị: triệu đồng

Doanh thu phí nghiệp

vụ bảo hiểm xe cơ giới 55.126,39 76.790,35 100.394,05 123.801,62 156.708,39Doanh thu phí toàn

công ty 245.810,17 279.703,41 390.722,97 501.399,40 525.600,86

Tỷ lệ của doanh thu phí

bảo hiểm xe cơ giới so

với tổng doanh thu

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh GIC

Dựa vào bảng này ta có thể đánh giá được vị trí của nghiệp vụ bảo hiểm xe

cơ giới trong số các nghiệp vụ của công ty Tỷ lệ của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giớichiếm tỷ trọng khá là lớn trong tổng số 9 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản của công

ty, luôn giữ ở mức trung bình khoảng 25% Đến năm 2012 đã tăng lên hơn 29%,chứng tỏ nghiệp vụ này trong công ty đang ngày càng tăng trưởng, cũng như chiếmmột vị trí quan trọng hơn, đóng góp một phần lớn vào doanh thu của toàn công ty

2 Công tác đề phòng tổn thất

Công tác này cũng là một công tác vô cùng quan trọng nhằm giúp giảmthiểu thiệt hại khi có tai nạn xảy ra Nếu có sự phòng tránh từ trước thì dù tai nạn cóxảy ra bất ngờ thì thiệt hại cũng không lớn Do GIC thành lập khá muộn, nên dựavào kinh nghiệm của các công ty đi trước, GIC đã xác định phải chú trọng vào côngtác đề phòng tổn thất

Từ trước khi khách hàng tham gia bảo hiểm thì GIC đã phải xác định vàđánh giá sơ bộ về rủi ro mà người tham gia bảo hiểm có thể gặp phải, để xác địnhrủi ro có thể tác động tới công ty Sau đó, khi đã chấp nhận bảo hiểm thì GIC tiếp

Trang 32

tục nhắc nhở khách hàng thực hiện các biện pháp cần thiết để đề phòng và hạn chếtổn thất xảy ra Để tiến hành công tác này được hiệu quả thì công ty đã áp dụng cácbiện pháp như:

- Phối hợp với các cơ quan chức năng làm thêm các biển báo, các đường lánhnạn, cũng như góp phần để tu sửa các đoạn đường xấu, xóa những điểm đen gây tainạn,…

- Tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về luậtgiao thông, hậu quả khi không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để cảnh báongười dân trước những hiểm họa mà họ có thể gặp phải cũng như nang cao ý thứccủa họ khi tham gia giao thông

- Thường xuyên thông báo nhắc nhở các biện pháp đề phòng tới khách hàng,đồng thời cũng cập nhật tình trạng xe, các thông tin liên quan để dễ dàng kiểm soátkhi có rủi ro xảy ra

3 Công tác giám định bồi thường.

Công tác giám định bồi thường là một khâu quan trọng thứ hai sau công táckhai thác trong quy trình của một nghiệp vụ bảo hiểm Nếu làm tốt công tác này thì

sẽ nâng cao được uy tín của công ty, từ đó thu hút được khách hàng tham gia bảohiểm Đồng thời, công tác giám định làm tốt thì sẽ đánh giá chính xác được thiệthại, giảm trục lợi và tiền bồi thường không đáng có

Với phương châm nâng cao uy tín cũng như mở rộng mạng lưới phục vụ tốttới từng khách hàng của công ty, nên quy trình giám định bồi thường của công tycũng đảm bảo giải quyết nhanh chóng, thuận tiện và chính xác cho khách hàng nhất

có thể Có thể thấy được tình hình chi bồi thường của công ty qua bảng sau:

Trang 33

Bảng 1.3 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty Bảo hiểm

Toàn cầu qua các năm

Năm

Chi bồithường(trđ)

Tốc độ tăng

Tỷ lệ bồi thường

(%)

Tuyệt đối(trđ) Tương đối (%)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh GIC

Cũng như doanh thu thì số tiền chi trả bồi thường cho bảo hiểm xe cơ giớicủa công ty cũng tăng dần qua các năm Vào năm 2008,2009 thì tình hình cho bồithường khá bình ổn (xấp xỉ 40%) Song số tiền chi bồi thường thì có xu hướng tăngdần qua các năm Đồng thời, tỷ lệ bồi thường cũng tăng dần Đặc biệt, đến năm

2012 thì số tiền bồi thường tăng lên đến 84.957,23 triệu đồng, với tỷ lệ bồi thườnglên đến 54,21% Tỷ lệ bồi thường này chiếm tỷ trọng khá lớn so với doanh thu thuđược Đây là một dấu hiệu không tốt đối với hoạt động kinh doanh của công ty.Điều này đòi hỏi công ty phải xem xét lại cả quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểmcủa mình để tìm được nguyên nhân cũng như có hướng giải quyết hợp lý để giảm tỷ

lệ bồi thường, kinh doanh có hiệu quả

III Tình hình trục lợi bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại GIC giai đoạn 2008-2012.

1 Thực trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại GIC giai đoạn 2007-2012 1.1 Thực trạng

Lĩnh vực kinh doanh nào cũng có hai mặt của nó, thị trường càng phát triểnthì kèm theo nó là những vấn đề gian lận cũng đồng thời xảy ra với mức độ ngàycàng tăng và có phần tinh vi hơn trước Công ty Cổ phần Bảo hiểm toàn cầu cũngkhông phải là ngoại lệ

Bảng 1.4 Tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Toàn

cầu giai đoạn 2008-2012

Ngày đăng: 19/06/2014, 15:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm toàn cầu giai đoạn 2008-2012 - Thực trạng và giải pháp đối phó với tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm toàn cầu
Bảng 1.1. Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm toàn cầu giai đoạn 2008-2012 (Trang 26)
Bảng 1.2. Tỷ lệ doanh thu phí của bảo hiểm xe cơ giới so với tổng doanh thu phí của toàn công ty - Thực trạng và giải pháp đối phó với tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm toàn cầu
Bảng 1.2. Tỷ lệ doanh thu phí của bảo hiểm xe cơ giới so với tổng doanh thu phí của toàn công ty (Trang 27)
Bảng 1.3. Tình hình chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty Bảo hiểm Toàn cầu qua các năm - Thực trạng và giải pháp đối phó với tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm toàn cầu
Bảng 1.3. Tình hình chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty Bảo hiểm Toàn cầu qua các năm (Trang 29)
Bảng 1.6. Kết quả đạt được trong công tác ngăn chặn và xử lí trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại GIC giai đoạn 2008-2012 - Thực trạng và giải pháp đối phó với tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm toàn cầu
Bảng 1.6. Kết quả đạt được trong công tác ngăn chặn và xử lí trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại GIC giai đoạn 2008-2012 (Trang 42)
Bảng 1.7. Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại GIC trong trường hợp không phát hiện trục lợi - Thực trạng và giải pháp đối phó với tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm toàn cầu
Bảng 1.7. Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại GIC trong trường hợp không phát hiện trục lợi (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w